Chúa Nhật

7/8       Thánh Cajetan (1480-1547)

Sáng lập Hội Ḍng Theatine Clerks Regular.

Là một phần tử nổi bật trong phong trào canh tân Công Giáo.

Dấn thân phục vụ bác ái.

 


CHÚA NHẬT XIX QUANH NĂM



BÀI ĐỌC I: 1 Reg 19:9a, 11-13a

“Ngươi hăy ra đứng trên núi trước tôn nhan Chúa”
Bài trích sách Các Vua quyển thứ nhất.

Trong những ngày ấy, khi Êlia đă lên núi Horeb của Thiên Chúa, ông trú ẩn trong một cái hang... Có lời Chúa phán cùng ông rằng: “Hăy ra đứng trên núi trước tôn nhan Chúa”. Bỗng Chúa đi qua; có một cơn gió mạnh xé núi non và nghiền nát đá trước mặt Chúa. Nhưng Chúa không ở trong gió băo. Sau trận gió băo th́ đất động; Chúa cũng không ở trong cơn động đất. Sau cơn động đất th́ có lửa; nhưng Chúa cũng không ở trong lửa. Sau lửa th́ có tiếng gió hiu hiu. Vừa nghe thấy, Êlia liền lấy áo chỗng che mặt lại, đi ra đứng ở cửa hang.

Lời của Chúa.


Đáp Ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)

Lạy Chúa, xin tỏ ḷng từ bi Chúa cho chúng tôi, và ban ơn cứu rỡi cho chúng tôi.

1.      Tôi sẽ nghe Chúa là Thiên Chúa của tôi phán bảo điều chi, chắc hẳn Người sẽ phán bảo về sự b́nh an. Vâng, ơn cứu độ Chúa gần đến cho những ai tôn sợ Chúa, để vinh quang Chúa ngự trị trong Đất Nước chúng tôi.

2.      Ḷng nhân hậu và trung thành gặp gỡ nhau, đức công minh và sự b́nh an hôn nhau âu yếm. Từ mặt đất, đức trung thành sẽ nở ra, và đức công minh tự trời nh́n xuống.

3.      Vâng, Chúa sẽ ban cho mọi điều thiện hảo, và Đất Nước chúng tôi sẽ sinh bông trái. Đức công minh sẽ đi trước thiên nhan Chúa, và ơn cứu độ theo sau lốt bước của Ngài.


BÀI ĐỌC II: Rom 9:1-5

“Tôi đă ước ao được loại khỏi Đức Kitô v́ phần ích anh em của tôi”
Bài trích thơ Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Rôma.

Anh em thân mến, tôi xin nói thật trong Đức Kitô, tôi không nói dối: lương tâm tôi làm chứng cho tôi trong Thánh Thần: là tôi buồn phiền quá đỗi, ḷng tôi hằng đau đớn luôn. Chính tôi đă ao ước được loại khỏi Đức Kitô v́ phần ích anh em của tôi, là những thân nhân của tôi về phần xác. Họ đều là người Israel, họ được quyền làm nghĩa tử, được vinh quang, giao ước, lề luật, việc phượng tự và lời hứa: các tổ phụ cũng là của họ, và bởi các đấng ấy mà Đức Kitô sinh ra phần xác, Người là Thiên Chúa trên hết mọi sự, đáng chúc tụng muôn đời. Amen.

Lời của Chúa.


(Xin mời Cộng đoàn đứng)
Alleluia, alleluia.  --- Ngôi Lời đă làm người và đă ở giữa chúng ta. Những ai tiếp rước Người, th́ Người ban cho họ quyền làm con Thiên Chúa.  --- Alleluia.


PHÚC ÂM: Mt 14:22-33

“Xin truyền cho tôi đi trên mặt nước mà đến cùng Thầy"
Bài trích Phúc Âm theo Thánh Matthêô.

Khi dân chúng đă ăn no, lập tức Chúa Giêsu giục môn đệ trở xuống thuyền mà qua bờ bên kia trước, trong lúc Người giải tán dân chúng. Giải tán họ xong, Người lên núi cầu nguyện một ḿnh. Đến chiều, Người vẫn ở đó một ḿnh. C̣n thuyền th́ đă ra giữa biển, bị sóng đánh chập chờn v́ ngược gió. Canh tư đêm tối, Người đi trên mặt biển mà đến với các ông. Thấy Người đi trên mặt biển, các ông hoảng hồn mà nói rằng: “Ma ḱa” và các ông sợ hăi kêu la lớn tiếng. Lập tức, Chúa Giêsu nói với các ông rằng: “Hăy yên tâm. Thầy đây đừng sợ”. Phêrô thưa lại rằng: “Lạy Thầy, nếu quả là Thầy, th́ xin truyền cho tôi đi trên mặt nước mà đến cùng Thầy”. Chúa phán: “Hăy đến”. Phêrô xuống khỏi thuyền bước đi trên mặt nước mà đến cùng Chúa Giêsu. Khi thấy gió mạnh, ông sợ hăi và sắp ch́m xuống nên la lên rằng: “"Lạy Thầy, xin cứu tôi”. Lập tức, Chúa Giêsu giơ tay nắm lấy ông mà nói: “Người hèn tin, tại sao mà nghi ngờ?”. Khi cả hai đă lên thuyền th́ gió liền yên lặng. Những người ở trong thuyền đến lạy Người mà rằng: “Thật, Thầy là Con Thiên Chúa”.

Phúc Âm của Chúa.



“Thầy đây đừng sợ”
(Mt 14: 27)

Trần Mỹ Duyệt
 

 

Đời người là một cuộc hành tŕnh, và cuộc đời là một biển rộng bao la. Do đó, người ta thường nói, đời sống mỗi người chính là một cuộc hải hành trên biển đời đầy sóng gió. H́nh ảnh đó, ta thấy xuất hiện trong trích đoạn Tin Mừng của Thánh Máthêu (Mt 14: 22-33) họa lại cảnh đêm khuya Chúa Giêsu đi trên biển đến với các Tông Đồ. Biến cố này không những các Tông Đồ phải sửng sốt, bỡ ngỡ và sợ hăi, mà có lẽ cả bạn và tôi nếu ở vào trường hợp ấy cũng phản ứng tương tự. Nhưng Chúa Giêsu đă dùng biến cố này để củng cố ḷng tin của các ông, nhất là Phêrô.

Biển trần, vượt biển trần gian, biển đời đầy sóng gió, ba đào. Những từ ngữ này nói lên một nỗi thao thức của kiếp người trước hành tŕnh đi về vĩnh hằng. Để đến đích và biết được ḿnh đang đi đâu là một câu hỏi đă từng gây hoang mang cho nhiều người. Làm thế nào để biết ḿnh đang đi đúng hướng. Làm thế nào biết được hải tŕnh của ḿnh sẽ đi về đâu. Ai là người sẽ dẫn đường chỉ nẻo cho ḿnh trước biển trần đầy phong ba, băo táp, và mù mịt.

Kinh nghiệm của những người vượt biển nhà nghề tức chuyên nghiệp là nhờ vào la bàn, nhờ vào hướng gió, nhờ vào sóng biển, cũng như nhờ vào mặt trời, trăng sao, hay sao Bắc Đẩu. Tuy nhiên, trong những kinh nghiệm ấy vẫn có những thử thách ngoài tầm kiểm soát của con người, đó là những lúc gặp phong ba, băo tố. Những lúc như thế, sự thử thách trở thành rất gay go và đ̣i hỏi nhiều phấn đấu.

Chúa Giêsu đă dùng h́nh ảnh biển trần gian để ám chỉ biển tâm hồn, một cuộc hành tŕnh Đức Tin. Đời sống tâm linh cũng như cuộc sống vật chất, tất cả chúng ta cần phải có những nỗ lực thật lớn lao mới mong vượt qua những sóng gió và thử thách. Tôi h́nh dung cảnh Chúa đi trên biển ung dung và nhẹ nhàng như đi trên mặt đất, và h́nh ảnh ông Phêrô cũng tập tễnh đi trên biển nhưng phập phồng, sợ hăi. Hai bước chân ấy khác nhau, và hai con người ấy có những hướng đi khác nhau.

Chúa Giêsu đi một cách thư thả, và vững vàng. Có thể nói Chúa muốn tiến nhanh đến với các Tông Đồ v́ biết rằng các ông đang gặp những khó khăn cần giúp đỡ. Nhưng Phêrô th́ đi vội vă, sợ hăi và hoảng hốt. Oâng đi v́ muốn thử tài và muốn thử cho biết có phải quyền năng Thiên Chúa đủ sức làm cho ông đi trên biển được hay không, “Lậy Thầy, nếu thật là Thầy th́ hăy cho tôi đi trên biển để đến với Thầy” (Mt 14: 28). Một phản ứng tự nhiên, nhưng cũng là một phản ứng của con người thiếu tin tưởng, hay ít nhất là hoài nghi. Chính v́ vậy, khi ông vừa bước được ít bước là liền hoảng sợ. Nếu không có Chúa Giêsu giơ tay đỡ ông, chắc ông đăơ ch́m sâu và bị cuốn hút vào ḷng đại dương.

H́nh ảnh đẹp tuyệt vời, và cũng ư nghĩa thật tuyệt vời. Nhiều lần chính bản thân mỗi người chúng ta cũng hành xử như Phêrô, có nghĩa là cũng muốn thử thách niềm tin ḿnh, và luôn tiện thử thách Chúa nữa, “Nếu đúng là Chúa có thật th́ cho tôi thi đỗ. Cho con tôi trở về với việc học hành, thi cử. Cho chồng tôi, cho vợ tôi bỏ cờ bạc, rượu chè, mèo chuột hay bồ bịch”. Đúng ra những lời xin xỏ ấy cũng giống như những lời thách thức và xin của Phêrô thôi. Nhiều lần Chúa đă cho bạn và tôi thử điều ḿnh xin ấy. Nhưng nếu không phải là ư Chúa, không phải là con đường mà Ngài muốn ta đến với Ngài, tất cả rồi cũng bị ch́m lỉm như Phêrô, và rồi cũng lại phải cần đến bàn tay Chúa giang ra nâng đỡ ta.

Sự nâng đỡ ấy thật cần thiết, và cho chúng ta một ư niệm rất rơ ràng rằng, nếu không có Chúa ở với, chúng ta tất cả sẽ phải ch́m xuồng, và sẽ bị cuốn hút vào ḷng biển cả. Cuộc sống thể lư, cuộc sống tâm lư, cuộc sống tinh thần, tất cả đều phải có Chúa, và từ đó đi đến kết luận rằng, v́ đă có Chúa, th́ chúng ta nên an tâm. Dù ḿnh có bị đặt vào ḷng biển cả, dù sóng gió ba đào có nổi lên khiến ta hoảng sợ, th́ ḱa, từ xa xa Chúa Giêsu đang đi trên biển để đến với ta. Và điều này là một triết lư sống vừa có tính cách tâm linh, vừa có tính cách thực hành để chúng ta không hốt hoảng, và chao đảo trước những thử thách mà tưởng chừng như Thiên Chúa làm ngơ, lánh mặt để ta phải chiến đấu một ḿnh. Thực tế, Chúa luôn ở bên ta, và chỉ có Chúa mới có đủ quyền năng khiến sóng gió phải im và biển trở thành lặng tĩnh.
 



“Chính Thày đây. Đừng sợ… Hăy đến”

 


Bài Phúc Âm Chúa Nhật XIX Thường Niên hôm nay, Thánh Kư Mathêu thuật lại sự việc Chúa Giêsu, sau khi làm phép lạ hóa 5 chiếc bánh và 2 con cá ra nhiều để nuôi 5 ngàn người ăn trong hoang vắng, đă truyền cho các tông đồ đi thuyền sang bờ hồ bên kia trước, để Người lên núi cầu nguyện một ḿnh. Thế nhưng, chiếc thuyến các môn đệ của Người sử dụng để sang bờ bên kia trước Người đă bị sóng gió làm cho bập bềnh nghiêng ngả trên biển hồ trong đêm tối. Trong lúc rất nguy ngập này, Chúa Giêsu đă xuất hiện kịp thời để cứu chung các ông, cách riêng tông đồ Phêrô, người bấy giờ bắt đầu bị ch́m xuống nước trước cơn gió thổi mạnh sau khi ông đă xin Thày cho ḿnh đi trên nước đến với Người.

Qua đoạn tŕnh thuật này của Thánh Mathêu, chúng ta thấy thành phần môn đệ tông đồ của Chúa Giêsu thật là mộc mạc và đúng là chất phác. Thày các ông bảo các ông thế nào, các ông làm như vậy, không suy tư nghĩ ngợi ǵ. Bảo các ông đi thuyền sang bờ bên kia trước, các ông liền đi, dù màn đêm đă xuống, nhất là dù không có Thày. Không biết có ai trong các ông đă hỏi Người là tại sao Thày không đi chung với chúng con chăng? Hay nếu biết được ư định của Thày muốn lên núi cầu nguyện một ḿnh th́ không biết có vị nào đă thành thật thưa với Thày rằng chúng con sẽ chờ Thày cầu nguyện xong th́ Thày tṛ cùng nhau đi chung cũng không muộn, bằng không, cầu nguyện xong, đằng nào Thày cũng phải kiếm cách sang bên kia bờ với các môn đệ của Người thôi.

Thật vậy, nếu không có một tâm trạng hồn nhiên vô tư như vậy, trái lại, mang một tâm địa mưu mô thâm hiểm giống như nhóm Pharisiêu và luật sĩ, thành phần môn đệ tông đồ này làm sao có thể dễ dàng tin vào một Đấng các ông mới gặp lần đầu tiên, hoàn toàn vô danh tiểu tốt, làm sao các vị có thể mau mắn “bỏ mọi sự mà theo Thày” (Mt 19:27), nhất là các vị làm sao có thể tiếp tục đi theo một Giêsu Nazarét, con bác phó mộc Giuse và bà Maria quê mùa (x Mt 13:54-58), một nhân vật vừa mới xuất đầu lộ diện đă bị thành phần trí thức và lănh đạo Do Thái chống đối, thù ghét và âm mưu sát hại (x Lk 4:28-30). Thế nhưng, cũng chính tâm trạng vô tư hồn nhiên này đă làm cho các ông nhiều lần chới với trong cuộc hành tŕnh đi theo chính Đấng các ông tin tưởng.

Chẳng hạn trong trường hợp được bài Phúc Âm thuật lại hôm nay. Phải chăng, v́ “đức tin” của các ông, như Chúa Giêsu nhận định về riêng tông đồ Phêrô, cũng chung các tông đồ khác, trong bài Phúc Âm hôm nay: “yếu kém biết bao!”, đă làm cho các ông trong cơn hoảng hốt không c̣n nhận ra Thày ḿnh nữa, đến nỗi các ông đă không cầm được ḿnh và đă phải kêu toáng lên: “Ḱa con ma đó!”. Thậm chí khi các ông đă nghe thấy tiếng trấn an của Thày: “Các con hăy b́nh tĩnh! Thày đây mà. Đừng có sợ!”, các ông vẫn chưa hoàn toàn tin tưởng. Ở chỗ, đang đi trên nước tiến đến cùng Đấng cũng đi trên nước giữa cơn băo tố đến với các môn đệ của ḿnh, tông đồ Phêrô vẫn bị ch́m xuống nước như thường, sau khi, như Phúc Âm thuật lại, “ông cảm thấy gió thổi mạnh”. Có nghĩa là các môn đệ vừa dễ tin vừa dễ thất kinh khi phong ba thử thách xẩy ra.

Theo dụ ngôn người gieo giống ở Chúa Nhật XV cách đây 4 tuần, th́ thành phần môn đệ tông đồ này của Chúa Giêsu, trong bài Phúc Âm hôm nay, là hạt rơi vào sỏi đá, tức là loại “người nghe sứ điệp về triều đại Thiên Chúa thoạt tiên hớn hở nhận lấy. Nhưng họ không đâm rễ nên họ chỉ kéo dài được một thời gian. Khi gặp trở ngại hay bách hại liên quan đến sứ điệp này th́ họ liền tàn lụi”. Đó là lư do, trong bài Phúc Âm hôm nay, sau khi đáp lời kêu la cấp cứu của tông đồ Phêrô cho khỏi bị ch́m đắm, Chúa Giêsu đă hạch ông rằng: “Tại sao con lại x́u đi như thế?” Đúng vậy, nếu không tin là Thày đi trên mặt nước đến với ḿnh, nhất là nếu không tin lời Thày kêu giục cho phép “hăy đến”, tông đồ Phêrô đă không dám mạnh dạn bước ra khỏi thuyền trong lúc sóng to gió lớn bấy giờ. Nhưng chính đức tin chân thành ấy, một đức tin có mănh lực thần linh làm cho xác của ông nhẹ nhàng hơn cả nước, đến nỗi xác ông đi được trên nước, đă bị cơn gió mạnh thể lư làm bay đi mất tiêu, chỉ v́ ông “x́u đi”, khiến cho xác thịt của ông trở lại bản chất nặng nề bẩm sinh của nó (x Mt 26:41) mà ch́m xuống nước.

Tuy nhiên, dù có tự động bị “x́u đi”, có hoảng sợ mấy đi nữa, tông đồ Phêrô vẫn không hoàn toàn mất hết ư thức thần linh, tức vẫn ư thức được vị thế bất lực yếu đuối của ḿnh bấy giờ, nghĩa là vẫn hoàn toàn tin vào Thày, một đức tin hoàn toàn liều lĩnh, hết sức liều lĩnh, thật sự liều lĩnh, một đức tin vẫn bám chặt lấy Thày, dù chính lúc ấy chưa hoàn toàn tiến đến được với Người, ở chỗ, ngài vẫn c̣n tỉnh táo để có thể tuyên xưng đức tin của ḿnh, khi kêu lên vào giây phút nguy hiểm nhất: “Chúa ơi, cứu con với!” Phải, theo tự nhiên, khi hoảng sợ, người ta sẽ mất hết b́nh tĩnh và không c̣n nhớ ǵ nữa, ngoài việc chới với chống chọi may ra thoát nạn, thế thôi. Đằng này, tông đồ Phêrô vẫn c̣n Ư Thức Thần Linh được như vậy có nghĩa là ông cũng ở vào trường hợp như Êlia trong bài đọc thứ nhất hôm nay: một Êlia cảm nghiệm được Thiên Chúa hiện diện trong tiếng gió vi vu nhè nhẹ, hơn là trong cơn động đất hay trong trận lửa cháy thế nào, tông đồ Phêrô cũng cảm nghiệm thấy Thày ḿnh một cách sâu xa trong tận đáy ḷng ḿnh như vậy, hơn là giữa cơn sóng to gió lớn bề ngoài bấy giờ.


Thế nhưng, đức tin không phải là khả năng và phương tiện để cứu con người khỏi những tai nạn thể lư, như trường hợp của tông đồ trong bài Phúc Âm hôm nay, mà là quyền năng cứu độ linh hồn bất tử của con người. Bởi thế, Chúa Giêsu tỏ ḿnh ra cho các môn đệ tông đồ, như trường hợp Người lợi dụng cơn phong ba băo tố trên biển hồ trong đêm tối gây ra cho các vị được bài Phúc Âm thuật lại hôm nay, là để các vị sau đó tin vào Người hơn, qua lời các vị tuyên xưng: “Không c̣n hồ nghi ǵ nữa, Thày thật sự là Con Thiên Chúa rồi”. Tuy nhiên, đức tin thần linh này cũng không phải được ban cho con người để cứu riêng linh hồn họ, mà c̣n có sức cứu tất cả mọi linh hồn khác nữa. Có thể nói, đức tin cứu độ được Chúa Giêsu sánh ví như “hạt cải trong ruộng” và “nắm men trong bột” ở cặp dụ ngôn Chúa Giêsu mạc khải về Nước Thiên Chúa vào Chúa Nhật XVI cách đây ba tuần, một đức tin có mănh lực Phúc Âm hóa môi trường, hoán cải thế gian từ bên trong.

Đức tin cứu độ này, một khi lên đến tuyệt đỉnh, chẳng những không ǵ làm cho con người cảm nghiệm thần linh phân ly khỏi Chúa Kitô, như Thánh Phaolô khẳng định trong bài đọc thứ hai tuần trước, thậm chí c̣n khiến cho họ sẵn sàng ĺa xa Chúa Kitô, tức khiến cho họ dám hy sinh phần rỗi của riêng ḿnh cho anh em, như cũng chính Thánh Phaolô đă bày tỏ trong bài đọc thứ hai hôm nay: “Tôi nói thật trong Chúa Kitô; Tôi không hề nói dối. Lương tâm của tôi làm chứng cho tôi trong Thánh Thần là ḷng tôi hết sức sầu muộn và không ngừng khổ đau. Thật vậy, thậm chí v́ anh em ḿnh là dân Yến Duyên của tôi, tôi muốn phân ly khỏi Chúa Kitô”.

Đúng vậy, sống đức tin, làm chứng cho đức tin, chẳng qua là sống đức ái, là chiếu tỏa đức ái trọn hảo, v́ “đức tin hoạt động qua đức ái” (Gal 5:6). Thế nhưng, Chứng Từ Giáo Hội, một chứng từ sống động nhất qua đức ái này (x Jn 13:35), là một chứng từ đă được nẩy mầm từ đức tin của thành phần chứng nhân tiên khởi, thành phần đă được Chúa Kitô tuyển chọn và liên lỉ tỏ ḿnh ra cho họ ở mọi nơi và trong mọi lúc cho đến khi Người về trời, chẳng hạn như trong trường hợp được bài Phúc Âm Thánh Mathêu hôm nay thuật lại, v́ các vị thực sự là nền tảng (x Eph 2:20) của một cộng đồng mang bản chất truyền giáo, và v́ thế không thể nào không truyền giáo, như Công Đồng Chung Vaticanô II, qua Sắc Lệnh Về Hoạt Động Truyền Giáo Cho Muôn Dân “Ad Gentes” ngay câu mở đầu của đoạn thứ hai đă minh nhiên xác tín: “Giáo Hội trần thế tự bản chất là truyền giáo”.

 

Thực Hành Sống Đạo:

Hôm Chúa Nhật XVII Quanh Năm 24/7/2005 vừa qua, sau khi nguyện Kinh Truyền Tin, ĐTC đă nói thêm những lời sau đây:

“Những ngày an b́nh và nghỉ ngơi này cũng bị xáo trộn bởi những tin tức thể thảm về những cuộc khủng bố tấn công hạ cấp, những cuộc khủng bố gây ra chết chóc, hủy hoại và khổ đau ở một số quốc gia, như Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq và Hiệp Vương Quốc. Trong khi kư thác cho ḷng lành của Chúa những người đă chết, bị thương và các người thân yêu của họ, những nạn nhân của những hành vi cử chỉ xúc phạm đến Thiên Chúa và con người, chúng ta kêu xin Đấng Toàn Năng hăy ngăn chặn tay sát hại của những ai thực hiện những việc ấy v́ cuồng tín và hận thù, và hoán cải ḷng họ nghĩ tới việc ḥa giải và ḥa b́nh”.

Tuy nhiên, ngay hôm sau là Thứ Hai, 25/7, Vị Bộ Trưởng Ngoại Giao của Do Thái đă triệu mời vị khâm sứ Ṭa Thánh ở Do Thái là ĐTGM Pietro Sambi tới để hỏi lư do tại sao ĐTC lại không đề cập tới cuộc khủng bố tấn công Do Thái ngày 12/7 ở Netanya gây thiệt mạng 5 người, trong bài huấn từ Truyền Tin của ngài, trong khi ngài lên án các cuộc khủng bố ở các quốc gia khác.

Vị bộ trưởng ấy đă phổ biến một bản văn sau cuộc gặp gỡ với vị đại diện Ṭa Thánh này bằng những lời lẽ cay cú cho thấy Do Thái “hết sức lấy làm thất vọng trước việc lộ liễu bỏ qua nước Do Thái trong danh sách các quốc gia bị các cuộc khủng bố tấn công. Nạn khủng bố tấn công những người Do Thái ở Israel - bao gồm cuộc tấn công tuần vừa rồi là cuộc tấn công đă gây ra sát hại và thương tích cho nhiều thanh thiếu niên và trẻ em – hầu như bao giờ cũng được các vị lănh đạo thế giới tự do lập tức lên án. Việc Vatican không lên án cuộc tấn công mới nhất này đă vọng lên tới trời cao… nó thực sự có thể được hiểu là việc chấp thuận những hành động khủng bố phạm đến người Do Thái vậy”.

Vị phát ngôn viên của Ṭa Thánh là Joaquín Navarro Valls, giám đốc văn pḥng báo chí của Ṭa Thánh, đă phải lên tiếng để đáp lại những lới lên án của Do Thái như sau:

“Ư hướng của ĐTC đă bị dẫn giải sai lầm một cách vô cớ. Cần phải lưu ư là những lời của Đức Biển Đức XVI đặc biệt cố ư nói đến những cuộc tấn công ‘trong những ngày này’”.

“Ai cũng biết” rằng Đức Giáo Hoàng lên án “tất cả mọi h́nh thức khủng bố, gây ra bởi bất cứ bên nào và phạm đến bất cứ ai bị nó nhắm tới. Hiển nhiên là cuộc tấn công nghiêm trọng ở Netanya hai tuần vừa rồi, được Do Thái nhắc tới, cũng là việc khủng bố bị lên án một cách tổng quan và dứt khoát”.

Sau khi phổ biến những lời lẽ như trên, Do Thái đă hủy bỏ cuộc họp chính ngày Thứ Hai 25/7/2005 với Ṭa Thánh để bàn đến vấn đề áp dụng những điều thỏa thuận với nhau. Cuộc họp này đầu tiên đă được ấn định vào ngày 19/7 và đă được vị Bộ Trưởng Ngoại Giao Do Thái yêu cầu dời lại.

Ṭa Thánh và Do Thái đă kư với nhau Bản Hiệp Ước Căn Bản vào tháng 12 năm 1993, trong đó, Ṭa Thánh chấp nhận việc Do Thái yêu cầu việc muốn thiết lập liên hệ ngoại giao. Bản Hiệp Ước Căn Bản này nói lên những nguyên tắc ấn định các mối liên hệ giữa Giáo Hội và quốc gia, trong khi đó, việc áp dụng bản văn kiện này lại tùy thuộc vào một chuỗi những hiệp ước bổ khuyết, được điều đ́nh sau, những hiệp định bảo đảm tự do và quyền lợi của Giáo Hội ở lănh thổ Do Thái.

Cho đến nay, những cuộc thương thảo này chỉ mới mang lại một thỏa thuận duy nhất vào năm 1997, đó là việc dân sự nh́n nhận thực thể pháp lư của Giáo Hội cũng như những cơ cấu tổ chức của Giáo Hội, thế nhưng việc nh́n nhận này vẫn chưa trở thành luật quốc gia.

Vào ngày 28/8/2003, không cho biết lư do, Do Thái đă rút phái đoàn đại biểu của họ về, không thực hiện những cuộc thương thảo với Ṭa Thánh, trong khi công việc đang tiến tới chỗ thỏa thuận về vấn đề bảo vệ các tài sản của giáo hội và qui chế về tài chính. Việc thương thảo đă được tái diễn vào ngày 5/8/2004, một cuộc họp đă mở màn cho những cuộc họp khác đang tiến triển khả quan.

Ở đây chúng ta phải công nhận là ĐTC quả thực đă không đề cập đến Do Thái trong số các quốc gia khác cũng bị khủng bố tấn công “trong những ngày này”, đúng như Do Thái vạch ra. Thế nhưng, cũng đúng như vị phát ngôn viên của Tóa Thánh minh định, đó là ư hướng của ĐTC bao gồm tất cả mọi cuộc khủng bố tấn công, chứ không phải v́ một lư do nào đó không nói đến tức là chấp nhận và đồng lơa với việc khủng bố tấn công đâu.

 

Ở đây chúng ta c̣n thấy một điều nữa đó là con người ta thật bất công, luôn có khuynh hướng làm toán trừ nhanh hơn toán cộng và toán nhân. Chẳng hạn ĐTC BĐXVI đă tỏ ra những cử chỉ cụ thể đặc biệt đối với nước Do Thái và người Do Thái ngay từ ngày ngài mới lên làm Giáo Hoàng đến nay. Như đích thân mời vị tôn sư trưởng ở Hội Đường Do Thái Rôma đến tham dự Lễ Đăng Quang của ngài, hay gửi đại diện tới mừng sinh nhật của vị nguyên tôn sư trưởng của hội đường này, vị tôn sư trưởng được cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhắc đến trong di chúc thư của ḿnh, hoặc việc ngài hứa sẽ đến viếng thăm Hội Đường Do Thái vào trưa ngày Thứ Sáu 19/8/2005 ở Cologne Đức Quốc.

 

Chưa hết, hôm Thứ Năm 9/6/2005, ĐTC Biển Đức XVI đă tiếp phái đoàn đại biểu của Tiểu Ban Do Thái Quốc Tế Đặc Trách Việc Tham Vấn Liên Tôn, và đă bày tỏ với phái đoàn này những cảm nhận liên tôn của ngài với dân Do Thái như sau:

 

"Cuộc gặp gỡ của chúng ta diễn ra trong năm nay là năm đánh dấu 40 năm Tuyên Ngôn 'Nostra Aetate' của Công Đồng Chung Vaticanô II, một công đồng ban bố một giáo huấn làm nền tảng cho mối liên hệ giữa Giáo Hội với nhân dân Do Thái từ đó. Công Đồng này đă khẳng định niềm xác tín của Giáo Hội là, trong mầu nhiệm tuyển chọn của Thiên Chúa th́ khởi nguyên cho đức tin của Giáo Hội đă được bắt nguồn từ Abraham, Moisen và các vị Tiên Tri. Bắt nguồn từ gia sản thiêng liêng này và giáo huấn của Phúc Âm, cần phải tiến đến chỗ hiểu biết nhau hơn và cảm mến nhau hơn giữa Kitô hữu và người Do Thái, cũng như lấy làm tiếc xót về tất cả mọi h́nh thức ghét bỏ, bách hại và bài Do Thái (“Nostra Aetate”, 4). Ngay vào lúc mở màn cho Giáo Triều của ḿnh, tôi muốn cam đoan với quí vị là Giáo Hội vẫn mạnh mẽ quyết tâm, qua giáo lư của ḿnh cũng như qua mọi khía cạnh sinh hoạt của ḿnh, áp dụng giáo huấn quan trọng ấy".

 

Ngoài ra, hôm Thứ Tư 6/7/2005, bộ trưởng thông tin Do Thái là Dalia Itzik, đă đến gặp ĐTC BĐXVI, và đă trao tặng ngài những con tem đánh dấu cuộc viếng thăm của ĐTC GPII ở Thánh Địa năm 2000. Con tem này in h́nh ĐTC GPII đứng tại Bức Tường Phía Tây, nơi ngài để lại bức thư xin tha thứ cho Kitô hữu những ǵ họ đă phạm đến người Do Thái trong suốt gịng lịch sử. Theo vị lănh sự của Do Thái ở Ṭa Thánh là ông Obed Ben-Hur th́ vị bộ trưởng thông tin này cũng trao cho ĐTC bức thư của Thủ Tướng Ariel Sharon ngỏ ư mời ĐTC viếng thăm Do Thái. Một đài phát thanh Do Thái đă phổ biến lời của vị tổng trưởng thông tin sau khi yết kiến ĐTC BĐXVI và cho biết ư định của vị giáo hoàng này đối với lời mời của Thủ Tướng Sharon như thế này: “Tôi có một danh sách dài cần phải viếng thăm các quốc gia, thế nhưng ưu tiên nhất là Do Thái”.

 

Thế mà, tất cả những ǵ ngài làm với ḷng đặc biết quí mến dân nước Do Thái như thế, cũng không thể bù đắp được một lần, cứ cho là bị nhỡ đi, không có lợi cho họ. Vấn đề trầm trọng ở đây là người Do Thái không làm toán trừ một cách khách quan, mà một cách chủ quan, ở chỗ cho ĐTC là “cố t́nh” làm như thế, là đồng lơa với kẻ thù của họ v.v.

 

Vẫn nhất định không chấp nhận lời giải thích của Ṭa Thánh, Do Thái c̣n lợi dụng dịp này để tấn công tấn công cả Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nữa. Thật thế, sau khi vị bộ trưởng ngoại giao Do Thái là Nimrod Barkan bày tỏ những nhận định được đăng trên tờ nhật báo Giêrusalem Post hôm Thứ Ba 26/7, Văn Pḥng Báo Chí của Ṭa Thánh đă phổ biến ghi nhận sau đây vào buổi chiều hôm qua:

 

“Tính cách không vững chắc của những tố cáo vô bằng cố ư chống lại Giáo Hoàng Biển Đức XVI v́ không đề cập tới – trong lời nhận định sau kinh Truyền Tin hôm 24/7 – về cuộc khủng bố tấn công ngày 12/7 ở Natanya, Do Thái, không thể nào lại không rơ ràng đối với những ai thực hiện những lời tố cáo này. Có lẽ cũng v́ lư do ấy mà người ta đă cố gắng tán thành những lời tố cáo này bằng cách hướng tới những lần được cho rằng Đức Gioan Phaolô II đă tỏ ra im lặng về những cuộc tấn công Do Thái trong những năm qua, thậm chí c̣n tạo ra những lời chính quyền Do Thái lập đi lập lại xin Ṭa Thánh để ư tới vấn đề này, và yêu cầu Ṭa Thánh hăy thay đổi thái độ trong tân giáo triều đây.

 

“Về vấn đề ấy, cần phải lưu ư là:

 

“Những lời tuyên bố của Đức Gioan Phaolô II lên án tất cả mọi h́nh thức khủng bố, và lên án từng hành động khủng bố phạm đến Do Thái, th́ rất nhiều và công khai tỏ tường.

 

“Không phải là hết mọi cuộc tấn công Do Thái đều có thể được đáp ứng ngay bởi việc lên án công khai. Có nhiều lư do khác nhau về vấn đề này, trong đó có sự kiện là những cuộc tấn công phạm đến Do Thái ấy đôi khi được xẩy ra bởi những phản ứng lập tức của Do Thái là những hành động không xứng hợp với luật quốc tế. Bởi thế, không thể nào lên án một cuộc khủng bố trước mà lại im lặng trước cuộc trả đũa sau.

 

 “Như chính phủ Do Thái có lư không để cho các lời công bố của ḿnh bị sai khiến bởi kẻ khác thế nào th́ Ṭa Thánh cũng không chấp nhận những bài học và bị điều khiển bởi bất cứ một thẩm quyền nào khác liên quan tới việc chỉ dẫn và nội dung của những lời tuyên bố của ḿnh như thế”.

 

Bản văn của Văn Pḥng Báo Chí của Ṭa Thánh c̣n được kèm theo bằng một liệt kê một số lời của Đức Gioan Phaolô II từ thời khoảng 1979 đến Tháng 2/2005, một tháng rưỡi trước ngày ngài qua đời, những lời ngài đă lên án việc bạo lực phạm đến thành phần dân chúng và khẳng định quyền lợi của Nước Do Thái được sống trong an ninh và an b́nh. Cuối cùng bản văn của Ṭa Thánh đă kết luật thế này:

 

“Thật là đáng buồn và bỡ ngỡ khi thấy vấn đề xẩy ra một cách thiếu nhận định đối với những ǵ trong 26 năm Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đă thường lên tiếng mạnh mẽ và thương cảm về t́nh trạng thê thảm ở Thánh Địa, lên án tất cả mọi cuộc khủng bố và kêu gọi có những cảm thức nhân bản và ḥa b́nh. Những lời tố cáo phản với sự thật của lịch sử ấy chỉ có lợi cho những ai t́m cách làm dậy lên men hận thù và xung khắc mà thôi, chắc chắn sẽ không giúp ǵ vào việc cải tiến t́nh trạng này cả”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

 

 

LẬY THẦY CỨU CON VỚI

 

Trần Mỹ Duyệt

 

 

“Đức tin con đă cứu con”. Một trong lư do những người được Chúa Giêsu cứu chữa và ban cho phép lạ, đó là đức tin của họ. Trong hầu hết những lần Ngài gia ân và thực hiện phép lạ, Chúa Giêsu đều nói với người thụ ơn: “Đức tin con đă cứu con”. Ngược lại, Phêrô hôm nay, tưởng chừng ch́m lỉm dưới đáy biển v́ đă tỏ ra thiếu ḷng tin. Thánh Mátthêu kể lại, khi nghe Chúa nói “cứ tới”, ông đă vội vàng nhảy xuống biển đinh ninh sẽ đi trên nước để đến với Ngài, nhưng rồi ông đă hồ nghi và bắt đầu ch́m xuống. Sau khi nghe ông hốt hoảng kêu cứu, Chúa Giêsu đă giơ tay ra đỡ ông, và trách nhẹ ông: “Hèn tin thế. Tại sao nghi ngờ” (Mt 14:31).

 

Xét cho cùng, Phêrô bị mắng yêu thôi. Ở vào hoàn cảnh như thế, ai mà chả sợ. Đi trên biển, mà là biển lúc đang động, sóng to, gió lớn chứ đâu phải dạo chơi trên băi biển vào lúc trăng thanh gió mát. Lại nữa, với ông lúc đó có thể coi là người mạnh tin nhất so với các bạn hữu của ông. V́ khi thấy Chúa đi trên biển mà đến với các ông, mọi người trên thuyền đều nhao nhao sợ hăi, hốt hoảng la lên “ma”, chỉ ḿnh Phêrô là bạo dạn và xác tính hơn: “Nếu thật là Thầy, xin cho tôi đi trên biển đến với Thầy” (Mt 14:28).

 

Như vậy lư do khiến Phêrô ch́m hôm đó không phải v́ ông không nh́n ra Chúa. Khác với các bạn, ông đă nh́n ra Chúa, và đă nhẩy xuống biển để đến với Ngài. Hành động của ông được kể là táo bạo và gan dạ. Niềm tin của ông kể được là khá vững mạnh. Ở vào hoàn cảnh ấy, nếu không phải là Phêrô th́ cũng chả có ai dám làm chuyện ấy. Như vậy, Chúa trách Phêrô trong trường hợp này chỉ là trách yêu thôi. Chỉ là một bài học cho niềm tin của ông và của tôi trong mối tương quan với Chúa.

 

Biết rằng không được làm tôi hai chủ, nhưng tôi vẫn không đành bỏ lỡ cơ hội làm giầu mặc dù biết đó là một việc làm bất chính và sai trái. Sợ hỏa ngục, nhưng vẫn lân la đến pḥng trà, ṣng bạc. Biết ḿnh không trọn đạo vợ chồng, nhưng lại không muốn bỏ đi mối t́nh bất chính. Muốn lên Thiên Đàng nhưng ngại hy sinh và khổ giá.

 

Trước những sóng gió và gầm thét của biển trần gian. Trước màn đêm buông rủ là những đe dọa của cuộc đời, tôi vẫn biết Chúa đang ở đâu đó quanh ḿnh, nhưng tôi vẫn không thấy an ḷng. Tôi vẫn nghi nan và sợ hăi. Triệu chứng say sóng tâm linh đă làm cho tôi nhiều lúc trở thành chới với, hoa mắt và mất thăng bằng. Nó làm cho tôi không nh́n rơ thấy Chúa. Khó ḷng cảm nhận ra Ngài. Tôi hốt hoảng, sợ hăi nh́n Chúa thành ma và nh́n ma thành Chúa. Trong những cảnh ngộ ấy, nếu tôi và Phêrô có bị ch́m v́ hoài nghi đôi chút th́ tại sao Chúa lại nở ḷng nào khiển trách. Tại sao Ngài lại bảo là hèn tin.

 

Không. Không. Ngài không phiền trách. Ngài chỉ muốn Phêrô cũng như tôi không được hoài nghi về sự có mặt của Ngài. Ngài không muốn tôi vật vờ, chao đảo giữa biển đời. Bởi v́ chính Phêrô và các bạn hữu ông đă chẳng sững sờ khi Ngài bước lên thuyền của họ đó sao: “Khi họ lên thuyền, biển liền yên lặng. Những người trên thuyền đến và thờ lậy Ngài, họ nói: ‘Thật Ngài là Con Thiên Chúa’” (Mt 14:32-33). V́ Ngài có toàn quyền trên mọi tạo vật, trên mọi công tŕnh sáng tạo của Ngài. Ngài là chủ gió và sóng biển, và Ngài có quyền khiến chúng phải nghe lời Ngài.

 

Do đó, điều mà Chúa Giêsu trách Phêrô trên biển hồ Galilêa và cũng trách tôi trên biển trần gian không phải ở chỗ không tin nhận Ngài, mà là yếu tin, là nghi ngờ. Có nghĩa là tuy đă biết, đă thấy mà không hoàn toàn tin tưởng, vẫn bán tín, bán nghi. Thoạt đầu Phêrô đă hăng hái bước xuống mặt biển, nhưng v́ không hoàn ṭan tin tưởng nên đă bị ch́m. Thánh kư không ghi lại những ǵ ông nghĩ trong đầu, nhưng chắc một điều là ông không hoàn toàn tin rằng ḿnh có thể đi trên biển mà đến với Chúa được, mặc dù Ngài đă cho phép ông làm thế. Không hoàn toàn tin vào Ngài, tôi cũng sẽ bị ch́m trên biển trần gian như thế.

 

Một điều làm tôi an ủi, là mặc dù Phêrô bị chê là kém tin, nhưng Chúa vẫn cứ để ông thử “cứ đến”. Phải thử rồi mới biết ḿnh tin tưởng đến đâu. Chúa cũng xử với tôi như vậy khi Ngài để tôi phải cám dỗ, phải thử thách, và phải đau khổ. Ngài biết tôi yếu đuối, nhưng Ngài vẫn để những cám dỗ, thách đố quanh tôi để mặc tôi xoay xở và chống đỡ. Mặt khác Chúa cũng đă giơ tay ra đỡ lấy Phêrô khi ông gần ch́m. Ngài cũng không bỏ tôi khi tôi kêu cầu Ngài.

 

Kém tin thế. Sao lại nghi ngờ. Nếu có lúc nào con thuyền hồn tôi bị chơi vơi giữa biển trần đầy sóng gió, th́ đừng sợ. V́ chính Chúa Giêsu đă biết tôi yếu đuối. Và Ngài cũng biết tôi như đă biết Phêrô sẽ không thể đi trên biển một ḿnh được nếu không có Ngài ở bên. Ngài chỉ cần tôi la lên như Phêrô đă la lên lúc ông đang sắp sửa ch́m: “Lậy Thầy xin cứu tôi”. Đó là điều Ngài muốn tôi phải nhớ và phải làm mỗi khi thấy ḿnh yếu đuối. Đó là điều Ngài muốn tôi phải đem vào thực hành để trong mọi khó khăn, thử thách, và cám dỗ tôi biết rằng Chúa đang ở bên tôi, sẵn sàng giơ tay ra nâng đỡ tôi để tôi yên ḷng mà yêu mến và phục vụ Ngài. Để tôi biết rằng Ngài là Thiên Chúa đầy t́nh thương và luôn luôn yêu thương, săn sóc cho tôi, mặc dù tôi biết hay không biết điều đó.