Thứ 7
|
Ngày 15/4: Thánh Cesare of Bus (1544-1607) Dấn thân phục vụ người nghèo và người bệnh nạn. Thành lập tổ chức Linh Mục Của Tín Lư Kitô Giáo. |
|
Thứ Bảy Tuần Thánh
|
MẸ MARIA CỘNG TÁC VÀO DỰ ÁN CỨU ĐỘ CỦA THIÊN CHÚA
(ĐTC GPII: Bài Giáo Lư Năm Thánh 2000 Thứ Tư ngày 12-1-2000)
1- Sau khi hoàn tất việc chúng ta suy niệm về Mẹ Maria ở cuối loạt bài giáo lư kính Chúa Cha, hôm nay chúng ta muốn nhấn mạnh đến vai tṛ của Mẹ trong cuộc chúng ta hành tŕnh về với Chúa Cha.
Chính Ngài muốn có sự hiện diện của Mẹ Maria trong lịch sử cứu độ. Khi quyết định sai Con ḿnh vào trần gian, Ngài đă muốn Người đến với chúng ta bằng việc được hạ sinh bởi một người nữ (x Gal 4:4). Như thế là Ngài đă muốn người nữ này, con người đầu tiên lănh nhận Con của Ngài, phải thông truyền Người ra cho toàn thể nhân loại.
Bởi vậy, trên con đường từ Chúa Cha đến loài người, Mẹ Maria đă có mặt như là một người mẹ tặng ban Người Con Cứu Thế cho tất cả mọi người. Đồng thời Mẹ c̣n có mặt trên cả con đường nhân loại phải đi qua để đến với Chúa Cha qua Chúa Kitô trong Thần Linh nữa (x Eph 2:18).
2- Để hiểu được việc Mẹ Maria hiện diện trong cuộc chúng ta hành tŕnh về cùng Chúa Cha, chúng ta phải cùng với toàn thể Giáo Hội công nhận rằng Chúa Kitô là “đường, là sự thật và là sự sống” (Jn 14:6) và là Vị Trung Gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người (x 1Tim 2:5). Mẹ Maria được gồm tóm trong vai tṛ trung gian độc nhất vô nhị của Chúa Kitô và hoàn toàn phụ giúp vào vai tṛ này mà thôi. Bởi thế Công Đồng Chung Vaticanô II mới nhấn mạnh trong Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân Lumen Gentium rằng: “Phận sự của Mẹ Maria là mẹ của nhân loại không thể nào che khuất hay làm suy giảm vai tṛ trung gian độc nhất vô nhị của Chúa Kitô, trái lại làm sáng tỏ quyền năng của vai tṛ ấy” (đoạn 60). Chúng ta không thể nào nói rằng Mẹ Maria nắm một vai tṛ trong đời sống Giáo Hội ở ngoài hay đồng hành với vai tṛ trung gian của Chúa Kitô, như thể đó là một vai tṛ tương đương hay tương tranh.
Như Tôi đă nói rơ trong Thông Điệp Mẹ Đấng Cứu Thế Redemptoris Mater, vai tṛ trung gian từ mẫu của Mẹ Maria “là vai tṛ trung gian trong Chúa Kitô” (đoạn 38). Công Đồng Chung Vaticanô II đă giải thích rằng: “Ảnh hưởng cứu độ của Đức Nữ Trinh nơi con người không phát xuất từ một quan thiết nội tại nào, mà là từ việc Thiên Chúa ấn định. Ảnh hưởng ấy bắt nguồn từ công nghiệp dồi dào của Chúa Kitô, dựa vào vai tṛ trung gian của Người, hoàn toàn lệ thuộc vào vai tṛ trung gian của Người, và lấy được tất cả quyền lực của ḿnh từ vai tṛ trung gian của Người. Ảnh hưởng ấy không hề ngăn cản mối hiệp nhất trực tiếp giữa tín hữu với Chúa Kitô, trái lại, c̣n bồi dưỡng cho mối hiệp nhất này nữa” (Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân, đoạn 60).
Cả Mẹ Maria nữa cũng được Chúa Kitô cứu chuộc và thực sự là người đầu tiên được cứu chuộc, v́ ân sủng do Thiên Chúa là Cha ban cho Mẹ ngay từ giây phút hiện hữu đầu tiên của Mẹ là bởi “các công nghiệp của Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Thế của loài người”, như Đức Piô IX xác nhận trong Sắc Chỉ Ineffabilis Deus (DS 2803). Tất cả mọi sự cộng tác của Mẹ Maria vào việc cứu độ đều được căn cứ vào vai tṛ trung gian của Chúa Kitô, một vai tṛ mà, như Công Đồng Chung Vaticanô II minh nhiên nói là "không loại trừ song làm phát sinh một sự cộng tác đa diện, đó chính là việc thông phần vào cùng một nguồn mạch duy nhất” (Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân, đoạn 62).
Theo quan điểm này th́ vai tṛ trung gian của Mẹ Maria phát xuất như là một hoa trái cao quí nhất từ vai tṛ trung gian của Chúa Kitô và chính yếu nhắm đến việc mang chúng ta tới cuộc hội ngộ với Chúa Kitô một cách mật thiết và sâu xa hơn: “Giáo Hội không ngần ngại tuyên xưng vai tṛ phụ thuộc này của Mẹ Maria, vai tṛ mà Giáo Hội luôn luôn cảm thấy và khích lệ tín hữu hết sức chú tâm đến, để nhờ ơn phù giúp của Mẹ nâng đỡ, họ được gắn bó chặt chẽ hơn với Vị Trung Gian và Cứu Chuộc” (cùng nguồn vừa dẫn).
3- Thật vậy, Mẹ Maria không muốn kéo con người chú ư đến Mẹ. Mẹ đă sống trên thế gian bằng ánh mắt gắn chặt lấy Chúa Giêsu và Cha trên trời. Ước muốn lớn nhất của Mẹ là hướng chú tâm của mọi người về cùng một mục tiêu đó. Mẹ muốn khơi lên cái nh́n tin tưởng và cậy trông vào Chúa Cứu Thế là Đấng Chúa Cha đă sai đến với chúng ta. Ánh mắt tin tưởng và cậy trông của Mẹ nêu gương đặc biệt trong cuộc tai biến khổ nạn của Con Mẹ mà Mẹ vẫn một ḷng tin tưởng nơi Người cũng như nơi Chúa Cha. Trong khi các vị môn đệ bị bấn loạn bởi các diễn biến và đức tin của các vị bị rung chuyển tận gốc, th́ Mẹ Maria, mặc dầu bị sầu thương, vẫn hoàn toàn tin tưởng vào lời tiên báo của Chúa Giêsu sẽ được nên trọn, đó là “Con Người... sẽ sống lại vào ngày thứ ba” (Mt 17:22-23). Mẹ không bao giờ mất niềm tin, cho dù Mẹ có ôm vào ḷng một xác thể vô hồn của người con tử giá của ḿnh.
4- Với cái nh́n tin tưởng và cậy trông này, Mẹ Maria phấn khích Giáo Hội và các tín hữu luôn luôn làm trọn ư muốn của Chúa Cha được Chúa Kitô tỏ ra cho chúng ta.
Những ǵ Mẹ đă nói với các người phục dịch để phép lạ xẩy ra ở Cana vang vọng tới mọi thế hệ Kitô hữu, đó là “Hăy làm những ǵ Người bảo” (Jn 2:5).
Lời khuyên của Mẹ đă được tuân theo khi các người phục dịch đổ nước đầy vào chum. Mẹ Maria ngỏ với chúng ta cùng một lời mời gọi ấy. Mẹ thúc giục chúng ta hăy tiến vào giai đoạn mới của lịch sử này bằng một ư hướng thi hành những ǵ Chúa Kitô nói trong Phúc Âm thay Cha Người và nay tỏ ra cho chúng ta biết qua Chúa Thánh Thần là Đấng ở trong chúng ta.
5- Những lời “Hăy làm những ǵ Người bảo” hướng chúng ta về Chúa Kitô, nhưng chúng cũng nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta đang ở trên con dường về cùng Cha. Chúng trùng hợp với tiếng Chúa Cha phán ở trên núi Biến H́nh: “Này là Con Ta yêu dấu… hăy lắng nghe lời Người” (Mt 17:5). Vị Cha này, qua lời của Chúa Kitô cũng như dưới ánh sáng của Chúa Thánh Thần, kêu gọi chúng ta, hướng dẫn chúng ta và chờ đợi chúng ta.
Cuộc sống thánh thiện của chúng ta là ở chỗ thi hành mọi sự Chúa Cha bảo chúng ta làm. Đó là giá trị nơi cuộc sống của Mẹ Maria, ở chỗ làm trọn ư muốn của Thiên Chúa. Được Mẹ Maria hỗ trợ và nâng đỡ, chúng ta hăy tri ân nhận lấy ngàn năm mới này từ bàn tay của Chúa Cha, và hăy quyết tâm đáp ứng ân huệ của ngàn năm mới ấy bằng một ḷng khiêm cung và tha thiết mộ mến.
(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ 19/1/2000)