|
BÀI ĐỌC I: Act 2:1-11
“Các vị được tràn đầy Chúa
Thánh Thần và bắt đầu lên tiếng nói” Khi đến ngày Lễ Ngũ Tuần, tất cả các môn đệ đều tề tựu một nơi bỗng từ trời phát ra tiếng động như tiếng gió mạnh thổi đến, lùa vào đầy nhà nơi họ đang sum họp. Lại có những lưỡi như thể bằng lửa xuất hiện và rải rác đậu trên từng người. Hết thảy mọi người đều được tràn đầy Chúa Thánh Thần, và bắt đầu nói tiếng khác nhau tùy theo Thánh Thần ban cho họ nói. Khi ấy, cư ngụ tại Giêrusalem, có những người Do Thái đạo đức từ khắp các nước dưới gầm trời tụ về. Nghe tiếng ấy phát ra th́ đoàn lũ tuôn đến, tâm trí bỡ ngỡ, v́ mỗi người đều nghe các môn đệ nói tiếng thổ âm của ḿnh. Mọi người đều sửng sốt và bỡ ngỡ nói rằng: “Nào tất cả những người đang nói đây không phải là người Galilê ư? Nhưng tại sao mỗi người chúng tôi lại nghe họ nói tiếng bản xứ của chúng tôi: Chúng tôi là người Parthi, Mêđi, Êlam, Mêsopotamia, Giuđêa, Cappađôcia, Pontô, Tiểu Á, Phrygia, Pamphylia, Ai Cập, Lybia, cận Cyrênê, và người Rôma cư ngụ ở đây, là Do Thái và ṭng giáo, là người Crêta và Árập, chúng tôi đều nghe họ nói tiếng của chúng tôi, mà ca tụng những kỳ công của Thiên Chúa!” Mọi người đều sửng sốt bỡ ngỡ nói với nhau rằng: “Thế này nghĩa là ǵ?” Nhưng lại có người khác nhạo báng rằng: “Họ đầy rượu rồi.” Lời của Chúa.
Lạy Chúa, xin sai Thánh Thần Chúa đến, và xin canh tân bộ mặt trái đất. 1. Linh hồn tôi ơi, hăy chúc tụng Chúa , lạy Chúa là Thiên Chúa của tôi, Ngài quá ư vĩ đại! Lạy Chúa, thực nhiều thay công cuộc của Ngài! Địa cầu đầy dẫy loài thụ tạo của Ngài. 2. Ngài rút hơi thở chúng đi, chúng chết ngay và chúng trở về chỗ tro bụi của ḿnh. Nếu Ngài gởi hơi thở tới, chúng được tạo thành, và Ngài canh tân bộ mặt trái đất. 3. Nguyện vinh quang Chúa c̣n tới muôn đời, nguyện cho Chúa hân hoan v́ công cuộc của Chúa. Ước chi tiếng nói của tôi làm cho Chúa được vui, phần tôi, tôi sẽ hân hoan trong Chúa.
“Trong một Thánh Thần, tất
cả chúng ta được thanh tẩy để làm nên một thân thể” Anh em thân mến, không ai có thể nói: “Đức Giêsu là Chúa” mà lại không do Thánh Thần. Vậy có nhiều thứ ân sủng, nhưng chỉ có một Thánh Thần. Có nhiều thứ chức vụ, nhưng chỉ có một Chúa. Có nhiều thứ công việc, nhưng chỉ có một Thiên Chúa là Đấng làm mọi sự mọi trong người. Sự xuất hiện của Thánh Thần được ban cho từng người, tùy theo lợi ích. Cũng như chỉ có một thân thể, nhưng có nhiều chi thể, mà các chi thể tuy nhiều, nhưng chỉ là một nhân thể, th́ Chúa Kitô cũng vậy. V́ chưng trong một Thánh Thần, tất cả chúng ta được thanh tẩy để làm nên một thân thể, cho dù là Do Thái hay dân ngoại, nô lệ hay tự do: tất cả chúng ta đă uống trong một Thánh Thần. Lời của Chúa.
Lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài ngự đến, và tự trời tỏa ánh quang minh của Ngài ra! Lạy Cha kẻ cơ bần, xin Ngài ngự đến, Đấng ban ân huệ, Đấng soi sáng tâm hồn, xin ngự đến. Lạy Đấng an ủi tuyệt vời, là khách trọ hiền lương của tâm hồn, là Đấng ủy lạo dịu dàng. Chúa là sự nghỉ ngơi trong cảnh lầm than, là niềm an ủi trong lúc lệ rơi. Ôi sự sáng chứa chan hồng phúc, xin chiếu soi tràn ngập tâm hồn tín hữu của Ngài. Nếu không có Chúa trợ phù, trong con người c̣n chi thanh khiết, không c̣n chi vô tội. Xin Chúa rửa sạch điều nhơ bẩn, tưới gội chỗ khô khan, và chữa cho lành nơi thương tích. Xin uốn nắn điều cứng cỏi, sưởi ấm chỗ lạnh lùng, chỉnh đốn lại chỗ trật đường. Xin Chúa ban cho các tín hữu, là những người tin cậy Chúa, được ơn bảy nguồn. Xin ban cho họ được huân nghiệp nhân đức, được hạnh phúc cứu độ và được hoan hỉ đời đời.
“Như Cha đă sai Thầy, Thầy
cũng sai các con: Các con hăy nhận lấy Thánh Thần” Vào buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần, những cửa nhà các môn đệ họp đều đóng kín, v́ sợ người Do Thái, Chúa Giêsu hiện đến, đứng giữa các ông và nói rằng: “B́nh an cho các con”. Khi nói điều đó, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn Người. Bấy giờ các môn đệ vui mừng v́ xem thấy Chúa. Chúa Giêsu lại phán bảo các ông rằng: “B́nh an cho các con. Như Cha đă sai Thầy, Thầy cũng sai các con”. Nói thế rồi, Người thổi hơi và phán bảo các ông: Các con hăy nhận lấy Thánh Thần, các con tha tội cho ai, th́ tội người ấy được tha. Các con cầm tội ai, th́ tội người ấy bị cầm lại.” Phúc Âm của Chúa.
SUY NIỆM
Chứng Từ Ánh Sáng Muôn Dân – Vui Mừng và Hy Vọng
Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa mở màn cho Mùa Thường Niên hậu Giáng Sinh thế nào th́ Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống mở màn cho Mùa Thường Niên hậu Phục Sinh như vậy. Cho dù Mùa Thường Niên, một thời điểm bị gián đoạn bởi Mùa Chay và Mùa Phục Sinh, có được chia ra làm hai giai đoạn khác nhau như thế nhưng vẫn có một chủ đề duy nhất. Thật vậy, như trọng tâm của Mùa Vọng và Mùa Giáng Sinh là Mầu Nhiệm Chúa Kitô Nhập Thể, cũng như trọng tâm của Mùa Chay và Mùa Phục Sinh là Mầu Nhiệm Chúa Kitô Vượt Qua thế nào, th́ trọng tâm của Mùa Thường Niên hậu Giáng Sinh và hậu Phục Sinh là Mầu Nhiệm Chúa Kitô Chứng Tá. Đúng thế, trong Mùa Thường Niện hậu Giáng Sinh, phụng vụ của Giáo Hội cho thấy Mầu Nhiệm Chúa Kitô Chứng Tá hay Ánh Sáng, ở chỗ, chính Người làm chứng về Người là Đấng Thiên Sai nơi dân Do Thái, bằng những lời Người giảng dạy liên quan đến chính mạc khải thần linh siêu việt cùng với việc Người trừ quỉ và chữa lành. Cũng vậy, trong Mùa Thường Niên hậu Phục Sinh, phụng vụ Giáo Hội lại tiếp tục cho thấy Mầu Nhiệm Chúa Kitô Chứng Tá hay Ánh Sáng nơi Giáo Hội của Người, một Giáo Hội tự bản chất là truyền giáo (xem Sắc Lệnh Ad Gentes đoạn 2.1 và 6.6), một Giáo Hội bởi thế đă được Người trước khi về trời sai đi khắp thế giới rao giảng và làm chứng về Người (như được các đoạn cuối cùng của bộ ba Phúc Âm Nhất Lăm cho Lễ Thăng Thiên đề cập tới), và là một Giáo Hội đă được Người từ Cha sai Thánh Thần đến để Giáo Hội có thể thực sự trở thành chứng nhân sống động cho Người tới tận cùng trái đất (x Acts 1:8), sửa soạn cho việc Người tái giáng trong vinh quang (x Rev 21:2).
Đúng thế, Giáo Hội Chúa Kitô sẽ không thể nào trở thành chứng từ của Người và cho Người, nếu không có Thánh Thần. Bởi v́, muốn làm chứng cho Chúa Kitô, Giáo Hội phải thấu hiểu Chúa Kitô, phải cảm nghiệm được Chúa Kitô, phải hiệp nhất nên một với Chúa Kitô, phải sống Chúa Kitô, một trạng thái và là một tŕnh độ thần linh chỉ có thể xẩy ra với sự hiện diện của Thần Chân Lư, Đấng mà “khi đến Ngài sẽ dẫn các con vào tất cả sự thật” (Jn 16:13), tức dẫn Giáo Hội đến với Chúa Kitô và gặp được Chúa Kitô “là sự thật” (Jn 14:6), nói cách khác, Ngài sẽ làm cho Giáo Hội thấu triệt sự thật là Chúa Kitô, sống trong sự thật là Chúa Kitô và làm chứng cho sự thật là Chúa Kitô. Ngoài ra, muốn làm chứng cho Chúa Kitô, Đấng Tử Giá, Đấng bị thế gian ghét bỏ (x Jn 15:19-20), Giáo Hội c̣n cần phải có một sức mạnh siêu nhiên phi thường nữa. Chúa Thánh Thần chính là “quyền lực từ trên cao” (Lk 24:49), một quyền lực Giáo Hội cần phải được lănh nhận khi Chúa Thánh Thần hiện xuống rồi sau đó Giáo Hội mới có thể làm chứng cho Người (x Acts 1:8).
Đó là lư do, dù đă được lănh nhận Thánh Thần do Chúa Kitô phục sinh ban cho để có thể thấu triệt Thánh Kinh và chấp nhận chứng từ cho thấy Người là Đấng Tử Giá đă thực sự sống lại, các vị tông đồ vẫn cần phải chờ cho tới khi Chúa Thánh Thần Hiện Xuống nữa mới có thể bắt đầu chính thức công khai ra mặt làm chứng cho Đấng đă bị các vị trốn bỏ (x Mk 14:50) và chối bỏ (x Mt 26:69-75): “Các con sẽ lănh nhận quyền năng khi Thánh Thần xuống trên các con; thế rồi các con sẽ là những chứng nhân của Thày ở Giêrusalem, khắp Giuđêa và Samaria, thậm chí cho đến tận cùng trái đất” (Acts 1:8). Phải chăng đó là lư do khi hiện xuống trên từng vị tông đồ, Chúa Thánh Thần đă thần hiển qua hiện tượng “đột nhiên từ bầu trời có tiếng động mạnh như luồng gió thổi mạnh lùa vào đầy nhà” (ám chỉ tác dụng thúc đẩy thần linh nơi tâm hồn con người bất cứ lúc nào – x Jn 3:8), với “những lưỡi như lửa xuất hiện” (ám chỉ sứ vụ truyền đạt sự sống làm nung nấu tâm hồn người nghe, như đă xẩy ra nơi trường hợp hai môn đệ trên đường đi Emmau – x Lk 24:32), “tản ra và đậu trên đầu từng vị” (“trên đầu” chứ không phải ở những chỗ khác nơi thân thể các vị, và “từng vị” chứ không phải chung các vị, v́ Thánh Thần như linh hồn thấm nhập vào từng chi thể và chi phối mọi hoạt động của toàn thân).
Biến cố Chúa Thánh Thần Hiện Xuống là biến cố Ngôi Ba Thiên Chúa chính thức xuất hiện trên thế gian, tỏ ḿnh cho thế gian. Thế nhưng, biến cố này chỉ xẩy ra sau biến cố Nhập Thể (bao gồm cả biến cố Giáng Sinh, Vượt Qua và Thăng Thiên) của Ngôi Lời. Nếu so sánh về thời gian thời điểm tỏ ḿnh ra của Ba Ngôi Thiên Chúa th́ Ngôi Lời có vẻ ngắn nhất. Ngôi Cha tỏ ḿnh ra qua việc Tạo Thành loài người, nhất là qua những việc làm trực tiếp liên quan đến con người, được thực hiện trong suốt Lịch Sử Cứu Độ của dân Do Thái, một lịch sử kéo dài từ khi Ngài bắt đầu kêu gọi tổ phụ Abraham của dân tuyển chọn này cho tới khi Chúa Kitô Giáng Sinh theo gịng dơi của họ th́ kéo dài khoảng 2000 năm. Ngôi Lời tỏ ḿnh ra sống động nơi một Con Người lịch sử trong ṿng vỏn vẹn 33 năm tại mảnh Đất Hứa. Ngôi Thánh Thần chính thức tỏ ḿnh ra từ thời điểm Lễ Ngũ Tuần của dân Do Thái ở Giêrusalem và hiện diện nơi Đền Thờ Giáo Hội, cùng hoạt động trên thế gian qua Giáo Hội và với Giáo Hội Chúa Kitô, chẳng những tới nay đă gần 2000 năm mà c̣n cho tới khi Chúa Kitô tái giáng. Tuy nhiên, nếu thời gian hoạt động của Ngôi Thánh Thần từ sau khi Chúa Kitô Thăng Thiên cho tới khi Chúa Kitô Tái Giáng th́ có nghĩa là: thứ nhất, Ngôi Lời vẫn c̣n hiện diện và tỏ ḿnh ra một cách bí tích trong ḷng Giáo Hội và một cách sống động nơi công cuộc truyền giáo ngoại tại của Giáo Hội; thứ hai, vai tṛ của Ngôi Lời và Ngôi Thánh Thần gắn liền với nhau, ở chỗ, nếu Ngôi Lời Nhập Thể là để “tỏ Cha ra” (Jn 1:18) th́ Ngôi Thánh Thần đến là để làm chứng cho Chúa Kitô, để tỏ Chúa Kitô ra; thứ ba, chính v́ sứ vụ của ḿnh đến để tỏ Chúa Kitô ra mà Ngôi Thánh Thần chỉ thực sự và chính thức tỏ hiện sau khi Chúa Kitô Thăng Thiên và được chính Chúa Kitô Thăng Thiên từ Cha sai đến (x Jn 15:26)
Sáng ngày 5 tháng 9 năm 2000, tại Pḥng Báo Chí của Ṭa Thánh, Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin đă cho phổ biến một Bản Tuyên Ngôn mang tựa đề “Chúa Giêsu - Dominus Jesus”, liên quan đến Duy Nhất Tính của Chúa Giêsu Kitô và của Giáo Hội cùng Phổ Quát Tính Cứu Độ của Chúa Giêsu Kitô và của Giáo Hội. Trong bản tuyên ngôn này, Giáo Hội đă minh định mối liên hệ mật thiết giữa sứ vụ của Chúa Kitô và vai tṛ của Thánh Thần như sau:
“Cũng có những người nêu lên giả thiết cho rằng công cuộc của Chúa Thánh Thần th́ bao rộng phổ quát hơn công cuộc của Lời Nhập Thể, Đấng tử giá và phục sinh. Chủ trương này cũng trái với đức tin Công Giáo, một đức tin chủ trương ngược lại, ở chỗ, coi việc nhập thể cứu độ của Lời như là một biến cố của cả Ba Ngôi Thiên Chúa vậy. Theo Tân Ước, mầu nhiệm về Chúa Giêsu, Lời Nhập Thể, làm nên nơi cho Chúa Thánh Thần hiện diện cũng như trở thành nguyên lư cho việc tuôn tràn Thần Linh xuống trên nhân loại, chẳng những vào thời kỳ cứu độ (x Acts 2:32-36; Jn 7:39, 20-22; 1Cor 15:45), mà c̣n vào cả trước thời gian Người đi vào lịch sử nữa (x 1Cor 10:4; 1Pet 1:10-12)... Chúa Kitô hiện đang hoạt động nơi tâm can nhân loại bằng quyền lực của Thần Linh Người... Chính Thần Linh là Đấng gieo ‘hạt giống lời Chúa’ hiện diện nơi các tập tục và văn hóa khác nhau, làm cho những lănh vực này hoàn toàn nên trọn trong Chúa Kitô’ (Đức Gioan Phaolô II, Thông Điệp Redemptoris Missio, 28; về ‘hạt giống Lời Chúa’ cũng xem cả Thánh Justine tử đạo, Hộ Giáo Thứ Hai 8, 1-2; 10, 1-3; 13, 3-6; ed. E.J. Goodspeed, 84; 85; 88-89). Khi công nhận sứ vụ cứu độ trong lịch sử của Thần Linh nơi toàn thể vũ trụ cũng như trong toàn bộ lịch sử nhân loại (cùng nguồn của ĐTC/GPII vừa dẫn, 28-29), Huấn Quyền c̣n xác nhận: ‘Đây là chính Vị Thần Linh đă hoạt động trong việc nhập thể, trong đời sống, trong cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa Giêsu, cũng là Đấng hoạt động trong cả Giáo Hội nữa. Bởi thế, Ngài không phải là một thứ hoán vị thay cho Chúa Kitô, và Ngài cũng không phải là một thứ khỏa lấp, đôi khi theo người ta nghĩ, giữa Đức Kitô và Ngôi Lời. Bất cứ những ǵ Thần Linh làm phát sinh nơi tâm trí con người cũng như nơi lịch sử của các dân tộc, nơi văn hóa và tôn giáo, đều giúp vào việc sửa soạn cho Phúc Âm, và chỉ có thể hiểu được trong mối tương quan với Chúa Kitô là Lời, Đấng đă mặc lấy xác thịt bởi quyền phép Thần Linh, và, v́ là một con người toàn vẹn, Người đă cứu độ toàn thể nhân loại và thâu tóm tất cả mọi sự’ (cùng nguồn của ĐTC/GPII vừa dẫn, 29). Tóm lại, hoạt động của Thần Linh không ở ngoài hay song song với hoạt động của Chúa Kitô. Chỉ có một công cuộc cứu độ duy nhất của một Thiên Chúa Duy Nhất và Ba Ngôi, được thể hiện nơi mầu nhiệm nhập thể, nơi cuộc tử nạn và phục sinh của Con Thiên Chúa, được hiện thực nhờ việc hợp tác của Thánh Linh, và được vươn tới toàn thể nhân loại cùng toàn thể vũ trụ ở giá trị cứu độ của công cuộc này: ‘Thế nên, không ai có thể được hiệp thông với Thiên Chúa ngoại trừ qua Chúa Kitô và nhờ hoạt động của Chúa Thánh Thần’ (cùng nguồn của ĐTC/GPII vừa dẫn, 5)”. (Tuyên Ngôn, đoạn 12.1, 12..5 và 12.6).
Thật ra, theo Dự Án Cứu Độ, như Lịch Sử Cứu Độ chứng thực, những chứng tích đă được ghi nhận trong Thánh Kinh Cựu Ước, th́ để cứu độ cả dân Do Thái lẫn nhân loại, Thiên Chúa chẳng những sai Con Ngài đến trần gian theo huyết tộc Do Thái mà c̣n tuôn đổ cả Thánh Thần của Ngài xuống trên toàn thể nhân loại nữa. Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo đă xác nhận sự kiện hay mạc khải thần linh này như sau: “’Này đây Ta đang thực hiện một điều mới mẻ’ (Is 43:19). Có hai chiều hướng được phát triển, một dẫn đến việc trông đợi Đấng Thiên Sai, và một hướng đến việc loan báo về Thần Trí mới. Cả hai chiều hướng này được đồng qui nơi thành phần Sống Sót nhỏ bé, thành phần bần cùng, những người hy vọng đợi trông ‘niềm an ủi của dân Do Thái’ cùng ‘việc cứu chuộc Giêrusalem’ (x Zeph 2:3; Lk 2:25,38)” (số 711); “Những đặc tính của một Đấng Thiên Sai được đợi trông bắt đầu xuất hiện nơi cuốn ‘Sách Emmanuel’, nhất làở hai câu đầu tiên của đoạn 11 Sách Isaia: ‘Từ gốc Jesse sẽ nẩy ra một chồi… Thần Linh Chúa sẽ ngự trên Người, thần linh khôn ngoan và thông hiểu…’” (số 712); “Những bản văn tiên tri trực tiếp liên quan đến việc sai Thánh Linh đến là những lời Thiên Chúa nói với cơi ḷng của dân Ngài bằng một thứ ngôn ngữ hứa hẹn, nhấn mạnh đến vấn đề ‘yêu thương và thủy chung’ (x Ezek 11:19, 36:25-28, 37:1-14; Jer 31:31-34; Joel 3:1-5). Thánh Phêrô tuyên bố những lời tiên tri này đă được nên trọn vào buổi sáng của Ngày Lễ Ngũ Tuần (x Acts 2:17-21). Theo những lời hứa hẹn này th́ vào lúc ‘cuối thời’, Thần Linh Chúa sẽ canh tân ḷng trí con người, bằng cách ghi khắc lề luật mới nơi họ. Ngài sẽ tập hợp và ḥa giải các dân nước bị phân tán và phân rẽ; Ngài sẽ canh tân biến đổi cuộc tạo dựng đầu tiên, và Thiên Chúa sẽ ngự ở đó với con người trong an b́nh” (số 714).
Tuy nhiên, Thiên Chúa Ngôi Cha sẽ không bao giờ và không thể nào tuôn đổ Thánh Thần của Ngài xuống trên nhân loại nếu trước hết Ngài không sai Con Ngài đến trần gian. Bởi v́, không một tạo vật thuần túy nào, kể cả đệ nhất phẩm thiên thần, hay không một con người thuần túy nào, kể cả Nhân Vật Đệ Nhất Ân Sủng là Trinh Nữ Sinh Con Đầy Ân Phúc Maria, có thể chứa đựng nổi Thánh Thần vô cùng viên măn của Ngài. Chỉ một ḿnh Con Người Lịch Sử Giêsu Nazarét là Con Thiên Chúa mới có đủ tư cách sở hữu (đúng hơn thừa hưởng) và khả năng dung chứa tất cả Thánh Thần Thiên Chúa mà thôi. Có thể nói Mầu Nhiệm Nhập Thể vừa là đường lối vừa là mục tiêu để Thiên Chúa tuôn đổ Thánh Linh của Ngài xuống trên nhân loại. Đúng thế, ngay từ khi Ngôi Lời Nhập Thể, Ngôi Cha đă tuôn đổ tất cả Thánh Thần của Ngài xuống trên loài người, và Ngôi Thánh Thần, qua chính bản thân Con Người Giêsu Kitô, cụ thể là qua Lời Chúa Kitô nói và việc Chúa Kitô làm, nhất là qua cuộc Vượt Qua của Chúa Kitô, cũng đă bắt đầu tỏ ḿnh ra cho tới tột đỉnh của Ngài vào Ngày Lễ Ngũ Tuần. Phần Lời Nhập Thể là Chúa Giêsu Kitô trong khi tỏ Cha ra Người đồng thời cũng bắt đầu thông ban Thánh Thần nơi Người và của Người ra cho nhân loại nói chung, một tân nhân loại có mầm mống của ḿnh nơi thành phần chứng nhân tiên khởi là các vị tông đồ, thành phần đầu tiên đă được Chúa Kitô thông ban Thánh Thần của Người cho sau khi Người từ trong cơi chết sống lại, để các vị thông đạt cho nhân loại sau đó qua chứng từ, lời rao giảng và phép bí tích (x Jn 20:22-23; Lk 24:45,47). Phải, Chúa Kitô Phục Sinh đă công khai thông ban Thánh Thần tràn đầy nơi thân xác vinh hiển của Người cho những ai tin vào Người (x Jn 7:37-39), để họ chẳng những thấu triệt Đấng Thiên Sai mà c̣n có thể sống động và trung thực làm chứng cho Người trên thế gian.
Nếu Thánh Thần được Chúa Kitô từ Cha sai đến là để làm chứng cho Người th́ ai không có Thánh Thần của Người sẽ không thể nào nhận biết Người và tuyên xưng “Chúa Giêsu là Chúa” (1Cor 12:3). Và trong việc làm chứng cho Chúa Kitô, Thánh Thần làm sáng tỏ ba vấn đề, đó là vấn đề tội lỗi, vấn đề công chính và vấn đề luận phạt (x Jn 16:8).
Trước hết, Thánh Linh sẽ làm sáng tỏ vấn đề tội lỗi liên quan đến thế gian, ở chỗ, Ngài chiếu tỏa Chúa Kitô “là ánh sáng thế gian” (Jn 8:12) ra qua đời sống chứng nhân của các phần tử Giáo Hội Chúa Kitô, cho thế gian thấy rằng những việc họ “yêu tối tăm hơn ánh sáng” (Jn 3:19) đă làm không hợp với ư muốn trọn hảo của Thiên Chúa (x Acts 17:30), theo tinh thần Phúc Âm Chúa Kitô, bởi thế họ cần phải ăn năn hối cải trở về với sự thật giải phóng (x Jn 8:32) là Chúa Kitô Cứu Thế. Chính v́ thế, thành phần môn đệ của Đấng Phục Sinh mới được Người truyền phải rao giảng sự ăn năn thống hối để được ơn tha thứ (x Lk 24:47), cũng như cần phải ban bí tích ḥa giải (x Jn 20:23) cho riêng thành phần Kitô hữu lỗi phạm, v́ mỗi lần Kitô hữu lỗi phạm là họ, minh nhiên hay mặc nhiên, trực tiếp hay gián tiếp, vô t́nh hay cố t́nh, chối bỏ Thày ḿnh như tông đồ Phêrô lầm lạc yếu đuối.
Sau nữa, Thánh Linh c̣n làm sáng tỏ vấn đề công chính liên quan đến riêng thành phần Kitô hữu môn đệ của Chúa Kitô, ở chỗ, Ngài làm cho họ lớn lên trong Chúa Kitô, làm cho họ cắm rễ sâu trong Chúa Kitô bằng đức tin (x Col 2:7), làm cho họ thấu triệt Chúa Kitô bằng đức tin thuần túy chứ không phải bằng t́nh cảm hay lư trí, giúp họ sống trọn giáo huấn của Người, để họ đạt đến tầm vóc thành toàn của Người (x Eph 4:13,15).
Sau hết Thánh Linh c̣n làm sáng tỏ vấn đề luận phạt liên quan đến tên vương chủ thế gian, ở chỗ, Ngài làm cho vương quốc của Chúa Kitô Vượt Qua đă thiết lập trên thế gian phát triển cho tới tầm vóc diễm lệ như tân nương nghênh đón phu quân (x Rev 21:2), một vương quốc được hiện thân nơi Giáo Hội của Người, một Giáo Hội dù được chăn dắt bởi những con người hèn yếu đại diện Người trên trần gian, như giáo sử hiển nhiên cho thấy, song quyền lực hỏa ngục vẫn không thể nào hủy hoại (x Mt 16:18).
Tóm lại, Thánh Thần được sai đến để canh tân bộ mặt trái đất ở chỗ làm cho dung nhan của Con Thiên Chúa Làm Người được ngời sáng trên gương mặt của Giáo Hội là Ánh Sáng Muôn Dân - Lumen Gentium, là Vui Mừng và Hy Vọng - Gaudium et Spes cho thế giới.
Theo Thánh Kư Luca thuât lại là bà Isave được đầy Chúa Thánh Thần đă lên tiếng chúc khen Mẹ Maria diễm phúc. Thế nhưng, bà chỉ được đầy Chúa Thánh Thần, như Phúc Âm thuật lại, sau khi thai nhi Gioan Tẩy Giả nhẩy mừng trong ḷng bà mà thôi. Tuy nhiên, sở dĩ thai nhi Gioan Tẩy Giả có thể nhẩy mừng trong ḷng mẹ ḿnh vào lúc được sáu tháng ấy, một biến cố được các thánh cho là ngài được khỏi tội tổ tông ngay lúc bấy giờ, là v́ người đang cưu mang thánh nhân nghe thấy lời chào của Mẹ Maria. Như thế không phải là Mẹ Maria ở đâu th́ Thánh Thần tràn đầy ở đó hay sao? Và sở dĩ Mẹ tràn đầy Thánh Thần là v́ Mẹ đang cưu mang Con Thiên Chúa, tức đang cưu mang chính Đấng đến làm phép rửa Thánh Thần. Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, Lễ Mẹ Thăm Viếng 31/5/2003
“THÁNH THẦN KHẤN XIN NGỰ ĐẾN…”(Lm. Anphong Trần Đức Phương) Theo Sách Tông Đồ Công Vụ( cuốn sách ghi lại các hoạt động truyền giáo của các Thánh Tông Đồ vào thuở ban đầu của Giáo Hội), Chúa Giêsu sau khi sống lại, đă hiện ra với các Thánh Tông Đồ nhiều lần trong ṿng “40 ngày” (Cv 1:3) Trong những lần hiện ra đó, Chúa Giêsu Phục Sinh đă “nói chuyện với các Ông về Nước Trời”, củng cố đức tin cho các Ông về việc Chúa thực sự đă sống lại, chuẩn bị tâm hồn các Ông để “đón nhận Chúa Thánh Thần” và trao cho các Ông nhiệm vụ truyền giáo “cho đến tận cùng trái đất”. Sau đó Chúa Giêsu đă “lên Trời trước mặt các Ông” (Cv 1:1-9).
“Chúa Giêsu Lên Trời” chỉ có nghĩa là Ngài không c̣n hiện ra với các Tông Đồ nữa; tuy nhiên, Chúa Giêsu vẫn ở cùng các Thánh Tông Đồ và Giáo Hội Chúa, như lời Chúa đă hứa “Thầy vẫn c̣n ở với chúng con mỗi ngày cho đến tận thế…” (Mat 28:20). Chúa Giêsu vẫn họat động truyền giáo với các Thánh Tông đồ: “Các Tông đồ ra đi rao giảng các nơi, có Chúa cùng họat động với các Ông…) (Matcô 16,20…). Chúa Giêsu vẫn là vị Chủ Chăn Chính của Giáo Hội. Các Đức Giáo Ḥang chỉ là vị “Đại Diện” (Vicar) của Chúa Giêsu nơi trần gian; nhưng không “kế vị” Chúa Giêsu. Qua họat động của Chúa Thánh Thần, Chúa Giêsu vẫn rao giăng, ban ơn Thánh hóa chúng ta qua các phép Bí Tích, ban ơn tha tội, Tế lễ trên Bàn Thờ, nuôi dưỡng chúng ta bằng Ḿnh và Máu Thánh Chúa trong Bí Tích Thánh Thể…
Trước khi “Lên Trời”, Chúa Giêsu đă hứa với các Thánh Tông Đồ là Chúa Thánh Thần sẽ đến (Cv 1:8); (Gn 16:7…). Chúa Thánh Thần là “Đấng Bảo Trợ” (The Advocate), là “Đấng an ủi” (the “Paraclete”, “Comforter”).
Đúng như lời Chúa Giêsu đă hứa, Chúa Thánh Thần đă hiện xuống dưới “h́nh lửa” trên từng Tông Đồ và các Tông Đồ “được tràn ngập ơn Chúa Thánh Thần” (Cv 2: 1-4). Ngày đó trùng vào ngày Lễ Ngũ Tuần. Lễ Ngũ Tuần là Đại Lễ của Do Thái Giáo, vào đúng vào ngày thứ 50 sau ngày Chúa Giêsu sống lại (‘Pentecost’ ‘ngày thứ 50); v́ thế chúng ta mừng Lễ Chúa Thánh Thần vào ngày thứ 10 sau Lễ Chúa lên Trời. Lễ Chúa Giêsu Lên Trời được mừng vào ngày Thứ Năm sau Chúa Nhật VI mùa Phục Sinh (đúng 40 ngày sau Chúa Nhật Phục Sinh), nhưng thường được chuyển vào Chúa Nhật VII mùa Phục Sinh. Như vậy Lễ Chúa Thánh Thần được mừng vào Chúa Nhật sau Chúa Nhật VII mùa Phục Sinh; sau đó chúng ta bước sang Mùa Thường Niên, chu kỳ II.
Ngày Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống là ngày khởi đầu của Giáo Hội, ngày “Sinh Nhật” của Giáo Hội, cũng là ngày khởi đầu công cuộc truyền giáo của Giáo Hội. Ơn Chúa Thánh Thần đă biến cải các Tông đồ trở nên những người can đảm, những người thông hiểu Kinh Thánh và nhớ lại các điều Chúa Giêsu đă giảng dạy. Các Ngài không c̣n “đóng kín cửa v́ sợ người Do Thái” (Ga 20:19); nhưng bắt đầu rao giảng cho dân chúng đang tụ họp chung quanh nơi các Ngài ở (Cv 2:14…) và đă có nhiều người ăn năn sám hối và xin chịu Phép Rửa để gia nhập Giáo Hội Chúa (Cv 2:41).
Từ ngày đó, nhờ ơn Chúa Thánh Thần, công cuộc truyền giáo của Giáo hội tiếp tục phát triển qua thời gian cho đến ngày nay, và Giáo hội được mở rộng đến các dân tộc (Luca 24:47) để đem Tin Mừng t́nh thương và ơn cứu rỗi đến cho mọi người, để “ai tin th́ sẽ được cứu rỗi….” (Matcô 16:15…). Qua các thời gian, Chúa Thánh Thần vẫn che chở Giáo hội Chúa qua “mọi cơn gian nan khốn khó!”; qua bao cuộc “bách hại” khủng khiếp.
Ngay từ thuở ban đầu, Giáo hội đă bị “bách hại” mà vị tử đạo đầu tiên là Thánh Têphanô. Các Giáo hữu đầu tiên đă phải tản mát đi khắp nơi để bảo vệ đức tin và đi đến đâu lại rao truyền Đạo Thánh Chúa cho mọi người họ gặp gở hàng ngày; nhờ thế càng thêm nhiều người được rao giảng Tin Mừng và gia nhập Giáo Hội Chúa. Đó là phong trào “Diaspora” của người Kytô hữu thuở Giáo hội lúc ban đầu.
Khi Giáo hội tràn lan đi khắp nơi, tới Thủ đô Rôma th́ cuộc bách hại trở nên dử dội hơn với Néron và nhiều Ḥang Đế Rôma khác, suốt hai ba thế kỷ cho đến năm 313. Trong những cuộc bách hại đó, từ các vị Giáo Ḥang (mà đầu tiên là Thánh Phêrô), các Giám Mục, và mọi Kytô hữu đều bị lùng bắt và bị hành hạ dă man cho đến chết, có người bị thiêu sống, có người bị ném cho thú dử ăn thịt nơi các hư trường tại Rôma. Thánh Phaolô và các Tông Đồ đều bị tử đạo. Thánh Gioan bị đày ra đảo Patmos . Lúc đó chẳng có một tổ chức “Nhân quyền”nào, hoặc một tổ chức nào có thể lên tiếng để bênh vực. Các vua chúa có ṭan quyền bách đạo. Các Tin hữu không c̣n đường nào trốn chạy, phải vào các Nghĩa trang để đào các hầm mộ mà trú ẩn trong ngững điều kiện thật khổ sở; đó là các “Catacombes” đào sâu xuống đất và dài hằng cây số. Các “Hầm Mộ” hiện c̣n ở Rôma, mà khách hành hương có thể đến thăm viếng để thấy đức tin của các tín hữu lúc ban đầu mạnh mẽ như thế nào. Tất cả đều nhờ ơn Chúa Thánh Thần. Cũng nhờ ơn Chúa Thánh Thần họat động trong Giáo hội mà dù bách hại tàn bạo như vậy, nhưng Giáo hội tại Rôma lúc đó không bị tiêu diệt, trái lại vẫn triển nở, vẫn lan tràn đi khắp nơi cho đến ngày nay. Trái lại các Ḥang Đế Rôma cũng như đế quốc Rôma hùng vĩ như vậy đă tan biến đi, nay chỉ c̣n là “vang bóng một thời”.
Ngay tại quê hương Viêt Nam, Giáo hội lúc ban đầu cũng bị các vua chúa triều Nguyễn bách hại thật tàn bạo và bằng nhiều cách khôn khéo , như chủ trương “Gia Tô phân sáp…” Tất cả đều nhằm tiêu diệt Đạo Chúa, dù mới được chớm nở tại quê hương chúng ta. Dầu vậy Giáo Hội tại Việt Nam cũng đă không bị tiêu diệt, mà vẫn triển nở; c̣n các triều đại Nhà Nguyễn đều đă đi vào dỉ văng.
Nếu không có Chúa Thánh Thần nâng đở che chở làm sao Giáo hội mới chớm nở ở Rôma, ở Việt Nam, và nhiều nơi khác trên thế giới không bị tiêu diệt dù bị đàn áp tàn bạo như vậy. Những người Cộng Sản vô thần cũng đă t́m đủ mọi cách để tiêu diệt đức tin của các tín hữu nơi các nước họ đă chiếm được. Với những tính tóan rất kỷ lưỡng họ đă tin tưởng mạnh mẻ là Giáo hội sẽ bị họ tiêu diệt mau chóng ở khắp nơi họ tràn đến; nhưng chế độ Công Sản đă bị sụp đổ ở hầu hết các nơi; nhưng Giáo hội ở các nơi đó vẫn không bị tiêu diệt mà vẫn phát triển nhờ Chúa Thánh Thần che chở, giử ǵn.
Đạo Thánh Chúa không phải chỉ bị bách hại ở một nơi nào đó, vào một thời kỳ nào đó; nhưng luôn bị bách hại ở mọi nơi và dưới thật nhiều h́nh thức khác nhau do mưu mô của “ma quỷ thế gian” bày đặt ra ; v́ “bóng tối th́ luôn ghét ánh sáng…”. Chúng ta hăy luôn cầu xin Chúa Thánh Thần ngự đến để canh tân thế giới chúng ta, để bảo vệ nhân quyền và tự do Tôn giáo, “ hiệp nhất chúng ta nên một” trong cùng một gia dinh nhân loại và ban ḥa b́nh cho các tâm hồn , các gia đ́nh và thế giới chúng ta.
Xin Chúa Thánh thần ngự đến giúp chúng ta là các tín hữu của Chúa, luôn biết sống làm sao để “làm chứng cho Chúa” bằng chính đời sống lương thiện, công chính, và ḥa hợp, yêu thương đối với mọi ngừơi. Xin Chúa Thánh thần ngự đến để giúp chúng ta biết đem Tin Mừng t́nh thương của Chúa đến cho mọi ngừơi chung sống với chúng ta trong cuộc sống hàng ngày: trong gia đ́nh, trong khu xóm, nơi sở làm, trừơng học…Xin Chúa Thánh thần ngự đến để ǵn giữ Gíao Hội qua mọi cuộc bách hại, và ǵn giữ chúng ta luôn nắm vững Đức Tin tinh tuyền giữa bao chủ trương sai lạc của thế giới hôm nay.
T̀NH YÊU VÀ QUYỀN BÍNH Ga 21:15-19 Cuộc khủng hoảng hôm nay bắt nguồn từ hàng lănh đạo. Lănh đạo chỉ lo xử dụng quyền bính, bất chấp thực tế. Nhưng có khuôn mặt nào tượng trưng quyền bính Giáo hội bằng Phêrô ? Thế mà, trước khi trao quyền cho ông, Đức Giêsu đă đặt vấn đề ǵ? Sao Chúa không chọn trong hàng thân tộc để dễ dàng trao phó việc điều hành Giáo hội? Sao Chúa không bắt chước những bậc khôn ngoan, lựa chọn “phe ta” vào hàng chóp bu Giáo hội, có phải khôn ngoan và bảo đảm hơn không ?! Hôm ấy, giữa bầu khí hân hoan ngày phục sinh, các môn đệ quây quần bên Chúa trên bờ hồ Tibêria. Đang vui mừng và phấn khởi như thế, bỗng dưng hướng về Phêrô, Thày đặt vấn đề : “Này anh Simôn, con ông Gioan, anh có mến Thày hơn các anh em này không ?” (Ga 21:15) Không phải một lần, nhưng tới ba lần ông nghe điệp khúc ấy. Ông không tin tai ḿnh nữa. Chưa bao giờ khuôn mặt Phêrô lại tái nhợt đến thế. Nhưng thực tế vẫn là thực tế. Phải chăng Thày có ư khơi sâu hố ngăn cách giữa Thày và môn đệ v́ đêm phản bội ấy? Nếu sau khi nghe Phêrô khẳng quyết, Thày không nói thêm ǵ nữa, chắc chắn không tránh khỏi ngộ nhận. Nếu câu hỏi đó được đặt cho Gioan, chắc chắn ông sẽ móc hết ruột gan cho Chúa coi. Nhưng vấn đề yêu thương lại được đặt ra cho một anh chàng đă từng phản bội như Phêrô. Cháy nhà mới ra mặt chuột ! Một con người như thế mà Thày dám trao cho chức vị lớn lao và nhiệm vụ nặng nề như vậy! Thày có khôn ngoan không ?! Tại sao Thày không chọn Gioan đă đến tận chân Thánh giá chứng kiến giờ hấp hối của Chúa ? Tại sao Thày không chọn một người bằng cấp “đầy ḿnh” và địa vị ngất ngưởng trong xă hội như Mathêu, mà lại chọn một anh thuyền chài “dốt đặc cán mai” như Phêrô ? Tại sao Thày không chọn Giacôbê là người trong thân tộc của ḿnh ? Khi lựa chọn Phêrô, Thày đă dựa trên tiêu chuẩn nào ? Thật là huyền nhiệm ! Lịch sử đă chứng minh Thày không sai khi chọn Phêrô ! Không biết Thày nh́n như thế nào mà thấy trước tương lai hàng ngàn năm như vậy ?! Phêrô đă không phụ ḷng tin của Thày. Sở dĩ ông có thể quay một góc 180 độ với đêm tối đó, v́ ông nhớ măi cảnh ăn uống tại Biển Hồ Tibêria hôm nay. Ba lần được hỏi về điểm yếu nhất của ḿnh, Phêrô biết Thày muốn ǵ rồi. Tuy đau đớn, nhưng Phêrô cũng chấp nhận “thuốc đắng dă tật.” Từ nay ông biết phải làm ǵ và nghĩ ǵ khi đảm nhận vai tṛ lănh đạo dân Chúa. Không phải uy quyền sẽ làm ông thành công trong việc điều hành Giáo hội. Trái lại, chính mối tương quan sâu xa với Thày mới quyết định tất cả. Hơn mọi người, ông phải tăng cường độ yêu mến Chúa gấp ba lần. Ông đă không chối Thày nữa, trái lại c̣n hùng hồn chứng tỏ tất cả chiều sâu và độ nồng nhiệt yêu mến Thày khi chấp nhận chết như Thày. Ông c̣n khiêm tốn không dám nằm trên khổ giá b́nh thường như Thày. Trái lại, ông đă xin lư h́nh giọng ngược đầu ông xuống đất. Kinh khủng thật ! Thái độ khiêm tốn và can đảm đó đă nói lên tất cả phong cách của ông khi lănh đạo Giáo Hội tiên khởi như thế nào. Ông thành công v́ đă bước theo Thày (x. Ga 21:19). Lạy Chúa, qua việc Chúa lựa chọn Phêrô, Chúa đă cho chúng con thấy Giáo hội không phải là công tŕnh của con ngươi, nhưng là của Thiên Chúa ! Giáo hội không phải là một công cụ phục vụ cho những tham vọng quyền bính và danh vọng. Trái lại, Chúa đă xây Giáo hội v́ t́nh yêu và cho t́nh yêu. Không t́nh yêu, quyền bính trở thành vô nghĩa và vô ích. Xin cho con quay một góc 180 độ để bước theo Thày mà sống hết t́nh với Chúa và anh em ! đỗ lực dzuidze@yahoo.com
VAI TR̉ CỦA CHÚA THÁNH THẦN TRONG ĐỜI SỐNG ĐẠO?
Trong Kinh Thánh, Chúa Thánh Thần được mô tả qua những biểu tượng rất phong phú, rất cụ thể và thật là gần gũi với đời sống của chúng ḿnh: · NƯỚC: "Thật, tôi bảo thật ông: không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không sinh ra bởi nước và Thần Khí” (Jn 3:5). · LỬA: “Họ thấy xuất hiện những h́nh lưỡi giống như lưỡi lửa tản ra đậu xuống từng người một. Và ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tuỳ theo khả năng Thánh Thần ban cho (Acts 2: 3-4) . · HƠI THỞ: “Người thổi hơi vào các ông và bảo: "Anh em hăy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, th́ người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, th́ người ấy bị cầm giữ” (Jn 20:22-23) . · CHIM BỒ CÂU: “Thánh Thần ngự xuống trên Người dưới h́nh dáng chim bồ câu” (Lk 3:22). · ĐỀN THỜ: “Anh em lại chẳng biết rằng thân xác anh em là Đền Thờ của Thánh Thần sao? Mà Thánh Thần đang ngự trong anh em là Thánh Thần chính Thiên Chúa đă ban cho anh em” (1 Cor 6:19) Trong tất cả mọi sứ mạng của Giáo Hội và trong đời sống của mọi Kitô Hữu, Chúa Thánh Thần đóng một vai tṛ hết sức quan trọng và rất cần thiết cho đời sống đức tin bởi v́: · “Không ai có thể kêu Đức Giêsu là Chúa nếu không là trong Chúa Thánh Thần” (1 Cor 12:3b) · “Để tiếp xúc với Đức Kitô, trước hết phải được Chúa Thánh Thần đánh động. Chính [Chúa Thánh Thần] đến đón chúng ta và khơi dậy niềm tin trong chúng ta…Sự sống có nguồn mạch nơi Chúa Cha và được ban tặng cho chúng ta trong Chúa Con, đă được thông ban cho chúng ta bởi Chúa Thánh Thần cách thâm sâu…” (Giáo Lư Công Giáo # 683). C̣n nữa, Chúa Thánh Thần là Đấng thánh hóa, ǵn giữ và làm cho mọi Kitô Hữu thăng tiến về mọi khía cạnh là v́ Ngài chính là: · NGUỒN SỐNG: "Từ ḷng Người, sẽ tuôn chảy những ḍng nước hằng sống. Đức Giê-su muốn nói về Thần Khí mà những kẻ tin vào Người sẽ lănh nhận” (Jn 7:38-39). · NGUỒN SỨC MẠNH & CAN ĐẢM: “Khi người ta nộp anh em, th́ anh em đừng lo phải nói làm sao hay phải nói ǵ, v́ trong giờ đó, Thiên Chúa sẽ cho anh em biết phải nói ǵ: thật vậy, không phải chính anh em nói, mà là Thần Khí của Cha anh em nói trong anh em” (Mt 10:19-20). · NGUỒN GỐC SỰ KHÔN NGOAN THÔNG THÁI: “Khi ông Phao-lô đặt tay trên họ, th́ Thánh Thần ngự xuống trên họ, họ nói tiếng lạ và nói tiên tri (Acts 19:6). · ĐẤNG BẢO TRỢ, CỐ VẤN KỲ DIỆU: “Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đă nói với anh em” (Jn 14:26). Tôi nghĩ rằng anh chị em giáo dân Việt Nam chúng ta đă nhận thức được khá rơ ràng sự hiện diện cũng như vai tṛ quan trọng của Chúa Thánh Thần trong Giáo Hội và trong đời sống đức tin cho nên người ta mới có những thói quen, tập quán rất tốt đẹp trong những việc đạo đức, ví dụ như: · Trước khi khai mạc giờ chia sẻ Lời Chúa, học hỏi Kinh Thánh, tĩnh tâm, hội thảo… chúng ḿnh cũng thường hay cất tiếng hát cầu xin ơn trợ lực của Chúa Thánh Thần: “Thánh Thần khấn xin ngự đến, hồn con đang mong chờ Ngài” hoặc là “Cầu xin Chúa Thánh Thần, Người thường thăm viếng hồn con…” · Trước khi khai mạc giờ nguyện ngắm, lần hạt Mân Côi, đọc kinh ở nhà quàn, tại tư gia…chúng ḿnh hay xướng kinh cầu Chúa Thánh Thần trước tiên: “Chúng con lạy ơn Đức Chúa Thánh Thần thiêng liêng sáng láng vô cùng, chúng con xin Đức Chúa Thánh Thần xuống đầy ḷng chúng con…” Bạn thân mến, tin vào sự hiện diện, nhận thức được vai tṛ quan trọng của Chúa Thánh Thần trong Giáo Hội và trong đời sống đức tin của chúng ta là một điều tốt! Thế nhưng tôi nghĩ tin không mà thôi th́ chưa đủ đâu! Chúng ḿnh phải làm sao đó để mối quan hệ giữa chúng ḿnh với Chúa Thánh Thần càng ngày càng triển nở, càng ngày càng gắn bó và thân thiết th́ mới tạm gọi là tuyệt vời. Làm thế nào để cho mối quan hệ giữa tôi và Chúa Thánh Thần càng ngày càng thêm tốt đẹp đây? HĂY CẦU NGUYỆN VỚI NGÀI! Chẳng có ǵ mới lạ cả phải không bạn? Khi chúng ḿnh gặp những trái ngang, éo le và đau khổ trong đời sống hàng ngày, tôi và bạn hăy cầu nguyện với Chúa Thánh Thần càng nhiều càng tốt bởi v́ Đức Chúa Thánh Thần là nguồn mạch của bác ái, vui vẻ, b́nh an, nhẫn nhục, kiên tâm, tốt lành, nhân từ, hiền hậu, trung tín, khiêm tốn, tiết dục, [và] khiết tịnh (GLCG # 1832) Nếu bạn và tôi muốn kết hiệp mật thiết với Chúa Thánh Thần và ước mong Ngài ngự trị trong tâm hồn của chúng ḿnh một cách dồi dào và phong phú th́ chúng ḿnh phải luôn luôn nhớ đến Chúa Thánh Thần, cầu nguyện liên lỉ và thành tâm xin Ngài ban cho chúng ḿnh bảy món quà này: · ƠN SỨC MẠNH để chúng ḿnh có đủ sức chống trả lại những cám dỗ, những lôi kéo hấp dẫn của tiền bạc, danh vọng, của những đam mê, của những thú vui về xác thịt… · ƠN THÔNG BIẾT, KHÔN NGOAN & ƠN HIỂU BIẾT để chúng ḿnh có khả năng phân biệt đâu là phải, đâu là trái, đâu là thiện, đâu là ác … cho rơ ràng. Để nhờ vậy tôi và bạn mới có thể bước đi theo con đường của Chúa. · ƠN BIẾT LO LIỆU để bạn và tôi có đủ trí khôn ngoan khi làm những quyết định quan trọng trong cuộc đời: chọn trường học, chọn ngành nghề, tiến tới hôn nhân, đi tu, đổi nghề, di chuyển chỗ ở, dạy dỗ con cái, mua nhà, mua xe… · ƠN ĐẠO ĐỨC thật, để tôi và bạn biết khiêm tốn và tùng phục những giáo huấn của Giáo Hội, biết sống đẹp ḷng Chúa và mưu cầu lợi ích cho tha nhân và cho Giáo Hội… · ƠN KÍNH SỢ THIÊN CHÚA để chúng ḿnh biết thờ phượng Ngài với tất cả ḷng yêu mến, để làm cho mối quan hệ CHA-CON giữa tôi với Thiên Chúa càng ngày càng thân mật và phát triển chứ không phải là KINH SỢ Ngài, xem Ngài như là một ông chủ hà khắc và bủn xỉn (Mt 25:24). Khi nhận được bảy ơn huệ và những hoa quả của Chúa Thánh Thần rồi th́ bảo đảm với bạn rằng đời sống của chúng ḿnh sẽ tràn đầy hạnh phúc, b́nh an và thoát khỏi mọi nỗi lo âu, cũng như những nỗi sợ hăi… Bạn muốn sống hạnh phúc và b́nh an không? Hăy siêng năng hơn trong việc cầu nguyện và sống kết hiệp với Chúa Thánh Thần qua những công việc rất b́nh thường hàng ngày: · Mỗi sáng khi thức giấc, bạn hăy thưa với Chúa Thánh Thần hai tiếng cám ơn và xin Ngài hướng dẫn cũng như bảo vệ bạn trong ngày mới. · Khi đối diện với những t́nh huống khó xử, tiến thoái lưỡng nan… bạn hăy thầm thĩ xin Ngài trợ giúp. · Khi lúng túng, bồn chồn, lo lắng, rối trí không biết quyết định ra sao, hay hành xử như thế nào…bạn hăy mở miệng ra thưa với Ngài xin ơn khôn ngoan và hiểu biết. · Khi đau khổ, lúc buồn rầu, gặp thất bại... khi đau ốm, chán nản, ngă ḷng… bạn hăy xin ơn sức mạnh, can đảm và khôn ngoan. · Khi khô khan nguội lạnh, lười biếng đi nhà thờ, không muốn đi tham dự thánh lễ, xưng tội, bị sa ngă, bị cám dỗ… bạn hăy lập tức trông cậy và xin Chúa Thánh Thần ban cho ơn kính sợ Thiên Chúa. Bạn cứ tập thử đi! Cầu nguyện với Chúa Thánh Thần đi, tôi bảo đảm bạn sẽ cảm nghiệm được bàn tay dũng mănh và ân cần của Ngài. Chúa Thánh Thần ở gần với bạn và tôi lắm, Ngài sẵn sàng nâng đỡ và an ủi chúng ḿnh chỉ với một điều kiện: MỞ MIỆNG RA ĐỂ CẦU XIN VỚI NGÀI!
CHÚA THÁNH THẦN T̀NH YÊU BA NGÔI THIÊN CHÚA
Trần Mỹ Duyệt
“Thiên Chúa là t́nh yêu” (1 Gioan 4:16). Nhưng Chúa Thánh Thần chính là “t́nh yêu” của t́nh yêu ấy. Như vậy khi suy về Chúa Thánh Thần, h́nh ảnh và cảm nhận rơ ràng nhất, thực tế nhất, và đánh động tâm hồn Kitô hữu chúng ta nhất chính là t́nh yêu.
Con người là tạo vật duy nhất trên dương thế được chia sẻ cách trọn vẹn và tích cực t́nh yêu Thiên Chúa. T́nh yêu ấy được biểu lộ và nhận biết qua t́nh yêu lứa đôi, t́nh yêu cha mẹ và con cái, t́nh yêu anh chị em, t́nh yêu những người cùng một ṇi giống, và t́nh yêu nhân loại. Nhưng trên hết là t́nh yêu con người qui hướng về Thiên Chúa, Đấng đă chia sẻ t́nh yêu của Ngài cho chúng ta. Theo tâm lư t́nh yêu của Form cũng cho rằng đây là t́nh yêu cao cả nhất, cần thiết nhất, và đầy đủ nhất đối với đời sống tâm lư, t́nh cảm, và tâm linh con người.
“Đâu có t́nh yêu thương, ở đó có Đức Chúa Trời.” Có nghĩa là có sự hiện diện của Ngôi Ba Thiên Chúa – Chúa Thánh Thần. Ngược lại, nơi đâu không có t́nh yêu là vắng bóng Thiên Chúa, là không có sự hiện diện của Chúa Thánh Thần. Và nơi mà không có Chúa Thánh Thần, th́ nơi đó có quỉ thần, có Satan, có tội lỗi, đau khổ và sự chết.
Mới đây những người Việt Nam ở Nam California lại cảm thấy rùng rợn về một vụ án trong đó một cặp vợ chồng trẻ, đứa con trai 7 tuổi bị giết chết cách dă man tại tư gia, và một bé gái 12 tháng tuổi bị đánh trọng thương nhưng không chết, sống sót và ḅ lê quanh nhà 3 ngày cho đến khi được phát giác và cứu sống kịp thời. Những h́nh ảnh này hoặc những h́nh ảnh về chiến tranh, khủng bố, ám sát, tra tấn, giết người, buôn bán trẻ em, khai thác và lợi dụng t́nh dục trẻ em vẫn thường thấy xuất hiện trên truyền thanh, truyền h́nh và báo chí. Tất cả đều nói lên rằng ở những nơi đó, ở nơi tâm hồn những người làm việc đó không có t́nh yêu. Không có Thánh Thần Chúa trong họ. Họ không phải là “đền thờ Chúa Thánh Thần”, trái lại, là hang trộm cướp, và là những người bị Satan chế ngự.
Con người ngày nay phát minh ra nhiều phương tiện tinh vi đem lại cho cuộc sống nhiều phung phú, khởi sắc và thoải mái hơn. Ngược lại, nó cũng là những phương tiện để con người có thể gây đau khổ cho nhau và dẫn đến hủy diệt hơn. Một điều mà có lẽ ai cũng dễ dàng nhận ra là Thiên Chúa xem như đă vắng mặt trong nhiều sinh hoạt của con người. T́nh yêu của Ngài tức Thánh Thần trong những trường hợp ấy, cũng đă bị loại bỏ, bị khai trừ. Tư tưởng này cũng đă được Đức Thánh Cha Biển Đức XVI nói lên khi đứng trước trại giết người Autschwitz của Đức Quốc Xă ở Ba Lan trong chuyến Tông Du Mục Vụ của Ngài cuối tháng 5 vừa qua: “Tại sao Chúa yên lặng?!” trong những t́nh huống đau khổ của con người như thế này!!!
- Làm sao Thiên Chúa hài ḷng được trước những hành động và lối sống đồng tính, hôn nhân đồng tính?
- Làm sao Ngài vui khi thấy bao nhiêu gia đ́nh bị tan vỡ, bao nhiêu trẻ thơ bị giết chết trong ḷng mẹ, hoặc bị lợi dụng, bị bán vào những dịch vụ buôn bán hay phục vụ t́nh dục?
- Làm sao Ngài vui khi thấy từng đoàn lũ những người vô tội bị lùa vào những ḷ sát sinh tập thể, và hằng triệu triệu thai nhi bị giết chết hằng năm do chính cha mẹ của ḿnh?
Nhưng v́ “Thiên Chúa là t́nh yêu”, nên hoạt động của Thánh Thần vẫn tiếp tục nơi những tâm hồn ấy mặc dù họ chối từ Ngài, xua đuổi Ngài. Chính nơi những sự dữ kia lại là nguyên nhân giúp con người khám phá và t́m ra sự có mặt của Thiên Chúa và t́nh yêu của Ngài. Con người ngày nay đang đói khát t́nh yêu. Khao khát sự hiện diện và t́nh yêu của Ngài.
Thánh Phaolô đă nh́n sự dữ bằng cái nh́n giải thoát khi Ngài cho rằng “mọi sự đều là hồng ân”. Thật vậy, trong khi con người bị đẩy vào tuyệt vọng, cũng chính là lúc con người cảm thấy cần đến t́nh yêu Thiên Chúa. Và v́ thế, chỉ cần con người nhận ra sự thiếu thốn và bất lực của ḿnh, biết ḿnh đang bị tội lỗi và Satan chế ngự, th́ lập tức t́nh thương Thiên Chúa đến để trám vào chỗ thiếu thốn, vô vọng, và đau khổ kia nếu linh hồn biết nh́n lên Ngài, v́ Ngài là “t́nh yêu”.
Tóm lại, để suy về Thánh Thần Thiên Chúa, để nghĩ đến Ngài, và để khám phá ra Ngài, Kitô hữu chúng ta không cần nhiều đến những lư lẽ cao siêu, tŕu tượng về Chúa Ba Ngôi, về Chúa Thánh Thần, mà chỉ cần suy nghĩ và khám ra ra t́nh yêu nơi chính ḿnh, nơi tha nhân:
- T́nh yêu êm dịu bao nhiêu là Thiên Chúa chúng ta dịu êm bấy nhiêu. - T́nh yêu ngọt ngào bao nhiêu là Thiên Chúa chúng ta ngọt ngào bấy nhiêu. - T́nh yêu đáng yêu, đáng qúi bao nhiêu là Thiên Chúa chúng ta đáng yêu, đáng quí bấy nhiêu. - T́nh yêu bao la bao nhiêu là Thiên Chúa chúng ta vỹ đại, tuyệt vời bấy nhiêu.
Và tất cả c̣n hơn thế nữa, t́nh yêu Thiên Chúa tuyệt vời, khôn ví như chính Chúa Giêsu đă nói: “Không ai có t́nh yêu lớn lao hơn kẻ liều mạng sống ḿnh v́ bạn hữu ḿnh” (Gioan 15:13).
Vậy mỗi khi Kitô hữu chúng ta nghĩ về Thiên Chúa và cảm nhận được Ngài cũng là những lúc chúng ta xin Chúa Thánh Thần khởi động trong tâm hồn chúng ta ḷng tri ân Thiên Chúa, yêu mến, và thiết tha phụng sự Ngài. Thái độ biết chia sẻ, lắng nghe, tôn trọng và tha thứ đối với anh chị em với một tấm ḷng yêu thương, chân thật. Như vậy, là chúng ta chứng thật, xác quyết bằng hành động t́nh yêu Thiên Chúa, Ngôi Ba Thiên Chúa đang có mặt trong cuộc sống của chính chúng ta. Và như vậy là chúng ta xác nhận bằng hành động và niềm tin; đồng thời cảm nhận t́nh yêu Thiên Chúa tức là Thánh Thần trong cuộc đời và cộc sống mỗi người chúng ta.
“Thánh Thần khấn xin ngự đến, hồn con đang mong chờ Ngài”. Xin Ngài ngự đến ngôi đền mà Chúa Cha đă tạo dựng, Chúa Con đă cứu chuộc, và chính Ngài là Đấng thánh hóa. Con xin Ngài khai trí khối óc nhỏ bé, đốt nóng trái tim đơn sơ, trau chuốt đôi tay vụng dại, và những khả năng giới hạn của con để nhận ra sự hiện diện của Ngài, để con cảm nhận được Ngài, và để con ra đi làm tin mừng cho t́nh yêu thương Ngài là chính Thiên Chúa của con: “Ngày lễ Ngũ Tuần, tất cả các môn đệ đều tề tựu một nơi, bỗng từ trời phát xuất ra tiếng động như tiếng gió mạnh thổi đến, lùa vào đầy nhà nơi họ đang sum họp. Lại có những lưỡi như thể bằng lửa xuất hiện và rải rác đậu trên từng người. Hết thảy mọi người đều được tràn đầy Chúa Thánh Thần” (Act 2:1-4).
“ANH EM HĂY NHẬN LẤY THÁNH THẦN !’’
I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ Công đồng Vatican II (1962-1965) đă được xem là Lễ Hiện Xuống mới của Hội Thánh Công giáo cuối thế kỷ 20. Hiện nay nhiều người Công giáo đă thầm mong có Công đồng Vatican III v́ con người và thế giới hôm nay đă khác xa với con người và thế giới cách đây 40 năm, cũng như những vấn đề, thách đố đặt ra cho Hội Thánh Công giáo hôm nay cũng đă khác xa với những vấn đề, thách đố đặt ra cho Hội Thánh cách đây hơn 40 năm mà Hội Thánh Công giáo phải suy nghĩ và có lời giải. Thật ra th́ Hội Thánh Công giáo ngày tháng năm nào cũng cần có Lễ Hiện Xuống Mới, v́ chỉ có sự tác động đổi mới không ngừng của Chúa Thánh Thần th́ Hội Thánh Công giáo và mỗi người Ki-tô hữu mới có thể sống và làm chứng cho Tin Mừng một cách hiệu quả được. Thật ra th́ Chúa Thánh Thần luôn hiện diện trong mỗi người tín hữu và trong ḷng Hội Thánh. Do đó điều quan trọng là chúng ta có đón nhận Ngài và để cho Ngài tự do hoạt động hay không mà thôi.
II. LẮNG NGHE & T̀M HIỂU LỜI CHÚA TRONG BA BÀI THÁNH KINH 2.1 Lắng nghe Lời Chúa trong ba bài Thánh Kinh (1) Bài đọc 1: Cv 2,1-11: Ngày lễ Ngũ Tuần1 Khi đến ngày lễ Ngũ Tuần, mọi người đang tề tựu ở một nơi, 2 bỗng từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa vào đầy cả căn nhà, nơi họ đang tụ họp. 3 Rồi họ thấy xuất hiện những h́nh lưỡi giống như lưỡi lửa tản ra đậu xuống từng người một. 4 Và ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tuỳ theo khả năng Thánh Thần ban cho. 5 Lúc đó, tại Giê-ru-sa-lem, có những người Do Thái sùng đạo, từ các dân thiên hạ trở về. 6 Nghe tiếng ấy, có nhiều người kéo đến. Họ kinh ngạc v́ ai nấy đều nghe các ông nói tiếng bản xứ của ḿnh. 7 Họ sửng sốt, thán phục và nói: "Những người đang nói đó không phải là người Ga-li-lê cả ư? 8 Thế sao mỗi người chúng ta lại nghe họ nói tiếng mẹ đẻ của chúng ta? 9 Chúng ta đây, có người là dân Pác-thi-a, Mê-đi, Ê-lam, Mê-xô-pô-ta-mi-a, Giu-đê, Cáp-pa-đô-ki-a, Pon-tô, và A-xi-a, 10 có người là dân Phy-ghi-a, Pam-phy-li-a, Ai Cập, và những vùng Li-by-a giáp giới Ky-rê-nê; nào là những người từ Rô-ma đến đây; 11 nào là người Do Thái cũng như người đạo theo; nào là người đảo Cơ-rê-ta hay người Ả Rập, vậy mà chúng ta đều nghe họ dùng tiếng nói của chúng ta mà loan báo những kỳ công của Thiên Chúa! " (2) Bài đọc 2: 1 Cr 12,3a-7.12-13: Đặc sủng tuy nhiều, nhưng chung một gốc3 Thưa anh em, không ai có thể nói rằng: "Đức Giê-su là Chúa", nếu người ấy không ở trong Thần Khí. 4 Có nhiều đặc sủng khác nhau, nhưng chỉ có một Thần Khí. 5 Có nhiều việc phục vụ khác nhau, nhưng chỉ có một Chúa. 6 Có nhiều hoạt động khác nhau, nhưng vẫn chỉ có một Thiên Chúa làm mọi sự trong mọi người. 7 Thần Khí tỏ ḿnh ra nơi mỗi người một cách, là v́ ích chung. 12 Thật vậy, ví như thân thể người ta chỉ là một, nhưng lại có nhiều bộ phận, mà các bộ phận của thân thể tuy nhiều, nhưng vẫn là một thân thể, th́ Đức Ki-tô cũng vậy. 13 Thật thế, tất cả chúng ta, dầu là Do Thái hay Hy Lạp, nô lệ hay tự do, chúng ta đều đă chịu phép rửa trong cùng một Thần Khí để trở nên một thân thể. Tất cả chúng ta đă được đầy tràn một Thần Khí duy nhất. (3) Bài Tin Mừng: Ga 20,19-23 : Đức Giê-su hiện ra với các môn đệ (Mt 28, 16 -20; Mc 16, 14 -18; Lc 24, 36 -49).19 Vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, v́ các ông sợ người Do Thái. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói: "B́nh an cho anh em! " 20 Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng v́ được thấy Chúa. 21 Người lại nói với các ông: "B́nh an cho anh em! Như Chúa Cha đă sai Thầy, th́ Thầy cũng sai anh em." 22 Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: "Anh em hăy nhận lấy Thánh Thần. 23 Anh em tha tội cho ai, th́ người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, th́ người ấy bị cầm giữ." 2.2 Trong ba bài Thánh Kinh trên, chúng ta khám phá ra Thiên Chúa là Đấng nào? 1. Bài đọc 1 (Cv 2,1-11) là bài tường thuật của Sách Công vụ Tông Đồ về biến cố xảy ra trong ngày Lễ Ngũ Tuần là một lễ lớn của người Do Thái, một thời gian sau Lễ Vượt Qua. Biến cố được kể lại là sự “hiện xuống” của Thánh Thần Thiên Chúa trên các môn đệ Chúa Giê-su. Chúa Thánh Thần được nh́n thấy giống như những lưỡi lửa. Chúa Thánh Thần đổ xuống trên từng người và tràn ngập tâm hồn họ khiến những người này nói các thứ tiếng không phải ngôn ngữ của ḿnh mà người nghe (bất kể thuộc ngôn ngữ nào) đều hiểu được điều các tông đồ nói. 2. Bài đọc 2 (1 Cr 12,3a-7.12-13) là một đoạn của thư thứ nhất gửi tín hữu Cô-rin-tô trong đó trước hết Thánh Phao-lô Tông đồ khẳng định tầm quan trọng của Chúa Thánh Thần trong đời sống của người Ki-tô hữu; kế đến ngài giảng giải về các đặc sủng phong phú và khác nhau mà Chúa Thánh Thần ban cho bất kỳ tín hữu nào cũng nhằm ích lợi chung của Hội Thánh là Thân Ḿnh mầu nhiệm Chúa Ki-tô; và sau cùng ngài kết luận về tính hiệp nhất của cộng đoàn kẻ tin : “Tất cả chúng ta, dầu là Do Thái hay Hy Lạp, nô lệ hay tự do, chúng ta đều đă chịu phép rửa trong cùng một Thần Khí để trở nên một thân thể. Tất cả chúng ta đă được đầy tràn một Thần Khí duy nhất.” 3. Bài Tin Mừng (Ga 20,19-23 ) là tường thuật của Thánh Gio-an Tông đồ về lần hiện ra đầu tiên của Chúa Giê-su Phục Sinh với các môn đệ vào chiều ngày thứ nhất trong tuần. Trước hết Chúa Giê-su cho các môn đệ xem tay và cạnh sườn là dấu tích của cuộc Khổ Nạn ba ngày trước đó. Kế tiếp Chúa Giê-su chúc b́nh an cho các môn đệ và giao cho các ông sứ mạng rao giảng Tin Mừng Cứu Độ mà Người đă nhận từ Thiên Chúa Cha. Và sau cùng Chúa Giê-su ban Thánh Thần và quyền tha tội cho các môn đệ của Ngài. 2.3 Qua ba bài Thánh Kinh trên, Thiên Chúa muốn gửi sứ điệp ǵ cho chúng ta? Sứ điệp của Lời Chúa hôm nay là Thánh Thần của Chúa Giê-su (cũng là Thần Khí của Thiên Chúa) đă được ban cho các tín hữu là môn đệ Chúa Giê-su Ki-tô là Đấng đă chết và phục sinh. Vậy việc quan trọng nhất là chúng ta hăy nhận lấy Thánh Thần như chính Chúa Giê-su Ki-tô Phục Sinh mời gọi: “Anh em hăy nhận lấy Thánh Thần” Thánh Thần Thiên Chúa sẽ củng cố và đổi mới niềm tin Ki-tô của mỗi người và sẽ gắn kết mọi người thành một cộng đoàn hiệp nhất. Thánh Thần sẽ ban sức mạnh cần thiết để mọi người biết và dám thực hiện sứ mạng rao giảng, làm chứng và phục vụ con người như chính Chúa Giê-su Ki-tô đă thực hiện và mời gọi các môn đệ làm theo. III. SỐNG LỜI CHÚA HÔM NAY Sống sứ điệp của Lời Chúa hôm nay là chúng ta mở ḷng, mở trí, mở linh hồn và cuộc sống của chúng ta cho Chúa Thánh Thần ngự vào và để cho Ngài tự do hoạt động, bằng hai cách : * Canh tân đời sống, xây dựng sự hiệp thông trong cộng đoàn, dùng những ơn huệ Chúa Thánh Thần đă ban, nhất là những đặc sủng, mà phục vụ Hội Thánh và Vương Quốc của Thiên Chúa. * Thực hiện những gợi ư, thúc đẩy của Chúa Thánh Thần mà chúng ta nhận được, khi chúng ta dâng thánh lễ, nghe giảng, đọc sách báo, cầu nguyện, tĩnh tâm và tiếp xúc với người nghèo. IV. CẦU NGUYỆN Lạy Thánh Thần Thiên Chúa, chúng con chúc tụng, ngợi khen và cảm tạ Chúa, v́ Chúa đă hiện diện nơi Thiên Chúa ngay từ thời Tạo Dựng! Lạy Thánh Thần Thiên Chúa, chúng con chúc tụng, ngợi khen Chúa và cảm tạ, v́ Chúa đă luôn ở bên cạnh Chúa Giê-su Ki-tô và cộng tác với Người trong công tŕnh Cứu Độ Thập Giá! Lạy Thánh Thần Thiên Chúa, chúng con chúc tụng, ngợi khen và cảm tạ Chúa, v́ Chúa đă khai sinh, hướng dẫn và bảo vệ Hội Thánh Chúa Ki-tô suốt hơn hai ngàn năm nay! Lạy Thánh Thần Thiên Chúa, chúng con chúc tụng, ngợi khen và cảm tạ Chúa, v́ Chúa đă hiện xuống trên chúng con là môn đệ của Chúa Giê-su Ki-tô và hằng ngự trong tâm hồn chúng con, củng cố ḷng tin của chúng con, canh tân đổi mới đời sống tâm linh của chúng con. Chúng con tha thiết nài xin Chúa Thánh Thần hăy tự do hoạt động trong đời sống chúng con cũng như trong Hội Thánh Việt Nam, để mọi Ki-tô hữu có đủ sức mạnh sống đời chứng tá cho Tin Mừng, giúp đồng bào thuộc 54 dân tộc anh em nhận ra Thiên Chúa là Cha Duy Nhất và nhận ra Chúa Giê-su Ki-tô là Con Một Thiên Chúa và là Chúa Cứu Độ nhân loại. Amen. Giêrônimô Nguyễn Văn Nội. Sàig̣n ngày 28.05.2006
VIỆC SAI CHÚA THÁNH THẦN XUỐNG (Thánh giám mục Irenaues: the treatise against Heresies: Lib 3, 17, 1-3: S 34, 302-306) Khi Chúa Kitô bảo các môn đệ hăy đi giảng dạy cho tất cả mọi dân nước và rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, là Người đă ban xuống cho các vị một thứ quyền năng có thể ban cho con người sự sống mới trong Thiên Chúa. Người đă hứa qua các tiên tri rằng trong những ngày này Người sẽ tuôn đổ Thần Linh của Người xuống trên các tôi nam tớ nữ của Người, khiến cho họ nói lời ngôn sứ. Bởi thế mà khi Con Thiên Chúa trở thành Con Người th́ Thần Linh cũng xuống trên Người, nhờ đó thường trực ở với loài người, sống động trong con người và cư ngụ nơi tạo thành của Thiên Chúa. Thần Linh đă hoàn thành ư muốn của Chúa Cha nơi con người, thành phần đă trở thành già nua trong tội lỗi, và đă ban cho họ sự sống mới trong Chúa Kitô. Thánh Luca viết rằng, sau khi Chúa Kitô lên trời, Thần Linh xuống trên các môn đệ trong Ngày Lễ Ngũ Tuần, bằng quyền năng mở cổng sự sống cho tất cả mọi dân nước cũng như để tỏ cho họ biết một giao ước mới. Nhờ đó con người của mọi ngôn ngữ mới có thể hợp nhau xướng ca chúc tụng Thiên Chúa, và các chi tộc bị phân tán, do Thần Linh qui tụ lại, mới có thể được hiến dâng lên Chúa Cha như những hoa trái đầu mùa của tất cả mọi dân nước. Đó là lư do tại sao Chúa Kitô đă hứa sai Đấng Phù Trợ đến: Ngài đến để sửa dọn cho chúng ta trở nên như một của lễ dâng lên Thiên Chúa. Như một thứ bột khô, thứ bột không thể trở thành một khối bột, một ổ bánh, mà không cần ẩm ướt thế nào, chúng ta nhiều người cũng không thể trở nên một trong Chúa Giêsu Kitô mà không cần nước đổ xuống từ trời như thế. Và như một mảnh đất khô cằn không thể trổ sinh mùa màng trừ khi nó được ẩm ướt thế nào, chúng ta có lúc đă là một cây khô nước không thể sống và sinh hoa kết trái mà không nhận được nước mưa dồi dào từ trời đổ xuống như vậy. Nhờ phép rửa giải thoát chúng ta khỏi đổi thay và hư hoại, chúng ta đă trở nên một về thân thể; nhờ Thần Linh chúng ta đă trở nên một nơi linh hồn. Thần Linh khôn ngoan và thâm hiểu, Thần Linh huấn dụ và sức mạnh, Thần Linh tri thức và kính sợ Thiên Chúa đă xuống trên Chúa Kitô, và Chúa Kitô lại ban Vị Thần Linh này cho Giáo Hội của Người, bằng việc sai Đấng Phù Trợ từ trời xuống trên toàn thể thế giới, xuống nơi mà, theo lời Người, cả ma qủi cũng bị loại trừ đi như một tia chớp. Nếu chúng ta không muốn bị cằn cỗi và trở thành vô hiệu năng, chúng ta cần phải có sương sa của Thiên Chúa. V́ chúng ta gặp phải thành phần cáo buộc chúng ta, chúng ta mới cần đến một Đấng Phù Trợ. Bởi thế, v́ ḷng thương con người bị rơi vào tay những tên lộ phỉ, ra tay băng bó những thương tích của họ, rồi trao cho họ hai đồng bạc cắc mang h́nh ảnh vương giả, Chúa Kitô đă ban cho họ Thánh Linh. Giờ đây, nhờ Vị Thần Linh này, h́nh ảnh và dấu ấn của Cha và Con đă được trả lại cho chúng ta, và phận sự của chúng ta là sử dụng đồng bạc cắc đă được trao phó cho chúng ta coi sóc để sinh lợi dồi dào cho Chúa Kitô. (Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ The Office of Readings, Saint Paul Editions, 1983, trang 647-648)
"Ai cũng có thể sống trong đời sống với một tấm ḷng để gió của Chúa Thánh Thần cuốn đi khắp nơi"
Lê Đức, SVD Lễ Tạ Ơn với Thiếu Nhi Fatima tại Cộng Đoàn Đức Mẹ Mân Côi Pomona-Claremont TGP/LA Kính thưa quư ông bà và anh chị em rất thân mến, quả là một hồng ân lớn lao khi con được đến với cộng đoàn Mân Côi dể dâng thánh lễ tạ ơn với cộng đoàn, và đặc biệt với các bạn trẻ trong Đoàn Thiếu Nhi Fatima. Mặc dầu con không được sinh hoạt với TNFatima 12 năm nay, nhưng thời gian gắn bó với đoàn rất có ư nghĩa đối với con. Hôm nay, trong ngày Giáo Hội mừng lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, con rất vui mừng có cơ hội chia sẻ lời Chúa với quư ông bà và các em Thiếu Nhi. Kính thưa cộng đoàn, trong kho tàng cổ tích Việt Nam có một nhân vật mà con rất ấn tượng, đó là chàng trai Trương Chi. Nói đến Trương Chi, có lẽ quư ông bà quá quen thuộc. Tuy nhiên, con xin được nhắc lại câu chuyện để các bạn trẻ có cơ hội làm quen với một câu chuyện rất đặc biệt trong văn hóa Việt Nam chúng ta. Ngày xưa có một chàng đánh cá nghèo tên là Trương Chi. Hằng ngày, chàng thả lưới trên ḍng sông để kiếm sống. Chàng vừa buông lưới, vừa cất tiếng hát, một tiếng hát rất hay. Cạnh bờ sông có ngôi nhà lầu của một quan thừa tướng. Ông ta có một đứa con gái nhan sắc tuyệt hảo tên là Mỵ Nương. Nhưng ông cấm cung Mỵ Nương không cho nàng ra khỏi nhà. Khi Trương Chi cất tiếng hát lọt vào tai Mỵ Nương, nàng đă trở nên xao xuyến và say mê giọng hát ấy. Nhưng dạo sau, Trương Chi đến một khúc sông khác thả lưới. Không c̣n nghe tiếng hát của Trương Chi, Mỵ Nương đổ bệnh. Cha nàng cho thầy thuốc đến chữa, Nhưng không có loại thuốc nào giúp Mỵ Nương khỏe lại. Ông ta mới lân la hỏi những người làm th́ mới phát hiện ra Mỵ Nương mắc một căn bệnh, phải nói là cực kỳ khó chữa: Đó là căn bệnh tương tư. Cha Mỵ Nương mới cho người t́m Trương Chi đến gặp Mỵ Nương. Nhưng khi đến th́ chàng đội một chiếc nón lá, che kín cả mặt. Mỵ Nương phải năn nỉ, rồi ra lệnh chàng mới lấy đi nón lá. Nhưng khi Mỵ Nương nh́n thấy Trương Chi rồi th́ hỡi ôi!! Mỵ nương hoàn toàn bị vỡ mộng v́ Trương Chi nh́n quá xấu xí. Tiếng hát của chàng tuyệt vời bao nhiêu th́ chàng lại xấu xí bấy nhiêu. Thế là nàng cho Trương Chi ra về và từ đó không c̣n yêu h́nh bóng TC nữa. Phần TC th́ từ ngày gặp Mỵ Nương, chàng đă yêu thầm nàng. Nhưng biết thân phận nghèo bèn và xấu xí, nên chàng chỉ biết ôm mối tương tư. Dần dần th́ chàng cũng đổ bệnh và chết. Thời gian sau, Mỵ Nương lại nhớ tiếng hát TC. Nàng hỏi ḍ mới biết chàng đă chết. Mỵ Nương muốn xây cho chàng một nấm mộ cao. Khi người ta đào mộ chàng lên th́ phát hiện thân xác chàng đă tan ră. Chỉ riêng quả tim chàng đă trở thành một khối ngọc sáng long lanh. Kính thưa Cộng Đoàn, có lẽ có người đang tự hỏi tại sao chúng ta nhắc lại câu chuyện Trương Chi trong ngày lễ hôm nay. Suy niệm về nhân vật Trương Chi, ta thấy đây là một con người đă sống hết ḿnh với đời và với người. Mặc dầu chàng là một người nghèo bèn, xấu xí, nhưng chàng đă nhận ra trong ḿnh có một tài năng trời ban để chàng cúng hiến cho đời. Thay v́ sống một đời sống đầy mặc cảm, khép kín, bảo thủ, chàng đă cất tiếng hát tuyệt vời của ḿnh trên ḍng sông. Tiếng hát ấy mang lại niềm vui cho những người đang lao tác nặng nhọc, ru ngủ những trẻ thơ đang nằm trong nôi, và tiếng hát ấy được gió thổi vào tai, vào tim của một cô gái đang bị cấm cung. Tuy người con gái ấy dư thừa về vật chất, nhưng nàng lại thiếu thốn về tinh thần. Trương Chi đă sống bằng tấm ḷng của ḿnh, với một trái tim chân chính. V́ thế, khi chết, cho dù thân xác của chàng tan ră, th́ trái tim của chàng đă trở nên ngọc quư. Trong ngày lễ mừng Chúa Thánh Thần hiện xuống, là lúc chúng ta cảm tạ Chúa v́ tất cả những ân sủng mà Thiên Chúa đă ban tặng cho chúng ta qua Chúa Thánh Thần. Đức tin, trí khôn ngoan, cảm hứng sáng tạo…tất cả những ǵ làm cho đời sống chúng ta trở nên dồi dào, phong phú, và thánh thiện là có nguồn gốc nơi Ngôi Ba Thiên Chúa. Sở dĩ ngày lễ hôm nay gợi lên cho chúng ta h́nh ảnh chàng Trương Chi cất tiếng hát trên gịng sông là v́ trong hành động này, chúng ta t́m thấy một tâm hồn cởi mở, rộng lượng, Và bao dung – đây là một tâm hồn biết đón nhận những hồng phúc Thiên Chúa ban cho Và sẵn sàng đem nó dâng hiến cho đời. Thiên Chúa, qua Chúa Thánh Thần, đă ban cho mỗi người chúng ta rất nhiều tài năng. Mặc dầu chúng ta có thể là những con người rất b́nh thường, có nhiều thiếu sót và khuyết điểm, nhưng trong chúng ta không ai không có những ân sủng mà Thiên Chúa đă ban tặng. Chỉ cần chúng ta nhận ra được tài năng của ḿnh, và có một tâm hồn cao thượng, muốn cúng hiến cho đời cái mà chúng ta đă lănh nhận được nơi Thiên Chúa, Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đă từng viết trong một bài hát của ông: “Sống trong đời sống cần có một tấm ḷng. Để làm ǵ em biết không? Để gió cuốn đi.” Trong ngày Giáo hội mừng lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, chúng ta thấy ca từ của Trịnh Công Sơn thật có ư nghĩa. Chúa Thánh Thần, như chúng ta biết, là một sức lực vô biên. Ngài hướng dẫn chúng ta đi trên con đường đức tin, chiếu sáng tâm trí chúng ta để giúp chúng ta đối phó với những vấn đề của thời đại, và làn gió của Ngài giúp chúng ta canh tân đời sống cá nhân và xă hội. Trong thánh lễ hôm nay, chính làn gió của Chúa Thánh Thần sẽ đưa lời ca tiếng hát Và lời nguyện cầu của chúng ta lên tới nhan thánh Chúa. Nhưng làn gió ấy không chỉ hoạt động trong khuôn viên thánh đường nhỏ bé này, như c̣n khắp cả thế giới. Như ngày xưa, trên ḍng sông quê, làn gió đă đưa tiếng hát của Trương Chi vào gian pḥng của Mỵ Nương, th́ chính làn gió của Chúa Thánh Thần sẽ đưa tấm ḷng chúng ta vào những căn pḥng tăm tối, nơi có những tâm hồn đang bị giam cầm, cô đơn, và tới nơi có những con người đang bị đói khát, bệnh tật. Làn gió ấy có thể đưa chúng ta đến bên cạnh các nạn nhân của cơn bảo Katrina ở miền nam HK, hay đến với các người nghèo ở vùng sâu vùng xa tại Việt Nam. Nó có thể đưa chúng ta đến bên cạnh những người vô gia cư trên đường phố Los Angeles, hay đến với các trẻ em mắc bệnh HIV/AIDS tại phương trời Châu Phi. Bài Phúc Âm hôm nay nhắc nhở chúng ta rằng: Mỗi người trong chúng ta đều được sai đi để làm chứng nhân cho Chúa, để xây dựng Nước Trời, như chính Chúa Giêsu đă được Chúa Cha sai đi. V́ thế, việc phục vụ Thiên Chúa và tha nhân, hay việc truyền giáo không phải là công việc dành riêng cho Cha quan nhiệm, các cha đồng tế, các thầy các seour ở đây, hay ban chấp hành của Liên Đoàn Thiếu Nhi Fatima, nhưng là sứ mệnh của mỗi người chúng ta, từ các bậc phụ huynh cho đến các em nghĩa sĩ, thiếu nhi, và ấu nhi. Bởi v́ tất cả chúng ta, ai cũng có thể sống trong đời sống với một tấm ḷng để gió của Chúa Thánh Thần cuốn đi khắp nơi. Đối với các bạn trong Đ̣an TNFatima, chắc hẳn các bạn ư thức được rằng Thiên Chúa có thể sử dụng những con người rất b́nh thường để làm những công việc vô cùng lớn lao, Điển h́nh qua tấm gương của ba em Lucia, Phanxicô, và Jacinta. Thiết nghĩ, không ai quá già đến nỗi không thể quan tâm đến người nghèo. Không ai quá trẻ mà không biết cầu nguyện cho người bệnh tật. Và không ai quá bất tài đến nỗi không có ǵ để cúng hiến cho đời. Trong công cuộc xây dựng Nước Chúa, việc xây dựng bắt đầu với những kinh Mân Côi, những cử chỉ yêu thương và quan tâm mà chúng ta dành cho nhau, và sự san sẻ tấm ḷng của chính ḿnh. Trước đây ḍng Ngôi Lời sai con qua Việt Nam vài năm để thực tập. Con sống ở trong một căn nhà thuê ở quận Phú Nhuận, Sài G̣n. Trước nhà con có một xe bán bánh ḿ. Mỗi sáng con chứng kiến một đôi bạn sinh viên từ quê lên học đến mua ḿ ăn sáng. Họ thường mua ổ bánh ḿ giá 2.000 đồng v́ loại này rẻ nhất nhưng lại có ít thịt nhất. Một hôm con thấy họ mua ḿ như thường lệ, nhưng chỉ có một cậu sinh viên mua, c̣n cậu kia th́ không lên tiếng ǵ. Thấy vậy, người bạn mới hỏi: “Sao cậu không kêu bánh ḿ đi.” Cậu ta ấm ớ trả lời: “Ờ…..sáng nay tớ không thấy đói bụng.” Anh bạn hiểu ư, và không nói ǵ thêm. Anh ta lấy ổ bánh ḿ của ḿnh, bẻ ra thành hai và đưa một nửa cho bạn ḿnh. Rồi nói: “Cậu cầm lấy phần này đi. Sáng nay tớ cũng không thấy đói bụng lắm.” Thế là đôi bạn sinh viên, mỗi người cầm nửa ổ bánh ḿ, vừa đi đến trường vừa ăn sáng. Cách đối xử giữa đôi bạn sinh viên nghèo đă làm con rất cảm động. Con nghĩ rằng, nếu người bạn có ổ bánh ḿ móc tiền ra mua ổ thứ hai để bao bạn ḿnh, hay là anh ta nhường hết ổ của ḿnh cho người bạn, th́ con cũng sẽ không nhớ măi sự việc đă xảy ra. Điều làm con cảm động, là cậu sinh viên nghèo đă lấy ổ bánh ḿ nhỏ bé của ḿnh, bẻ đôi, và chia sẻ một nữa cho người bạn của ḿnh. Đây là một h́nh ảnh tuyệt vời nói lên tinh thần mến Chúa yêu người, tinh thần biết chia sẻ, tinh thần truyền giáo. Quư ông bà và anh chị em thân mến, trong ngày lễ hôm nay, con xin cộng đoàn cầu nguyện cho con cũng như tất cả các nhà truyền giáo luôn khiêm tốn dấn thân với sứ mệnh mà Thiên Chúa đă trao phó. Đồng thời con xin chúc các em trong Đoàn TNFatima Luôn hăng say học hỏi, trau dồi kiến thức và sống đúng các tâm niệm của Phong Trào Thiếu Nhi Fatima để nhận ra những tài năng mà Thiên Chúa đă ban tặng cho các bạn Để các bạn có thể góp công xây dựng Nước Chúa. Và con cầu xin mọi người trong chúng ta ngày càng ư thức được sứ mệnh truyền giáo của ḿnh để làm sáng danh Chúa hơn. Con tin rằng làn gió huyền bí của Chúa Thánh Thần đang thổi mạnh xung quanh chúng ta, Đang chờ đợi tấm ḷng của chúng ta hé mở để cuốn nó đi khắp nơi, đặc biệt là đến những nơi có người khốn cùng đang mong chờ chúng ta.
|