|
Ngày 22/5: Thánh Rita of Cascia (1381-1457) Cùng với Thánh Jude, Thánh nữ Rita được tiếng là vị thánh của “những ai bất lực”. Thường được các phụ nữ hiếm muộn cầu xin cho có con. |
“Thiên
Chúa là Đấng thống trị, từ bi và nhân hậu” Trong những ngày ấy, từ sáng sớm, Môisen chỗi dậy và lên núi Sinai, như Chúa đă truyền dạy cho ông, ông mang theo hai bia đá. Khi Thiên Chúa ngự trên đám mây, Môisen đứng trước mặt Chúa và kêu cầu danh Chúa. Đoạn ông vội vă sấp ḿnh xuống đất thờ lạy và thưa rằng: “Lạy Chúa, nếu tôi có ơn nghĩa trước nhan thánh Chúa, th́ xin Chúa hăy đi cùng với chúng tôi (v́ dân nầy là dân cứng đầu), xin xóa mọi gian ác và tội lỗi chúng tôi, xin nhận chúng tôi làm cơ nghiệp của Chúa”. Lời của Chúa.
Chúa đáng ca ngợi và tôn vinh muôn đời. 1. Lạy Chúa là Thiên Chúa cha ông chúng tôi, Chúa đáng chúc tụng, đáng ca ngợi, tôn vinh và tán tụng muôn đời. Chúc tụng thánh danh vinh quang Chúa, đáng ca ngợi, tôn vinh và tán tụng muôn đời. 2. Chúa đáng chúc tụng trong đền thánh vinh quang Chúa, đáng ca ngợi và tôn vinh muôn đời. 3. Chúc tụng Chúa ngự trên ngai vương quyền Chúa, đáng ca ngợi và tôn vinh muôn đời. 4. Chúc tụng Chúa, Đấng nh́n thấu vực thẳm và ngự trên các Thần Vệ Binh, đáng ca ngợi và tôn vinh muôn đời. 5. Chúc tụng Chúa ngự trên bầu trời, đáng ca ngợi và tôn vinh muôn đời.
“Ân
sủng của Đức Giêsu Kitô, t́nh yêu của Chúa Cha, và ơn thông hiệp của Chúa Thánh
Thần” Anh em thân mến, anh em hăy vui lên, hăy nên trọn lành, hăy khuyến khích nhau, hăy đồng tâm nhất trí, và ḥa thuận với nhau, th́ Thiên Chúa, nguồn sự b́nh an và t́nh yêu sẽ ở với anh em. Anh em hăy chào nhau bằng cái hôn thánh thiện. Tất cả các thánh ở đây gởi lời chào anh em. Nguyện xin ân sủng Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, và t́nh yêu của Chúa Cha, và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng tất cả anh em. Amen. Lời của Chúa. (Xin mời Cộng đoàn đứng)
“Thiên
Chúa đă sai Chúa Con đến để thế gian nhờ Người mà được cứu độ” Khi ấy, Chúa Giêsu nói với Nicôđêmô rằng: “Thiên Chúa đă yêu thế gian đến nỗi đă ban Con Một Người để tất cả những ai tin ở Con của Người, th́ không phải hư mất, nhưng được sống đời đời, v́ Thiên Chúa không sai Con của Người giáng trần để luận phạt thế gian, nhưng để thế gian nhờ Con của Người mà được cứu độ. Ai tin Người Con ấy, th́ không bị luận phạt. Ai không tin th́ đă bị luận phạt rồi, v́ không tin vào danh Con Một Thiên Chúa”. Phúc Âm của Chúa.
ÁNH SÁNG, QUANG VINH VÀ ÂN SỦNG NƠI VÀ TỪ BA NGÔI THIÊN CHÚA
(Thánh
giám mục Athanasius: Ep. 1 ad Serapionem 28-30: PG 26, 594-595, 599) Không phải là lỗi thời khi khảo sát về truyền thống, giáo huấn và đức tin cổ kính của Giáo Hội Công Giáo, một đức tin được Chúa Kitô mạc khải, được các tông đồ loan báo và được các giáo phụ canh giữ. V́ Giáo Hội được xây trên đức tin này, mà ai sai lệch với đức tin ấy, họ sẽ không c̣n thực sự hay mang danh là một Kitô hữu nữa. Chúng ta nhận biết Ba Ngôi Thiên Chúa, thánh thiện hay toàn hảo, bao gồm Cha, Con và Thánh Thần. Trong Ba Ngôi này, không có một yếu tố xa lạ hay bất cứ một sự ǵ bên ngoài lọt vào được, Ba Ngôi cũng không phải là một hữu thể pha trộn giữa tạo hóa và tạo vật. Đây là một thực tại hoàn toàn sáng tạo và sinh động, tự tại và bất phân nơi quyền năng chủ động của ḿnh, v́ Cha làm nên mọi sự bởi Ngôi Lời và trong Thánh Linh, nhờ đó mới duy tŕ sự hiệp nhất của Ba Ngôi thánh. Cũng thế, Giáo Hội giảng dạy một Thiên Chúa duy nhất, một Thiên Chúa duy nhất vượt trên tất cả mọi sự, nơi tất cả mọi sự và trong tất cả mọi sự. V́ là nguyên lư và là nguồn mạch, Thiên Chúa vượt trên tất cả mọi sự như Ngôi Cha; nơi tất cả mọi sự nơi Ngôi Lời; và trong tất cả mọi sự trong Thánh Thần. Viết cho Kitô hữu giáo đoàn Côrintô về những vần đề thiêng liêng, Thánh Phaolô đă vẽ lại tất cả thực tại, kể từ thực tại một Thiên Chúa duy nhất là Cha, mà rằng: Vậy có nhiều tặng ân khác nhau, nhưng có cùng một Thần Linh; có nhiều tác vụ khác nhau, song có cùng một Chúa; và có nhiều việc làm khác nhau song có cùng một Thiên Chúa là Đấng tác động tất cả các việc ấy trong hết mọi người. Ngay cả các tặng ân Thần Linh ban phát cho cá nhân con người cũng được Chúa Cha ban cho nơi Ngôi Lời. V́ tất cả mọi sự thuộc về Chúa Cha cũng thuộc về Chúa Con, do đó, những ân sủng Con ban phát trong Thần Linh cũng thực sự là những tặng ân của Cha. Tương tự như thế, Thần Linh ngự trong chúng ta, th́ Lời là Đấng ban Thần Linh cũng ở trong chúng ta, mà Cha lại hiện hiện nơi Lời. Đó là ư nghĩa của lời Chúa Kitô phán: Cha Thày và Thày sẽ đến với họ mà lập cư nơi họ. V́ đâu có ánh sáng, đó có rạng ngời; và đâu có rạng ngời, đó cũng có quyền năng và ân sủng rọi chiếu như vậy.
Đó cũng là giáo huấn của Thánh Phaolô trong thư thứ hai Ngài viết gửi cho Giáo
Đoàn Côrintô: Nguyện xin ân sủng của Chúa Giêsu Kitô, t́nh yêu của Chúa Cha
và sự thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng tất cả anh em. V́ ân sủng và
tặng ân của Ba Ngôi Thiên Chúa được Chúa Cha ban cho nơi Con trong Thánh Thần.
Như ân sủng được ban tặng từ Chúa Cha nơi Con thế nào, th́ việc thông truyền ân
sủng cho chúng ta cũng chỉ được thực hiện trong Chúa Thánh Thần như vậy. Thế
nhưng, khi chúng ta được thông phần Thần Linh, th́ chúng ta cũng có t́nh yêu của
Cha, ân sủng của Con và sự hiệp thông của chính Thánh Thần vậy. (Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ The Office of Readings, Saint Paul Editions, 1983, trang 653-654) “Thiên Chúa yêu đến ban Con Một Ḿnh”
Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi Nơi Phụng Vụ
Mở đầu cho Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh bao giờ cũng có ba Lễ Trọng liên quan đến chủ đề “Chúa Kitô Sự Sống Tái Sinh” của cả thời đoạn phụng vụ này. Trước hết là Chúa Nhật tuần vừa rồi, Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, Đấng ban sự sống, như Kinh Tin Kính tuyên xưng. Chúa nhật hôm nay là Lễ Chúa Ba Ngôi, nguồn mạch phát sinh sự sống. Chúa Nhật tuần tới là Lễ Ḿnh Thánh Máu Thánh Chúa Kitô, phương tiện hay bí tích thông ban sự sống. Riêng Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi tuần này, căn cứ vào việc sắp xếp ba bài Phúc Âm cho ba chu kỳ phụng vụ A, B và C, chúng ta thấy Giáo Hội muốn bày tỏ toàn diện Mầu Nhiệm Chúa Ba Ngôi là Nguồn Mạch Phát Sinh Sự Sống, căn cứ đúng theo như thứ tự lời Thánh Phaolô chào chúc tín hữu Côrintô trong bài đọc hai của Năm A hôm nay: “Nguyện xin ân sủng của Chúa Giêsu Kitô, t́nh yêu của Thiên Chúa và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng tất cả anh em”.
Thật vậy, ở chu kỳ Năm A, chu kỳ theo Phúc Âm Thánh Mathêu, Giáo Hội chọn bài Phúc Âm Thánh Gioan ghi lại lời Chúa Giêsu cho Nicôđêmô biết về vai tṛ của Con liên quan đến “ân sủng” sự sống, ở chỗ: “Thiên Chúa đă yêu thế gian đến ban Con Một ḿnh cho thế gian, để thế gian tin vào Con mà được sự sống đời đời”.
Ở chu kỳ Năm B, chu kỳ theo Phúc Âm Thánh Marcô, Giáo Hội chọn bài Phúc Âm Thánh Mathêu (là bài Phúc Âm đáng lẽ thuộc về Năm A) về vai tṛ của Cha liên quan đến “t́nh yêu”, một vai tṛ được thể hiện nơi công thức hay mô thức ban phép rửa tái sinh nhân danh Ba Ngôi, một công thức trước hết phải “nhân danh Cha”, v́ Ngài là Đấng đă tỏ ḿnh ra nơi Con; bởi thế nhân danh “và Con” tức là chính tác động tin vào Con, tác động “chấp nhận “ Lời Nhập Thể (Jn 1:12) bởi Cha mà đến: “Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16:16); và chính Con là “sự sống hằng ở nơi Cha” (1Jn 1:2) đây cũng đă tái sinh Giáo Hội bằng “phép rửa trong Thánh Linh” (Jn 1:33, x. 20:22), nhờ đó Giáo Hội cũng tiếp tục truyền đạt “Thày là sự sống” cho các linh hồn bằng “quyền lực từ trên cao” (Lk 24:49; x. Acts 1:4-12), do đó, nhân danh “và Thánh Thần” đây tức là chấp nhận chứng của Thần Chân Lư mà tin vào Đấng Cha sai.
Ở chu kỳ Năm C, chu kỳ theo Phúc Âm Thánh Luca, Giáo Hội lại chọn Phúc Âm Thánh Gioan, đoạn nhấn mạnh đến vai tṛ “hiệp thông” của Chúa Thánh Thần: “Tất cả mọi sự Cha có đều ở nơi Thày. Nên Thày mới nói những ǵ Ngài (Thần Chân Lư) thông đạt cho các con Ngài đều lấy từ Thày”.
Theo phụng niên, Giáo Hội cử hành Lễ về Chúa Giêsu Kitô, tiêu biểu nhất là hai Đại Lễ Giáng Sinh và Đại Lễ Phục Sinh, cũng như cử hành Lễ về Chúa Thánh Thần, như Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống tuần vừa rồi, nhưng tuyệt nhiên không cử hành một Lễ nào về Chúa Cha. Thật ra, trong Mầu Nhiệm Ba Ngôi Một Chúa hay Một Chúa Ba Ngôi th́ cử hành Lễ về Ngôi nào cũng là tôn kính cả Ba Ngôi, hay cũng là tôn thờ Một Chúa (Cha). V́ việc cử hành Lễ về Chúa Kitô chẳng những là việc trực tiếp tưởng niệm Đấng Cha Sai Đến, mà gián tiếp c̣n là việc tôn kính chính Đấng đă Sai Con đến, Đấng “đă yêu thương thế gian đă ban Con Một ḿnh…”. Và việc cử hành Lễ về Chúa Thánh Thần chẳng những là việc trực tiếp tưởng niệm Đấng Con Hứa Ban (x Jn 14:16) mà gián tiếp c̣n là việc tôn kính “Cha sai Ngài đến nhân danh Thày” (Jn 14:26). Có thể nói, nếu Ba Ngôi chỉ là “một Thiên Chúa chân thật duy nhất” (Jn 17:3), mà nói đến Thiên Chúa là nói đến Ngôi Cha (như từ ngữ “Thiên Chúa” ám chỉ về Cha trong bài đọc hai và bài Phúc Âm hôm nay), th́ Lễ Chúa Ba Ngôi là Lễ về Chúa Cha, Đấng mọi sự phải qui về nơi Lời Nhập Thể (Lễ Giáng Sinh), nhờ Chúa Kitô Vượt Qua (Lễ Phục Sinh), và bởi Quyền Lực Từ Trên Cao (Thánh Thần Hiện Xuống). Phải chăng đó là lư do Lễ Chúa Ba Ngôi (hay Lễ về Chúa Cha, Đấng là cùng đích của tất cả mọi sự), mà theo thứ tự của lịch tŕnh phụng niên, lễ này được Giáo Hội cử hành sau các Lễ Giáng Sinh, Phục Sinh và Hiện Xuống?
Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi Nơi Kinh Lạy Cha
Ư nghĩa phụng vụ về Lễ Chúa Ba Ngôi cũng có thể gọi là Lễ về Chúa Cha đây c̣n được phản ảnh nơi nội dung của Kinh Lạy Cha, một Kinh Nguyện trực tiếp với Ngôi Cha, nhưng thật ra bao gồm cả Ngôi Con và Thánh Thần. Thật vậy, “Lạy Cha chúng con ở trên trời” đây nghĩa là ǵ, nếu không phải chúng ta tuyên xưng Đấng chúng ta gọi “Cha” đây là “Thiên Chúa”, v́ “ở trên trời” đây là ở nơi chính Thần Tính của Ngài.
“Danh Cha” ở câu nguyện ước thứ nhất đây không liên quan đến chính Ngôi Cha hay sao, Đấng đă liên lỉ tỏ danh Ngài ra cho dân Do Thái trong suốt gịng lịch sử cứu độ của họ, như Thánh Kinh của họ đă cho thấy, nhất là trong đoạn Ngài tỏ danh Ngài “Là Hiện Hữu” cho Moisen (x. Ex 3:14), hay ngay trong chính Lời Nguyện Hiến Tế của Chúa Giêsu được Phúc Âm Thánh Gioan ghi nhận (x Jn 17:6): “Con đă tỏ danh Cha cho những kẻ Cha đă trao cho Con nơi thế gian…”?
Nếu “Danh Cha” trực tiếp với Ngôi Cha, th́ “Nước Cha” liên quan tới Lời Nhập Thể, tới Chúa Giêsu Kitô, Đấng đến để thiết lập vương quốc mà Người được Cha sai đến hầu làm vua cai trị, bằng việc Người tỏ ḿnh thực là Đấng Thiên Sai. Đến nỗi, có thể nói, Chúa Giêsu Kitô chính là vương quốc của Thiên Chúa trên trần gian này, và sự kiện “trị đến” của “Nước Cha” đây là sự kiện đă được bắt đầu từ khi Chúa Kitô Phục Sinh, cũng như sẽ được kết thúc vào lúc Người đến trong vinh quang (x Mt 26:64; 25:31). Bởi thế, sự kiện “trị đến” của “Nước Cha” đây c̣n có thể hiểu là tất cả Mạc Khải Thần Linh là Chúa Giêsu Kitô được đạt đến mức độ hoàn toàn sáng tỏ trên thế gian.
Nếu “Danh Cha” liên quan đến Cha, “Nước Cha” liên quan đến Con, th́ “Ư Cha” liên quan đến Thánh Thần. V́ nếu không ai biết được bản thân ḿnh bằng chính tâm linh của ḿnh thế nào, cũng chỉ có Thần Linh mới biết được Thiên Chúa như vậy mà thôi. Do đó, không ai biết được bản tính Thần Linh của Thiên Chúa, biết được nội tâm vô cùng viên măn của Ngài, cũng như biết được ư muốn vô cùng sâu nhiệm của Ngài để có thể làm theo, nếu không có chính Thần Linh của Ngài ở nơi họ. Đó là lư do “tất cả những ai được Thiên Chúa dẫn dắt đều là con cái Thiên Chúa” (Rm 8:14). Hơn nữa, nếu bản chất của ư muốn là tự do, mà càng tự do càng quyền năng, mà tự do nơi Thiên Chúa là một tự do tuyệt đối, nên ư muốn của Thiên Chúa là một quyền năng tối cao, là một quyền năng vô cùng, muốn làm ǵ cũng được. Nếu Thánh Thần là “quyền lực từ trên cao” (Lk 24:49; x Acts 1:8), th́ “Nước Cha” được đồng hóa với Lời Nhập Thể thế nào, “Ư Cha” cũng được đồng hóa với Thánh Thần Hiện Xuống như thế. Vậy ước nguyện thứ ba “Ư Cha thể hiện dưới đất (tức nơi mỗi người nói riêng nhất là nơi thế gian nói chung) cũng như trên trời (tức đúng như những ǵ Thiên Chúa mong muốn xứng với Thần Tính của Ngài)” đây tức là ước nguyện để cho Thánh Thần, cho “Quyền Lực từ trên cao”, cho “gió muốn thổi đâu th́ thổi” (Jn 3:8), “theo ư muốn của Thiên Chúa” (Rm 8:27).
Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi Trong Gịng Lịch Sử
Mầu Nhiệm Ba Ngôi được diễn đạt thứ tự trong Kinh Lạy Cha thế nào, Mầu Nhiệm này cũng được thể hiện nơi lịch sử của nhân loại như vậy. Trước hết, Thiên Chúa (hay Chúa Cha) đă tỏ ḿnh qua dân Do Thái, và cốt lơi của việc tỏ ḿnh ra của Ngài là việc Ngài tỏ cho họ biết danh của Ngài, hay bản tính “chân thật duy nhất” của Ngài, thực tại Hiện Hữu của Ngài. Trước hết, Ngài đă tự động chọn họ và kư giao ước với họ qua các vị tổ phụ là Abraham, Isaac và Giacóp. Sau đó, Ngài tiếp tục trung thành với giao ước và lời hứa của Ngài, cho dù dân Do Thái có hết sức bất trung. Ở chỗ, họ đă bỏ Ngài là Đấng tỏ ra cho họ thấy tận mắt Ngài luôn ở với họ và ra tay cứu độ họ, nhất là qua việc Ngài đă giải thoát họ khỏi dân Ai Cập, mà đi tôn thờ ngẫu tượng. Điển h́nh nhất là việc họ thờ con ḅ vàng đúc trong sa mạc, và ngoại t́nh với ngẫu tượng của họ, được tỏ hiện qua việc họ bái lậy và cúng tế cho các thứ ngẫu tượng này. Các vị tiên tri, bởi đó, mới được sai đến, với sứ vụ, ngoài việc loan báo Vị Thiên Sai Cứu Tinh (như trong Sách Tiên Tri Isaia) và Thần Linh Sự Sống (như trong Sách Tiên Tri Êzêkiên), trước hết là để các vị nhắc nhở họ về Giao Ước Thần Linh, và từ đó cảnh tỉnh họ về hai tội căn bản chính yếu này, tội ngẫu tượng và ngoại t́nh.
Mạc Khải Thần Linh của Thiên Chúa trong lịch sử cứu độ của dân Do Thái nói riêng cũng như trong lịch sử thế giới nói chung, (v́ lịch sử dân Do Thái có liên hệ với các dân tộc thuộc khối Hồi Giáo ở vùng Trung Đông và Tiểu Á bây giờ, nhất là với Ai Cập), đạt đến tột đỉnh khi Ngài trực tiếp tỏ ḿnh cho nhân loại nơi Đức Giêsu Kitô, “Lời đă hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta” (Jn 1:14) theo huyết tộc Do Thái. Sự kiện dân Do Thái cho tới nay vẫn c̣n trông mong Đấng Thiên Sai Cứu Tinh theo ư họ, v́ họ hoàn toàn phủ nhận Đấng Sáng Lập Kitô Giáo là Đức Kitô Thiên Sai, đă hiển nhiên cho thấy lịch sử thực sự có một nhân vật mang tên Giêsu, con bà Maria và ông Giuse ở Nazarét, một con người đă được sinh ra ở Bêlem nơi dân tộc Do Thái, cũng là con người đă bị dân tộc này cho là “lộng ngôn phạm thượng” (Mt 26:65-66) nên đă dùng thẩm quyền dân ngoại Rôma bấy giờ đóng đanh vào thập giá. Thế nhưng, chính trong lúc tối tăm nhất lịch sử loài người này (x. Lk 22:53), tức chính trong t́nh trạng hoàn toàn “vô tri” (Acts 3:17; x Lk 23:34) của dân tộc diễm phúc đă được Vị “Thiên Chúa chân thật duy nhất” tỏ ḿnh ra cho này, mà “ánh sáng thật chiếu soi mọi người đă đến thế gian” (Jn 1:9) lại càng sáng tỏ: “Khi các người treo Con Người lên, các người sẽ nhận ra Là Tôi” (Jn 8:28).
Biến Cố Vượt Qua của Chúa Giêsu, biến cố tử nạn bởi tay loài người song phục sinh bởi Thần Linh Thiên Chúa (x Rm 8:11), đă cho dân Do Thái nói riêng thấy rằng Người chính là Đức Kitô Thiên Sai và Đấng Sai Người thực sự là “Thiên Chúa chân thật duy nhất” của họ, đúng như thánh danh muôn đời của Ngài là “Thiên Chúa của Abraham, Isaac và Giacóp” (Ex 3:15). Cũng chính v́ thánh danh muôn đời này của ḿnh, những ǵ Thiên Chúa đă hứa với Abraham ngay từ ban đầu, là cho gịng dơi ông đông như sao trời cát biển, và các dân tộc trên thế giới sẽ được phúc lành nơi gịng tộc của ông (x Gen 12:2-3, 22:17-18), mà Ngài tiếp tục tỏ ḿnh trong lịch sử loài người, khi Ngài nhân danh Con sai Thánh Thần xuống với Giáo Hội của Con (x Jn 14:26). Bởi thế, sau khi Đấng Ngài Sai đă thiết lập “Nước Cha” tại Giêrusalem bằng Cuộc Vượt Qua của Người, một vương quốc sẽ “trị đến” vào ngày giờ ấn định của Ngài (x Acts 1:7), theo “Ư Cha” dự định, như Ngài cũng đă báo trước qua miệng tiên tri Joel (3:1): “Ta sẽ đổ thần linh của Ta trên toàn thể nhân loại”, mà Thánh Thần đă hiện xuống trong Ngày Lễ Ngũ Tuần của dân Do Thái, và, qua Giáo Hội như Bí Tích Cứu Độ, như phương tiện hiệp thông với Thiên Chúa và hiệp nhất toàn thể nhân loại (x Hiến Chế Lumen Gentium 1), Vị “Thánh Thần là Đấng ban sự sống” này đă liên lỉ hoạt động “cho tới tận cùng trái đất” (Acts 1:8), để “canh tân bộ mặt trái đất” (Ps 104:30), cho “Ư Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”: “Thiên Chúa là tất cả trong mọi sự” (1Cor 15:28).
Vấn đề thực hành sống đạo:
Chúng ta đă nói tới Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi nơi phụng niên, nơi Kinh Lạy Cha và trong gịng lịch sử, giờ đây, trong phần thực hành sống đạo, chúng ta nói tới vấn đề Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi nơi đời sống đạo. Nếu Mẹ Maria là tạo vật đệ nhất về ân sủng đă phản ảnh Thiên Chúa Ba Ngôi thế nào, Kitô hữu chúng ta, muốn phản ảnh Thiên Chúa Ba Ngôi, tức muốn Sự Sống Nội Tại của Thiên Chúa Ba Ngôi dồi dào trong chúng ta, chúng ta cũng phải giống như Mẹ mới được. Ở chỗ, đối với Chúa Cha, chúng ta phải là những đứa con ngoan ngoăn mau mắn “xin vâng” (Lk 1:38) như Mẹ, nhờ đó, chúng ta mới xứng đáng làm mẹ cưu mang và hạ sinh Con Thiên Chúa Nhập Thể, v́ Thánh Thần sẽ bao phủ chúng ta là bạn t́nh trinh khiết (x Lk 1:34) của Ngài. Như thế, Sống Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, hay Sống Sự Sống Thiên Chúa Ba Ngôi, tức là Kitô hữu chúng ta sống thế nào cho xứng đáng với thân phận làm con với Cha, với sứ vụ làm mẹ với Con, và với vai tṛ làm bạn với Thánh Thần vậy.
(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL)
MỘT CHÚA BA NGÔI
Trần Mỹ Duyệt
Một Chúa có Ba Ngôi - Ba Ngôi là một Chúa - là một mầu nhiệm vô cùng cao cả mà trí khôn con người không bao giờ mong khám phá và t́m hiểu cho nổi. Câu truyện nổi bật nhất mỗi khi suy ngắm về Chúa Ba Ngôi là câu truyện kể về Thánh Augustine. Qua câu truyện này, Thiên Chúa cũng muốn nói với con người rằng nếu muốn cảm nhận t́nh Ngài yêu thương và sống trong ân sủng Ngài th́ đó là việc con người có thể làm nhờ vào ơn của Ngài, nhưng nếu muốn dùng sức tự nhiên ḿnh để phân tích và giải thích thế nào về một Thiên Chúa Ba Ngôi là một việc làm ngông cuồng, rồ rại và không ai có thể làm được.
Khi c̣n làm Giám Mục thành Híppô bên Phi Châu, có lần v́ muốn t́m thỏa măn lư luận và sự hiểu biết của ḿnh về Thiên Chúa Ba Ngôi, Augistine đă tản bộ trên một băi biển và cố gắng t́m cho được một câu trả lời thế nào là Chúa Ba Ngôi – Một Thiên Chúa lại có Ba Ngôi - Trước việc làm có tính cách vừa chân t́nh nhưng cũng rất cao ngạo ấy, Thiên Chúa đă dậy cho ông bài học bằng cách sai một thiên thần lấy h́nh một em bé lăng xăng tát nước biển đổ vào một lỗ cáy.
Trong khi đang bận bựu với tư tưởng về Chúa Ba Ngôi lại thấy em bé làm một việc hầu như vô lư, Augustine đă dừng chân hỏi em:
- Con đang làm ǵ vậy? - Con đang tát cái biển này vào chiếc lỗ cáy đây. Em bé trả lời. - Ồ! Sao con làm chuyện vô lư ấy nhỉ?! Làm sao lại có thể tát nước biển này vào một lỗ cáy. Lỗ cáy làm sao chứa nổi nước biển. Augustine trả lời em.
Nghe vậy, thiên thần Chúa mới nói với ông: - Người làm công việc rồ rại và vô lư đó chính là ngài. Làm sao một thụ tạo như ngài có thể dùng trí khôn ḿnh như một cái lỗ cáy để chứa nổi càn khôn vô biên là Thiên Chúa Ba Ngôi. Nói rồi thiên thần biến đi bỏ lại Augustine một ḿnh với tất cả sự bàng hoàng và xấu hổ.
Thấy Chúa thương giải tỏa cho ḿnh khỏi vướng vào một tư tưởng kiêu ngạo và táo bạo, Augustine đă không c̣n dám làm chuyện phân tích Thiên Chúa Ba Ngôi nữa.
Nhưng nếu có ai trong chúng ta muốn tiếp nối việc làm của Augustine, th́ hôm nay Chúa Giêsu qua Thần Khí lại cũng đă trả lời họ và mở cho một lối thoát, đó là không nên quá lo lắng t́m hiểu câu trả lời, mà chỉ cần tin nhận Đấng Chúa Cha đă sai xuống là Giêsu Kitô. Chừng ấy đă đủ để hiểu biết về Thiên Chúa, hiểu biết về t́nh thương vô biên của Ngài: “Thiên Chúa đă yêu thương thế gian đến nỗi ban Con Một Người để tất cả những ai tin ở Con của Người, th́ không phải hư mất” (Gio 3:16).
Hiểu được Thiên Chúa mà là ǵ, nếu sự hiểu biết ấy không giúp ta sống b́nh an và kết hiệp mật thiết với Ngài? Hiểu được Thiên Chúa Ba Ngôi để mà làm ǵ, nếu sau cuộc đời này ta vẫn không chiếm hữu được Ngài; ngược lại, phải ĺa xa Ngài măi măi trong hỏa ngục, trong sự chết đời đời? V́ thế, trong Kinh Lậy Cha, Chúa Giêsu đă dậy chúng ta thưa với Thiên Chúa rằng: “Lậy Cha chúng con ở trên trời” (Mt 6:9). Thiên Chúa Ba Ngôi hay người Cha nhân lành ấy đă yêu thương thế gian và yêu thương từng người trong chúng ta bằng một t́nh yêu vô biên. Không những ngay từ đời này, mà c̣n vươn tới thiên thu nữa. Đi trong ánh sáng t́nh yêu Ngài và để Ngài hướng dẫn, chúng ta sẽ sẽ không phải hư mất. Điều này cũng dẫn tới một suy tư khác đó là kỳ công sáng tạo của Thiên Chúa mà cao điểm nhất là nhân loại tượng trưng cho quyền năng của Ngôi Cha. Rửa sạch tội khiên và đem con người về lại địa vị con Thiên Chúa sau khi sa ngă bằng sự chết và phục sinh của ḿnh là việc làm của Ngôi Con. Thánh hóa và làm trổ sinh ơn cứu chuộc trong tâm hồn mỗi người là công việc của Ngôi Thánh Thần.
Thật vậy, nếu mỗi người chúng ta chỉ được sáng tạo và được đem vào thế gian rồi bị quên lăng; nhất là không được rửa sạch bởi giá máu châu báu của Chúa Con sau khi sa ngă, th́ măi măi con người vẫn c̣n là những tội nhân sống trong u tối và bị khống chế bởi ách thống trị của tội lỗi, của quỉ thần. Nhưng sự hiến thánh của Đức Kitô cần được trổ sinh hoa trái nơi mỗi tâm hồn bằng sự thánh hóa của Chúa Thánh Thần. Trong tương quan giữa sự sống thể lư và sự sống nội tâm ấy, thường ngày chúng ta chẳng phản ảnh sự hiện diện của Thiên Chúa Ba Ngôi là ǵ? Hơi thở của ta, thức ăn của ta, nước uống của ta, sức sống thể lư, tâm lư và tinh thần của ta. T́nh yêu của ta, tài năng của ta, viễn ảnh tương lai của ta. Dù ta thức hay ta ngủ, dù ta vui hay ta buồn, dù ta mạnh khoẻ hay đau yếu, dù ta thành công hay thất bại. Tất cả đều là hồng ân của Thiên Chúa. Qua cặp mắt tâm linh, ta như thấy ḿnh hằng ngày dạo chơi dưới mắt yêu thương của Chúa Cha, trong ân sủng của Chúa Con, và trong sự hiệp thông của Chúa Thánh Thần.
Tóm lại, cuộc sống của một Kitô hữu thường ngày là một phản ảnh mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa. Chúng ta không cần phải suy lư hoặc phân tích sự hiện diện của Ngài, mà chỉ cần cảm nghiệm và nh́n ngắm bằng con mắt đơn sơ, chân thành là đủ thấy Ngài, thấy bóng dáng Ngài, và t́nh thương Ngài ở quanh ta, bao phủ và hướng dẫn ta. Và nếu như sức sống ân sủng ấy đem lại cho ta ơn cứu độ, th́ như Gioan đă viết, do việc tin nhận Thiên Chúa trở thành cần thiết và đem lại cho ta ơn cứu thoát, chứ không phải sự giải thích thế nào là một Thiên Chúa Ba Ngôi.
THIÊN CHÚA LÀ T̀NH YÊU Trần Mỹ Duyệt
Mỗi lần suy ngắm về mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi – một Thiên Chúa có Ba Ngôi – th́ câu truyện của thánh Augustine, Giáo Phụ lừng danh của Giáo Hội lại xuất hiện như một lời nhắc nhở về cái hữu hạn của trí khôn con người và cái vô biên của mầu nhiệm cao cả này.
Lúc đó, Augustine đă muốn đo lường và phân tích Chúa Ba Ngôi. Có lẽ ông cũng muốn mon men đến cửa Thiên Đàng để nh́n vào trong đó, xem coi Chúa Ba Ngôi là ai? Ngôi Cha, Ngôi Con, và Ngôi Thánh Thần như thế nào. Nhưng ư tưởng táo bạo ấy đă bị chận lại. Và Thiên Chúa đă thương giải thoát Augustine khỏi rơi vào điều mà được coi là c̣n kiêu ngạo hơn cả Evà xưa khi muốn biết lành và biết dữ. V́ thế, một thiên thần đă được sai xuống, qua h́nh hài một em nhỏ múc nước biển đổ vào một lỗ cáy bằng chiếc vỏ ṣ. Một trí khôn tuyệt vời như Augustine khi nh́n thấy h́nh ảnh này, chắc chắn phải hiểu thế nào về ư nghĩ của ông lúc bấy giờ. Rất may mắn là ông đă hiểu.
Việc làm của em nhỏ –thiên thần – kia tuy vô lư, nhưng nếu nh́n bằng con mắt thực tế vẫn có thể chấp nhận được. V́ dù là đại dương mênh mông hay một lỗ cáy nhỏ nhoi, nông cạn th́ cả hai cũng là hữu h́nh, cũng lệ thuộc vào hữu hạn của nó. Nhưng hành động của Augustine th́ không thể chấp nhận được, v́ giới hạn của trí khôn nhân loại không cho phép con người tri thức được cái vô cùng và siêu vượt của Thượng Đế. Một việc làm chỉ có thể chấp nhận được nếu như con người dùng lư trí và trái tim ḿnh nh́n nhận và cảm nghiệm sự hiện diện bằng t́nh yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa mà thôi.
Có bao giờ bạn nh́n lên bầu trời vào một buổi tối thanh trong với ánh sáng rạng ngời của vừng trăng, và lấp lánh của muôn v́ tinh tú. Những lúc như vậy, tâm hồn bạn cảm nhận được ǵ? Phải chăng là cái mong manh và nhỏ bé của con người giữa cái bao la, hùng vĩ của vũ trụ. Một cách tương tự, đă có lần nào bạn phóng tầm nh́n của ḿnh vào đại dương mênh mông chưa? Những lúc như vậy, bạn hẳn cũng cảm thấy cái nhỏ bé của con người ḿnh giữa cái vô biên của đất trời và đại dương bao la. Tất cả những cái đó cuối cùng đă cho biết một điều, đó là t́nh yêu tạo dựng của Thiên Chúa. Qua t́nh yêu sung măn của ḿnh, Thiên Chúa đă tạo dựng vũ trụ và con người. Ngài tạo dựng tất cả v́ con người và cho con người. Trong ngày đầu của lịch sử tạo dựng, Ngài đă phán bảo con người: “Hăy làm chủ chim trời, cá biển, muông thú và mọi loài ḅ sát trên đất” (Sáng Thế Kư 1:26).
Có bao giờ bạn để ḷng ḿnh lắng dịu vào cái cô đơn, thinh lặng khi một ḿnh đối diện với Chúa Giêsu đang bị treo trên thập tự giá tại một nguyện đường nhỏ bé, và yên tĩnh không? Trong những lúc như vậy, nếu bạn hỏi Chúa Giêsu tại sao Ngài lại chấp nhận chịu chết như thế, chắc chắn bạn chỉ nhận được câu trả lời qua cái nh́n câm nín của Ngài. Nhưng nếu thật ḷng bạn muốn hiểu thế nào về cái lư do khiến Ngài phải chịu chết như vậy, lập tức bạn cảm nhận rất đầy đủ về mối t́nh bao la của Ngài. V́ đó là kết quả của t́nh yêu cứu chuộc mà Thiên Chúa đă dành cho bạn và thế gian tội t́nh.
Và có bao giờ bạn để tâm nh́n vào những sinh hoạt của Giáo Hội, của các tâm hồn thánh thiện. Thí dụ, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, hay Mẹ Thánh Têrêsa Calcutta, những con người được sinh ra và lớn lên như mọi người, nhưng thật sự đă sống và đă hoạt động một cách phi thường. Sức chinh phục và thu hút của những con người này đến từ kết quả của tác động của Chúa Thánh Thần – T́nh Yêu của Thiên Chúa – hay c̣n gọi là Thiên Chúa T́nh Yêu. Mà không chỉ riêng Gioan Phaolô II, Têrêsa Calcutta, mà c̣n hàng hàng, lớp lớp những tâm hồn thiện chí đang hăng say trong những sinh hoạt của ḿnh nhằm giới thiệu Chúa Giêsu với thế giới quanh ḿnh. Và đó là t́nh yêu thánh hóa của Thiên Chúa hằng tuôn đổi trên Giáo Hội và các tâm hồn thiện chí.
Những dấu hiệu trên cho thấy Thiên Chúa Ba Ngôi thực sự đang hiện diện, đang có mặt trong lịch sử từng người, lịch sử thế giới, và lịch sử Giáo Hội. Và những kết quả ấy đă cho chúng ta một cảm nhận rơ ràng rằng thế giới này, nhân loại này, và từng người chúng ta không ngừng đón nhận t́nh yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa qua công tŕnh sáng tạo, đền bù, và thánh hóa của Ngài.
Thiên Chúa Ba Ngôi hay Thiên Chúa T́nh Yêu được Thánh Gioan đưa vào một định nghĩa tuy ngắn gọn những bao gồm tất cả ư nghĩa: “Thiên Chúa là t́nh yêu” (1 Gio 4:8). Vậy nếu Thiên Chúa là một vật thể duy nhất, một khối lượng duy nhất, hoặc một thần linh đơn lẻ, th́ sao Ngài có thể yêu và được yêu. Nhưng nhờ Chúa Giêsu, chính Ngài đă mặc khải cho nhân loại về h́nh ảnh Ba Ngôi Thiên Chúa. Chúa Giêsu đă cho chúng ta biết, Thiên Chúa là một cộng đồng t́nh yêu: T́nh yêu Ngôi Cha. T́nh yêu Ngôi Con. T́nh yêu Ngôi Thánh Thần. Cả Ba hiệp nhất, đồng nhất, và duy nhất cùng một bản thể. Và t́nh yêu ấy có từ muôn thuở, măi măi tồn tại. Nhờ t́nh yêu ấy mà chúng ta được tạo dựng mang h́nh ảnh của Thiên Chúa. “Chúng ta hăy tạo dựng nên con người giống h́nh ảnh chúng ta” (Sáng Thế Kư 1:26). Đó là lời Ba Ngôi Thiên Chúa đă nói với nhau trong buổi đầu b́nh minh sáng tạo. Do đó, Thiên Chúa đă dựng nên con người, và thông ban t́nh yêu của Ngài cho con người để con người cũng có thể yêu và được yêu.
Do đó, chỉ khi nào con người cho đi, thông ban, và trải rộng t́nh yêu ḿnh đến với anh chị em ḿnh, lúc đó chúng ta mới hiểu thế nào là t́nh yêu, và mới hiểu thế nào là t́nh yêu Thiên Chúa đối với nhau, và đối với nhân loại chúng ta. Do t́nh yêu thúc đẩy, chúng ta sẽ cảm nhận được những giá trị và vẻ đẹp của công tŕnh sáng tạo, và sẽ nhận ra bàn tay, sự hiện diện của Thiên Chúa. Cũng do t́nh yêu, chúng ta sẽ nhận ra tại sao Chúa Giêsu – Ngôi Hai Thiên Chúa – phải chịu chết cho nhân loại. Điều này, những ai đă yêu và được yêu đều hiểu rất rơ, chính t́nh yêu đă đem lại cho họ hạnh phúc, và cũng chính t́nh yêu đă làm họ đau khổ. Thiên Chúa yêu thương nhân loại nên đau khổ v́ nhân loại. Mà v́ t́nh yêu Ngài tuyệt đối, vô biên, nên Ngài cũng đau khổ vô bờ. Và sau cùng, v́ yêu thương nên chúng ta cải tiến, thăng hoa t́nh yêu, và đó cũng là tác động Chúa Thánh Thần không ngừng hoạt động trong Giáo Hội và nơi mỗi tâm hồn.
Do t́nh yêu nhận lănh, do t́nh yêu trao ban, Kitô hữu chúng ta có thể phần nào cảm nhận được sự hiện diện của Ba Ngôi Thiên Chúa trong cuộc đời ḿnh, và trong sinh hoạt của Giáo Hội. V́ nhờ Thiên Chúa mà con người được tạo dựng, được thông ban t́nh yêu, được giải thoát và thánh hóa. Thiên Chúa là t́nh yêu. T́nh yêu Ngôi Cha dành cho Ngôi Con. T́nh yêu Ngôi Con đáp trả t́nh yêu Ngôi Cha phát sinh t́nh yêu Ngôi Thánh Thần. Và đó là h́nh ảnh về một Thiên Chúa Ba Ngôi, một công đoàn t́nh yêu.
Tóm lại, nếu trí khôn con người không thể thấu hiểu được thế nào là một Thiên Chúa Ba Ngôi. Nếu hữu hạn của con người không thể đo lường được vô hạn của Thiên Chúa, th́ t́nh yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa được thể hiện qua việc sáng tạo, cứu chuộc và thánh hóa là những ǵ mà con người có thể cảm nhận được về hoạt động riêng biệt của Ba Ngôi trong Thiên Chúa, và cho thấy sự hiện hữu của Ba Ngôi.
|