Chúa Nhật

26/6: Thánh Vigilius (353-405)

Được bổ nhiệm giám mục ở Trento năm 20 tuổi.

Nỗ lực hoán cải dân chúng ở thung lũng Trento trở lại Kitô giáo.

Bị các nông gia thờ thần Saturn ném đá chết.

 


CHÚA NHẬT XIII QUANH NĂM



BÀI ĐỌC I: 2 Reg 4:8-11, 14-16a

“Người đến trọ nhà ḿnh, là một vị thánh của Thiên Chúa”
Bài trích sách Các Vua quyển thứ hai.

Một ngày nọ, Êlisê đi ngang qua miền Sunam. Ở đó có một bà sang trọng mời ông ở lại dùng bữa. Và từ đấy, mỗi khi ông đi ngang qua đó, ông đều đến nhà bà dùng bữa. Bà nói với chồng bà rằng: “Tôi biết rằng người thường trọ nhà ḿnh, là một vị thánh của Thiên Chúa. Vậy chúng ta hăy làm cho ông một căn pḥng trên lầu, và đặt trong căn pḥng đó một cái giường, một cái bàn, một cái ghế, và một cây đèn, để mỗi khi đến, ông ở đó”. Một ngày nọ Êlisê đến, ông lên căn pḥng trên lầu và nghỉ tại đó. Ông nói: “Bà muốn chúng tôi làm ǵ cho bà”? Giêzê nói rằng: “Thầy khỏi hỏi, bà ấy không có con và chồng bà đă già”. Êlisê bảo gọi bà ta. Nghe gọi, bà liền đến đứng trước cửa, ông nói với bà rằng: “Năm tới cũng vào thời kỳ nầy, nếu thời gian cũng trôi qua b́nh thường, bà sẽ mang thai một con trai”.

Lời của Chúa.


Đáp Ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)

Lạy Chúa, tôi sẽ ca ngợi t́nh thương của Chúa tới muôn đời.

1.      Tôi sẽ ca ngợi t́nh thương của Chúa tới muôn đời, qua mọi thế hệ miệng tôi loan truyền ḷng trung thành Chúa. V́ Ngài đă phán: “T́nh thương của Ta đứng vững muôn đời”; trên cơi trời cao, Ngài thiết lập ḷng trung tín.

2.      Phúc thay dân tộc biết hân hoan, lạy Chúa, họ tiến thân trong ánh sáng nhan Ngài. Họ luôn luôn mừng rỡ v́ danh Chúa, và tự hào v́ đức công minh Ngài.

3.      V́ Chúa là vinh quang quyền năng của họ, nhờ ân huệ Chúa, uy quyền của chúng tôi được suy tôn. Bởi chưng khiên thuẫn chúng tôi là của Chúa, và vua chúng tôi thuộc về Đấng Thánh của Israel.


BÀI ĐỌC II: Rom 6:3-4, 8-11

“Chúng ta chịu mai táng với Ngài nhờ phép rửa, chúng ta phải sống đời sống mới”
Bài trích thơ Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Rôma.

Anh em thân mến, tất cả chúng ta đă chịu phép rửa trong Đức Kitô, tức là đă chịu phép rửa trong sự chết với Người. Và chúng ta đă cùng chịu mai táng với Người, bởi v́ được thanh tẩy trong sự chết của Người, để như Đức Kitô nhờ vinh hiển của Chúa Cha mà sống lại từ cơi chết thế nào, th́ cả chúng ta cũng phải sống đời sống mới như thế. Mà nếu chúng ta đă chết với Đức Kitô, chúng ta tin rằng: chúng ta cũng sẽ cùng sống với người v́ biết rằng Đức Kitô một khi từ cơi chết sống lại, Người không chết nữa, sự chết không c̣n làm chủ được Người nữa. Người đă chết, tức là chết một lần dứt khoát đối với tội lỗi, mà khi Người sống, là sống cho Thiên Chúa. Cả anh em cũng thế, anh em hăy tự kể như ḿnh đă chết đối với tội lỗi, nhưng sống cho Thiên Chúa, trong Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.

Lời của Chúa.


(Xin mời Cộng đoàn đứng)
Alleluia, alleluia. --- Chúa phán: “Thầy là đường, là sự thật, và là sự sống: không ai đến được với Cha mà không qua Thầy”. --- Alleluia.


PHÚC ÂM: Mt 10:37-42

“Kẻ nào không mang lấy thập giá, th́ không xứng đáng với Thầy, kẻ nào tiếp đón các con, là tiếp đón Thầy”
Bài trích Phúc Âm theo Thánh Matthêô.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các tông đồ rằng: “Kẻ nào yêu mến cha mẹ hơn Thầy, th́ chẳng xứng đáng với Thầy, và kẻ nào yêu mến con trai, con gái hơn Thầy, th́ không xứng đáng với Thầy. Kẻ nào cố t́m mạng sống ḿnh th́ sẽ mất, và kẻ nào đành mất mạng sống ḿnh v́ Thầy, th́ sẽ t́m lại được nó. Kẻ nào đón tiếp các con là đón tiếp Thầy: và kẻ nào đón tiếp Thầy, là đón tiếp Đấng đă sai Thầy. Kẻ nào đón tiếp một tiên tri với danh nghĩa là tiên tri, th́ sẽ lănh phần thưởng của tiên tri, và kẻ nào đón tiếp người công chính với danh nghĩa người công chính, th́ sẽ lănh phần thưởng của người công chính. Kẻ nào cho một trong những người bé mọn nầy uống chỉ một bát nước lă mà thôi với danh nghĩa là môn đệ, th́ quả thật, Thầy nói với các con: người ấy không mất phần thưởng đâu”.

Phúc Âm của Chúa.

 

SUY NIỆM LỜI CHÚA
 

 

“Ai tiếp nhận các con là tiếp nhận Thày”

 


Đức Tin t́m kiếm Tin Mừng

Phụng Vụ Lời Chúa nói chung và Phúc Âm nói riêng của Chúa Nhật XIII Năm A Mùa Thường Niên tuần này vẫn tiếp tục vấn đề tông đồ truyền giáo của Chúa Nhật XI và XII trước đây. Thật vậy, ở Chúa Nhật XI, Phúc Âm thuật lại việc Chúa Giêsu triệu tập 12 tông đồ và sai các vị đi loan báo cho chiên lạc nhà Yến Duyên biết về việc Người là Đấng Thiên Sai đă đến, qua chủ đề “Triều Đại Thiên Chúa đă đến”. Và nếu ở Chúa Nhật XII, Phúc Âm ghi lại những lời Chúa Giêsu nói với thành phần thừa sai của Người là các vị tông đồ về tinh thần chứng nhân truyền giáo của các vị, th́ ở Chúa Nhật XIII hôm nay, Phúc Âm cho chúng ta biết những lời Chúa Giêsu nói với các vị, nhưng không phải nói về các vị nữa mà là nói về đối tượng của các vị, tức về thái độ của thành phần được nghe thấy tin mừng các vị loan báo cho họ. Đó là lư do chúng ta thấy Chúa Giêsu gián tiếp nói với thành phần nghe tin mừng qua những ǵ Người nói với thành phần tông đồ thừa sai như sau: “Ai tiếp nhận các con là tiếp nhận Thày, và ai tiếp nhận Thày là tiếp nhận Đấng đă sai Thày”. Sở dĩ chúng ta cho rằng những lời của Chúa Kitô trong bài Phúc Âm hôm nay nhắm đến thành phần nghe rao giảng Tin Mừng hơn là thành phần thừa sai, là v́ những lời của Người đă được bài đọc thứ nhất chứng thực qua trường hợp người đàn bà giầu có đă ân cần tiếp đón tiên tri Êlisa như là một vị thánh nên đă được phần thưởng của một vị thánh, phần thưởng có con ngoài sức tự nhiên.

Về những ǵ chứng thực thành phần tông đồ thừa sai được Chúa Kitô sai đi loan báo Tin Mừng Sự Sống, để nhờ đó thế gian có thể nhờ chứng từ sống động và chuyên chính của họ mà nhận ra Chân Lư là Chúa Kitô, Đấng sai các vị, chúng ta đă đề cập đến ở bài chia sẻ tuần trước. Tuần này chúng ta chỉ chú trọng đến thành phần được tiếp xúc với các vị thừa sai, tức thành phần được Chúa Kitô nhắm đến khi sai các tông đồ đi rao giảng. Vẫn biết, trong số những người được sai đi, một lúc nào đó và một số nào đó trong họ có thể trở thành trộm cướp không qua cửa mà vào, tức không đến với chiên lạc như một vị chủ chiên chân chính theo gương Chúa Kitô “là cửa đàn chiên” (Jn 10:7). Thế nhưng, dù tư cách thành phần được sai đi có thế nào chăng nữa, thậm chí có phản lại với những ǵ họ rao giảng chăng nữa, theo ơn gọi thực sự của ḿnh, họ vẫn là thừa sai. Bởi thế, dù có nặng lời khiển trách và vạch trần bộ mặt thật hết sức ghê tởm của nhóm Pharisiêu và luật sĩ đi nữa, Chúa Kitô cũng vẫn vừa cảnh giác vừa căn dặn cả dân Do Thái lẫn các môn đệ của Người một cách hết sức rơ ràng như sau: “Các luật sĩ và những người Pharisiêu đóng vai thày dạy thừa kế Moisen, bởi thế các người hăy thực hiện hết mọi sự và tuân giữ hết mọi sự họ bảo các người. Nhưng đừng có mà bắt chước gương của họ” (Mt 23:2).


Đức Tin tiền hô Tin Mừng

Nếu thế, nếu cần phải chấp nhận cả thành phần có quyền giảng dạy mà lại có tư cách bất xứng với những ǵ họ truyền dạy như thế, th́ phải chăng Đức Tin cần phải có trước Tin Mừng? Tức là, nếu nhờ dấu chứng của thành phần tông đồ thừa sai và nơi thành phần tông đồ thừa sai mà nhận biết Chân Lư, mà Tin Chúa Kitô, trong khi đó, một số thành phần tông đồ thừa sai (sau) này chẳng những không tỏ ra hay không có những dấu chứng ấy, mà c̣n sống ngược lại với những ǵ họ giảng, (điển h́nh nhất là t́nh trạng bè rối vào những thế kỷ đầu của Giáo Hội, hay nạn linh mục lạm dụng t́nh dục ở Hoa Kỳ vào đầu năm 2002), th́ không phải là Đức Tin cần phải có trước Tin Mừng hay sao? Bởi v́, phải lấy đức tin mà chấp nhận các vị rồi mới có thể nghe lời các vị được. Bằng không, theo tự nhiên, người ta, nhất là thành phần vốn thuộc về đàn chiên của các vị, sẽ khinh bỉ các vị và sẽ ghét bỏ các vị ra mặt.

Thật ra, không phải chỉ khi nào gặp trường hợp tiếp xúc với những vị thừa sai bất xứng thành phần nghe rao giảng tin mừng mới cần phải dùng đến đức tin, mà chính ngay cả khi tiếp xúc với những vị tông đồ chân chính, “con người vốn yêu tối tăm hơn ánh sáng” (Jn 3:19) cũng đă phải cần đến đức tin nữa, bằng không, họ sẽ không thể nào chấp nhận được sứ điệp các vị loan báo và rao giảng. V́ sứ điệp các vị tông đồ thừa sai chân chính là một mầu nhiệm, là một Chân Lư, là một Thực Thể, là Thiên Chúa Làm Người, cần phải có Thần Linh mới chấp nhận được. Sự kiện hay hiện tượng các vị thừa sai sống ngược lại với những ǵ các vị rao giảng cho thấy sứ điệp của các vị cao siêu huyền nhiệm biết bao, chính các vị cũng chưa với tới, bằng cuộc sống của ḿnh, huống chi thành phần nghe các vị. Trường hợp Thánh Phêrô Tông Đồ được Thánh Phaolô Tông Đồ công khai sửa lỗi ở Antiôkia về thái độ Thánh Phêrô (ảnh hưởng đến cả Barnabê) tránh né chân lư chỉ v́ nể sợ người Do Thái trước mặt Dân Ngoại (xem Gal 2:11-14), là một chứng cớ cho thấy vị thừa sai và sứ điệp được rao giảng hoàn toàn khác nhau. Bởi thế, nếu chấp nhận các vị thừa sai, dù là các vị có tác hành chân chính hay bất chính với sứ điệp các vị rao giảng, cũng đều phải dùng đến đức tin. Mà nếu lấy đức tin chấp nhận thành phần thừa sai tức là chấp nhận chính sứ điệp, hay chấp nhận chính Đấng sai các vị đi, tức là thành phần nghe rao giảng Tin Mừng bằng thiện tâm, bằng đức tin th́ họ sẽ gặp được chính Chân Lư, gặp được chính Chúa Kitô: “Ai tiếp nhận các con là tiếp nhận Thày” c̣n có thể hiểu được theo khía cạnh này.

 

Nói như thế không có nghĩa là thành phần thừa sai sống thế nào, tích cực hay tiêu cực, nếu người nghe có ḷng ngay lấy đức tin mà chấp nhận các vị, th́ các vị cũng có thể làm chứng cho Chúa Kitô. Thật ra, theo ơn gọi của ḿnh, việc họ làm chứng cho Chân Lư chính là sống đúng Chân Lư, và việc họ làm chứng cho Chúa Kitô là sống Chúa Kitô.

Đức Tin phản ảnh Tin Mừng

Và nếu ai lấy đức tin chấp nhận các vị thừa sai chắc chắn sẽ gặp được Chân Lư, gặp được Chúa Kitô th́ thật sự là họ cũng sẽ được thừa hưởng cùng một phần thưởng với các vị vậy, đúng như lời Chúa Kitô khẳng định trong bài Phúc Âm hôm nay: “Ai tiếp nhận một vị tiên tri với danh nghĩa họ là một vị tiên tri th́ nhận được phần thưởng của tiên tri”. Tại sao? Tại v́ phần thưởng của các vị thừa sai đây là ǵ, nếu không phải là thấy Chúa Kitô Thiên Sai, cũng là Đấng đă sai các vị, được nhận biết và yêu mến, nghĩa là thấy Chân Lư được sáng tỏ. Vậy khi thành phần nghe loan báo và rao giảng Tin Mừng nhận biết Chân Lư, nhận biết Chúa Kitô, th́ không phải là họ cũng được thông phần với các vị thừa sai tông đồ hay sao? Đó là lư do Thánh Tông Đồ Gioan đă xác nhận và khẳng định: “Những ǵ chúng tôi đă thấy và đă nghe th́ chúng tôi loan báo cho anh em để anh em được thông phần sự sống với chúng tôi” (1Jn 1:3). Việc “thông phần sự sống” này được thể hiện ở chỗ, đức tin của các vị tông đồ, thành phần chứng nhân tiên khởi thừa sai, và đức tin của Kitô hữu, dù là người Kitô hữu cuối cùng vào ngày tận thế, cũng chỉ là một. Bởi v́, tất cả đều tin Con Người Giêsu Nazarét “là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16:16), đều tuyên xưng và chứng thực Đức Kitô Phục Sinh này chính là “Chúa và Thiên Chúa” (Jn 20:28).

Chính v́ cả hai thành phần thừa sai rao giảng Phúc Âm Nước Trời lẫn thành phần chấp nhận Tin Mừng Sự Sống được các vị loan báo đều có cùng một Đức Tin, đều theo cùng một “Con Người Giêsu Kitô, trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người” (1Tim 2:5), mà Chúa Kitô trong đầu bài Phúc Âm hôm nay đă dạy cho cả hai một con đường duy nhất, đó là con đường hẹp, con đường bỏ ḿnh và thập tự của một người môn đệ được Đấng Vượt Qua kêu gọi: “Ai yêu mến cha mẹ, con cái nam nữ hơn Thày th́ không xứng đáng với Thày. Ai không vác thập giá ḿnh mà theo Thày cũng không xứng đáng với Thày”. Thật vậy, sống đức tin, một đức tin được thể hiện sống động và sáng tỏ nhất qua những chứng từ đức ái, chính là theo Chúa Kitô, hay ngược lại, theo Chúa Kitô chính là sống đức tin cũng thế. Việc sống đức tin hay theo Chúa Kitô đây đă được bắt nguồn từ Phép Rửa, như Thánh Phaolô đă xác tín và nhắc nhở tín hữu Rôma trong bài đọc thứ hai hôm nay: “Anh em không biết rằng chúng ta được rửa trong Chúa Giêsu Kitô là chúng ta đă được rửa trong cái chết của Người hay sao?Nhờ phép rửa trong sự chết của Người, chúng ta đă được mai táng với Người, để như Chúa Kitô đă sống lại từ trong kẻ chết nhờ vinh quang của Chúa Cha thế nào th́ chúng ta cũng được sống cuộc sống mới như vậy... Bởi thế, chúng ta phải tự coi như là ḿnh đă chết cho tội lỗi để sống cho Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô”.


(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL)


 

BÁT NƯỚC LĂ

 

 

Nếu hôm nay có một linh mục, giám mục, hồng y, hay giáo hoàng đến thăm gia đ́nh bạn trong tư cách một người thân, hoặc người bạn, th́ tôi sẽ định cho những vị ấy uống ǵ? Rượu mạnh, rượu chát, trà quí, cà phê hảo hạng, nước ngọt, hoặc nước lọc. Tôi nghĩ là tất cả. Tất cả những ǵ là quí giá, đắt tiền, ngon, lành, và bổ. Lư do đơn giản, v́ không những họ là một người bạn, người thân, mà c̣n là người bạn, người thân có địa vị cao cả trong giáo hội. Một cách tương tự, nếu một người bạn thân của gia đ́nh tôi là bộ trưởng, tổng trưởng, thủ tướng, tổng thống, th́ cách thức đón tiếp cũng mang một h́nh thức trang trọng như vậy.

 

Ngược lại, nếu cũng là một người bạn, mà là người tầm thường. nghèo khổ, và thường ngày vẫn quen nhau th́ sao? Th́ thế nào cũng xong, nước lă đun sôi, hoặc nước trà b́nh thường thôi. Ở đây, th́ lư do đơn giản là, chỗ quen biết, và bạn bè b́nh dân lâu năm.

 

Cũng là một người bạn, cũng là một h́nh thức thăm viếng, nhưng có hai lối cư xử, đón tiếp, mà sự cách biệt ấy không ǵ khác, chỉ là v́ cái địa vị của một người. Chính v́ nh́n nhau bằng cặp mất “địa vị” như vậy, cho nên đức tin của tôi không trưởng thành, và không phát triển. Và cũng v́ lối nh́n ấy, mà Chúa Giêsu cũng bị tôi đối xử một cách bất công, nếu không muốn nói là coi thường, và rẻ rúng. V́ có bao giờ “chúng tôi có bao giờ thấy Chúa khát mà cho uống đâu” (Mt 25:37). Nhưng rồi Chúa Giêsu đă trả lời cho những kẻ hỏi ngài, người lành cũng như kẻ dữ: “Khi các ngươi làm việc ấy cho một kẻ bé nhỏ trong anh em ta đây, là các ngươi đă làm cho chính ta” (Mt 25:40).

 

Những anh em bé nhỏ của Chúa. Thật khó mà tưởng tượng được, một người nghèo đói, tàng tật, vất vưởng đầu đường xó chợ kia lại là chính Chúa. Và cũng chính v́ Chúa như thế, nên ít người đă nhận ra ngài. V́ chỉ có ngài mới có thể nói với tôi: “Kẻ nào cho một trong những kẻ bé mọn này uống chỉ một bát nước lă mà thôi với danh nghĩa là môn đệ, th́ qủa thật, thầy nói với các con, người ấy không mất phần thưởng đâu” (Mt 10:42).

 

Th́ ra thế, bát nước cho một người bé mọn v́ Chúa sẽ chẳng mất phần thưởng. Và kẻ bé mọn th́ chung quanh tôi có đầy: Những người tàng tật tinh thần và thể xác. Những người nghèo đói t́nh thương và cơm bánh. Những người bị bơ rơi và quên lăng. Những người bị hà hiếp và chèn ép. Những trẻ thơ không cha mẹ, không người thân thuộc. Những cô nhi và quả phụ. Những nạn nhân chiến tranh và ḷng thù ghét của đồng loại. Tóm lại, những người mà Chúa Giêsu bảo là bạn hữu của Chúa th́ không hiếm. Nhưng cái khó là làm sao nhận ra họ, nhận ra họ là chứng nhân, là kẻ được Chúa sai đến với ḿnh. V́ bao lâu không nh́n ra cái ấn tín chứng nhân nơi họ, không nh́n ra ư nghĩa của lần gặp gỡ với họ, tôi sẽ không nhận ra họ, và cũng không bao giờ chấp nhận cái sứ vụ của người sai họ đến với ḿnh.

 

Không nhận ra họ, và không nhận ra sứ vụ của họ, là chối bỏ người sai họ. Như việc người ta chối bỏ môn đệ của Chúa. Trường hợp ấy, làm ǵ có nước mà cho uống, v́ đă không coi họ như những người thân thiện, những đại diện của đấng đă sai họ, làm ǵ tôi có thể vui ḷng và tiếp đón họ.

 

Thật vậy, ai cũng biết rằng tự nó, bát nước lă không đem lại công trạng để được tưởng thưởng. Nó cũng chẳng có lư do được phần thưởng đời đời như thánh Mátthêu đă ghi trong bối cảnh của ngày chung thẩm, trong đó một trong những lư do người lành được thưởng v́ đă cho một người bé mọn một bát nước lă. Cũng như một trong những lư do kẻ dữ phải đọa đầy, v́ đă từ chối không cho anh chị em nhỏ bé ḿnh một ly nước khi họ khát (xem Mt 25:46).

 

Nhưng lư do để người lănh thưởng và kẻ bị chúc dữ v́ những bát nước là v́ đă cho “những kẻ bé nhỏ nhất trong anh em ta” và “v́ họ là môn đệ ta”. Thái độ đón tiếp ấy, cái nh́n tâm linh ấy là những ǵ Chúa Giêsu muốn được nh́n thấy trong sinh hoạt của tôi, và trong cách cư xử, đối đăi hằng ngày với nhau của tôi. Đây là một cái nh́n xuyên thấu tâm hồn, phát xuất từ đức tin và đức mến hành động. Điều mà có thể làm cho chúng ta khám phá ra Chúa Giêsu trong những anh chị em chung quanh ḿnh. Không phải v́ cái vỏ bên ngoài, hay địa vị xă hội, hoặc giáo hội, mà là người đó là h́nh ảnh, là hiện thân, là sứ giả của Chúa Giêsu. Cũng với lối nh́n ấy, chúng mới có thể tiếp đón mọi người đến với tôi thường ngày, và nh́n ra họ là “sứ giả”, là môn đệ được sai tới từ Thiên Chúa đến với tôi trong bối cảnh này, trong t́nh huống ấy, và trong thời điểm ấy. Nhận ra họ, và qua họ nh́n thấy Chúa, lúc ấy, tôi sẽ đón tiếp họ và qua họ, đón tiếp Chúa.

 

Như vậy, khi Chúa Giêsu lấy đơn vị một bát nước, và một người anh em hèn mọn nhất, để đo lường và cân nhắc thái độ đón tiếp của tôi dành cho nhau, cũng như t́nh cảm mà tôi dành cho anh chị em ḿnh là như nhắn gửi tôi rằng, trong hoàn cảnh nào, và trong bất cứ ai, th́ Chúa Giêsu vẫn có mặt, và đến với tôi. Ngài đến không chỉ để ban thưởng, mà c̣n để xin tôi, mong đón nhận nơi tôi một lời an ủi, một nụ cười thông cảm, và một ánh mắt yêu thương. Như một người đang đi đường nhận được bát nước giải khát vậy.

 

Chúa Giêsu cần an ủi không? Và Chúa Giêsu cần được khuyến khích không? Có chứ. Chúa Giêsu đă chẳng nói với các Tông Đồ trong vườn Cây Dầu: “Các con hăy ở đây và thức với thầy”. Và người nói với người thiếu phụ Samaritanô: “Cho tôi uống với” (Gioan 4:7). Đây là một mời mời gọi, lời mở ra từ cơi ḷng Thiên Chúa, Ngài muốn trao ban cho nhân loại cái cơ hội để tiếp cận và gần gữi Ngài. Nước th́ làm ǵ mà Ngài không có. Ngài muốn ăn ǵ, uống ǵ mà không có. Và điều này đă phản ảnh lời mà Ngài đă nói với thiếu phụ Samaritanô bên giếng nước Giacob: “Nếu chị biết ơn Thiên Chúa và người đang nói với chị là ai, hẳn chị sẽ xin người ban nước hằng sống cho” (Gioan 4:10).

 

Chúa xin mà là Chúa cho. Ngài chỉ muốn tạo cơ hội cho con người nhận ra Ngài, tiếp nhận Ngài, và đón Ngài vào nhà ḿnh. Bằng mọi cách, Ngài muốn cho con người hiểu Ngài yêu thương con người, và chỉ cần một đáp trả rất nhỏ mọn thôi, như cho người bạn ḿnh một bát nước v́ Ngài, Ngài cũng mủi ḷng, cũng cảm động, và cũng ghi ơn. Tiền bạc th́ tôi không có. Hạt xoàn th́ tôi không có. Vàng bạc th́ tôi không có. Nhưng chẳng lẽ tôi không có lấy một bát nước cho người nghèo quang ḿnh. Và chỉ cần bằng một ḷng yêu mến, kính trọng, và thái độ khiêm nhường là tôi thấy Chúa ở ngay bên ḿnh: “Kẻ nào cho một trong những kẻ bé mọn này uống chỉ một bát nước lă mà thôi với danh nghĩa là môn đệ, th́ qủa thật, thầy nói với các con, người ấy không mất phần thưởng đâu” (Mt 25:42).

Trần Mỹ Duyệt