Chúa Nhật

17/7: Á Thánh Jacinta và Phanxicô Marto (? – 1919, 1920)

Hai trong ba thị kiến nhân thấy Đức Mẹ hiện ra ở Fatima năm 1917.

Giaxinta chuyên hy sinh cứu các tội nhân khỏi sa hỏa ngục.

Phanxicô chuyên cầu nguyện đền tạ Chúa Giêsu Thánh Thể Ẩn Thân.

Được Đức Gioan Phaolô II phong chân phước ngày 13/5/2000.

 


CHÚA NHẬT XVI QUANH NĂM



BÀI ĐỌC I: Sap 12:13. 16-19

“Người ban cho kẻ tội lỗi ơn ăn năn trở lại”
Bài trích sách Khôn Ngoan.

Ngoài Chúa, không có Chúa nào khác chăm sóc mọi sự, ngơ hầu minh chứng rằng: Chúa không đoán xét bất công. V́ chưng, sức mạnh của Chúa là nguồn gốc sự công minh, và v́ Người là Chúa mọi sự, nên tỏ ra khoan dung với mọi người. Chúa chỉ tỏ sức mạnh Chúa ra, khi có kẻ không tin vào uy quyền của Chúa, và triệt hạ kẻ kiêu căng không nh́n biết Người. V́ là chủ sức mạnh, nên Chúa xét xử hiền lành, Chúa thống trị chúng ta với đầy ḷng khoan dung: V́ khi Chúa muốn, mọi quyền hành tuân lệnh Người. Khi hành động như thế, Người dạy dỗ dân Người rằng: Người công chính phải ăn ở nhân đạo, và Người làm cho con cái Người đầy hy vọng rằng: Người ban cho kẻ tội lỗi ơn ăn năn sám hối.

Lời của Chúa.


Đáp Ca:  (Xin mời Cộng đoàn thưa)

Lạy Chúa, Chúa nhân hậu và khoan dung.

1.      Lạy Chúa, v́ Chúa nhân hậu và khoan dung, giàu lượng từ bi với những ai kêu cầu Chúa. Lạy Chúa, xin nghe lời tôi khẩn nguyện, và quan tâm đến tiếng tôi van nài.

2.      Các dân tộc mà Chúa tạo thành, họ sẽ tới, lạy Chúa, họ sẽ thờ lạy Ngài, và họ sẽ ca tụng danh Ngài. V́ Ngài cao cả và làm những điều kỳ diệu, duy một ḿnh Ngài là Thiên Chúa.

3.      Nhưng lạy Chúa, Ngài là Thiên Chúa từ bi, nhân hậu, chậm bất b́nh, rất mực khoan dung và thủ tín. Xin đoái nh́n đến tôi và xót thương tôi.


BÀI ĐỌC II: Rom 8:26-27

“Thánh Thần cầu xin cho chúng ta bằng những tiếng than khôn tả”
Bài trích thơ Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Rôma.

Anh em thân mến, có Thánh Thần nâng đỡ sự yếu hèn của chúng ta. V́ chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho xứng hợp. Nhưng chính Thánh Thần cầu xin cho chúng ta bằng những tiếng than khôn tả. Mà Đấng thấu suốt tâm hồn, th́ biết điều Thánh Thần ước muốn. Bởi v́ Thánh Thần cầu xin cho các thánh theo ư Thiên Chúa.

Lời của Chúa.


(Xin mời Cộng đoàn đứng)

Alleluia, alleluia.  --- Lạy Chúa, lời của Chúa là thần trí và là sự sống; Chúa có những lời ban sự sống đời đời.  --- Alleluia.


PHÚC ÂM: Mt 13:24-43

“Hăy cứ để cả hai mọc lên cho đến mùa gặt”
Bài trích Phúc Âm theo Thánh Matthêô

Khi ấy, Chúa Giêsu phán một dụ ngôn khác cùng dân chúng rằng: “Nước Trời giống như người kia gieo giống tốt trong ruộng ḿnh. Trong lúc mọi người ngủ, th́ kẻ thù của ông đến gieo cỏ lùng vào ngay giữa lúa, rồi đi mất. Khi lúa lớn lên và trổ bông th́ cỏ lùng cũng lộ ra. Đầy tớ chủ nhà đến nói với ông rằng: “Thưa ông, thế ông đă không gieo giống tốt trong ruộng ông sao? Vậy cỏ lùng tự đâu mà có?” Ông đáp: “Người thù của ta đă làm như thế”. Đầy tớ nói với chủ: “Nếu ông bằng ḷng, chúng tôi xin đi nhổ cỏ”. Chủ nhà đáp: Không được, kẻo khi nhổ cỏ lùng, các anh lại nhổ luôn cả lúa chăng. Hăy cứ để cả hai mọc lên cho đến mùa gặt. Và đến mùa, ta sẽ dặn thợ gặt: “Các anh hăy nhổ cỏ lùng trước, rồi bó lại từng bó mà đốt đi, sau mới thu lúa lại chất vào lăm cho ta”. Người lại nói với họ một dụ ngôn khác mà rằng: “Nước Trời giống như hạt cải người kia gieo trong ruộng ḿnh. Hạt nó bé nhỏ hơn mọ i thứ hạt giống, nhưng khi mọc lên, th́ lớn hơn mọi thứ rau cỏ, rồi thành cây, đến nỗi chim trời đến nương náu nơi nghành nó”. Người lại nói với họ một dụ ngôn khác nữa mà rằng: “Nước Trời giống như men người đàn bà kia lấy đem trộn vào ba đấu bột, cho đến khi bột dậy men”. Chúa Giêsu dùng dụ ngôn mà phán những điều ấy với dân chúng. Người không phán điều ǵ với họ mà không dùng dụ ngôn, để ứng nghiệm lời tiên tri đă chép rằng: “Ta sẽ mở miệng nói lời dụ ngôn: Ta đă tỏ ra nhũng điều bí nhiệm từ lúc dựng nên thế gian”. Sau khi giải tán dân chúng, Người trở về nhà. Các môn đệ đến gặp Người và thưa rằng: “Xin thầy giải thích dụ ngôn cỏ lùng trong ruộng cho chúng con nghe”. Người đáp rằng: “Kẻ gieo giống tốt là Con Người. Ruộng là thế gian. C̣n hạt giống tốt là con cái Nước Trời. Cỏ lùng là con cái gian ác. Kẻ thù gieo cỏ lùng là ma quỷ. Mùa gặt là ngày tận thế. Thợ gặt là các thiên thần. Cũng như người ta thu lấy cỏ lùng, rồi thiêu đốt trong lửa thế nào, th́ ngày tận thế cũng sẽ xảy ra như vậy: Con Người sẽ sai các thiên thần đi thu tất cả gương xấu và mọi kẻ làm điều gian ác khỏi nước Chúa, rồi ném tất cả chúng vào lửa: ở đó sẽ phải khóc lóc nghiến răng. Bấy giờ kẻ lành sẽ sáng chói như mặt trời trong Nước của Cha ḿnh. Ai có tai để nghe th́ hăy nghe”.

Phúc Âm của Chúa.

 

Suy Niệm Lời Chúa

 

“Hạt giống tốt trong ruộng”

 


Chứng Từ Giáo Hội nơi Phụng Vụ Lời Chúa

Nếu “Triều đại Thiên Chúa đă đến” là chủ đề rao giảng của các vị tông đồ được Chúa Giêsu sai đi trong bài Phúc Âm Thánh Mathêu Chúa Nhật XI trước đây, th́ “Triều đại Thiên Chúa” tự bản chất vốn mầu nhiệm ấy như thế nào, đă được Chúa Giêsu mạc khải cho con người biết bằng những dụ ngôn, điển h́nh là dụ ngôn trong bài Phúc Âm hôm nay và hai dụ ngôn trong bài Phúc Âm tuần tới.

Thật ra trong bài Phúc Âm hôm nay không phải chỉ có một mà là ba dụ ngôn về Triều Đại Thiên Chúa: thứ nhất là dụ ngôn “Triều đại Thiên Chúa giống như một người gieo giống tốt trong ruộng của ḿnh”; thứ hai là dụ ngôn “Triều đại Thiên Chúa giống như hạt cải có người lấy gieo trong ruộng của ḿnh”; và thứ ba là dụ ngôn “Triều đại Thiên Chúa giống như men được người đàn bà lấy vùi vào ba đấu bột”. Tuy nhiên, hai dụ ngôn sau, theo Sách Bài Đọc tiếng Anh, được Giáo Hội để trong ngoặc không buộc đọc. Tại sao? Phải chăng, tại v́ ư nghĩa của dụ ngôn thứ nhất thích hợp với chủ đề chung của Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh là Mầu Nhiệm Chúa Kitô Sự Sống Tái Sinh qua Chứng Từ Giáo Hội? Thật vậy, Chứng Từ Giáo Hội đây là ǵ, nếu không phải, thực tế nhất và sống động nhất ở nơi hay thể hiện qua thành phần Kitô hữu môn đệ Chúa Kitô nói chung và thành phần Kitô hữu chứng nhân của Người nói riêng. Vậy trong bài Phúc Âm hôm nay chúng ta t́m thấy ǵ liên quan đến vấn đề Chứng Từ Giáo Hội này?

Trước hết, trong phần Phúc Âm không buộc đọc, Chúa Giêsu đă cắt nghĩa cho các tông đồ biết ư nghĩa của các h́nh ảnh được Người sử dụng và nhắc đến trong dụ ngôn: “Người nông phu gieo hạt giống tốt là Con Người; thửa ruộng là thế gian, hạt giống tốt là các công dân Nước Trời. Cỏ lùng là thành phần môn đệ của tên gian ác và kẻ thù gieo rắc thành phần gian ác này là ma quỉ. Mùa gặt là tận thế trong khi thợ gặt là các thiên thần”. Căn cứ vào phần giải thích này của Chúa Giêsu, chúng ta thấy được rằng dụ ngôn hôm nay, dụ ngôn mà Chúa Giêsu nói ngay từ đầu “Triều đại Thiên Chúa giống như có người gieo giống tốt trong ruộng của ḿnh”, là dụ ngôn về thành phần “các công dân Nước Trời”. Chúng ta có thể chuyển dịch câu mở đầu của dụ ngôn hôm nay thế này: “Triều đại Thiên Chúa là việc Con Người sai các môn đệ của ḿnh vào thế gian”. Như thế, nếu câu chuyển dịch này không sai th́ dụ ngôn thứ nhất, cũng là dụ ngôn chính yếu trong bài Phúc Âm hôm nay, quả thực là dụ ngôn hợp với chủ đề Chứng Từ Giáo Hội của chung Mùa Phụng Vụ Thường Niên Hậu Phục Sinh. V́ thời điểm trước Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh là thời điểm Giáo Hội long trọng cử hành Mầu Nhiệm Chúa Kitô Phục Sinh, Đấng đă thông ban Thánh Thần cho các tông đồ (x Jn 20:22) và sai các vị đi khắp thế gian (x Mt 28:19; Mk 16:15) để làm chứng về Người và cho Người (x Lk 24:48; Acts 1:8) tới tận cùng trái đất (x Acts 1:8).

Chứng Từ Giáo Hội nơi Dụ Ngôn Giống Tốt

Chủ đề Chứng Từ Giáo Hội của Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh này, qua dụ ngôn thứ nhất của bài Phúc Âm hôm nay, c̣n được sáng tỏ hơn nữa bởi những chi tiết được Chúa Giêsu cắt nghĩa về thân mệnh của hạt giống tốt là thành phần môn đệ chứng nhân trong thửa ruộng thế gian. Ở chỗ, họ chắc chắn sẽ phải chịu bách hại, và thậm chí sẽ bị sát hại, bởi ma quỉ là tên gian ác đă gieo rắc đầy giẫy thành phần môn đệ cỏ lùng của hắn vào trong thế gian để chen lấn và đán áp họ đến cùng, cho đến mùa gặt tận thế. “Trong khi mọi người đang ngủ th́ kẻ thù của người ấy đến gieo cỏ lùng chung với lúa của ông rồi bỏ đi. Khi lúa bắt đầu chín và trổ hạt th́ cỏ lùng cũng xuất hiện”. Thế nhưng, theo ư của chủ ruộng, qua lời ông trả lời với nhóm đầy tớ nhiệt t́nh, th́ thành phần kẻ lành, tức thành phần Chứng Từ Giáo Hội này, dù tinh thần “không thuộc về thế gian” (x Jn 17:14,16) song bản thân hay thân xác cũng cần phải “sống trong thế gian” (x Jn 17:11), để nhờ đó, nhất là nhờ những gian nan khốn khó, họ mới có thể chiếu giải ánh sáng của họ là Chúa Kitô ra (x Mt 5:14; Jn 8:12) hầu làm tan biến bóng tối thế gian, tan biến bóng tối nơi thế giới của thành phần “yêu chuộng tối tăm hơn ánh sáng” (Jn 3:19). V́, Giáo Hội được Chúa Kitô thành lập là một thành xây trên núi, và môn đệ Kitô hữu của Người là những ngọn đèn được Người thắp lên không phải để đặt dưới đáy thùng mà là để đặt trên đế cao hầu có thể soi sáng cho cả nhà (x Mt 5:14-15).

Trong dụ ngôn thứ nhất trong bài Phúc Âm hôm nay, dụ ngôn “Triều đại Thiên Chúa giống như có người gieo giống tốt trong ruộng của ḿnh”, qua những ǵ Chúa Giêsu giải thích, chúng ta thấy được mạc khải về nguồn gốc và tác dụng của sự dữ đối với thành phần môn đệ Sống Thánh Chứng Nhân của Chúa Kitô.

Trước hết, về nguồn gốc, sự dữ hay kẻ gian ác là do ma quỉ gieo rắc mà có: “Các người đầy tớ của chủ ruộng đến nói với ông: ‘Thưa ông, ông đă không gieo giống tốt trong ruộng của ông sao? Vậy tại sao lại có cỏ lùng?’ Ông đáp: ‘Ta thấy có bàn tay kẻ thù của ta nhúng vào việc này’”. Tại sao ma quỉ là nguồn gốc của sự dữ cũng như của những kẻ gian ác trên thế gian này, nếu không phải, như Chúa Giêsu đă nói với dân Do Thái, “nơi hắn không có sự thật. Dối trá là bản chất của hắn; hắn là tên gian trá và là cha của các thứ dối trá” (Jn 8:44).

Sau nữa, về tác dụng của sự dữ đối với thành phần môn đệ chứng nhân Chúa Kitô, đó là để tạo cơ hội làm cho đức tin của họ được cứng cát hơn và sáng tỏ hơn. Đó là lư do chủ ruộng đă không cho phép nhóm đầy tớ đi nhổ cỏ ḷng vực tai hại mọc chung với lúa: “Các người đầy tớ nói với ông: ‘Thế ông có muốn chúng tôi đi nhổ chúng lên chăng?’ Ông đáp: ‘Đừng, kẻo khi anh em nhổ cỏ lùng th́ lại nhổ cả lúa nữa’”. Như thế, việc “công dân Nước Trời” là hạt giống tốt được gieo trong ruộng thế gian đây bị cỏ lùng đàn áp và sát hại không phải là do bởi ma qủi có thể tự động hoành hành theo như bản chất gian trá của ḿnh, cho bằng bởi chính Thiên Chúa, Đấng vô cùng khôn ngoan, lân ái và toàn năng, như bài đọc một hôm nay tuyên nhận, đă để xẩy ra như vậy hầu làm lợi cho chính những kẻ thuộc về Ngài, đúng như Vị Tông Đồ Phaolô cảm nhận và xác tín như sau: “Những ai Thiên Chúa biết trước th́ Ngài cũng tiền định cho họ được thông phần h́nh ảnh Con Ngài” (Rm 8:29), Đấng “Ngài đă không tiếc xót song đă trao nộp v́ tất cả chúng ta” (Rm 8:32).

Chứng Từ Giáo Hội nơi Thửa Ruộng Thế Gian

Thật ra, thửa ruộng thế gian không phải là của ma qủi, dù hắn được chính Chúa Giêsu gọi là “vương chủ thế gian” (Jn 14:30), v́ hắn “là tên sát nhân ngay từ ban đầu” (Jn 8:44), là kẻ chiếm đất giành dân của Đấng đă dựng nên tất cả mọi sự và “thấy mọi sự Ngài đă tạo dựng tốt lành” (Gen 1:31). Đúng hơn, chủ quyền của thửa ruộng thế gian này vẫn là của Thiên Chúa, của Đấng cho phép hắn gieo cỏ lùng trong “ruộng của ḿnh” (Mt 13:24,27) “cho đến mùa gặt là tận thế”. Chính v́ thế, theo dự án thần linh của ḿnh, Thiên Chúa vẫn có cách để làm cho Triều Đại của Ngài hoàn toàn trị đến trên thế gian này. Trước hết là trị đến nơi Giáo Hội, thành phần hạt giống tốt được Con Ngài là người gieo giống sai vào thế gian và ở trong thế gian song không thuộc về thế gian, sau đó và nhờ đó, là trị đến trên khắp thế gian cho đến tận cùng trái đất. Đó là lư do, ngay sau dụ ngôn thứ nhất về hạt giống tốt được gieo trong ruộng, Giáo Hội c̣n cho phép, nếu được, đọc cả hai dụ ngôn kế tiếp, đó là dụ ngôn hạt cải và nắm men, hai dụ ngôn dù sao cũng có liên hệ mật thiết với dụ ngôn thứ nhất. Ở chỗ nào? Nếu không phải ở chỗ tác dụng của Chứng Từ Giáo Hội trong thế gian.

Đúng vậy, hạt cải đây và nắm men đây có thể được hiểu là Giáo Hội, mầm mống Nước Thiên Chúa trên thế gian, đúng như Công Đồng Chung Vaticanô II, trong Hiến Chế Tín Lư Về Giáo Hội Lumen Gentium, đă cảm nhận và tuyên tín: “Giáo Hội – tức vương quốc của Chúa Kitô luôn luôn hiện diện cách mầu nhiệm – phát triển một cách tỏ tường trên thế gian nhờ quyền lực của Thiên Chúa” (đoạn 3). Sở dĩ Giáo Hội có quyền năng làm cho thế gian trở thành Vương Quốc của Thiên Chúa, làm cho Triều Đại Thiên Chúa trị đến, trước hết và trên hết, là do Thần Linh Thiên Chúa, linh hồn của Giáo Hội. Đó là lư do, ngay sau khi Phục Sinh từ trong cơi chết, Chúa Kitô đă ban Thánh Thần cho các tông đồ (x Jn 20:22), và đă sai Thánh Thần xuống trên các vị trong Ngày Lễ Ngũ Tuần (x Acts 1:1-4), Vị Thánh Linh của chính Người, Vị Thánh Linh đă tác thành Người trong cung ḷng trinh nguyên của Đức Nữ Maria Nazarét (x Mt 1:20); Lk 1:35), đă ở với Người trong suốt cuộc sống (x Lk 3:22, 4:1, 10:21 v.v.), và nhất là đă làm cho Người phục sinh từ trong kẻ chết (x Rm 8:11).

Chính v́ thế, bài đọc thứ hai hôm nay đă xác tín: “Thần Linh cũng giúp đỡ chúng ta trong nỗi yếu hèn của chúng ta… Thần Linh chuyển cầu cho các thánh đúng như Thiên Chúa muốn”. Phải, Giáo Hội không thể nào làm chứng cho Chúa Kitô nếu không có Thánh Thần của Người, Vị Thánh Thần “dẫn các con vào tất cả sự thật” (Jn 16:13), tức làm cho Giáo Hội hoàn toàn thấu triệt Chúa Kitô, để nhờ đó có thể làm chứng về Người và cho Người. Hay nói cách khác, chính Thánh Thần làm chứng về Chúa Kitô và cho Chúa Kitô qua Giáo Hội và nhờ Giáo Hội, thừa tác viên của Ngài. Đó là lư do Chúa Kitô đă khẳng định với các tông đồ về vai tṛ Tác Nhân Thần Linh và Chứng Từ Giáo Hội như sau: “Khi Đấng Huấn Dụ đến, Thần Chân Lư từ Cha mà đến và là Đấng chính Thày từ Cha sai đến, Ngài sẽ làm chứng cho Thày. Các con cũng phải làm chứng nữa” (Jn 15:26-27).

 

Thực Hành Sống Đạo:

 

Đừng tự ư nhổ cỏ lùng. Chính HĐGM Hoa Kỳ cũng đă vấp phải trường hợp v́ Chúa, v́ Giáo Hội, tương tự như hai anh em tông đồ Giacôbê và Gioan trước thái độ vô lễ của một làng Samaritanô không chịu tiếp đón Đấng Thiên Sai Thày ḿnh (x Lk 9:51-56). Ở chỗ, vào cuộc họp bán niên thường lệ của ḿnh 13-15/6/2002 tại Dallas, với số phiếu 239/13, HĐGMHK đă đi đến quyết định "chế ngự sự dữ" liên quan đến vụ giáo sĩ lạm dụng t́nh dục vị thành niên tàn hại cả thanh danh lẫn tài sản của Giáo Hội Hoa Kỳ này bằng một Bản Qui Chuẩn. Thế nhưng, Bản Qui Chuẩn của cả một hồi đồng giám mục hùng mạnh nhất thế giới này, tiếc thay song cũng may thay, đă được điều chỉnh cho hợp với Giáo Luật hơn, bởi một hội đồng hỗn hợp 8 vị, 4 của Ṭa Thánh và 4 đại diện HĐGM Hoa Kỳ. Đó, cả một hội đồng giám mục thượng thặng này trong vấn đề quyết định việc "chế ngự sữ dữ" mà c̣n bị sơ hở đến nỗi cần phải được hoàn chỉnh lại như thế, th́ cá nhân chúng ta hay nhóm truyền thông chúng ta có thể tự vỗ ngực cho rằng những ǵ ḿnh nghiên cứu và tung ra là lành mạnh, chính xác và sinh ích lợi thực sự cho công ích hay chăng?                                                                                    

 

Theo ư nghĩa của bài Phúc Âm Chúa Nhật XVI tuần này nói chúng, nhất là theo lời dẫn giải hết sức rơ ràng của Chúa Giêsu về dụ ngôn Người nói, th́ nhân loại được chia ra làm hai loại rơ rệt, thứ nhất là loại lúa tốt, thành phần công chính trên thế gian này, và thứ hai là thành phần cỏ lùng, thành phần gian ác làm tay sai của ma qủi, chuyên môn gieo lầm lạc và tai hại cho Nước Trời nói chung và cho phần rỗi các linh hồn nói riêng. Thực tại về hai loại người lành và dữ trên thế gian được Chúa Giêsu nói đến trong Phúc Âm này hoàn toàn phản ảnh một cách đích thực nơi hiện tượng tương khắc hết sức kịch liệt và dữ dội về văn hóa ngày nay, giữa trào lưu văn hóa sự chết culture of death và văn hóa sự sống culture of life, giữa chủ trương pḥ quyền tự quyền pro choice và pḥ quyền sự sống pro life. Cuộc chiến này càng ngày càng tàn khốc gây ra bởi thành phần cỏ lùng, tàn khốc thê thảm c̣n hơn cả những cuộc khủng bố tự sát hay những cuộc chiến tranh bằng vũ lực nữa. Thế nhưng, thành phần lúa tốt vẫn cương quyết chiến đấu, điển h́nh nhất và mạnh mẽ nhất từ trước đến nay phải kể là cuộc xuống đường biểu t́nh ở Tây Ban Nha ngày Thứ Bảy 18/6/2005 vừa rồi.

 

Trận chiến văn hóa sự sống chống văn hóa sự chết không phải chỉ xẩy ra trong lănh vực pḥ sự sống (pro life) chống phá thai (pro choice), mà c̣n xẩy ra trong cả lănh vực hôn nhân gia đ́nh nữa, với những cuộc biểu dương chống hợp pháp hóa vấn đề hôn nhân đồng phái tính, điển h́nh nhất và vĩ đại nhất từ trước đến nay, với con số ước lượng lên tới 1 triệu rưỡi tham dự viên, tại Ma Ní, thủ đô nước Tây Ban Nha hôm Thứ Bảy 18/6/2005.

 

Diễn Đàn của Người Tây Ban Nha Về Gia Đ́nh, một nhóm không thuộc tôn giáo nào, đại diện cho hơn 4 triệu gia đ́nh, đă thực hiện một hoạt động của người công dân ủng hộ con cái, hôn nhân và quyền tự do, chống lại dự án của chính quyền muốn chấp thuận việc nhận con nuôi của các cặp đồng tính lấy nhau.

 

Chủ đề của cuộc xuống đường biểu t́nh chống đối này là “Gia Đ́nh Thực Sự Là Một Vấn Đề”, một cuộc xuống đường đă thu hút được các gia đ́nh khắp Tây Ban Nha và những phái đoàn đại biểu của ngoại quốc nữa thuộc 15 hiệp hội quốc tế và hơn 1 ngàn tổ chức không thuộc chính quyền.

 

Sharon Slater, chủ tịch của Liên Hiệp Gia Đ́nh Quốc Tế ở Mỹ và đại diện cho Liên Minh Gia Đ́nh Thế Giới, đă diễn tả ngày này là một ngày lịch sử, đánh dấu “việc khởi đầu cho một phong trào thế giới bảo vệ hôn nhân và gia đ́nh”. Bà này cho biết phong trào này “trổi vượt trên các chủng tộc, tôn giáo và biên giới”.

 

Jean-Louis Thès, chủ tịch Viện Gia Đ́nh Chính Trị ở Pháp, đă gọi ngày này là “một ngày lịch sử cho phong trào gia đ́nh ở toàn Âu Châu”, và cám ơn nhân dân Tây Ban Nha đă “phất cờ gia đ́nh khởi nghĩa một cách nổi bật như thế”. Vị này tham dự thay mặt cho 400 hiệp hội ở Pháp.

 

María del Prete, thay mặt cho 400 nhóm ở Mỹ Châu Latinh tham dự vào tổ chức Cơ Cấu Gia Đ́nh, đă bày tỏ t́nh đoàn kết với các gia đ́nh, hôn nhân và trẻ em Tây Ban Nha.

 

Josep Miró i Ardèvol, một phần tử của Hiệp Ước Về Các Quyền Lợi và là chủ tịch Hội Đồng Kitô Hữu Cho Âu Châu, đă nói cùng tham dự viên rằng: “Trong những tháng vừa qua, Âu Châu và toàn thế giới đă nh́n Tây Ban Nha một cách nghi ngại. Ở Âu Châu cũng như trên thế giới, hôn nhân là cuộc hiệp nhất giữa một người nam và một người nữ (ông trích dẫn bản Tuyên Ngôn Chung về Nhân Quyền của LHQ). Trong số 191 quốc gia phần tử của LHQ có 189 nước cấm hôn nhân đồng tính”.

 

José Gabaldón, chủ tịch tổ chức Diễn Đàn của Người Tây Ban Nha cho Các Gia Đ́nh, khi ngỏ lời cùng tham dự viên và cám ơn sự ủng hộ khắp nơi trên thế giới ông nhận được, đă nói rằng: “Anh chị em là bằng chứng rơ ràng cho thấy rằng hôm nay đă đến thời điểm của gia đ́nh”.

 

Vị chủ tịch này đă đề cập tới các nhóm đại diện đến từ Pakistan, Nam Hàn, Mông Cổ, Nga, Sri Lanka, Madagascar, Guinea, the Colombo Islands, Bangladesh, Ai Cập và Rwanda.

 

Cuộc biểu t́nh này được sự hỗ trợ của các tổ chức dân sự, chính trị và tôn giáo, cũng như của Seg Munir, giáo trưởng Đại Đền Hồi Giáo ở Ma Ní, Liên Hiệp Cộng Đồng Do Thái Tây Ban Nha, và các tôn giáo khác. Riêng Công Giáo, hội đồng giám mục ở xứ sở này đă tỏ ra ủng hộ và có khoảng 20 vị giám mục đă tham dự cuộc biểu t́nh, trong đó có cả ĐHY Antonio Rouco TGM Ma Ní cùng với các vị giám mục phụ tá của ngài.

 

Marek Raczkiewicz, phóng viên của Đài Phát Thanh Vatican đặc trách phần tiếng Balan, đă đề cập đến việc tất cả các quốc gia Đông Âu đang “hết sức chăm chú và quan tâm” theo dơi t́nh h́nh ở Tây Ban Nha, “nhất là liên quan đến vấn đề gia đ́nh và hôn nhân”. Vị này cũng nhấn mạnh đến vai tṛ quan trọng của tiếng nói giáo dân, theo ông, đây không phải là vấn đề “của hàng giáo sĩ hay giáo phẩm, mà trước hết của việc giáo dân ư thức hơn bao giờ hết”. 

 

Kư giả Cristina López Schlichting phụ trách việc đọc “bản hiến chương” của biến cố này, một bản hiến chương kêu gọi hăy loại bỏ khỏi bản thảo về khoản luật “hôn nhân” đồng tính và đ̣i quyền lợi cho trẻ em được có cha có mẹ đàng hoàng. Bản hiến chương này cũng kêu gọi thực hiện một qui chế bảo vệ gia đ́nh và quyền lợi của cha mẹ trong việc chọn lựa việc giáo dục cho con cái của ḿnh.

 

Cuộc khủng hoảng về luân lư của con người (văn minh Tây Phương) ở vào đầu thiên kỷ thứ ba Kitô giáo này đă trở nên vô cùng thảm khốc và cực kỳ nguy vong, như được cảm nhận bởi vị giáo hoàng tác giả cuốn “Hồi Niệm và Căn Tính” là Đức Gioan Phaolô II, một tác phẩm như một lời vừa di chúc vừa kêu gọi ngài muốn gửi tới thế giới rằng: “Thật vậy, chính nhờ hồi niệm mà cảm quan của chúng ta về căn tính được h́nh thành và hiện tỏ nơi tâm trí con người” (ấn bản Anh ngữ,  đoạn cuối cùng Chương 23: “Về Lại Với Âu Châu”). Thật vậy, những ǵ vị giáo hoàng này đă nhận định về loài người liên quan đến “những hủy hoại lớn lao”, “những tàn phá vĩ đại” từ năm 1978, trước khi ngài vĩnh viễn ra đi, đă biến thành một hiện tượng diễn tiến như cuộc biển động sóng thần Nam Á xẩy ra vào ngày 26/12/2004, một thiên tai đă kinh hoàng tàn sát trên 200 ngàn người cách đột ngột trong một thời gian rất ngắn. Ngài viết trong tác phẩm cuối cùng của ḿnh, “Hồi Niệm và Căn Tính”, ở Chương 2 về “Những Ư Hệ của Sự Dữ”, ấn bản Anh ngữ, trang 11, như sau:

 

Đến đây, chúng ta không thể câm lặng trước vấn đề ngày nay trở nên thảm khốc hơn bao giờ hết. Cuộc sụp đổ của các chế độ được xây dựng trên các ư hệ sự dữ (biệt chú của người dịch: theo tác giả nhận định ở phần trước đó là ‘ư hệ Xă Hội Quốc Gia’ ở Đức theo nguyên lư duy chủng tộc, và ‘ư hệ Mát Xít’ Cộng sản đặc biệt ở Nga) đă đi đến chỗ chấm dứt những h́nh thức diệt chủng vừa được đề cập tới ở những xứ sở liên hệ (biệt chú của người dịch: được tác giả liệt kê là ‘diệt chủng Do Thái, cùng các nhóm khác như nhân dân Romania, thành phần dân quê xứ Ukraine, và hàng giáo sĩ Chính Thống lẫn Công Giáo ở Nga, ở Belarus và ở bên ngoài rặng núi Urals’). Tuy nhiên, vẫn c̣n có một cuộc diệt chủng về pháp lư đối với những con người đang được cưu mang nhưng chưa vào đời. Trong trường hợp này, cuộc diệt chủng ấy được ban bố bởi những thứ quốc hội được chọn bầu theo dân chủ (biệt chú của người dịch: ở đây vị tác giả muốn nhấn mạnh đến tính cách khác biệt giữa những chế độ chuyên chế độc tài sắt máu trong thế kỷ 20 với thể chế được gọi là tự do dân chủ nhân quyền), những thứ quốc hội nhân danh quan niệm tiến bộ về dân sự cho xă hội và cho toàn thể nhân loại. Chúng ta cũng không thể thinh lặng trước những vi phạm trầm trọng khác đến việc làm hụt hẫng đi lề luật của Thiên Chúa. Tôi đang nghĩ tới, chẳng hạn, áp lực mănh liệt của Quốc Hội Âu Châu trong việc nh́n nhận các cuộc hợp hôn đồng tính như là một loại gia đ́nh khác, có quyền nhận con nuôi. Thật là hợp lư, thậm chí cần phải đặt vấn đề phải chăng đó không phải là công cuộc của một thứ ư hệ sự dữ khác hay sao, có lẽ c̣n tinh xảo và kín đáo hơn, có ư muốn khai thác chính nhân quyền để chống lại con người và đời sống gia đ́nh”.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

 

LÚA TỐT VÀ CỎ DẠI

 

Trần Mỹ Duyệt

 

 

Người chủ biết có kẻ thù gieo cỏ dại vào ruộng lúa ḿnh mà đă ngăn cản không cho những tá điền nhổ và làm sạch cỏ. Tại sao lại phải để cho lúa lớn lên với cỏ trong sự tranh giành và lấn lướt của cỏ dại. Tại sao lại phải chờ cho đến mùa gặt mới làm sạch cỏ. Và sau đây là lư do của ông chủ: “Kẻo khi nhổ cỏ, các anh lại nhổ luôn cả lúa” (Mt 13:29).

 

Như vậy, là người chủ ruộng đă biết rơ có sự thù địch đang ngấm ngầm xẩy ra giữa ông và kẻ thù của ông. Và hậu quả của sự thù nghịch ấy là lúa tốt của ông phải mọc lên chung với cỏ dại của kẻ thù. Kẻ thù ông làm hại ông, và cũng làm hại ruộng lúa của ông. Và cỏ dại là phương tiện kẻ thù ông dùng để thi hành ư định tấn công ông.

 

Ông cũng hiểu thế nào về cái khó khăn của ruộng lúa của ông, v́ qua cách thức ông trả lời các gia nhân, chứng tỏ ông rất dầy kinh nghiệm về vấn đề này. Ông hiểu sẽ có những cây lúa bị lấn lướt. Ông hiểu sẽ có những cây lúa bị giới hạn khả năng phát triển và sinh lợi, v́ sự chen lấn và ảnh hưởng của cỏ dại. Và như vậy, là ông cũng hiểu rằng vụ mùa của ông sẽ bị thiệt hại ít nhiều do kẻ thù ông gây ra.

 

Nhưng cái nổi bật nhất ở người chủ ruộng đây là ở chỗ ông b́nh tĩnh, và không nôn nóng. Ông đă khoan dăn đợi đến ngày giờ và thời điểm rơ ràng. Ông biết ông phải làm ǵ, và làm như thế nào: “Ngày gặt, ta sẽ bảo thợ nhổ cỏ lùng trước rồi bó lại ném vào lửa. Sau đó th́ thu lúa tốt vào kho lẫm” (Mt 13:30).

 

Qua dụ ngôn này, Chúa Giêsu đă cho chúng ta biết về viễn ảnh và toàn bộ cuộc đời của mỗi người. Cuộc đời mỗi người là một vụ mùa. Cỏ dại là những tính mê, nết xấu, và đam mê nhục dục. Cỏ dại cũng là những kẻ xấu, bạn bè xấu, gương xấu, và những ảnh hưởng xấu của xă hội luôn vây quanh cuộc đời con người. Nhiều khi chúng ta không muốn có nó, hoặc không muốn đứng gần nó, nhưng nó vẫn có đó, và đôi khi c̣n lấn lướt chúng ta.

 

Ngược lại, lúa tốt là những việc làm đạo đức, những nhân đức và điều thiện hảo mà chúng ta thu hoạch được trong đời sống. Lúa tốt cũng là những người bạn tốt, những gương sáng đạo đức, những ảnh hưởng tốt của bạn hữu xa gần.

 

Tốt và xấu. Thiện và ác. Bạn và thù. Ánh sáng và bóng tối. Lúa và cỏ. Đó là hai mặt phải và trái của cuộc đời. Là những ǵ mà con người hằng ngày phải va chạm, phải chấp nhận, và phải phấn đấu dù muốn hay không muốn. Nhiều khi chúng ta c̣n kinh nghiệm điều này, là cỏ dại mọc nhanh và xanh tươi c̣n hơn cả lúa tốt. Kinh nghiệm này cũng dẫn ta đến một thực tế cuộc đời là những việc xấu, hành động xấu lại ảnh hưởng nhanh và mạnh mẽ hơn những ảnh hưởng của sự thánh thiện. Hy sinh khó tập hơn buông thả. Khi ta không để ư tập luyện và phấn đấu với những thói xấu, thói xấu xem như thiếu vắng trong cuộc đời. Nhưng khi ta chú tâm t́m kiếm điều thiện hảo, cố tâm đến những việc làm tu tỉnh con người, th́ thói xấu và những thử thách lại có mặt và vây kín quanh ta.

 

Nhưng rồi vụ mùa cũng sẽ đến. Và lúc đó là lúc lúa và cỏ được phân xử và tách biệt. Lúa tốt hay những điều thiện, việc làm đạo đức sẽ được thu vào kho lẫm. Cỏ dại tức là những thói xấu, những tội lỗi, và gian ác sẽ bị đốt đi. Nhưng như lúa tốt, chúng ta phải can đảm lắm mới có thể đứng vững giữa bao kẻ thù và thử thách. Phải đâm rễ sâu vào ḷng đất t́nh yêu, vào Tin Mừng của Đức Kitô, mới không bị tiêu diệt, hoặc bị cỏ dại lấn lướt. Và đây là mục đích của đời sống mỗi người chúng ta, v́ Chúa cho chúng ta sinh ra và gửi chúng ta vào đời, đặt chúng ta giữa những thử thách - mặc dù Ngài vẫn không bỏ rơi chúng ta - là để chúng ta lớn lên và trổ sinh những hoa trái thiêng liêng, mà hơn thế nữa, là làm cho Chúa Giêsu được lớn lên viên măn trong cuộc đời ḿnh.