Chúa Nhật

21/8    Thánh Piô X (1835-1914)

Đă làm Giáo chủ ở Venice, và sau đó Giáo Hoàng từ năm 1903.

Chống lại tân tiến thuyết với Thông Điệp Pascendi,

Nhưng cho phép người Công Giáo được bầu phiếu.

Thiết lập Học Viện Thánh Kinh của Ṭa Thánh.

Khuyến khích rước lễ hằng ngày và cho phép trẻ em được rước lễ sớm.

 


CHÚA NHẬT XXI QUANH NĂM



BÀI ĐỌC I: Is 22:19-23

 “Ta sẽ để ch́a khóa nhà Đavit trên vai nó”
Bài trích sách Tiên tri Isaia.

Đây Chúa phán cùng Sobna, quan cai đền thờ rằng: “Ta sẽ trục xuất ngươi ra khỏi địa vị ngươi, và Ta sẽ cách chức ngươi, trong ngày đó, Ta sẽ gọi đầy tớ Ta là Êliacim, con trai Helcia. Ta sẽ lấy áo chỗøng của ngươi mà mặc cho nó, lấy đai lưng của ngươi mà thắt cho nó, sẽ trao quyền ngươi vào tay nó, nó sẽ nên như cha các người cư ngụ ở Giêrusalem và nhà Giuđa. Ta sẽ để ch́a khóa nhà Đavit trên vai nó: nó sẽ mở cửa và không ai đóng lại được, nó đóng cửa lại và không ai mở ra được, Ta sẽ đóng nó vào nơi kiên cố như đóng đinh, và nó sẽ trở nên ngai vinh quang nhà cha nó”.

Lời của Chúa.


Đáp Ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)

Lạy Chúa, ḷng nhân hậu Chúa tồn tại muôn đời, xin đừng bỏ rơi công cuộc tay Chúa. 

1.      Lạy Chúa, tôi sẽ tụng Chúa hết ḷng, v́ Chúa đă nghe lời miệng tôi xin; trước mặt các Thiên Thần, tôi đàn ca mừng Chúa, tôi sắp ḿnh thờ lạy bên thánh điện Ngài.

2.      Và tôi sẽ ca tụng uy danh Chúa, v́ ḷng nhân hậu và trung thành của Chúa. Khi tôi kêu cầu, Chúa đă nhậm lời tôi, Chúa đă ban cho tâm hồn tôi nhiều sức mạnh.

3.      Quả thực Chúa cao cả và thường nh́n kẻ khiêm cung, c̣n người kêu ngạo th́ Ngài ngó tự đàng xa. Lạy Chúa, ḷng nhân hậu Chúa tồn tại muôn đời, xin đừng bỏ rơi công cuộc tay Chúa.


BÀI ĐỌC II: Rom 11:33-36

 “Mọi sự đều do Người, nhờ Người và trong Người”
Bài trích thơ Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Rôma.

Ôi thẳm sâu thay sự giàu có, thượng trí và thông biết của Thiên Chúa: sự phán quyết của Người làm sao hiểu được, và đường lối của Người làm sao ḍ được. V́ chưng, nào ai biết được ư Chúa? Hoặc ai đă làm cố vấn cho Người? Hay ai đă cho Người trước để Người sẽ trả lại sau? V́ mọi sự đều do Người, nhờ Người và trong Người: nguyện Người được vinh quang đến muôn đời. Amen.

Lời của Chúa.


(Xin mời Cộng đoàn đứng)
Alleluia, alleluia.  --- Chúa phán: “Thầy là đường, là sự thật và là sự sống: không ai đến được với Cha mà không qua Thầy”.  --- Alleluia.


PHÚC ÂM: Mt 16:13-23

 “Con là Đá, Thầy sẽ ban cho con ch́a khóa nước trời”
Bài trích Phúc Âm theo Thánh Matthêô.

Khi ấy, Chúa Giêsu đến địa hạt thành Cêsarêa Philipphê và hỏi các môn đệ rằng: “Người ta bảo Con Người là ai?” Các ông thưa: “Người th́ bảo là Gioan Tẩy Giả, kẻ th́ bảo là Êlia, kẻ khác lại bảo là Giêrêmia hay một tiên tri nào đó”. Chúa Giêsu nói với các ông: “Phần các con, các con bảo Thầy là ai?” Simon Phêrô thưa rằng: “Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”. Chúa Giêsu trả lời rằng: “Hỡi Simon con ông Giona, con có phúc, v́ chẳng phải xác thịt hay máu huyết mạc khải cho con, nhưng là Cha Thầy, Đấng ngự trên trời. Vậy Thầy bảo cho con biết: Con là Đá, trên đá nầy Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và cửa địa ngục sẽ  không thắng được. Thầy sẽ trao cho con ch́a khóa nước trời. Sự ǵ con cầm buộc dưới đất, trên trời cũng cầm buộc; và sự ǵ con cởi mở dưới đất, trên trời cũng cởi mở”. Bấy giờ Người truyền cho các môn đệ đừng nói với ai rằng: Người là Đức Kitô. Kể từ đó, Chúa Giêsu bắt đầu tỏ cho các môn đệ thấy: Người sẽ phải đi Giêrusalem, phải chịu nhiều đau khổ bởi các Kỳ lăo, Luật sĩ và Thượng tế, phải bị giết và ngày thứ ba th́ sống lại. Phêrô kéo Người lại mà can gián Người rằng: “Lạy Thầy, xin Chúa giúp Thầy khỏi điều đó. Thầy chẳng phải như vậy đâu”. Nhưng Người quay lại bảo Phêrô rằng: “Hỡi Satan, hăy lui ra đàng sau Thầy, con làm cho Thầy vấp phạm, v́ con chẳng hiểu biết những sự thuộc về Thiên Chúa, mà chỉ hiểu biết những sự thuộc loài người”.

Phúc Âm của Chúa.
 

Suy Niệm Chúa Nhật XXI Thường Niên Năm A
 


"Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống!"
 



V́ chủ đề của Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh là Mầu Nhiệm Chúa Kitô Sự Sống Thông Ban qua Chứng Từ Giáo Hội mà Giáo Hội đă bỏ qua những đoạn Phúc Âm giữa Chúa Nhật tuần trước, về việc Người trừ quỉ ám cho con gái của người đàn bà ngoại bang Canaan có một đức tin hết sức mănh liệt, và Chúa Nhật tuần này, về lời tuyên xưng đức tin của tông đồ Phêrô đáp lại câu hỏi của Chúa Kitô. Những đoạn Phúc Âm được Giáo Hội bỏ qua này gồm có đoạn về việc Chúa Giêsu chữa lành các tật nguyền bệnh hoạn của dân chúng (Mt 15:29-31), đoạn về việc Người hóa bánh ra nhiều nuôi dân chúng lần thứ hai (Mt 15:32-39), đoạn về việc nhóm Pharisiêu và Sađucê xin Chúa Kitô cho họ coi Người làm sự lạ trên trời (Mt 16:1-4), và đoạn về việc Người nói đến men nhóm Pharisiêu trong trường hợp các môn đệ quên mang theo bánh ăn (Mt 16:5-12).

Thật vậy, thế giới không thể nhận biết Chúa Kitô, là Lời Nhập Thể, là Thiên Chúa ở giữa loài người (x Mt 1:23; Jn 1:14), nếu không có Chứng Từ Giáo Hội, một chứng từ được bắt nguồn từ niềm tin của Giáo Hội, một niềm tin tông truyền, tức được truyền đạt từ thành phần chứng nhân tiên khởi là các tông đồ, Nhóm 12 được Chúa Kitô tuyển chọn để Người tỏ ḿnh ra cho các vị trước khi sai các vị đi truyền giáo, tức đi làm cho Người được nhận biết và yêu mến, hầu mang lại cho thế gian sự sống đời đời (x 1Jn 1:3; Mk 16:15-16), tức làm cho thế gian được tham dự vào mối hiệp thông thần linh của Giáo Hội và với Giáo Hội (x Jn 17:21,23; 1Jn 1:3). Đó là lư do lời tuyên xưng của tông đồ Phêrô trong bài Phúc Âm hôm nay vô cùng quan trọng. Phải chân nhận là lời tuyên xưng hay niềm tin của vị đại diện tông đồ đoàn: “Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”, chẳng những là tất cả Mạc Khải Thần Linh, tức tất cả những ǵ chính Chúa Kitô muốn tỏ cho riêng các vị cũng như cho chung Dân Do Thái biết, mà c̣n là toàn thể Đức Tin Thần Linh của Giáo Hội nữa.

Đúng thế, nếu nhân vật Giêsu Nazarét, con bác thợ mộc Giuse và bà Maria, vị mà các tông đồ đă mau mắn tự nguyện từ bỏ mọi sự để đi theo Người (x Mt 19:27), thực sự không phải là Đấng Thiên Sai hay “Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”, th́ tất cả những ǵ nhân vật lịch sử Giêsu Nazarét này nói và làm trong cộng đồng nước Do Thái 2000 năm trước đây đều không phải là Mạc Khải Thần Linh, tức chỉ là một giáo thuyết khác biệt của một nhân vật khải đạo nổi nang như những vị sáng lập các tôn giáo khác trước Người mà thôi. Cho tới nay, Dân Do Thái nói chung vẫn không chấp nhận nhân vật Giêsu Nazarét này “là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”. Bởi v́, họ không thể nào tin được một con người hết sức tầm thường này lại có thể là Con Thiên Chúa là Đấng vô cùng toàn năng và toàn hảo. Đó là lư do họ đă nhất định dùng tay dân ngoại Rôma để triệt hạ cái con người vô cùng lộng ngôn phạm thượng này cho bằng được (x Mt 26:65-66; Jn 19:7). Nếu Kitô hũu Công Giáo nào không tin Chúa Giêsu “là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” là lạc giáo hay rối đạo thế nào, th́ Do Thái hữu nào tin nhận nhân vật Giêsu Nazarét “là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” cũng là kẻ bội giáo và phản giáo như vậy.

Như trường hợp của Thánh Nữ Teresa Benedicta of the Cross, tức Edith Stein (1891-1942, rửa tội ngày 1/1/1922), được ĐTC Gioan Phaolô II phong thánh ngày 11/10/1998, hay trường hợp của Rabbi Eugenio Zolli (sinh năm 1881, rửa tội năm 1945) trong thời Thế Chiến Thứ Hai. Riêng trường hợp của Thánh Nữ Edith Stein, lần cuối cùng thánh nữ gặp mẹ của ḿnh vào chính ngày sinh nhật của thánh nữ, 12/10/1933, trước khi thánh nữ nhập Ḍng Carmêlô ở Cologne sau đó hai ngày, thánh nữ đă nghe người mẹ đặt vấn đề là: “Tại sao con lại trở nên thân quen với Kitô giáo? Mẹ không muốn nói ǵ nghịch lại với hắn. Hắn có thể là một con người rất tốt lành. Nhưng tại sao hắn lại cho ḿnh là Thiên Chúa chứ?” Sau đó Thánh Nữ viết thư về cho mẹ ḿnh hằng tuần, song không bao giờ nhận được hồi âm của bà nữa! (xem L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, ngày 14/10/1998, trang 2).

Chính tông đồ Phêrô, cho dù tuyên xưng “Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” đấy, nhưng chính bản thân ngài nói riêng và tông đồ đoàn nói chung vẫn bị khủng hoảng v́ niềm tin này. Ở chỗ, tất cả mọi tông đồ đều tẩu thoát khi Thày của các vị bị bắt giải đi trong Vườn Cây Dầu (x Mk 14:50). Ở chỗ, tông đồ Giuda Íchca phản nộp Thày ḿnh để lấy 30 đồng bạc (x Mt 27:3-10). Ở chỗ, vừa được Thày lên tiếng khen tặng về lời tuyên xưng đúng như Mạc Khải Thần Linh và chính thức trao ch́a khóa nước trời cho, tông đồ Phêrô liền bị chính Thày của ḿnh rủa mắng thậm tệ là “Đồ Satan, hăy xéo đi…” (Mt 16:23); chưa hết, sau này, tông đồ Phêrô c̣n công khai trắng trợn và phũ phàng chối bỏ Thày ḿnh ba lần trong cuộc khổ nạn của Người nữa (x Mt 26:69-75).

Chính v́ “Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” là một mầu nhiệm siêu việt, là một Thực Tại Thần Linh vô cùng cao cả như thế, mà con người chỉ có thể chấp nhận bằng Đức Tin Tuân Phục, chứ không thể lấy con mắt phàm trần của ḿnh, thậm chí cả lư trí của ḿnh, để thấu triệt. Đó là lư do, trong bài đọc thứ hai hôm nay, Vị Tông Đồ Dân Ngoại, người đă được đưa lên tầng trời thứ ba để nghe thấy những ǵ tai chưa hề nghe (x 2Cor 12:2,4), trong thư gửi cho giáo đoàn Rôma, đă phải kêu lên: “Ôi thẳm sâu biết bao những phong phú, khôn ngoan và tri thức của Thiên Chúa! Phán quyết của Ngài khôn thấu biết mấy, đường lối của Ngài khôn ḍ biết bao! V́ ‘ai biết được Thiên Chúa nghĩ ǵ? Hay ai đă từng làm cố vấn cho Ngài? Ai đă từng hiến cho Ngài sự ǵ để đáng được Ngài hoàn trả lại cho?’”.

Cũng chính v́ Thực Tại của Đức Tin Thần Linh của chúng ta ở chỗ “Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”, mà dù Kitô hữu hậu sinh chúng ta, không được sống đồng thời với nhân vật Giêsu Nazarét 2000 năm trước đây, không được tận mắt thấy, tận tai nghe, tận tay sờ chạm vào nhân vật lịch sử này (x 1Jn 1:2), chúng ta vẫn có thể gặp được Người bằng Đức Tin, một Đức Tin Tông Truyền. Đó là lư do, không phải v́ các vị tông đồ được sống gần Chúa Giêsu mà không cần phải có đức tin. Trái lại, càng sống gần Người, càng được thấy Người, các vị lại càng phải có đức tin, bằng không, các vị cũng sẽ giống như dân Do Thái, không thể chấp nhận một con người như các vị mà lại tự xưng ḿnh là Đấng Thiên Sai, Con Thiên Chúa, ngang hàng với Thiên Chúa (x. Jn 10:30), hay ít là như một số trong các môn đệ đă bỏ đi sau khi nghe bài giảng về Bánh Hằng Sống, “những lời lẽ chói tai, ai mà nghe cho lọt” (Jn 6:60-61).
 

Thực Hành Sống Đạo


Viết đến đây tôi phải đi lễ hằng ngày (Thứ Tư 21/8/2002) theo thói quen, với các con tôi, v́ chúng c̣n đang nghỉ hè. Trên đường lái xe đến nhà thờ cách nhà 30 phút, tôi thường lợi dụng những dịp này để nói chuyện đạo đức thêm với chúng. Hôm nay, nhân nói đến một chuyện sử dụng điện thoại cầm tay loại sang và loại thường, tôi lên tiếng khuyên chúng rằng: “Các con phải lấy Chúa Giêsu làm mô phạm, làm model duy nhất của ḿnh, chứ đừng bắt chước theo đ̣i bạn bè, v́ chỉ có một ḿnh Chúa Giêsu mới đáng cho chúng ta theo, nhờ đó chúng ta mới có thể nên trọn lành, nên perfect được mà thôi”. Nghe thế, đứa con gái 11 tuổi 9 tháng của tôi liền hỏi tôi rằng: “Nhưng làm sao biết được có Chúa Giêsu?” Tôi giật ḿnh khi nghe cháu hỏi câu này, một vấn đề chẳng những liên quan đến lịch sử mà c̣n liên quan đến đức tin nữa. Những câu hỏi loại này thường được cháu trai thứ hai hỏi, chứ cháu gái út này chưa hế có tư tưởng này bao giờ. Tôi trả lời cháu: “V́ các thánh tông đồ nói lại cho chúng ta biết như thế”. Vẫn chưa chịu, cháu tiếp tục đặt vấn đề với tôi: “Thế nhưng làm sao biết được là các thánh tông đồ viết đúng? Nhỡ ra các ngài lie th́ sao?” Tôi từ tốn giải thích cho cháu: “Các thánh tông đồ không thể nào viết sai được con. Các ngài dám lấy chính mạng sống ḿnh ra để minh chứng những ǵ các ngài rao giảng về Chúa Giêsu cơ mà”. Cháu vẫn giữ giọng điệu thấy mới tin như sau: “Thế nhưng làm sao biết được là các thánh tông đồ tử đạo?” Tôi giải thích thêm: “V́ lịch sử ghi lại như thế”. Nghe thắc mắc cuối cùng của cháu: “nhỡ lịch sử viết sai th́ sao?”, tôi chặn đầu cháu: “Thế th́ tất cả những ǵ con học trong lịch sử ở nhà trường đều là giả, không có thật”.

Trong khi cháu im lặng suy nghĩ không nói thêm điều ǵ, tôi quảng diễn cho cháu nghe những minh chứng hùng hồn về đức tin liên quan đến lịch sử như sau: “Có hai điều chứng thực là Chúa Giêsu có thật. Điều thứ nhất, đó là việc dân Do Thái cho đến nay vẫn không chịu chấp nhận Giêsu Nazarét ‘là Đức Kitô Con Thiên Chúa hằng sống’. Nếu không có một người mang tên Giêsu ở Nazarét xưa th́ dân Do Thái đă không c̣n nghĩ đến con người đó cho đến bây giờ, phải không con? Điều thứ hai, đó là những lời Chúa Giêsu nói, những lời không một người trần gian nào có thể nghĩ ra, hay dù có nghĩ tới cũng không dám nói ra kẻo bị ném đá chết, chẳng hạn như những câu ‘hăy thương yêu kẻ thù ḿnh’ (Mt 5:44), hay ‘ai làm đầu phải là làm đầy tớ phục vụ mọi người’ (Mt 20:27). Các con biết không, chính v́ con người ta không thực hành những lời này của Chúa Giêsu mà xă hội loài người cứ lộn xộn cho tới nay. Bởi v́ người ta chỉ t́m ḿnh, chỉ tham tư lợi, rồi lại không chịu tha thứ cho nhau nữa. Đó là lư do bố nói chỉ có theo Chúa Giêsu, bắt chước Chúa Giêsu, nghe lời Chúa Giêsu chúng ta mới nên trọn lành mà thôi. Sau này các con mới có thể hiểu được chính những lời nói của Chúa Giêsu được các thánh tông đồ ghi lại này là dấu chứng thực có Chúa Giêsu thật, và con người mang tên Giêsu quê ở Nazarét ấy quả thực ‘là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống’”.



Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
 

 


GIÁO HỘI TRƯỚC QUYỀN LỰC HỎA NGỤC


Trần Mỹ Duyệt


Biến cố sách nhiễu t́nh dục liên quan đến hàng giáo phẩm và giáo sĩ Hoa Kỳ tưởng như đă qua, nhưng gần đây vẫn c̣n thấy âm ỷ được giới truyền thông khơi lại. Cơn cuồng phong như c̣n rơi rớt đâu đây và nó vẫn là một bóng ma đang làm thất đảm một số tâm hồn với đức tin non yếu. Đă có một số người tự hỏi, “Liệu Giáo Hội Công Giáo có thể qua nổi cơn sóng gió này không? Và liệu con thuyền Giáo Hội có bị bể tan tành trước sức mạnh vũ băo của truyền thông không”. Câu trả lời ấy, hôm nay chúng ta đă được nghe từ miệng Thiên Chúa.

Đúng vậy, ít tháng trước đây Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ, và cách riêng Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ tưởng chừng như bị tan tành trước sức tấn công vũ băo của Hỏa Ngục. Nhiều Kitô hữu đă cảm thấy nao núng, choáng váng và hoảng sợ. Đă có lúc sự sợ hăi lên cao đến độ nhiều người đâm ra hoài nghi về mầu nhiệm của Giáo Hội, hoài nghi về sự thánh thiện của Giáo Hội. Một số đă có ư định hay đă xé rào, chạy trốn. Đó là cơn hồng thủy t́nh dục mà Hỏa Ngục đă thổi lên mong nhận ch́m con thuyền Giáo Hội. Quyền lực Hỏa Ngục đă dấy lên mong phá vỡ toà nhà Giáo Hội.

May mắn quá, trong Tin Mừng của Matthêu tuần này đă trưng dẫn lời của Chúa Giêsu nói về tương lai Giáo Hội: “Phêrô, Con là đá, trên đá này Thầy sẽ xây Giáo Hội Thầy, và quyền lực Hỏa Ngục sẽ không thắng nổi” (Mt 16:18). Lời khẳng định của Chúa Giêsu rơ ràng đến độ chúng ta không cần phải trải qua những khóa căn bản triết học hay thần học cũng hiểu nổi. Và rơ ràng đến nỗi chẳng cần phải có Giáo Huấn Giáo Hội tŕnh bày về Ngôi Nhà Giáo Hội, Con Thuyền Giáo Hội, nhưng chỉ cần một đức tin đơn thuần và một mức độ hiểu biết tối thiểu cũng hiểu được rằng, Giáo Hội Công Giáo là Giáo Hội của Thiên Chúa và do Chúa Giêsu sáng lập. Giáo Hội ấy là tập hợp tất cả những ai tin nhận Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, là Đấng Cứu Độ trần gian, và thực hành lời Ngài giảng dậy. Giáo Hội ấy cũng là mỗi Kitô hữu chúng ta. Cá nhân con người có thể yếu đuối, cá nhân các thành phần của Giáo Hội có thể mang những khuyết điểm, nhưng Giáo Hội th́ không. Con Thuyền Giáo Hội đang được lèo lái do các Đấng kế vị Phêrô, đặc biệt hơn cả là luôn có Chúa ở với: “Thầy ở cùng chúng con mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28:20).

Trong thế lưỡng đầu đối nghịch với Thiên Chúa và Giáo Hội, quyền lực mạnh nhất là quyền lực của Satan, của sự dữ và của Hỏa Ngục, nhưng quyền lực này như Chúa Giêsu đă nói là “không thắng nổi” th́ thử hỏi có quyền lực nào lung lay và phá vỡ nổi Giáo Hội. Như vậy, nếu có những va chạm và sóng gió, th́ phải hiểu rằng những thứ ấy đến từ tính chất lữ hành của Giáo Hội. Chính v́ sự di động, chính v́ cuộc hành tŕnh trên biển trần gian mà Con Thuyền Giáo Hội gặp phải chao đảo, gặp phải sóng gió, và băo tố. Nhưng nếu thiếu những thử thách này, th́ cuộc hành tŕnh của Giáo Hội và của riêng mỗi Kitô hữu tưởng như không c̣n ư nghĩa nữa. Trong hoàn cảnh ấy, Giáo Hội sẽ măi măi là một Giáo Hội thụ động. Con thuyền Giáo Hội sẽ lưu lại cảng, sẽ chẳng bao giờ “Ra Khơi” như lệnh truyền của Chúa Giêsu. Nhưng cũng chính v́ phải “ra khơi” như thế mà có một số phải say sóng, đă phải ói mửa và kiệt sức. Ngược lại, v́ đặc tính lữ hành này mà lời Chúa Giêsu ngày càng trở nên ứng dụng một cách hết sức ư nghĩa và đầy đủ vào đời sống Giáo Hội và cuộc sống tinh thần của từng Kitô hữu: “Thầy ở cùng chúng con mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28:20).


Suốt 2000 năm của chiều dài lịch sử Giáo Hội, đây đâu phải là lần đầu tiên và duy nhất Giáo Hội bị tấn công. Trong quá khứ đă có bao nhiêu cuộc bách hại, bao nhiêu cuộc chống đối, ly khai, và ngay trong thế giới hôm nay Giáo Hội vẫn c̣n bị bách hại và cấm cách nhiều nơi, điển h́nh là tại Việt Nam. Nhưng ṭa nhà Giáo Hội vẫn kiên vững, và Con Thuyền Giáo Hội vẫn cứ vượt trùng dương mà đi tới. Một cách đơn giản là “quyền lực Hỏa Ngục vẫn không thắng nổi”. Đức Tổng Giám Mục Nebraska cũng đă có lần lên tiếng về những nhận định hết sức phàm tục của con người nhắm về tương lai của Giáo Hội như sau, “Giáo Hội đâu phải được hướng dẫn bởi những con số thống kê”. Giáo Hội là của Chúa. Giáo Hội đă được xây trên đá tảng Phêrô. Giáo Hội, do đó, dứt khoát sẽ không bị đo lường bằng thống kê, hoặc phân tách và định giá bằng kết quả của những cuộc khảo sát. Nhưng câu hỏi ở đây là chúng ta phải có thái độ nào trước những phản ứng của một số đông đang bị cuốn hút bởi cơn cuồng phong hiện nay.

Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ, và Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ đă không phủ nhận sự thật, nhưng đă thẳng thắng trực diện với vấn đề. Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ trong kỳ họp vừa qua tại Dallas, Texas đă nh́n nhận và đấm ngực về những yếu đuối và khuyết điểm của một số Giám Mục và linh mục, đă quyết tâm sửa sai, và đă xin anh chị em ḿnh và Thiên Chúa tha thứ. Đối với Kitô hữu, qua trận cuồng phong này hẳn phải khơi dậy trong chúng ta niềm tin chắc chắn vào Thiên Chúa, vào Giáo Hội. Con thuyền Giáo Hội luôn luôn được cầm lái bởi hiện thân của Phêrô. Nhất là có Chúa cùng ở trên thuyền với ḿnh. Đó là điều an ủi và phấn khởi chúng ta. Trong khi vượt trùng dương, chắc chắn sẽ có đoạn đường con thuyền Giáo Hội đi qua sẽ gặp phải băo tố, phải phong ba, và phải nhồi ép, đôi khi say sóng và ói mửa. Nhưng lời Chúa vẫn phải tồn tại, “Dù quyền lực Hỏa Ngục dấy lên cũng không phá nổi”. Ư nghĩa của sự trường tồn và sự thánh thiện của Giáo Hội là ở chỗ Hỏa Ngục luôn luôn t́m cách lung lạc, và phá đổ ṭa nhà Giáo Hội, nhận ch́m con thuyền Giáo Hội. Nhưng dù toàn bộ quyền lực ấy có dấy lên th́ cũng không phá nổi Giáo Hội, cũng không nhận ch́m được con thuyền Giáo Hội v́ lời hứa năm nào của Chúa Giêsu với Phêrô vẫn c̣n đây trong Thánh Kinh: “Phêrô, Con là đá, trên đá này Thầy sẽ xây Giáo Hội Thầy, và quyền lực Hỏa Ngục sẽ không thắng nổi” (Mt 16:18), và với các Tông Đồ:“Thầy ở cùng chúng con mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28:20).

 

 

CON THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG

 

Trần Mỹ Duyệt

 

 

“Thầy là Đức Kitô Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16:16). Đó là câu trả lời của Phêrô trước câu hỏi khá đột ngột mà Chúa Giêsu đă hỏi ông và các bạn hữu ông: “C̣n anh em, anh em bảo thầy là ai” (Mt 16:15)? Câu trả lời ấy đă làm Chúa Giêsu rất hài ḷng và đă khen Phêrô: “Simon con Giona. Con có phúc, v́ không phải xác thịt đă mặc khải cho con biết điều này, nhưng do Cha Ta trên trời” (Mt 16:17).  

 

Tại sao Chúa lại lấy làm đắc ư và đă khên Phêrô về câu trả lời của ông? Thưa, đó là v́ qua câu trả lời ấy, Phêrô đă tuyên xưng thầy ḿnh là “Đức Kitô”, và là “Con Thiên Chúa hằng sống”. Ngoài ư nghĩa của một lời tuyên xưng công khai, nó c̣n là một cảm nhận và sự hiểu biết của riêng ông.

 

Trong bối cảnh Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu đă đặt các môn đệ trước một câu hỏi. Ngài muốn biết các ông nghĩ ǵ về ngài, người mà các ông đă theo bấy lâu nay. Bởi v́ xét bề ngoài, ngài không có địa vị, không có tiền của, và cả không có học thức nữa. Gia cảnh nghèo, làm nghề thợ mộc, như vậy lư do nào đă thúc đẩy các ông dám bỏ tất cả v́ ngài, nếu không như Phêrô đă nh́n và đă thấy thầy ḿnh là Đức Kitô Con Thiên Chúa hằng sống.  

 

Câu hỏi gồm 2 phần: Phần đầu, ngài hỏi xem phản ứng của các ông về ngài qua tiếng đồn thổi và quan niệm của quần chúng. Tùy theo những nguồn tin mà các ông có được, và tùy theo những người mà các ông giao tiếp, đa số đều ca tụng và cho ngài là h́nh ảnh của những đại tiên tri đă xuất hiện trong thời cựu ước như  Êlia, Giêrêmia, hoặc gần nhất là Gioan. Những tiên tri đă nối kết lịch sử cứu độ để giới thiệu ngài như ngài đang hiện diện giữa họ. Như vậy, nếu để ư, phản ứng của quần chúng đă mờ mờ diễn tả về vai tṛ cứu thế và thiên sai của ngài.

 

Nhưng Chúa Giêsu xem như không quan tâm đến những ǵ dư luận đồn đăi, ngài muốn những người đă sống chết với ngài bấy lâu nay sẽ nói ǵ về ngài. Họ sẽ gọi ngài là ǵ? Và đó cũng là lư do để các ông theo ngài. V́ ít nhất, ngoài việc họ biết ngài như những người khác đă biết, họ c̣n phải biết nhiều hơn thế nữa. V́ họ sẽ không thể sống chết trung thành với một người mà họ không biết rơ. Và v́ thế Chúa đă hỏi các ông: “C̣n anh em, anh em bảo thầy là ai” (Mt 16:15).

 

Nhưng trước câu hỏi này, các ông đều im lặng. Không một ai có thể nói ǵ hơn ngoài những cái mà mọi người đă nói về Ngài. Th́ ra, cho đến lúc đó các ông vẫn chưa hiểu ngài. Các ông theo ngài có lẽ v́ cảm t́nh, hoặc phải chăng cũng chỉ v́ mối lợi trần gian. Trường hợp Giacôbê và Gioan là một thí dụ. Mẹ hai ông đă đi đêm với Chúa Giêsu để tiến cử hai con bà: “Xin cho hai con tôi đây một đứa ngồi bên tả và một đứa ngồi bên hữu thầy trong nước của thầy” (Mt 20:21). Ngay cả cái mà gọi là nước trời, các ông cũng vẫn mù mờ coi như một địa vị trần gian. Thánh Kinh đă ghi lại các ông tranh căi nhau về địa vị trong nước này. Đó là những cái mà các ông đă hiểu về Chúa Giêsu, mà tầm nh́n của các ông cũng chỉ phù hợp với phần đông dân chúng. Cao trọng, quyền chức, và được nể v́ mà h́nh ảnh Êlia, Giêmia, và Gioan là những ǵ luôn có sẵn trong đầu của các ông.

 

Riêng Phêrô hôm nay đă vượt ra khỏi những suy nghĩ của mọi người, ông đă đi xa hơn khi nói lên cảm nghĩ riêng của ḿnh. Ông không dựa vào những điều người khác, mà là của chính ông: “Thầy là Đức Kitô Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16:16). Và đây là điều mà đúng như Chúa Giêsu đă muốn con người biết về ngài, nên ngài đă khen ông, và hơn thế, ngài c̣n khẳng định nhận xét của ông siêu vượt. V́ nó không phải là do chính ông, mà là do Chúa Cha trên trời mặc khải cho.

 

Dĩ nhiên, một người như Phêrô th́ làm sao có thể tự ḿnh nghĩ ra được chân lư ấy. Làm sao ông có thể tự ḿnh tuyên xưng một cánh mănh liệt Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa hằng sống mà không nhờ đến ánh sáng mặc khải của Chúa Cha, như chính Chúa Giêsu đă xác nhận: “Không phải xác thịt đă mặc khải cho con biết điều này, nhưng do Cha Ta ở trên trời” (Mt 16:17).  

 

Tuy nhiên, dù là do Chúa Cha trên trời tiết lộ cho, nhưng Phêrô cũng đă được Chúa Giêsu khen thưởng v́ tự ông đă nói về Chúa Giêsu như chính ông đă suy nghĩ. Một lối suy nghĩ với tâm t́nh lắng nghe, cầu nguyện, và kết hợp với Thiên Chúa. Đây cũng chính là lối suy nghĩ của Kitô hữu chúng ta mỗi khi đối diện với những vấn nạn cuộc đời. Mỗi khi phải đặt lương tâm ḿnh trong những quyết định của cuộc đời ḿnh dù to hay nhỏ, dù tầm thường hay lớn lao, v́ tất cả mọi việc chúng ta làm đều phải quy về việc tuyên xưng Đức Kitô là Con Thiên Chúa Hằng Sống. Mà để được như vậy, chúng ta phải lắng nghe và mật thiết kết hợp với Thiên Chúa.

 

Phêrô khi nghe anh em ḿnh tŕnh bày về Chúa Giêsu, hẳn ông cũng suy nghĩ để t́m ra một câu trả lời phù hợp với điều ḿnh suy nghĩ. Mà v́ có lẽ không t́m được câu trả lời nào trúng với ư ḿnh, nên ông đă cầu nguyện, và Chúa Cha đă mặc khải cho ông để ông t́m được câu trả lời cho vấn nạn của Chúa Giêsu. Không như các Tông Đồ khác dựa vào ư kiến người này, người khác, Phêrô đă dựa vào chính cảm nghiệm và cái nh́n riêng của ḿnh, một cảm nghiệm được thần hứng và khải dẫn bởi Chúa Cha trên trời: “Thầy là Đức Kitô Con Thiên Chúa Hằng Sống” (Mt 16:16).

 

Việc làm của Phêrô đă cho chúng ta biết điều này, Chúa Giêsu không muốn nghe chúng ta trả lời ngài rằng người này, người khác nói thầy là thế này, thế khác. Hoặc con nghe người ta nói về thầy như thế này, thế khác. Không phải thế, Chúa Giêsu không muốn chúng ta lập lại câu trả lời của người khác như một số các Tông Đồ đă trả lời, ngài muốn chúng ta phải trả lời bằng chính câu trả lời của riêng ḿnh. Tại sao?

 

V́ nếu chúng ta dựa vào những người này, người khác mà tuyên xưng Chúa, mà tin theo Chúa, th́ sự hiểu biết và tin yêu ấy không phản ảnh chính cuộc đời của chúng ta. Không phải là chúng ta biết Chúa, yêu Chúa và tin Chúa, mà là người khác. Về mặt thực hành, chính do sự t́m ṭi, hiểu biết kia mới làm cho chúng ta say sưa và sống thân mật với Chúa. Mới thực sự là của ḿnh, là mồ hôi, nước mắt và tim óc ḿnh. Và như vậy, nó mới thiết thân với ḿnh, mới là chính ḿnh. Việc hiểu và chiếm đoạt Chúa Giêsu cũng một cách tương tự. Phải do chính ḿnh khai phá, chính ḿnh t́m ṭi, và chính ḿnh sống.

 

Như Phêrô, trong khi đi t́m Chúa, t́m câu trả lời cho ư nghĩa cuộc đời ḿnh, chúng ta phải lắng nghe và kết hợp với Thiên Chúa. V́ Chúa mới là người tác động và khơi dậy trong chúng ta những hiểu biết về Chúa Kitô, về ơn cứu độ, về Tin Mừng sự sống, đồng thời cũng là Đấng giúp chúng ta thực hành được điều mà Ngài đă khơi dậy trong tâm hồn chúng ta: “Không phải xác thịt đă mặc khải cho con biết điều này, nhưng do Cha Ta ở trên trời” (Mt 16:17).