Chúa Nhật

25/9    Thánh Aurelia

Hành hương với Natalie ở Rôma và Thánh Địa.

Được Chúa dùng trận băo cứu khỏi tay quân Saracens.

Ẩn tu trong một hang động ở Macerata và qua đời tại đây.

 


CHÚA NHẬT XXVI QUANH NĂM



 
BÀI ĐỌC I: Ez 18:25-28

 “Nếu kẻ gian ác bỏ đàng gian ác nó đă đi, nó sẽ được sống”
Bài trích sách Tiên tri Êgiêkiel.

Đây Chúa phán: “Các ngươi đă nói rằng: “Đường lối của Chúa không chính trực”. Vậy hỡi nhà Israel, hăy nghe đây: “Có phải đường lối của Ta không chính trực ư? Hay trái lại đường lối của các ngươi không chính trực? Khi người công chính từ bỏ lẽ công chính và phạm tội ác, nó phải chết, chính v́ tội ác nó phạm mà nó phải chết. Nếu kẻ gian ác bỏ đàng gian ác nó đă đi, và thực thi công b́nh chính trực, nó sẽ được sống. Nếu nó suy nghĩ và từ bỏ mọi tội ác nó đă phạm, nó sẽ sống chớ không phải chết”.

Lời của Chúa.


Đáp Ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)

 Lạy Chúa, xin hăy nhớ ḷng thương xót của Chúa.

1.      Lạy Chúa, xin chỉ cho tôi đường đi của Chúa; xin dạy bảo tôi về lối bước của Ngài. Xin hướng dẫn tôi trong chân lư và dạy bảo tôi, v́ Chúa là Thiên Chúa cứu độ tôi, và tôi luôn luôn cậy trông vào Chúa.

2.      Lạy Chúa, xin hăy nhớ ḷng thương xót của Ngài, ḷng thương xót tự muôn đời vẫn có.

3.      Xin đừng nhớ lỗi lầm khi tôi c̣n trẻ và tội ác, nhưng hăy nhớ tôi theo ḷng thương xót của Ngài, v́ ḷng nhân hậu của Ngài, thân lạy Chúa.

4.      Chúa nhân hậu và công minh, v́ thế Ngài sẽ dạy cho tội nhân biết đường lối. Ngài hướng dẫn kẻ khiêm cung trong đức công minh, dạy bảo người khiêm cung đường lối của Ngài.


BÀI ĐỌC II: Phil 2:1-11

 “Anh em hăy cảm nghĩ trong anh em điều đă có trong Đức Giêsu Kitô”
Bài trích thơ Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Philipphê.

Anh em thân mến, nếu có sự an ủi nào trong Đức Kitô, nếu có sự khích lệ nào trong đức mến, nếu có sự hiệp nhất nào trong Thánh Thần, nếu có ḷng thương xót nào, th́ anh em hăy làm cho tôi được trọn niềm hân hoan, để anh em hưởng cùng một niềm vui, được cùng chung một ḷng mến, được đồng tâm nhất trí với nhau, chớ làm điều ǵ bởi ư cạnh tranh, hay bởi t́m hư danh, nhưng hăy lấy ḷng khiêm nhường mà coi kẻ khác vượt trổi hơn ḿnh, mỗi người đừng chỉ nghĩ  đến những sự thuộc về ḿnh, nhưng hăy nghĩ đến những sự thuộc về kẻ khác. Anh em hăy cảm nghĩ trong anh em điều đă có trong Đức Giêsu Kitô: Người tuy là thân phận Thiên Chúa, đă không nghĩ phải dành cho được ngang hàng với Thiên Chúa: trái lại, Người hủy bỏ chính ḿnh mà nhận lấy thân phận tôi đ̣i, đă trở nên giống như loài người với cách thức bề ngoài như một người phàm. Người đă tự hạ ḿnh mà vâng lời cho đến chết, và chết trên thập giá. V́ thế, Thiên Chúa đă tôn vinh Người, và ban cho Người một danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu, để khi nghe tên Giêsu, mọi loài trên trời dưới đất và trong hỏa ngục phải quÉ gối xuống và mọi miệng lưỡi phải tuyên xưng Đức Giêsu Kitô là Chúa để Thiên Chúa Cha được vinh quang.

Lời của Chúa.


 (Xin mời Cộng đoàn đứng)
 Alleluia, alleluia.  --- Nếu ai yêu mến Thầy, th́ sẽ giữ lời Thầy, và Cha Thầy yêu mến người ấy, và Chúng Ta sẽ đến và ở trong người ấy.  --- Alleluia.


PHÚC ÂM: Mt 21:28-32

 “Nó hối hận và đi làm. Những người thu thuế và gái điếm sẽ vào nước Thiên Chúa trước các ông”
Bài trích Phúc Âm theo Thánh Matthêô.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các thượng tế và các kỳ lăo trong dân rằng: “Các ông nghĩ sao? Người kia có hai người con. Ông đến với đứa con thứ nhất và bảo: “Này con, hôm nay con hăy đi làm vườn nho cho cha!”. Nó thưa lại rằng: “Con không đi”. Nhưng sau nó hối hận và đi làm. Ông đến gặp đứa con thứ hai và cũng nói như vậy. Nó thưa lại rằng: “Thưa cha, vâng, con đi”. Nhưng nó lại không đi. Ai trong hai người con đă làm theo ư cha ḿnh? Họ đáp: Người con thứ nhất. Chúa Giêsu bảo họ: Tôi bảo thật các ông, những người thu thuế và gái điếm sẽ vào nước Thiên Chúa trước các ông. V́ Gioan đă đến với các ông trong đường công chính, và các ông không tin ngài; nhưng những người thu thuế và gái điếm đă tin ngài. C̣n các ông, sau khi xem thấy điều đó, các ông cũng không hối hận mà tin ngài.

Phúc Âm của Chúa.
 

Chia Sẻ Lời Chúa
 


Người Con Thừa Hưởng Vương Quốc Của Thiên Chúa
 



Từ bài Phúc Âm tuần trước, đến bài Phúc Âm tuần sau, kể cả bài Phúc Âm tuần này, Giáo Hội có ư chọn các bài Phúc Âm liên quan đến chủ đề Giáo Hội. Bài Phúc Âm tuần trước về dụ ngôn thợ làm vườn nho, một vườn nho nếu ám chỉ Giáo Hội th́ thành phần thợ làm vườn nho là thành phần lănh đạo Giáo Hội với quyền linh thánh chức, và nếu ám chỉ thế gian đă được Chúa Kitô cứu chuộc th́ thành phần thợ vườn nho bao gồm tất cả mọi thành phần môn đệ Chúa Kitô, nhất là thành phần giáo dân sống giữa ḷng đời như men trong bột. Bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này cũng về việc đi làm vườn nho, nhưng việc làm vườn nho trong bài Phúc Âm tuần này chỉ giành riêng cho thân phận con cái chứ không cho thành phần thuê mướn. Thế nhưng, vấn đề ở đây là vai tṛ người con cả và người con thứ. Theo các bản dịch Việt Ngữ, cả trong Sách Bài Đọc cũng như các cuốn Thánh Kinh, người con cả là người con lúc đầu không chịu đi làm vườn nho như cha bảo, song sau đó hối hận đă đi, c̣n người con thứ thoạt đầu nói đi song sau lại không đi nữa. Cũng có một số bản dịch Tiếng Anh, cả trong Sách Bài Đọc (như cuốn New… Saint Joseph Sunday Missal) lẫn Thánh Kinh (như bộ Revised English Bible), th́ lại ngược hẳn, người con cả ban đầu nói đi rồi lại không đi, c̣n người con thứ lúc đầu nói không đi rồi sau đó lại đi. Không biết tại sao có sự khác biệt nhau nơi các bản dịch này, phải chăng v́ tính cách tiêu biểu của hai người con trong dụ ngôn này hay chăng? Vậy Chúa Giêsu muốn ám chỉ người con cả đây là ai và người con thứ đây là ai?

Biểu Hiệu nơi Hai Người Con Trai

Trước hết, nếu đối tượng của dụ ngôn Chúa Giêsu muốn nói này là thành phần “các trưởng tế và kỳ lăo trong dân”, và nếu theo đường lối “kẻ nhất sẽ xuống chót và kẻ chót sẽ lên nhất” được Chúa Giêsu nhắc đến ở cuối bài Phúc Âm tuần trước khi áp dụng vào nhóm thợ đầu ngày và cuối ngày, nhất là nếu hai người con trai này cũng là hai người con trai trong dụ ngôn đứa con phung phá ở Phúc Âm Thánh Luca đoạn 15 từ câu 11 đến hết câu 32, th́ người con cả trong bài Phúc Âm hôm nay chắc Chúa Giêsu có ư ám chỉ thành phần thính giả đang nghe Người bấy giờ là “các trưởng tế và kỳ lăo trong dân”, c̣n người con thứ là thành phần tội nhân, như hạng thu thuế và gái điếm, được Chúa Giêsu so sánh một cách thẳng thắn với thành phần lănh đạo trong dân.

Ngoài ra, c̣n một lư do nữa để có thể suy đoán người con thứ là thành phần tội nhân, đó là, cũng căn cứ vào lời Chúa Giêsu kết luận trong bài Phúc Âm hôm nay, v́ “những người thu thuế và giái điếm vào vương quốc của Thiên Chúa trước quí vị”. Trạng từ “trước” ở đây là ǵ, nếu không phải là từ ngữ về vị trí cho thấy thành phần là hạng vốn đứng “sau”, theo thứ tự giai cấp vốn là em ra “sau” anh chị và theo “sau” anh chị của ḿnh, nay lại “vào trước” qua mặt anh chị là người đi “trước” ḿnh, đến “trước” ḿnh. Yếu tố quyết liệt làm cho thành phần tội nhân vốn là em này có thể qua mặt anh chị của ḿnh đó là đức tin của họ, như Chúa Giêsu tiết lộ trong bài Phúc Âm hôm nay: “Khi Gioan đến rao giảng đường lối nên thánh th́ quí vị đă không tin vào người; c̣n những người thu thuế và gái điếm lại tin vào người”.

Chưa hết, lư do thứ ba để đi đến chỗ khẳng định người con cả là thành phần lănh đạo dân Do Thái, c̣n người con thứ là thành phần tội nhân trong dân nếu áp dụng đứa con thứ vào vị thế của thành phần Dân Ngoại. Bởi v́, thành phần tội nhân nói chung là thành phần ô uế nhơ nhớp. Trong dân Do Thái th́ thành phần thu thuế và gái điếm là thành phần nhơ nhớp đáng ghê tởm. Ngoài dân Do Thái th́ thành phần Dân Ngoại cũng là hạng người nhơ nhớp (xem Acts 10:9-23), v́ không được cắt b́. Phải chăng, theo chiều hướng ư hệ này của dân Do Thái, trong Bài Giảng Phúc Đức của Người, Chúa Giêsu đă đặt thành phần Dân Ngoại ngang hàng với thành phần thu thuế (xem Mt 5:46-47)? Vậy nếu thành phần thu thuế và gái điếm, tức thành phần tội nhân, được vào vương quốc Thiên Chúa trước thành phần Dân Chúa, th́ không phải Dân Ngoại đă được vào vương quốc của Thiên Chúa trước dân Do Thái hay sao? Mà Dân Ngoại đây là ai, nếu không phải là thành phần làm nên Giáo Hội Chúa Kitô, một Giáo Hội Công Giáo được Người thiết lập trên Tảng Đá Phêrô nói riêng và Tông Đồ Đoàn nói chung ngay tại Giêrusalem là khu vực Người đă Nhập Thể và Vượt Qua để Cứu Thế, một Cộng Đồng Tân Ước bao gồm tất cả mọi dân nước trên thế giới cho đến tận cùng trái đất.

Lịch Sử về Hai Người Con Trai

Thật vậy, Lịch Sử Cứu Độ đă cho thấy rơ điều này, dân Do Thái là người con cả, và Dân Ngoại hay Giáo Hội Chúa Kitô là người con thứ. Trước hết, cả hai đều là con trong nhà, con một Cha trên trời, nghĩa là đều được quyền thừa tự gia sản thần linh của Cha trên trời. Gia Sản Thần Linh này chính là Lời Nhập Thể, Đấng đă được Thiên Chúa hứa ban cho chung loài người ngay từ ban đầu (xem Gen 3:15), mà dân Do Thái, với tư cách là anh, đă nhận lănh qua cha ông tổ phụ của họ (Abraham, Isaac, Jacob và David) dưới h́nh thức Lời Hứa của Thiên Chúa, và đă được các vị ngôn sứ (nhất là tiên tri Isaia) lập lại, cho đến khi Lời Hứa Thần Linh này được thực sự và hoàn toàn thể hiện nơi Con Người Giêsu Nazarét. Bởi đó, Chúa Giêsu đă khẳng định với người phụ nữ Samaritanô bên bờ giếng Giacóp rằng: “Dầu sao th́ ơn cứu độ cũng được bắt nguồn từ dân Do Thái” (Jn 4:22). Tuy nhiên, v́ “Thiên Chúa muốn tất cả mọi người được cứu độ và nhận biết chân lư” (1Tim 2:4), mà Gia Sản Thần Linh Giêsu này cũng thuộc về Dân Ngoại nữa. Thế nhưng, dù Dân Ngoại hay Dân Chúa, thành phần nào cũng phải có đức tin mới “có quyền trở nên con Thiên Chúa” (Jn 1:12), tức mới được thừa hưởng “vương quốc của Thiên Chúa”. Thực tế cho thấy, hiện nay, thành phần Dân Ngoại làm nên Giáo Hội Chúa Kitô, đă “được vào vương quốc của Thiên Chúa trước (Dân Chúa)”.

Đúng thế, nếu thành phần Dân Chúa đă lănh nhận Lời Hứa Thần Linh và đă cố gắng giữ Lề Luật Thần Linh, như thái độ người con cả đồng ư đi làm vườn nho cho cha, song sau đó lại quay ra không đi, ở chỗ đă phủ nhận Đấng “đến không phải để phá lề luật và lời các tiên tri song để làm cho nên trọn” (Mt 5:17), th́ thành phần Dân Ngoại làm nên Giáo Hội Chúa Kitô sau thành phần Dân Chúa, theo Phúc Âm cho thấy, ban đầu đă từ chối không chịu đi làm vườn nho theo lời cha mời gọi, ở chỗ, đă mù quáng đi tôn thờ tà thần và ngẫu tượng, không nhận biết Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất của ḿnh, như Ngài tỏ ḿnh ra cho dân Do Thái, song sau đó lại đi, ở chỗ, đă “tin vào Phúc Âm và chịu phép rửa” (Mk 16:16). V́ Giáo Hội, Dân Tân Ước, được làm nên bởi Dân Ngoại, thành phần không cắt b́ và ô nhơ như thế, mà “Chúa Kitô đă hiến ḿnh cho Giáo Hội, làm cho Giáo Hội nên thánh thiện, thanh tẩy Giáo Hội bằng quyền năng lời Người trong bể nước rửa, cống hiến cho Người một Giáo Hội hiển vinh, thánh thiện và vô nhiễm” (Eph 5:25-27).

Thánh Âu-Quốc-Tinh, đă cho thấy Giáo Hội được hiện thân nơi người phụ nữ Samaritanô ngoại lai tội lỗi bên bờ giếng Giacóp với Chúa Giêsu như thế này: “’Có một người phụ nữ đến’. Chị là h́nh ảnh tiêu biểu cho một Giáo Hội chưa được làm cho nên công chính mà là sắp được công chính hóa. Sự công chính theo sau việc hoán cải cuộc đời. Chị đến mà chẳng biết ǵ, chị gặp được Chúa Kitô, và Người đă đối thoại với chị. Chúng ta hăy xem như thế nào, hăy xem tại sao ‘một chị phụ nữ Samaritanô đến kín nước’. Những người Samaritanô không thuộc về thành phần dân Do Thái: họ là những kẻ ngoại bang. Sự kiện chị đến từ một dân tộc ngoại bang là yếu tố nơi cái ư nghĩa biểu hiệu, v́ chị là h́nh ảnh biểu hiệu của Giáo Hội. Giáo Hội phát xuất từ Dân Ngoại, từ một chủng tộc khác với những người Do Thái”. (Tract 15, 10-12, 16-17. CCL 36, 154-156 trích dịch từ The Office Of Readings, St Paul Edition, 1983, trang 397).

Thân Mệnh của Hai Người Con Trai

Điểm cuối cùng cần bàn đến ở đây là “vườn nho” Chúa Giêsu có ư nói đến trong dụ ngôn về người cha kêu gọi hai người con trai đi làm cho ḿnh đây là ǵ? Nếu hai người con cả và người con thứ đây là biểu hiệu cho Dân Chúa và Dân Ngoại, và nếu ai việc tin tưởng và làm theo ư cha sẽ “được vào vương quốc của Thiên Chúa”, th́ vườn nho đây chính là Nước Trời trên trần gian, một Nước Trời đă được Thiên Chúa gieo văi như một hạt giống trên thế gian ngay từ Lời Hứa Ban Đầu (xem Gen 3:15), một hạt giống đă được chính Ngài vun xới trong Lịch Sử Cứu Độ của Dân Do Thái nơi Mảnh Đất Hứa, cho tới khi thành Cây Thập Giá, một Cây Sự Sống trổ sinh muôn vàn Hoa Trái Cứu Độ cho muôn dân, và việc đi làm vườn nho là Nước Trời trên trần gian đây tức là việc làm cho “Nước Cha trị đến”, việc truyền bá Phúc Âm hóa, để muôn dân được hưởng Hoa Trái Cứu Độ cho tới khi Chúa Kitô lại đến trong vinh quang vậy. Ư nghĩa Chứng Từ Giáo Hội, chủ đề của Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh là ở chỗ này.

Ngoài ra, vấn đề của bài Phúc Âm hôm nay c̣n ở chỗ, một khi biết rơ ư Chúa, chúng ta có thực sự làm theo ư Chúa hay chăng, hay chỉ có ư định làm hay chỉ có ước muốn làm mà thực tế lại không làm. V́ “đức tin không việc làm là đức tin chết” (James 2:17). Và chỉ khi nào chúng ta làm theo ư Chúa, chúng ta mới thực sự kết hợp với Chúa, mới được nên một với Ngài, nghĩa là mới “được vào vương quốc của Thiên Chúa”, và nhớ đó mới có thể thực sự làm chứng nhân cho Ngài. Trường hợp của những người Chúa Giêsu muốn dùng dụ ngôn để nói đến trong bài Phúc Âm hôm nay là “các trưởng tế và kỳ lăo trong dân” thông thuộc và giảng dạy lề luật nhưng không thực hành lề luật th́ chẳng khác ǵ như đóng vai người con cả thưa vâng mà lại không làm.

Thế nhưng, vấn đề của bài Phúvc Âm ở đây c̣n là việc làm theo ư cha ở chỗ nào nữa? Theo bài Phúc Âm, là ở chỗ làm vườn nho cho cha. Tức ai không làm vườn nho cho cha là không theo ư cha. Nói cách khác, có giữ lề luật mấy đi nữa, như trường hợp người Pharisiêu lên đền thờ cầu nguyện kể lể cho Chúa nghe những việc hắn làm theo lề luật dạy (xem Lk 18:12), nhưng chưa chắc đă chu toàn ư cha, v́ ư của cha là đi làm vườn nho cho ngài, tức, như trên đă nói, ở tại việc làm cho “Nước Cha trị đến”, hay ở tại trước hết tin Chúa hơn cậy ḿnh. Chính v́ người thu thuế lên đền thờ cầu nguyện với ḷng khiêm hạ trước nhan Chúa (xem Lk 18:13), một thái độ phản ảnh tinh thần hạ ḿnh tự hủy của Chúa Kitô được Thánh Phaolô khuyên giục Kitô hữu Philiphê bắt chước trong bài đọc thứ hai hôm nay, mà người thu thuế này đă làm cho “Nước Cha trị đến” nơi chính bản thân ḿnh, đă “được vào vương quốc của Thiên Chúa trước (người Pharisiêu)”, như lời Chúa Giêsu khẳng định: “Người này ra khỏi đền thờ được nên công chính, c̣n người kia th́ không” (Lk 18:14). Đó là đường lối của Thiên Chúa, như được tiên tri Êzêkiên nhắc lại trong bài đọc thứ nhất hôm nay, một đường lối có vẻ bất công trước mắt người Do Thái, thành phần đóng vai người con cả, vất vả và tỉ mỉ tuân giữ lề luật Chúa mà lại vào vương quốc của Thiên Chúa sau bọn thu thuế và gái điếm.
 



Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
 



NHỮNG CÔ GÁI ĐIẾM
 

Trần Mỹ Duyệt


“Như trời xanh cao vượt hơn trái đất bao nhiêu th́ tư tưởng của Ta cũng khác với tư tưởng các ngươi như vậy”. Thiên Chúa có những cái nh́n và hành động mà trí khôn con người không sao thấu hiểu nổi. Điển h́nh là trong trích đoạn Tin Mừng của Chúa Nhật tuần này khi nghe Ngài khẳng định: “Bọn phần thu và gái điếm sẽ vào nước Thiên Chúa trước các ông” (Mt 21: 31). Đĩ điếm, đầu trộm, đuôi cướp lại được vào Thiên Đàng trước những thầy thông giáo, kinh sư, và tư tế - Những kẻ nắm giữ và cắt nghĩa lề luật Chúa, có cơ duyên hiểu biết, gần gũi và thân mật hơn với Ngài. Không những khi sống, mà trước khi tắt thở trên thập giá, Chúa Giêsu vẫn c̣n nghĩ đến và dành cảm t́nh đặc biệt cho bọn người bị xă hội coi thường và khinh miệt ấy. Ngài đă long trọng hứa nước trời cho một anh cướp: “Hôm nay anh sẽ lên Thiên Đàng với Ta” (Luc 23:43).

Nói về Nước Trời, về Thiên Đàng th́ Chúa Giêsu nói chung và giảng chung cho mọi người, nhưng khi hứa Nước Trời và phần thưởng Nước Trời th́ Ngài đă ban cho một tên cướp. Đây cũng lại là một hành động mà trí khôn con người không hiểu nổi. Cũng như trong trích đoạn Tin Mừng của Chúa Nhật tuần trước, qua h́nh ảnh của ông chủ, Thiên Chúa đă trả công cho những kẻ theo Ngài, Ngài bắt đầu từ những người sau chót (x Mt 20:1-16).

Điều làm nhiều người thấy khó chịu là tại sao những người được coi là cặn bă xă hội, là thừa thăi, và tệ hơn là ung nhọc của xă hội lại được Thiên Chúa ưu đăi. Điều này có làm cho đức công b́nh của Ngài bị hiểu lầm không? Hay nói theo tư tưởng của Têrêsa Hài Đồng Giêsu là “Chúa không biết làm toán”, nên không biết ai lỗi nhiều, nợ nần Chúa nhiều hay ít.

Thật ra, khó ai có thể giải thích hoặc cắt nghĩa được là tại sao những người bị coi là tội lỗi, họ đă xa Chúa hoặc bỏ Ngài v́ lư do ǵ?! Nhưng chắc chắn một điều là trong thâm tâm họ vẫn không hẳn hoàn toàn chối bỏ được t́nh thương Ngài, do đó, khi có cơ hội thuận tiện những người này cũng đă quay về và đón nhận t́nh yêu Thiên Chúa. Chính do thái độ tin nhận ấy mà Chúa thương cảm họ, và cũng do cuộc sống khổ sở của họ đă lôi kéo Ngài từ trời xuống thế, rao giảng Tin Mừng giải thoát, và chấp nhận chết cho họ. Ngài nói: “V́ Gioan đă đến chỉ đường công chính cho các ngươi, mà các ngươi không tin; c̣n những người thu thuế và gái điếm lại tin” (Mt 21:32).

Thật vậy, phần đông nhân loại vẫn là những người nghèo khổ, đói ăn, thiếu mặc. Con số những người nghèo luôn luôn đông hơn những người giàu, ngay cả tại những quốc gia văn minh nhất thế giới như tại Hoa Kỳ. Ngoài ra, thành phần thiếu học, thiếu hiểu biết về Nước Trời vẫn đông hơn một số nhỏ được coi như hiểu biết và thâm hiểu ư nghĩa Tin Mừng, ư nghĩa Phúc Aâm. Cũng chính v́ thế, mà Thiên Chúa không xét việc, không xét bên ngoài bằng cách xét đến tấm ḷng của mỗi người.

Truyện kể rằng một người tên James v́ nghèo nàn, thất học nên anh biết rất ít về giáo lư, về Thánh Kinh, và về đạo giáo. Bù lại, anh có một tâm hồn rất đơn sơ và ḷng mến rất đầy đặn. Mỗi lần khi có dịp đi qua một thánh đường, anh luôn ghé lại ít phút và vào trong thánh đường, đến gần cung thánh, nh́n lên Nhà Tạm và chỉ nói với Chúa một câu: “Giêsu ơi! James đây! James đến chào Giêsu đây!”. Nói rồi anh đi. Ngày qua ngày, một hôm lúc đă tuổi già, ông James phải vào nhà thương, và ông đă xin y tá kê thêm một chiếc ghế để Chúa Giêsu đến ngồi. Tự thâm tâm ông, ông luôn tin tưởng cách đơn sơ và thành thật rằng, Chúa Giêsu sẽ đến thăm ông như ông đă từng thăm Chúa. Oâng lư luận cách đơn sơ: “Bạn hữu mà! Có lẽ nào thấy bạn đau yếu mà không đến thăm”. Quả như ông tin tưởng, Chúa Giêsu đă tới và cũng nói với ông một câu rất chân thành như ông đă từng nói với Ngài: “James ơi! Giêsu đây. Giêsu đến để đem James về Thiên Đàng đây”. Và ông đă tắt thở trong lúc tâm hồn tràn ngập niềm vui Thiên Đàng.

Có biết bao nhiêu tâm hồn bề ngoài bị coi thường và khinh miệt, nhưng thật sự chính do họ mà Chúa được vui. Nếu Chúa không vui sao Ngài lại hứa nước Thiên Đàng cho họ. Và nếu Chúa không vui sao Ngài lại dành ưu tiên Nước Trời cho họ. Thật vậy, con mắt chúng ta v́ bị bao che bởi đa nghi, tự phụ, tự kiêu, và ích kỷ hẹp ḥi, nên ta thường hay đoán xét và phê phán người này, người khác qua nhăn quan của riêng ḿnh. Nhiều khi, ta tự cho ḿnh là nhất, chỉ ḿnh mới có độc quyền yêu Chúa, và nói về Chúa. Người khác không được như vậy. Đó là thái độ của những kinh sư dài ḍng kinh kệ, những Pharisiêu cao ngạo, những tư tế chỉ biết đứng trên toà Maisen giảng cho người khác giữ. Chính Chúa Giêsu đă nói về những người này là: “Họ chất những gánh nặng cồng kềnh trên vai kẻ khác, c̣n ḿnh th́ không động ngón tay vào” (Mt 23:4).

Lời Chúa hôm nay đă mở ra một nhăn quan mới cho những ai bị đời bạc đăi, khinh chê. Cho những số kiếp mà con người cho là đọa đầy. Cho những thành phần thấp cổ, bé miệng. Những thành phần đầu trộm, đuôi cướp, măi dâm và đĩ điếm. Đối với Thiên Chúa tất cả đều là con cái, và tất cả đều được đón nhận ḷng khoan hồng của Ngài như nhau. Nhưng nếu Thiên Chúa có thiên vị đôi chút, th́ chính là Ngài dành t́nh thương và sự thông cảm đối với những người mà thiên hạ coi thường và khinh bỉ: “Ta bảo thật với các ông, bọn phần thu và gái điếm sẽ vào nước Thiên Chúa trước các ông” (Mt 21: 31).

 

 

Cha vẫn chờ

 

Mỗi người chúng ta không ai lại không có kinh nghiệm về “ cái sai” trong cuộc đời ḿnh. Có khi chỉ là một nước cờ sai, một lời nói sai, một suy nghĩ sai, hay một dự tính sai, thậm chí cũng có cả một cách sống sai, cho dù điều sai ấy ở mức độ thấp nhất, chẳng phương hại ǵ máy.


Lời Chúa của CN 26 TN vẽ nên bức tranh tương phản với những hệ qủa tất yếu của hai thái độ, hai hành động trái ngược nhau. Người con thứ nhất trong du ngôn của Đức Giêsu sớm nhận ra thái độ không đúng khi khước từ yêu cầu chính đáng của cha mẹ, anh đă quyết tâm khắc phục ngay sau đó, người con ấy chính là h́nh ảnh của những người thâu thuế và những cô gái điếm. C̣n người con thứ hai th́ mau mắn đón nhận ư cha nhưng không thục hiện và đó là h́nh ảnh của người Biệt Phái Do thái.


Thật ra Đức Giêsu không có ư ủng hộ cách sống của người thâu thuế và những cô gái điếm, song Ngài tin tưởng vào thiện chí lắng nghe lời Chúa của họ và nhờ đó mà canh tân đời sống. Đồng thời, Ngài cảnh tỉnh thái độ chủ quan trong lời thưa “ vâng” nhưng lại” không làm” của người Do thái , thái độ ỷ lại của “ ḍng dơi được tuyển chọn” của họ. Họ có thể rất thông thạo luật Chúa, tuân giữ cặn kẽ và ăn chay cẩn thận nhưng lại quên đi cốt lơi của luật là t́nh yêu thương : Yêu Chúa và yêu người để mỗi ngày nhờ vào những giới luật của t́nh yêu mà họ sẽ trở nên đồng h́nh đồng dạng với Đấng tác tạo họ. Do đó, họ sử dụng sự công chính của riêng họ để mưu danh - cầu vị, để phô trương thế thượng phong của ḿnh của ḿnh và tự cho ḿnh có quyền phê phán cách sống của người khác, và như thế họ khó mà nh́n ra được cái không đúng trong cách sống đạo của ḿnh, thậm chí cũng chẳng bao giờ nghĩ rằng ḿnh sai và cần phải sửa sai.


Trong khi đó, Thiên Chúa – Đấng có tên là T́nh yêu vẫn có đủ kiên nhẫn chờ đợi sự hoán cải của con người, chấp nhận những sai lỗi của họ, miễn là họ quyết tâm hoán cải tận căn, sẵng sàng ban sự sống cho “ kẻ gian ác từ bỏ điều dữ nó làm, mà thi hành điều chính trực công minh” ( Ed 18, 27) và Ngài cũng vô phương không thể cứu giúp “ người công chính từ bỏ lẽ công chính mà làm điều bất chính” ( Ed 18, 27). Đó cũng chính là đường lối ngay thẳng của Thiên Chúa mà ngôn sứ Ê-dê-ki-en diễn tả. 


Với những “ đua tranh” của cuộc sống hôm nay, việc sống Lời Chúa của người Kitô hữu quả kông đơn giản, nhất là sống sựcông chính mà Thánh Phaolô khuyên nhủ : “ Đừng làm chỉ v́ ganh tỵ, hăy lấy ḷng khiêm nhường mà coi người khác hơn ḿnh, đừng t́m lợi ích riêng ḿnh nhưng hăy t́m lợí ích cho người khác” (Pl 2, 3---4) Do sự lựa chọn của Kitô hữu luôn bị đặt giữa sự giằng co của một bên là­ công chính của Thiên Chúa và một bên là xu thế tư lợi, nên chỉ có những ai thực sự cảm nghiệm được t́nh yêu phụ tử Cha, có được một niềm tin mạnh mẽ và hạnh phúc mai hậu mới dám đánh đổi những tư lợi trong xă hội hiện tại, để sống sự công chính của Đấng vừa là nguyên thuỷ vừa là cùng đích của muôn loài.

 

Nữ tu Anna Phạm Thị Bích Hằng Ḍng Đa Minh Tam Hiệp


 

 

TRONG NƯỚC TRỜI

 

Trần Mỹ Duyệt

 

 

Một Kitô hữu b́nh thường vẫn được dậy dỗ và đă thuộc ḷng chân lư này, đó là: Thiên Đàng - Nước Trời - là nơi Thiên Chúa thưởng kẻ lành, và hỏa ngục là nơi Ngài phạt kẻ dữ. Do đó, trong nước Thiên Chúa chắc chắn sẽ không có thành phần đầu trộm, đuôi cướp, và đĩ điếm. Nhưng Chúa Giêsu đă nói với các luật sỹ, Pharisiêu, và các thượng tế thời Ngài như sau: “Tôi bảo thật, những kẻ thu thuế và gái điếm sẽ vào Nước Trời trước các ngươi” (Mt 21:31). Và điều này hẳn làm cho nhiều người vốn nghĩ về Nước Trời – Thiên Đàng với ư niệm và thâm tín như trên cảm thấy khó chịu và thất vọng.

 

Chúa nói rồi Chúa làm. Và cũng qua Tin Mừng thuật lại, chúng ta đă thấy trong nước của Ngài, ít nhất cũng đă có mấy người mà bọn luật sỹ, Pharisiêu và thượng tế không muốn nh́n thấy ở đó là: Mađalêna, một cô điếm nổi danh ở Giêrusalem. Máthhêu, nhân viên thu thế. Giakêu. Và tên cướp cùng bị đóng đanh bên phải Chúa trên đồi Golgotha. Saolê hay cũng được gọi là Phaolô, vị Tông Đồ Dân Ngoại sau này. Danh sách này chắc c̣n dài và nhiều lắm, v́ cũng chính Chúa Giêsu đă có lần nói: “Ta đến không phải để kêu gọi những người công chính, nhưng là kẻ tội lỗi”. Trong danh sách dài những người như vậy được vào Nước Trời gần với chúng ta nhất là Augustine, chàng trai phóng đăng, kiêu căng đă bị Chúa chinh phục, đă t́m gặp Ngài và trở nên đại thánh.

 

Điều này chứng tỏ ở trong Nước Thiên Chúa không phải chỉ có những thành phần thánh thiện, đạo đức và tốt lành, nhưng là có cả những thành phần mà như Chúa Giêsu vừa đề cập đến tức là gồm cả kẻ tội lỗi, xấu nết. Và nó cũng cho chúng ta biết thêm về một chân lư này, đó là, chúng ta tất cả cũng chỉ là những tội nhân trước mặt Thiên Chúa. Những con nợ, những kẻ làm công ế ẩm đáng thương mà nếu ông chủ nhân lành không rộng răi tha cho, hoặc ban cho một cơ may được làm việc trong vườn nho của ông, th́ cũng đành mắc nợ trọn đời, hoặc chết đói v́ túng thiếu.

 

Nếu ai đă từng đọc qua cuộc khảo cứu của một linh mục Ḍng Phanxicô nổi tiếng về khoa chiết tự học, sẽ nhận ra chân lư trên. Vị linh mục này được trao cho việc khảo cứu và phân tích tự bút – chữ viết - của hơn 20 vị thánh. Nhưng để khách quan và chuyên nghiệp, ông đă không được thông báo và cho biết những chữ viết ấy là của ai và xuất xứ từ đâu. Và sau đó, kết quả được tŕnh với các vị có thẩm quyền. Theo đó, chỉ có 2 vị trong số những thánh nhân lẫy lừng của Giáo Hội ở vào thời đại gần đây, c̣n lưu lại được chữ viết, là có căn tính, có khuynh hướng, và có tâm hồn đạo hạnh từ thuở nhỏ. Ngược lại những vị như Tiến sĩ Têrêsa D’avilla, cải tổ ḍng kín Camêlô. Tiến sĩ Têrêsâ Hài Đồng Giêsu. Inhaxiô, sáng lập ḍng Tên. Phanxicô, sáng lập ḍng Phanxicô. Đaminh, sáng lập ḍng Đaminh. Gioan Bosco, sáng lập ḍng Don Boscô, và đông đảo trong số c̣n lại đều có những khuynh hướng, và cá tính tầm thường, ngược lại với đời sống đạo hạnh như ghen tương, đa mê nhục dục, ham danh lợi, chủ quan, bủn xỉn, và hẹp ḥi... Hai vị có bản chất đạo đức đó là Thánh Giáo Hoàng Piô X, và Đaminh Saviô.

 

Qua kết quả cuộc khảo cứu trên, chứng tỏ rằng những người đă vào và sống trong Nước Trời, không phải là những người sinh ra với bản tính, tâm thức thánh thiện, hoàn hảo. Họ không nên thánh từ lúc mới sinh. Nhưng như bất cứ ai khác, họ cũng mang trong ḿnh những khuyết điểm, những yếu đuối, và lỗi lầm.

 

Điều mà Chúa Giêsu nói với người Do Thái thời đó, cách riêng, cho những thượng tế, Pharisiêu, và luật sĩ, Ngài cũng muốn nhắn gửi mọi Kitô hữu sau này về thái độ và lề thói phán đoán, xét xử người này, người khác dựa vào ngoại h́nh, thái độ và địa vị. Một sự so sánh, đáng giá nhằm thỏa măn sự kiêu căng và tự phụ của họ. Thực tế, họ lại không hơn ǵ những người mà họ cho là đĩ điếm, trộm cướp, v́ tấm ḷng của những người này không hẳn như thế, và hoàn cảnh đưa đẩy những người ấy vào những việc làm như thế đôi khi ngoài sự kiểm soát và ước muốn của họ. Tuy nhiên, những người này không vào Thiên Đàng, không tham dự bàn tiệc Nước Chúa với danh nghĩa một tên cướp, một cô gái điếm, hay một chàng sở khanh, lường gạt. Nhưng bằng tấm ḷng tan nát khiêm cung, và cậy dựa vào ḷng nhân từ của Thiên Chúa.

 

Dụ ngôn người chủ vườn ra thuê thợ cho thấy điều này, ông chủ v́ muốn tạo công ăn việc làm, và v́ thương những người đứng chờ đợi cả ngày mà không ai thuê họ. Dụ ngôn ông vua nhân từ đă tha cho tên đầy tới bất lương một số nợ, mà dù có bán y, vợ con y, và gia tài y cũng không đủ để trả. Việc Chúa đón nhận Matthêu, Giakêu, tên cướp thống hối, Mađalêna, hay mọi người chúng ta hôm nay trong Giáo Hội của Ngài, cho được tham dự bàn tiệc Thánh Thể và Lời Chúa đă nói lên rằng không ai có thể vào Thiên Đàng, vào Nước Chúa với khả năng và sức lực của ḿnh. Và thông điệp mà Chúa muốn nhắn gửi mọi Kitô hữu qua trích đoạn Tin Mừng hôm nay là:

 

  1. Ḷng nhân lành của Thiên Chúa vượt xa mọi tội lỗi của con người. Không ai được thất vọng, và từ chối sự tha thứ của Ngài.

 

  1. Chúng ta không được phê b́nh, đoán xét, hoặc kết án anh chị em ḿnh dù họ là bất cứ ai. Hăy để việc đoán xét, kết án cho Chúa. Phần chúng ta hăy đối xử thân t́nh và coi mọi người là anh chị em.

 

  1. Tất cả chúng ta, mỗi người đều phải chấp nhận thân phận yếu hèn của ḿnh. Tuy nhiên, không ai được quyền dừng lại ở những khuyết điểm ấy, mà phải vươn lên, phải chỗi dậy như người con đi hoang, đă can đảm chỗi dậy và về cùng cha anh.