|
5/6: Thánh Boniface (680-754) Là giám mục và Tông Đồ nước Đức. Phá bỏ Cây Sồi Thor ở Giesmar, Một linh thảo được các bộ tộc Saxon tôn thờ. |
“Ta muốn t́nh yêu, chớ
không muốn hy lễ”. Chúng ta hăy nhận biết Chúa và hăy ra sức nhận biết Chúa. Người sẳn sàng xuất hiện như vừng đông, và sẽ đến cùng chúng ta như mưa thuận và như mưa xuân trên mặt đất. Hỡi Ephraim, Ta sẽ làm ǵ cho ngươi? Hỡi Giuđa, Ta sẽ làm ǵ cho ngươi? T́nh thương các ngươi như đám mây ban sáng, như sương sớm tan đi. V́ thế, Ta dùng các tiên tri nghiêm trị chúng, và Ta dùng lời từ miệng Ta phán ra mà giết chúng. Án phạt các ngươi bừng lên như ánh sáng. V́ chưng, Ta muốn t́nh yêu, chứ không phải hy lễ. Ta muốn sự hiểu biết Thiên Chúa hơn là của lễ toàn thiêu. Lời của Chúa.
Ai đi đường ngay thẳng, Ta chỉ cho thấy ơn Thiên Chúa Cứu độ. 1. Chúa là Thiên Chúa đă lên tiếng kêu gọi địa cầu, từ chỗ mặt trời mọc lên tới nơi lặn xuống. Ta không khiển trách ngươi về chuyện dâng lễ vật, v́ lễ toàn thiêu của ngươi đặt ở trước mặt Ta luôn. 2. Nếu Ta đói, Ta không cần phải nói với ngươi, v́ Ta là chủ địa cầu và mọi cái chứa đầy trong đó. Phải chăng Ta thèm ăn thịt ḅ, hay là Ta thèm uống tiết dê ư? 3. Hăy hiến dâng Thiên Chúa lời khen ngợi, và làm trọn điều khấn hứa cùng Đấng Tối Cao. Ngươi hăy kêu cầu Ta trong ngày khốn khó, Ta sẽ giải thoát ngươi và ngươi sẽ kính trọng Ta.
“Ông vững tin mà làm sáng
danh Chúa”. Anh em thân mến, mặc dầu Abraham tuyệt vọng, ông vẫn tin rằng ḿnh sẽ trở thành cha nhiều dân tộc, như có lời đă phán với ông rằng: “Ḍng dơi ngươi sẽ như thế”. Và ḷng tin ông không nao núng, mặc dầu ông nh́n đến thân xác cằn cỗi của ḿnh, -- v́ ông đă gần trăm tuổi, -- và tuổi già tàn tạ của Sara. Ông đă không cứng ḷng hồ nghi lời hứa Thiên Chúa, trái lại, ông vững tin mà làm sáng danh Thiên Chúa, ông biết chắc chắn rằng Thiên Chúa có quyền năng thi hành điều Người đă hứa. Bởi đấy, “việc đó đă được kể cho ông là sự công chính”. V́ khi chép rằng: “Đă được kể cho ông”, th́ không phải chỉ chép v́ ông mà thôi, mà v́ chúng ta nữa, là những kẻ tin vào Đấng đă cho Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, từ cơi chết sống lại, Người đă bị nộp v́ tội lỗi chúng ta, và đă sống lại để chúng ta được công chính hóa. Lời của Chúa.
Alleluia, alleluia. --- Chúa phán: “Nếu ai yêu mến Thầy, th́ sẽ giữ lới Thầy, và Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy, và Chúng Ta sẽ đến và ở trong người ấy”. -- Alleluia.
“Ta không đến để kêu gọi người công chính, nhưng kêu gọi người tội lỗi”. Tin Mừng Chúa Giêu Kitô theo Thánh Matthêô. Khi ấy, Chúa Giêsu đi ngang qua, thấy một người ngồi ở bàn thu thuế, tên là Matthêô, Người phán bảo ông: “Hăy theo Ta”. Ông ấy đứng dậy đi theo Người. Và xảy ra là khi Người ngồi dùng bữa trong nhà, th́ có nhiều người thu thuế và tội lỗi đến ngồi đồng bàn cùng Chúa Giêsu và các môn đệ của Người. Những người biệt phái thấy vậy, liền nói với các môn đệ Người rằng: “Tại sao Thầy các ông lại ăn uống với những người thu thuế và tội lỗi như thế?” Nghe vậy, Chúa Giêsu bảo rằng: “Người lành mạnh không cần đến thầy thuốc, nhưng là người đau yếu! Các ông hăy đi học xem lời nầy có ư nghĩa ǵ: “Ta muốn ḷng nhân từ, chớ không phải là hy lễ”. V́ Ta không đến để kêu gọi người công chính, nhưng kêu gọi người tội lỗi”. Phúc Âm của Chúa.
SUY NIỆM LỜI CHÚA “Tơi muốn ḷng nhân lành hơn là của lễ”
(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL)
Ta muốn ḷng nhân từTrần Mỹ Duyệt
Tâm lư học khi đề cập đến thái độ chấp nhận một người hay một vấn đề, người ta có khuynh hướng đón nhận một người mà trước đó họ không lấy làm thích hoặc có lỗi, nhưng sau khám phá ra là có điều đáng yêu, đáng quí, nhất là có thiện chí sửa sai. Một cách tương tự, sự tha thứ mà người ta dành cho một người có tinh thần sửa sai nhiều khi c̣n rộng lượng hơn một người mà không bao giờ biết hay có thái độ sửa sai. Thí dụ, một người vẫn có lối sống buông túng, nay quyết tâm làm lại cuộc đời thường được cha mẹ, họ hàng, bạn hữu dành cho sự dễ dăi, đón nhận, và thương yêu, hơn một người không có những khuyết điểm to lớn nhưng lại không bao giờ chịu sửa đổi. Trong Thánh Kinh hôm nay, Chúa Giêsu cũng đă làm điều này khi đón nhận Mátthêu một người thu thuế.
Sở dĩ con người thường tỏ ra dễ dăi và thông cảm với một người có khuyết điểm mà biết sửa đổi, hơn là một người có nhiều tính tốt nhưng lại không muốn thăng hoa cuộc sống, v́ ai ai cũng thừa biết rằng bản thân ḿnh vẫn có những khuyết điểm và khuynh hướng xấu. Chính ḿnh cũng thấy vui và khích lệ khi cố gắng hoàn chỉnh một khuyết điểm nào. Nhất là cảm thấy sung sướng, hạnh phúc khi có ai đó hiểu và thông cảm được với những yếu đuối và khuyết điểm của ḿnh. Sự hoán cải, hay chấp nhận một người có tinh thần sửa sai được coi như một hành động có tính cách giáo dục và tích cực. Ngược lại, thái độ tự măn, tự tại của một người không muốn sửa đổi được hiểu như là một thái độ tiêu cực và xấu, mặc dù chỉ là vài khuyết điểm nhỏ. Do đó, cũng trong cái nh́n tâm lư, người nào tỏ ra ḿnh không cần sửa sai, hoặc luôn luôn cho ḿnh là đúng, là những người mang hội chứng tâm lư bệnh hoạn.
Đúng nhất là ta phải chấp nhận ḿnh có lỗi và sẵn sàng sửa lỗi dù là lỗi nhiều hay lỗi ít. Điều này Chúa Giêsu cũng áp dụng khi kêu gọi Mátthêu hợp tác với Ngài qua ư nghĩa Tin Mừng được trích dẫn của Chúa Nhật hôm nay do chính ông ghi lại: “Chúa Giêsu đi ngang qua, thấy một người ngồi ở bàn thu thuế, tên là Mátthêu, Ngài nói với ông: “Hăy theo Ta”. Oâng đă đứng dậy đi theo Ngài” (Mt 9:9). Đó là một lời mời gọi dấn thân, một lời mời gọi từ bỏ mà Ngài dành cho Matthêu. Đó cũng là một thông cảm mà Chúa Giêsu muốn chia sẻ với ông về những phê phán, đàm tiếu và khinh bỉ mà người đồng hương đă dành cho ông trong vai tṛ một chuyên viên thuế vụ đương thời. Hiển nhiên khi Ngài gọi ông, th́ ông không phải là người hoàn toàn xấu, nhưng cũng không phải là người hoàn toàn tốt. Đúng ra ông là người xấu dưới cái nh́n của người Do Thái đương thời. Cũng có thể ông là người xấu thật sự khi hành nghề thâu thuế một cách bất công và tham lam.
Điểm nổi bật ở đây là Chúa Giêsu không nh́n vào cái xấu trước mặt, không quan niệm về ông như những người khác đă từng quan niệm, nhưng đă khám phá ra thiện chí dấn thân và sửa sai của Máthêu, và đă cho ông một cơ hội. Chính v́ thế, Ngài đă mời gọi ông đổi đời, thay đổi thái độ và lối sống bằng một cuộc sống dấn thân ư nghĩa hơn. Đây là điều đă cảm phục ông, đến độ ông sẵn sàng từ bỏ tất cả để theo Chúa như một bày tỏ chân t́nh đối với một bậc thầy đă hiểu và chia sẻ được với những suy tư của ḿnh.
Lời mời gọi dấn thân của Mátthêu cũng là lời mời gọi mà Chúa Giêsu muốn dành cho tất cả mọi người chúng ta, những tội nhân trước mặt Thiên Chúa: “Và xẩy ra là khi Người ngồi dùng bữa trong nhà Mátthêu, th́ có nhiều người thu thuế và tội lỗi đến ngồi đồng bàn cùng Chúa Giêsu và các môn đệ của Ngài” (Mt 9: 10). Ai trong chúng ta cũng đă có lần nghe thấy tiếng mời gọi ấy. Có thể là những tiếng mời gọi đă tới mà ta không để ư lắng nghe, hoặc cũng có thể là chúng ta nghe qua rồi bỏ đó. Qua dụ ngôn người gieo giống, chúng ta hiểu được điều này là những hạt giống rơi vào nhiều địa điểm khác nhau như những tâm hồn của nhiều người đă đón nhận Ngài và tiếng mời gọi của Ngài trong những hoàn cảnh sống và tâm lư sống khác nhau. Do đó, Chúa Giêsu cũng mong muốn câu trả lời của mỗi người chúng ta như câu trả lời của Mátthêu.
Nhưng dù là Mátthêu hay ai đi nữa, chấp nhận lời mời gọi của Chúa, bước đi theo tiếng mời gọi ấy vẫn là những lựa chọn và thách đố lớn lao. Bằng vào kinh nghiệm sống thường ngày cũng như nh́n vào biến cố trở lại của ông, không ai dám nghĩ rằng ông đă dễ dàng và khơi khơi chiếm được địa vị Tông Đồ, trở thành Thánh Sử và được mọi người kính trọng. Nếu cuộc đời êm ả như thế. Nếu cuộc đổi đời lại suông sẻ như vậy, sao gọi là cao cả. Sao được kể là đáng khâm phục và trở thành mẫu mực cho chúng ta. V́ thế, không những Mátthêu mà ngay cả chúng ta nữa, nếu muốn đón nhận Chúa vào cuộc đời ḿnh và muốn sống theo lời Ngài, th́ điều căn bản nhất vẫn là hy sinh. Đó cũng là cái giá của những ai muốn làm môn đệ Ngài.
Tuy nhiên, Chúa Giêsu qua Mátthêu cũng đă nói với mọi người rằng, đừng có sợ hăi hoặc thất vọng nếu như thấy ḿnh nhiều khuyết điểm. V́ Chúa không nh́n khuyết điểm mà là thiện chí: “V́ Ta không đến để kêu gọi người công chính, nhưng kêu gọi người tội lỗi” (Mt 9:13). Đây cũng chính là điều nổi bật trong cách thức Chúa Giêsu đă đối xử với tất cả và riêng với mỗi người chúng ta. Nhưng nếu Chúa quảng đại tha thứ và mời gọi chúng ta, chúng ta cũng phải quảng đại tha thứ cho chính ḿnh và can đảm bước theo tiếng mời gọi ấy bằng tất cả thiện chí quay về và sửa sai, và việc làm này không mấy dễ dàng. Trong các trường hợp bệnh nhân của ngành tâm lư, nhiều người mang tâm bệnh này, đó là họ không những ngang bướng và chướng đến độ không bao giờ chấp nhận một ư kiến nào của bất cứ ai, ngược lại, họ c̣n sẵn sàng chấp nhận đau khổ, cùng cực để bảo vệ và đi theo ư kiến của ḿnh. Người ngoài cuộc mới nh́n vào họ thấy rất cảm động và kính phục lối sống như nghiệt ngă và chịu đựng ấy, nhưng họ chỉ là những bệnh nhân rất đáng thương. Những người như thế không biết Thiên Chúa nghĩ sao, chứ sống với bạn bè, sống với tha nhân th́ thật sự họ là một vấp ngă lớn lao. Nếu là chồng, là cha, là vợ, là mẹ, hay là con th́ họ sẽ làm khổ tất cả mọi người trong gia đ́nh. Chính họ, họ cũng không bao giờ hạnh phúc được với ḿnh, dĩ nhiên, là với bất cứ ai.
Tóm lại, thái độ chấp nhận và thái độ sửa sai là điều Chúa muốn nh́n thấy nơi mỗi Kitô hữu. Ngài không chỉ mời gọi Mátthêu mà thôi, nhưng qua lời mời gọi ấy, Ngài đă mời gọi tất cả chúng ta. Phần mỗi người chúng ta có cam đảm đáp trả như Mátthêu hay không, vẫn là một thách đố cho cuộc sống đạo của chúng ta. Đối với Thiên Chúa th́ Ngài không từ chối bất cứ ai, nhưng có lẽ con người th́ lại ưa từ chối Thiên Chúa bởi v́ một phần không nhận ra Ngài, mà có lẽ phần lớn là không muốn sửa sai và từ bỏ chính con người, tập tục, thói sống cố hữu của ḿnh mà chủ điểm là t́m cho ḿnh một lối sống dễ dăi và không muốn chịu khó; nhất là chịu khó v́ Chúa, chịu khó để nên tốt và làm đẹp cho đời. Vậy nếu như chúng ta nhận ra tiếng mời gọi của Chúa hôm nay, phải chăng chúng ta đáp trả cũng bằng một thái độ quảng đại như Mátthêu đă làm: “Oâng đă đứng dậy đi theo Ngài” (Mt 9:9), để t́nh thương và ḷng nhân từ của Thiên Chúa được sáng tỏ nơi cuộc đời của mỗi người chúng ta: “ Ta muốn ḷng nhân từ chứ không muốn hy lễ” (Mt 9:13).
L̉NG NHÂN TỪ
Trần Mỹ Duyệt
Thế là ông Mátthêu, một nhân viên thu thế trong guồng máy thống trị của Rôma đă được Chúa Giêsu chiêu dụ và mời tham dự vào chương tŕnh cứu chuộc của Ngài. Ông đă không bỏ lỡ cơ hội, và đă trở thành một Tông Đồ tâm huyết của Đức Kitô. Và ông đă để lại cho hậu thế một đóng góp vượt thời gian, đó là Phúc Âm do ông biên soạn: Phúc Âm Chúa Giêsu theo Thánh Mátthêu.
Cũng như Mađalêna, thiếu phụ Samaria, Simon tật phong, Giakêu, và như Phaolô. Tất cả đă được Chúa Giêsu mời gọi, chinh phục trong khi họ vẫn c̣n là tội nhân, hoặc những kẻ chống đối, bắt bớ Ngài. Ngài đă dùng t́nh thương, ḷng nhân từ để hoán cải, để chinh phục. Và tất cả đă bị ḷng nhân từ của Ngài chinh phục và thu hút như chính Mátthêu đă ghi lại điều này để đánh dấu sự trở lại của ông. Ông đă ghi lại lời Chúa Giêsu trả lời cho những kẻ nghi ngờ ḷng nhân từ, sự thánh thiện của Ngài, cũng như hoài nghi về tâm t́nh thống hối, hoán cải của ông như sau: “Các ông hăy đi và học biết điều này, Ta muốn ḷng nhân từ chứ không muốn của lễ. Ta đến không để kêu gọi những người công chính, nhưng là những kẻ tội lỗi để họ thống hối” (Mt 9:13).
Tại sao lại là ḷng nhân từ mà không phải là của lễ. Một lư do rất dễ hiểu, chúng ta là những con người yếu đuối, tầm thường, và nghèo nàn trước mặt Thiên Chúa. Ngay sự sống, hơi thở của ḿnh cũng đều lănh nhận từ Thiên Chúa và do Ngài ban tặng cho, th́ có ǵ để mà dâng Ngài. Nếu Ngài muốn của lễ, th́ vũ trụ và toàn thể tạo vật trên trời, dưới đất không phải là của Ngài sao. Tội ǵ mà Ngài phải xin xỏ con người. Và v́ thế, khi Ngài đề cập đến ḷng nhân từ, t́nh thương là Ngài muốn nói với tất cả chúng ta rằng, Ngài chính là Thiên Chúa nhân từ, giầu ḷng thương xót mà chúng ta được tạo nên là do chính ḷng thương xót ấy. Cũng như Ngài muốn nhắc nhở chúng ta rằng, nếu chúng ta muốn làm Ngài vui ḷng, th́ không ǵ hơn là cũng tỏ ḷng hiền hậu, nhân từ mà đối xử với nhau như vậy.
Ḷng nhân từ. Khi đề cập đến ḷng nhân từ là nói về t́nh thương và từ tâm là nói đến ḷng yêu thương của Thiên Chúa. T́nh yêu ấy sẽ làm cho con người mở rộng ḷng ḿnh để chia sẻ và cảm nhận được với những người chung quanh ḿnh. Do t́nh yêu thúc đẩy, con người mới có thể hoán cải được những chia rẽ, bất ḥa và biến kẻ thù thành bạn hữu. Và đó là điều mà Thiên Chúa muốn nh́n thấy trong đời sống và qua lối cư xử của chúng ta đối với nhau, v́ trước mắt Ngài, chúng ta tất cả đều là anh chị em với nhau. Đều là con Cha trên trời.
Tất cả những ǵ xấu xa, đổ vỡ, và hận thù đều đến từ sự cứng cỏi, kiêu căng, tự phụ, gian dối, và đam mê phát nguồn từ trạng thái thiếu vắng t́nh thương, thiếu vắng từ tâm. Những h́nh ảnh Chúa Giêsu dùng để nói với nhân loại qua Thánh Kinh đă nói lên thế nào là ḷng nhân từ và t́nh thương của Thiên Chúa. Ngài không nỡ luận phạt chúng ta mặc dù chúng ta tội lỗi, như Ngài đă đối xử với người thiếu phụ bị bắt đang lúc phạm tội ngoại t́nh. Không những không phạt tội chị, mà Ngài c̣n ngăn cản không cho kẻ khác được động đến chị. Ngài chỉ khoan nhân nói với chị một câu: “Hăy về và đừng tái phạm nữa” (Gioan 8:11).
Nhưng khi con người vẫn tiếp tục tái phạm th́ sao? T́nh thương và ḷng nhân từ sẽ khiến Ngài chờ đợi. Như người cha già đau khổ chờ đợi đứa con hoang đàng trở về. Và khi chàng chợt tỉnh trở về, th́ không cần đến lời xin lỗi của con, người cha đă chạy ra ôm lấy con khi vừa thấy bóng con từ xa xa. Rồi tiệc tùng vui vẻ mừng con nay đă trở về, và quên hết mọi lỗi lầm của con. Ḷng nhân từ Thiên Chúa, có thể lấp đầy mọi hố sâu tội lỗi.
Hơn bao giờ hết, nhân loại ngày nay đang đói khát t́nh thương và ḷng nhân từ. T́nh trạng khủng hoảng về t́nh yêu này đă khiến nhân loại đi vào những thảm họa diệt vong. Chiến tranh và chém giết. Khủng bố và thù hận. Tù đầy và áp bức, thủ tiêu. Chưa đủ, con người c̣n quay lại thù hận, chém giết chính ḿnh, vợ con ḿnh. Hằng triệu, triệu thai nhi đă bị giết chết cách oan uổng ngay trong bụng mẹ. Trái tim con người bằng hành động giết hại thai nhi tưởng đă trở thành sỏi đá, và băng giá. Và chính v́ thế, nhân loại cứ tiếp tục đi từ hiểm họa này đến hiểm họa khác. Hết diệt vong này đến diệt vong khác. Hết đau khổ này đến đau khổ khác. Chiến tranh, chém giết, máu và nước mắt.
T́nh thương và ḷng nhân từ Thiên Chúa tuôn đổ trên tất cả mọi người, không phân biệt bất cứ ai. Nếu tội lỗi làm con người ch́m sâu vào hố diệt vong, vô vọng, và sợ hăi, th́ t́nh thương Thiên Chúa lại như ngọn triều lớn lấp đầy hố sâu khuyết điểm, và làm cho thành một biển rộng bao la t́nh Ngài.
Ta muốn ḷng nhân từ. Ta đến để kêu gọi những người tội lỗi. Tin Mừng đă nói rất rơ về cách thức biểu lộ t́nh thương này của Thiên Chúa đối với con người, mà cao điểm nhất của t́nh thương ấy là Phép Thánh Thể. Trong Thánh Thể và qua Thánh Thể, Chúa đă nối dài t́nh yêu Ngài với nhân loại cho đến tận thế. Trong Thánh Thể và qua Thánh Thể, Ngài đồng hành và sinh hoạt trong mỗi Kitô hữu. T́nh yêu nối tiếp của Ngài là sức mạnh và sức sống của mỗi Kitô hữu trên cuộc lữu hành về vĩnh cửu.
Nhưng liệu con người có hiểu và lănh nhận được t́nh yêu và ơn tha thứ ấy, và xử dụng t́nh yêu, sự tha thứ như Mađalêna, như Mátthêu, như Giakêu, như thiếu phụ ngoại t́nh, như người đàn bà Samaria, như Phaolô, và như người trộm thống hối không? Anh trộm thống hối! Linh mục Đỗ Quang Biên trong lúc sinh thời đă có lần nói: “Đă đi ăn trộm th́ c̣n lành ǵ? Ăn trộm là ăn trộm. Do đó, phải gọi là người trộm thống hối”. Thống hối tội ḿnh. Nhận ra ḿnh có lỗi và xin ḷng nhân từ thương xót của Chúa thứ tha. Và đó là lư do tại sao Chúa nhấn mạnh đến sự trở lại và ơn gọi của Mátthêu bằng câu nói: “Ta muốn ḷng nhân từ chứ không muốn của lễ. Ta đến để kêu gọi những người tội lỗi để thống hối”. V́ đối tượng của t́nh yêu, ḷng nhân từ là những lỗi lầm và yếu đuối. Nhưng trên tất cả, là những tội nhân biết thống hối.
|