CHÚA NHẬT VI PHỤC SINH


 

BÀI ĐỌC I: Act 10, 25-26. 34-35. 44-48


“Ơn Thánh Thần cũng đă tuôn xuốùng trên các dân tộc”

Bài trích sách Tông đồ Công Vụ.


X
ảy ra là khi Phêrô vừa vào nhà, th́ Cornêliô ra đón ngài, và sấp ḿnh dưới chân ngài mà lạy. Phêrô liền đỡ ông dạy và nói rằng: “Xin ông chỗi dậy, v́ chính tôi cũng chỉ là người”. Phêrô lên tiếng nói rằng: “Quả thật, tôi nghiệm biết rằng Thiên Chúa không thiên tư tây vị, nhưng ở bất cứ xứ nào, ai kính sợ Người và thực hành sự công chính, đều được Người đón nhận”! Phêrô đang nói các lời đó, th́ Thánh Thần đă ngự xuống trên mọi kẻ đang nghe lời. Các tín hữu đă chịu cắt b́, những người đă đến cùng Phêrô, đều sửng sốt, khi thấy ơn Thánh Thần cũng đă tuông đổ xuốùng trên các dân tộc; vả lại họ nghe các người ấy nói nhiều thứ tiếng và ngợi khen Thiên Chúa. Bấy giờ Phêrô lên tiếng nói rằng: “Ai có thể ngăn cản ta lấy nước mà rửa cho những kẻ nầy, khi họ đă nhận lănh Thánh Thần như chúng ta ?” Và ngài truyền rủa tội cho họ nhân danh Chúa Kitô. Bấy giờ họ xin ngài ở lại với họ ít ngày.

Lời của Chúa.


 

Đáp ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)


Chúa đă công bố ơn cứu độ của Người trước mặt chư dân.

1.      Hăy ca mừng Chúa một bài ca mới, v́ Người đă làm nên những điều huyền diệu. Tay hữu Người đă tạo cho Người cuộc chiến thắng, cùng với cánh tay thánh thiện của Người.

2.      Chúa đă công bố ơn cứu độ của Người, trước mặt chư dân Người tỏ rơ đức công minh. Người đă nhớ lại ḷng nhân hậu và trung thành để sủng ái nhà Israel.

3.      Khắp nơi bờ cơi địa cầu, đă nh́n thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta. Toàn thể địa cầu hăy reo mừng Chúa, hăy hoan hỉ, mừng vui và đàn ca.



BÀI ĐỌC II: 1 Joan 4, 7-10


“Thiên Chúa là T́nh Yêu”

Bài trích thơ thứ nhất của Thánh Gioan Tông Đồ.


C
ác con thân mến, chúng ta phải thương yêu nhau, v́ t́nh yêu bởi Thiên Chúa mà ra. V́ lẽ hễ ai thương yêu, th́ đă sinh bởi Thiên Chúa, và nhận biết Thiên Chúa. C̣n ai không yêu thương, th́ không biết Thiên Chúa, v́ Thiên Chúa là T́nh Yêu. Điều này biểu lộ t́nh yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta là Thiên Chúa chúng ta đă sai Con Một Người đến trong thế gian, để nhờ Ngài mà chúng ta được sống. T́nh yêu ấy là thế nầy: Không phải chúng ta đă yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đă thương yêu chúng ta trước, và đă sai Con Một Người đến hy sinh, đền thay v́ tội lỗi chúng ta.

Lời của Chúa.



(Xin mời Cộng đoàn đứng)

Alleluia, Alleluia. — - Chúa phán:“Nếu ai yêu mến Thầy, th́ sẽ giữ lời Thầy, và Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy, và Chúng Ta sẽ đến và ở trong người ấy”.—-Alleluia.


 

PHÚC ÂM: Joan 15, 9-17


“Không có t́nh yêu nào lớn hơn t́nh yêu của người thí mạng v́ bạn hữu ḿnh”

Bài trích Phúc Âm theo Thánh Gioan.


K
hi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: như Cha đă yêu mến Thầy, Thầy cũng yêu mến các con. Hăy ở lại trong t́nh yêu của Thầy. Nếu các con tuân lệnh Thầy truyền, các con sẽ ở trong t́nh yêu của Thầy, cũng như Thầy đă giữ lệnh truyền của Cha Thầy, nên Thầy ở lại trong t́nh yêu của Người. Thầy nói với các con điều đó để niềm vui của Thầy ở trong các con, và niềm vui của các con được trọn vẹn. Đây là lệnh truyền của Thầy: Các con hăy yêu mến nhau, như Thầy đă yêu mến các con. Không có t́nh yêu nào lớn hơn t́nh yêu của người thí mạng v́ bạn hữu ḿnh. Các con là bạn hữu của Thầy, nếu các con thi hành những điều Thầy truyền. Thầøy không c̣n gọi các con là tôi tớ. V́ tôi tớ không biết việc chủ làm; Thầy gọi các con là bạn hữu, v́ tất cả những ǵ Thầy đă nghe biết nơi Cha Thầy th́ Thầy đă cho các con biết. Không phải các con đă chọn Thầy, nhưng chính Thầy đă chọn các con, và đă cắt đặt, để các con đi, và mang lại hoa trái, và để hoa trái các con tồn tại, để những ǵ các con xin Cha nhân danh Thầy, Người sẽ ban cho các con, Thầy truyền cho các con điều này là: các con hăy yêu mến nhau”.

Phúc Âm của Chúa.

 

Sống Lời Chúa Hôm Nay

 

 

CHÚA NHẬT VI PHỤC SINH NĂM B (21.05.2006)

  

 

Con Tim Đập Nhịp Thần Linh

 

 

Bài chia sẻ cho Phúc Âm tuần trước đă nói là bài Phúc Âm Chúa Nhật VI Phục Sinh năm B tuần này có chất chứa chi tiết về một thứ nhựa sống thần linh, một thứ nhựa sống được Chúa Kitô là Cây Nho hay Thân Nho thông sang cho Giáo Hội, cho Kitô hữu là các cành nho của Người, để các cành nho hiệp nhất với Người ấy có thể nhờ đó sinh muôn vàn hoa trái. Vậy nhựa sống thần linh ở trong bài Phúc Âm tuần này đây là ǵ, nếu không phải là đức ái trọn hảo, là T́nh Yêu Thiên Chúa? Bởi v́, nếu không có yêu thương cũng chẳng có sự sống, chủ đề của 4 tuần cuối của Mùa Phục Sinh. Chính bởi yêu thương Thiên Chúa mới tự động đến với con người, t́m kiếm con người, dù con người tạo vật vô cùng thấp hèn chẳng là ǵ trước nhan Ngài, trái lại, c̣n đáng bị trầm phạt muôn đời v́ đă chống phản Người. Chính bởi yêu thương Thiên Chúa chẳng những đă đến với con người, nhưng không đến với con người như là một vị chủ tể đến với bầy tôi tớ, mà là đến để nâng con người lên hàng bạn hữu với Ngài, sống thân t́nh thiết nghĩa với Ngài. Theo lời Chúa Giêsu nói trong bài Phúc Âm hôm nay th́ có hai dấu hiệu Thiên Chúa quả thực chứng tỏ cho thấy Ngài hết ḷng muốn làm bạn với con người và muốn con người làm bạn với Ngài, đó là việc Ngài hy sinh mạng sống cho con người và tỏ cho con người biết tất cả những ǵ về Ngài.

 

Đúng thế, theo tự nhiên, chẳng có ai lại chết cho kẻ thù của ḿnh, kể cả cho người dưng nước lă. Mạng sống là cái ǵ quí nhất th́ phải được đổi lại hay thay thế cũng bằng những ǵ tương đương hay đáng giá hơn. Vậy nếu một khi con người được Thiên Chúa hy sinh mạng sống ḿnh cho nơi Con của Ngài th́ không phải là con người vô cùng quí giá trước mặt Thiên Chúa hay sao!?! - “Không t́nh yêu nào cao cả hơn t́nh yêu của người thí mạng sống ḿnh v́ bạn hữu của ḿnh. Các con là bạn hữu của Thày…”. Cũng theo tự nhiên, chẳng có ai lại đi tâm sự với một người thù ghét ḿnh, hay với một người chẳng bao giờ quen biết, hoặc thậm chí cả với những người ruột thịt nữa, (đó là lư do thực tế cho thấy nhiều khi bạn bè c̣n thân hơn cả anh em trong nhà, nhất là trường hợp kết bạn trăm năm). Vậy một khi Thiên Chúa tỏ hết ḿnh ra cho con người qua Chúa Giêsu Kitô là “tất cả sự thật” (Jn 16:13), là tất cả mạc khải thần linh của Thiên Chúa, đến nỗi “ai thấy Thày là thấy Cha” (Jn 14:9), th́ không phải là Ngài đă coi con người như bạn hữu của Ngài hay sao!?! - “Thày không gọi các con là tôi tớ nữa, v́ tôi tớ không biết ǵ về chủ của ḿnh. Song Thày gọi các con là bạn hữu, v́ Thày đă tỏ cho các con biết tất cả những ǵ Thày đă nghe thấy nơi Cha Thày”.

 

Nếu nói đến chủ tớ là nói đến quyền bính, th́ nói đến bạn bè là nói đến yêu thương. Vậy một khi Thiên Chúa muốn làm bạn với con người là Thiên Chúa yêu thương con người và muốn con người yêu mến Ngài. Thực tế cho thấy, con người tạo vật chỉ có khả năng yêu hay chỉ biết yêu khi được yêu, được nâng lên làm bạn với Thiên Chúa mà thôi. Nghĩa là họ được Thiên Chúa ban cho họ khả năng để yêu như Ngài yêu. Đó là lư do con người được dựng nên theo h́nh ảnh Thiên Chúa và tương tự như Thiên Chúa (x Gen 1:26), với tâm linh để nhận biết Ngài yêu họ ra sao và với tự do để đáp lại t́nh Ngài thương mến. Thiên Chúa đă yêu thương con người nơi Con của Ngài, và Con của Ngài đến để cho con người thấy rằng “Thiên Chúa là Thần Linh” (Jn 4:24) đă yêu con người biết là chừng nào, “yêu đến cùng” (Jn 13:1), yêu đến thí mạng sống ḿnh làm giá chuộc họ (x Mt 20:28): “Cha Thày đă yêu Thày thế nào, Thày cũng yêu các con như thế”. Một trong những con người đă ư thức được thực tại thần linh này, đă ư thức được chẳng những bản tính trọn hảo của Thiên Chúa mà c̣n đă triệt thấu được cả bản chất của t́nh yêu lẫn nguyên tắc yêu thương, đó là “người môn đệ được Chúa Giêsu yêu” (Jn 13:23; 19:26; 20:2; 21:20), người môn đệ được ngả đầu (biểu hiệu cho tâm linh con người) vào ngực (biểu hiệu cho t́nh yêu) Chúa Kitô trong Bữa Tiệc Ly (x Jn 13:25). Về bản tính toàn thiện của Thiên Chúa, người môn đệ này đă cảm nghiệm rằng “Thiên Chúa là t́nh yêu” (1Jn 4:8,16). Về bản chất của t́nh yêu, người môn đệ ấy đă nhận thức ở câu cuối cùng trong bài đọc thứ hai hôm nay: “T́nh yêu là ở chỗ không phải chúng ta yêu Thiên Chúa mà là Thiên Chúa đă yêu thương chúng ta và đă sai Con Ngài đến làm của lễ đền tội lỗi của chúng ta” (1Jn 4:10). Về nguyên tắc hay đường lối yêu thương, người môn đệ này huấn dụ, đối với chính Thiên Chúa: “Phần chúng ta, hăy mến yêu, v́ Ngài đă yêu chúng ta trước” (1Jn 4:19); c̣n đối với tha nhân, thánh nhân đă nói đến trong lời mở đầu của bài đọc thứ hai hôm nay là: “Chúng ta hăy yêu thương nhau, v́ t́nh yêu phát xuất từ Thiên Chúa”.

 

Huấn dụ của “người môn đệ được Chúa Giêsu yêu” này về nguyên tắc hay đường lối yêu thương trên đây hoàn toàn  chính xác, đúng như lời Chúa Kitô đă khẳng định trong bài Phúc Âm về vai tṛ chủ động tỏ ḿnh của Thiên Chúa và vai tṛ tích cực đáp ứng của con người khi minh định: “Không phải là các con đă chọn Thày mà là Thày đă chọn các con để các con đi sinh hoa kết trái”. Đúng thế, con người tạo vật chúng ta được dựng nên từ hư vô, không hề biết Thiên Chúa là Đấng nào và ra sao để yêu Ngài như Ngài là và như ḷng mong muốn của Ngài, cho tới khi Ngài tỏ chính bản thân của Ngài ra, tỏ tất cả bản thân của Ngài ra nơi Con Ngài. Thế nhưng, cho tới khi biết được sự thật vô cùng mầu nhiệm diễm phúc này, biết được Thiên Chúa yêu thương ḿnh vô cùng như thế, con người tội nhân vô cùng hèn hạ, khốn nạn và bất lực cũng không thể nào yêu mến Ngài và đáp lại t́nh Ngài cho cân xứng, nếu không được t́nh Ngài chiếm đoạt, để con người có thể yêu Ngài bằng chính quả tim của Ngài. Vấn đề ở đây là làm sao con người bất toàn và bất lực của chúng ta có thể chiếm được quả tim thần linh này để nhờ đó xứng đáng đáp lại Đấng “đă yêu thương chúng ta trước”?

 

Bài Phúc Âm hôm nay đă cho chúng ta câu giải đáp ngay ở hai câu đầu tiên, nhất là ở câu thứ hai: “Như Cha Thày yêu Thày thế nào, Thày cũng yêu các con như vậy. Hăy ở lại trong t́nh yêu của Thày”. “Hăy ở lại trong t́nh yêu của Thày” đây là ǵ, nếu không phải là hăy chấp nhận t́nh yêu của Thày, hăy tin tưởng vào Thày, nhất là hăy tích cực đáp lại t́nh yêu của Thày, bằng cách hăy sống t́nh yêu của Thày, hay hăy mang t́nh yêu của Thày các con cảm nghiệm được mà chia sẻ. Đó là lư do, ngay sau hai cầu mở đầu bài Phúc Âm, Chúa Giêsu đă chỉ cho các môn đệ của Người biết cách thức để có thể “sống trong t́nh yêu của Thày”, cũng như để có thể đáp lại t́nh yêu của Người, hay sống t́nh yêu của Người.

 

Để có thể “sống trong t́nh yêu của Thày”, thành phần môn đệ đích thực của Chúa Kitô, như Người cho biết, cần phải: “tuân giữ các giới răn của Thày”, tức đáp lại các ước muốn của Thày. Và các giới răn của Thày hay các ước muốn của Thày đây là ǵ, nếu không phải, như Người minh định sau đó, là “các con hăy yêu thương nhau như Thày đă yêu thương các con”. Nếu “Thày đă yêu thương các con thế nào, các con cũng phải yêu nhau như vậy” (Jn 13:34), mà Thày đă yêu các con “đến cùng” (Jn 13:1), đến “tự hiến để họ được thánh hóa trong chân lư” (Jn 17:19), một tác động hoàn toàn vượt trên bản năng bảo tồn, hoàn toàn nghịch lại với khuynh hướng yêu sự sống ḿnh của con người (x Jn 12:25), th́ thực tại “các con hăy yêu thương nhau như Thày đă yêu thương các con” là một chứng cớ hùng hồn nhất và hiển nhiên nhất cho thấy Chúa Kitô “là sự sống” đang sống trong Kitô hữu, và đang tiếp tục yêu thương nhân loại bằng chính con tim của Kitô hữu, một con tim đă bị t́nh Người chiếm đoạt để chỉ rung động theo những Nhịp Đập Thần Linh, những nhịp đập của một Vị Thiên Chúa Làm Người!

 

Tóm lại, v́ 4 tuần lễ cuối cùng của Mùa Phục Sinh là thời điểm Giáo Hội cử hành Mầu Nhiệm Chúa Kitô “là Sự Sống” mà, để tiếp theo bài Phúc Âm Chúa Nhật V tuần trước liên quan đến h́nh ảnh cành nho dồi dào sự sống trổ sinh hoa trái nhờ dính liền với cây nho, một h́nh ảnh, như Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đă cảm nhận và diễn tả trong bài huấn từ hằng tuần vào trưa Chúa Nhật 14/5/2006 như thế này: “Đây là một dụ ngôn thật ư nghĩa, v́ nó giải thích rất sâu sắc về cuộc sống của người Kitô hữu là một mầu nhiệm hiệp thông với Chúa Giêsu”.

 

Thế nhưng, vấn đề được đặt ra ở đây là làm thế nào để có thể hiện thực hóa mầu nhiệm hiệp thông với Thiên Chúa này? Chúng ta t́m thấy câu trả lời hết sức rơ ràng ở những lời Chúa Giêsu tâm sự với các môn đệ của Người trong bài Phúc Âm Chúa Nhật VI Phục Sinh.

 

Thật thế, trước hết, Người đă kêu gọi các vị nói riêng và Kitô hữu là thành phần môn đệ mai hậu của Người nói chung rằng: “Hăy ở lại trong t́nh yêu của Thày”, tức hăy là “cành nho dính liền với cây nho”. Tại sao thế, nếu không phải, như Người khẳng định cũng trong cùng bài Phúc Âm, v́ “Thầy đă chọn các con, và đă cắt đặt, để các con đi, mà mang lại hoa trái”.

 

Đúng thế, chính v́ chúng ta được Thày chọn làm bạn hữu với Người, chứ không phải là tôi tớ nữa, và v́ là bạn hữu, chúng ta cũng được Người tỏ cho biết cơi ḷng Thiên Chúa của Người, tức đă được đi sâu vào thâm tâm của Thiên Chúa, hay nói thực tế hơn, chúng ta được biết Người hơn ai hết. Đó là lư do, v́ được đặc ân biết Người hơn ai hết như thế, một nhận biết được tỏ ra bằng việc tuân giữ Lời Người, Kitô hữu chúng ta có phận sự phải làm cho Người được nhận biết và yêu mến, qua đức bác ái yêu thương trọn hảo của Người, và như Người đă mến thương chúng ta: “Đây là lệnh truyền cuœa Thầy: Các con hăy yêu mến nhau, như Thầy đă yêu mến các con”.

 

Tuy nhiên, để có thể dễ dàng và bảo đảm sống hiệp thông với một Chúa Giêsu tràn đầy đức ái ấy, vị đương kim Giáo Hoàng Biển Đức XVI của chúng ta, cũng trong huấn từ trưa Chúa Nhật V Phục Sinh 14/5/2006, đă nhận định và kêu gọi như sau: “Có một cách thức để kết hợp với Chúa Kitô, như cành nho với cây nho, đó là chạy đến với việc chuyển cầu của Mẹ Maria”.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

 

 

T̀NH YÊU LÀ CÁI HỒN CỦA KITÔ GIÁO !

 

 

I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ       

            

Hiểu được Ki-tô giáo đă là khó. Cảm nghiệm được điều cốt yếu, nét tinh túy hay cái hồn của Ki-tô giáo lại càng khó hơn. Nhưng nếu không hiểu, nhất là không cảm nghiệm được cái hồn của Ki-tô giáo th́ làm sao người tín hữu có thể có một niềm tin sâu sắc, một lối sống dấn thân tích cực được? Các bài sách thánh của Chúa nhật VI Phục Sinh năm B đưa chúng ta vào trung tâm, vào cốt lơi, vào cái hồn của Đạo: T́nh Yêu !

 

II. LẮNG NGHE & T̀M HIỂU LỜI CHÚA TRONG BA BÀI THÁNH KINH

 

2.1 Lắng nghe Lời Chúa trong ba bài Thánh Kinh

 

(1) Bài đọc 1: Cv 10,25-26.34-35.44-48: Thiên Chúa không thiên vị.

 

   (25) Khi ông Phê-rô bước vào nhà ông Co-nê-li-ô, th́ ông liền ra đón và phủ phục dưới chân ông mà bái lạy. (26) Nhưng ông Phê-rô đỡ ông ấy lên và nói : "Xin ông đứng dậy, v́ bản thân tôi đây cũng chỉ là người phàm."  

   (34) Bấy giờ ông Phê-rô lên tiếng nói : "Quả thật, tôi biết rơ Thiên Chúa không thiên vị người nào. (35) Nhưng hễ ai kính sợ Thiên Chúa và ăn ngay ở lành, th́ dù thuộc bất cứ dân tộc nào, cũng đều được Người tiếp nhận.

   (44) Ông Phê-rô c̣n đang nói những điều đó, th́ Thánh Thần đă ngự xuống trên tất cả những người đang nghe lời Thiên Chúa. (45) Những tín hữu thuộc giới cắt b́ cùng đến đó với ông Phê-rô đều kinh ngạc v́ thấy Thiên Chúa cũng ban Thánh Thần xuống trên cả các dân ngoại nữa,  (46) bởi họ nghe những người này nói các thứ tiếng và tán dương Thiên Chúa. Bấy giờ ông Phê-rô nói rằng :  (47) "Những người này đă nhận được Thánh Thần cũng như chúng ta, th́ ai có thể ngăn cản chúng ta lấy nước làm phép rửa cho họ ?" (48) Rồi ông truyền làm phép rửa cho họ nhân danh Đức Giê-su Ki-tô. Sau đó họ xin ông ở lại ít ngày.

 

(2) Bài đọc 2: 1 Ga 4,7-10:  Nguồn mạch đức ái.

 

     (7) Anh em thân mến, chúng ta hăy yêu thương nhau, v́ t́nh yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa. Phàm ai yêu thương, th́ đă được Thiên Chúa sinh ra, và người ấy biết Thiên Chúa. (8) Ai không yêu thương, th́ không biết Thiên Chúa, v́ Thiên Chúa là t́nh yêu. (9) T́nh yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta được biểu lộ như thế này : Thiên Chúa đă sai Con Một đến thế gian để nhờ Con Một của Người mà chúng ta được sống. (10) T́nh yêu cốt ở điều này : không phải chúng ta đă yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đă yêu thương chúng ta, và sai Con của Người đến làm của lễ đền tội cho chúng ta.

 

(3) Bài Tin Mừng: Ga 15,9-17:  Thiên Chúa yêu chúng ta trước.

 

         (9) Chúa Cha đă yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hăy ở lại trong t́nh thương của Thầy. (10) Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong t́nh thương của Thầy, như Thầy đă giữ các điều răn của Cha Thầy và ở lại trong t́nh thương của Người. (11) Các điều ấy, Thầy đă nói với anh em để anh em được hưởng niềm vui của Thầy, và niềm vui của anh em được nên trọn vẹn.

         (12) Đây là điều răn của Thầy : anh em hăy yêu thương nhau như Thầy đă yêu thương anh em. (13) Không có t́nh thương nào cao cả hơn t́nh thương của người đă hy sinh tính mạng v́ bạn hữu của ḿnh. (14) Anh em là bạn hữu của Thầy, nếu anh em thực hiện những điều Thầy truyền dạy. (15) Thầy không c̣n gọi anh em là tôi tớ nữa, v́ tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, v́ tất cả những ǵ Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đă cho anh em biết.

       (16) Không phải anh em đă chọn Thầy, nhưng chính Thầy đă chọn anh em, và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái của anh em tồn tại, hầu tất cả những ǵ anh em xin cùng Chúa Cha nhân danh Thầy, th́ Người ban cho anh em. (17) Điều Thầy truyền dạy anh em là hăy yêu thương nhau.

 

2.2 Trong ba bài Thánh Kinh trên, chúng ta khám phá ra Thiên Chúa là Đấng nào?    

 

1. Bài đọc 1 (Cv 10,25-26.34-35.44-48) là tường thuật việc Thánh Thần Thiên Chúa được ban cho những người chưa chịu Phép Rửa mà Tông đồ Phê-rô gặp tại nhà ông Co-nê-li-ô. Trước cảnh tượng lạ lùng và bất ngờ ấy, Tông đồ Phê-rô phải tuyên bố: “Những người này đă nhận được Thánh Thần cũng như chúng ta, th́ ai có thể ngăn cản chúng ta lấy nước làm phép rửa cho họ?”

         Qua sự kiện trên chúng ta thấy Thiên Chúa là Đấng không thiên vị ai : do ḷng yêu thương, Người đă ban Thánh Thần và niềm tin cho mọi người thành tâm thiện chí t́m kiếm Người.

 

2. Bài đọc 2 (1 Ga 4,7-10) là lời giảng dạy của Tông đồ Gio-an dành cho các môn đệ:  hăy yêu nhau v́ t́nh yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa: “Phàm ai yêu thương th́ đă được Thiên Chúa sinh ra và người ấy biết Thiên Chúa.” Thế có nghĩa là những ai không yêu thương th́ không biết Thiên Chúa, v́ Thiên Chúa là t́nh yêu.

        Thiên Chúa thể hiện T́nh yêu của Người đối với nhân loại bằng việc sai Con Một Người đến thế gian để nhờ Con Một ấy mà con người được sống. Trong T́nh Yêu Thiên Chúa là Đấng đi trước khi dựng nên chúng ta, cứu chuộc chúng ta, chọn chúng ta làm con, làm bạn hữu nghĩa t́nh.

 

3. Bài Tin Mừng (Ga 15,9-17) là những lời tâm sự của Đức Giê-su tiếp nối những lời khẳng định về mối quan hệ khắng khít giữa Người và các môn đệ. Cả một kho tàng phong phú được chính Chúa Giê-su mạc khải và trao ban cho chúng ta:

        (a) Chúa Cha yêu mến Chúa Giê-su thế nào th́ Chúa Giê-su cũng yêu thương các môn đệ như vậy. Chúa Cha yêu Chúa Giê-su v́ Chúa Giê-su đă giữ các điều răn của Cha. C̣n Chúa Giê-su đă yêu thương các môn đệ đến hy sinh mạng sống ḿnh v́ họ: “Không có t́nh thương nào cao cả hơn t́nh thương của người đă hy sinh tính mạng v́ bạn hữu của ḿnh.”

        (b) Chúa Giê-su mời gọi các môn đệ đáp lại t́nh thương vô biên của Người là ở lại trong t́nh thương của Người. Bằng cách tuân giữ các điều răn, nhất là điều răn yêu thương  - như Người đă v́ yêu thương mà giữ các điều răn của Cha.

        (c) Chúa Giê-su đă coi các môn đệ là bạn hữu thân thiết nên đă bộc lộ cho biết những điều Người đă nghe/biết được ở nơi Cha. Và Người đă chọn các ông trước, chứ không phải ngược lại. Người chọn các ông để sai họ đi rao giảng, làm chứng cho Nước Trời và cho T́nh Thương của Thiên Chúa. Người chọn các ông để họ sinh nhiều hoa trái không hư nát.

 

2.3 Qua ba bài Thánh Kinh trên, Thiên Chúa muốn gửi s điệp ǵ cho chúng ta?  

 

Sứ điệp của Lời Chúa hôm nay là :

THIÊN CHÚA LÀ T̀NH YÊU CHO ĐI.

* Thiên Chúa Cha đă yêu thương con người đến nỗi đă ban Con Một Người  cho nhân loại.

* Chúa Giê-su Ki-tô, Con Một Thiên Chúa đă hiến mạng sống ḿnh v́ các môn đệ (và mọi người) và đă kết bạn với các môn đệ.

* Chúa Thánh Thần đă ngự xuống trên tất cả những người đang nghe lời Thiên Chúa cho dù họ chưa được thánh tẩy bằng nước.

 

III. SỐNG LỜI CHÚA HÔM NAY

 

Chúng ta sống sứ điệp của Lời Chúa hôm nay bằng cách đáp lại Thiên Chúa là T̀NH YÊU CHO ĐI:

           Trước hết chúng ta đáp lại Thiên Chúa là T̀NH YÊU CHO ĐI trong đời sống cá nhân bằng một đời sống mật thiết gắn bó với Chúa Giê-su, với Thiên Chúa và thể hiện ḷng Mến Chúa trên hết mọi sự.

          Kế đến chúng ta đáp lại Thiên Chúa là T̀NH YÊU CHO ĐI trong đời sống gia đ́nh bằng một đời sống hy sinh, phục vụ những người ruột thịt  với một t́nh yêu vô vị lợi, không tính toán và giúp mọi người trong gia đ́nh biết yêu mến Thiên Chúa và yêu thương tha nhân như Chúa dạy.

          Sau cùng chúng ta đáp lại Thiên Chúa là T̀NH YÊU CHO ĐI trong đời sống cộng đồng và xă hội bằng một đời sống ḿnh v́ mọi người nhằm mưu ích chung cho mọi người, nhất là cho những người yếu kém nhất trong xă hội.                                 

                            

IV. CẦU NGUYỆN 

 

            * Lạy Thiên Chúa Cha là T́nh Yêu, chúng con chúc tụng ngợi khen cảm tạ Cha về sự kỳ diệu của T́nh Yêu mà chúng con đă cảm nhận: V́ yêu thương chúng con, Cha đă dựng nên chúng con, đă cứu độ chúng con, đă ban Con Một Cha là Đức Giê-su Ki-tô cho chúng con.

            - Xin Cha cho chúng con cảm nghiệm mỗi ngày mỗi sâu sắc hơn T́nh Yêu của Cha, để chúng con không ngừng ca ngợi T́nh Yêu của Cha và làm chứng cho T́nh yêu ấy trong mọi môi trường gia đ́nh và xă hội.

            * Lạy Chúa Giê-su Ki-tô, chúng con chúc tụng ngợi khen cảm tạ Chúa v́ Chúa đă cho chúng con được diễm phúc trở thành bạn hữu nghĩa thiết của Chúa; v́ Chúa đă hé mở những bí mật của Thiên Chúa cho chúng con; v́ Chúa đă mời gọi chúng con sống luật yêu thương của Chúa.

            - Xin Chúa cho chúng con biết trân trọng T́nh Yêu và cách đối xử tuyệt vời của Chúa và biết cách lấy T́nh Yêu đáp lại T́nh yêu: Yêu Chúa hết ḷng hết sức hết linh hồn hết trí khôn. Yêu tha nhân như chính ḿnh, như chính Chúa đă yêu và hy sinh mạnh sống v́ người ḿnh yêu.

            * Lạy Chúa Thánh Thần là Thần Khí và là T́nh Yêu của Thiên Chúa, chúng con chúc tụng ngợi khen cảm tạ Chúa v́ Chúa đă xuống trong tâm hồn chúng con và ngự ở đó để cùng với chúng con sống yêu thương và phục vụ.

            - Xin Chúa hướng dẫn và nâng đỡ chúng con trên mọi bước đường chúng con đi, trong mọi cuộc gặp gỡ chúng con có, để T́nh Yêu của Thiên Chúa sáng ngời trong mọi lời nói, thái độ và hành động của chúng con.

 

           Giêrônimô Nguyễn Văn Nội.                                               

 Sàig̣n ngày 14.05.2006