Chúa Nhật

Ngày 8/5: Thánh Victor (? – 303)

Là một quân binh tử đạo v́ không chịu dùng vũ khí.

 



CHÚA NHẬT LỄ HIỆN XUỐNG



BÀI ĐỌC I: Act 2:1-11

“Các vị được tràn đầy Chúa Thánh Thần và bắt đầu lên tiếng nói”
Bài trích sách Tông đồ Công vụ.

Khi đến ngày Lễ Ngũ Tuần, tất cả các môn đệ đều tề tựu một nơi bỗng từ trời phát ra tiếng động như tiếng gió mạnh thổi đến, lùa vào đầy nhà nơi họ đang sum họp. Lại có những lưỡi như thể bằng lửa xuất hiện và rải rác đậu trên từng người. Hết thảy mọi người đều được tràn đầy Chúa Thánh Thần, và bắt đầu nói tiếng khác nhau tùy theo Thánh Thần ban cho họ nói. Khi ấy, cư ngụ tại Giêrusalem, có những người Do Thái đạo đức từ khắp các nước dưới gầm trời tụ về. Nghe tiếng ấy phát ra th́ đoàn lũ tuôn đến, tâm trí bỡ ngỡ, v́ mỗi người đều nghe các môn đệ nói tiếng thổ âm của ḿnh. Mọi người đều sửng sốt và bỡ ngỡ nói rằng: “Nào tất cả những người đang nói đây không phải là người Galilê ư? Nhưng tại sao mỗi người chúng tôi lại nghe họ nói tiếng bản xứ của chúng tôi: Chúng tôi là người Parthi, Mêđi, Êlam, Mêsopotamia, Giuđêa, Cappađôcia, Pontô, Tiểu Á, Phrygia, Pamphylia, Ai Cập, Lybia, cận Cyrênê, và người Rôma cư ngụ ở đây, là Do Thái và ṭng giáo, là người Crêta và Árập, chúng tôi đều nghe họ nói tiếng của chúng tôi, mà ca tụng những kỳ công của Thiên Chúa!” Mọi người đều sửng sốt bỡ ngỡ nói với nhau rằng: “Thế này nghĩa là ǵ?” Nhưng lại có người khác nhạo báng rằng: “Họ đầy rượu rồi.”

Lời của Chúa.


Đáp Ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)

Lạy Chúa, xin sai Thánh Thần Chúa đến, và xin canh tân bộ mặt trái đất.

1.      Linh hồn tôi ơi, hăy chúc tụng Chúa , lạy Chúa là Thiên Chúa của tôi, Ngài quá ư vĩ đại! Lạy Chúa, thực nhiều thay công cuộc của Ngài! Địa cầu đầy dẫy loài thụ tạo của Ngài.

2.      Ngài rút hơi thở chúng đi, chúng chết ngay và chúng trở về chỗ tro bụi của ḿnh. Nếu Ngài gởi hơi thở tới, chúng được tạo thành, và Ngài canh tân bộ mặt trái đất.

3.      Nguyện vinh quang Chúa c̣n tới muôn đời, nguyện cho Chúa hân hoan v́ công cuộc của Chúa. Ước chi tiếng nói của tôi làm cho Chúa được vui, phần tôi, tôi sẽ hân hoan trong Chúa.


BÀI ĐỌC II: 1 Cor 12:8b-7, 12-13

“Trong một Thánh Thần, tất cả chúng ta được thanh tẩy để làm nên một thân thể”
Bài trích thơ thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Côrintô.

Anh em thân mến, không ai có thể nói: “Đức Giêsu là Chúa” mà lại không do Thánh Thần. Vậy có nhiều thứ ân sủng, nhưng chỉ có một Thánh Thần. Có nhiều thứ chức vụ, nhưng chỉ có một Chúa. Có nhiều thứ công việc, nhưng chỉ có một Thiên Chúa là Đấng làm mọi sự mọi trong người. Sự xuất hiện của Thánh Thần được ban cho từng người, tùy theo lợi ích. Cũng như chỉ có một thân thể, nhưng có nhiều chi thể, mà các chi thể tuy nhiều, nhưng chỉ là một nhân thể, th́ Chúa Kitô cũng vậy. V́ chưng trong một Thánh Thần, tất cả chúng ta được thanh tẩy để làm nên một thân thể, cho dù là Do Thái hay dân ngoại, nô lệ hay tự do: tất cả chúng ta đă uống trong một Thánh Thần.

Lời của Chúa.

CA TIẾP LÊN

Lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài ngự đến, và tự trời tỏa ánh quang minh của Ngài ra! Lạy Cha kẻ cơ bần, xin Ngài ngự đến, Đấng ban ân huệ, Đấng soi sáng tâm hồn, xin ngự đến. Lạy Đấng an ủi tuyệt vời, là khách trọ hiền lương của tâm hồn, là Đấng ủy lạo dịu dàng. Chúa là sự nghỉ ngơi trong cảnh lầm than, là niềm an ủi trong lúc lệ rơi. Ôi sự sáng chứa chan hồng phúc, xin chiếu soi tràn ngập tâm hồn tín hữu của Ngài. Nếu không có Chúa trợ phù, trong con người c̣n chi thanh khiết, không c̣n chi vô tội. Xin Chúa rửa sạch điều nhơ bẩn, tưới gội chỗ khô khan, và chữa cho lành nơi thương tích. Xin uốn nắn điều cứng cỏi, sưởi ấm chỗ lạnh lùng, chỉnh đốn lại chỗ trật đường. Xin Chúa ban cho các tín hữu, là những người tin cậy Chúa, được ơn bảy nguồn. Xin ban cho họ được huân nghiệp nhân đức, được hạnh phúc cứu độ và được hoan hỉ đời đời.

 

(Xin mời Cộng đoàn đứng)

Alleluia, alleluia. — Lạy Chúa Thánh Thần, xin xuống tràn ngập tâm hồn các tín hữu Chúa, và xin nhóm lửa t́nh yêu Chúa trong ḷng họ. — Alleluia.


PHÚC ÂM: Joan 20:19-23

“Như Cha đă sai Thầy, Thầy cũng sai các con: Các con hăy nhận lấy Thánh Thần”
Bài trích Phúc Âm theo Thánh Gioan.

Vào buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần, những cửa nhà các môn đệ họp đều đóng kín, v́ sợ người Do Thái, Chúa Giêsu hiện đến, đứng giữa các ông và nói rằng: “B́nh an cho các con”. Khi nói điều đó, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn Người. Bấy giờ các môn đệ vui mừng v́ xem thấy Chúa. Chúa Giêsu lại phán bảo các ông rằng: “B́nh an cho các con. Như Cha đă sai Thầy, Thầy cũng sai các con”. Nói thế rồi, Người thổi hơi và phán bảo các ông: Các con hăy nhận lấy Thánh Thần, các con tha tội cho ai, th́ tội người ấy được tha. Các con cầm tội ai, th́ tội người ấy bị cầm lại.”

Phúc Âm của Chúa.

 

SUY NIỆM LỜI CHÚA

 

VIỆC SAI CHÚA THÁNH THẦN XUỐNG

(Thánh giám mục Irenaues: the treatise against Heresies: Lib 3, 17, 1-3: S 34, 302-306)

Khi Chúa Kitô bảo các môn đệ hăy đi giảng dạy cho tất cả mọi dân nước và rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, là Người đă ban xuống cho các vị một thứ quyền năng có thể ban cho con người sự sống mới trong Thiên Chúa.

Người đă hứa qua các tiên tri rằng trong những ngày này Người sẽ tuôn đổ Thần Linh của Người xuống trên các tôi nam tớ nữ của Người, khiến cho họ nói lời ngôn sứ. Bởi thế mà khi Con Thiên Chúa trở thành Con Người th́ Thần Linh cũng xuống trên Người, nhờ đó thường trực ở với loài người, sống động trong con người và cư ngụ nơi tạo thành của Thiên Chúa. Thần Linh đă hoàn thành ư muốn của Chúa Cha nơi con người, thành phần đă trở thành già nua trong tội lỗi, và đă ban cho họ sự sống mới trong Chúa Kitô.

Thánh Luca viết rằng, sau khi Chúa Kitô lên trời, Thần Linh xuống trên các môn đệ trong Ngày Lễ Ngũ Tuần, bằng quyền năng mở cổng sự sống cho tất cả mọi dân nước cũng như để tỏ cho họ biết một giao ước mới. Nhờ đó con người của mọi ngôn ngữ mới có thể hợp nhau xướng ca chúc tụng Thiên Chúa, và các chi tộc bị phân tán, do Thần Linh qui tụ lại, mới có thể được hiến dâng lên Chúa Cha như những hoa trái đầu mùa của tất cả mọi dân nước.

Đó là lư do tại sao Chúa Kitô đă hứa sai Đấng Phù Trợ đến: Ngài đến để sửa dọn cho chúng ta trở nên như một của lễ dâng lên Thiên Chúa. Như một thứ bột khô, thứ bột không thể trở thành một khối bột, một ổ bánh, mà không cần ẩm ướt thế nào, chúng ta nhiều người cũng không thể trở nên một trong Chúa Giêsu Kitô mà không cần nước đổ xuống từ trời như thế. Và như một mảnh đất khô cằn không thể trổ sinh mùa màng trừ khi nó được ẩm ướt thế nào, chúng ta có lúc đă là một cây khô nước không thể sống và sinh hoa kết trái mà không nhận được nước mưa dồi dào từ trời đổ xuống như vậy. Nhờ phép rửa giải thoát chúng ta khỏi đổi thay và hư hoại, chúng ta đă trở nên một về thân thể; nhờ Thần Linh chúng ta đă trở nên một nơi linh hồn.

Thần Linh khôn ngoan và thâm hiểu, Thần Linh huấn dụ và sức mạnh, Thần Linh tri thức và kính sợ Thiên Chúa đă xuống trên Chúa Kitô, và Chúa Kitô lại ban Vị Thần Linh này cho Giáo Hội của Người, bằng việc sai Đấng Phù Trợ từ trời xuống trên toàn thể thế giới, xuống nơi mà, theo lời Người, cả ma qủi cũng bị loại trừ đi như một tia chớp.

Nếu chúng ta không muốn bị cằn cỗi và trở thành vô hiệu năng, chúng ta cần phải có sương sa của Thiên Chúa. V́ chúng ta gặp phải thành phần cáo buộc chúng ta, chúng ta mới cần đến một Đấng Phù Trợ. Bởi thế, v́ ḷng thương con người bị rơi vào tay những tên lộ phỉ, ra tay băng bó những thương tích của họ, rồi trao cho họ hai đồng bạc cắc mang h́nh ảnh vương giả, Chúa Kitô đă ban cho họ Thánh Linh. Giờ đây, nhờ Vị Thần Linh này, h́nh ảnh và dấu ấn của Cha và Con đă được trả lại cho chúng ta, và phận sự của chúng ta là sử dụng đồng bạc cắc đă được trao phó cho chúng ta coi sóc để sinh lợi dồi dào cho Chúa Kitô.

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ The Office of Readings, Saint Paul Editions, 1983, trang 647-648)

 

“Các Con Hăy Nhận Lấy Thánh Linh”

 

Thánh Thần: Mạch Nước vọt lên Sự Sống

 

Phụng Niên của Giáo Hội có thể được chia làm ba phần: phần nhất về Mầu Nhiệm Chúa Kitô Sự Sống Tỏ Hiện, bao gồm Mùa Vọng, Mùa Giáng Sinh và Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh, từ Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Vọng tới Ngày Thứ Ba áp Lễ Tro; phần hai về Mầu Nhiệm Chúa Kitô Sự Sống Thông Ban, bao gồm Mùa Chay, Tuần Thánh và Mùa Phục Sinh, từ Thứ Tư Lễ Tro tới hết Tuần VII Phục Sinh; và phần ba về Mầu Nhiệm Chúa Kitô Sự Sống Tái Sinh, bao gồm toàn Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh, từ Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống đến hết Tuần Lễ Chúa Kitô Vua. Hôm nay là Chúa Nhật Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, mở màn cho Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh, một Thời Đoạn Phụng Vụ theo chủ đề Chúa Kitô Sự Sống Tái Sinh. Thật vậy, sau Mùa Phục Sinh, Thời Đoạn Phụng Vụ 7 tuần lễ theo chủ đề “Thày là sự sống lại (3 tuần đầu) và là sự sống (4 tuần cuối)”, Phụng Vụ tiến sang Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh với chủ đề Chúa Kitô Sự Sống Tái Sinh là hợp t́nh hợp lư lắm vậy. Phải chăng đó là lư do, “Chúa Thánh Thần là Đấng ban sự sống” đă được Giáo Hội trọng kính để mở đầu cho Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh?

 

Ở bài đọc một của Lễ Vọng Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, Giáo Hội cũng đă chọn bài Sách Tiên Tri Êzêkiên (là một trong 4 bài đọc 1 có thể tùy nghi sử dụng) về đoạn xương khô hồi sinh: “Vậy Chúa là Thiên Chúa phán: ‘Hỡi thần linh, hăy từ bốn hướng gió mà thổi đến, và hăy thở hơi vào những tử thi bị sát hại này để chúng được hồi sinh. Tôi đă nói lên lời ngôn sứ như Ngài đă bảo tôi, và thần linh đă nhập vào chúng; chúng hồi sinh và thẳng đứng như một đạo binh hùng hậu”. Trong bài Phúc Âm cũng của Lễ Vọng, Chúa Giêsu đă khẳng định về thành phần tin vào Người sẽ được Thánh Thần ban cho sự sống, khi phán: “Ai khao khát hăy đến với Tôi; ai tin vào Tôi th́ hăy uống. Sách Thánh đă viết: ‘các gịng sông chảy nước hằng sống sẽ tuôn ra từ nơi họ’”. Thánh Kư Gioan, ngay sau câu Phúc Âm này đă mở ngoặc giải thích “nước hằng sống” đây là Chúa Thánh Thần như sau: (Ở đây Người có ư nói về Thần Linh, Đấng được ban cho những ai tin vào Người…)”. Vị Tông Đồ Dân Ngoại, trong bài đọc 2 của chính Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống cũng hiểu “nước hằng sống” đây là Chúa Thánh Thần, khi viết bức thư thứ nhất gửi cho Giáo Đoàn Côrintô thế này: “Tất cả chúng ta đều được ban cho một Thần Linh duy nhất để uống”. Trong bài Phúc Âm cũng của chính Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, Chúa Kitô Phục Sinh cũng đă thở hơi trên các Tông Đồ để các vị được lănh nhận “Thánh Thần”, một Thánh Thần làm cho chính các vị được hồi sinh, nhờ đó, các vị có đủ khả năng để tái sinh tâm linh con người bằng quyền năng tha tội của các vị.

 

Đúng thế, Chúa Kitô Phục Sinh đă tái sinh các tông đồ vào buổi tối ngày thứ nhất sau khi Người sống lại từ trong kẻ chết, bằng việc thở hơi sống trên các vị, thành phần đầu tiên được Chúa Kitô Phục Sinh “làm phép rửa trong Thánh Linh” (Jn 1:33), phép rửa của một cuộc “tái sinh từ trên cao” (Jn 3:3). Tuy nhiên, dù đă được tái sinh từ trên cao, các tông đồ cũng chưa tiến đến mức tràn đầy Thánh Linh, để có thể thi hành quyền năng tha tội theo bí tích được Chúa Kitô Phục Sinh ủy thác cho các vị trong việc cải tử hoàn sinh các linh hồn. Phải chăng đó là lư do, trong Phúc Âm Thánh Luca, Chúa Kitô Phục Sinh đă căn dặn các vị trước khi về trời là “Các con hăy lưu lại trong thành này cho tới khi các con được mặc lấy quyền lực từ trên cao” (Lk 24:49)? Thời gian các vị “lưu lại” trong thành Giêrusalem, tức chưa lên đường loan truyền Tin Mừng Sự Sống, là thời gian các vị lớn lên trong Thánh Thần, cho đến khi các vị thực sự được tràn đầy Thánh Thần trong Ngày Lễ Ngũ Tuần, khi Thánh Thần Hiện Xuống qua cuộc thần hiển với hiện tượng gió từ trời thổi mạnh ùa vào nhà và các lưỡi như lửa đậu trên đầu mỗi vị, theo Sách Tông Vụ thuật lại trong bài đọc một của chính Lễ Hiện Xuống hôm nay.

 

Thánh Thần: Quyền Lực Từ Trên Cao

 

Lời đă hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta” (Jn 1:14) âm thầm trong đêm giáng sinh hẻo lánh ở đồng quê Bêlem thế nào, th́, trái lại, Thánh Thần Hiện Xuống lại mănh liệt vào ngay giữa ban ngày như vậy. Sách Tông Vụ thuật lại rằng: “Vào Ngày Lễ Ngũ Tuần, anh em họp nhau lại một chỗ. Th́nh ĺnh từ trời có tiếng động như một cơn gió thổi mạnh lùa vào đầy nhà nơi họ đang ngồi”. Quả thật, đúng như lời Chúa Kitô Phục Sinh đă căn dặn các tông đồ, các vị đă “được mặc lấy quyền năng từ trên cao”, một quyền năng được thần hiển qua một “cơn gió thổi mạnh từ trời”. “Quyền Năng Từ Trên Cao” là Chúa Thánh Thần mà các tông đồ được “mặc lấy” trong Ngày Lễ Ngũ Tuần đây, thật ra, cũng chính là “Quyền Năng Đấng Tối Cao bao trùm” (Lk 1:35) Trinh Nữ Maria trong Ngày Truyền Tin Lời Nhập Thể. Nếu trong Ngày Truyền Tin, “Quyền Năng Đấng Tối Cao” đă làm cho Trinh Nữ Maria có khả năng siêu việt trong việc thụ thai Lời Nhập Thể thế nào, th́ trong Ngày Lễ Ngũ Tuần, “Quyền Năng Từ Trên Cao” cũng đă làm cho các vị tông đồ có khả năng tái sinh Chúa Kitô Phục Sinh nơi các linh hồn như vậy. Sách Tông Vụ thuật lại Bài Giảng Tiên Khởi của Tông Đồ Phêrô, đại diện Tông Đồ Đoàn và cùng với Tông Đồ Đoàn, đă làm cho “khoảng 3 ngàn người” trở lại (x. Acts 2:41).

 

Nếu “Lời đă hóa thành nhục thể” (Jn 1:14) để “cho chiên được sự sống và là một sự sống viên măn” (Jn 10:10), th́ Người quả thực đă làm cho các tông đồ “được sự sống” khi Người thở hơi trên các vị sau khi Người sống lại từ trong kẻ chết, và Người cũng đă làm cho các vị được “sự sống viên măn hơn”, khi các vị “được mặc lấy quyền lực từ trên cao” là Chúa Thánh Thần trong Ngày Lễ Ngũ Tuần, một quyền lực được tiêu biểu nơi một luồng gió mạnh từ trời thổi vào đầy nhà. Và “sự sống viên măn hơn” nơi các tông đồ đây được tỏ lộ nơi dấu hiệu cái lưỡi như thể ngọn lửa đậu trên đầu từng vị trong Ngày Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, một dấu hiệu (lưỡi là để nói năng phát biểu và lửa là để soi sáng thiêu đốt) tiêu biểu cho thấy các vị được tràn đầy Thánh Linh, Đấng ban sự sống, đến nỗi các vị có khả năng sinh sản thiêng liêng, có khả năng truyền đạt “tất cả sự thật” (Jn 16:13), truyền đạt Đấng là “Sự Thật” (Jn 14:6), tức có khả năng làm chứng cho Chúa Kitô và làm cho thế gian nhờ đó có thể nhận biết Người, đúng như thứ tự lời Người đă tiên báo cho các vị trước khi về trời: “Các con sẽ nhận được quyền năng khi Thánh Thần xuống trên các con; rồi các con phải là những chứng nhân của Thày ở Giêrusalem, khắp Giuđêa và Samaria, cho đến tận cùng trái đất” (Acts 1:8).

 

Sách Tông Vụ có thể nói là Phúc Âm về Chúa Thánh Thần, v́ bản văn này ghi nhận tất cả những ǵ Ngài đă làm qua thành phần chứng nhân tiên khởi, cách riêng qua Vị Tông Đồ Dân Ngoại Phaolô, đúng như lời Chúa Kitô Phục Sinh trước khi về trời phán trên đây. Theo Sách Tông Vụ, từ sau Bài Giảng Tiên Khởi (2:14-36) đến hết đoạn 9, tức đến trước biến cố gia đ́nh Cornêliô dân ngoại đầu tiên trở lại, thành phần chứng nhân tiên khởi là Nhóm 12 Tông Đồ nói riêng và Cộng Đồng Giáo Hội tiên khởi nói chung quả thực đă “là những chứng nhân của Thày ở Giêrusalem, khắp Giuđêa và Samaria”. Sách Tông Vụ đă tóm lại giai đoạn đầu bao gồm khoảng địa dư này như sau: “Giáo Hội được yên hàn ở khắp cả miền Giuđêa, Galilêa và Samaria” (9:31). Từ đoạn 10 đến hết 14 là phần chuyển tiếp, với cuộc truyền giáo tiên khởi của cặp tông đồ Phaolô và Barnabê ở Antiôkia, và sau đó là biến cố Công Đồng Chung Giêrusalem (15:1-29). Thế rồi, Sách Tông Vụ tiếp tục cho thấy “quyền năng” của Chúa Thánh Thần hoạt động qua thành phần môn đệ chứng nhân của Chúa Kitô “cho đến tận cùng trái đất”, với những cuộc truyền giáo của riêng Thánh Phaolô (từ đoạn 16 tới hết đoạn 28, kết Sách Tông Vụ), những cuộc truyền giáo được kết thúc bằng lời tuyên bố của Vị Tông Đồ Dân Ngoại với Cộng Đồng Do Thái ở Rôma như sau: “Giờ đây anh em phải nhận biết rằng ơn Thiên Chúa cứu độ này đă được truyền đạt cho Các Dân Ngoại, thành phần sẽ đón nhận ơn này” (Acts 28:28).

 

Ngay trong bài đọc một hôm nay, Sách Tông Vụ cũng đă tŕnh thuật cho thấy sự việc làm chứng đầu tiên ở Giêrusalem và tác dụng lạ lùng của lưỡi lửa đậu trên đầu của thành phần chứng nhân tiên khởi khi các vị “được mặc lấy quyền lực từ trên cao” như sau: “Ở Giêrusalem bấy giờ là những người Do Thái sùng đạo từ khắp các quốc gia trên thế giới đổ về. Họ đă nghe thấy tiếng động nên tụ họp lại thành một đám rất đông… Tất cả sự việc xẩy ra làm họ hết sức ngỡ ngàng. Họ bàng hoàng thắc mắc: ‘Không phải tất cả những người này là người Galilêa hay sao, Vậy mà mỗi người chúng ta lại nghe thấy họ nói tiếng thổ âm của chúng ta?’”. Chính v́ được Thánh Thần là “Quyền Lực từ trên cao” nung nấu bên trong đến bốc lửa nhiệt thành đến lợi khẩu trên đầu rơ ràng như thế mà thành phần chứng nhân tiên khởi không thể nào ngồi yên mà không rao giảng, mà không làm chứng cho những ǵ ḿnh đă chứng kiến hay chứng dự, bất chấp mọi chống đối và bách hại, như trong trường hợp hai tông đồ Phêrô và Gioan trước Hội Đồng Do Thái: “Chúng tôi không thể không nói về những ǵ chúng tôi đă nghe và đă thấy” (Acts 4:20).

 

Vấn đề thực hành sống đạo:

 

Kitô hữu chúng ta đă được “sự sống” khi lănh nhận Bí Tích Rửa Tội, tức đă được “tái sinh bởi nước và Thần Linh” (Jn 3:5). Và chúng ta cũng đă được “sự sống viên măn hơn” khi “mặc lấy quyền lực từ trên cao”, qua việc lănh nhận Bí Tích Thêm Sức. Thế nhưng, “sự sống và là sự sống viên măn hơn” này nơi Bí Tích Rửa Tội và Thêm Sức chúng ta đă lănh nhận có làm cho chúng ta thực sự trở thành những môn đệ đích thực của Chúa Giêsu Lời Nhập Thể, nhất là trở thành những chứng nhân sống động cho Chúa Kitô Phục Sinh hay chăng? Nếu thành phần môn đệ chứng nhân chúng ta chưa có khả năng làm mẹ thiêng liêng để hạ sinh Chúa Kitô nơi các linh hồn, tức chưa có khả năng để làm cho Chúa Kitô được thế gian nhận biết và yêu mến qua cuộc sống đạo của chúng ta, phải chăng chính là v́ chúng ta chưa hoàn toàn là một trinh nữ, một trinh nữ như Đức Maria ở Nazarét, một Đệ Nhất Trinh Nữ “bởi Thánh Linh” (Mt 1:20) đă thực sự thụ thai Lời Nhập Thể, ở chỗ: siêu thoát - “không biết đến nam nhân” (Lk 1:34), và thần hiệp - “xin vâng” (Lk 1:38)?

 

 (Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL)

 

 

 

 

THÁNH THẦN

VỊ KHẢI ĐẠO KHÔN NGOAN

 

Trần Mỹ Duyệt

 

 

Một điều mà có lẽ rất nhiều người trong chúng ta cảm nhận được, là con người ngày nay mặc dù cuộc sống văn minh hơn, tiện nghi và đầy đủ hơn nhưng cũng tỏ lộ sự hốt hoảng, lo lắng và sợ hăi hơn so với cuộc sống của nhân loại vào những thời điểm xa xưa. Để tự trấn an ḿnh, người ta đă bào chế hàng chục loại thuốc an thần. Người ta phải dùng đến lá bùa bảo hiểm, v́ cho rằng bảo hiểm tức là bảo đảm. Đi đâu và làm ǵ cũng nơm nớp lo lắng và sợ hăi. Con người như đánh mất đi và không c̣n tự tin nơi chính ḿnh, hoặc đối với những người thân yêu của ḿnh. Hiện tượng này từng đưa đến những cái chết oan uổng của nhiều người v́ bị giết oan, bị chết oan, hay chết v́ chán nản, v́ hoang mang sợ hăi.

 

T́nh trạng mất quân b́nh và hốt hoảng trên nẩy sinh nhu cầu hướng đạo hay khải đạo, và v́ thế mỗi năm riêng nước Hoa Kỳ có tới hàng ngàn tiến sĩ tâm lư ra trường. Họ là những người mang thiên chức phân tích, trị liệu và hóa giải những uẩn khúc và khó khăn liên quan đến đời sống tâm lư, t́nh cảm của chúng ta. Họ là những  người có khả năng cấu trúc, định hướng và phân tích khả năng suy tư, khả năng trí tuệ, cũng như khả năng nghề nghiệp. Ngoài ra, họ c̣n giúp t́m hiểu những khó khăn trong đời sống gia đ́nh, hôn nhân, và giáo dục, xă hội. Tóm lại, khi có những vấn đề làm cho con người cảm thấy u uẩn, nhức nhối, và trăn trở từng ảnh hưởng đến tâm lư, thể lư, sinh lư, lúc đó họ cần đến các nhà tâm lư.

 

Ngoài những nhà tâm lư trên là những người xuất thân từ các đại học và trải qua nhiều năm tháng học hỏi, nghiên cứu về tâm lư và sự chuẩn đoán, trị liệu tâm lư, chúng ta vẫn thấy xuất hiện một số người tự xưng là tướng số, tử vi hoặc những ông bà thầy bói cũng nói về hậu vận, về tương lai, về t́nh duyên, về gia đạo. Nhiều người c̣n cho ḿnh có phép thần thông cầu cơ, gọi hồn cũng không ngoài mục đích khoả lấp sự ṭ ṃ t́m hiểu về tương lai của tâm lư chung con người. Tất cả những cái đó đều nói lên một điều rất hiển nhiên là con người thật sự không thể làm chủ được ḿnh và cũng không nắm bắt được tương lai của ḿnh. Cuộc sống con người dưới một cái nh́n nào đó vẫn mang sắc thái hoang mang và vô định.

 

Nhiều lần tôi qú một ḿnh trước nhà tạm trong những thánh đường nguy nga rộng lớn, tôi nh́n quanh và thấy trống vắng. Một bầu khí thinh lặng như hoang sơ bao phủ. Tôi chợt nghĩ, nếu con người muốn t́m một nhà tâm lư hay một người đoán biết về tương lai của ḿnh th́ c̣n ai hơn Thiên Chúa. Ngài đang có mặt tại đây, và nhà Ngài, văn pḥng Ngài luôn mở cửa. Hơn thế nữa, dịch vụ của Ngài hoàn toàn miễn phí. Và cái cảm nghĩ này khiến tôi rất đau ḷng, v́ thực tế, người ta chẳng thà t́m đến các nhà tâm lư, dĩ chí đến mấy ông bà thầy bói chứ không muốn đến t́m hiểu, lắng nghe và nhận lănh sự hướng dẫn từ nơi Thiên Chúa. Theo tôi, đây là một sự lầm lẫn rất lớn lao của con người và của những ai không tin nhận t́nh thương và quyền năng của Thiên Chúa. Tôi đă có dịp đề cập tới tâm lư này trong kỳ phát thanh trước khi nhắc lại lời nói của một bác sĩ tâm thần. Oâng này khi thấy một bệnh nhân đă tỏ ra sửng sốt hỏi ông v́ thấy trên bàn làm việc của ông có cuốn Thánh Kinh: “Bác sĩ mà cũng tin và đọc sách này sao”? Và ông đă trả lời người bệnh ấy rằng: “Nếu ai cũng tin và đọc sách này th́ những bác sĩ tâm thần sẽ bị thất nghiệp”. Và hôm nay lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, trong Ca Tiếp Liên Giáo Hội đă hát lên ca tụng vị Thầy Tâm Lư Siêu Việt này như sau: “Lậy Đấng an ủi tuyệt vời, là khách trọ hiền lương của tâm hồn, là Đấng ủy lạo dịu dàng. Chúa là sự nghỉ ngơi trong cảnh lầm than, là niềm an ủi trong lúc lệ rơi”.

 

Nhưng như tôi vừa tŕnh bày, con người vẫn có khuynh hướng ṭ ṃ t́m kiếm và giải tỏa về tương lai của ḿnh chứ không muốn đối diện với sự thật về ḿnh, sự thật về cuộc đời ḿnh. Đó là cái cản trở duy nhất để con người được b́nh an và sống hạnh phúc. V́ chắc chắn là sẽ không có một ai biết rơ ràng về tương lại của ḿnh hay của người khác. Nhưng giả thiết là nếu có người biết được tương lai của ḿnh hay của người khác th́ sao? Liệu người ấy có khả năng xoay chuyển hay đổi biến được nó không? Tôi tin là không, v́ không ai có khả năng ấy ngoài Thiên Chúa. Do đó, Lễ Hiện Xuống nhắc nhở ta rằng công tŕnh sáng tạo đă được hoàn chỉnh do Chúa Cha. Nhân loại đă được cuộc chuộc do Chúa Con, nay trao lại cho Chúa Thánh Thần để thánh hóa và làm cho trổ sinh những hoa trái tâm linh. Cũng chính v́ thế, khi chịu phép Thêm Sức, Đức Giám Mục vừa xức dầu Thánh Hiến, vừa nói với ứng viên: “Hăy mặc lấy Chúa Thánh Thần”. Do đó, ư nghĩa của lễ hiện xuống đối với mỗi tâm hồn đến từ sự lănh nhận nơi Thiên Chúa ánh sáng soi tâm hồn, sức mạnh và t́nh yêu là những tượng trưng cho Thánh Thần là lửa, nước, và gió, để thăng hoa cuộc sống, t́m về chân thiện mỹ, và để sống an vui, thánh ân. V́ hoa trái của ân sủng là b́nh an. C̣n việc con người hoang mang, lo lắng, sợ hăi về tương lai chính là v́ con người đă muốn làm chủ cuộc sống ḿnh theo ư muốn riêng của ḿnh, không muốn tin nhận Thiên Chúa. Tiếng nói của Thượng Trí, tiếng nói của Thánh Thần đang ở trong ta và trong lời hằng sống qua Thánh Kinh vậy.

  

Tóm lại, Thiên Chúa xưa trong Cựu Ước đă nói với con người qua các tiên tri, và ngày nay trong Tân Ước qua Thánh Kinh, nhưng Đấng soi dọi, ban cho ơn thông hiểu lại là Thánh Thần, Thần Chân Lư Cha sai xuống nhân danh Đức Kitô. Đối với các Kitô hữu, sự tiếp đón Ngài trong cuộc sống chính là tiếp đón nguồn ơn an ủi và sự hiểu biết, sức mạnh từ Chúa Cha và Chúa Con, tiếp đón một vị Khải Đạo Khôn Ngoan. Và chúng ta hăy cầu nguyện để mọi người được tràn đầy Thánh Thần không những hôm nay mà mọi ngày trong cuộc sống, để chúng ta sống an vui, b́nh an, và thánh thiện trong Chúa. Can đảm chấp nhận cuộc đời, và biết thánh hóa những vất vả, khó nhọc bằng ngọn lửa Thánh Linh.

 

THÁNH THẦN T̀NH YÊU

Trần Mỹ Duyệt

Chúa Giêsu đă nói tất cả, đă chỉ dẫn tất cả, và đă để lại cho Giáo Hội kho tàng ơn Cứu Độ sau cuộc thương khó và phục sinh của Ngài. Và khi sứ mạng cứu thế hoàn tất, Ngài đă về trời ngự bên hữu Chúa Cha. Nhưng phần các Tông Đồ và Kitô hữu chúng ta th́ vẫn c̣n phải ở lại và sống với cuộc sống trần gian của ḿnh. Sống để chứng minh t́nh yêu ḿnh đối với Thiên Chúa. Và sống để làm chứng cho t́nh yêu Thiên Chúa.

Nhưng cũng như một số môn đệ, nhiều Kitô hữu chúng ta hôm nay nay cũng vẫn không hiểu và vẫn chưa hoàn toàn tin tưởng. Thánh kư Mathêu ghi lại những giờ phút chót trước khi Chúa Giêsu được đưa lên trời mà một số trong các môn đệ vẫn c̣n chưa tin: “Khi thấy Ngài, các ông thờ lậy Ngài, nhưng có ít kẻ c̣n hoài nghi” (Mt 28:17). Và đó là lư do tại sao Chúa Thánh Thần đă có mặt trong đời sống của Giáo Hội và mỗi Kitô hữu chúng ta.

 

Tất cả kho tàng mặc khải và những hành động của Chúa Cứu Thế khi c̣n tại thế là những mầu nhiệm và việc làm quá lớn lao, cao cả và siêu vượt đối với trí khôn nhân loại. Do đó, con người không thể hiểu nổi t́nh yêu Thiên Chúa như thế nào trong những biến cố, lời giảng dậy và những hành động của Đức Kitô, và v́ thế, Ngài phải xin Chúa Cha sai Thánh Thần xuống với các Tông Đồ, môn đệ và mỗi Kitô hữu chúng ta. V́ Chúa Thánh Thần là một phó bản, một sao bản của Chúa Con. Ngài sẽ diễn nghĩa đầy đủ những ǵ Chúa Giêsu đă nói, đă làm khi c̣n ở dương thế. Ngài sẽ đưa Giáo Hội và mỗi Kitô hữu chúng ta đi vào, và khám phá ra những kho tàng vô giá của t́nh yêu Thiên Chúa.

 

Một trong những điều mà Chúa Thánh Thần làm, là thông ban t́nh yêu của Ngài cho nhân loại, v́ Ngài là Thiên Chúa T́nh Yêu phát xuất từ Ngôi Cha và Ngôi Con. Hơn bao giờ hết, nhân loại, Giáo Hội và mỗi Kitô hữu chúng ta đang cần tặng ân này. V́ tất cả những ǵ Chúa Giêsu đă làm chỉ chứng minh và nói lên một điều là Thiên Chúa yêu thương con người. Và nhiệm vụ cần thiết nhất, quan trọng nhất là làm sao mỗi người chúng ta khám phá ra được t́nh yêu ấy trong cuộc đời ḿnh, và sống với t́nh yêu ấy. Cốt lơi cuộc đời này, và mục đích sau cùng của cuộc đời mỗi người cũng chỉ qui về một điều là làm sao hiểu và chiếm hữu được Thiên Chúa.

 

Mà v́ là t́nh yêu, nhất là t́nh yêu Thiên Chúa là những ǵ vượt xa tầm hiểu biết, và phán đoán của con người, nên cần phải có người hiểu được t́nh yêu ấy để cắt nghĩa lại và giải thích lại cho chúng ta. Và đó là công việc của Chúa Thánh Thần khi Ngài từ trời xuống. Tóm lại, Chúa Thánh Thần không làm ǵ thêm, không nói ǵ thêm, và không giải thích ǵ thêm ngoài những điều Chúa Giêsu đă làm, đă nói, và đă giảng giải. Ngài chỉ cho con người và từng người hiểu, cảm nhận, và sống với t́nh yêu đó. Và đó là lư do tại sao Ngài là Thiên Chúa T́nh Yêu.

 

Tuy những ơn Chúa Thánh Thần ban tùy thuộc vào vai tṛ và sứ mạng của mỗi người. Nhưng dù là khôn ngoan, công bằng, đại đảm, hay tiết độ. Dù là ơn thông dịch, ngôn ngữ, chữa lành, khải dẫn hay bất cứ một ơn nào khác, nếu không có t́nh yêu và nếu không được tác động bởi t́nh yêu, những ơn đó cũng không mang lại kết quả cho bất cứ ai. Trong thế giới thực tế, thế giới của con người tự nhiên, người ta đă chẳng dùng sức mạnh, sự khôn ngoan, và ḷng can đảm, khả năng ngôn ngữ, để lừa đảo, để lường gạt, để tiêu diệt, và để khống chế lẫn nhau sao?! Tóm lại thông minh mà thiếu t́nh yêu th́ chỉ là xảo kế. Mạnh mẽ mà thiếu t́nh yêu th́ cũng chỉ là một vơ khí con người dùng để tiêu diệt lẫn nhau.

 

Trong lănh vực tôn giáo và đạo đức, nhiều người thông thạo giáo lư, kinh sách, và cả Thánh Kinh, nhưng vẫn ít người sống và minh chứng được thế nào là tôn giáo, thế nào là đạo đức; và thế nào là những giá trị của Lời Chúa, v́ không có t́nh yêu của Thiên Chúa. Mà thiếu t́nh yêu Thiên Chúa là thiếu Thánh Thần Chúa trong cuộc đời, và hậu quả là không trở thành những chứng nhân của Ngài. Không trổ sinh được những hoa trái tinh thần. Những phát minh tân kỳ của khoa học ở thời đại chúng ta hiện sống chẳng phải là do khả năng trí tuệ đó sao? Nhưng nhân loại ngày nay, hơn bao giờ hết, đang phải đau khổ và sợ hăi v́ những thành quả ấy. Chiến tranh, hủy diệt, khủng bố và chết chóc. Và đó là những khía cạnh đặc thù của văn minh sự chết. Thứ văn minh thiếu vắng t́nh yêu, thiếu vắng hơi thở của Chúa Thánh Thần.

 

Thiếu vắng t́nh yêu Thiên Chúa, nẩy sinh thiếu vắng t́nh người. Nhân loại ngày nay đang thật sự sống trong cảnh khó nghèo và túng thiếu t́nh yêu. Gia đ́nh đổ vỡ, vợ chồng ly tán. Con cái hư hỏng. Xă hội suy đồi, và thế giới đầy người nghèo đói: Nghèo đói t́nh người. Nghèo đói sự an ủi.

 

Bởi đó, đón nhận Chúa Thánh Thần là đón nhận t́nh yêu đổi mới. Đón nhận một t́nh yêu tuyệt vời được Chúa Cha ban xuống qua lời chuyển cầu của Chúa Con. Ngài đến với nhân lọai bằng t́nh yêu đổi mới. T́nh yêu phát xuất từ Chúa Cha và Chúa Con. Bằng t́nh yêu này, Chúa Con đă giáng trần, sống và chia sẻ tận cùng kiếp người của nhân loại. Và nhất là bằng t́nh yêu này, Ngài đă gánh lấy tội lỗi nhân loại và đền bù bằng cái chết của ḿnh trên thập tự giá. Đến lượt các Tông Đồ và các Kitô hữu, cũng chính do t́nh yêu ấy mà tất cả chúng ta trở nên vững mạnh, can trường, lợi khẩu và chấp nhận ra đi làm chứng cho Chúa Giêsu, sẵn sàng với mọi đau thương, và thử thách.

 

Thánh Thần Thiên Chúa – Ngôi Ba Thiên Chúa – Thiên Chúa T́nh yêu. Nếu t́nh yêu là cho con người đổi mới. Làm cho con người trở thành khôn ngoan, can đảm, dũng mạnh, lợi khẩu, và dịu dàng hơn, th́ T́nh Yêu Thiên Chúa được ban qua Chúa Thánh Thần cũng làm nên một sự đổi mới phi thường trong đời sống mỗi Kitô hữu như vậy.

 

Lậy Chúa Thánh Thần, xin hăy đến. Lậy Cha kẻ cơ hàn, Đấng ban ơn huệ, Đấng soi sáng tâm hồn, Đấng an ủi tuyệt vời, xin hăy đến. V́ Ngài đă được Chúa Cứu Thế hứa ban cho chúng con và v́ chúng con không thể thiếu Ngài. Chúng con cần T́nh Yêu Ngài để chúng con có thể yêu mến Chúa Giêsu và làm chứng cho Chúa Giêsu như Chúa Giêsu đă yêu thương và chết cho chúng con. V́ “t́nh yêu mạnh hơn sự chết”.