CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG (A)

 

 

BÀI ĐỌC I

 

Is 11:1-10

Lời Chúa trong sách ngôn sứ Isaia.

 

Ngày ấy, từ gốc tổ Gie-sê, sẽ đâm ra một nhánh nhỏ, từ cội rễ ấy, sẽ mọc lên một mầm non. Thần khí Đức Chúa sẽ ngự trên vị này: thần khí khôn ngoan và minh mẫn, thần khí mưu lược và dũng mănh, thần khí hiểu biết và kính sợ Đức Chúa. Ḷng kính sợ Đức Chúa làm cho Người hứng thú, Người sẽ không xét xử theo dáng vẻ bên ngoài, cũng không phán quyết theo lời kẻ khác nói, nhưng xét xử công minh cho người thấp cổ bé miệng, và phán quyết vô tư bênh kẻ nghèo trong xứ sở. Lời Người nói là cây roi đánh vào xứ sở, hơi miệng thở ra giết chết kẻ gian tà. Đai thắt ngang lưng là đức công chính, giải buộc bên sườn là đức tín thành. Bấy giờ sói sẽ ở với chiên con, beo nằm bên dê nhỏ. Ḅ tơ và sư tử non được nuôi chung với nhau, Một cậu bé sẽ chăn dắt chúng. Ḅ cái kết thân cùng gấu cái, con của chúng nằm chung một chỗ, sư tử cũng ăn rơm như ḅ. Bé thơ c̣n đang bú giỡn chơi bên hang rắn lục, trẻ thơ vừa cai sữa thọc tay vào ổ rắn hổ mang. Sẽ không c̣n ai tác hại và tàn phá trên khắp núi thánh của Ta, v́ sự hiểu biết Đức Chúa sẽ tràn ngập đất này, cũng như nước lấp đầy ḷng biển. Đến ngày đó, cội rễ Gie-sê sẽ đứng lên làm cờ hiệu cho các dân. Các dân tộc sẽ t́m kiếm Người, và nơi Người sẽ rực rỡ vinh quang.

Lời của Chúa.

ĐÁP CA

 

Tv 71: 2,7-8,12-13,17

Đáp: Triều đại Người đua nở hoa công lư, và thái b́nh thịnh trị đến muôn đời.

-     Tâu Thượng Đế, xin ban quyền bính Ngài cho vị Tân Vương,
trao công lư Ngài vào tay Thái Tử,
để Tân Vương xét xử dân Ngài theo công lư,
và bênh vực quyền lợi kẻ nghèo hèn.

-          Triều đại Người đua nở hoa công lư
       và thái b́nh thịnh trị tới ngày nao tuế nguyệt chẳng c̣n.
       Người làm chủ từ biển này qua biển nọ,
       từ Sông Cả đến tận cùng cơi đất.

-     Người giải thoát bần dân kêu khổ
và kẻ khốn cùng không chỗ tựa nương,
chạnh ḷng thương ai bé nhỏ khó nghèo.
Mạng sống dân nghèo, Người ra tay tế độ.

-     Danh thơm Người sẽ trường tồn vạn kỷ,
nức tiếng gần xa dưới ánh mặt trời.
Ước ǵ mọi sắc tộc trần gian, nhờ Người được chúc lành,
và muôn dân thiên hạ ngợi khen Người có phúc.

 

BÀI ĐỌC II

 

Rm 15:4-9

Lời Chúa trong thơ của Thánh Phaolô tông đồ gởi tín hữu Rôma.

Anh em thân mến, mọi lời xưa đă chép trong Kinh Thánh, đều được chép để dạy dỗ chúng ta. Những lời ấy làm cho chúng ta nên kiên nhẫn, và an ủi chúng ta, để nhờ đó chúng ta vững ḷng trông cậy. Xin Thiên Chúa là nguồn kiên nhẫn và an ủi, làm cho anh em được đồng tâm nhất trí với nhau, như Đức Ki-tô Giê-su đ̣i hỏi. Nhờ đó, anh em sẽ có thể hiệp ư đồng thanh mà tôn vinh Thiên Chúa, là Thân Phụ Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta. Vậy, anh em hăy đón nhận nhau, như Đức Ki-tô đă đón nhận anh em, để làm rạng danh Thiên Chúa. Thật vậy, tôi xin quả quyết: Đức Ki-tô có đến phục vụ những người được cắt b́, để thực hiện những ǵ Thiên Chúa đă hứa với tổ tiên họ, đó là do ḷng trung thành của Thiên Chúa. C̣n các dân ngoại có được tôn vinh Thiên Chúa, th́ đó là do ḷng thương xót của Người, như có lời chép: V́ thế giữa muôn dân con cất lời cảm tạ, dâng điệu hát cung đàn ca mừng danh thánh Chúa.

Lời của Chúa.

 

TUNG HÔ TIN MỪNG

Alleluia, alleluia. - Hăy dọn đường Chúa, hăy sửa đường Chúa cho ngay thẳng; và mọi người sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa. - Alleluia.

 

PHÚC ÂM

Mt 3: 1-12

 

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Matthêu.

Hồi ấy, ông Gio-an Tẩy Giả đến rao giảng trong hoang địa miền Giu-đê rằng: "Anh em hăy sám hối, v́ Nước Trời đă đến gần." Ông chính là người đă được ngôn sứ I-sai-a nói tới: Có tiếng người hô trong hoang địa: Hăy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi. Ông Gio-an mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da, lấy châu chấu và mật ong rừng làm thức ăn. Bấy giờ, người ta từ Giê-ru-sa-lem và khắp miền Giu-đê, cùng khắp vùng ven sông Gio-đan, kéo đến với ông. Họ thú tội, và ông làm phép rửa cho họ trong sông Gio-đan. Thấy nhiều người thuộc phái Pha-ri-sêu và phái Xa-đốc đến chịu phép rửa, ông nói với họ rằng: "Ṇi rắn độc kia, ai đă chỉ cho các anh cách trốn cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sắp giáng xuống vậy? Các anh hăy sinh hoa quả xứng với ḷng sám hối. Và đừng tưởng có thể nghĩ bụng rằng: "Chúng ta đă có tổ phụ Áp-ra-ham." V́, tôi nói cho các anh hay, Thiên Chúa có thể làm cho những ḥn đá này trở nên con cháu ông Áp-ra-ham. Cái ŕu đă đặt sát gốc cây: bất cứ cây nào không sinh quả tốt đều bị chặt đi và quăng vào lửa. Tôi, tôi làm phép rửa cho các anh trong nước để giục ḷng các anh sám hối. C̣n Đấng đến sau tôi th́ quyền thế hơn tôi, tôi không đáng xách dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho các anh trong Thánh Thần và lửa. Tay Người cầm nia, Người sẽ rê sạch lúa trong sân: thóc mẩy th́ thu vào kho lẫm, c̣n thóc lép th́ bỏ vào lửa không hề tắt mà đốt đi."

Phúc âm của Chúa.

__________________________________________

 

Chia Sẻ Lời Chúa

 

Bài Suy Niệm Chúa Nhật Thứ Hai Mùa Vọng

 

(Giáo Phụ Eusebius of Caesarea: Cap. 40: PG 24, 366-367)

 

TIẾNG KÊU TRONG SA MẠC

  

Có tiếng của một người kêu trong hoang địa: hăy dọn đường cho Chúa, hăy dọn đường nẻo của Thiên Chúa cho ngay thẳng. Lời tiên tri này rơ ràng đă được nên trọn, không phải ở Giêrusalem mà là ở trong hoang địa, nơi Chúa tỏ vinh hiển của Ngài ra cũng là nơi ơn cứu độ của Thiên Chúa tỏ ra cho toàn thể nhân loại.

 

Chính ở nơi hoang địa mà Gioan Tẩy Giả đă loan báo việc hiện diện cứu độ của Thiên Chúa, và cũng ở đó mới thấy được ơn cứu độ của Thiên Chúa. Những lời tiên tri này đă được nên trọn khi Chúa Kitô và vinh hiển của Người tỏ ra cho tất cả mọi người thấy, ở chỗ, sau khi Người chịu phép rửa th́ các tầng trời liền mở ra và Thánh Thần dưới h́nh thù chim bồ câu đă đậu xuống trên Người, rồi có tiếng Chúa Cha phán để chứng nhận Con Ḿnh: Này là Con Ta yêu dấu, hăy lắng nghe lời Người.

 

Lời tiên tri có ư nói rằng Thiên Chúa phải đến một nơi hoang địa, nơi mà từ ban đầu không thể tới được. Không một con người dân ngoại nào có một chút kiến thức ǵ về Thiên Chúa, v́ những tôi tớ và tiên tri thánh đức của Ngài ở cách xa họ. Tiếng ấy truyền lệnh phải sửa dọn đường cho Lời của Thiên Chúa, ở chỗ, phải làm cho ngay ngắn những chỗ gồ ghề xiên xẹo, để Thiên Chúa của chúng ta khi đến có thể đi trên một đại lộ. Hăy dọn đường cho Chúa: đường ở đây là việc rao giảng Phúc Âm, là rao giảng một sứ điệp mới của sự ủi an, là sẵn sàng làm cho toàn thể nhân loại có thể nhận biết quyền năng cứu độ của Thiên Chúa.

 

Hăy leo lên ngọn núi cao, mang tin mừng đến cho Sion. Hăy mạnh mẽ lên tiếng nói, mang tin mừng đến cho Giêrusalem. Những lời này rất ḥa hợp với ư nghĩa của những ǵ đă nói đến trước đây. Những lời này, sau khi nói về tiếng kêu trong hoang địa, đă nói một cách thích hợp về các vị rao giảng tin mừng cũng như về việc loan báo sự kiện Thiên Chúa đến với con người. Việc đề cập đến các vị rao giảng tin mừng thật là thích hợp sau lời tiên tri nói về Gioan Tẩy Giả.

 

Sion đây nghĩa là ǵ, nếu không phải là thành đô trước đó được gọi là Giêrusalem? Đó là một ngọn núi được nhắc đến trong đoạn Thánh Kinh nói rằng: Đó là núi Sion, nơi Ngài cư ngụ. Thánh Tông Đồ viết: Chúa đă đến núi Sion. Phải chăng lời này ám chỉ về đoàn thể các vị tông đồ, thành phần được tuyển chọn từ đám dân chịu phép cắt b́ trước đó?

 

Đó là Sion, là Giêrusalem, thành đô đă lănh nhận ơn cứu độ của Thiên Chúa. Nó đứng cao ngất trên ngọn núi của Thiên Chúa, tức là, nó được nâng lên cao bên trên Lời hạ sinh duy nhất của Thiên Chúa. Cần phải leo lên núi cao để loan báo lời cứu độ. Ai là người mang tin mừng, nếu không phải là những kẻ rao giảng tin mừng? Mang tin mừng nghĩa là ǵ nếu không phải là rao giảng tin mừng cho tất cả mọi dân nước, trước hết cho những phố thị ở Giuđêa, tin mừng về việc Chúa Kitô đến thế gian?  

 

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ The Office of Readings, Saint Paul Editions, 1983, trang 23-24)

 

“Hăy cải thiện đời sống! Triều đại Thiên Chúa đă đến” 

 

 

Nếu chủ đề của Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Vọng Năm A tuần trước là “Hăy leo lên núi Chúa, tới nhà của Thiên Chúa Giacóp” , mà “leo lên núi Chúa”, như bài chia sẻ tuần trước cho thấy, là “hăy loại trừ những việc làm tối tăm” theo lời khuyên của Thánh Phaolô trong bài đọc hai tuần trước, chúng ta mới có thể gặp được Chúa Kitô, “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”, th́ lời kêu gọi của tiên tri Isaia trong bài đọc một tuần trước đă nên trọn nơi lời kêu gọi của Gioan Tẩy Giả trong bài Phúc Âm hôm nay: “Hăy cải thiện đời sống! Triều đại Thiên Chúa đă đến”. Căn cứ vào mối liên hệ sâu xa nơi hai lời kêu gọi hết sức tương hợp với nhau này, một trong Cựu Ước và một trong Tân Ước, chúng ta có thể chuyển dịch ư nghĩa của hai lời mời gọi này như sau: “Hăy leo lên núi Chúa” tức là “hăy cải thiện đời sống”, “tới nhà của Thiên Chúa Giacóp” tức là “Triều đại Thiên Chúa đă đến”.

 

Thật vậy, như bài chia sẻ tuần trước đă nhận định, theo tiến tŕnh cứu độ, Mùa Vọng là thời điểm trông đợi Chúa Kitô đến cứu thế, song theo ư nghĩa phụng vụ, Mùa Vọng là thời điểm cảm nghiệm thần linh, cảm nghiệm Đấng đă thực sự đến trong thế gian và không ngừng ở cùng Giáo Hội cho đến tận thế, bởi vậy Mùa Vọng của Giáo Hội Chúa Kitô cũng hướng về biến cố Chúa Kitô lại đến trong vinh quang. Thế nhưng, làm sao chúng ta có thể cảm nghiệm thần linh, có thể thực sự nhận biết Chúa Giêsu Kitô là Lời Nhập Thể, là Thiên Chúa Làm Người, cho dù Người có đang ở với mỗi người chúng ta bằng Thánh Sủng, và có ở cùng Giáo Hội bằng Thần Linh của Người, nếu chúng ta không “leo lên núi Chúa”, tức không “cải thiện đời sống”. Bởi v́, “nhà của Thiên Chúa Giacóp” ở trên ngọn của “đỉnh núi cao nhất”, nơi chúng ta “thuộc về hạ giới” (Jn 8:23) không thể tới được, thậm chí không thể thấy được, nếu chúng ta không muốn hay không chịu khó “leo lên núi Chúa”. Thật vậy, “nhà của Thiên Chúa Giacóp” đây là ǵ, nếu không phải là nhân tính của Đức Giêsu Kitô, Thiên Chúa Làm Người, một ngôi nhà không phải do tay người ta làm ra, mà là do chính Thiên Chúa, “là do Chúa Thánh Thần”, như thiên thần báo mộng cho Thánh Giuse biết trong Phúc Âm của Chúa Nhật Thứ Tư Năm A Mùa Vọng hai tuần tới đây. Nếu “Thánh Thần sẽ xuống trên trinh nữ và quyền phép Đấng Tối Cao sẽ bao phủ trinh nữ; bởi thế trẻ thánh được sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa”, như Phúc Âm Thánh Luca tŕnh thuật ở đoạn 1 câu 35, th́ quả thực “nhà của Thiên Chúa Giacóp”, một ngôi nhà đă được dựng lên bởi “quyền phép Đấng Tối Cao”, chính là ngôi nhà đă được xây cất ở trên ngọn của “một đỉnh núi cao nhất vượt trên các ngọn đồi”. Và nếu “trẻ thánh được sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa” đây chính là Đấng, cũng theo lời thiên sứ cho biết ở Biến Cố Truyền Tin trong Phúc Âm Thánh Luca đoạn 1 câu 32-33: “Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngôi báu Đavít tổ phụ Người. Người sẽ cai trị nhà Giacóp đến muôn đời và triều đại Người sẽ vô tận”, th́ một khi “nhà của Thiên Chúa Giacóp” được xây cất trên ngọn của “đỉnh núi cao nhất” bấy giờ cũng là lúc “Triều đại Thiên Chúa đă đến”, như lời Gioan Tiền Hô loan báo trong bài Phúc Âm hôm nay.  

 

Thế nhưng, nếu thực sự “Triều đại Thiên Chúa đă đến”, hay nếu Thiên Chúa Đă Làm Người, tại sao không ai trong dân Do Thái biết, không ai thấy, ngoại trừ một số rất hiếm, như tư tế Simêon và nữ tiên tri Anna như được Phúc Âm theo Thánh Luca thuật lại ở đoạn 2 câu 28-38? Phải chăng v́ “nhà của Thiên Chúa Giacóp” này xây trên “đỉnh núi cao nhất”, hết sức khó thấy. Đúng thế, Thiên Chúa Nhập Thể là một mầu nhiệm, do đó, nếu không có ơn Chúa đặc biệt, con người không thể nào nhận ra Người, dù Người có thực sự ở giữa họ, như lời Tiền Hô Gioan khẳng định với dân Do Thái ở Phúc Âm Thánh Gioan đoạn 1 câu 26: “Có một Đấng ở giữa các người mà các người không biết”. Vậy mà tại sao Gioan Tiền Hô lại biết và loan báo cho dân chúng biết, trong khi chính ngài đă thẳng thắn tuyên bố với dân chúng trong Phúc Âm Thánh Gioan đoạn 1 câu 31 rằng: “Thú thực, tôi không biết Người, mặc dù tôi đến lấy nước mà rửa để Người có thể tỏ ḿnh ra cho dân Yến Duyên”? Trong khi tuyên bố “thú thực, tôi không biết Người” như thế, trong bài Phúc Âm hôm nay, Gioan Tiền Hô lại nói rất rơ về thân phận và vai tṛ của “Đấng đến sau” ḿnh. Về thân phận của Đấng “tôi không biết”, Gioan Tiền Hô tiết lộ: “Tôi lấy nước mà rửa cho các người hoán cải, nhưng Đấng đến sau tôi là Đấng quyền thế hơn tôi. Tôi không đáng xách dép cho Người”; về vai tṛ của Đấng “tôi không biết”, Gioan Tiền Hô cũng đă nói rơ: “Người là Đấng sẽ rửa các người trong Thánh Thần và trong lửa… Người sẽ dọn sạch sân lúa của Người, thóc th́ Người thu vào kho, c̣n rơm th́ Người cho vào lửa không hề tắt mà đốt đi”. Quả thực Đấng “tôi không biết” của Gioan Tiền Hô đă đến “rửa trong Thánh Thần và trong lửa”: Người đă “rửa trong Thánh Thần”, qua việc Người “thổi hơi” trên các tông đồ sau khi sống lại từ trong kẻ chết, để các vị “nhận lấy Thánh Thần”, như Phúc Âm theo Thánh Gioan thuật lại ở đoạn 20 câu 22; và Người cũng đă “rửa trong lửa”, qua biến cố “những lưỡi như lửa xuất hiện tản ra đậu trên đầu mỗi một vị. Tất cả đều được đầy Thánh Thần. Các vị bắt đầu nói tiếng lạ và hiên ngang rao giảng theo Thần Linh thúc đẩy”, như được Thánh Kư Luca thuật lại trong Sách Tông Vụ ở đoạn 2 câu 3. 

 

Phúc Âm cho thấy khi Gioan Tiền Hô đang kêu gọi dân Do Thái “cải thiện đời sống” và làm phép rửa thống hối cho họ ngài chưa thực sự tận mắt thấy Đấng “tôi không biết”, thậm chí cho đến lúc thánh nhân làm phép rửa cho Người, và thấy được những dấu chứng tỏ và chứng thực về “Đấng đến sau” ḿnh, như ngài cho biết trong Phúc Âm Thánh Gioan đoạn 2 câu 32-34: “Tôi đă thấy Thần Linh như chim bồ câu từ trời xuống đậu trên Người. Tuy nhiên, tôi không biết Người. Đấng đă sai tôi lấy nước mà làm phép rửa đă bảo tôi rằng ‘Khi nào ngươi thấy Thần Linh xuống và đậu trên ai th́ người ấy là Đấng rửa trong Thánh Thần’. Nay tôi đă tận mắt thấy và làm chứng ‘Người là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn’”. Tuy nhiên, theo Phúc Âm Thánh Mathêu ở đoạn 3 câu 13 và 14, ngay trước khi Đấng “tôi không biết” của Gioan Tiền Hô chịu phép rửa bởi ngài, thánh nhân h́nh như đă linh cảm được Người chính là “Đấng đến sau” ḿnh rồi, nên thánh nhân đă từ chối làm phép rửa cho Người: “Tôi phải được Ngài rửa cho mới đúng, chứ đâu có chuyện Ngài lại đến xin tôi!”. Vấn đề ở đây là tại sao Gioan và chỉ có một ḿnh Gioan bấy giờ linh cảm thấy Vị Thiên Chúa Làm Người trước khi làm phép rửa cho Người, và chẳng những nhận ra Vị Thiên Chúa Làm Người mà c̣n làm chứng cho Vị Thiên Chúa Làm Người này sau khi làm phép rửa cho Người, trong khi đó, đám dân chúng đông đảo đang kéo đến với thánh nhân, gồm có cả thành phần thông luật, thông Kinh Thánh, như phái Pharisiêu và Sađucê trong bài Phúc Âm hôm nay, không hề nhận ra Người?  

 

Vẫn biết, nguyên do trước hết và trên hết khiến cho Gioan Tiền Hô có thể linh cảm thấy và nhận ra Vị Thiên Chúa Làm Người là v́, theo thánh nhân nói, như vừa được trích dẫn, “Đấng đă sai tôi lấy nước mà làm phép rửa đă bảo tôi”, thế nhưng, Đấng sai thánh nhân đến “lấy nước mà làm phép rửa” đây là ai? Vào lúc nào? Tại đâu? Sao thánh nhân lại tin vào Đấng ấy? Không ai biết, và chính ngài cũng không tiết lộ một tí ǵ về những chi tiết này. Về vấn đề nguồn gốc sứ vụ của Gioan Tiền Hô đây cũng đă được Chúa Giêsu đặt ra cho thành phần trưởng tế và kỳ lăo lănh đạo trong dân Do Thái ở Phúc Âm Thánh Mathêu đoạn 21 câu 24 thế này: “Phép rửa của Gioan bởi đâu mà có?” Nhưng họ không trả lời được, nói rơ hơn, họ không muốn trả lời, hay nói chính xác hơn, họ không dám trả lời, như Phúc Âm theo Thánh Mathêu cùng đoạn tiếp tục thuật lại như sau: “Nếu chúng ta đáp là bởi ‘thần linh’ th́ hắn sẽ vặn chúng ta rằng ‘thế th́ tại sao các người không tin vào phép rửa này?’ Bằng nếu chúng ta bảo bởi ‘loài người mà thôi’, chúng ta không thể nào lại không sợ dân chúng, v́ toàn thể dân chúng đều coi Gioan như là một vị tiên tri vậy”. Đến đây, qua sự kiện thành phần lănh đạo dân Do Thái bấy giờ lập luận để giải đáp về nguồn gốc phép rửa của Gioan, chúng ta mới thấy được lư do chủ quan tại sao Gioan Tiền Hô có thể tự ḿnh linh cảm thấy “Đấng đến sau” khi vừa thấy Người đến xin thánh nhân làm phép rửa cho, trước khi thánh nhân nhận ra Người căn cứ vào chính mạc khải từ “Đấng đă sai tôi lấy nước mà làm phép rửa”.  

 

Thật vậy, nếu lư do dân Do Thái nói chung và thành phần lănh đạo dân chúng là Hội Đồng Do Thái bấy giờ nói riêng không nhận biết Chúa Giêsu là Đấng Thiên Sai, cho dù họ đă tận tai nghe lời Người giảng dạy vô cùng khôn ngoan cũng như đă tận mắt chứng kiến các phép lạ Người làm, chỉ v́ họ muốn chối bỏ sự thật, không muốn chấp nhận sự thật, th́ lư do chủ quan khiến Gioan Tiền Hô cảm nhận được ngay Vị Thiên Chúa Làm Người, đó là v́ thánh nhân đă sống trong sự thật và t́m kiếm sự thật. Do đó, cho dù “toàn thể dân chúng” có trọng vọng thánh nhân “như một vị tiên tri”, thậm chí tưởng ngài là “Đấng Thiên Sai” (xem Jn 1:25), thánh nhân đă thành thực tuyên bố: “Tôi không phải là Đấng Thiên Sai” (Jn 1:20). V́ sống trong sự thật như thế, nên có lần nghe thấy các môn đồ của ḿnh nói đến sự kiện dân chúng kéo tới xin Chúa Giêsu làm phép rửa cho đông hơn thánh nhân (xem Jn 3:26), thánh nhân liền nói: “Ngài phải được nổi nang hơn c̣n tôi cần phải lu mờ đi” (Jn 3:30). Gioan Tiền Hô tự ḿnh chẳng những đă sống trong sự thật như vậy, mà c̣n mạnh mẽ rao giảng sự thật và cương quyết làm chứng cho sự thật nữa. Thánh nhân đă mạnh mẽ rao giảng sự thật, ở chỗ, như Phúc Âm hôm nay thuật lại, khi ngài lên tiếng khiển trách “nhiều người Pharisiêu và Sađucê đến xin chịu phép rửa: ‘Đừng có mà tự phụ cho rằng Abraham la cha của ḿnh. Tôi bảo cho các người hay Thiên Chúa có thể biến chính những ḥn đá này thành con cái Abraham cũng được… Cây nào không sinh hoa kết trái sẽ bị chặt đi và quặng vào lửa”; chưa hết, thánh nhân chẳng những rao giảng mà c̣n hiên ngang “làm chứng cho sự thật” (Jn 5:33) nữa, ở chỗ, ngài đă lên tiếng phản đối việc hôn nhân bất chính của Hêrôđê và v́ thế đă bị mất đầu, như Phúc Âm Thánh Mathêu thuật lại ở đoạn 14, câu 4 và 11. 

 

Vâng, cho dù Thiên Chúa Làm Người có thực sự tỏ ḿnh ra, tỏ ḿnh ra hoàn toàn nhất, đích thực nhất, hiển nhiên nhất nơi Con Người Giêsu Nazarét, và cho dù con người có được soi động cho biết những dấu hiệu đích thực để có thể chắc chắn nhận ra Ngài, nhận ra “Sự Thật”, chẳng hạn như trường hợp Gioan Tẩy Giả qua “Đấng đă sai (ngài) lấy nước mà làm phép rửa”, hay như trường hợp của thành phần lănh đạo dân Do Thái trước vấn nạn Chúa Giêsu đặt ra cho họ về ngồn gốc phép rửa của Gioan Tẩy Giả, tự ḿnh con người vẫn cần phải thành tâm t́m kiếm sự thật và sống trong sự thật nữa mới có thể nhận ra Người. V́ Người đă quả quyết với Philatô ở Phúc Âm Thánh Gioan đoạn 18 câu 37: “Lư do Tôi được sinh ra, lư do Tôi đă đến trong thế gian là để làm chứng cho sự thật. Ai t́m kiếm sự thật th́ nghe thấy tiếng Tôi”. Cho dù thành phần t́m kiếm sự thật này chưa gặp được Người là chính “Sự Thật” (Jn 14:6), nơi họ cũng đă có sẵn tính chất là chiên của Người rồi, và bởi thế họ đă có khả năng làm chiên của Người nữa, khả năng nghe được tiếng chủ chiên của ḿnh, khả năng nghe được “Sự Thật”, nhận biết “Sự Thật” khi được “Sự Thật” tỏ ḿnh ra cho, v́ Chúa Giêsu đă tuyên bố trong Phúc Âm Thánh Gioan đoạn 10 câu 27 và 16: “Chiên Tôi th́ nghe tiếng Tôi, Tôi biết chúng và chúng theo Tôi”; “Tôi c̣n những chiên khác chưa thuộc về đàn này. Tôi phải dẫn dắt cả chúng nữa, và chúng sẽ nghe thấy tiếng Tôi. Sẽ chỉ có một đàn chiên và một chủ chiên”.  

 

Vấn đề thực hành sống đạo: Nếu Mùa Vọng chẳng những là thời điểm đợi trông Chúa Kitô đến lần thứ hai mà c̣n là thời điểm để Kitô hữu chúng ta cảm nghiệm được thực sự Chúa Kitô đă đến rồi và đang ở nơi mỗi một người chúng ta bằng Thánh Sủng cũng như ở cùng Giáo Hội cho đến tận thế bằng Thần Linh của Người, và nếu muốn thực sự cảm nghiệm được Vị Thiên Chúa Làm Người này nơi mỗi người cũng như trong Giáo Hội, Kitô hữu chúng ta cần phải như Gioan Tiền Hô sống trong sự thật, mà Sự Thật lại chính là Chúa Giêsu, Đấng Thiên Sai, Thiên Chúa Làm Người, vậy sống trong sự thật phải chăng là tuyệt đối tin tưởng rằng Thiên Chúa thực sự đă Làm Người, và v́ hoàn toàn tin tưởng nơi Vị Thiên Chúa Làm Người như vậy, Kitô hữu chúng ta sẽ không dám sống ngược lại với Đường Lối Nhập Thể của Người là khiêm nhượng, thanh bần, phục vụ và chịu đựng khổ đau, tóm lại, chúng ta luôn phải biết “bỏ ḿnh đi và vác thập giá mà theo Thày” (Mt 16:24)?

 

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL)

 

  

DỌN ĐƯỜNG CHÚA ĐẾN

 

 

Trần Mỹ Duyệt

  

 

Theo Chúa là đi theo con đường khổ giá, vừa khó đi, lại vừa chật hẹp. Do đó, dù dưới lăng kính nào đi nữa, khi nh́n vào đời sống đức tin con người vẫn thấy có những ǵ trái ngược với bản năng và những đ̣i hỏi tự nhiên. Việc tiết độ và hy sinh ấy tạo nên những thử thách và thánh giá. Với cái nh́n tu đức và thần học, người ta gọi là một cuộc tử đạo liên tục trong đời sống người Kitô hữu. Tuy nhiên, nếu ta uyển chuyển và tế nhị ứng dụng đời sống tâm linh với cuộc sống hằng ngày bằng những khía cạnh có tính cách nhân bản và thích hợp hơn với tâm lư, th́ cuộc sống ấy vẫn là một cuộc sống đẹp, nhẹ nhàng và lư tưởng. Thí dụ, như khi viên thuốc bên ngoài có tẩm chút đường th́ vẫn dễ uống hơn.

 

Trong đời sống tâm linh, những hành động từ bỏ ḿnh, vác thập giá để theo Chúa sẽ nhẹ nhàng và dễ dàng được chấp nhận, nếu ta lạc quan hướng tầm nh́n về điểm tích cực là làm vinh danh Chúa, và chứng tỏ t́nh yêu ta đối với Ngài. Mặt khác những thánh giá, hy sinh kia sẽ trở thành nặng nề, khó khăn hơn, nếu ta chỉ nghĩ rằng nếu không làm những chuyện ấy, ta sẽ bị bỏ vào hỏa ngục, hoặc bị Chúa phạt…Do đó, những ǵ Chúa muốn chúng ta sống trong tuần lễ thứ hai mùa Vọng, chính là thái độ hoan hỷ, chuẩn bị đón mừng biến cố Giáng Trần của Chúa Con. Ngài đến để đem lại b́nh an và ơn cứu độ cho muôn dân. Sựï chuẩn bị ấy căn cứ vào lời Thánh Kinh là: “Hăy dọn đường Chúa, hăy sửa đường Chúa cho ngay thẳng” (Is 40:3). 

 

Đọc và suy ngắm Thánh Kinh trong những tuần này, chúng ta c̣n thấy thêm rằng, con đường Chúa dùng để đến với nhân loại c̣n cần phải sửa chữa hơn thêm nữa. Không chỉ phải bạt núi đồi, lấp đầy những hố sâu, uốn nắn thẳng chỗ khúc khuỷu quanh co, hoặc san bằng những chỗ gồ ghề. Lư do dễ hiểu là con đường này được chuẩn bị để đón tiếp Đấng Thiên Sai. Nhưng Chúa không đến với con người qua những ngả đường tự nhiên, nhưng bằng ngả tâm linh và tinh thần. V́ thế sự chuẩn bị đây phải hiểu là chuẩn bị bằng tinh thần và bằng đời sống tâm linh. Thánh Phaolô qua tín hữu Rôma đă nhắn nhủ chúng ta rằng: “Đêm sắp tàn và ngày gần đến. Chúng ta hăy từ bỏ những hành vi ám muội và mang khí giới ánh sáng” (Rom 13:12). Chúng ta hăy “mặc lấy Chúa Giêsu Kitô” (Rom 13:14). Lần này, cũng với tín hữu Rôma, Thánh nhân khuyên chúng ta đi vào những điểm tâm lư thực hành trong tinh thần chuẩn bị, đó là việc thực thi tinh thần bác ái giữa anh chị em với nhau, và đi xa hơn nữa bằng việc tiếp đón mọi anh chị em không cùng tôn giáo với ḿnh. Thánh nhân viết: “V́ vậy anh em hăy tiếp nhận nhau như chính Chúa Giêsu đă tiếp nhận anh em để làm rạng danh Thiên Chúa” (Rom 15:7), không những đem chúng ta lại gần với Mầu Nhiệm Nhập Thể mà c̣n nâng cao chúng ta đến một tinh thần bác ái cao cả mà chính v́ đức ái này Chúa Giêsu đă xuống trần, đă ở giữa chúng ta, và đă chết cho nhân loại. Điều mà Ngài gọi là Giới Răn Riêng của Ngài, là dấu hiệu riêng của những môn đệ Ngài. Isaia đă viết về tinh thần yêu thương trong vương quốc của Đức Kitô ở đó mọi người đều yêu thương nhau, không c̣n chiến tranh, chia rẽ, đau khổ và thù ghét nữa. Ở đó: “Sói sống chung với chiên; beo nằm chung với dê; ḅ con, sư tử và chiên sẽ ở chung với nhau. Ḅ con và gấu sẽ ăn chung một nơi, các con của chúng nằm nghỉ chung với nhau” (Is 11:6-7). Đó là cảnh thái b́nh và là h́nh ảnh ḥa b́nh, b́nh an Chúa Cứu Thế muốn mọi người sống với nhau trong khi chuẩn bị đón mừng Ngài. V́ từ trời cao, khi xuống với nhân loại món quà mà Ngài mang xuống cho họ không ǵ khác hơn là sự b́nh an, một sự b́nh an của tâm hồn. Nhưng sự b́nh an ấy chỉ đến với những tâm hồn thiện chí, biết mở rộng và thương yêu đối với mọi người. Điểm tâm lư này sẽ đem ta đến gần với nguồn mạch t́nh yêu là Thiên Chúa. Giúp ta vươn cao tâm hồn và ḥa nhập cơi ḷng ḿnh với Đấng yêu thương vô cùng. Đấng từ đời đời đă nghĩ đến ta mặc dù ta yếu hèn và tội lỗi, v́: “Ngài không xét đoán theo như mắt thấy, cũng không lên án theo điều tai nghe, nhưng Ngài sẽ lấy sự công minh mà xét xử những người nghèo khó, và lấy ḷng chính trực mà bênh đỡ kẻ hiền lành” (Is 11:3-4).

 

Như vậy, khi dọn ḷng đón đợi Chúa Cứu Thế bằng sự chuẩn bị tinh thần trên, chính là ta đă chuẩn bị cho Ngài một con đường rộng răi, thênh thang và thẳng thắn để không những chính ta đến được với Ngài, mà Ngài cũng qua đó để đến với chúng ta. Cũng theo tâm lư, điều ǵ tích cực và phấn khởi sẽ tác dụng mạnh mẽ hơn và đem lại kết quả khả quan hơn những ǵ có tích cách tiêu cực và ức chế. Trong tinh thần con cái Chúa, chúng ta vẫn có thể thờ phượng Chúa bằng tinh thần và chân lư mà cũng c̣n cả bằng tâm lư nữa.