Chúa Nhật

18/9    Thánh Joseph of Cupertino (1603-1663)

Là quan thày của các phi hành gia và phi công.

V́ ngài hay được xuất thần với thân xác bay bổng trên mặt đất.

Là một anh em ḍng hèn mọn cho đến khi trở thành một phó tế.

 


CHÚA NHẬT XXV QUANH NĂM


 

BÀI ĐỌC I: Is 55:6-9

 “Tư tưởng Ta không phải là tư tưởng các ngươi”
H
ăy t́m Chúa khi c̣n t́m được, hăy kêu cầu Người khi Người c̣n ở gần. Kẻ gian ác, hăy bỏ đường lối ḿnh, và kẻ bất lương, hăy bỏ những tư tưởng ḿnh, hăy trở về với Chúa, th́ Người sẽ thương xót, hăy trở về với Thiên Chúa chúng ta, v́ Chúa rộng ḷng tha thứ. V́ tư tưởng Ta không phải là tư tưởng các ngươi, và đường lối các ngươi không phải là đường lối của Ta, Chúa phán như vậy. Như trời cao hơn đất thế nào, th́ đường lối Ta vượt trên đường lối các ngươi, và tư tưởng Ta cũng vượt trên tư tưởng các ngươi thể ấy.

Lời của Chúa.


Đáp Ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)

Chúa ở gần mọi kẻ kêu cầu Người.

1.      Hằng ngày tôi sẽ chúc tụng Chúa, và tôi sẽ khen ngợi danh Chúa tới muôn đời. Chúa vĩ đại và rất đáng ngợi khen, sự vĩ đại của Chúa không thể đo lường được.

2.      Chúa nhân ái và từ bi, chậm bất b́nh và giàu ân sủng. Chúa hảo tâm với hết mọi người, và từ bi với mọi công cuộc của Chúa.

3.      Chúa công minh trong mọi đường lối, và thánh thiện trong việc Chúa làm. Chúa gần gũi mọi kẻ kêu cầu Người, mọi kẻ kêu cầu Người cách thành tâm.

 

BÀI ĐỌC II: Phil 1:20c-24, 27a

 “Đối với tôi, sống là Đức Kitô”
Bài trích thơ Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Philipphê.

Anh em thân mến, dù tôi sống hay tôi chết, Đức Kitô sẽ được vẻ vang trong thân xác tôi. V́ đối với tôi, sống là Đức Kitô, c̣n chết là một mối lợi. Nhưng nếu sống trong xác thịt nầy đem lại cho tôi kết quả trong việc làm th́ tôi không biết phải chọn đàng nào. Tôi đang lúng túng trong hai điều nầy: là ước ao chết để được ở với Đức Kitô th́ tốt hơn bội phần, nhưng cứ ở lại trong xác thịt th́ cần thiết cho anh em. Anh em hăy sống xứng đáng với Tin Mừng của Đức Kitô.

Lời của Chúa.


 (Xin mời Cộng đoàn đứng)

Alleluia, alleluia.  --- Chúc tụng Đức Vua, Đấng nhân danh Chúa mà đến; b́nh an trên trời và vinh quang trên các tầng trời.  --- Alleluia.


PHÚC ÂM: Mt 20:1-16a

“Hay mắt bạn ganh tị, v́ tôi nhân lành chăng”
Bài trích Phúc Âm theo Thánh Matthêô.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ dụ ngôn nầy rằng: “Nước trời giống như chủ nhà kia sáng sớm ra thuê người làm vườn nho ḿnh. Khi đă thỏa thuận với những người làm thuê về tiền công nhật là một đồng, ông sai họ đến vườn của ông. Khoảng giờ thứ ba ông trở ra, thấy có những người khác đứng không ngoài chợ, ông bảo họ rằng: “Các ngươi cũng hăy đi làm vườn nho ta, ta sẽ trả công cho các ngươi xứng đáng”. Họ liền đi. Khoảng giờ thứ sáu và thứ chín, ông cũng trở ra và làm như vậy. Đến khoảng giờ thứ mười một ông lại trở ra, và thấy có kẻ đứng đó, th́ bảo họ rằng: “Sao các ngươi đứng nhưng không ở đây suốt ngày như thế?” Họ thưa rằng: “V́ không có ai thuê chúng tôi”. Ông bảo họ rằng: “Các ngươi cũng hăy đi làm vườn nho ta”. Đến chiều chủ vườn nho bảo người quản lư rằng: “Hăy gọi những kẻ làm thuê mà trả tiền công cho họ từ người đến sau hết tới người đến trước hết”. Vậy những người làm từ giờ thứ mười một đến, lănh mỗi người một đồng. Tới phiên những người đến làm trước, họ tưởng sẽ lănh được nhiều hơn; nhưng họ cũng chỉ lănh mỗi người một đồng. Đang khi lănh tiền, họ lẩm bẩm trách chủ nhà rằng: “Những người đến sau hết chỉ làm có một giờ, chúng tôi chịu nắng nôi khó nhọc suốt ngày mà ông kể họ bằng chúng tôi sao?” Chủ nhà trả lời với một kẻ trong nhóm họ rằng: “Nầy bạn, tôi không làm thiệt hại bạn đâu, chớ th́ bạn đă không thỏa thuận với tôi một đồng sao?” Bạn hăy lấy phần bạn mà đi về, tôi muốn trả cho người đến sau hết bằng bạn, nào tôi chẳng được phép làm như ư tôi muốn sao? Hay mắt bạn ganh tị, v́ tôi nhân lành chăng? Như thế, kẻ sau hết sẽ nên trước hết, và kẻ trước hết sẽ nên sau hết”.

Phúc Âm của Chúa.

 

Suy Niệm Lời Chúa

 
"Không ai được phép ngồi không, chẳng làm ǵ cả…"
 



Ư Nghĩa Vườn Nho và Thợ Làm Vườn Nho

V́ chủ đề của Mùa Thường Niên hậu Phục Sinh là Chứng Từ Giáo Hội mà Giáo Hội, như một số tuần trước đây, đă bỏ những đoạn Phúc Âm không liên quan trực tiếp đến chủ đề này. Thật vậy, giữa bài Phúc Âm tuần trước và tuần này, Giáo Hội đă bỏ hẳn đoạn 19 của Phúc Âm Thánh Mathêu, đoạn bao gồm về việc Chúa Giêsu chuyển địa điểm rao giảng (x Mt 19:1-2), về vấn đề ly dị (x. Mt 19:3-12), về việc Chúa Giêsu chúc lành cho trẻ em (x Mt 19:13-15) và về cái nguy hiểm của sự giầu có (x Mt 19:16-30). Bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này về dụ ngôn “Triều đại Thiên Chúa giống như trường hợp người chủ đi thuê thợ làm vườn nho cho ḿnh…”. Và dụ ngôn này, theo Thánh Kư Mathêu nghi chú ở ngay đầu bài, “Chúa Giêsu nói với các môn đệ”, chứ Người không nói với chung dân chúng hay nói với riêng thành phần lănh đạo dân Do Thái, như bài Phúc Âm khác, bài Phúc Âm Chúa Nhật XXVII hai tuần nữa, cũng về dụ ngôn vườn nho, song đối tượng Chúa Giêsu muốn nói tới bấy giờ không phải là thành phần môn đệ của Người, mà là “các trưởng tế và kỳ lăo”. Vậy Chúa Giêsu muốn nói ǵ với các môn đệ của Người trong bài Phúc Âm hôm nay, hay, theo ư nghĩa liên quan đến chủ đề phụng vụ Mùa Thường Niên hậu Phục Sinh, Chúa Giêsu nói ǵ về Chứng Từ Giáo Hội qua dụ ngôn thuê thợ làm vườn nho của bài Phúc Âm hôm nay?

Trước hết, vườn nho trong dụ ngôn của bài Phúc Âm đây là ǵ, nếu không phải là Giáo Hội Chúa Giêsu đă tỏ ư muốn thiết lập trên tảng đá Phêrô, Vị được Người trao ch́a khóa Nước Trời cho, như lời Chúa Giêsu khẳng định riêng với vị tông đồ này trong bài Phúc Âm Chúa Nhật XXI trước đây, một Giáo Hội c̣n được cả phẩm trật tông đồ đoàn cùng nhau chăn dắt, như ư nghĩa của lời Chúa Giêsu tuyên phán với các tông đồ trong bài Phúc Âm Chúa Nhật XXII cũng đă ghi nhận. Nếu Giáo Hội của Chúa Giêsu muốn thiết lập đây là một vườn nho th́ thợ làm vườn nho này, trước hết và trên hết, chính là các tông đồ, sau đó là thành phần kế vị các ngài trong vai tṛ Giáo Hoàng và Giám Mục, thành phần lănh đạo Dân Tân Ước hợp thành Hàng Giáo Phẩm Tông Truyền.

Ư Nghĩa Việc Làm và Tinh Thần Làm Việc

Sự kiện những vị có thẩm quyền được mời gọi đến làm vườn nho Giáo Hội này sớm hay muộn không liên quan đến thời gian cho bằng đến tinh thần phục vụ. Bởi v́, không ai phục vụ Giáo Hội từ sáng sớm, tức từ khi Giáo Hội c̣n phôi thai cho tới chiều tối, tức tới tận thế cả. Thành phần chứng nhân tiên khởi là các tông đồ, về thời gian, có thể là thành phần được thuê làm vườn nho từ sáng sớm, cũng chỉ phục vụ Giáo Hội trong thời của các ngài. Các Vị Giáo Hoàng và Giám Mục khắp nơi trên thế giới, chẳng hạn những vị thuộc thời Giáo Phụ, nếu tính về thời gian, phải được xếp vào nhóm thợ được kêu gọi đến làm vườn nho Giáo Hội vào khoảng 9 hay 10 giờ sáng. Rồi các Vị Giáo Hoàng ở Rôma và các Vị Giám Mục khắp thế giới ở vào thời Trung Cổ và Cải Cách, về thời gian, có thể được xếp vào số thợ làm vườn nho Giáo Hội vào buổi trưa và sau trưa. Nếu cứ tiếp tục như thế th́ phải chăng những Vị Giáo Hoàng Rôma và các Vị Giám Mục hoàn vũ từ Cách Mạng Kỹ Nghệ ở Âu Châu và Cách Mạng Chính Trị ở Pháp tới nay là những vị thuộc về đám thợ làm vườn nho Giáo Hội vào buổi chiều tà sắp sửa hết ngày?

Thế nhưng, như trên đă cảm nhận, các đợt thợ đến làm vườn nho Giáo Hội của Chúa Kitô đây không liên hệ đến thời điểm của các vị cho bằng đến tinh thần phục vụ của các vị. Vấn đề làm nhiều hay ít ở đây, mệt mỏi nhiều hay mệt mỏi ít, dài hay ngắn v.v., tất cả đều do tinh thần phục vụ mà ra. Ai làm v́ bất đắc dĩ, v́ công lao hơn công ích chắc chắn sẽ cảm thấy sứ vụ của ḿnh nặng nhọc và vất vả, lâu la. C̣n ai làm chỉ v́ t́nh nguyện và vô tư mà làm sẽ cảm thấy nhẹ nhàng và nhanh chóng. Căn cứ vào nhận định theo tâm lư chung này, sở dĩ nhóm thợ làm vườn nho từ sáng sớm cảm thấy lâu la và mệt nhọc là v́ họ đ̣i thù lao cân xứng với việc họ làm. Các nhóm thợ sau đó, tức ba nhóm thợ vào lúc giữa sáng, giữa trưa và giữa chiều, cũng được người chủ vườn đến kêu gọi họ làm việc nhắc đến vấn đề thù lao, nhưng không hề mặc cả và tuyệt nhiên không biết họ sẽ được bao nhiêu, nên họ chắc không có những ấm ức như nhóm thợ đầu ngày. Chỉ có nhóm cuối cùng là không cần nói đến thù lao họ cũng làm, nghĩa là có trả công cho họ cũng được, không cũng chẳng sao. Bởi thế, ở một nghĩa nào đó, đây là nhóm thợ làm v́ t́nh nguyện, nên công việc đối với họ hết sức nhẹ nhàng và nhanh chóng. Để rồi, cuối cùng họ cũng được hưởng thù lao như các nhóm đến trước họ, mà c̣n được hưởng trước cả các nhóm đó nữa.

Ư Nghĩa Thù Lao và Giá Trị Công Trạng

Tuy yếu tố tâm lư tự nhiên, như trên vừa chia sẻ, có thể hiểu được phần nào cái cảm giác lâu la và nhọc nhằn của nhóm thợ đầu ngày, nhưng lư do sâu xa cho thấy cái tinh thần bất măn của họ, như Chúa Giêsu nói đến trong dụ ngôn của bài Phúc Âm hôm nay, đó là v́ họ ghen tương, không phải chỉ trực tiếp ghen tương với nhóm thợ đến làm cuối ngày, mà là gián tiếp và ngấm ngầm trách móc ông chủ bất công, đối xử không đồng đều, cái ghen tị và trách móc chẳng những hoàn toàn vô lư, hết sức mâu thuẫn với những ǵ họ đă thỏa thuận, mà c̣n phạm đến người khác nữa, phạm đến quyền tự do và ḷng quảng đại của ông chủ trong việc được làm những ǵ ông có quyền làm và trong khả năng của ông. Đó là lư do tại sao cái lư luận tự nhiên của nhóm thợ đầu ngày thiên về công bằng, đúng hơn thiên về công lao này không thể hiểu được và chấp nhận được cái lư lẽ bao dung đại lượng của ông chủ. Chính Thiên Chúa đă dùng miệng Tiên Tri Isaia trong bài đọc thứ nhất hôm nay khẳng định khoảng cách như trời với đất giữa ư nghĩ thiển cận của loài người và tâm tưởng siêu việt của Thiên Chúa. C̣n Thánh Phaolô, nếu xét về thời gian, Vị Tông Đồ Dân Ngoại này cũng thuộc đám làm vườn nho ngay từ sáng sớm như Nhóm 12, thế nhưng, qua những ǵ thánh nhân bộc lộ trong bài đọc thứ hai hôm nay, ngài lại thuộc về nhóm làm vườn nho cuối ngày, v́: “Chúa Kitô sẽ được tôn vinh nơi tôi cả khi tôi sống cũng như lúc tôi chết. V́, đối vối tôi, ‘sống’ tức là Chúa Kitô; bởi thế, chết là một thắng lợi… Tôi mong thoát khỏi đời này để được ở cùng Chúa Kitô th́ tốt hơn bội phần. Tuy nhiên, v́ anh em mà tôi lại càng cần phải ở lại”.

Thế nhưng, vấn đề ở đây là vấn đề về số tiền thù lao bằng nhau được chủ trả cho hết mọi người, dù họ thuộc về nhóm thợ sớm nhất hay muộn nhất, dù họ có cảm thấy lâu la mệt mỏi như nhóm đầu ngày hay nhanh chóng nhẹ nhàng như nhóm cuối ngày, dù mặc cả lương bổng như nhóm đầu ngày hay trả sao cũng được như bốn nhóm sau đó, th́ một khi đă làm vườn nho Giáo Hội, tất cả đều được chủ một đồng trả cho công khó của họ. Vậy một đồng lương đồng đều được chủ trả cho các nhóm thợ trước sau do ông thuê mướn đây nghĩa là ǵ, nếu không phải, trước hết là tất cả những ǵ xứng đáng với tinh thần làm việc của họ, số tiền mà đối với nhóm thợ đầu ngày là công khó, nhưng đối với đám thợ cuối ngày lại là ân nghĩa. Một đồng đây, sau nữa, cũng có thể hiểu là tất cả những ǵ chủ đă có ư định dành cho những ai làm việc cho Ngài, trong đó, có những người phải vất vả lắm mới chiếm được, như nhóm thợ đầu ngày, c̣n có những người lại chiếm hữu một cách dễ dàng, như nhóm thợ cuối ngày, tùy theo thái độ họ đáp ứng lời mời gọi của Ngài. Đó là lư do Chúa Giêsu đă kết luận dụ ngôn của Người trong bài Phúc Âm hôm nay: “Kẻ thấp nhất sẽ lên cao nhất và kẻ cao nhất sẽ xuống thấp nhất”! Tại sao? Nếu không phải tất cả then chốt của vấn đề là ở chỗ: “Ai muốn làm đầu th́ phải làm đầy tớ phục dịch mọi người” (Mt 20:27). Tức là: Làm đầu là phục vụ và phục vụ là làm đầu. Hay kẻ cả phải là kẻ hèn và kẻ hèn sẽ là kẻ cả vậy.
 

"Không ai được phép ngồi không, chẳng làm ǵ cả…"


Tuy nhiên, nếu vườn nho trong bài dụ ngôn hôm nay Chúa Giêsu ám chỉ về Giáo Hội của Người, một vườn nho được các đợt thợ mời đến làm vườn, th́ vườn nho hôm nay cũng có thể là thế giới, một thế giới đă được chuộc lại bằng giá máu của Con Thiên Chúa Làm Người, một thế giới cần phải được Phúc Âm hóa. Đó là lư do, trong tông huấn Người Tín Hữu Giáo Dân ban hành ngày 30/12/1988, ĐTC Gioan Phaolô II, phản ảnh tư tưởng của Thượng Hội Giám Mục Thế Giới 1987, trong đoạn 3, đă nhận định và kêu gọi thành phần Tín Hữu Giáo Dân như sau: “Ư nghĩa căn bản của Thượng Hội này, và kết quả rất quí giá vá đáng mong đợi của ḿnh là dẫn đưa người tín hữu giáo dân đến lắng nghe Đức Kitô đang mời gọi họ vào làm trong vườn nho của Người, và cộng tác một cách hăng say đầy ư thức trách nhiệm trong sứ mệnh của Giáo Hội, giữa giai đoạn vừa rực rỡ cũng vừa bi thảm của lịch sử, trước ngưỡng cửa của đệ tam thiên niên. Những hoàn cảnh đổi mới trong Giáo Hội cũng như của thế giới, trong thực tại xă hội, kinh tế, chính trị và văn hóa hôm nay đ̣i hỏi một cách đặc biệt hoạt động của người tín hữu giáo dân. Nếu trước đây việc làm ngơ đă là điều không thể chấp nhận th́ giờ đây điều ấy lại càng đáng bị khiển trách hơn. Không ai được phép ngồi không, chẳng làm ǵ cả… Khi mà trong vườn nho của Chúa đầy những việc làm đang đợi chờ tất cả chúng ta th́ không ai được phép lười lĩnh. ‘Chủ nhân vườn nho’ lại c̣n khẩn khoản đi mời là: ‘Cả các người nữa, hăy đến làm vườn nho cho tôi đi’… Phải can đảm nh́n vào bộ mặt của thế giới, thế giới của chúng ta đây, với tất cả những giá trị và vấn đề của nó, với tất cả những lo âu và hy vọng của nó, với tất cả những thành đạt và thất bại của nó: một thế giới với hiện t́nh kinh tế, xă hội, chính trị và văn hóa đầy giẫy những trục trặc và khó khăn nguy ngập hơn cả t́nh trạng được Hiến Chế Gaudium et Spes đề cập tới nữa. Thế nhưng, dù sao thế giới này cũng là một khu vườn nho, là mảnh đất mà người tín hữu giáo dân được kêu gọi để thực hiện sứ vụ của ḿnh. Chúa Giêsu muốn cho họ, như Người vốn mong đợi nơi các môn đệ của Người, là họ hăy trở nên như muối đất, như ánh sáng thế gian (Mt 5:13-14)”.



Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, Chúa Nhật Lễ Mẹ Đau Thương 15/9/2002

 

 




N G Ư Ờ I L A O C Ô N G M U Ộ N
 


Trần Mỹ Duyệt

 

Hơn một năm trước, khi tham dự thánh lễ tạ ơn của một người bạn thân. Sau thánh lễ, chúng tôi có dịp trao đổi với nhau về những kỷ niệm của tuổi trẻ, và những khó khăn trong cuộc sống hiện tại. Tôi mừng anh đă đạt ước nguyện của tổi xuân. Trong câu truyện tôi nói với anh rằng, nh́n cậu bước lên bàn thánh, ḿnh nhớ lại bài ca năm nào vẫn thường hát: “Con hân hoan bước lên bàn thờ Chúa. Chúa là hoan lạc tuổi xuân xanh con”. Nghe tới đó, anh cười và nói thêm: “Có lẽ lúc này cần phải đổi lại lời ca cho phù hợp với hoàn cảnh, và phải hát là “Con lom khom bước lên bàn thờ Chúa” mới đúng. Hơn 50 tuổi rồi!”.

Cách đây không lâu, tôi lại có dịp tham dự một thánh lễ tạ ơn cũng của một người bạn khác. Anh chịu chức muôn hơn so với người bạn trước. Điều làm tôi nhớ măi là chính anh đă nói về cảm nhận cuộc đời anh trong phần chia sẻ Lời Chúa như sau:

“Tuần trước tôi tới dâng lễ tạ ơn tại một giáo xứ nọ. Khi linh mục quản nhiệm giới thiệu tôi với cộng đoàn: “Đây là một tân linh mục. Một cha mới”, th́ từ phía giáo dân có tiếng vọng lên: “Già rồi! Cũ rồi!”. Sau thánh lễ, lúc tôi đang đứng chào giáo dân phía trước thánh đường, th́ có hai bà cụ cố gắng chen lấn để đến sát và nh́n thẳng vào mặt tôi. Một trong hai bà nói với tôi: “Giêsu! Maria! Lậy Chúa tôi! Cha thế này mà con mẹ nào dám nói là cha già”. Rồi người bạn tôi kết luận: “Kính thưa quí ông bà và anh chị em. Thật t́nh th́ tôi đă già. Chịu chức lúc xấp xỉ 60 th́ già là chắc rồi. Tôi là người lao công muộn. Nhưng tôi cũng được một đồng lương, mà c̣n may mắn là được lănh lương trước những người được thuê làm từ ban sáng”.

Hai người bạn linh mục của tôi, chính tôi, và có lẽ rất nhiều người trong chúng ta cũng là những người làm công muộn màng đă được ông chủ thuê vào lúc xế chiều như ư nghĩa của bài Tin Mừng trong Chúa Nhật tuần này. Người lao công muộn cũng có cái lợi. Có nghĩa là tuy làm ít giờ mà cũng được bằng số lương với những người đă được thuê mướn từ tảng sáng: “Chiều đến, chủ vườn nho bảo người quản lư: “Anh gọi thợ lại mà trả công cho họ, bắt đầu từ những người vào làm sau chót tới những người vào làm trước nhất”. Vậy những người mới làm lúc giờ thứ mười một tiến lại, và lănh được mỗi người một quan tiền. Khi đến lượt những người vào làm trước nhất, họ tưởng sẽ được lănh nhiều hơn, thế nhưng cũng chỉ lănh được mỗi người một quan tiền” (Mt 20: 8-10).

Tuy nhiên, mặc dù không vất vả thể xác, nhưng cũng có những nhọc nhằn, trăn trở của tâm hồn. Những người làm công muộn đă phải đứng trơ mặt ra giữa phố chợ hầu như cả ngày. Oâng đi qua, bà đi lại. Họ nghĩ ǵ về những nhân công này. Thương hại chăng! Hoặc quần chúng lại ném cho một cái nh́n đầy nghi kỵ, bị cho là hạng người vô dụng, bất tài, vô tướng, và biếng nhác. Tôi có quen một người mà theo tôi nghĩ là một người trí thức và lịch duyệt. Tất cả những ai quen biết đều cảm mến và nể phục. Nhưng rồi những khó khăn của cuộc sống, cộng thêm những thử thách về mặt tinh thần đă biến người này thành một biểu tượng của một tâm trạng hoang mang và gần như mê tín. Trong trường hợp này, thử thách đă có một sức mạnh vô song đến nỗi có thể nghiền nát những khối óc thông minh, và cả những tâm hồn giầu nghị lực. Nếu những trường hợp ấy xẩy ra, th́ việc những nhân công phải đứng ngoài chợ giờ này đến giờ khác, và chỉ được mời đi làm vào cuối ngày, họ cũng đă phải trả giá đắt cho đồng lương của họ vậy. Và đó là giá của tinh thần cho một quan tiền lương theo ư nghĩa của Tin Mừng mà Mattheu đă thuật lại.

Từ ư nghĩa trên, ta khám phá ra một điều an ủi, và cũng là một nhận xét phù hợp với tâm lư sống, đó là, hăy bằng ḷng với những ǵ Thiên Chúa ban tặng cho ḿnh. Không nên đ̣i hỏi, và càng không nên so sánh ḿnh với người này, người khác. Hành động so sánh là hành động phát xuất từ tâm trạng ghen tỵ hoặc tự cao, tự măn. Ghen v́ thấy người khác được hơn ḿnh. Tự phụ v́ nghĩ ḿnh hơn người khác: “Khi đến lượt những người vào làm trước nhất, họ tưởng sẽ được lănh nhiều hơn, thế nhưng cũng chỉ lănh được mỗi người một quan tiền. Họ vừa lănh vừa cằn nhằn gia chủ: “Mấy người sau chót này chỉ làm có một giờ, thế mà ông lại coi họ ngang hàng với chúng tôi là những người đă phải làm việc nặng nhọc cả ngày, lại c̣n bị nắng thiêu đốt” (Mt 20:10-12). Đây mới chính là những tâm trạng khiến con người mất bằng an và hạnh phúc.

Tóm lại, dù ở vào hoàn cảnh nào. Ở vào bậc sống nào. Ở vào giai tầng xă hội nào, tất cả đều phải chấp nhận những ǵ ḿnh có, và phải bằng ḷng với những ǵ Thiên Chúa ban cho. Nói thế không có nghĩa là thụ động và buông xuôi. Từ ngữ chấp nhận ở đây theo một nghĩa tích cực, tức là một sự chấp nhận trong Thánh Ư Chúa những ǵ Ngài ban tặng. Ngoài ra, con người cần phải nỗ lực và phấn đấu. Buông xuôi, thả nổi hay lười biếng không phải là hành động tin tưởng, phó thác. Cũng như những nhân công muộn màng kia, họ đă phải nhẫn nại và kiên nhẫn trong đợi chờ. Và khi thời gian tới, họ đă sẵn sàng để được thuê mướn. Thiếu nhẫn nại, bền chí, và chịu khó. Hoặc không bằng ḷng với những ǵ ḿnh có, con người rất dễ đi vào những tư tưởng chủ quan, ích kỷ và hẹp ḥi.

Cuộc sống của mỗi người là một định mệnh riêng lẻ. Ta không nên phập phồng, lo sợ hoặc so sánh ḿnh với người này, người khác, nhưng là cần nh́n vào chính ḿnh. Điều này sẽ giúp ta bằng an và hạnh phúc với ḿnh, với cuộc đời của ḿnh. Ngoài ra, nó cũng khơi dậy trong ta niềm tin nơi Thiên Chúa, và trưởng thành với những cố gắng không ngừng nghỉ. Thiên Chúa qua h́nh ảnh của gia chủ mà Mátthêu tường thuật là một Thiên Chúa công bằng và giầu t́nh thương xót. Dường như Ngài c̣n tỏ ra thiện cảm hơn với những kẻ sinh sau, đẻ muộn, những kẻ bị xă hội chinh chê và coi thường – những người lao công muộn.


 

 

NGƯỜI LÀM THUÊ

 

Trần Mỹ Duyệt

 

 

 

“Trong khi mùa màng c̣n bề bộn th́ không ai được ngồi không”. Đó là lời Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đă viết trong phần mở đầu của Thông Điệp Người Tín Hữu Giáo Dân, với chủ ư nhắm vào thành phần đông đảo dân Chúa đang sống và sinh hoạt giữa ḍng đời. Ngài có ư muốn đặt họ vào vai tṛ chủ động trong sinh hoạt truyền giáo và mở mang nước Thiên Chúa.

 

Đức Gioan Phaolô II đă cảm hứng từ trích đoạn Tin Mừng của Thánh Mátthêu khi nói về việc người chủ vườn nho ra ngoài thuê mướn thợ. Trong số những người được thuê mướn ấy, kẻ trước người sau tùy vào thời điểm mà ông ra thuê họ. Trong trích đoạn Tin Mừng này, ngoài trừ yếu tố thuê mướn sớm hay muộn, điểm nổi bật nhất là thái độ của người được thuê cũng như người chủ vườn qua lối hành xử của ông khi trả tiền công cho mọi người. Thánh kư ghi nhận, từ ban sáng chủ vườn ra thuê một số thợ và đôi bên đă mặc cả về số lương trong ngày. Đôi bên thỏa thuận và mọi người được giao phó công việc.

 

Nhưng rồi do nhu cầu, hoặc cũng có thể do ḷng hảo tâm muốn tạo công ăn việc làm cho nhiều người, thỉnh thoảng ông chủ vườn lại ra và thuê thêm thợ. Nhưng trong những lần thuê mướn sau này, đôi bên lại không hề đề cập đến giá cả hoặc tính chất nặng nhọc, vất vả và những công việc được giao phó. Người được thuê hoàn toàn tin tưởng vào chủ vườn, và cho là một một may mắn được có việc làm. Những người này đă trả lời chủ vườn khi hỏi họ: “Tại sao các anh đứng không ở đây cả ngày?” (Mt 20:6), bằng câu: “V́ không ai thuê chúng tôi” (Mt 20:7). Đó cũng là câu phỏng vấn duy nhất, và cũng là câu trả lời duy nhất. Cũng qua lối thuê mướn này, ta hiểu thêm rằng chính người chủ muốn tạo công ăn việc làm cho những ai đang cần việc, chứ không hẳn ông đă không có đủ thợ. Đây là mấu chốt để đưa đến thái độ ghen tỵ và phàn nàn của những người đă làm từ đầu ngày. Thánh kư kể lại những người làm từ đầu ngày đă phàn nàn với chủ, và ghen tỵ với các bạn ḿnh khi nhận ra họ cũng chỉ được trả lương bằng những người được thuê mướn sau.

 

Phần đông chúng ta khi theo Chúa, khi tham dự vào sinh hoạt của vườn nho Chúa là Giáo Hội, cũng thường mang tâm trạng của những người thuộc nhóm làm công thứ nhất. Những người tự cho rằng ḿnh xứng đáng để được đối xử đặc biệt, nhưng lại không dám hy sinh và sống chết với chủ.

 

Đúng ra, nếu xét về mặt tự nhiên, th́ không ai lại đi làm không công cho người khác. Hoặc không ai lại đi làm cho một người mà không biết giá cả có tương xứng với những vất vả của công việc hay không. Nhưng điều làm cho những người thợ đầu tiên không được chủ ưu ái là thái độ ghen tương và bất măn của họ, trong khi đúng ra không được quyền làm như thế. Và nếu nh́n họ bằng cặp mắt đức tin, th́ đây là những Kitô hữu theo Chúa và mến Chúa cách hời hợt, đủ điểm để mong vào Thiên Đàng. Giữ đạo v́ sợ hỏa ngục. Và chính v́ thế, những ǵ họ làm, những ǵ họ suy nghĩ không vượt xa khỏi cái lợi của họ, hoàn toàn không phải v́ Chúa. Không những thế, nhiều người trong bọn họ c̣n tỏ ra phân b́, so sánh và bất măn khi thấy Chúa xử đối khoan hồng với anh chị em ḿnh.

 

Trở lại việc thuê mướn, những lớp thợ tiếp nối sau giữa họ và chủ không có sự mà cả, hoặc phàn nàn về giá cả. Tất cả đều đặt trên sự tin tưởng và thiện chí. V́ đặt trên niềm tin, sự thành tín, nên cả chủ lẫn thợ đều cảm thấy thoải mái, thân thiết, và không ai phải buồn ḷng. Thợ làm việc hết ḿnh và tận tâm v́ biết rằng ḿnh được đối xử tử tế, và do đó, không muốn phụ ḷng tốt của chủ. Do tâm t́nh biết ơn và trọng kính, họ coi công việc của chủ như công việc của chính ḿnh, nên làm một cách chu đáo mà không cần phải đặt vấn đề lương bổng, hơn thiệt. Phần ông chủ, v́ muốn đối xử nhân từ với những người làm công tốt bụng, mà v́ chính ông đă động ḷng thương cảm sự thiếu thốn và thất nghiệp của họ, nên không những ông đă đề nghị thuê họ trước khi họ nghĩ rằng ḿnh sẽ được thuê. Cũng như lúc trả tiền, chính ông đă ra lệnh cho quản lư trả tiền họ trước. Không những được trả trước, mà c̣n được trả bằng với những người thợ đầu ngày, nắng nôi và vất vả suốt ngày, đến nỗi những người đến trước đă phải ghen tỵ: “Những người đến sau chỉ làm có một giờ mà ông cũng coi họ bằng chúng tôi vất vả và nóng bức suốt ngày?” (Mt 20-12).

 

Có lẽ chúng ta cũng nên coi lại thái độ và lối sống của ḿnh trong khi đặt ḿnh vào những người làm công của Thiên Chúa. Không được ngồi chơi trong khi cánh đồng của Chúa c̣n bề bộn đă là một lư do thúc bách chúng ta phải tích cực hơn trong việc đem Tin Mừng của Chúa đến cho muôn người tùy vào khả năng, và tùy vào công việc mà ḿnh được thuê mướn – tùy vào ơn gọi, Nhưng điểm quan trọng nhất vẫn là chúng ta phải có thái độ nào và tâm t́nh nào đối với những công việc đă được trao phó. Làm để lấy công và làm cho có lệ? Hoặc làm v́ ḷng mến và làm một cách chân thành, thiết tha. Dĩ nhiên, dù làm với h́nh thức nào th́ tính chất vất vả nhiều ít vẫn là điều đi liền với công việc, và v́ thế so sánh, nghi kỵ, nḥm ngó, hoặc ghen tương nhau là điều cần phải nên tránh. Nhưng có lẽ chúng ta dù được thuê mướn trước hay sau, dù được chỉ định làm việc này hay làm việc khác, hoặc ở chỗ này hay ở chỗ kia trong vườn nho Chúa, th́ cũng nên bắt chước tâm t́nh và thái độ của những người đă được chủ thuê mướn vào lúc cuối ngày. Đó là:

 

- Đến sau nhưng mang trọn tâm t́nh và ước muốn được làm và được vất vả cả ngày.

- Biết ḿnh đến sau và được chủ ưu ái cho cơ hội được làm việc, nên không đặt điều kiện, không mà cả.

- Biết ḿnh được thuê mướn sau và do ḷng tốt của chủ nên đáp đền bằng với tất cả tấm ḷng và sự yêu mến của ḿnh.

- Làm ít nhưng làm với tất cả tấm ḷng, làm tận t́nh và nhiệt tâm..

- Làm ít nhưng làm đúng ư chủ. 

- Làm ít nhưng làm với tâm t́nh biết ơn.

 

Thái độ trên chính là thái độ của người Kitô hữu mỗi khi nghĩ tới ơn gọi của ḿnh, nghĩ tới vườn nho của Chúa là Giáo Hội. Nhất là nghĩ tới ơn huệ mà chủ vườn đă ưu ái mời chúng ta, giao công tác cho chúng ta, để chúng ta được tham gia vào công việc Phúc Âm hóa môi trường và Phúc Âm hóa thế giới, v́ truyền giáo là một ơn gọi của Giáo Hội cũng như của mỗi Kitô hữu.