|
CHÚA NHẬT XII QUANH NĂM
BÀI ĐỌC I: Jer 20:10-13
“Người đă cứu thoát mạng
sống người bất hạnh khỏi tay kẻ dữ”
Bài trích sách Tiên tri Giêrêmia.
Ta
đă từng nghe nhiều người thóa mạ và chế nhạo rằng: “Người nầy gieo khủng bố khắp
nơi: Hăy tố cáo nó, chúng ta hăy tố cáo nó”. Tất cả bạn hữu tôi ŕnh tôi vấp ngă
mà nói rằng: “Ước ǵ nó bị lừa dối để chúng ta thắng nó và sẽ trả thù nó”. Nhưng
Chúa ở cùng tôi như người lính chiến hùng dũng; v́ thế, những kẻ bắt bớ tôi sẽ
ngă quỵ và kiệt sức: Chúng sẽ thất bại bẽ bàng, chuốc lấy sự hổ nhục muôn đời,
không bao giờ quên được. C̣n Chúa, lạy Chúa các đạo binh, Đấng xét xử người công
chính, thấu suốt tâm can, lạy Chúa, ước ǵ tôi sẽ được thấy Chúa trả thù nó cho
tôi, v́ tôi đă tỏ bày công việc tôi cho Chúa. Hăy hát mừng Chúa, hăy ca tụng
Chúa, v́ Người đă cứu thoát mạng sống người bất hạnh khỏi tay kẻ dữ.
Lời của Chúa.
Đáp Ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)
Lạy Chúa, xin nhậm lời tôi
theo lượng cả đức từ bi.
1.
Sở dĩ v́ Chúa mà tôi
chịu nhục, và thẹn tḥ làm nhơ nhuốc mặt tôi. Tôi bị những người anh em coi như
khách lạ, bị những người cùng con một mẹ xem như kẻ ngoại lai. Sự nhiệt tâm lo
việc nhà Chúa khiến tôi ṃn mỏi, điều tủi nhục người ta nhục mạ Chúa đổ trên
ḿnh tôi.
2.
Nhưng, lạy Chúa, tôi
dâng lời nguyện cầu lên Chúa, ôi Thiên Chúa, đây là lúc biểu lộ t́nh thương. Xin
nhậm lời tôi theo lượng cả đức từ bi, theo ơn phù trợ trung thành của Chúa. Lạy
Chúa, xin nhận lời tôi v́ ḷng khoan nhân trắc ẩn, theo lượng cả đức từ bi xin
nh́n đến tấm thân tôi.
3.
Các bạn khiêm cung, hăy
nh́n coi và hoan hỉ, các bạn t́m kiếm Chúa, ḷng các bạn hăy hồi sinh: v́ Chúa
nghe những người cơ khổ và không chê bỏ con dân Người bị bắt cầm tù. Hăy ngợi
khen Chúa, hỡi trời và đất, biển khơi và muôn vật sống động bên trong.
BÀI ĐỌC II: Rom 5:12-15
“Không phải như tội phạm
thế nào, th́ ơn ban cũng thế ấy đâu”
Bài trích thơ Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Rôma.
Anh
em thân mến, cũng như do một người mà tội lỗi đă nhập vào thế gian, và do tội
lỗi mà có sự chết, và thế là sự chết đă truyền tới mọi người, v́ lẽ rằng mọi
người đă phạm tội. Trước khi có lề luật, đă có tội trên thế gian; nhưng tội
không bị bắt lỗi, khi không có lề luật. Nhưng từ Ađam cho đến Môisen, sự chết
ngự trị cả trên những kẻ không phạm tội giống như sự lỗi phạm của Ađam, h́nh ảnh
của người đến sau. Nhưng không phải như tội phạm thế nào, th́ ơn ban cũng thế ấy
đâu, v́ nếu do tội của một người mà nhiều người phải chết, th́ ơn nghĩa của
Thiên Chúa và ân huệ ban do ơn một người là Đức Giêsu Kitô, làm cho nhiều người
được ơn dư đầy hơn bội phần.
Lời của Chúa.
(Xin mời Cộng đoàn đứng)
Alleluia, alleluia. --- Chúa phán: “Lời Cha là chân lư;
xin hăy thánh hóa chúng trong sự thật”. --- Alleluia.
PHÚC ÂM: Mt 10:26-33
“Các con đừng sợ những kẻ
giết được thân xác”
Bài trích Phúc Âm theo Thánh Matthêô.
Khi
ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Các con đừng sợ những người đó, v́
không có ǵ che giấu mà không bị thố lộ; và không có ǵ kín nhiệm mà không hề
hay biết. Điều Thầy nói với các con trong bóng tối, hăy nói nơi ánh sáng; và
điều các con nghe rỉ tai, hăy rao giảng trên mái nhà. Các con đừng sợ những kẻ
giết được thân xác, nhưng không thể giết được linh hồn: Các con hăy sợ Đấng có
thể ném cả xác lẫn hồn xuống địa ngục. Nào người ta không bán hai chim sẻ với
một đồng tiền đó sao? Thế mà không con nào rơi xuống đất mà Cha các con không
biết đến. Phần các con, tóc trên đầu các con đă được đếm cả rồi. Vậy các con
đừng sợ: các con c̣n đáng giá hơn chim sẻ bội phần. Vậy ai tuyên xưng Thầy trước
mặt người đời, th́ Thầy sẽ tuyên xưng nó trước mặt Cha Thầy là Đấng ngự trên
trời. C̣n ai chối Thầy trước mặt người đời, th́ Thầy sẽ chối nó trước mặt Cha
Thầy là Đấng ngự trên trời” .
Phúc Âm của Chúa.
SUY NIỆM LỜI CHÚA
“Kẻ gieo khủng bố khắp nơi”
Phụng Vụ Lời Chúa, nhất là bài Phúc Âm, cho Chúa Nhật
XII Thường Niên Năm A hôm nay tiếp tục bài Phúc Âm tuần trước về đề tài truyền
giáo. Tuần trước Chúa Giêsu triệu tập 12 tông đồ và sai các vị đi đến với chiên
lạc Nhà Yến Duyên để rao giảng đề tài “Nước Thiên Chúa đă đến”, với tinh thần
phục vụ vô tư “đă lănh nhận nhưng không th́ cũng cho đi nhưng không”. Xin lưu ư
ở đây là Giáo Hội bỏ nhiều chi tiết (17 câu Phúc Âm) khác trong cùng Bài Huấn Dụ
Truyền Giáo Chúa Giêsu muốn căn dặn các tông đồ được Phúc Âm Thánh Mathêu ghi
lại, giữa câu kết thúc bài Phúc Âm tuần trước (10:8) và câu mở đầu của bài Phúc
Âm tuần này (10:26). Những chi tiết bị bỏ qua ở đây, một số đă được Phúc Âm
Thánh Luca nhắc đến trong Chúa Nhật Thường Niên XIV Năm C, liên quan đến hành
trang truyền giáo và tư cách truyền giáo. Tuần này, qua bài Phúc Âm, Chúa Giêsu
nhấn mạnh đến việc truyền giáo ở ba điều chính yếu sau đây: Thứ nhất, về vấn đề
truyền giáo: “Những ǵ các con nghe trong tăm tối hăy nói giữa ban ngày. Những
ǵ các con nghe trong âm thầm, hăy rao giảng trên mái nhà”. Thứ hai, về vấn đề
tinh thần truyền giáo: “Các con đừng sợ những kẻ chỉ sát hại được thân xác… đừng
sợ bất cứ điều ǵ”. Thứ ba, về vấn đề mục đích truyền giáo là tỏ Thày ra, bằng
cách “nhận biết Thày trước mặt con người”.
“Những ǵ các con nghe…”
Thật ra, vấn đề truyền giáo được Chúa Giêsu căn
dặn các tông đồ trong bài Phúc Âm tuần này cũng chỉ là phụ diễn hay khai triển
chủ đề truyền giáo nồng cốt chính yếu là “Triều Đại Thiên Chúa đă đến!” được
Phúc Âm tuần trước nhắc đến mà thôi. Đúng thế, “những ǵ các con nghe trong tăm
tối hăy nói giữa ban ngày. Những ǵ các con nghe trong âm thầm, hăy rao giảng
trên mái nhà” đây là ǵ, nếu không phải là chính Nước Trời, là chính Chúa Giêsu
Kitô, là chính Mạc Khải Thần Linh Thiên Chúa muốn tỏ cho con người. Đó là lư do,
sau khi giảng dạy dụ ngôn Nước Trời cho chung dân chúng nghe, Chúa Giêsu c̣n cắt
nghĩa riêng cho các tông đồ hiểu rơ hơn về Mầu Nhiệm Nước Trời (xem Mt
13:34-43). Đó cũng là lư do, như chính lời Chúa Giêsu thưa cùng Cha của Người:
“Những ǵ Cha đă giấu những kẻ khôn lanh thông thái th́ Cha lại tỏ những con trẻ
bé mọn nhất biết” (Lk 10:21). Đó c̣n là lư do, để trắc nghiệm xem tŕnh độ đức
tin hay kiến thức thần linh của thành phần chứng nhân tiên khởi là các tông đồ
này ra sao, Chúa Giêsu có lần đă hỏi: “Phần các con, các con cho rằng Thày là ai?”
(Mt 16:15). Phải, chủ đề Nhóm 12 được Chúa Kitô triệu tập và sai đi rao giảng
đây là “Triều Đại Thiên Chúa đă đến” cũng là Đấng Thiên Sai đă đến, một Đấng
Thiên Sai không phải ai cũng có thể tự động nhận ra, nếu không có Thần Linh
Thiên Chúa, nếu không được Người tự tỏ ḿnh ra cho: “Không ai biết Con trừ ra
Cha, và không ai biết Cha trừ ra Con và những ai Con muốn tỏ ra cho biết” (Lk
10:22).
Và đường lối để Thiên Chúa tỏ ḿnh ra cho con người đó là “trong tăm tối” và
“trong âm thầm”. “Trong tăm tối” là ở chỗ cả khi Người đă tỏ ra cho họ biết rồi
mà họ cũng không hiểu được chính thực tại mạc khải của Người. Đến nỗi, một số đă
cảm thấy “những lời đó chói tai ai nghe cho lọt” rồi bỏ Người mà đi sau khi nghe
Bài Giảng Về Bánh Hằng Sống của Người (x Jn 6:60-61). Hay như trường hợp chính
vị tông đồ Phêrô ngay sau khi được Thày khen về lời tuyên xưng “Thày là Đức Kitô,
Con Thiên Chúa” (Mt 16:16) của ngài, liền bị Thày quở trách nặng lời: “Hỡi
Satan, hăy xéo đi cho khuất mắt Ta” (Mt 16:23). Hoặc như trường hợp “tất cả đều
bỏ Người mà chạy thoát thân” (Mk 14:50) khi các tông đồ thấy Đấng Thiên Sai Thày
ḿnh bị bắt giải đi trong Vườn Cây Dầu sau Bữa Tiệc Ly. “Trong âm thầm”, ở chỗ
Mạc Khải Thần Linh được tỏ cho từng người hay từng nhóm người được tuyển chọn.
Như trường hợp Chúa Giêsu âm thầm tỏ ḿnh với riêng người đàn bà Samaritanô bên
bờ giếng Giacóp vào một buổi trưa mùa hè. Hoặc như trường hợp Chúa Kitô Phục
Sinh âm thầm tỏ ḿnh với riêng hai môn đệ trên đường đi Emmau trong lúc các vị
đang bối rối về sự kiện Thày ḿnh thực sự đă chết mà lại được tin Người sống lại
rồi. Hay như trường hợp Chúa Kitô Phục Sinh âm thầm tỏ ḿnh với riêng các tông
đồ vào tối ngày thứ nhất trong tuần, để tái sinh các vị bằng “phép rửa trong
Thánh Linh” (Jn 1:33; x. 20:22), nhất là với chung các vị vào tám ngày sau để tỏ
ḿnh cho riêng tông đồ Tôma (x. Jn 20:26-29).
“Các con đừng sợ …”
Mục đích của việc Lời Nhập Thể là Chúa Giêsu
Kitô tỏ ḿnh ra cho riêng một số người, đặc biệt là thành phần tông đồ của Người,
không phải chỉ là để cho các vị tin vào Người, ở chỗ: “Giờ đây Thày nói cho các
con biết trước khi nó xẩy ra, để khi nó xẩy ra th́ các con tin Thày Là Ai?” (Jn
13:19), song c̣n để các vị nhờ tin mà trở thành “những nhân chứng về điều ấy” (Lk
24:48), tức “các con là những chứng nhân của Thày… cho đến tận cùng trái đất”
(Acts 1:8). Đó là lư do, sau khi được Cảm Nghiệm Thần Linh: “Lạy Chúa tôi, lạy
Thiên Chúa tôi” (Jn 20:28), như tông đồ Tôma trước Đấng Thiên Sai Phục Sinh, các
tông đồ đă thực sự trở thành những chứng nhân tiên khởi của Đấng Thiên Sai Lời
Nhập Thể, đúng như người tông đồ được Chúa Giêsu yêu chân thành chia sẻ: “Đây là
những ǵ chúng tôi loan báo cho anh em: những ǵ có từ ban đầu, những ǵ chúng
tôi đă nghe, những ǵ chúng tôi đă tận mắt thấy, những ǵ chúng tôi đă chiêm
ngắm và đă đụng chạm đến… để anh em cũng được chia sẻ sự sống với chúng tôi”
(1Jn 1:1,3).
Thế nhưng, chính v́ nội dung của những ǵ được tỏ ra cho các vị “trong tối tăm”
và “trong âm thầm” này mà các vị đă bị chống đối, bắt bớ và sát hại. Bởi v́,
Thực Tại Thần Linh nơi những mạc khải này chính là Lời Nhập Thể Thiên Sai, một
Đường Lối thế gian không thể chấp nhận được, một Sự Thật thế gian không thể hiểu
thấu nổi, và là một Sự Sống thế gian không thể nào thừa hưởng. Đúng thế, v́ “con
người yêu chuộng tối tăm hơn ánh sáng” (Jn 3:19), mà “ai hành ác th́ ghét ánh
sáng; họ không đến gần ánh sáng, v́ sợ các việc họ làm bị lộ tẩy” (Jn 3:20),
trong khi đó, Lời Nhập Thể chính là “ánh sáng thật chiếu soi mọi người đă đến
trong thế gian” (Jn 1:9), nên con người thế gian rất sợ Người. Bởi đến với Người
th́ phải từ bỏ, và theo Người th́ phải vác thập giá (x Mt 16:24). Do đó, họ đă
t́m cách chẳng những sát hại Người mà c̣n truy sát cả những sứ giả hay thừa sai
rao giảng về Người nữa. Đó là lư do, ngay thời Cựu Ước, các vị tiên tri cũng đă
bị bắt bớ. Trong bài đọc thứ nhất hôm nay, tiên tri Giêrêmia đă cho biết: “Tôi
đă nghe thấy nhiều người thóa mạ và chế nhạo rằng: ‘Người này gieo khủng bố khắp
nơi: Hăy tố cáo nó, chúng ta hăy tố cáo nó’ Tất cả bạn hữu của tôi ŕnh tôi vấp
ngă mà nói rằng: ‘Ước ǵ nó bị lừa dối để chúng ta thắng nó và sẽ trả thù nó’”.
Đúng thế, con người là loài có lư trí và lương tri, lúc nào cũng hướng về và t́m
kiếm chân lư. Thế nhưng, ngược đời thay, họ lại rất sợ chân lư, nên khi vừa
trông thấy chân lư từ xa trong tâm trí của ḿnh (trước khi chọn lựa và tác hành
chẳng hạn), hay khi đă thấy rơ chân lư ngay trong lương tâm của ḿnh (sau khi
vấp phạm chẳng hạn), đă cố tránh né chân lư, chối bỏ chân lư, phủ lấp chân lư,
hay thay thế chân lư (lập luận trấn an lương tâm). Trước tâm trạng sợ hăi chân
lư như thế, th́ đối với thế gian, thành phần sứ giả và thừa sai rao giảng Chân
Lư Thần Linh quả thực chính là thành phần “gieo khủng bố khắp nơi”. Trong Tân
Ước cũng thế, v́ không thể chối căi được thực tại những ǵ tông đồ Phêrô và
Gioan làm nhân danh Chúa Giêsu Phục Sinh, Hội Đồng Do Thái đă dùng quyền hành
của ḿnh để cấm đoán không cho các ngài rao giảng về Người nữa: “Chúng ta phải
làm ǵ với những người này đây. Mọi người ở Giêrusalem đều biết được những ǵ
xẩy ra một cách lạ lùng bởi quyền năng của họ. Chúng ta không thể phủ nhận được
điều ấy. Để chặn đứng cho nó khỏi lan truyền sâu rộng hơn, chúng ta phải nghiêm
ngặt cảnh cáo họ không bao giờ được đề cập đến tên ấy cho bất cứ ai nữa” (Acts
4:15-17).
“Nhận biết Thày trước mặt con người”
Hiện tượng và sự kiện thành phần sứ giả hay
thừa sai rao giảng Chân Lư Thần Linh bị thế gian chống đối, bắt bớ và sát hại
cho thấy mối liên hệ sâu xa giữa họ, tác nhân truyền giáo, với sứ điệp truyền
giáo, hay với chính Đấng đă sai các vị. Ở chỗ, thành phần sứ giả hay thừa sai
này đều là những chứng nhân của Đấng đă sai họ và cho Đấng đă sai họ. Đó là lư
do, trước Hội Đồng Do Thái, “thành phần thất học hạ lưu” (Acts 4:13) Phêrô và
Gioan đă hiên ngang lên tiếng: “Các ngài hăy thử xét xem trước mặt Thiên Chúa
chúng tôi phải vâng lời các ngài hơn là vâng lời Thiên Chúa hay sao. Chúng tôi
thực sự không thể nào không nói về những ǵ chúng tôi đă nghe và đă thấy” (Acts
4:19-20).
Thật vậy, việc tông đồ truyền giáo chính là việc làm chứng cho chân lư, hay
chứng tỏ niềm tin chân thực bất khả biến của ḿnh. Bởi thế, con người không thể
truyền giáo, không thể làm chứng cho chân lư, cho Đấng đă sai ḿnh, nếu họ không
thâm tín chân lư, không thực sự nhận biết Đấng sai ḿnh. Tuy nhiên, để có thể
thực sự Cảm Nghiệm Thần Linh, cảm nghiệm được “Thiên Chúa là Thần Linh” (Jn
4:24), con người trước hết phải khao khát, t́m kiếm và chấp nhận chân lư, chứ
đừng sợ hăi khi thấy chân lư. Có cởi mở như thế, khi Chân Lư Thần Linh là ánh
sáng chiếu tỏ cho họ thấy “trong tăm tối” và “trong âm thầm”, con người mới được
thực sự biến đổi, mới có thể sống trong chân lư, mới được “chân lư giải phóng
cho” (Jn 8:32), mới không c̣n “ngồi trong bóng tối và trong bóng sự chết” (Lk
1:79), trái lại, được biến thành một tấm gương phản chiếu “ánh sáng thế gian” (Jn
8:12), để bản thân cũng được trở thành “ánh sáng thế gian” (Mt 5:14).
Theo tu đức, tiến tŕnh phát triển Đức Tin Thần Linh, hay tiến tŕnh tiến đến
trạng thái Cảm Nghiệm Thần Linh siêu đẳng, làm con người “thuộc hạ giới” được
hoàn toàn thần hiệp với những ǵ “thuộc thượng giới” (Jn 8:23), con người thường
phải trải qua những cuộc thử thách đức tin, được gọi là Đêm Tối Tăm. Nơi mỗi một
linh hồn, Thiên Chúa sẽ tỏ ḿnh ra cho họ một cách riêng tư, tùy theo hoàn cảnh
của họ, ơn gọi của họ. Nhưng tựu kỳ trung, Thiên Chúa sẽ làm cho họ cảm thấy
thân phận của họ, rồi từ đó và nhờ đó họ mới có thể nhận ra t́nh thương của Ngài,
đúng như những ǵ Thánh Phaolô xác tín trong bài đọc thứ hai hôm nay về tội lỗi
và ân sủng: “Nếu do tội của một người mà nhiều người phải chết, th́ ơn nghĩa của
Thiên Chúa và ân huệ ban do ơn một người là Đức Giêsu Kitô, làm cho nhiều người
được ơn dư đầy hơn bội phần”. Phải, chỉ khi nào con người cảm nghiệm được t́nh
yêu Thiên Chúa nơi bản thân ḿnh, họ mới có thể yêu thương tha nhân, mới có thể
làm chứng cho t́nh yêu của Ngài, bằng việc “yêu thương nhau như Thày đă yêu
thương các con” (Jn 15:12), và chỉ có duy dấu hiệu yêu thương này, họ mới thực
sự là chứng nhân và trở thành nhân chứng: “Tất cả mọi người sẽ nhận biết các con
là môn đệ của Thày ở chỗ các con yêu thương nhau” (Jn 13:35).
Như thế, làm tông đồ truyền giáo chính là sống yêu thương trọn lành, là làm
chứng cho “Đấng trọn lành ở trên trời” (Mt 5:48), là phản ảnh “Thiên Chúa là
T́nh Yêu” (1Jn 4:8,16), là hiện thân của Chúa Giêsu Kitô Thiên Chúa Làm Người,
một cuộc sống yêu thương dù không thực sự là nhà thừa sai Kitô hữu môn đệ chúng
ta ai cũng có thể truyền giáo ở mọi nơi và trong mọi lúc.
(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL)
2 CON SẺ
“Hai con sẻ mới bán được một xu.
Thế mà không con nào rơi xuống đất ngoài tôn ư Cha các con”
(Mt 10:29).
Trần Mỹ Duyệt
Một hôm trên đường chở con tôi tới trường, tôi đă ghé
vào một cây xăng để đổ xăng. T́nh cờ con tôi nh́n thấy một xu tiền cắc rớt ở
dưới đất, nó liền bảo tôi:
- Bố! Tiền đó bố, ḿnh lấy lên đi.
- Một xu ăn nhằm ǵ mà lấy con. Thôi đừng nhặt lên làm chi.
Nhưng con tôi vẫn cúi xuống nhặt đồng xu lên, và mơn trớn trên tay như tôi mơn
trớn tờ giấy 100$ vậy. Điều làm tôi suy nghĩ măi là câu nói của con tôi lúc bấy
giờ:
- Bố biết không một xu cũng là tiền! Tiền là tiền!
Mẩu đối thoại trên đă đem lại cho tôi một phút suy tư về cuộc đời. Tôi thấy giá
trị của cuộc đời tôi. Tôi thấy ḿnh phấn khởi, và hy vọng trước những khó khăn
đang vây quanh cuộc sống qua những câu nói vô tư của con tôi, và qua một xu bạc
cắc nằm ở cạnh một góc cây xăng.
Tôi chợt nhớ lại, thường ngày, trong một số dịp khác, tôi cũng thấy một vài đồng
tiền xu rơi rớt đó đây. Trong những trường hợp đó, tôi ít để ư tới một xu nằm
trên mặt đường hay cạnh một cống rănh nào đó, bụi bậm và rỉ sét. Tôi không mấy
quan tâm đến những đồng xu đó, v́ tôi nh́n đồng xu với giá trị là phải 10 xu mới
được một đồng 10 xu, và mười lần như vậy cộng lại mới thành 1$. Hôm nay tôi đă
nh́n một xu bằng một nhăn quan khác.
“Một xu cũng là tiền!” Đúng vậy, một xu cũng có giá trị của tiền. Giá trị đó là
ở chỗ nếu góp nhiều xu lại, tôi sẽ có một số tiền lớn tùy vào số lượng nhiều hay
ít các xu bạc cắc mà tôi có.
Trong thực tế, nhiều khi chỉ cần một xu mà đă có những khác biệt rất rơ ràng.
Chuyện xẩy ra cũng lại ở một cây xăng. Hôm đó, tôi chở con tôi ra cây xăng cạnh
nhà mua một b́nh xăng để chạy máy cắt cỏ. Giá một gallon xăng lúc đó là 1 đồng
31 xu. Nhưng tôi t́m kiếm trong túi quần, túi áo, trong hộc để tiền cắc ở xe
cũng chỉ được 1 đồng 30 xu tiền cắc. Thiếu một xu nên tôi không thể dùng số tiền
cắc trên được, đành phải đưa hai tờ giấy 1$ cho người bán xăng để họ trả lại 69
xu trước khi bơm một gallon xăng vào b́nh. Tiền là tiền! Dù một xu, một đồng,
một trăm, hay một ngàn đồng người ta cũng gọi là tiền.
Tương tự như thế, tôi là tôi. Dù thế nào đi nữa, dù nghèo, dù thiếu may mắn, dù
không nắm giữ chức vụ nào quan trọng, dù sao đi nữa, trong mọi trường hợp tôi
vẫn chính là tôi. Tôi có giá trị riêng của ḿnh như Đức Kitô đă đề cập tới trong
Tin Mừng khi nói về giá trị riêng của từng người trong nhân loại. Ngài nói: “Các
con tốt số hơn chim sẻ nhiều” (Mt 10:31). Lư do, v́ hai con chim sẻ mới chỉ bán
được một xu, nhưng Thiên Chúa “không để một con nào rơi xuống ngoài tôn ư Cha”
(Mt 10:29). Ư nghĩa của một xu bạc cắc là ở chỗ đó. Không phải v́ nó chỉ nguyên
mang ư nghĩa tiền, mà v́ qua nó, tôi nhận ra bàn tay quan pḥng Thiên Chúa trên
mọi biến cố của đời ḿnh.
Cũng như những bí ẩn của sợi tóc trong toàn bộ cuộc sống con người, câu chuyện
những con chim sẻ nhiều lúc cũng đem lại cho tôi những suy tư về vũ trụ, về con
người, và về cuộc đời trước mặt. Nhiều lần nó đă khơi lại trong tôi những thắc
mắc về sự có mặt của tôi trên trái đất, về giá trị đời tôi.
Nếu điều Đức Kitô nói là đúng, có nghĩa là con người giá trị hơn những con chim
sẻ, và không một con sẻ nào rơi xuống ngoài tôn ư Cha trên trời, th́ làm thế nào
tôi có thể giải thích được những cảnh tượng hàng ngàn, hàng vạn, và hàng triệu
con người bị gục ngă v́ đói khát, chiến tranh và bệnh tật?
Tại sao lại có những trường hợp chiến tranh, chém giết, đói khổ, và bất công như
thế xẩy ra cho con người, nếu thực sự con người có giá trị hơn loài chim sẻ? Tại
sao Chúa nuôi sống chim sẻ mà để con người phải chết đói?
Nhiều mẩu tin và mẩu quảng cáo do những cơ quan từ thiện thường xuất hiện trên
các chương tŕnh truyền h́nh làm tôi phải nhắm mắt v́ không đủ can đảm để xem.
Thí dụ, những cảnh con người bị chết v́ đói ăn. Có những em bé tôi thấy cái đầu
to c̣n toàn thân thể nhỏ xíu, và mọi đốt xương được phơi bầy ra dưới làn da đen
đủi, bệnh hoạn. Tôi sợ nhất khi nh́n thấy cảnh một em nhỏ nằm bệnh, đói lả với
bầy ruồi bu quanh đậu đầy trên miệng, trên mắt, trên tai, và cơ thể em như đang
muốn rúc rỉa cái thân xác hoi hóp chờ chết của em. C̣n em đă không tự sức ḿnh
giơ tay đuổi được đàn ruồi đó đi.
Những h́nh ảnh đói khổ tại Phi Châu hay Ấn Độ như thế đă giúp tôi mường tượng
được phần nào sự đau khổ thê lương của hàng triệu người Việt Nam trong trận đói
xẩy ra năm 1945 tại miền Bắc nước Việt Nam. Một trận đói đă giết chết hơn một
triệu người. Trong những ngày tang thương đó, nhiều người kể lại đă nh́n thấy
những em nhỏ lây lất bên đường, t́m ṭi núm vú mẹ để cố kiếm ra một giọt sữa.
Nhưng làm ǵ có sữa. Mẹ các em đă chết v́ đói.
Chim sẻ ăn ít hơn con người, nhưng con người có trí khôn biết lo toan và dự trữ
cho tương lai. Chim sẻ không phải chết đói, nhưng nhiều người chết v́ thiếu ăn.
Hai con chim sẻ mới trị giá một xu, nhưng không một con nào rơi xuống ngoài tôn
ư Cha trên trời. Con người quí giá hơn con sẻ lại bị bỏ chết v́ đói ăn. Những
h́nh ảnh đối nghịch như thế xem ra rất xung khắc nhau, và không thỏa măn được lư
trí ưa lư luận của con người. Nhiều lúc chúng cũng làm cho lư trí tôi căng thẳng,
đầu óc tôi rối loạn và hoang mang. Có những chuyện xẩy ra trước mắt, chung quanh
tôi, và cho chính cuộc đời tôi khiến tôi không thể nào không băn khoăn về ngày
mai, về tương lai, và về cuộc đời.
Cũng có thể lư do đưa đến việc hàng triệu người chết đói là v́ thái độ ích kỷ,
ḷng tham lam, và hận thù của chính con người gây ra cho con người! Nó tới từ
thái độ của tôi, của bạn đă khóa chặt ḷng ḿnh, trái tim ḿnh trước những túng
thiếu của anh chị em đồng loại.
Trong thực tế, nhiều lần tôi cũng đă ích kỷ, nhắm mắt làm ngơ trước những anh
chị em ḿnh đang cần sự giúp đỡ của tôi như thế. Tôi đă viện dẫn hàng trăm lư do
để khỏi phải móc túi, khỏi phải dừng xe, khỏi phải đến gần những người vô gia cư,
những người bệnh tật, những trẻ em bơ vơ đang ngồi đó bên vệ đường, hay một góc
phố ch́a bàn tay van xin sự thương xót của tôi.
Nhưng những sự việc xẩy ra cho chính cuộc đời tôi th́ sao? Mặc dù tôi tin ḿnh
có giá hơn những con chim sẻ, và mặc dù tôi tin ḿnh được săn sóc kỹ hơn loài
chim, nhưng vẫn có những vấn nạn đến với tôi mỗi ngày trong cuộc sống khiến tôi
phải vất vả lắm mới tin rằng ḿnh được Thiên Chúa yêu thương và săn sóc.
Làm sao tôi có thể nhởn nhơ, tung tăng vui vẻ như những con chim sẻ được, trong
khi tôi và gia đ́nh tôi đang phải đối đầu với những bài toán hóc búa của tương
lai, của nghề nghiệp, và của sự sống c̣n nữa. Tôi nhận thấy rơ điều đó, v́ tôi
thường ngày vẫn phải chiến đấu với trăm thứ rắc rối, trăm thứ thử thách, và
những đau khổ, khiến không thể nào vui tươi và nhí nhảnh được. Nhiều khi tôi
thấy thèm số phận những con chim đó, ít là chúng không bị giằn vặt, và không
phải suy nghĩ như tôi. Nhưng tôi lại sợ nếu ḿnh không tin tưởng vào Thiên Chúa,
th́ tôi làm Ngài không vui. Phải chăng đây cũng chính là cái giá của hạnh phúc
đời tôi, và tôi không thể không có Chúa ở bên cạnh ḿnh.
Nh́n những con chim nhỏ bé bay lượn vui tươi, nhí nhảnh, và ca hát líu lo vào
những buổi b́nh minh lên khơi, hay những lúc chiều tà trong những bụi cây quanh
nhà, tôi thấy chúng rất vô tư, và không tỏ vẻ sợ hăi như tôi thường sợ hăi về
cuộc đời trước mặt. Tôi không biết những con chim kia có biết đến sự quan pḥng
của Thiên Chúa dành cho chúng hay không? Tôi cũng không biết chúng đă được sinh
ra, lớn lên, và được nuôi sống như thế nào giữa bầu trời lồng lộng quanh tôi.
Nhưng tôi thấy chúng dường như hạnh phúc.
So sánh cuộc sống của những con chim được chăm sóc bởi Thiên Chúa và những con
chim được chăm sóc bởi con người cũng cho tôi thấy sự khác biệt rất rơ ràng.
Những con chim tôi nuôi trong lồng, hoặc được bày bán trong các tiệm buôn bán
thú vật, khác hẳn nhau. Một đàng không có những chiếc lồng xanh, đỏ, không có
sẵn thức ăn và nước uống được chuẩn bị đầy đủ nhưng thấy chúng sinh động, vui vẻ,
và ca hát. Một đàng được nuôi nấng và chuẩn bị kỹ lưỡng nhưng vẫn thấy buồn buồn,
ngao ngán. Nh́n chúng phải được giữ lại bằng chiếc lồng, bằng sợi giây xích,
hoặc bị cắt lông cánh th́ đủ rơ chúng không thiết tha ǵ với cảnh sống như thế.
Một hôm, hai con tôi và mẹ chúng mua một con két trắng giá 75$, với một chiếc
lồng đẹp và những thức ăn được bầy bán trong tiệm. Nhưng khi về đến nhà, con két
không chịu ăn. Nó nhất định không để cho hai con tôi, hoặc tôi đụng đến người
của nó. Nó đă chết sau đó một tuần lễ. Xác nó nằm cứng đờ trong chiếc lồng được
sửa soạn đẹp đẽ, bên ống thức ăn và nước uống. Các con của tôi đă nói, con chim
nó không thích ở với ḿnh.
Trước sự kiện đó, tôi thấy xuất hiện một h́nh ảnh rơ ràng về tương quan của tôi
với cuộc sống hiện tại và tương lai. Mỗi khi tôi cố dùng trí khôn và tài năng
của ḿnh để ước tính hoặc dự trù cho tương lai, tôi đều cảm thấy ḿnh là người
chủ những con két trong lồng kia. Tài trí, khả năng, và sự giầu có của tôi không
ngoài việc sắm cho nó một chiếc lồng, một gói đồ ăn, và một ống nước. Tôi cũng
không biết ḿnh có khả năng cung cấp những thứ đó cho nó đến bao lâu, nếu thật
sự chính tôi không được Thiên Chúa nuôi nấng như tôi đang nuôi con chim đó.
Nhưng Thiên Chúa lại khác. Kho tàng mênh mông và giầu có của thiên nhiên không
những đủ nuôi một con két, mà là toàn thể thụ tạo, trong đó có tôi. Cũng chính
v́ thế, trước những lo lắng và toan tính về tương lai của tôi, Đức Kitô đă bảo
tôi: “Đừng băn khoăn chi cho ngày mai” (Mt 6:34). Ngay cả đến bất trắc và thử
thách là những ǵ tôi khiếp sợ nhất, Ngài cũng căn nhặn: “Sự khó ngày nào, đủ
cho ngày ấy” (Mt 6:34).
Rơ ràng là Thiên Chúa đă biết trước tôi sẽ làm ǵ? Sẽ đi về đâu? Sẽ gặp những
thử thách nào? Và sẽ phản ứng ra sao trước những bất ngờ của cuộc sống. Trước sự
quan pḥng của Thiên Chúa dành cho tôi như thế, tác giả Thánh Vịnh đă phải thốt
lên:
“Tôi có thể đi đâu để tránh mặt Ngài?
Nếu tôi lên trời, Chúa có ở đó.
Nếu tôi xuống ḷng đất, cũng có mặt Ngài.
Nếu tôi chắp đôi cánh hừng đông mà bay xa tít tới bờ
đại dương. Ở đó cánh tay Ngài vẫn hướng dẫn tôi”
(Ps 144: 7-10).
Đưa cánh tay quyền uy của Ngài hướng dẫn tôi, Thiên Chúa không muốn làm tôi
hoảng sợ. Ngài không muốn nh́n thấy tôi đau khổ. Ngài cũng không phải vô t́nh
trước những đau khổ, thử thách của bất cứ ai, nhưng là quan pḥng và tiên liệu
trước tất cả. Ngài chỉ muốn con người, muốn tôi được hạnh phúc, và được mọi may
lành. C̣n những bất trắc rủi ro, những đau khổ và thử thách dĩ nhiên cần phải có
trong cuộc đời như những bài trắc nghiệm niềm tin của tôi nơi Ngài, chỉ là những
chuyện chẳng đặng đừng Ngài cho phép xẩy ra để nhắc nhở và mời gọi tôi đến với
Ngài. Nhưng dù là thử thách, những thử thách này vẫn không vượt quá sức chịu
đựng của một người.
Đức Kitô đă quả quyết: “Chim trời không gieo gặt, thu tích vào kho lẫm; vậy mà
Cha trên trời vẫn nuôi sống chúng” (Mt 6:26). Để tôi vững tin vào sự quan pḥng
của Thiên Chúa, Đức Kitô nói thêm: “Các con lại không quan trọng hơn những con
chim kia sao?” (Mt 6:26). Chính v́ tôi có giá trị, nên tôi được săn sóc kỹ lưỡng
hơn loài chim, dù tôi biết tới hay không biết tới điều này, đến độ nếu tôi không
tin như thế, tôi sẽ trở thành “kẻ hèn tin” (Mt 6:30).
Như những sợi tóc làm tăng vẻ đẹp của con người, những con chim nhỏ bé kia cũng
đang nói cho tôi biết về vẻ đẹp tuyệt vời của t́nh thương Thiên Chúa, và sự quan
pḥng đầy khôn ngoan của Ngài. Các thánh nhân đă nhân cách hóa những bông hoa,
những con chim, những tạo vật quanh ḿnh để ca tụng t́nh yêu của Thiên Chúa.
Thánh Philípphê Nêri đă dùng cây gậy khua nhẹ vào những bông hoa nhỏ bên đường
và nói: “Thôi im đi, tôi biết rồi, đừng lớn tiếng chê bai tôi không biết ca tụng
Thiên Chúa nữa”.
Thánh Phanxicô Assisi đă gọi những con chim, mặt trời, mặt trăng, ngôi sao, bông
hoa...là anh hay chị, v́ Ngài nh́n thấy t́nh yêu thương của Thiên Chúa qua những
tạo vật đó.
(Trích trong CON BIẾT CHÚA NGHE CON của cùng tác giả
do Nguyệt San Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp xuất bản, 1996).
|