|
3/7: Thánh Tôma Tông Đồ Vị Tông Đồ nghi nan về việc Chúa Kitô phục sinh. Theo truyền tụng, giảng đạo ở Ấn Độ và tử đạo ở đó. |
“Nầy
vua ngươi khiêm tốn đến với ngươi” Đây Chúa phán: “Hỡi thiếu nữ Sion, hăy nhảy mừng; hỡi thiếu nữ Giêrusalem, hăy reo mừng: Nầy vua ngươi đến với ngươi. Người là Đấng công chính và là Đấng cứu độ; Người khiêm tốn ngồi trên ḿnh lừa, trên lừa con, là con của lừa mẹ. Người đă loại bỏ các chiến xa khỏi Epharaim, và ngựa khỏi Giêrusalem. Cung tên chiến trận sẽ được phá hủy. Người sẽ công bố ḥa b́nh cho các dân tộc. Quyền bính của Người sẽ bành trướng từ biển nầy đến biển nọ, từ sông cái đến tận cùng trái đất”. Lời của Chúa.
Lạy Chúa, lạy Thiên Chúa, tôi sẽ chúc tụng danh Chúa tới muôn đời. 1. Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa, tôi sẽ ca khen Chúa, và tôi sẽ chúc tụng danh Chúa tới muôn đời. Hằng ngày tôi sẽ chúc tụng Chúa, và tôi sẽ khen ngợi danh Chúa tới muôn đời. 2. Chúa nhân ái và từ bi, chậm bất b́nh và giàu ân sủng. Chúa hảo tâm với hết mọi loài, và từ bi với mọi công cuộc của Chúa. 3. Lạy Chúa, mọi công cuộc của Chúa hăy ca ngợi Chúa, và các thánh nhân của Ngài hăy chúc tụng Ngài. Thiên hạ hăy nói lên vinh quang nước Chúa, và hăy đề cao quyền năng của Ngài. 4. Chúa trung thành trong mọi lời Ngài phán, và thánh thiện trong mọi việc Ngài làm. Chúa nâng đỡ hết những ai sa ngă, và cho mọi kẻ kḥm lưng đứng thẳng lên.
“Nếu
nhờ thần trí mà anh em đă giết được hành động của xác thịt, th́ anh em sẽ được
sống” Anh em thân mến, anh em không sống theo xác thịt, nhưng sống theo tinh thần, nếu thật sự Thánh Thần Chúa ở trong anh em. Nếu ai không có Thánh Thần của Đức Kitô, th́ kẻ ấy không thuộc về Người. Và nếu Thánh Thần của Đấng đă làm cho Đức Giêsu Kitô từ cơi chết sống lại ở trong anh em, th́ Đấng đă làm cho Đức Kitô từ cơi chết sống lại cũng cho xác phàm hay chết của anh em được sống, nhờ Thánh Thần Người ngự trong anh em. Anh em thân mến, chúng ta không phải là những kẻ mắc nợ xác thịt, để chúng ta sống theo xác thịt. V́ chưng, nếu anh em đă sống theo xác thịt, anh em sẽ phải chết; nhưng nếu nhờ thần trí mà anh em đă giết được các hành động xác thịt, th́ anh em sẽ được sống. Lời của Chúa.
“Ta dịu
hiền và khiêm nhượng trong ḷng” Khi ấy, Chúa Giêsu lên tiếng nói rằng: “Lạy Cha là Chúa trời đất, Con xưng tụng Cha, v́ Cha đă giấu không cho những người hiền triết và khôn ngoan biết những điều ấy, mà lại mạc khải cho những kẻ bé mọn. Vâng, lạy Cha, v́ ư Cha muốn như vậy. Mọi sự đă được Cha Ta trao phó cho Ta. Và không ai biết Con, trừ ra Cha. Và cũng không ai biết Cha, trừ ra Con, và kẻ Con muốn mạc khải cho. Tất cả hăy đến với Ta, hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng, Ta sẽ nâng đỡ bổ sức cho các ngươi. Hăy mang lấy ách của Ta và hăy học cùng Ta, v́ Ta dịu hiền và khiêm nhượng trong ḷng, và tâm hồn các ngươi sẽ gặp được b́nh an. V́ ách của Ta th́ êm ái và gánh của Ta th́ nhẹ nhàng”. Phúc Âm của Chúa.
CẢM NGHIỆM LỜI CHÚA
“Không ai biết
Cha trừ những kẻ Con muốn tỏ Cha ra cho”
Thực Hành Sống Đạo:
Bài Phúc Âm Chúa Nhật 14 tuần này cho chúng ta thấy ch́a khóa để mở ra kho tàng Mạc Khải Thần Linh, để Kitô hữu chúng ta có thể tiến vào Mầu Nhiệm Nước Trời, đó là hăy hoán cải và trở nên như trẻ nhỏ. Bởi v́, như Chúa Giêsu khẳng định “Lạy Cha là Chúa trời đất, Con xưng tụng Cha, v́ Cha đă giấu không cho những người hiền triết và khôn ngoan biết những điều ấy, mà lại mạc khải cho những kẻ bé mọn”.
Trước hết, điều Thiên Chúa muốn giấu thành phần hiền triết và khôn ngoan đây là ǵ, nếu không phải là chính Lời Nhập Thể, v́ Chúa Giêsu Kitô, Lời Nhập Thể, là tất cả Mạc Khải Thần Linh, là những ǵ Thiên Chúa muốn tỏ ra cho loài người biết về chính bản thân Ngài. Thật ra, không phải là Thiên Chúa muốn giấu họ, v́ “Thiên Chúa muốn tất cả mọi người được cứu rỗi và nhận biết chân lư” (1Tim 2:4). Thế nhưng, cho dù “Thiên Chúa là Thần Linh” (Jn 4:24) có tỏ hết ḿnh ra nơi Lời Nhập Thể là Chúa Giêsu Kitô, con người vẫn không thể nào thấu hiểu nổi, thấu hiểu hết, bằng trí khôn tự nhiên của ḿnh, như trường hợp thành phần luật sĩ, Pharisiêu và hội đồng Do Thái thời xưa, thậm chí kể cả các vị tông đồ gần gũi Chúa nhất, nếu không được Thần Linh Chúa Kitô dẫn vào tất cả sự thật.
Đó cũng là lư do khi đọc Phúc Âm, là những ǵ đă được Chúa phán dạy, về Nước Trời cũng như về đường lối về trời, Kitô hữu chúng ta cũng, hầu như và hầu hết, chẳng hiểu ǵ hay chẳng hiểu mấy, cho đến khi được đặc biệt soi động, và càng sống, nhất là càng trải qua khổ đau, chúng ta càng hiểu sâu xa thấm thía hơn Lời Chúa, nếu chúng ta thành tâm muốn lắng nghe và tuân giữ Lời Chúa một cách đơn sơ như một trẻ nhỏ.
Tại sao, nếu không phải v́ Thiên Chúa biết rằng con người không thể đến với Ngài nên Ngài đă hạ ḿnh đến với con người th́ con người chỉ cần t́m kiếm Ngài nơi những ǵ Ngài tỏ ḿnh ra mà thôi, đó là nơi thân phận con người, một con người bần cùng và tuân phục là những ǵ vốn ngược lại với xu hướng nguyên tội thích được đầy đủ tiện nghi giầu sang phú quí và quyền uy danh giá v.v. vậy.
Chưa bao giờ Lời Chúa trong bài Phúc Âm Chúa Nhật XIV tuần này ứng nghiệm một cách chí lư và xác thực cho bằng lúc này. Thành phần “hiền triết và khôn ngoan” được Chúa Giêsu nói đến trong bài Phúc Âm, thành phần nói chung được gọi là trí thức đây không hiểu ǵ về những điều Thiên Chúa tỏ ra cho loài người biết qua Chúa Giêsu Kitô Con Ngài. Phải chăng đó là lư do, thành phần trí thức này, mang danh là các khoa học gia, hay những nhà lập pháp ở các quốc hội, hoặc các vị thẩm phán thuộc ngành tư pháp v.v., đă có những thí nghiệm phi nhân bản, như tạo sinh ống nghiệm và tạo sinh sao bản, đă ban bố những đạo luật phi đạo lư, như cho phép phá thai và đồng tính hôn nhân, đă thực hiện những án quyết phản công lư, như cho đốt cờ quốc gia, cho ly dị đơn phương, hay cho triệt sinh bức tử con người, như vụ Terry Schiavo ở Florida cuối tháng 3/2005 vừa rồi. Tại sao con người thời đại càng văn minh lại càng bị phá sản về luân lư như thế, chẳng khác ǵ như một anh hề “đóng khố đi giầy tây” trên khấu trường lịch sử như thế? Chúng ta chỉ t́m thấy câu trả lời đích đáng cho hiện tượng khủng hoảng về tâm linh và đạo lư của con người ngày nay nơi tác phẩm “Hồi Niệm và Căn Tính” của ĐTC GPII, tác phẩm cuối cùng ngài để lại cho nhân loại trước khi ngài vĩnh viễn ra đi 2 tháng, với những nhận định của ngài về lịch sử con người và phương thể để lấy lại căn tính con người.
Qua những nhận định của Vị Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trên đây, kể cả trong Thông Điệp “Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần” ngày 4/3/1979, lẫn trong tác phẩm “Hồi Niệm và Căn Tính” vào thời điểm tháng 3/2005, th́ thế giới đă sống trong “một thời điểm của mối đe dọa đối với con người bằng nhiều h́nh thức… của những hủy hoại lớn lao đối với con người, của những tàn phá vĩ đại, chẳng những về vật chất mà c̣n cả về luân lư, thực sự là thế, có lẽ trên hết là về mặt luân lư”. Cũng chính v́ “những tàn phá vĩ đại … trên hết là về mặt luân lư” như thế mà thế giới hiện nay (hơn bao giờ hết) đă tiến đến một cuộc “diệt chủng về pháp lư”, được thực hiện bởi “một thứ chủ nghĩa độc tài chuyên chế được che đậy một cách tinh khéo dưới những dạng thức dân chủ”.
Tại sao lại xẩy ra một hiện tượng ngược đời như thế, ở chỗ, chính lúc con người văn minh không c̣n ăn lông ở lỗ, lại là lúc con người sống theo luật rừng “jungle law” mạnh được yếu thua hơn bao giờ hết: nhân danh tự do để phạm đến nhân quyền và luân lư (như phá thai và hôn nhân đồng tính), nhân danh tiến bộ khoa học hay nhân đạo để tàn sát sự sống (như tạo sinh sao bản phôi bào con người và triệt sinh an tử), thậm chí nhân danh Thiên Chúa để khủng bố tấn công tiệu diệt đồng loại v.v.?
Lịch sử đă hiển nhiên cho thấy, cuộc khủng hoảng này cùng với những ư hệ sự dữ của nó đều xuất phát từ chung Tây Phương (kể cả Bắc Mỹ) và riêng Âu Châu (cách riêng Tây Âu), một châu lục chẳng những mở màn cho ư thức triết học (từ Hy Lạp trước Công Nguyên) mà c̣n cho cả văn minh vật chất (khoa học và kỹ thuật) lẫn văn minh nhân bản (nhân phẩm và nhân quyền), một châu lục có thể gọi là thế giới Kitô giáo và theo văn minh Kitô giáo, một châu lục chẳng những đă truyền bá văn minh vật chất và nhân bản khắp thế giới mà cả Kitô giáo nữa. Thế mà, trong thế kỷ 20 cũng là thế kỷ kết thúc hai ngàn năm Kitô giáo của họ, hai Thế Chiến chính yếu đă xẩy ra ở châu lục này, và hai chủ nghĩa độc tài sắt máu Nazi và Cộng sản cũng bắt nguồn từ châu lục này, để rồi, cho đến nay, châu lục này, trong nội bộ, đang bị phá sản văn hóa và đức tin hơn bao giờ hết, và đang cần phải được cấp thời tái truyền bá phúc âm hóa.
Tại sao thế? Phải chăng v́ Kitô giáo là căn gốc chung của châu lục này không có khả năng cứu độ, không có tác dụng ǵ vào thời điểm con người văn minh? Hay v́ châu lục văn ḿnh này đă hoàn toàn chối bỏ căn tính Kitô giáo của ḿnh, (như bản dự thảo của Khối Hiệp Nhất Âu Châu cho thấy), mà nó đă chẳng những đi đến chỗ mất gốc mà c̣n đang bị bật gốc nữa? (xin xem cùng một tác giả, “Giới Trẻ Vượt Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng”, Cao-Bùi 1996, trang 10-11; “Ư Thức Kitô Giáo”, Cao-Bùi 1998, trang 3-5; “Ánh Sáng Thế Gian”, Trung Tâm Mục Vụ Việt Nam Tại Hoa Kỳ, 2000, trang 7-8):
· “Như thế, hiện tượng thụt lùi của đạo (về luân thường tín lư) trước đà lấn át của đời (về tiện nghi vật chất) không phải là một bằng cớ phủ nhận chính đáng và hiển nhiên nhất bản chất chân thật và thiện hảo đích thực của Kitô Giáo sao??
“Ngược lại, cũng có thể đặt vấn đề như thế này, sở dĩ lịch sử, ở vào thế kỷ 20 nói chung và hậu bán thế kỷ này nói riêng, đang thoi thóp như hấp hối chết trong mùa đông ‘văn hóa tử vong’ (‘culture of death’ - thành ngữ của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II) như thế, chính là v́ con người đă ĺa bỏ văn hóa Kitô Giáo, một văn hóa đă làm nên ‘văn minh yêu thương’ (‘civilization of love’ - thành ngữ của Đức Thánh Cha Phaolô VI) cho cả 20 thế kỷ qua”.
Theo Vị Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, sở dĩ Âu Châu (và từ Âu Châu lan đến toàn thế giới) đă đi đến thảm trạng này là v́ châu lục này đă phủ nhận căn tính Kitô giáo của ḿnh, phủ nhận Ơn Cứu Chuộc, bằng việc chấp nhận và sống theo ư hệ duy nhân bản sai lầm về con người, một ư hệ phát xuất từ Thời Minh Tri hay Chủ Nghĩa Minh Tri (Enlightenment) chủ trương duy lư, một thời đă bị ảnh hưởng bởi cuộc cách mạng triết học trước đó của một triết gia người Pháp là Descartes.
Đúng thế, trong tác phẩm “Hồi Niệm và Căn Tính” 2005, (Chương 2 về “Những Ư Hệ của Sự Dữ”, trang 7-12), vị giáo hoàng từng dạy triết lư ở Balan đă viết :
· “Qua năm tháng, tôi càng ngày càng thâm tín rằng các thứ ư hệ sự dữ được cắm rễ sâu trong lịch sử tư tưởng triết học Âu Châu. Ở đây tôi cần phải đề cập tới một số khía cạnh của lịch sử Âu Châu, nhất là các xu hướng văn hóa chủ chốt của nó. Khi bức thông điệp về Chúa Thánh Thần được ban hành (biệt chú của người dịch: bức thông điệp được ngài kư ngày 18/5/1986), đă xẩy ra một số phản ứng tiêu cực từ một số thành phần ở Tây Phương. Cái ǵ đă thúc động những phản ứng ấy? Chúng xuất phát từ cùng nguồn mạch được gọi là chủ nghĩa Minh Tri Âu Châu trên hai thế kỷ trước đó, nhất là Minh Tri Pháp quốc, mặc dù không nói đến các kiểu Minh Tri khác như Anh, Đức, Tây Ban Nha và Ư. Chủ nghĩa Minh Tri ở Balan theo đường lối riêng của ḿnh. Tuy nhiên, Nga hoàn toàn thoát khỏi cuộc đột biến Minh Tri này. Ở Nga, cuộc khủng hoảng của truyền thống Kitô giáo xuất phát từ một hướng khác, được bùng lên vào đầu thế kỷ 20 một cách mănh liệt hơn nữa nơi h́nh thức của cuộc cách mạng Mat-xít vô thần cực đoan.
“Để hiểu rơ hơn về hiện tượng này, chúng ta cần phải trở về với giai đoạn trước Thời Minh Tri, nhất là với cuộc cách mạng gây ra bởi tư tưởng triết lư của Descartes. Câu cogito, ergo sum (tôi nghĩ nên tôi là) là những ǵ đă làm biến đổi tận gốc rễ đường lối thể hiện triết học. Vào giai đoạn trước Descartes th́ triết lư, vấn đề phải nói là cogito (nghĩ tưởng) hay nói cách khác là cognosco (ư nghĩ), yếu tố thấp hơn esse (yếu tính) là yếu tố được coi là phải có trước. Thế nhưng, đối với Descartes, yếu tính lại là những ǵ thứ yếu, và ông cho cogito (nghĩ tưởng) là tiền hữu. Điều này chẳng những làm thay đổi chiều hướng triết lư hóa mà c̣n đánh dấu một cuộc dứt khoát loại trừ những ǵ triết lư vẫn có cho tới bấy giờ, nhất là triết lư của Thánh Tôma Aquinas được gọi là triết lư về esse (yếu tính). Trước đó, mọi sự đều được giải thích theo quan điểm yếu tính và việc giải thích mọi sự đều được căn cứ vào quan điểm này. Thiên Chúa, một Hữu Thể Toàn Măn (Ens subsistens) được tin là căn nguyên thiết yếu của hết mọi ens non subsistens, ens participatum, tức là của tất cả mọi vật được tạo thành, bao gồm cả con người. Câu cogito, ergo sum đă đánh dấu một cuộc thoát ly từ chính giới tuyến suy nghĩ ấy. Giờ đây ens cogitans (vật nghĩ tưởng) đă chiếm phần ưu thế. Sau Descartes, triết lư trở thành một khoa học thuần nghĩ tưởng: tất cả esse (yếu tính) – nơi cả thế giới tạo sinh lẫn Hóa Công – đều ở trong phạm vi của cogito (nghĩ tưởng), như những ǵ được chất chứa nơi tâm thức con người. Triết học bấy giờ tự cho ḿnh là các hữu thể qua (như) nội dung của tâm thức, chứ không phải các hữu thể qua (như) những ǵ hiện hữu tách biệt khỏi nó.
“… Những diễn tiến về triết lư xẩy ra ở Tây Âu sau Thời Minh Tri. Trong các điều được nói tới, người ta nói về vấn đề ‘suy thoái của chủ nghĩa thực thể Tôma’, và vấn đề này được hiểu là bao gồm cả việc loại bỏ đi Kitô giáo là một thứ nguồn mạch cho việc triết lư hóa. Đặc biệt là ngay cả vấn đề có thể đạt tới Thiên Chúa cũng được xét lại. Theo lư lẽ của cogito, ergo sum th́ Thiên Chúa trở thành một yếu tố trong tâm thức của con người; Ngài không c̣n được coi là ư nghĩa tối hậu cho cái sum (là) của con người nữa. Ngài cũng chẳng c̣n là Ens subsistens hay ‘Hữu Thể Toàn Măn’ nữa, không c̣n là Đấng Hóa Công, là Đấng làm cho mọi sự hiện hữu, tệ nhất là Ngài không c̣n là Đấng ban ḿnh nơi mầu nhiệm Nhập Thể, mầu nhiệm Cứu Chuộc và mầu nhiệm ân sủng nữa. Vị Thiên Chúa của Mạc Khải không c̣n hiện hữu như ‘Thiên Chúa của các triết gia’ nữa. Tất cả những ǵ c̣n lại chỉ là ư tưởng về Thiên Chúa mà thôi, một đề tài tùy tâm tưởng con người khám phá.
“Như thế, các nền tảng về ‘triết lư sự dữ’ cũng bị sụp đổ theo. Sự dữ, theo ư nghĩa thực thể th́ nó chỉ hiện hữu trong tương quan với sự thiện, nhất là với Thiên Chúa, Sự Thiện tối cao. Đó là sự dữ được Sách Khởi Nguyên nói tới. Chính từ quan điểm này mới có thể hiểu được nguyên tội, cũng thế, mới có thể hiểu được tất cả mọi cá tội. Sự dữ này đă được Chúa Kitô cứu chuộc trên Thập Tự Giá. Nói một cách chính xác th́ con người được cứu chuộc và thông phần vào sự sống của Thiên Chúa nhờ việc cứu độ của Chúa Kitô. Tất cả những điều ấy, toàn thể thảm kịch của lịch sử cứu độ ấy đă biến mất đối với chủ nghĩa Minh Tri. Chỉ c̣n lại một ḿnh con người mà thôi: một ḿnh con người đóng vai như là một tay làm nên lịch sử của họ cùng với văn minh của họ; một ḿnh con người đóng vai như là một kẻ quyết định điều thiện sự ác, như là một kẻ muốn hiện hữu và tác hành như thể không có Thiên Chúa etsi Deus non daretur.
“Nếu con người có thể tự ḿnh quyết định, không cần Thiên Chúa, những ǵ là thiện và những ǵ là ác, th́ họ cũng có thể quyết định hủy diệt cả một nhóm người. Những quyết định kiểu ấy đă được thực hiện, chẳng hạn, bởi những kẻ cầm quyền Third Reich (biệt chú của người dịch: tức Chế Độ Nazi ở Đức 1933-1945, sau hai đế quốc trước đó là Đế Quốc Đức 1871-1918 và Đế Quốc Rôma Thánh 962-1806) bằng đường lối dân chủ, trong việc chỉ lạm dụng quyền bính của ḿnh để thực hiện những dự án gian ác của ư hệ Xă Hội Quốc Gia theo các nguyên tắc duy chủng tộc. Những quyết định tương tự cũng được thực hiện bởi đảng Cộng sản ở Nga Sô cũng như ở các xứ sở khác theo ư hệ Mát Xít. Đó là cái lư lẽ giành để diệt chủng người Do Thái, cùng các nhóm khác như nhân dân Romania, thành phần dân quê xứ Ukraine, và hàng giáo sĩ Chính Thống lẫn Công Giáo ở Nga, ở Belarus và cả ở bên ngoài rặng núi Urals (biệt chú của người dịch: một rặng núi ở Nga thường được coi là lằn biên phân chia ranh giới giữa Âu Châu và Á Châu). Cũng thế, tất cả những ai ‘không thuận lợi’ cho chế độ đều bị bách hại; chẳng hạn, thành phần không c̣n là chiến binh Tháng Chín 1939, những người lính thuộc Quân Đội Quốc Gia ở Balan sau Thế Chiến Thứ Hai, và những người thuộc thành phần trí thức không chấp nhận ư hệ Mát Xít hay Nazi. B́nh thường cuộc bách hại này là việc bị loại trừ về thể lư, nhưng đôi khi bị loại trừ về luân lư nữa, ở chỗ, con người không nhiều th́ ít bị cấm đoán hành sử các quyền lợi của ḿnh…”
Trong tác phẩm “Vượt Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng” của ḿnh được xuất bản vào năm 1994 (ở chương ‘What Has Become of The ‘History of Salvation’, ấn bản Anh ngữ, trang 50-53), vị giáo hoàng triết gia nhân bản Kitô giáo Gioan Phaolô II c̣n cho thấy căn nguyên của cuộc khủng hoảng văn hóa, của t́nh trạng phá sản đạo nghĩa ở riêng Tây Phương và chung thế giới hiện đại, để rồi từ đó, ngài đă mở đường máu cho con người như sau:
· “Tại sao tất những điều ấy xẩy ra? Căn nguyên của những ư hệ hậu Chủ Nghĩa Minh Tri này là ǵ? Câu trả lời dễ thôi, ở chỗ: nó xẩy ra là v́ việc phủ nhận Thiên Chúa qua (như) Vị Hóa Công, từ đó phủ nhận Ngài qua (như) nguồn mạch quyết định lành dữ. Nó xẩy ra là v́ việc phủ nhận những ǵ tối hậu tạo nên chúng ta là con người, tức là loại trừ quan niệm bản tính con người là một ‘thực tại được ban tặng’; vị trí của quan niệm này đă bị thay thế bằng một ‘sản phẩm tư tưởng’ được tư do h́nh thành và tự do khả hoán theo hoàn cảnh. Tôi tin rằng nếu t́m hiểu kỹ lưỡng hơn nữa về vấn đề này chúng ta có thể vượt ra ngoài biên giới Descartes nữa. Nếu chúng ta muốn nói một cách hợp t́nh hợp lư về thiện ác, chúng ta cần phải trở về với Thánh Tôma Aquinas, tức là trở về với loại triết lư hiện thể. Chẳng hạn, với phương pháp hiện tượng học, chúng ta có thể học hỏi những kinh nghiệm về luân lư, tôn giáo, hay đơn giản như việc làm người ra sao, để nhờ những kinh nghiệm ấy kiến thức của chúng ta càng thêm phong phú. Tuy nhiên, chúng ta không được quên rằng, tất cả những phân tích này đă mặc nhiên nhận thức thực tại về Hữu Thể Tối Cao cũng như thực tại về con người là một tạo sinh. Nếu chúng ta không bắt đầu từ những nhận thức theo ‘chủ nghĩa thực thể’ ấy chúng ta sẽ đi đến chỗ trống rỗng mà thôi”.
Tóm lại, theo ĐTC GPII,
sở dĩ con người văn minh ngày nay nói chung và thế giới Tây Phương Kitô giáo nói
riêng đi đến t́nh trạng bị khủng hoảng về văn hóa và đạo lư, đến nỗi đă thực
hiện những hành động gian ác chưa từng thấy, như ra tay diệt chủng bởi cả hận
thù lẫn luật pháp dân chủ trong thế kỷ 20, là v́ con người đă trở thành vô thần,
đă sống như không có Thiên Chúa, đă cho ḿnh là chúa tể muốn làm ǵ th́ làm, bởi
thế, xă hội loài người càng băng hoại, cho đến khi con người, nhờ “hồi niệm” mà
nhận ra “căn tính” của ḿnh, và sống căn tính của ḿnh, với sự thật làm người
của ḿnh trước nhan Thiên Chúa.
V̀ CHA YÊU CON Trần Mỹ Duyệt
Có thể nói rằng chúng ta là những tạo vật thật có phúc.
Trước hết v́ được sinh ra làm người, thứ đến được ơn nhận biết Thiên Chúa là
Cha, và sau cùng được sống trong ân t́nh và sự yêu thương, săn sóc của Ngài –
người Cha trên trời.
HĂY ĐẾN VỚI TA
Trần Mỹ Duyệt
“Tất cả hăy đến với ta, hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng. Ta sẽ bổ sức cho các ngươi. Hăy mang lấy ách ta và hăy học cùng ta, v́ ta dịu hiền và khiêm nhường trong ḷng, và tâm hồn các ngươi sẽ được b́nh an. V́ ách của ta êm ái, gánh của ta nhẹ nhàng” (Mt 11:30).
Ôi! C̣n lời êm ái, dịu ngọt, và thân t́nh nào hơn những lời mà Chúa đă nói với con hôm nay? C̣n tấm ḷng nào yêu thương và quan tâm lo lắng cho con hơn tấm ḷng Chúa đang dành để yêu thương và quan tâm lo lắng cho con? Những ǵ mà Chúa nói hôm nay, nếu đem kết hợp lại với những ǵ mà Chúa đă nói ở nhiều trường hợp khác như việc biết con được dệt trong ḷng mẹ lúc nào và bằng những chất liệu nào. Việc đếm những sợi tóc của con, và biết sợi nào ngày nào đang đen hóa trắng, sợi nào rụng xuống v́ lư do ǵ, sẽ là một bài ca tuyệt mỹ ru con vào ḷng thương xót Chúa..
Trấn an con lúc con gặp sầu buồn, lo lắng chưa đủ: “Sự khó ngày nào để cho ngày nấy, ngày mai mai lo”. Hôm nay, Chúa c̣n t́nh nguyện mang vác những gánh nặng của cuộc đời con. Chúa muốn đổi những gánh nặng cồng kềnh con đang mang bằng gánh nặng nhẹ nhàng, êm ái của Chúa. Chúa c̣n hứa ban b́nh an cho con nữa. Con dâm ra ngờ vực Chúa:
- Chúa ơi! Nhưng sao con thấy hơi ngại ngùng quá. Nghi ngờ quá. Con đến với Chúa cả mấy năm nay, tốn bao nhiêu tiền xin lễ mà bệnh cao máu, đau dạ dầy và mất ngủ của con vẫn y nguyên.
Con đau khổ, khóc lóc mấy chục năm mà người chồng bê bối, rượu chè, cờ bạc, bê tha, người vợ lăng loàn, se xua vẫn không thấy quay về với bổ phận gia đ́nh, chăm lo con cái. Đứa con trai, con gái của con vẫn tiếp tục lang thang với chúng bạn, nghiện hút, và băng đảng. Bao nhiêu nước mắt, bao nhiêu lời cầu, hết đền thánh này đến vương cung thánh đường khác, mà chưa thấy Chúa nghe.
Con lao đao, xuôi ngược, chạy hết hăng xưởng này đến hăng xưởng khác mà vẫn không có việc làm. Gia đ́nh con vẫn lâm vào cảnh thiếu thốn, chật vật. C̣n Chúa, Chúa vẫn lặng thinh.
Nước mắt, than van, và đau khổ. Con đến với Chúa, con cầu xin Chúa vậy mà Chúa vẫn làm thinh. Chúa vẫn chẳng trả lời con. Vậy th́ làm sao con tin được Chúa muốn đỡ gánh nặng của con. Làm sao con tin được rằng Chúa sẽ nâng đỡ con. Chúa ơi! Con nghi ngờ quá, phân vân quá.
Không giận hờn, và không chấp nhất, Chúa chỉ nhỏ nhẹ nói với con:
- Này con. Con không tin rằng cha thương con và yêu con v́ con quá khổ sở, v́ con quá buồn phiền, và v́ cha không trả lời con, không cho con những ǵ con xin. Nhưng con có bao giờ nghĩ rằng, chính cha đây trước cơn hấp hối kinh hoàng tại vườn Cây Dầu, cũng phải đau khổ thốt lên: “Lậy cha nếu có thể được, xin cất chén này cho con”. Vậy mà sau đó, cha cũng phải lủi thủi một ḿnh chuốc lấy đau khổ, vác thập giá một ḿnh lên núi Sọ. Chúa Cha xử với cha như thế đó. Con trả lời cha đi, trường hợp ấy, con sẽ cư xử ra sao?!
Ngay hôm nay, cha vẫn lủi thủi một ḿnh trong các nhà tạm. Ở đó để chờ dịp gần gũi với chúng con. Ở đó để sẵn sàng chia sẻ với chúng con những khó khăn cuộc đời. Nhưng có được mấy người đáp lại.
Ngay cả con nữa. Có mấy lần con đến thăm cha?! Và những lần như vậy, con đến với cha như thế nào, và với tâm t́nh ǵ? Hay như con vừa kể lể cũng với tâm t́nh đ̣i hỏi, xin xỏ, và rầy rà?! Và khi không được như ư th́ con đau khổ, chán nản, và bực bội. Rồi từ chán nản, buồn bực, con đâm ra nghi ngờ t́nh thương cha, nghĩ rằng cha không thương con.
Từ b́nh minh sáng tạo, con đă có trong thượng trí của cha. Con đă hiện hữu trước mắt cha. Con làm ǵ, đi đâu, và như thế nào th́ cha đă biết rơ hết. Và trong cái biết ấy, cha đă dành cho con một sự săn sóc hết sức đặc biệt mà cha chỉ dành cho một ḿnh con. Chỉ có con, trong những bối cảnh riêng mới có những săn đón ấy, mới có những yêu thương, chiều chuộng ấy. Một sự yêu thương và săn sóc đặc thù, riêng tư nhưng rất mực thiết tha.
Và tâm hồn con đă ngập tràn hạnh phúc, và để ḷng ḿnh trào lên lời tri ân mối t́nh bao la của Thiên Chúa: - Vâng!. Lậy Chúa. Từ hôm nay, Chúa cứ việc tự tiện làm chủ và hướng dẫn đời con đi. Chúa làm ǵ mặc ư, con không dám phàn nàn, không dám cự nự nữa. Con sẽ mang ách của Chúa, và con sẽ cố học bài học hiền lành và khiêm nhường để thấy rằng ách Chúa êm và gánh Chúa nhẹ, và để con cảm được cái b́nh an tâm hồn.
Cái ách. Vâng, mỗi chiếc xe phải có một cỗ máy, tuy nặng, nhưng nhờ đầu máy ấy mà chiếc xe chạy như bay trên xa lộ, tưởng chừng như cái đầu máy không có và không phải là khối sắt nặng nề. Nhưng hơn thế nữa, tất cả sức mạnh, lực đẩy, và khả năng hoạt động của chiếc xe lại hoàn toàn tùy thuộc vào cái đầu máy, đến nỗi thiếu nó, hoặc nếu nó bị hư là cả chiếc xe nằm ụ.
Cái đầu máy xe kia chính là ách của Chúa, là luật Chúa, là sự tin tưởng, phó thác, và chấp nhận. Mới nghe ra, con tưởng như nặng nề, và khó khăn, vất vả. Nhưng nếu có nó, nếu giữ nó, và nếu thực hành nó, th́ cả gánh nặng cuộc đời con dù có chất đầy chiếc xe khổ ải, th́ nó vẫn cảm thấy nhẹ tâng, và chạy nhanh trên hành tŕnh cuộc sống.
Sự b́nh an của Chúa, như lực đẩy của chiếc đầu máy, sẽ làm cho mọi nặng nề, bế tắc, và khó khăn trở nên dễ dăi. Với nó, con không phải lê bước một ḿnh, và không phải tự ḿnh mang vác lấy cái nhọc nhằn, vất vả, mà là chính Chúa, v́ Chúa đă t́nh nguyện đỡ nâng, mang vác lấy thay cho con. Vậy lậy Chúa, này con xin đến với Chúa.
|