Thứ 4

14/9    Thánh Cornelius và Thánh Cyprian

Thánh Cornelius là giáo hoàng Rôma, và thánh Cyprian là giám mục Carthage. Cả hai vị thánh rất kính trọng nhau song chưa bao giờ gặp nhau. Cả hai đều được tôn kính là các vị tử đạo.

 

 

Thứ Tư
Mùa Thường Niên (tuần 24) Quanh Năm

  

Tóm Lời Chúa

Bài Sách Thánh năm 1 (năm lẻ): 1Tim.3:14-16
Thư 1 Timôthêu nhắc đến mầu nhiệm đức tin liên quan tới trọng tâm chính yếu của nó là Chúa Kitô.

14 Tôi viết cho anh thư này, dù vẫn hy vọng sớm đến với anh.15 Nhưng nếu tôi chậm trễ, th́ thư này sẽ cho anh biết phải ăn ở thế nào trong nhà của Thiên Chúa, tức là Hội Thánh của Thiên Chúa hằng sống, cột trụ và điểm tựa của chân lư.16 Phải công nhận rằng: mầu nhiệm của đạo thánh thật là cao cả, đó là:
Đức Ki-tô xuất hiện trong thân phận người phàm,
được Chúa Thánh Thần chứng thực là công chính;
Người được các thiên thần chiêm ngưỡng,
và được loan truyền giữa muôn dân;
Người được cả hoàn cầu tin kính,
được siêu thăng cơi trời vinh hiển.


Bài Phúc Aâm chung cả năm 1 và 2: Lk.7:31-35
Phúc Aâm Luca ghi nhận định của Chúa Giêsu về tinh thần ấu trĩ của dân Chúa chỉ sống theo ư ḿnh.

31 "Vậy tôi phải ví người thế hệ này với ai? Họ giống ai?32 Họ giống như lũ trẻ ngồi ngoài chợ gọi nhau mà nói:
"Tụi tôi thổi sáo cho các anh,
mà các anh không nhảy múa;
tụi tôi hát bài đưa đám,
mà các anh không khóc than.

33 "Thật vậy, ông Gio-an Tẩy Giả đến, không ăn bánh, không uống rượu, th́ các ông bảo: "Ông ta bị quỷ ám.34 Con Người đến, cũng ăn cũng uống như ai, th́ các ông lại bảo: "Đây là tay ăn nhậu, bạn bè với quân thu thuế và phường tội lỗi.35 Nhưng Đức Khôn Ngoan đă được tất cả con cái ḿnh biện minh cho."

 

Suy Lời Chúa

            Ư chính của Lời Chúa qua các bài Thánh Kinh do Giáo Hội cố ư chọn lựa và sắp xếp cho phụng vụ Thánh Lễ của riêng ngày hôm nay được chứa đựng trong nội dung của Bài Phúc Aâm. Đó là lời Chúa Giêsu trách dân Người bấy giờ c̣n sống như đám trẻ lạc loài.

            Thật vậy, Chúa Giêsu (trong bài Phúc Aâm hôm nay) đă “ví con người ngày nay... như đám trẻ ngồi la lê ngoài đường phố kêu trách lẫn nhau: ‘Bọn tao thổi sáo cho chúng mày nghe mà chúng mày không nhảy nhót, bọn tao ca văn mà chúng mày không khóc than’”. Tại sao? Người đă tiếp tục thẳng thắn cắt nghĩa như sau: “Tôi muốn nói về Gioan Tẩy Giả là người đến không ăn, không uống th́ qúi vị bảo ‘Oâng ta khùng!’ Con Người đến có ăn, có uống th́ qúi vị lại bảo ‘Đó là tên chè chén nhậu nhoẹt, bạn bè với bọn thu thuế và tội lỗi!’”. “Thế nhưng”, Chúa Giêsu kết luận, “sự khôn ngoan của Thiên Chúa được sáng tỏ cho tất cả những ai chấp nhận nó”. Tức chân lư là chân lư; con người không thể tạo nên chân lư hay thay đổi sự thật, nhất là sự thật thần linh, là kho tàng mạc khải, là “mầu nhiệm đức tin” mà “giáo hội của Thiên Chúa hằng sống là rường cột và là nền móng cho chân lư”, như vị Tông Đồ Dân Ngoại Phaolô đă khẳng định với môn đệ Timôthêu của ḿnh (trong bài đọc năm 1 hôm nay). Một khi “con người ngày nay” (mà Phúc Aâm nói đến) chưa thể hay không thể “chấp nhận sự khôn ngoan của Thiên Chúa” được tỏ ra cho họ qua Đức Giêsu Kitô, th́ hiểu theo lời Thánh Phaolô nói với giáo đoàn Côrintô (trong bài đọc năm 2 hôm nay), là v́: “Hồi tôi c̣n là một trẻ nhỏ tôi thường nói năng như trẻ nhỏ, suy nghĩ như trẻ nhỏ”. Vậy, theo Thánh Phaolô (trong cùng bài đọc), để có thể “thành người lớn, bỏ đi những đường lối trẻ con”, con người cần phải có tặng ân yêu thương là “đường lối vượt trên tất cả mọi đường lối”.

 

Nguyện Lời Chúa

            Lạy Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống, được xức dầu Thần Linh, đă đến trong thế gian để làm chứng cho chân lư. Kitô hữu chúng con đă nghe tiếng của vị chủ chiên khi chịu Bí Tích Rửa Tội. Thế nhưng, c̣n sống trong xác thịt, chúng con vẫn có thể là những chiên lạc đàn. Bởi thế, xin Mẹ Maria đầy ơn phúcơn nghĩa với Chúa nuôi lớn chúng con bằng lương thực hằng ngày là nhận biết Chúa. Amen.