CHÚA NHẬT LỄ CHÚA BA NGÔI

 


BÀI ĐỌC I
: Deut 4:32-34, 39-40

“Chính Chúa là Thiên Chúa, chớ không có Chúa nào khác”
Bài trích sách Đệ Nhị Luật.

Ông Môisen nói cùng dân chúng rằng: “Các ngươi hăy t́m hiểu những thời xa xưa trước kia, từ khi Thiên Chúa tác thành con người trên mặt đất, từ chân trời nầy đến chân trời nọ, có bao giờ xảy ra một việc vĩ đại như thế nầy chăng? Có bao giờ người ta đă nghe thấy những việc lạ lùng như vậy chăng? Có bao giờ một dân tộc đă nghe lời Thiên Chúa từ trong lửa phán ra như các ngươi đă nghe mà c̣n sống chăng? Có bao giờ Chúa đă dùng sự thử thách, dấu chỉ, điềm lạ, chiến tranh, cánh tay quyền năng mạnh mẽ và những thị kiến khủng khiếp, để chọn lấy cho ḿnh một dân tộc giữa các dân tộc khác, như Chúa là Thiên Chúa các ngươi đă làm tất cả các điều đó trước mặt các ngươi trong đất Ai Cập chăng? Vậy hôm nay các ngươi hăy nhận biết và suy niệm trong ḷng rằng: “Trên trời dưới đất, chính Chúa là Thiên Chúa, chớ không có Chúa nào khác”. Hăy tuân giữ các lề luật và giới răn mà hôm nay chính ta truyền dạy cho các ngươi, hầu cho các ngươi và con cháu mai sau được hạnh phúc và tồn tại trên phần đất mà Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho các ngươi”.

Lời của Chúa.


Đáp Ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)

Phúc thay dân tộc mà Chúa chọn làm cơ nghiệp riêng ḿnh.

1.      V́ lời Chúa là lời chân chánh, bao việc Ngài làm đều đáng cậy tin. Chúa yêu chuộng điều công minh chính trực, địa cầu đầy ân sủng Chúa.

2.      Do lời Chúa mà trời xanh được tạo thành, và mọi cơ binh chúng đều do hơi thở miệng Ngài. V́ chính Ngài phán dạy mà chúng được tạo thành, chính Ngài ra lệnh mà chúng trở nên thực hữu.

3.      Ḱa Chúa để mắt coi những kẻ kính sợ Ngài, nh́n xem những ai cậy trông ân sủng của Ngài, để cứu gỡ họ khỏi tay thần chết và nuôi dưỡng họ trong cảnh cơ hàn.

4.      Linh hồn chúng tôi mong đợi Chúa, chính Ngài là Đấng phù trợ và che chở chúng tôi, theo như chúng tôi tin cậy ở nơi Ngài.


BÀI ĐỌC II: Rom 8:14-17

“Anh em đă nhận tinh thần nghĩa tử; trong tinh thần ấy, chúng ta kêu lên rằng: Abba, lạy Cha”
Bài trích thơ Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Rôma.

Anh em thân mến, ai sống theo Thánh Thần Thiên Chúa, th́ là con cái Thiên Chúa. V́ không phải anh em đă nhận tinh thần nô lệ trong sợ hăi nữa, nhưng đă nhận tinh thần nghĩa tử; trong tinh thần ấy, chúng ta kêu lên rằng: “Abba”, lạy Cha. V́ chính Thánh Thần đă làm chứng cho tâm trí chúng ta rằng: “Chúng ta là con cái Thiên Chúa. Vậy nếu là con cái, th́ cũng là những người thừa tự: nghĩa là thừa tự của Thiên Chúa, và đồng thừa tự với Đức Kitô: v́ chúng ta đồng chịu đau khổ với Người, để rồi chúng ta sẽ cùng hưởng vinh quang với Người”.

Lời của Chúa.


(Xin mời Cộng đoàn đứng)
Alleluia, allelui. — Sáng danh Đức Chúa Cha, và Đức Chúa Con, và Đức Chúa Thánh Thần; sáng danh Thiên Chúa, Đấng đang có, đă có và sẽ đến. — Alleluia.


PHÚC ÂM: Mt 28:16-20

“Làm phép rửa cho họ, nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần”
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêô.

Khi ấy, mười một môn đệ đi về Galilêa, đến núi Chúa Giêsu chỉ trước. Khi thấy Người, các ông thờ lạy Người, nhưng ít kẻ c̣n hoài nghi. Chúa Giêsu tiến lại nói với các ông rằng: “Mọi quyền năng trên trời dưới đất đă được ban cho Thầy. Vậy các con hăy đi giảng dạy muôn dân, làm phép rửa cho họ, nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần, giảng dạy họ tuân giữ mọi điều Thầy đă truyền cho các con. Và đây Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế”.

Phúc Âm của Chúa.

 

SUY NIỆM

 

ÁNH SÁNG, QUANG VINH VÀ ÂN SNG NƠI VÀ T BA NGÔI THIÊN CHÚA

(Thánh giám mục Athanasius: Ep. 1 ad Serapionem 28-30: PG 26, 594-595, 599)

Không phải là lỗi thời khi khảo sát về truyền thống, giáo huấn và đức tin cổ kính của Giáo Hội Công Giáo, một đức tin được Chúa Kitô mạc khải, được các tông đồ loan báo và được các giáo phụ canh giữ. V́ Giáo Hội được xây trên đức tin này, mà ai sai lệch với đức tin ấy, họ sẽ không c̣n thực sự hay mang danh là một Kitô hữu nữa.

Chúng ta nhận biết Ba Ngôi Thiên Chúa, thánh thiện hay toàn hảo, bao gồm Cha, Con và Thánh Thần. Trong Ba Ngôi này, không có một yếu tố xa lạ hay bất cứ một sự ǵ bên ngoài lọt vào được, Ba Ngôi cũng không phải là một hữu thể pha trộn giữa tạo hóa và tạo vật. Đây là một thực tại hoàn toàn sáng tạo và sinh động, tự tại và bất phân nơi quyền năng chủ động của ḿnh, v́ Cha làm nên mọi sự bởi Ngôi Lời và trong Thánh Linh, nhờ đó mới duy tŕ sự hiệp nhất của Ba Ngôi thánh. Cũng thế, Giáo Hội giảng dạy một Thiên Chúa duy nhất, một Thiên Chúa duy nhất vượt trên tất cả mọi sự, nơi tất cả mọi sự và trong tất cả mọi sự. V́ là nguyên lư và là nguồn mạch, Thiên Chúa vượt trên tất cả mọi sự như Ngôi Cha; nơi tất cả mọi sự nơi Ngôi Lời; và trong tất cả mọi sự trong Thánh Thần.

Viết cho Kitô hữu giáo đoàn Côrintô về những vần đề thiêng liêng, Thánh Phaolô đă vẽ lại tất cả thực tại, kể từ thực tại một Thiên Chúa duy nhất là Cha, mà rằng: Vậy có nhiều tặng ân khác nhau, nhưng có cùng một Thần Linh; có nhiều tác vụ khác nhau, song có cùng một Chúa; và có nhiều việc làm khác nhau song có cùng một Thiên Chúa là Đấng tác động tất cả các việc ấy trong hết mọi người.

Ngay cả các tặng ân Thần Linh ban phát cho cá nhân con người cũng được Chúa Cha ban cho nơi Ngôi Lời. V́ tất cả mọi sự thuộc về Chúa Cha cũng thuộc về Chúa Con, do đó, những ân sủng Con ban phát trong Thần Linh cũng thực sự là những tặng ân của Cha. Tương tự như thế, Thần Linh ngự trong chúng ta, th́ Lời là Đấng ban Thần Linh cũng ở trong chúng ta, mà Cha lại hiện hiện nơi Lời. Đó là ư nghĩa của lời Chúa Kitô phán: Cha Thày và Thày sẽ đến với họ mà lập cư nơi họ. V́ đâu có ánh sáng, đó có rạng ngời; và đâu có rạng ngời, đó cũng có quyền năng và ân sủng rọi chiếu như vậy.

Đó cũng là giáo huấn của Thánh Phaolô trong thư thứ hai Ngài viết gửi cho Giáo Đoàn Côrintô: Nguyện xin ân sủng của Chúa Giêsu Kitô, t́nh yêu của Chúa Cha và sự thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng tất cả anh em. V́ ân sủng và tặng ân của Ba Ngôi Thiên Chúa được Chúa Cha ban cho nơi Con trong Thánh Thần. Như ân sủng được ban tặng từ Chúa Cha nơi Con thế nào, th́ việc thông truyền ân sủng cho chúng ta cũng chỉ được thực hiện trong Chúa Thánh Thần như vậy. Thế nhưng, khi chúng ta được thông phần Thần Linh, th́ chúng ta cũng có t́nh yêu của Cha, ân sủng của Con và sự hiệp thông của chính Thánh Thần vậy.

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ The Office of Readings, Saint Paul Editions, 1983, trang 653-654)

 

 

Tận Thâm Cung của Thiên Chúa

 

 

Mùa Thường Niên hậu Phục Sinh mở màn chẳng những với Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống mà c̣n với cả ba Lễ Trọng sau đó nữa, đó là Lễ Thiên Chúa Ba Ngôi, Lễ Ḿnh Máu Thánh Chúa Kitô (chính thức được cử hành vào Thứ Năm trong tuần Lễ Thiên Chúa Ba Ngôi nhưng thường được cử hành vào Chúa Nhật), và Lễ Thánh Tâm Chúa (bao giờ cũng vào Thứ Sáu trong Tuần Lễ Ḿnh Máu Thánh Chúa, dù là Lễ Trọng nhưng là lễ trọng không buộc). Nếu Chúa Thánh Thần là Đấng ban sự sống th́ sự sống Ngài ban đây được bắt nguồn từ Thiên Chúa Ba Ngôi, được chất chứa nơi Ḿnh Máu Thánh Chúa Kitô, và được thông ban do t́nh yêu vô biên của Thiên Chúa, một t́nh yêu được biểu hiện nơi Thánh Tâm Chúa Kitô.

 

Riêng Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi của chu kỳ phụng vụ năm B này liên quan đến mầu nhiệm con người tạo vật được làm con Thiên Chúa, được thông dự vào sự sống thần linh, sự sống nội tại của Thiên Chúa, Thiên Chúa Ba Ngôi. Trước hết, trong bài Phúc Âm của Thánh Kư Mathêu chúng ta thấy Chúa Kitô lần đầu tiên (cũng là lần sau hết nên là lần duy nhất) tỏ tường mạc khải mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi bằng một câu nói ngắn gọn bao gồm cả Ba Ngôi một lúc, đó là “Các con hăy rửa tội cho họ nhân danh ‘Cha và Con và Thánh Thần’”. Theo Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo th́ khi lănh nhận Bí Tích Rửa Tội là con người tạo vật tội lỗi chẳng những, về phần tiêu cực, được rửa sạch tội tổ tông cùng tội ḿnh làm (nếu được rửa tội vào lúc đă có đủ trí khôn) và được tha cả h́nh phạt bởi tội lỗi, mà c̣n, về phần tích cực, được ơn nghĩa với Thiên Chúa, kèm theo ba thần đức Tin Cậy Mến, để nhờ đó họ tư cách và khả năng thực hiện những tác động thần linh, cũng như được thông phần bản tính thần linh sống sự sống thần linh, sống như một người con cái Cha trên trời, trở nên chi thể của Chúa Kitô và thành đền thờ của Chúa Thánh Thần.

 

Vấn đề thực tại sự sống thần linh hay cơ cấu sự sống siêu nhiên nơi con người lănh nhận Bí Tích Rửa Tội được phân tích theo giáo lư trên đây tuy rơ ràng nhưng có vẻ phức tạp và dài ḍng. Giống như kiểu phải dọn dẹp một căn nhà cũ bề bộn những thứ bẩn thỉu hôi ám xấu xa cho đàng hoàng sạch sẽ trước đă rồi sau đó mới mang đồ đạc mới vào để trưng bày thành một căn nhà mới mẻ, hợp thời và sang trọng vậy. Thật ra, như ánh sáng chiếu tỏa tự nhiên làm tan bóng tối ngay lập tức thế nào th́ con người tạo vật lănh nhận Bí Tích Rửa Tội cũng thế, bởi v́, lănh nhận Bí Tích Rửa Tội, trước hết và trên hết, là lănh nhận Thần Linh Thiên Chúa. Nếu Chúa Kitô đến là để làm phép rửa Thánh Linh (x Jn 1:33), và những ai chấp nhận Người th́ Người ban cho họ quyền làm con Thiên Chúa (x Jn 1:12), th́ kẻ lănh nhận Bí Tích Rửa Tội tức là con người được tái sinh bởi trên cao (x Jn 3:3), được tái sinh bởi nước và Thần Linh (x Jn 3:5). Cuốn Tông Vụ, một cuốn sách được gọi là Phúc Âm Thứ Năm, Phúc Âm về Chúa Thánh Thần, hầu như mỗi lần thuật lại một trường hợp lănh nhận phép rửa đều có dính dáng hay đi liền với việc lănh nhận Thánh Thần. Chẳng hạn như trường hợp Thánh Phêrô rửa tội cho cả nhà dân ngoại đầu tiên là gia đ́nh Cornêliô (x Acts 10:44-48); trong trường hợp đây, thậm chí Thánh Thần đă xuống trên gia đ́nh dân ngoại này trước khi họ chính thức lănh nhận Bí Tích Rửa Tội bằng h́nh thức nước nữa. Hay trường hợp Thánh Phaolô rửa tội cho một số môn đồ ở Êphêsô, những người mới lănh nhận phép rửa thống hối của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả, để họ có thể lănh nhận Thánh Thần (x Acts 19:1-6).

 

Đúng thế, không có Thánh Thần, không lănh nhận Thánh Thần, nghĩa là nếu không được Cha trên trời ban cho Thánh Thần của Ngài, cũng là Thánh Thần của Con (x Gal 4:6), một Thánh Thần hiệp thông Cha Con, không ai có thể nhận biết Thiên Chúa, một Vị Thiên Chúa tỏ ḿnh nơi Lời Nhập Thể là Chúa Giêsu Kitô, tức không thể chấp nhận Chúa Kitô (x Acts 1Cor 12:3), do đó cũng không thể làm con Cha trên trời. Đó là lư do, ngay câu đầu tiên trong bài đọc hai hôm nay, Thánh Phaolô đă tuyên bố: “Tất cả những ai được Thần Linh Thiên Chúa dẫn dắt đều là con cái Thiên Chúa”. Tại sao? Tại v́ Thánh Thần được ban cho con người lănh nhận Bí Tích Rửa Tội đây, cũng trong bài đọc thứ hai cho thấy, là Thánh Thần yêu thương, chứ không phải là một thứ tinh thần sợ sệt (như tinh thần của Thời Cựu Ước), một Thánh Thần  làm cho “chúng ta kêu lên ‘Abba’ (tức là ‘Cha ơi’)”. Phần chúng ta là thành phần lănh nhận Phép Rửa nhân danh Chúa Kitô, Phép Rửa Thánh Thần, nhờ Thánh Thánh đă được ban cho, chúng ta từ từ sẽ thấy được rằng và sẽ sống xứng đáng với ơn gọi làm con cái Thiên Chúa. Đó là lư do sau khi cho biết những ai lănh nhận tinh thần thừa tự để có thể kêu với Thiên Chúa là ‘Cha ơi’, Thánh Phaolô liền dẫn giải thêm: “Chính Thần Linh làm chứng cho tâm linh chúng ta rằng chúng ta là con cái của Thiên Chúa”. Đúng thế, Thánh Thần được ban cho Kitô hữu chúng ta qua Bí Tích Rửa Tội sẽ “dẫn đắt” thành phần con cái Thiên Chúa chúng ta, sẽ làm cho mỗi một người Kitô hữu chúng ta từ từ cảm nhận được trong cuộc đời sống đạo của ḿnh thân phận cao trọng được làm con cái Thiên Chúa, tức dần dần làm cho chúng ta sống xứng đáng với ơn gọi của ḿnh. Tất cả tiến tŕnh Linh Đạo Kitô Giáo, hay tất cả con đường nên thánh của Kitô hữu là ở chỗ này. 

 

Thật vậy, Thánh Thần được ban cho Kitô hữu khi lănh nhận Bí Tích Rửa Tội là Vị, qua các tặng ân của ḿnh, tặng ân khôn ngoan và thâm hiểu, tặng ân huấn dụ và sức mạnh, tặng ân tri thức và kính sợ cùng hiếu thảo (x Is 12:2-3), sẽ làm cho Kitô hữu mỗi ngày một sống trọn ơn gọi làm con cái Thiên Chúa hơn. Ở chỗ, Ngài làm cho họ càng ngày càng nên giống như Chúa Kitô, càng đạt đến tầm mức thành toàn của Chúa Kitô là Đầu (x Eph 3:13,15), một Người Con đẹp ḷng Cha mọi đàng (x Mt 3:17, 17:5), v́ luôn luôn làm theo ư của Cha hơn là ư của ḿnh (x Jn 17:4). Đúng thế, làm cho Kitô hữu nên giống Chúa Kikô, hay làm cho Chúa Kitô được hoàn toàn h́nh thành nơi Kitô hữu, tức là làm cho Kitô hữu sống trọn Kinh Lạy Cha, với tất cả tâm nguyện và đời sống chỉ biết làm sao để “Danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, Ư Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời” (Mt 6:9-10). V́ tất cả cuộc đời trần gian của Chúa Kitô, của Con Thiên Chúa Làm Người là sống chết với ước nguyện duy nhất này. Để rồi, sau khi hoàn tất mọi sự trên Thập Giá đúng như ư muốn của Cha, cho dù có phải uống cạn chén đắng Cha trao (x Mt 26:39), thậm chí có bị Cha hoàn toàn bỏ rơi (x Mt 27:46), Vị Thiên Chúa Nhập Thể này, sau khi sống lại từ trong kẻ chết, đă thông ban Thánh Thần của ḿnh cho các tông đồ, và qua các vị ban cho thành phần tin tưởng chấp nhận Người (x Jn 20:22-23; Lk 24:46-47).

 

Nếu Chúa Cha khi hoàn toàn tỏ ḿnh ra nơi Ngôi Lời Nhập Thể đồng thời cũng thông ban Thánh Thần của Ngài cho nhân loại nơi Con Người Giêsu Kitô, và Con Thiên Chúa Nhập Thể là Chúa Giêsu Kitô đến để tỏ Cha ra (x Jn 1:18) đồng thời cũng để thông ban Thánh Thần của Người cho những ai tin tưởng chấp nhận Người và qua họ cho tất cả thế gian, th́ Thánh Thần đến là để làm cho con người tin nhận Chúa Kitô, nên một với Chúa Kitô, sống Chúa Kitô, một Chúa Kitô Thiên Sai, đến để làm chứng về Cha, Đấng đă yêu thương thế gian đến ban Con một ḿnh để những ai tin Con th́ không phải chết nhưng được sự sống trường sinh (x Jn 3:16), được Thánh Thần, được hiệp thông với Thiên Chúa Duy Nhất Ba Ngôi, Đấng con người đă lănh nhận Phép Rửa ‘nhân danh Cha và Con và Thánh Thần’.

 

Thiên Chúa là Cha đă ban cho chúng ta Bản Thân Ngài là Chúa Giêsu Kitô, Lời Nhập Thể, và ban cho chúng ta Thâm Cung của Ngài là Thánh Thần, Thần Chân Lư (x Jn 16:13), Vị Thần Linh thấu suốt mọi sự kể cả thâm cung Thiên Chúa (x 1Cor 2:10). Nếu bản tính Thiên Chúa, theo Mạc Khải Cựu Ước, là hiện hữu (x Ex 3:14), th́ Chúa Kitô đă mạc khải trong Tân Ước rất chính xác: “Thiên Chúa là Thần Linh” (Jn 4:24). Bởi v́, “là Thần Linh”, từ đời đời đến đời đời, Thiên Chúa (Chủ Thể) hằng Ư Thức (Thần Linh) về Bản Thân Ḿnh (Ngôi Lời). Đó là lư do, “ai tôn thờ Thiên Chúa phải tôn thờ Ngài trong Thần Linh và chân lư” (Jn 4:24), tức trong Thần Linh và Chúa Kitô (Chân Lư). Nhờ Thánh Thần, Thần Linh của Thiên Chúa, con người tạo vật mới có thể biết được Thiên Chúa như chính Ngài biết ḿnh Ngài, như Ngài đă tỏ ra nơi Lời Nhập Thể là Chúa Giêsu Kitô. Như thế, một khi được lănh nhận Thánh Thần là Thần Linh của Thiên Chúa, là con người được hiệp thông với Thiên Chúa, được nên con Thiên Chúa và sống Sự Sống Thần Linh, Sự Sống Nội Tâm của Thiên Chúa.

 

Vấn đề cần phải đặt ra ở đây là trong Lời Nguyện  Hiến Tế của Chúa Kitô kết Bữa Tiệc Ly, một lời nguyện mà, theo nội dung, là cốt lơi của Phúc Âm nói riêng và của toàn bộ Thánh Kinh Cựu Ước và Tân Ước nói chung, tại sao Chúa Giêsu không hề nói đến một chút nào Thánh Thần? Nếu vậy th́ chẳng những Lời Nguyện Hiến Tế này không thể gồm tóm tất cả Mạc Khải của Thiên Chúa, mà chính Mạc Khải về Thiên Chúa cũng có khuynh hướng đa thần hơn là độc thần. Bởi v́, nếu không có Thánh Thần, không hiệp thông nên một, Thiên Chúa Cha và Thiên Chúa Con không c̣n là Một Thiên Chúa Chân Thật Duy Nhất mà là hai Thiên Chúa hoàn toàn khác nhau, có những lúc ḱnh chống nhau như nước với lửa, như sáng với tối, không vị nào chịu vị nào, vị nào cũng muốn ḿnh là chúa tể. Đó là lư do Chúa Kitô mới mạc khải “Thiên Chúa là Thần Linh” (Jn 4:24). Vị “Thiên Chúa Chân Thật Duy Nhất” (Jn 17:3) chính là Vị “Thiên Chúa là Thần Linh”. Thật ra, dù Chúa Giêsu không hề minh nhiên nhắc đến chữ Thánh Thần hay Thần Linh như Người đă nói với các tông đồ trước đó trong Bữa Tiệc Ly, nhưng Thánh Thần thực sự hiện diện trong Lời Nguyện Hiến Tế này. Ở những chỗ Người nói về “sự sống đời đời” và “hiệp nhất nên một”.

Về “sự sống đời đời”, nếu Thánh Thần là Thần Linh Thiên Chúa, là Ư Thức Thần Linh của Thiên Chúa về Bản Thân Ḿnh, mà “sự sống đời đời là nhận biết Thiên Chúa chân thật duy nhất và Giêsu Kitô Cha sai” (Jn 17:3), th́ “Người ban cho họ sự sống đời đời” (Jn 17:2) đây không phải là ban Thánh Thần cho những ai tin vào Người hay sao? Thật vậy, v́ Thiên Chúa Chân Thật Duy Nhất về bản thể và ưu phẩm, nên trong thâm cung của Thiên Chúa, Ba Ngôi đều là sự sống. Tuy nhiên, nơi Thiên Chúa lại có Ba Ngôi Vị khác nhau về tính cách và vai tṛ, mà Ba Ngôi là sự sống cũng có tính cách khác nhau. Chúa Cha là sự sống tương tự như Mặt Trời, Ngôi Lời “là sự sống” (Jn 4:16) tương tự như ánh sáng tỏa ra từ mặt trời, “Ánh Sáng sự sống” (Jn 8:12), và Thánh Thần là sự sống tương tự như Nhiệt Năng của Mặt Trời làm cho sinh vật sinh động.

 

Về “hiệp nhất nên một”, nếu Chúa Kitô liên quan đến ân sủng, Chúa Cha liên quan đến t́nh yêu và Thánh Thần liên quan đến ơn thông hiệp (x 2Cor 13:13), th́ lời Chúa Kitô nguyện cùng Cha cho Giáo Hội “được hiệp nhất nên một như Chúng Ta” (Jn 17:21) bấy giờ không phải là cho Giáo Hội “được Thần Linh như Chúng Ta” hay sao, nhờ đó, họ được ở trong Chúng Ta? Có thể nói, hoạt động ngoại tại của Thiên Chúa Chân Thật Duy Nhất là Mạc Khải tất cả thâm cung của Thiên Chúa là Thần Linh nơi Lời Nhập Thể Vượt Qua đầy Thánh Thần. Nếu nội tại, Chủ Thể Thần Linh (Ngôi Cha) Ư Thức Thần Linh (Thánh Thần) được Bản Thân Thần Linh của Ḿnh là Ngôi Lời thế nào, th́ ngoại tại, Ngôi Lời cũng Ư Thức Ngôi Cha như vậy, cũng phản ảnh vinh hiển Cha, là hiện thân đích thực của bản thể Cha như vậy (x Heb 1:3), chẳng những qua Mầu Nhiệm Nhập Thể và Vượt Qua, mà c̣n qua Giáo Hội Chứng Nhân của Người nữa.

 

Vậy con người tạo vật chúng ta được rửa tội “nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”, như bài Phúc Âm nói đến đây là ǵ, nếu không phải được tái sinh vào Sự Sống Thần Linh. V́ “Cha” đây nghĩa là nguồn mạch sự sống. “Con” đây là chính sự sống của Cha, phát xuất từ nguồn mạch của ḿnh là Cha. “Thánh Thần” đây là “Đấng ban sự sống”, v́ Ngài là Ư Thức của Cha về Bản Thân Cha là Con. Bởi thế, khi được lănh nhận phép rửa “nhân danh Cha và Con và Thánh Thần” là Kitô hữu lănh nhận “phép rửa Thánh Thần” (Jn 1:33), hay lănh nhận chính Thánh Thần, tức Ư Thức Thần Linh, để họ có thể “hiệp nhất nên một như chúng ta là một” (Jn 17:22), tức như “Cha ở trong Con” (Jn 17:21), ở chỗ Cha Ư Thức Bản Thân Ḿnh là Con, và như “Con ở trong Cha” (Jn 17:21), qua việc Con Nhập Thể “tỏ Cha ra” (Jn 1:18). Sự Sống Thần Linh, hay Sự Sống Thiên Chúa Ba Ngôi, nơi Kitô hữu đây quả thực ở chỗ họ “nhận biết Cha là Thiên Chúa chân thật duy nhất và Đấng Cha sai là Đức Giêsu Kitô” (Jn 17:3).

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

 

Một Chúa Ba Ngôi – Ba Ngôi Một Chúa

 

 

Những vấn đề sống đạo

 

Các Ngày Thứ Bảy Đầu Tháng là ngày Thiếu Nhi Fatima chẳng những qui tụ lại để đền tạ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria bằng Kinh Mân Côi, cũng như để đền tạ Chúa Giêsu Thánh Thể bằng việc xưng tội và rước lễ, mà c̣n để học hỏi về đạo đức và trau dồi kiến thức đức tin nữa. Có thể nói, Ngày Thứ Bảy Đầu Tháng là ngày huấn luyện về tinh thần nối dài của Khóa Tĩnh Huấn cho Thiếu Nhi Fatima hằng năm (bao giờ vào dịp Lễ Tạ Ơn Thanksgiving ở Hoa Kỳ vào cuối tháng 11).

 

Trong các Khóa Tĩnh Huấn, ngoài việc học hỏi chủ đề theo các bài huấn đức hay hướng dẫn thường của các vị linh mục, các em c̣n được hội thảo và chia sẻ về những vấn đề đặc biệt của chủ đề ấy nữa. Chẳng hạn, vào năm 1999, chủ đề của Khóa Tĩnh Huấn là “Cầu Nguyện theo Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo” (tức học hỏi phần cuối cùng của Sách Giáo Lư mới của Giáo Hội Công Giáo, một cuốn sách các em t́m hiểu trong Khóa Học Hỏi Giáo Lư Sống Ngàn Năm Thứ Ba từ ngày 19/9/1999 đến 10/6/2001 vào các buổi chiều tối Chúa Nhật hằng tuần, mỗi buổi 1 tiếng rưỡi đồng hồ), và vào năm 2000, chủ đề là “Dự Án Fatima, Bí Mật Fatima, Sứ Điệp Fatima, Thiếu Nhi Fatima”, v́ năm nay hai trong ba Thiếu Nhi Fatima tiên khởi được phonh chân phước cũng là năm Ṭa Thánh tiết lộ cho biết phần thứ ba của Bí Mật Fatima. Trong Khóa Tĩnh Huấn 1999, các khóa sinh Thiếu Nhi Fatima đă được tôi nêu lên ba vấn đề liên quan đến chủ đề là: “Cầu nguyện là ǵ? Tại sao lại hay chia trí khi cầu nguyện? Làm thế nào để bớt chia tŕ khi cầu nguyện?”. Và trong Khóa Tĩnh Huấn 2000, các em lại được tôi nêu lên ba khía cạnh liên quan đến vấn đề thánh thiện như sau: “Thánh là ǵ? Nên thánh là ǵ? Làm sao biết được ḿnh thánh?”

 

Sau khi các em đă cố gắng t́m cách trả lời các vấn nạn được đặt ra, tôi đă đơn giản hóa và đúc kết cả ba vấn đề lại với nhau một cách tổng quan nhưng đầy đủ và dứt khoát như sau. Trước hết, về chủ đề cầu nguyện: “Nếu cầu nguyện là tác động khao khát Chúa, th́ lư do tại sao chúng ta dễ chia trí khi cầu nguyện là v́ ḷng chúng ta chưa thật sự hay hết sức khao khát Chúa, bởi đó mới có câu ‘chia ḷng chia trí’ (chia ḷng trước rồi mới chia trí sau), và đó là lư do để bớt chia trí khi cầu nguyện chúng ta cần phải làm sao cho ḷng ḿnh gắn bó với Chúa hơn, (chúng ta thấy rơ chúng ta cầu nguyện sốt sắng hơn bao giờ hết mỗi khi chúng ta cảm thấy tâm hồn tan nát khổ đau trước Nhà Tạm hay tượng Chúa, lúc mà chúng ta không c̣n biết cậy trông vào ai để có thể thoát khỏi tai ương hoạn nạn)”. Sau nữa, về vấn đề thánh thiện: “Nếu ở đâu có Chúa là ở đấy là nơi linh thánh, như trường hợp bụi gai bốc cháy mà không bị thiêu rụi, nơi mà Moisen muốn đến gần phải cỡi giầy ra (x Ex 3:5), th́ thánh là trạng thái con người được Chúa ở cùng, (đó là lư do Kitô hữu hay thành phần đă lănh nhận phép rửa đều được gọi là thánh), và vấn đề nên thánh là việc con người ở cùng Chúa, (tức luôn khao khát Chúa, t́m kiếm Chúa, hoàn toàn tin tưởng vào Chúa và luôn tuân theo ư Chúa ở mọi nơi, mọi lúc và mọi sự), đến độ, họ không sống sự sống của họ nữa mà là chính Chúa sống trong họ, khiến cho thế gian nhờ và qua chứng từ bản thân họ cũng như đời sống của họ nhận biết Ngài, (tính cách thánh thiện được thể hiện hay được nhận biết nơi các hoa trái tông đồ là những ǵ được phát xuất từ đời sống nội tâm của con người sống thánh chứng nhân)”.

 

Từ Thánh Thần Mầu Nhiệm…

 

Vào Ngày Thứ Bảy Đầu Tháng Thánh Tâm 7/6/2003 tại Đoàn Thiếu Nhi Fatrima Mẹ Mân Côi Pomona, sau khi hướng dẫn các em về vấn đề liên quan đến việc học hỏi Tông Thư Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria trong Năm Mân Côi (16/10/2002-19/10/2003), vấn đề “Chúa Kitô là Tâm Điểm của Kinh Mân Côi”, tôi có thói quen hướng dẫn thêm cho các em về ư nghĩa các lễ trọng trong tháng. Lần này tôi giúp các em hiểu thêm về Chúa Thánh Thần và Chúa Ba Ngôi, v́ hôm sau, Chúa Nhật 8/6/2003 là Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, và tuần sau, Chúa Nhật 15/6/2003 là Lễ Thiên Chúa Ba Ngôi. Để các em có thể dễ hiểu hơn, tôi đă phải dùng dụ ngôn để chia sẻ với các em về Chúa Thánh Thần Mầu Nhiệm cũng về về Mầu Nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa. Sau đây là những ǵ tôi đă tŕnh bày với các em hôm đó.

 

Chúng ta có một con chó. Chúng ta yêu nó lắm và muốn nó cũng yêu chúng ta như chúng ta yêu nó. Thế nhưng, con chó không thể nào yêu chúng ta như chúng ta yêu nó khi nó không phải là người như chúng ta. Thực tế cho thấy không thể nào con chó có thể biến thành con người được, dù thuyết tiến hóa có nghĩ rằng con người bởi khỉ mà ra. Như thế có nghĩa là không bao giờ chúng ta thực hiện được ư muốn được con chó yêu chúng ta như chúng ta yêu nó. V́ con chó tự nó không có trí khôn như chúng ta, không thể nào biết được chúng ta đáng yêu thế nào để mà yêu, để mà nhận biết t́nh chúng ta yêu nó hầu đáp lại cho cân xứng. Bởi vậy, để con chó có thể yêu chúng ta như chúng ta là con người yêu nó là con vật, trước hết và trên hết, con chó không cần phải được hóa thành người như chúng ta, mà chỉ cần có trí khôn như chúng ta là đủ. Tuy nhiên, v́ là chó th́ làm sao nó có bộ óc con người được. Bởi vậy, chỉ c̣n một cách duy nhất, nếu chúng ta có quyền năng, đó là chúng ta phải tự ḿnh hóa thành loài chó như nó, để qua chính h́nh thù của nó và nhờ ngôn ngữ của nó được chúng ta mặc lấy và sử dụng để tỏ cho nó biết chúng ta là ai và chúng ta muốn ǵ.

 

Tuy nhiên, v́ là loài chó, một loài vật như tất cả mọi động vật khác không có tâm linh như con người, không hề ư thức được bản thân ḿnh cũng như cùng đích cuộc sống của ḿnh, con chó được chúng ta thương yêu đến hạ ḿnh xuống ngang hàng với nó ấy để tỏ ḿnh ra cho nó vẫn không thể nào nhận biết chúng ta là một con người đă hóa thân làm chó như nó. Đối với nó, chúng ta chỉ là một con chó như nó, không hơn không kém. Có những lúc, v́ chúng ta là người hóa chó, chúng ta có những hành vi cử chỉ khác thường, không giống loài chó, thậm chí nghịch với loài chó nữa, đến nỗi có thể khiến cho con chó được chúng ta thương hiểu lầm quay ra cắn xé chúng ta. Thế nhưng, cũng chính nhờ xâu xé một con người hóa thành chó như vậy, nhất là đă liếm máu của chúng ta là con vật “nhân linh ư vạn vật” này mà con chó được chúng ta yêu thương mới thấm chất người và t́nh người để hiểu được phần nào nạn nhân đáng yêu của nó. Nhờ chất người của chúng ta thấm vào con chó được chúng ta yêu ấy, chúng ta, với quyền phép hóa thành chó trước đó, mới tiến tới chỗ sống trong con chó và trở thành chính tâm linh của con chó để nó nhờ đó có thể nhận biết chúng ta như chúng ta biết ḿnh và yêu chúng ta như chúng ta yêu ḿnh.

 

Qua dụ ngôn trên đây, chúng ta thấy được phần nào ư nghĩa của Mầu Nhiệm Nhập Thể, Mầu Nhiệm Vượt Qua và Mầu Nhiệm Thánh Thể. “Thiên Chúa là t́nh yêu” (1Jn 4:8,16), Đấng đă yêu con người tạo vật vô cùng thấp hèn một cách nhưng không, đến nỗi “đă hóa thành nhục thể” (Jn 1:14) nơi Con Người Giêsu Nazarét để tỏ ḿnh ra cho nhân loại biết Ngài là ai và muốn ǵ, nhờ đó con người được thông phần sự sống thần linh của Ngài và với Ngài. Thế nhưng, con người, với trí khôn vô cùng hạn hẹp mù tối của ḿnh, không thể nào nhận ra Ngài, một con người tầm thường như ḿnh, một con người nhiều khi tỏ ra có những tư tưởng và việc làm siêu phàm xuất chúng đến không thể nào hiểu được, tới nỗi, qua dân Do Thái, một dân tộc đă được Ngài tuyển chọn và tỏ ḿnh ra cho trong suốt gịng Lịch Sử Cứu Độ, một Lịch Sử hướng về tột đỉnh của ḿnh và đạt đến tuyệt đỉnh của ḿnh nơi Con Người Giêsu Kitô, loài người đă ra tay sát hại Ngài, sát hại một con người lộng ngôn phạm thượng (x Mt 26:65-66), “chỉ là một con người mà cho ḿnh là Thiên Chúa” (Jn 10:33). Nhưng chính lúc “họ đă nh́n xem Đấng họ đâm thâu” (Jn 19:37; Num 21:9; Zec 12:10), mà lời Chúa Kitô nói đă được thực hiện: “Khi nào các người treo Con Người lên, các người sẽ nhận biết Tôi Là Ai” (Jn 8:28); “khi nào Tôi được treo lên khỏi đất, Tôi sẽ kéo tất cả mọi người lên cùng Tôi” (Jn 12:32).

 

Đúng thế, qua cuộc tử nạn của ḿnh, qua việc đổ máu của ḿnh ra trên cây thập giá, Thiên Chúa, qua Con Người Giêsu Nazarét, đă làm cho con người nhận biết Chúa Kitô, Đấng Thiên Sai, và nhận biết Ngài là Vị “Thiên Chúa đă yêu thế gian đến ban Con Một Ḿnh để ai tin vào Con th́ không phải chết nhưng được sự sống đời đời” (Jn 3:16). Và việc con người có thể “nhận biết Cha là Thiên Chúa chân thật duy nhất và Đấng Cha sai là Đức Giêsu Kitô” (Jn 17:3), một việc con người tự ḿnh không thể nào thấu triệt và biết được, là dấu chứng tỏ Thần Linh Thiên Chúa thật sự ở trong họ, Vị Thần Linh sẽ làm cho con người tạo vật thấp hèn, yếu đuối, tội lỗi của họ có thể trở thành những chứng nhân trung thực và sống động của Con Thiên Chúa Nhập Thể, thành phần làm được những việc Chúa Kitô làm, những việc của một Vua Chúa thống trị thế gian, những việc của một Thượng Tế thánh hóa thế gian, và những việc của một Ngôn Sứ chinh phục thế gian. Như thế, qua việc Thiên Chúa Làm Người và Vượt Qua nơi Con Người Giêsu Kitô, loài người tạo vật đă được Ngài ban cho Thần Linh của Ngài để có thể nhận biết Ngài và yêu mến Ngài như Ngài biết Ngài và yêu Ngài, nghĩa là nhờ Thần Linh Thiên Chúa, con người có thể hiệp nhất nên một với Thiên Chúa, có thể sống sự sống thần linh của Thiên Chúa, sự sống nội tâm của Thiên Chúa, sự sống Ba Ngôi Thiên Chúa.

 

… Đến Mầu Nhiệm Ba Ngôi

 

Về Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, mầu nhiệm chỉ có Một Thiên Chúa chân thật duy nhất nhưng có Ba Ngôi, Ngôi Thứ Nhất là Cha, Ngôi Thứ Hai là Con và Ngôi Thứ Ba là Thánh Thần, Ngôi nào cũng là Thiên Chúa, song lại không phải là ba Thiên Chúa mà chỉ là một Thiên Chúa chân thật duy nhất. Nếu chân lư chỉ có một Thiên Chúa chân thật duy nhất là cốt lơi của mạc khải Thánh Kinh Cựu Ước, th́ chân lư Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất này có Ba Ngôi Cha, Con và Thánh Thần là tuyệt đỉnh của chung toàn bộ Mạc Khải Thần Linh và của riêng mạc khải Thánh Kinh Tân Ước, một mạc khải được tóm gọn ở Lời Nguyện Hiến Tế Chúa Giêsu dâng lên Cha Người vào lúc kết thúc Bữa Tiệc Ly. Qua nội dung của Lời Nguyện Hiến Tế này nói riêng, cũng như qua Phúc Âm Thánh Gioan nói chung, đặc biệt những lời Người tâm sự với các môn đệ trong Bữa Tiệc Ly, chúng ta có thể hiểu được phần nào Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi theo công thức: Tôi ư thức bản thân ḿnh - “I realize myself”.

 

Trước hết, các em đang nh́n thấy ǵ đây, (tôi chỉ vào ḿnh), nếu không phải là một hữu thể con người (human being) ở trước mắt các em, một hữu thể con người với đầy đủ hồn thiêng lẫn xác chất làm nên bản tính của một con người. Thế nhưng, hữu thể con người này là của ai, nếu không phải là của “Tôi”. hay ai là làm chủ hữu thể này, nếu không phải là “Tôi”. Nhưng hữu thể con người của “Tôi” đây như thế nào, hay “Tôi” thấy hữu thể con người ḿnh ra sao, nếu không phải thấy rằng đó là chính “bản thân ḿnh”, chính bản thân tôi, chính con người tôi. Tuy nhiên, làm sao “Tôi” có thể biết được “bản thân ḿnh”, nhất là làm sao “Tôi” có thể biết chắc chắn “bản thân ḿnh” đó chính là “Tôi”, không phải là một con người nào khác, nếu không phải do “Ư Thức”, do Tâm Linh nội tại của “Tôi”.

 

Áp dụng thực tại sinh hoạt tâm lư này vào Mầu Nhiệm Một Thiên Chúa Ba Ngôi, chúng ta có thể hiểu được đại khái như sau. Chủ thể “Tôi” đây là biểu hiệu cho Ngôi Cha; “bản thân ḿnh” đây là biểu hiệu cho Ngôi Con, và “ư thức” đây là biểu hiệu cho Thánh Thần. Hữu thể con người mà “Tôi ư thức bản thân ḿnh” đây là biểu hiệu cho Một Thiên Chúa chân thật duy nhất. Đó là lư do, theo đức tin, Ba Ngôi tuy khác nhau về tính cách và vai tṛ nhưng lại đồng bản thể (substance) và giống nhau về ưu phẩm (attributes) thần linh. Ba Ngôi Thiên Chúa là Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất v́, chẳng những về bản tính Ba Ngôi có cùng một bản thể, mà c̣n về bản chất Ngài là Thần Linh. “Thiên Chúa là Thần Linh” (Jn 4:24) đây nghĩa là ǵ, nếu không phải Ngài luôn ư thức bản thân ḿnh, tức Ngài luôn hiện hữu (x Ex 3:14), hay Ngài luôn là “Thiên Chúa chân thật duy nhất” (Jn 17:3), ở chỗ, tuy Ba Ngôi nhưng chỉ là Một Chúa duy nhất, v́ Ư Thức Thần Linh nơi Thiên Chúa đă làm cho Cha và Con hiệp nhất nên một (x Jn 17:21). Chúa Kitô xin với Cha Người làm cho Giáo Hội được hiệp nhất nên một “như Cha ở trong Con và như Con ở trong Cha” (Jn 17:22) tức là Người xin Cha ban cho Giáo Hội Vị Thần Linh hiệp thông Cha Con ấy, hay ban cho Giáo Hội Ư Thức Thần Linh, để Giáo Hội nhờ đó có thể ở trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở trong Giáo Hội.

 

Vấn đề Giáo Hội, qua các vị tông đồ, nhận được Thánh Thần vào buổi tối ngày thứ nhất trong tuần, bởi Chúa Kitô phục sinh (x Jn 20:22), rồi sau đó cũng nhận được Thánh Thần vào Ngày Lễ Ngũ Tuần 50 ngày sau, th́ không phải là hai Thánh Thần khác nhau, mà chỉ là một Thánh Thần duy nhất: Thánh Thần được thông ban vào tối ngày thứ nhất trong tuần Phục Sinh là Thánh Thần phát xuất từ thân xác sống lại của Chúa Kitô, c̣n Thánh Thần được ban xuống vào ngày Lễ Ngũ Tuần là Thánh Thần phát xuất từ Cha (x Jn 15:26). Nếu con người muốn được thông phần bản tính Thiên Chúa, sống sự sống thần linh của Ngài và với Ngài cần phải được tái sinh bởi trên cao, bởi nước và Thần Linh thế nào (x Jn 3:3-5), th́ Giáo Hội đă được tái sinh bởi nước khi lănh nhận Thánh Linh từ thân xác phục sinh của Chúa Kitô, và được tái sinh bởi Thần Linh (x Acts 1:5) khi lănh nhận Thánh Thần từ Cha sai đến như vậy. Nhận lănh Thánh Thần từ thân xác phục sinh của Chúa Kitô là Giáo Hội có cùng một Ư Thức Thần Linh của Con để nhận biết Cha, Đấng đă sai Con, và khi lănh nhận Thánh Thần từ Cha sai đến là Giáo Hội có cùng một Ư Thức của Cha để làm chứng cho Con. Kitô hữu cũng lănh nhận Thánh Thần qua Bí Tích Rửa Tội, như được tái sinh bởi nước, Thánh Thần của Chúa Kitô Phục Sinh, và họ cũng được lănh nhận Thánh Thần qua Bí Tích Thêm Sức, như được tái sinh bởi Thần Linh, Thánh Thần từ Cha sai đến.

 

Thật ra, nếu một khi yêu thương là Thiên Chúa yêu với tất cả tấm ḷng của ḿnh thế nào, th́ khi thông ban Thánh Thần cho loài người nói chung và Giáo Hội nói riêng, Ngài cũng thông ban trọn vẹn Thánh Thần cho họ, ban tất cả Thánh Thần của Ngài cho họ, chứ không phải ban từng chút Thánh Thần, ban từng phần Thánh Thần. Tuy nhiên, v́ tạo vật, tự bản chất bé mọn và khả năng hữu hạn, không thể nào chấp nhận Thánh Thần vô cùng siêu việt của Ngài, mà Thiên Chúa đă ban Thánh Thần của Ngài cho con người qua Lời Nhập Thể là Con Người Giêsu Kitô. Để rồi, Chúa Giêsu Kitô thông ban Thánh Thần của Người cho Giáo Hội bằng cuộc Vượt Qua của Người, rơ ràng nhất là vào tối ngày thứ nhất trong tuần khi Người từ trong cơi chết sống lại (x Jn 7:39, 20:22). Như Chúa Kitô càng thêm tuổi càng khôn ngoan nhân đức trước mặt Thiên Chúa và loài người thế nào (x Lk 2:52), tức càng lớn lên về thân xác và h́nh hài, Người càng tỏ Thánh Thần của Người ra và nơi Người ra thế nào, cho đến khi Người thông Thánh Thần của Người cho Giáo Hội vào tối ngày thứ nhất phục sinh trong tuần, th́ Thánh Thần nơi Giáo Hội từ buổi tối ngày thứ nhất phục sinh trong tuần ấy cũng hoàn toàn tỏ hiện vào Ngày Lễ Ngũ Tuần như vậy, một biến cố Giáo Hội được mặc lấy quyền năng từ trên cao (x Lk 28:49; Acts 1:8), để có thể thông ban Thánh Thần cho nhân loại, điển h́nh nhất qua bài giảng tiên khởi của các tông đồ (x Acts đoạn 2), cũng như qua những hoạt động truyền giáo của các vị được Sách Tông Vụ thuật lại. Tóm lại, nhờ Thánh Thần, con người mới được hiệp thông với Thiên Chúa là Thần Linh, Thiên Chúa Ba Ngôi, Đấng đă dựng nên họ “theo h́nh ảnh chúng ta và tương tự như chúng ta” (x Gen 1:26-27).

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

NHẬN RA THIÊN CHÚA BA NGÔI

BẰNG CẢM NHẬN T̀NH YÊU NGÀI

 

 

Trần Mỹ Duyệt

 

Mỗi lần suy về Chúa Ba Ngôi, Kitô hữu chúng ta đều có cùng một cám dỗ là muốn hiểu và muốn biết Thiên Chúa như thế nào? Và tại sao một Thiên Chúa mà lại có ba ngôi.

 

Cơn cám dỗ trên không những đă trở thành một cám dỗ đầy thu hút, đầy ṭ ṃ đối với những trí khôn b́nh thường, nhưng nó đă trở thành một thách đố đối với những trí khôn thông minh và thánh đức như của Augustine chẳng hạn. Rất tiếc không ai trong nhân loại có thể dùng cái lỗ cáy trí tuệ của ḿnh để chứa đựng biển cả càn khôn của Thiên Chúa được.

 

Thật khó để trí khôn con người có thể tri thức được Thiên Chúa. Càng không thể được khi con người muốn mổ xẻ, phân tích Thiên Chúa Ba Ngôi trong bản thể và thiên tính của Ngài; trong đó với ba Ngôi Vị: Cha, Con và Thánh Thần. Ba Ngôi là một Thiên Chúa. Augustine đă sa vào cái chước cám dỗ này, và v́ thành tâm kiếm t́m chân lư, ông đă được tha thứ. Có lẽ rút được kinh nghiệm ấy, nên Tôma A’quinas đă tỏ ra dè dặt và khiêm tốn hơn khi viết về Thánh Thể: “Ta hăy lấy Đức Tin bù lại, nếu giác quan không cảm thấy ǵ”. V́ chỉ có Đức Tin mới làm cho chúng ta tin rằng tấm bánh đă được truyền phép kia là Thánh Thể Chúa Giêsu. Và cũng chỉ có Đức Tin mới làm cho chúng ta tránh khỏi những thắc mắc về Thiên Chúa Ba Ngôi là điều tự nhiên con người muốn biết, nhưng ngược lại, không thể nào biết được.

 

Trong cái nh́n tự nhiên, điều làm cho con người dễ bị cám dỗ để phân tích về Chúa Ba Ngôi là những h́nh ảnh mà ta thường thấy “vẽ” về Thiên Chúa. Những h́nh ảnh mà trong đó Chúa Cha được tŕnh bày bằng h́nh một ông già râu tóc bạc phơ. Chúa Con với h́nh ảnh một thanh niên, đẹp trai, có mái tóc ngang vai, và bộ râu đầy tính nam giới. Và Chúa Thánh Thần qua h́nh ảnh một con bồ câu trắng với những luồng sáng tỏa quanh.

 

Hơn nữa, những điều mà phần đông Kitô hữu đă học thuộc ḷng nhưng ít khi thấu triệt, đó là Chúa Cha “sinh ra” Chúa Con. Chúa Con “sai” Chúa Thánh Thần xuống nhân danh Ngài sau khi Ngài đă về trời. Giữa “cha” và “con”. Và Chúa Thánh Thần là “t́nh yêu” của Ba Ngôi Thiên Chúa.

 

Giữa kẻ “sai” và người “bị sai” đă tạo nên một h́nh ảnh hết sức mơ hồ, lẫn lộn và khó hiểu. H́nh ảnh ông già, chàng thanh niên, và chim bồ câu lại tạo nên một sự so sánh, mà tự nhiên khiến ta không dễ chấp nhận đó là Ba Ngôi Thiên Chúa: Cha, Con và Thánh Thần. Làm thế nào Chúa Cha lại “sinh ra” Chúa Con mà không có mẹ. Và làm thế nào Chúa Thánh Thần lại được coi là t́nh yêu của giữa Cha và Con. Làm sao Thánh Thần lại bị “sai” xuống với các Tông Đồ và các tín hữu do Chúa Con.

 

Chúa Cha có phải là ông bố, và Chúa Con có phải là anh con trai. Và Chúa Thánh Thần có phải là một gạc nối giữa hai bố con ấy không? Và đó có phải là h́nh ảnh thật của Thiên Chúa Ba Ngôi không? Chắc chắn Thiên Chúa Ba Ngôi không phải là thế, nhưng là sao th́ chúng ta cũng không thể biết được, và c̣n lại duy nhất đức tin và những cảm nhận bằng t́nh yêu được thể hiện mà con người có thể nhận ra được bằng tấm ḷng thành kính và khiêm tốn.

 

Thật vậy, điều Augustine không làm đưọc, và đầu óc ông không thấu triệt được, th́ Thánh sử Gioan đă hé mở khi viết: “Thiên Chúa là t́nh yêu” (1 Gioan 4:8). Qua định nghĩa này, con người có thể và có khả năng cảm nhận được sự hiện hữu cũng như hiểu được phần nào Thiên Chúa như thế nào. V́ có ai mà không yêu và muốn được yêu? T́nh yêu, do đó, được coi như một nhu cầu và bản năng cần thiết cho cuộc sống con người. Thiếu t́nh yêu con người sẽ trở thành khô cằn, thảm sầu, thất vọng, khốn khổ và sẽ chết. Chính v́ thế, Thiên Chúa đă thông ban và chia sẻ t́nh yêu của Ngài cho thụ tạo, đặc biệt là với con người.

 

Theo giáo lư, Ngôi Cha yêu Ngôi Con và t́nh yêu ấy chính là Ngôi Thánh Thần. Sự gắn bó giữa Cha, Con, và Thánh Thần làm nên một cộng đồng yêu thương giữa Ba Ngôi và trong Chúa Ba Ngôi. Chính ở t́nh yêu này Thiên Chúa trở thành hạnh phúc, sung măn, và qua hành động thông ban, chia sẻ hạnh phúc của Ngài cho nhân loại, Ngài đă trở nên tốt lành, đáng mến, và đáng tôn thờ.

 

Do t́nh yêu, Ba Ngôi Thiên Chúa hiệp nhất và quân hoà trong những khác biệt giữa ngôi vị, và công việc. Theo Thánh Kinh, Ngôi Cha được biết đến qua hành động tạo dựng. Ngôi Con được biết đến qua hành động cứu chuộc. Và Ngôi Thánh Thần được biết đến qua hành động thánh hóa. Và cả Ba Ngôi hợp lại trở nên một Thiên Chúa đầy t́nh yêu, tốt lành, đáng mến, hạnh phúc và quyền năng vô biên.

 

Tóm lại, cảm nhận t́nh yêu Thiên Chúa Ba Ngôi trong việc tạo dựng, cứu chuộc và thánh hóa là cách thức dễ dàng nhất và thực tế nhất mà con người có thể làm khi suy về Chúa Ba Ngôi. Đặc biệt khi suy về t́nh yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa trong chính sự yêu thương nội tại của Ngài, và trong việc Ngài chia sẻ t́nh yêu ấy với các loài thụ tạo, trong đó có con người. Chúng ta qua Đức Tin và Thánh Kinh cảm nhận được t́nh yêu tạo dựng, t́nh yêu cứu độ, và t́nh yêu thánh hóa. Do một nguồn mạch yêu thương duy nhất là Thiên Chúa, và do cùng một Đấng Tạo Hóa.

 

Không do t́nh yêu Thiên Chúa vũ trụ và mọi sinh vật hữu h́nh và vô h́nh đă không được tạo dựng nên. Không do t́nh yêu Thiên Chúa, nhân loại đă không được cứu độ, và Chúa Giêsu đă không đến với trần gian, đă không mặc khải cho nhân loại biết về Thiên Chúa. Và nếu không do t́nh yêu Thiên Chúa, nhân loại dù đă được cứu chuộc vẫn không về được vĩnh hằng v́ không được thánh hóa và giúp cho hiểu được và biết cách xử dụng ơn huệ ấy.

 

Cảm nghiệm t́nh yêu, do đó, là một nhận thức rơ ràng về sự có mặt của Thiên Chúa, về cách thức Ngài hành xử và yêu thương con người, cũng như về đường lối Ngài cứu chuộc và thánh hóa con người. Nhưng rồi con người đối lại với t́nh yêu Thiên Chúa như thế nào? Và trong tương quan t́nh yêu ấy, con người đối xử với nhau như thế nào? Đó là những vấn nạn cần thiết để con người hiểu và yêu mến Thiên Chúa, hơn là dùng lư lẽ và trí khôn ḿnh phân tích hoặc mổ xẻ về Thiên Chúa là điều mà không những con người mà ngay cả thần thánh trên thiên đ́nh cũng không làm được. Bởi v́ Ngài là Thiên Chúa toàn năng, hằng hữu, vỹ đại, và uy quyền từ muôn thuở.