|
16/10 Thánh Hedwig (1174-1243) Lập gia đ́nh với Henry I, Vương Tước ở Silesia và sinh được 7 người con. Sau khi chồng chết, lui về ở trong đan viện ở Trebnitz do ngài thành lập. |
“Ta đă cầm tay hữu của
Cyrô để bắt các dân suy phục trước mặt nó” Đây Chúa phán cùng Cyrô, kẻ xức dầu của Chúa mà Ta đă cầm tay hữu nó, để bắt các dân suy phục trước mặt nó, bắt các vua quay lưng lại, mở các cửa trước mặt nó, và các cửa không được đóng lại: Nhân v́ Giacób tôi tớ Ta, và Israel kẻ Ta kén chọn, Ta đă gọi đích danh ngươi: Ta đă kêu gọi ngươi khi ngươi không nhận biết Ta, Ta là Chúa, và chẳng c̣n chúa nào khác: ngoài Ta ra, không có Thiên Chúa nào nữa: Ta đă thắt lưng cho ngươi khi ngươi không nhận biết Ta, để các kẻ từ đông sang tây nhận biết rằng ngoài Ta ra không có ai khác: Ta là Chúa và chẳng có chúa nào khác”. Lời của Chúa.
Hăy kính tặng Thiên Chúa quyền thế với vinh quang. 1. Hăy ca mừng Chúa bài ca mới, hăy ca mừng Chúa toàn thể địa cầu. Hăy tường thuật vinh quang Chúa giữa chư dân, và phép lạ Người ở nơi vạn quốc. 2. V́ Thiên Chúa, Người hùng vĩ và rất đáng ngợi khen, Người khả úy hơn mọi bậc chúa tể. V́ mọi chúa tể của chư dân là hư ảo, nhưng Thiên Chúa đă tác tạo trời xanh. 3. Hăy kính tặng Thiên Chúa, hỡi người chư dân bá tánh, hăy kính tặng Thiên Chúa quyền thế với vinh quang, hăy kính tặng Thiên Chúa vinh quang xứng với danh Người. Hăy mang lễ vật, tiến vào hành lang nhà Chúa. 4. Mặc lễ phục, thờ lạy Thiên Chúa. Toàn thể địa cầu, hăy run sợ trước thiên nhan, hăy công bố giữa chư dân rằng: Thiên Chúa ngự trị. Người cai quản chư dân theo đường đoan chính.
“Tôi hằng nhớ đến đức tin,
đức cậy và đức mến của anh em” Phaolô, Silvanô và Timôthêô kính gởi Giáo Đoàn thành Thessalônica trong Thiên Chúa Cha và trong Chúa Giêsu Kitô. Nguyện chúc cho anh em được ân sủng và b́nh an. Tôi hằng tạ ơn Thiên Chúa cho mọi người anh em, trong khi tôi cầu nguyện, tôi hằng nhớ đến anh em không ngừng, tôi nhớ đến sự nghiệp của ḷng tin, công việc của ḷng bác ái, sự vững ḷng trông cậy của anh em vào Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, trước mặt Thiên Chúa là Cha chúng ta. Hỡi anh em là những kẻ được Thiên Chúa yêu mến, tôi từng biết anh em được Chúa tuyển chọn, bởi v́ Tin Mừng của chúng tôi ở nơi anh em, không phải chỉ với lời nói mà thôi, mà là với quyền năng, với Thánh Thần, và với ḷng xác tín. Lời của Chúa.
“Cái ǵ của Cêsarê th́ hăy
trả cho ông Cêsarê, và cái ǵ của Thiên Chúa th́ hăy trả cho Thiên Chúa” Khi ấy, các người Biệt phái họp nhau lại bàn mưu để bắt bẻ Chúa Giêsu trong lời nói. Các ông sai môn đồ của các ông đi với những người thuộc phái Hêrôđê đến nói với Người rằng: “Thưa Thầy, chúng tôi biết Thầy là Người ngay chính, căn cứ theo sự thật mà dạy bảo đường lối Thiên Chúa, Thầy chẳng cần để ư đến ai, v́ Thầy không tây vị người nào. Vậy xin Thầy nói cho chúng tôi biết Thầy nghĩ thế nào? Có được phép nộp thuế cho Cêsarê hay không?” Chúa Giêsu thừa hiểu ác ư của họ nên nói: Bọn người giả h́nh, các ngươi gài bẫy Ta làm ǵ? hăy đưa Ta xem đồng tiền nộp thuế”. Họ đưa cho Người một đồng bạc. Và Chúa Giêsu hỏi họ: “H́nh tượng và danh hiệu nầy là của ai?” Họ thưa rằng: “Của Cêsarê”. Bấy giờ Người bảo họ rằng: “Vậy cái ǵ của Cêsarê th́ hăy trả cho Cêsarê, và cái ǵ của Thiên Chúa th́ hăy trả cho Thiên Chúa. Phúc Âm của Chúa.
SUY NIỆM
“Của Thiên Chúa hăy trả cho Thiên Chúa”
Vấn đề lợi dụng mạc khải
Trong ba bài Phúc Âm ba tuần trước, Chúa Giêsu đă dùng dụ ngôn mà nói với thành phần lănh đạo dân Do Thái là các trưởng tế và kỳ lăo, để nói cho họ biết rằng họ là người con nói làm theo ư cha song thực tế lại không, họ là nhóm tá điền bất lương sát hại con trai của chủ vườn nho để cướp đoạt gia tài của người con này, và họ là thành phần được mời đến dự tiệc cưới của vua song chẳng những đă từ chối không thèm mà c̣n sát hại cả người được sai đi mời nữạ Để phản ứng lại những chỉ trích của Chúa Giêsu, thành phần lănh đạo hầu như theo phái Pharisiêu này đă làm ǵ? Bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này (và tuần sau) đă và sẽ cho thấy rơ điều ấỵ
Riêng bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này, Thánh kư Mathêu, ngay sau câu kết thúc bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần trước, liền cho biết phản ứng của họ như sau: “Những người Parisiêu bỏ đi và bắt đầu bày mưu để gài bẫy Chúa Giêsu trong lời nói”. Bằng cách nàỏ Thánh Mathêu tŕnh thuật tiếp: “Họ sai các môn đồ của họ, có cả đám người của quận vương Hêrôđê đi theo, đến với Người mà nói: ‘Thưa Thày, chúng tôi biết Thày là một con người chân chính và thực sự dạy sống theo đường lối của Thiên Chúa… Vậy xin Thày cho chúng tôi biết Thày nghĩ thế nào về trường hợp nàỵ Đó là vấn đề nộp thuế cho hoàng đế là việc hợp pháp hay chăng?’”
Đây là một câu hỏi rất thâm độc và nham hiểm có liên quan đến chính trị, mà nếu trả lời không khéo chắc chắn sẽ dính bẫỵ Nếu trả lời nộp thuế là việc hợp pháp th́ sẽ bị tố cáo là phản quốc, không thể chối căi được, v́ đă có sự chứng kiến của những người thuộc nhóm quận vương Hêrôđê hiện diện ở đó lúc bấy giờ. Nếu trả lời là không hợp pháp th́ sẽ bị tố cáo là “xui dân làm loạn, chống lại việc nộp thuế cho Cesar” (Lk 23:2) như họ đă thực sự vu oan tố cáo Chúa Giêsu sau này trước tổng trấn Philatô để sát hại Ngườị
Thế nhưng, theo đường lối tỏ ḿnh tuyệt vời của Thiên Chúa vô cùng khôn ngoan và toàn năng, nơi nào càng tối tăm, ánh sáng càng cần phải chiếu tới, và nơi nào càng tối tăm th́ ánh sáng càng rạng ngờị Trường hợp của bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này cũng thế. Chúa Giêsu đă lợi dụng mưu đồ gian trá tối tăm của nhóm người Pharisiêu để mạc khải cho riêng thành phần chất vấn Người cũng như cho chung dân chúng và các môn đệ của Người có thể đang ở đấy bấy giờ một chân lư hết sức quan trọng liên quan đến phần rỗi đời đời của con ngườị Đó là vấn đề “hăy trả cho Cêsa những ǵ của Cêsa, và hăy trả về cho Thiên Chúa những ǵ của Thiên Chúa”.
Vấn đề sử dụng tỏ ḿnh
Thật vậy, câu trả lời vô cùng khôn khéo này của Chúa Giêsu không phải chỉ để làm cho âm mưu của nhóm Pharisiêu hoàn toàn thảm bại, làm cho họ bị dân chúng và các môn đệ của Người cười vào mặt, mà chính là để dạy cho họ cũng như cho tất cả những ai nghe Người bấy giờ và sau này rằng con người cần phải chu toàn cả nhiệm vụ của một người công dân trần thế lẫn nhiệm vụ của một người công dân Nước Thiên Chúạ Vấn đề sâu xa ở đây là dân Do Thái không muốn bị ai cai trị cả, như Đế Quốc Rôma bấy giờ đang đô hộ họ, nghĩa là họ không muốn đóng thuế cho Cêsa, họ chỉ muốn đóng thuế cho Đền Thờ, tức cho Thiên Chúa Giavê của họ mà thôi, như có lần họ đă đặt vấn đề đóng thuế đền thờ với Chúa Giêsu, Đấng đă sai Phêrô đi bắt cá ở hồ để lấy đồng tiền trong miệng nó mà đem nộp thuế đền thờ cho cả hai thày tṛ (x Mt 17:24-27).
Thế nhưng, thực tế cho thấy, họ chỉ đóng thuế đền thờ theo thói lệ bề ngoài, theo lề luật buộc phải giữ vậy thôi, về tinh thần, họ vẫn không thực sự “trả về cho Thiên Chúa những ǵ của Thiên Chúa”. Thật vậy, vấn đề Chúa Giêsu trả lời cho vấn nạn có âm mưu của nhóm người Pharisiêu trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này, nếu để ư, sẽ thấy có liên hệ đến ba dụ ngôn Người đă nói với thành phần lănh đạo dân Do Thái trong Phúc Âm ba tuần trước. Ở chỗ, thành phần lănh đạo Do Thái nói chung, trong đó có những người thuộc nhóm Pharisiêu, như Nicôđêmô chẳng hạn (x Jn 3:1), đă là người con chỉ làm theo ư ḿnh, “vâng con đi”, mà thực tế không làm theo ư cha, tức họ đă không “trả về cho Thiên Chúa những ǵ của Thiên Chúa”; hay họ đă là bọn tá điền làm vườn nho cho chủ nhưng không sinh hoa lợi cho chủ như ư chủ muốn, lại c̣n sát hại các thừa sai của chủ, kể cả người con trai duy nhất của chủ, tức họ đă thực sự không “trả về cho Thiên Chúa nhưng ǵ của Thiên Chúa”; hoặc họ đă là những người được chính thức mời đến dự tiệc cưới của vua, song đă từ chối không chịu đến dự, thậm chí c̣n ra tay sát hại những đầy tớ của vua sai đi mời họ, tức là họ cũng đă không chịu “trả về cho Thiên Chúa những ǵ của Thiên Chúa”.
Phải chăng, chính v́ họ đă không “trả về cho Thiên Chúa những ǵ của Thiên Chúa”, mà Ngài đă để họ bị đô hộ bởi đế quốc Rôma, như họ đă nhiều lần chịu những cảnh như vậy trong gịng lịch sử cứu độ của họ? Thế nhưng, trong chính những lúc như vậy, chính lúc bị ức hiếp, họ mới nhớ đến Thiên Chúa, Đấng duy nhất có thể cứu thoát họ, và họ mới thấy lầm lỗi của ḿnh, mới thấy rằng ḿnh đă không “trả về cho Thiên Chúa những ǵ của Thiên Chúa”. Để rồi, sau khi họ nhận lỗi và kêu cầu Thiên Chúa, tức “trả về cho Thiên Chúa những ǵ của Thiên Chúa”, Ngài mới ra tay cứu thoát họ.
Dù sao, trước mắt dân Do Thái, hay bất cứ một dân tộc nào khác, đế quốc vẫn là một cái ǵ bất nhân, bất hợp pháp, nhất định cần phải lật đổ và loại trừ. Thế nhưng, đối với Thiên Chúa là chủ của lịch sử loài người, Ngài có thể sử dụng hay lợi dụng tất cả mọi biến cố lịch sử, mọi con người lịch sử để thực hiện ư định vô cùng trọn lành và sâu nhiệm của Ngài trong lịch sử và cho lịch sử. Những lời Chúa phán qua miệng Tiên Tri Isaia trong bài đọc thứ nhất Chúa Nhật tuần này đă cho thấy rơ điều ấỵ “Vậy Chúa phán cùng vị được Ngài xức dầu là Cyprus, kẻ đă được Ta cầm lấy bàn tay phải, bắt các dân qui phục hắn, làm cho các vua chúa phải cung phụng hắn, mở các cửa ra cho hắn vào, không cài khóa cổng môn”.
Vấn đề đức tin tuân phục
Phải, Thiên Chúa có quyền sử dụng hay lợi dụng bất cứ một nhân vật lịch sử nào, trong một thời điểm nào đó, để thực hiện ư định toàn năng của Ngài trong lịch sử, tức để hoàn tất dự án lịch sử cứu độ bất biến của Ngàị Điển h́nh là hoàng đế Ba Tư Cyprus trên đây, một vị hoàng đế (năm 545 BC) được Giavê Thiên Chúa dùng để sau khi cho ông chiếm được Babylon (năm 539 BC), đă truyền lệnh cho phép dân Do Thái bị lưu đầy được hồi hương xây lại Đến Thờ và Thành Thánh của họ (x 2Chr 36:22f; Êr 1:1-4). Đó là lư do, trong phần hai của bài đọc một hôm nay, Thiên Chúa đă mạc khải ư định của Ngài với vị hoàng đế công cụ này như sau: “V́ Giacóp tôi tớ của Ta, v́ Yến Duyên người được Ta tuyển chọn, mà Ta đă gọi đích danh ngươi, ban cho ngươi một danh hiệu, cho dù ngươi chẳng hề biết Tạ Ta là Chúa, không c̣n ai khác, không có Chúa nào ngoài Ta cả. Mặc dù ngươi không hề biết Ta, bản thân Ta cũng đă ẵm lấy ngươi, để từ lúc mặt trời mọc lên cho tới khi lặn xuống con người ta có thể nhận biết rằng không có Chúa nào ngoài Ta”.
Nếu “không có quyền bính nào mà không bởi Thiên Chúa mà ra, và tất cả mọi quyền bính đều do Thiên Chúa thiết lập” (Rm 13:1), th́, sau khi xác tín như thế, Vị Tông Đồ Dân Ngoại liền khẳng định: “Bởi thế, người nào chống lại quyền bính là chống lại mệnh lệnh của Thiên Chúa” (Rm 13:2). Đó là lư do, theo ư nghĩa của lời Chúa Giêsu trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này “của Cêsa hăy trả cho Cêsa” tức là phải tỏ ra tôn kính và tuân phục đế quốc.
Tuy nhiên, các nước bị đô hộ tỏ ra tôn kính và tuân phục đế quốc trần gian chính trị không phải chỉ v́ sợ đế quốc, một chế độ tự bản chất bất nhân chắc chắn sẽ không thể nào tồn tại với thời gian, như lịch sử cho thấy, mà là tôn kính và tuân phục chính Thiên Chúa, Đấng làm chủ lịch sử, Đấng đă phán “ngoài Ta không c̣n Chúa nào khác”, chứ đừng nói tới Hitle, Stalin, Mao Trạch Đông, Pol Pot v.v. những con người cũng chết như bao nhiêu triệu người họ đă tán sát. Ở đây, chắc chắn Chúa Kitô không có ư nói con người bị đô hộ không được phép chống lại những bất công gian ác của đế quốc, cả đế quốc cộng sản cũng như tư bản, nhưng Người chỉ có ư dạy con người hăy chấp nhận mọi sự theo ư Đấng Tối Cao, hăy nh́n tất cả mọi biến chuyển lịch sử bằng con mắt đức tin, và hăy phản ứng bằng nhận thức thần linh.
Vấn đề truyền bá phúc âm
“Của Thiên Chúa hăy trả cho Thiên Chúa” là ở chỗ nàỵ Như thế có nghĩa là, chính khi con người “trả cho Cêsa những ǵ của Cêsa”, th́ đồng thời con người cũng thực hiện và chu toàn việc “trả về cho Thiên Chúa những ǵ của Thiên Chúa”. Hay nói ngược lại, nói một cách thực tế hơn, hăy “trả cho Thiên Chúa những ǵ của Thiên Chúa”, tức hăy tin vào Ngài, con người mới có thể “trả về cho Cêsa những ǵ của Cêsa”. Bằng không, như thực tế cho thấy, có những chính trị gia Công Giáo nói riêng và Kitô hữu nói chung, một khi “trả về cho Cêsa những ǵ của Cêsa” th́ họ không c̣n ǵ để “trả về cho Thiên Chúa những ǵ của Thiên Chúa” nữa, thậm chí làm hại đến tất cả những ǵ Ngài trao cho họ, như việc họ pḥ quyền tự quyết tuyệt đối pro-choice, chứ không pḥ quyền sự sống pro-life, nơi quốc hội cũng như trong đời sống hôn nhân gia đ́nh của ḿnh.
Ngược lại, thực tế cũng không thiếu những trường hợp cho thấy, chính khi con người “trả về cho Thiên Chúa những ǵ của Thiên Chúa” th́ họ lại quên hay không muốn “trả về cho Cêsa những ǵ của Cêsa”, như trường hợp được Thánh Gioan Tông Đồ nhắc nhở: “Ai nói rằng ‘tôi yêu mến Thiên Chúá mà lại ghét anh em ḿnh th́ đó là kẻ nói dối” (1Jn 4:20). Gương điển h́nh nhất của việc “trả về cho Cêsa những ǵ thuộc về Cêsa, trả về cho Thiên Chúa những ǵ của Thiên Chúa” là gương của một Thiếu Nhi Giêsu 12 tuổi đă ở lại nhà Cha trên trời của Người nhưng sau đó cũng đă trở về Nâarét vâng phục cha mẹ trần gian của Người (x Lk 2:49, 51).
Đến đây chúng ta đă thấy được bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này liên quan đến Chứng Từ Giáo Hội là chủ đề của toàn Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh ra saọ Đó là vấn đề truyền bá phúc âm hóa, tức vấn đề đă được Thánh Phaolô nói với Kitô hữu Thessalonica trong bài đọc thứ hai Chúa Nhật tuần này, đó là “việc rao giảng phúc âm đă cho thấy không phải chỉ là vấn đề thuần túy ngôn từ mà là vấn đề quyền năng; một việc rao giảng trong Chúa Thánh Thần và bởi việc hoàn toàn xác tín mà ra”. Tóm lại, có nghĩa là, chỉ khi nào con người sống đức tin thuần túy, hoàn toàn biết “dâng lên Chúa vinh quang và vinh dự”, như câu họa của bài Đáp Ca Chúa Nhật tuần này, bấy giờ họ mới có thể thực sự “trả về cho Thiên Chúa những ǵ của Thiên Chúa” nơi tất cả “những ǵ của Cêsa trả cho Cêsa” họ thực hiện trong cuộc sống trần gian của họ qua mọi hoàn cảnh họ sống.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
CỦA CAESAR, CỦA THIÊN CHÚA
Trần Mỹ Duyệt
“Của Caesar, của Thiên Chúa”. Có lẽ bạn cũng như tôi đă nghe nhiều lần về câu nói này của Chúa Giêsụ Và tùy vào hoàn cảnh, câu nói ấy được diễn nghĩa cho phù hợp mỗi lănh vực và mỗi vấn đề.
Của Caesar. Ông th́ có bao nhiêu của cải, và của cải ấy hiện nay ở đâu: bất động sản hay động sản. Hoặc những của cải ấy trị giá bao nhiêụ Thật vậy, đế quốc Rôma của ông ta nay cũng không c̣n nữạ Vương quốc của ông, thần dân của ông, và cả chính ông cũng đă trở thành lịch sử. Người đời họa lắm mới nhớ tới ông, chẳng hạn như hôm nay qua trích đoạn Tin Mừng mà Giáo Hội vừa lập lạị
C̣n Thiên Chúa. Dĩ nhiên là hết mọi sự chúng ta có: sự sống, tài năng, sức khỏe, tiền bạc, và toàn thể vũ trụ, trên trời, dưới đất. Tất cả đều là của Thiên Chúạ Đúng vậy, sự sống của bạn và của tôị Chúng ta được sinh ra vào đời, và mang theo ḿnh những ơn gọi khác nhau, và được đặt định vào thế gian với những hoàn cảnh, trường hợp khác nhaụ Chúng ta lớn lên, học hành, làm việc, và sinh hoạt. Trong mọi cảnh ngộ, cuộc sống của chúng ta đều nằm trong quan pḥng của Thiên Chúa, như Ngài đă nói: “Tóc trên đầu chúng con đă được đếm hết” (Mt 10:30). Rồi tất cả những sự việc xẩy ra trên vũ trụ này có liên quan đến vận mệnh bạn và tôị Tất cả cũng đă được Thiên Chúa cân đo, và an bàị
Cốt lơi câu nói trên của Chúa Giêsu, do đó, nằm ở chỗ Kitô hữu chúng ta phải khám phá ra ư nghĩa tâm linh trong chủ ư phân biệt giữa của cải thiêng liêng và của cải vật chất. Giữa thế gian và Thiên Thiên Chúạ Ngoài ra, chẳng có ai làm chủ được vũ trụ này, và thế giới này, ngoại trừ chính Chúạ Tất cả đều là của Chúạ
1. Khi Chúa Giêsu phân chia ranh giới giữa Thiên Chúa và Caesar: “Của Caesar trả cho Caesar, và của Thiên Chúa trả cho Thiên Chúa” (Mt 23:21), Ngài không có ư nhắm đến một ư nghĩa vật chất. Ngài không hạ ḿnh so sánh Thiên Chúa và Caesar. Nhưng chỉ muốn nhắm đến ư nghĩa quyền lực và thế giới vật chất với quyền lực và thế giới tinh thần. Giữa những cái thuộc về vật chất và giữa những cái thuộc về Thiên Chúạ Và Ngài muốn con người phải nhận rơ giá trị cũng như những giới hạn và quyền lợi nàỵ
Ngài muốn con người phải biết cái ǵ thuộc về Thiên Chúa để ca tụng, yêu mến và tôn thờ Ngàị Cũng như Ngài muốn con người phải biết những ǵ thuộc về thế gian để đừng bận tâm, lo lắng, và chôn bám vào thế giới vật chất. Đồng thời, do nhận biết giới hạn và quyền lợi của những ǵ thuộc về thế giới hữu h́nh này, con người càng có lư do để cảm tạ Đấng đă ban tặng ḿnh những thứ đó như một ân huệ phát xuất từ t́nh thương của Ngàị Dù sở hữu cái ǵ trên mặt đất này đi nữa, th́ tất cả cũng chỉ là: “Phù hoa nối tiếp phù hoa, của đời hết thảy chỉ là phù hoa”. Khi xuôi tay nhắm mắt, gia tài cuối cùng của mỗi người cũng chỉ là một nấm mộ.
Sự nhận thức rơ ràng này không làm cho con người mất đi sự tự do hưởng dùng cũng như làm chủ những của cải vật chất, là những thứ mà Thiên Chúa ban tặng cho con người do ḷng yêu thương của Ngài, để con người hưởng dùng cách chính đáng như những phương tiệc cần thiết cho cuộc sống. Nhưng chỉ là một nhắc nhở con người về Đấng là chủ tể mọi loài trong đó có con ngườị
2. Nhận biết những giá trị của vật chất, đưa đến ư niệm giúp con người sống b́nh an và thanh thản với cuộc đời bằng tinh thần “nghèo” Phúc Âm. Một tinh thần mà chính Chúa Giêsu đă chúc phúc trong lời chúc phúc đầu tiên khi Ngài khởi đầu sứ vụ rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa: “Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó” (Mt 5:3).
Thái độ sống không lụy v́ vật chất ấy sẽ đưa con người đến nguồn phúc ân là tâm hồn b́nh an, và thanh thản không bị vấn vương, chôn bám vào vật chất. Từ tâm hồn và nếp sống b́nh an, con người sẽ khám phá ra sự quan pḥng và ḷng thương yêu của Thiên Chúa luôn luôn có đó để nâng đỡ, và ban ơn cho con ngườị Không lo lắng, băn khoăn. Không đau khổ v́ của cải vật chất. Không bị cơn ác mộng tiền bạc làm hoảng sợ. Đó là một hồng phúc.
3. Trả lại cho Caesar những ǵ thuộc về Caesar, và trả lại cho Thiên Chúa những ǵ thuộc về Thiên Chúa, như thế, không chỉ gồm ư nghĩa đơn thuần của việc nhận thức được những giá trị khác biệt giữa vật chất và tinh thần, giữa thế gian và Thiên Chúạ Sự nhật thức này c̣n dẫn ta đến một nhận thức tối hậu vai tṛ Thiên Chúa như chủ nhân của hết mọi của cải trần gian, để từ đó dẫn con người đến ư niệm biết chia sẻ và sẳn sàng giúp đỡ lẫn nhaụ Đây là điều bác ái Công Giáo đ̣i hỏi mỗi khi con người nhận ra những nhu cầu cần thiết của anh chị em ḿnh, và điều mà ḿnh có thể và có khả năng chia sẻ. Bởi v́, do ư thức tất cả là của Chúa ban, và con người có bổn phận sở hữu những của cải vật chất và tinh thần ấy như ư Thiên Chúa, nên việc chia sẻ, giúp đỡ, và bác ái với anh chị em là một hành động thực tế đi liền với ḷng biết ơn và thâm tín về giới hạn của ḿnh.
Tóm lại, khi Chúa Giêsu bảo ta phải trả lại cho Caesar những ǵ thuộc về Caesar và trả lại cho Thiên Chúa những ǵ thuộc về Thiên Chúa, Ngài đă bằng cách nói so sánh trên đưa chúng ta về với giá trị ơn gọi đích thực của ḿnh, ơn gọi là con Thiên Chúa, và đồng thời, nhắc chúng ta phải sống đúng với ơn gọi ấỵ Đă là con Thiên Chúa th́ con người c̣n phải sợ hăi, lo lắng ǵ. V́ tất cả là của Chúạ Trên trời, dưới đất là của Ngàị Ngài tạo dựng và ban cho con ngườị Và như vậy, con người có lư do ǵ mà hănh diện về những ǵ ḿnh có. Phải bơn chải để thu tích những cái không thuộc về ḿnh. Và phải hoang mang sợ hăi khi không có những điều nàỵ
Tuy nhiên, để sống với nhận thức ấy, con người chỉ cần phải can đảm từ bỏ đi những mối bận tâm, lo lắng, và sự thu hút bởi của cải vật chất. Những thứ ấy không những làm cho con người mất đi ư niệm vai tṛ con Thiên Chúa của ḿnh. Ngược lại, kéo gh́ con người xuống hố sâu của tham lam, ích kỷ; nhất là sự tôn sùng vật chất coi như chúa tể.
Sống thanh thản, sống phó thác, và sống đơn sơ không lệ thuộc vào vật chất, đó là một ân huệ đặc biệt Thiên Chúa ban cho những ai biết và: “Trả về cho Caesar những ǵ thuộc về Caeser, và trả về cho Thiên Chúa những ǵ thuộc về Thiên Chúa” (Mt 23:21).
|