Thứ 7

3/9       Thánh Grêgôriô Cả (535-604)

Làm giáo hoàng từ năm 590.

Đă sống với những Lombards là thành phần Ngài đă làm cho trở lại Kitô giáo.

Ngài sáng chế ra nhạc B́nh Ca của Giáo Hội và canh tân những nguyên tắc của Hội Thánh bấy giờ.

 

 

Thứ Bảy
Mùa Thường Niên (tuần 22) Quanh Năm

 

Tóm Lời Chúa

Bài Sách Thánh năm 1 (năm lẻ): Col.1:21-23
Thư Côlôsê kêu gọi giáo đoàn này vững tin trong hy vọng của phúc âm được loan báo cho mọi tạo vật.

21 Cả anh em nữa, xưa kia anh em là những người xa lạ, là thù địch của Thiên Chúa v́ những tư tưởng và hành động xấu xa của anh em.22 Nhưng nay nhờ Đức Giê-su là con người bằng xương bằng thịt đă chịu chết, Thiên Chúa cho anh em được hoà giải với Người, để anh em trở nên thánh thiện tinh tuyền và không có ǵ đáng trách trước mặt Người.23 Anh em chỉ cần giữ vững đức tin, cần được xây dựng vững chắc, kiên quyết và đừng v́ nao núng mà ĺa bỏ niềm hy vọng anh em đă nhận được khi nghe loan báo Tin Mừng. Tin Mừng này đă được rao giảng cho khắp thiên hạ, và tôi, Phao-lô, tôi đă được trở nên người phục vụ Tin Mừng.

Bài Phúc Aâm chung cả năm 1 và 2: Lk.6:1-5
Phúc Aâm Luca ghi lời Chúa Giêsu nói với mấy Pharisiêu về việc môn đệ Người ngắt lúa ngày hưu lễ.

1 Vào một ngày sa-bát, Đức Giê-su đi băng qua một cánh đồng lúa; các môn đệ bứt lúa, ṿ trong tay mà ăn.2 Nhưng có mấy người Pha-ri-sêu nói: "Tại sao các ông làm điều không được phép làm ngày sa-bát? "3 Đức Giê-su trả lời: "Các ông chưa đọc chuyện này trong Sách sao? Ông Đa-vít đă làm ǵ khi ông và thuộc hạ đói bụng?4 Ông vào nhà Thiên Chúa lấy bánh tiến mà ăn và cho thuộc hạ ăn. Thứ bánh này, chỉ có tư tế mới được ăn mà thôi."5 Rồi Người nói: "Con Người làm chủ ngày sa-bát."

 

Suy Lời Chúa

            Ư chính của Lời Chúa qua các bài Thánh Kinh do Giáo Hội cố ư chọn lựa và sắp xếp cho phụng vụ Thánh Lễ của riêng ngày hôm nay được chứa đựng trong nội dung của Bài Phúc Aâm. Đó là lời Chúa Giêsu khẳng định: “Con Người là Chúa của cả ngày hưu lễ”.

            Thật vậy, theo ư tứ của câu Chúa Giêsu trả lời cho “mấy người Pharisiêu” (trong bài Phúc Aâm hôm nay), th́ v́ Người “là Chúa của cả ngày hưu lễ” mà các môn đệ của Người có thể hay được phép “làm điều cấm kị trong ngày hưu lễ”, đó là “ngắt đọt lúa, vo trong tay để ăn”. Ở đây, theo bề ngoài, Chúa Giêsu có vẻ bao che cho các việc môn đệ ḿnh làm, kể cả trường hợp các vị không chay tịnh (như trong bài Phúc Aâm hôm qua), song chủ yếu của Người là lợi dụng dịp này để làm sáng tỏ hai vấn đề, thứ nhất là vấn đề “ngày hưu lễ được lập ra v́ con người, chứ không phải con người v́ ngày hưu lễ” (Phúc Aâm theo thánh Marcô thứ ba tuần 2 Thường Niên Hậu Giáng Sinh), và thứ hai là vấn đề “Ta cần ḷng xót thương hơn hy tế” (Phúc Aâm theo thánh Mathêu thứ bảy tuần 15 Thường Niên Quanh Năm). Đúng thế, “là Chúa của cả ngày hưu lễ”, Chúa Giêsu thực sự đến “để giải cứu khỏi lề luật những ai lụy thuộc nó hầu chúng ta được thừa hưởng t́nh trạng làm nghĩa tử” (Gal.4:5). Đó là một tin mừng giải thoát, một phúc âm yêu thương cứu độ, đúng như lời vị Tông Đồ Dân Ngoại Phaolô đă tuyên bố với giáo đoàn Côlôsê (trong bài đọc năm 1 hôm nay): “Đức Kitô đă chiếm lấy cho anh em, bằng cái chết nơi thân xác của Người, một sự ḥa giải, để hiến dâng anh em thánh hảo, vô trách cứ và t́ vết lên cho Thiên Chúa... Đó là phúc âm đă được loan báo cho mọi tạo vật dưới gầm trời, và Phaolô tôi là người đầy tớ của phúc âm này”, “người đă hạ sinh anh em trong Chúa Giêsu Kitô bằng việc rao giảng phúc âm” (như thánh nhân cũng đă xác nhận với giáo đoàn Côrintô trong bài đọc năm 2 hôm nay).

 

Nguyện Lời Chúa

            Lạy Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống, được xức dầu Thần Linh, đă đến trong thế gian để giải thoát chúng nhân. Kitô hữu chúng con đă được chuộc lại bằng một giá cao khi chịu Bí Tích Rửa Tội. Thế nhưng, c̣n sống trong xác thịt, chúng con vẫn có thể phạm tội là làm tôi cho tội. Bởi thế, xin Mẹ Maria đă ngợi khen Thiên Chúa Đấng Cứu Chuộc Mẹ giúp chúng con biết sống đói khó no đầy ơn phúc. Amen.