|
CHÚA NHẬT XXIII QUANH NĂM
BÀI ĐỌC I: Ez 33:7-9
“Nếu ngươi không chịu nói
cho kẻ gian ác, th́ Ta đ̣i máu nó bởi tay ngươi”
Bài trích sách Tiên tri Êgiêkiel.
Đây
Chúa phán: “Hỡi con người, Ta đă làm cho ngươi trở nên người lính canh nhà
Israel: vậy khi nghe lời miệng Ta nói, ngươi hăy loan báo cho chúng thay Ta. Khi
Ta phán cùng kẻ gian ác rằng: Hỡi kẻ gian ác, mi sẽ phải chết”; nếu ngươi không
chịu nói, để kẻ gian ác bỏ đường lối ḿnh: th́ chính kẻ gian ác sẽ chết trong sự
gian ác của nó, nhưng Ta đ̣i máu nó bởi tay ngươi. C̣n khi ngươi loan báo cho kẻ
gian ác bỏ đường lối nó, nếu nó không chịu bỏ đường lối nó, th́ nó sẽ chết trong
sự gian ác của nó, nhưng ngươi cứu được mạng sống ngươi.
Lời của Chúa.
Đáp Ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa) (Xin mời Cộng đoàn
đứng)
Ước chi hôm nay các bạn
nghe tiếng Người: Các ngươi đừng cứng ḷng.
1.
Hăy tới, chúng ta hăy
reo mừng Chúa, hăy hoan hô Đá Tảng cứu độ của ta! Hăy ra trước thiên nhan với
lời ca ngợi, chúng ta hăy xướng ca để hoan hô Người!
2.
Hăy tiến lên, cúc cung
bái và sụp lạy, hăy qú gối trước nhan Chúa, Đấng tạo thành ta. v́ chính Người
là Thiên Chúa của ta, và ta là dân Người chăn dẫn, là đoàn chiên thuộc ở tay
Người.
3.
Ước chi hôm nay các bạn
nghe tiếng Người: Đừng cứng ḷng như ở Mêriba, như hôm ở Massa trong khu rừng
vắng, nơi mà cha ông các ngươi đă thử thách Ta, họ đă thử Ta mặc dầu đă thấy
công cuộc của Ta.
BÀI ĐỌC II: Rom 13:8-10
“Yêu thương là chu toàn cả
lề luật”
Bài trích thơ Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Rôma.
Anh
em thân mến, anh em chớ mắc nợ ai ngoài việc phải yêu mến nhau. V́ ai yêu người,
th́ đă giữ trọn Lề luật. Đó là: Chớ ngoại t́nh, chớ giết người, chớ trộm cắp,
chớ làm chứng gian, chớ mê tham, và nếu có điều luật nào khác, th́ cũng tóm lại
trong lời này là: Ngươi hăy yêu mến kẻ khác như chính ḿnh. Ḷng yêu hương không
làm hại kẻ khác. Vậy yêu thương là chu toàn cả lề luật.
Lời của Chúa.
(Xin mời Cộng đoàn đứng)
Alleluia, alleluia. --- Chúa phán: “Thầy gọi các con là
bạn hữu, v́ tất cả nhũng ǵ Thầy đă nghe biết nơi Cha Thầy, th́ Thầy đă cho các
con biết. --- Alleluia.
PHÚC ÂM: Mt 18:15-20
“Nếu nó nghe ngươi, th́
ngươi đă lợi được người anh em”
Bài trích Phúc Âm theo Thánh Matthêô.
Khi
ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Nếu anh em ngươi lỗi phạm, hăy đi sửa
dạy nó, riêng ngươi và nó thôi. Nếu nó nghe ngươi, th́ ngươi đă lợi được người
anh em. Nếu nó không nghe lời ngươi, hăy đem theo một hoặc hai người nữa, để mọi
việc được giải quyết nhờ lời hai hoặc ba nhân chứng. Nếu nó không nghe họ, hăy
tŕnh với cộng đoàn. Và nếu nó cũng không nghe cộng đoàn, ngươi hăy kể nó như
người ngoại giáo và như người thu thuế. Thầy bảo thật các con, những ǵ các con
cầm buộc dưới đất th́ trên trời cũng cầm buộc, và nhũng ǵ các con tháo gỡ dưới
đất th́ trên trời cũng tháo gỡ. Thầy bảo thật con, nếu hai người trong các con,
ở dưới đất, mà hiệp lời cầu xin bất cứ điều ǵ, th́ Cha Thầy, Đấng ngự trên trời,
sẽ ban cho họ điều đó. V́ ở đâu có hai hoặc ba người tụ họp nhân danh Thầy, th́
Thầy ở giữa những người ấy”.
Phúc Âm của Chúa.
------------------------------------------------
Suy
Niệm Lời Chúa
“Nếu anh em các con làm điều sai trái phạm đến các con…”
(Chúa Nhật XXIII Thường Niên)
Thế nào là “Phạm Đến Các
Con”?
Một lần nữa, v́ chủ đề chung của Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh là chứng từ Giáo
Hội, do đó, như Chúa Nhật XXI, Giáo Hội đă bỏ một số đoạn Phúc Âm giữa bài Phúc
Âm Chúa Nhật tuần trước và tuần này. Chẳng hạn như đoạn về biến cố Chúa biến
h́nh trên núi, đoạn về việc Chúa chữa một em trai bị quỉ ám, đoạn tiên báo lần
hai về cuộc Vượt Qua của Người, đoạn về vấn đề nộp thuế cho đền thờ, đoạn về
việc trẻ em đến cùng Chúa, với lời Chúa khuyên đừng làm cho chúng bị gương mù và
đừng khinh thường chúng. Vậy vấn đề Giáo Hội trong bài Phúc Âm hôm nay là ǵ và
như thế nào?
Phân tích về bố cục của bài Phúc Âm hôm nay, chúng ta thấy có hai 3 ư tưởng
chính: ư tưởng thứ nhất là việc sửa lỗi cho nhau: “Nếu anh em làm ǵ sai trái
phạm đến các con, hăy sửa lỗi cho họ…”; ư tưởng thứ hai là quyền cầm buộc của
tông đồ đoàn: “Những ǵ các con cầm buộc dưới đất cũng sẽ bị trên trời cầm buộc…”;
và ư tưởng thứ ba là việc hiện diện thần linh: “Ở đâu có hai ba người hợp lại v́
danh Thày th́ Thày sẽ ở đó với họ”. Ba ư tưởng này hết sức liên hệ với nhau, nếu
chúng ta đặt vấn đề tại sao Chúa lại dạy các tông đồ ngày xưa, cũng như qua các
vị Người cũng cố ư dạy cho Kitô hữu chúng ta hậu lai sau các vị, một điều xem ra
có vẻ trái ngược với giáo thuyết của Người về tinh thần nhịn nhục yêu thương kẻ
thù (x Mt 5:39,44) và ḷng sẵn sàng thứ tha vô bờ bến như bài Phúc Âm tuần tới
đề cập đến (x Mt 18:22). Điều có vẻ mâu thuẫn trong bài Phúc Âm hôm nay là: “Nếu
anh em làm ǵ sai trái phạm đến các con, hăy sửa lỗi cho họ…”. Phải chăng Chúa
Giêsu có ư nói về những sự xúc phạm đến cá nhân ḿnh th́ ḿnh đi sửa lỗi cho anh
em ḿnh? Nếu vậy th́ đâu c̣n ǵ là trọn lành nữa! Chắc hẳn là Chúa Giêsu không
có ư nói như thế. Nhưng, căn cứ vào chỗ nào mà khẳng định như vậy?
Trước hết là ở cách sửa lỗi cho anh chị em ḿnh. Theo lời Chúa dạy trong cùng
bài Phúc Âm hôm nay th́ phải sửa lỗi cho anh chị em ḿnh từ từ: trước hết là
riêng ḿnh với họ, sau đó nếu cần mới tới chỗ có người làm chứng, và sau hết mới
bất đắc dĩ phải đưa ra cộng đồng giáo hội. Vậy th́ việc sửa lỗi cho nhau ở đây
là việc sửa cho nhau những lỗi phạm đến qui luật chung, chứ không phải những lỗi
phạm đến cá nhân ḿnh. Bởi v́, nếu một trong những người anh chị em của chúng ta
phạm đến cá nhân chúng ta, mà trước hội đồng giáo hội chỉ v́ họ mù tối không
nhận lỗi hay cứng ḷng không chịu ăn năn hối cải khi có lỗi với riêng tôi, chứ
không phải với giáo hội, lại loại trừ họ ra khỏi giáo hội th́ thật là rối đạo,
phản với tinh thần đi t́m con chiên lạc duy nhất trong đàn 100 con (x Lk
15:4-5).
Tại Sao “Phạm Đến Các
Con”?
Có hiểu như thế chúng ta mới thấy được những chữ “phạm đến các con” trong việc
sửa lỗi cho anh chị em ḿnh như lời Chúa Giêsu dạy trong bài Phúc Âm hôm nay đây
có một ư nghĩa hiệp thông hết sức sâu xa đúng với bản chất của Giáo Hội là một
cộng đồng hiệp thông, là một thân thể, một cơ cấu mật thiết đến nỗi chi thể này
đau th́ chi thể khác cũng cảm thấy nhức (x 1Cor 12:26), nhất là bộ óc, trung tâm
thần kinh hệ, nơi điều khiển cả toàn thân. Áp dụng tinh thần hiệp thông vào
trường hợp bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu có ư dạy các tông đồ là thành phần
lănh đạo Giáo Hội của Người, thành phần mà cũng ngay trong bài Phúc Âm hôm nay,
được Người trao cho quyền cầm buộc và cởi mở tôi lỗi trần gian thay Người, là
các con phải yêu thương đàn chiên như chính Thày đă yêu thương chúng, đến nỗi,
các con có thể cảm thấy cái đớn đau của Thày cũng như nỗi buồn khổ như Thày, khi
các con thấy trong đàn của các con cũng là của Thày có những, hay dù chỉ có một,
con chiên lạc. Nó xúc phạm đến Thày cũng chẳng khác ǵ như đă “phạm đến các
con”, v́ các con hết ḷng mến yêu Thày (x Jn 21:15-17), nên một với Thày. Không
phải hay sao, chính v́ mối hiệp thông nên một vô cùng gắn bó mật thiết này giữa
Chúa Kitô là đầu và chung Giáo Hội là thân thể của Người (x Eph 5:23, 25) cũng
như riêng Kitô hữu là chi thể của Người, mà ai xúc phạm đến Kitô hữu là phạm đến
chính Người. Điển h́nh nhất là trường hợp Người tỏ ra với Saulê đang hung hăng
phi ngựa trên đường Damasco đế bắt bớ Kitô hữu thời giáo hội sơ khai ở
Giêrusalem: “Saulê, Saulê, sao ngươi bắt bớ Ta?” (Acts 9:4).
Về phần Thánh Phaolô cũng thế. Thánh nhân đă yêu mến Chúa Kitô, yêu mến giáo
thuyết của Người đến nỗi, ngài cảm thấy như “phạm đến các con”, nên ngài đă
không thể không lên tiếng công khai sửa lỗi cho chính vị lănh đạo Giáo Hội là
Tông Đồ Phêrô, khi thấy Đấng thay mặt Chúa Kitô trên trần gian đă có những tâm
tưởng phản kitô (x Mt 16:23), được tỏ ra ngay trước mặt cả cộng đồng Giáo Hội và
Dân Ngoại bấy giờ ở Antiôkia: “Ngay khi tôi nhận thấy rằng họ (Phêrô, Banabê và
một số người Kitô hữu Do Thái) tỏ ra không được ngay thẳng với chân lư của phúc
âm, tôi đă nói với Cepha ngay trước mặt mọi người như sau: ‘Nếu ngài là một
người Do Thái sống theo những đường lối của Dân Ngoại hơn là của Do Thái th́ tại
sao ngài lại bắt Dân Ngoại chấp nhận sống theo các đường lối của dân Do Thái chứ?’”
(Gal 2:14). Ở đây, sở dĩ Vị Tông Đồ Dân Ngoại Phaolô phải cấp thời “sửa lỗi cho
anh em ḿnh”, chứ không theo thứ tự ba cấp như Chúa Giêsu dạy trong bài Phúc Âm
hôm nay, là v́ việc Thánh Phêrô đang ăn uống với Dân Ngoại, khi vừa thấy nhóm Do
Thái của Tông Đồ Giacôbê đến th́ liền ẩn mặt đi kẻo bị rắc rối với nhóm cắt b́
này, là một tác hành xẩy ra trước mắt mọi người, và là một gương mù cả thể, tác
hại trầm trọng đến đức tin của cả thành phần Kitô hữu thuộc cộng đồng Do Thái
lẫn Kitô hữu thuộc giáo đoàn Dân Ngoại tiên khởi Antiôkia. Dầu sao, việc vị Tông
Đồ Dân Ngoại Phaolô làm ở đây chẳng những cho thấy về đức mến ngài hết sức hiệp
nhất nên một với Chúa Kitô và Giáo Hội của Người, mà về đức tin ngài c̣n nắm
vững được chân lư phúc âm, nắm vững được tất cả những ǵ Chúa Kitô dạy nữa, bằng
không, ngài đă không dám ra mặt sửa lỗi cho anh em ḿnh như thế. Tuy nhiên, việc
thánh Phaolô sửa lỗi cho thánh Phêrô như vậy không phải chỉ liên quan đến vấn đề
tín lư đức tin mà c̣n đến cả món nợ bác ái nữa, món nợ được chính thánh nhân nói
đến ở đầu bài đọc hai hôm nay: “Anh em không mắc nợ ai điều ǵ ngoài món nợ thắt
buộc chúng ta phải yêu thương nhau”. Nghĩa là, v́ yêu kính vị tông đồ lănh đạo
của ḿnh mà thánh Phaolô không thể nào lại để cho vị tông đồ cả ấy phải sống
trong lầm lạc, trái lại, v́ đức ái thúc đẩy, thánh nhân t́m cách cấp tốc cứu vị
lănh đạo của ḿnh bằng việc giải phóng của chân lư đức tin (x Jn 8:32).
Ngoài trường hợp ngoại lệ cần phải sửa lỗi cho anh chị em của ḿnh một cách cấp
tốc và công khai như thánh Phaolô với thánh Phêrô như thế, việc sửa lỗi, khôn
khéo nhất và hiệu nghiệm nhất, bao giờ cũng phải theo cách Chúa dạy trong bài
Phúc Âm hôm nay. Chúa Giêsu đă làm gương điều này. Chẳng hạn như lần Người quở
trách thánh Phêrô nặng lời, được bài Phúc Âm tuần trước thuật lại, nhưng chỉ
riêng Người với Phêrô thôi, v́ bấy giờ Vị Tông Đồ Phêrô này kéo Người ra một bên
mà can ngăn Người. Đối với tông đồ Giuda Ích Ca đă có ư định phản nộp Người,
nhưng trong các môn đệ chưa một ai biết, Người cũng không công khai tuyên bố
trước mặt các vị, nhưng chỉ âm thầm nhắc khéo cho đương sự mà thôi, thậm chí c̣n
rửa chân cho cả hắn nữa (x Jn 13:5,18-30). C̣n việc Chúa Giêsu nghiêm nghị và
thẳng thắn trách móc thành phần luật sĩ và biệt phái một cách thậm tệ trước mặt
dân chúng và các môn đệ của Người (x Mt toàn đoạn 23) là v́ những hành động của
thành phần này đă công khai hóa, nhất là những hành động giả h́nh bất chính của
thành phần đóng vai tṛ thừa kế Moisen trong việc giảng dạy lề luật này có thể
như men (x Mt 16:6) làm gương mù gương xấu tác hại cho những ai đơn sơ nhẹ dạ
như trẻ nhỏ (x Mt 18:5-9).
Tóm lại, qua bài Phúc Âm hôm nay, với ba ư tưởng chính đă được nhắc lại ở đầu
bài, sửa lỗi cho nhau, quyền linh tháo cởi và việc Chúa hiện diện, Chúa Giêsu
muốn tỏ cho chúng ta thấy rằng cần phải thực hiện việc sửa sai trong Giáo Hội,
nhất là bởi những vị có trách nhiệm, như hàng giáo phẩm chẳng hạn. Bởi v́, các
vị lănh đạo nói chung trong Giáo Hội, ngoài cá nhân Thánh Phêrô (x Mt 16:19), đă
được Chúa Giêsu trao cho quyền cầm buộc và tháo cởi, thành phần như vai tṛ
“canh giữ nhà Yến Duyên” của tiên tri Êzêkiên trong bài đọc một hôm nay. Và tất
cả những ǵ Giáo Hội phán quyết, qua quyền bính tối cao của Giáo Hoàng kế vị
Thánh Phêrô, cũng như qua Hàng Giáo Phẩm hợp với Giáo Hoàng, như qua các Công
Đồng Chung, đều là những ǵ phát xuất từ chính Chúa Kitô mà ra, v́ Người ở giữa
các vị, khi các vị nhân danh Người mà qui tụ lại để lên án, bác bỏ, phán quyết
hay định tín một điều ǵ liên quan đến tín lư và luân lư. Lịch sử cho thấy, các
Công Đồng Chung quả thực đă đóng vai tṛ này, cách riêng vai tṛ thực hiện việc
sửa lỗi cho những ǵ “phạm đến các con”, bằng việc bác bỏ những lạc thuyết, và
nếu cần, không ngần ngại phạt vạ tuyệt thông cho những ai nhất định không tuân
hợp với Giáo Hội, đúng như lời Chúa Giêsu căn dặn trong bài Phúc Âm hôm nay:
“Nếu họ thậm chí coi thường cả Giáo Hội th́ hăy xử với họ như là một Dân Ngoại
hay một người thu thuế”.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh,
BVL
S Ử A S A I
Trần Mỹ Duyệt
Tâm lư chung con người thường hay dễ dăi với
ḿnh và khắt khe với người. Một hành động sửa sai mang tính cách tích cực, cũng
không đi ra ngoài tâm lư này: Người ta sẽ dễ dàng tự bào chữa cho ḿnh, tha thứ
cho ḿnh; nhưng lại gay gắt và khe khắt trong việc kết án người khác.
Cũng trong tâm thức chung, con người ít khi nhận ḿnh có lỗi ngay cả khi không
thể chối căi được. V́ thế mới có các luật sư, quan toà và hệ thống ṭa án để
định tội và xét xử những hành động sai trái mà kẻ chủ mưu vẫn khăng khăng chối
căi. Nhiều người cho rằng tuy kẻ phạm pháp chối tội trước mặt quan toà, trước
ṭa án hay trước anh em ḿnh, nhưng với lương tâm, họ vẫn không thể nào chối căi
được. Điều này không hoàn toàn đúng, v́ cũng có không ít người, do hành động cố
t́nh trong những sai trái của ḿnh mà tiếng lương tâm không c̣n khả năng thức
tỉnh. Trường hợp này ta gọi là những con người với lương tâm chai đá.
Để duy tŕ và phát triển được t́nh thân hữu mà vẫn không phải bị mang tiếng nhu
nhược, hoặc tiếp tay với những lỗi lầm của ḿnh và của kẻ khác, chúng ta t́m
thấy trong trích đoạn Tin Mừng của Mátthêu như sau:
“Nếu anh em người lỗi phạm, hăy sửa dậy nó, riêng ngươi và nó thôi. Nếu nó nghe
ngươi, th́ ngươi đă được lợi người anh em. Nếu nó không nghe lời ngươi, hăy đem
theo một hoặc hai người nữa, để mọi việc được giải quyết nhờ lời hai hoặc ba
nhân chứng. Nếu nó không nghe họ, hăy tŕnh với cộng đoàn. Và nếu nó cũng không
nghe cộng đoàn, ngươi hăy kể nó như người ngoại giáo và thu thế” (Mt 18: 15-17).
Trích đoạn Tin Mừng trên đă diễn tả một cách hết sức tâm lư về thái độ con người
cần phải có đối với nhau, nhất là trong lănh vực sửa sai những lỗi lầm cho nhau,
nổi bật nhất về ba phương diện: 1) hiểu biết, 2) nhẫn nại, và 3) khách quan.
Chúa Giêsu đă cho chúng ta bài học cụ thể và cần thiết ấy không ngoài mục đích
giúp chính những người mang danh đạo đức, nhiệt thành muốn giúp đỡ kẻ khác. V́
nhiều khi, do ḷng sốt sắng quá mức, hoặc do tâm lư khe khắt với người, rộng răi
với ḿnh mà làm cho những việc làm tốt đẹp trở thành khuyết điểm.
- Hiểu biết: Trước hết việc sửa sai một khuyết điểm nào dù là ở nơi ḿnh hay
người khác, th́ sự hiểu biết căn nguyên, lư do và hoàn cảnh là điều cần thiết.
Nhiệt thành mà thiếu tri thức sẽ không đem lại kết quả tốt. Để hiểu biết rơ hơn
về hoàn cảnh và lư do đưa đến những lỗi lầm và khuyết điểm, Chúa Giêsu đă nói:
“Nếu anh em người lỗi phạm, hăy sửa dậy nó, riêng ngươi và nó thôi” (Mt 18:15).
Đây là những tư tưởng khôn ngoan và tâm lư trong trường hợp cần sửa sai một
người. V́ thông cảm là con đường dẫn đến hiểu nhau, và chia sẻ được những ưu tư
và những thầm kín nhất của nhau.
- Nhẫn nại: Trong toàn bộ trích đoạn Tin Mừng trên, ngoài ra c̣n thấy một điểm
hết sức quan trọng và hầu như được Chúa Giêsu nhắc lại dưới nhiều h́nh thức, đó
là tính nhẫn nại. Trước hết cần nhẫn nại t́m hiểu người anh em ḿnh. Tiếp tới là
nhẫn nại t́m hiểu thêm về những đóng góp của người khác. Tiếp tới nữa mới đưa ra
công luận, tức là quần chúng. Và sau cùng, nếu những ư kiến chung kia không được
chấp nhận, lúc ấy mới có hành động dứt khoát về khuyết điểm của người anh em ấy:
“Nếu anh em người lỗi phạm, hăy sửa dậy nó, riêng ngươi và nó thôi. Nếu nó nghe
ngươi, th́ ngươi đă được lợi người anh em. Nếu nó không nghe lời ngươi, hăy đem
theo một hoặc hai người nữa, để mọi việc được giải quyết nhờ lời hai hoặc ba
nhân chứng” (Mt 18:15-16).
Những diễn tiến này nói lên thái độ nhẫn nại và chờ đợi trong hy vọng. Đây cũng
là tâm lư sửa sai chung, đặc biệt, đối với những ai mà ta cho là khó dậy, khó
bảo. Nhiều khi chính do sự sốt sắng, nóng nẩy của ḿnh mà làm hỏng chuyện. Thánh
Kinh đă có lời nhắc nhở về điều này: “Đừng sửa phạt khi nóng giận”. Khi nóng
giận, chính ḿnh không làm chủ được ḿnh, làm sao có thể đủ b́nh tĩnh để phán
đoán, để sửa sai người khác.
- Khách quan: Điểm quan trọng sau cùng mà Chúa Giêsu muốn nhấn mạnh ở đây khi
chúng ta cần phải kết án, hoặc phán xét người này, người khác, đó là tính cách
khách quan.
Như đă đề cập ở trên, tâm lư chung con người thường hay có những phán đoán bất
công và thiếu khách quan, nhất là những điều dẫn đến sự phúc lợi cho chính ḿnh.
Khách quan, do đó, phải được quan tâm và lưu ư khi đề cập đến thái độ sửa sai và
hướng dẫn người khác. Có những chuyện mà ta tưởng chừng như thật, và vội vàng,
hấp tấp quyết đoán. Những rồi sau này mười, hai mươi năm sau, khi thời gian và
lịch sử đă gạn lọc tính cách chủ quan, lúc ấy mới thấy rằng sự phán đoán và lên
án nhất thời là sai trái, là thiếu công bằng. Tôi nhớ lại một bài báo mà tôi đă
có dịp đọc gần 30 năm trước. Bài báo đề cập đến một tội phạm v́ mang tội ăn cắp.
Quan toà bực tức hỏi anh làm sao mà mới chỉ 3 tháng sau khi được tha, anh lại
phạm tội ăn cắp như thế? Anh đă trả lời rằng, nếu quan ṭa ở vào trường hợp tôi
th́ cũng không hành động khác hơn. Tôi biết tôi có lỗi, và tôi đă cố gắng sửa
sai. Nhưng rồi 3 tháng qua không một hăng xưởng, không một nơi nào cho tôi một
cơ hội để làm việc, để hoàn lương. Tôi đói khổ, vất vả và tủi nhục. Thật ra, tôi
cũng không nghĩ rằng ḿnh cần thiết phải ăn cắp, nhưng v́ không có ǵ ăn, thành
thử tôi đành phải hành động như thế. Ở vào hoàn cảnh này, quan toà nghĩ như thế
nào?
Trong khi làm chánh án xử vụ án “ngoại t́nh”, Chúa Giêsu chỉ hỏi những kẻ cáo
buộc người phụ nữ một câu duy nhất: “Ai thấy ḿnh vô tội th́ hăy ném viên đá đầu
tiên” (Gio 8:7). Và thế là người thiếu phụ được trắng án. Bởi v́ không ai dám
nhận ḿnh vô tội, và trên thực tế cũng chẳng có ai là vô tội.
Tóm lại, thái độ sửa sai của ta phải bao gồm ít nhất ba yếu tố mà Chúa đă đề ra
qua trích đoạn Tin Mừng vừa kể trên, đó là phải thái độ hiểu biết, nhẫn nại, và
khách quan. Khi cần sửa sai người này, người khác, nóng nẩy, chủ quan, và thiếu
hiểu biết sẽ chỉ làm cho thiện chí chúng ta trở thành một động lực làm xa dần
t́nh bằng hữu và tạo thêm hố chia cách.
SỬA LỖI CHO NHAU
Trần Mỹ Duyệt
Chúa
Giêsu khi nói về việc sửa lỗi cho nhau, Ngài đă nhấn mạnh đến tư cách và thái độ
từ phía người sửa lỗi hơn là người có lỗi. V́ người sửa lỗi chỉ làm được việc
này thành công, nếu thật sự họ khiêm nhường và có ḷng nhân ái. Nếu không, việc
sửa lỗi chỉ mang tính cách chỉ trích, chê bai, phê phán, và kết án. Ngài nói:
“Nếu anh em ngươi có làm chi lỗi phạm đến ngươi, hăy chỉ cho họ biết điều lỗi ấy
giữa hai người với nhau. Nếu nó nghe ngươi, là ngươi đă thắng nó. Nếu nó không
nghe, hăy t́m vài ba người để làm chứng. Nếu nó cũng không nghe họ, hăy tŕnh
với giáo hội. Nếu nó cũng không nghe giáo hội, th́ hăy kể nó như người thu thuế
và dân ngoại” (Mt
18:15-17).
Theo
tinh thần trên, người sửa lỗi phải đóng vai chủ động, với sự nhẫn nại, và giầu
t́nh thương. V́ Chúa Giêsu không đưa ra điều kiện nào về phía người có lỗi,
nhưng Ngài đă hướng dẫn cho người sửa lỗi biết cách thế nào để chinh phục được
một người anh em. Chúa không gọi kẻ phạm lỗi bằng những danh từ nào khác, nhưng
đă gọi họ là “anh em”.
Từ
ngữ anh em trong trường hợp này, do đó, đă nói lên tính cách ràng buộc, gắn bó,
và thân thiết. Và v́ thế, sự sửa sai này là một hành động có tính cách bác ái,
xây dựng, v́ được thực hiện với mục đích làm tốt cho một người anh em của chúng
ta. Tuy vậy, dù là anh em đi nữa, th́ sự sửa sai vẫn phải tế nhị, kín đáo, nhẫn
nại, và phải được làm trong sự yêu thương. Trong 3 tiến tŕnh sửa lỗi, mà Thánh
kư ghi nhận, tiến tŕnh nào cũng mang nặng tính cách yêu thương và thông cảm:
-
Giữa ḿnh và anh em ḿnh.
-
Giữa ḿnh và vài ba
người thân thiết.
-
Giữa ḿnh với người anh
em và giáo hội.
Ở cả
ba trường hợp trên, người có lỗi không t́m đâu thấy sự ganh tỵ, phê b́nh, hoặc
luận tội. Nhưng chỉ có sự hiểu biết, thông cảm, và yêu thương.
Nhưng
tại sao Chúa lại bảo chúng ta phải qua ít nhất ba tiến tŕnh sửa lỗi trước khi
buông xuôi, hoặc để mặc người anh em với những yếu đuối và tội lỗi của họ. Thưa
v́ một người khi đă có lỗi mà được người khác chỉ cho cái lỗi của ḿnh, th́ dù
người đó là thân thích, anh chị em trong nhà đi nữa, phản ứng tự nhiên bao giờ
cũng là khó chịu, v́ không muốn nghe biết sự thật. Tùy theo tŕnh độ trưởng
thành tâm linh và đạo đức, phản ứng đó có thể là găy gắt, hoặc có thể là âm thầm
khó chịu. Tóm lại, nhiều hay ít, cách này hay cách khác, ta thường phản ứng tiêu
cực, và không mấy niềm nở với những lời sửa dậy của người khác. Trong nhiều
trường hợp, phản ứng tự vệ này c̣n làm cho ta nghĩ xấu về người sửa lỗi cho ḿnh.
Thí dụ, cho rằng người đó nghi oan, ác ư, không thông cảm, và thiếu hiểu biết.
Và đó là những lư do khiến chúng ta phải mang tâm t́nh yêu thương, và thật ḷng
muốn nâng đỡ một người anh em trước khi nghĩ đến việc sửa lỗi cho họ, mặc dù lỗi
ấy là phạm đến chính ta.
Chúng
ta có thể t́m được cái ư nghĩa của phản ứng tự vệ này nơi cuộc sa ngă của Nguyên
Tổ. Thánh Kinh ghi nhận, sau khi ăn trái cấm, Adong không nhận ḿnh có lỗi,
nhưng đă đổ lỗi cho Evà. Evà đă không nhận ḿnh có lỗi, nhưng lại đổ lỗi cho con
rắn. Nguyên việc ông bà thấy ḿnh trần truồng và xấu hổ sau khi lỗi luật Chúa ăn
trái cấm đủ để ta hiểu rằng, dù ở trong hoàn cảnh có lỗi, con người cũng chưa
muốn nhận ḿnh có lỗi. Cũng trong Thánh Kinh, Phêrô chối thầy, Giuđa bán thầy.
Phêrô được Chúa nh́n, c̣n Giuđa được Chúa nhắc nhở liền sau cái hôn phản bội của
ông trong vườn Cây Dầu: “Giuđa, con nộp Con Người với cái hôn này sao? (Luca
22:48). Thế nhưng chỉ có Phêrô đă vượt qua được bức tường ngăn cách ông với sự
thật trần truồng của ông, là tội chối thầy. C̣n Giuđa đă phản ứng tự vệ bằng
cách đổ lỗi cho mấy thầy thượng tế và kỳ lăo., trốn chạy cái yếu đuối của ḿnh
bằng cách thắt cổ mà chết.
Ngoài
ra, khi Chúa Giêsu đưa ra một thí dụ về việc sửa lỗi, Ngài đă lấy mỗi người
chúng ta làm thí dụ: “Nếu anh em ngươi lỗi phạm đến ngươi”. Lỗi phạm đến ḿnh,
th́ ḿnh biết rơ, thế mà nói lại với anh chị em ḿnh cái cảm tưởng, cái mà ḿnh
suy nghĩ đă là khó, đă đ̣i hỏi nhiều tiến tŕnh, nói chi đến việc sửa lỗi một
người khác, mà cái lỗi ấy ḿnh không biết rơ.
Trở
lại thái độ của chúng ta khi sửa sai một người anh em, như vừa tŕnh bày đ̣i
phải có một tâm hồn khiêm tốn để không lên án anh chị em ḿnh. Lại phải có sự tế
nhị và tinh tế để đừng đụng chạm đến tự ái của nhau. V́ người được chúng ta sửa
chỉ chấp nhận sửa sai khi họ vượt qua được bức tường phản ứng tự vệ. Một bức
tường vô h́nh không những không làm cho người được sửa lỗi nhận ra cái lỗi của
ḿnh, mà c̣n phản ứng ngược chiều, khiến gây tổn thương t́nh bạn hữu.
Tuy
nhiên, đó chỉ là bước đầu của việc sửa lỗi về phía người có lỗi. V́ để sửa được
một lỗi lầm dù là to hay nhỏ, ngoài việc vượt qua được phản ứng tiêu cực và tự
vệ, người có lỗi c̣n phải nhận ra lỗi của ḿnh, và phải sửa lỗi nữa. Tiến tŕnh
biết lỗi, nhận lỗi, và sửa lỗi nơi một người có lỗi như vậy cũng không phải là
một tiến tŕnh và con đường dễ dăi. Do đó, mà thử thách cho người sửa lỗi chính
là sự khiêm tốn và t́nh thương của họ. Không khiêm tốn, không thể sửa sai một
cách vô tư và thông cảm. Không yêu thương, không thể có động lực để sửa sai.
Tóm
lại, Chúa Giêsu muốn chúng ta phải sửa chữa lẫn cho nhau. Nhưng không phải bằng
những chỉ trích, phê b́nh, hoặc lên án, mà bằng thái độ khiêm tốn, tế nhị, và
giầu t́nh thương mến. Để đến được với những người anh em mà ḿnh không hợp,
không ưa, và nhất là người xúc phạm đến ḿnh, cần thiết phải có thái độ hiểu
biết, lắng nghe, nhẫn nại, và đặc biệt, là t́nh thương mến. Con người với tự ái
cố hữu chỉ chịu thua khi đứng trước sự khiêm tốn của người khác, và nhất là khi
nhận ra người ấy đang thật sự yêu thương ḿnh. Và đó cũng là cung cách sửa chữa
cho nhau theo đúng với tinh thần Chúa Giêsu đă dậy: Sửa một ḿnh. Sửa với hai ba
anh em khác. Và sửa với Giáo Hội. Chỉ khi nào chúng ta đă trải qua 3 tiến tŕnh
sửa lỗi ấy và với một t́nh thương đầy đặn, lúc đó chúng ta mới có thể yên tâm
nói với ḷng ḿnh rằng: Tôi đă làm tất cả khi cần sửa sai một người anh em tôi.
Và tôi không c̣n biết làm ǵ hơn ngoài việc phó thác người anh em đang làm cho
tôi đau khổ ấy trong bàn tay t́nh thương và quan pḥng của Thiên Chúa.
|