CHÚA NHẬT VII PHỤC SINH
CHÚA NHẬT LỄ THĂNG THIÊN

 

 

BÀI ĐỌC I: Act 1:15-17, 20-26
 

“Phải chọn lấy một người trong những người có mặt đây, để cùng với chúng ta làm chứng Người đă sống lại”
Bài trích sách Tông đồ Công vụ.
 

Trong những ngày ấy, Phêrô đứng lên giữa anh em (đám đông có chừng một trăm hai mươi người) mà nói: “Hỡi anh em, phải ứng nghiệm lời Thánh Kinh mà Thánh Thần đă dùng miệng Đavit để tiên báo về Giuđa, kẻ hướng dẫn những người bắt Chúa Giêsu. Hắn cũng là một trong số chúng ta, đă thông phần chức vụ của chúng ta. V́ chưng, trong Thánh vịnh có chép rằng: “Một người khác sẽ lănh lấy chức vụ của nó”. Vậy trong những người đi cùng với chúng ta, suốt thời gian Chúa Giêsu sống giữa chúng ta, kể từ ngày Gioan thanh tẩy cho đến ngày Chúa Giêsu ĺa chúng ta mà lên trời, chúng ta phải chọn lấy một người trong những người có mặt đây, để cùng với chúng ta làm chứng Người đă sống lại”. Họ giới thiệu hai người: Giuse tức Barsabba, biệt danh là Công chính, và ông Matthia. Đoạn họ cầu nguyện rằng: “Lạy Chúa, Chúa thấu suốt tâm hồn mọi người, xin hăy tỏ ra Chúa chọn ai trong hai người này, để nhận chức vụ và tước hiệu tông đồ thay cho Giuđa, kẻ đă hư hỏng mà đi đến nơi của nó”. Thế là họ bắt thăm và Matthia đă trúng thăm: Ông được kể vào với số mười một tông đồ.

Lời của Chúa.



Đáp Ca
: (Xin mời Cộng đoàn thưa)


Chúa thiết lập ngai vàng Người ở cơi cao xanh.

1.      Linh hồn tôi ơi, hăy chúc tụng Chúa, và toàn thể con người tôi, hăy chúc tụng danh Người. Linh hồn tôi ơi, hăy chúc tụng Chúa, và chớ khá quên mọi ân huệ của Người.

2.      Nhưng cũng như trời xanh cao vượt trên trái đất, ḷng nhân Người c̣n siệu việt hơn thế trên kẻ kính sợ Người. Cũng như từ đông sang tây xa vời vợi, Người đă ném tội lỗi xa khỏi chúng tôi.

3.      Chúa thiết lập ngai vàng Người ở cơi cao xanh, và vương quyền Người phủ trị trên khắp muôn loài. Hăy chúc tụng Chúa đi, chư vị thiên thần, dũng lực hùng anh thi hành lời Chúa.



BÀI ĐỌC II: 1 Joan 4:11-16


“Ai ở trong t́nh yêu, th́ ở trong Thiên Chúa, và Thiên Chúa ở trong người ấy”
Bài trích thơ thứ nhất của Thánh Gioan.


C
ác con thân mến, nếu Thiên Chúa thương yêu chúng ta dường ấy, th́ chúng ta cũng phải thương yêu nhau. Chẳng ai thấy Thiên Chúa bao giờ, nếu chúng ta thương yêu nhau, th́ Thiên Chúa ở trong chúng ta, và t́nh yêu của Người nơi chúng ta đă được tuyệt hảo. Do điều nầy mà chúng ta biết chúng ta ở trong Người và Người ở trong chúng ta là Người đă ban Thánh Thần cho chúng ta. Và chúng ta đă thấy và chứng nhận rằng Chúa Cha đă sai Con ḿnh làm Đấng Cứu Thế. Ai tuyên xưng Đức Giêsu là Con Thiên Chúa, th́ Thiên Chúa ở trong người ấy và người ấy ở trong Thiên Chúa. C̣n chúng ta, chúng ta đă biết và tin nơi t́nh yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta. Thiên Chúa là T́nh Yêu, và ai ở trong t́nh yêu, th́ ở trong Thiên Chúa, và Thiên Chúa ở trong người ấy.

Lời của Chúa.



(Xin mời Cộng đoàn đứng)
Alleluia, alleluia. — Chúa phán: “Thầy sẽ không bỏ các con mồ côi: Thầy sẽ đến với các con và ḷng các con sẽ vui mừng”. — Alleluia.



PHÚC ÂM: Joan 17:11b-19
 

“Để chúng ta được nên một như Ta”
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, Chúa Giêsu ngước mắt lên trời cầu nguyện rằng: “Lạy Cha chí thánh, xin giữ ǵn trong danh Cha những kẻ Cha đă ban cho Con, để chúng được nên một như Chúng Ta. Khi Con c̣n ở với chúng, Con đă ǵn giữ chúng trong Cha. Con đă ǵn giữ những kẻ Cha đă giao phó cho Con, không một ai trong chúng bị mất, trừ ra con người hư vong, để lời Kinh Thánh được nên trọn. Bây giờ Con về cùng Cha, và Con nói những điều này khi Con c̣n dưới thế, để chúng được đầy sự vui mừng của Con trong ḷng. Con đă ban lời Cha cho chúng, và thế gian đă ghét chúng, v́ chúng không thuộc về thế gian, cũng như Con không thuộc về thế gian. Con không xin Cha đem chúng ra khỏi thế gian, nhưng xin ǵn giữ chúng cho khỏi sự dữ. Chúng không thuộc về thế gian, cũng như Con không thuộc về thế gian. Xin hăy thánh hóa chúng trong sự thật: lời Cha là chân lư. Cũng như Cha đă sai Con vào thế gian th́ Con cũng sai chúng vào thế gian. Và v́ chúng, Con đă tự thánh hóa, để cả chúng cũng được thánh hóa trong chân lư”.

Phúc Âm của Chúa.

--------------------------------------

LỄ THĂNG THIÊN


BÀI ĐỌC I: Act 1:1-11


“Trước sự chứng kiến của các ông, Người lên trời”
Bài trích sách Tông đồ Công vụ.


H
ỡi Thêôphilê, trong quyển thứ nhất, tôi đă tường thuật tất cả những điều Đức Giêsu đă bắt đầu làm và giảng dạy, cho đến ngày Người lên trời, sau khi căn dặn các Tông đồ, những kẻ Người đă tuyển chọn dưới sự hướng dẫn của Thánh Thần. Sau cuộc thương khó, Người đă tỏ cho các ông thấy Người vẫn sống, với nhiều bằng chứng; Người đă hiện ra với các ông trong khoảng bốn mươi ngày và đàm đạo về Nước Thiên Chúa. Và trong một bữa ăn, Người đă ra lệnh cho các ông chớ rời khỏi Giêrusalem, nhưng hăy chờ đợi điều Chúa Cha đă hứa. Người nói: “Như các con đă nghe chính miệng Thầy rằng: “Gioan đă làm phép rửa bằng nước, phần các con, ít ngày nữa, các con sẽ chịu phép rửa trong Thánh Thần”. Vậy các kẻ có mặt hỏi Người rằng: “Lạy Thầy, có phải đă đến lúc Thầy khôi phục Nước Israel chăng?”. Người bảo họ rằng: “Đâu phải việc các con hiểu biết thời gian hay kỳ hạn mà Cha đă ấn định do quyền bính Ngài. Nhưng các con sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần ngự xuống trên các con, và các con sẽ nên chứng nhân cho Thầy tại Giêrusalem, trong tất cả xứ Giuđêa và Samaria, và cho đến tận cùng trái đất”. Nói xong, Người được cất lên trước mắt các ông. Và một đám mây bao phủ Người khuất mắt các ông. Đang khi các ông c̣n ngước mắt lên trời nh́n theo Người đang xa đi, th́ bỗng có hai người mặc áo trắng đứng gần các ông và nói rằng: “Hỡi người Galilê, sao các ông c̣n đứng nh́n lên trời? Đức Giêsu, Đấng vừa ĺa các ông mà lên trời, sẽ đến cùng một thể thức như các ông đă thấy Người lên trời”.

Lời của Chúa.

 

Đáp Ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)
Thiên Chúa ngự lên giữa tiếng tưng bừng, Chúa ngự lên trong tiếng kèn vang.
 

1.      Hết thảy chư dân, hăy vỗ tay, hăy reo mừng Thiên Chúa tiếng reo vui! V́ Chúa là Đấng Tối cao, Khả úy, Người là Đại Đế trên khắp trần gian.

2.      Thiên Chúa ngự lên giữa tiếng tưng bừng, Chúa ngự lên trong tiếng kèn vang... Hăy ca mừng, ca mừng Thiên Chúa, hăy ca mừng, ca mừng Vua ta!

3.      V́ Thiên Chúa là Vua khắp cỏi trần gian, hăy xướng ca vịnh mừng Người. Thiên Chúa thống trị trên các nước, Thiên Chúa ngự trên ngai thánh của Người.



BÀI ĐỌC II: Eph 1:17-23


“Người đặt Ngài ngự bên hữu ḿnh trên trời”
Bài trích thơ Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Êphêsô.


A
nh em thân mến, xin Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, là Cha vinh hiển, ban cho anh em thần trí khôn ngoan và mạc khải để nhận biết Người; xin cho mắt tâm hồn anh em được sáng suốt, để anh em biết thế nào là trông cậy vào ơn Người kêu gọi, thế nào là sự phong phú gia nghiệp vinh quang nơi các thánh, và thế nào là quyền năng vô cùng lớn lao của Người đối với chúng ta, là những kẻ tin, chiếu theo hành động của sức mạnh quyền năng Người, công việc mà Chúa đă thực hiện trong Đức Kitô, tức là làm cho Ngài từ cơi chết sống lại, và đặt Ngài ngự bên hữu ḿnh trên trời, vượt trên mọi cấp trật, các lănh thần, quyền thần, dũng thần, và quản thần, vượt trên mọi danh hiệu được xưng hô cả đời nầy, lẫn đời sau. Chúa khiến mọi sự quy phục dưới chân Ngài, và tôn Ngài làm đầu toàn thể Hội Thánh là thân thể Ngài, và là sự sung măn của Đấng chu toàn mọi sự trong mọi người.

Lời của Chúa.



(Xin mời Cộng đoàn đứng)
Alleluia, alleluia. — Chúa phán: “Các con hăy đi giảng dạy muôn dân: Thầy sẽ ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế”. — Alleluia.



PHÚC ÂM: Mc 16:15-20


“Người lên trời, ngự bên hữu Thiên Chúa”
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
 

Khi ấy, Chúa Giêsu hiện ra với mười một môn đệ và phán: “Các con hăy đi khắp thế gian, rao giảng Tin Mừng cho mọi tạo vật. Ai tin và chịu phép rửa, th́ sẽ được cứu độ; ai không tin, sẽ bị luận phạt. Và đây là những phép lạ đi theo những người đă tin: nhân danh Thầy, họ sẽ trừ quyœ, nói các thứ tiếng mới lạ, cầm rắn trong tay, và nếu uống phải chất độc, th́ cũng không bị hại; họ đặt tay trên những người bệnh, và bệnh nhân sẽ được lành mạnh”. Vậy sau khi nói với các môn đệ, Chúa Giêsu lên trời, và ngự bên hữu Thiên Chúa. Phần các ông, các ông đi rao giảng khắp mọi nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông, và củng cố lời giảng bằng những phép lạ kèm theo.

Phúc Âm của Chúa.
 

 

Sống Lời Chúa Hôm Nay

 

 

CHÚA NHẬT VII PHỤC SINH (LỄ THĂNG THIÊN) NĂM B (28.05.2006)

 

 Thày đi nhưng sẽ trở lại… Thày sống các con cũng sống

 

  

Lễ Chúa Giêsu Thăng Thiên được Giáo Hội cử hành sau Lễ Phục Sinh 40 ngày, tức bao giờ cũng vào Ngày Thứ Năm của tuần Thứ Sáu Phục Sinh. Tuy nhiên, v́ nhu cầu, có những lúc Giáo Hội địa phương cử hành Lễ Chúa Giêsu Thăng Thiên vào Chúa Nhật VII Phục Sinh, Chúa Nhật cuối cùng của Mùa Phục Sinh trước khi bước sang Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh, một mùa phụng vụ được mở màn với Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, thời điểm sau Lễ Phục Sinh 50 ngày. Dầu sao, nếu đọc kỹ ba bài Phúc Âm của Chúa Nhật VII Phục Sinh cả ba chu kỳ A, B và C, chúng ta thấy bài nào cũng đề cập đến sự kiện Thày tṛ phân ly. Phúc Âm Năm A: “Con không c̣n ở thế gian nữa, song những người này c̣n ở thế gian khi Con về cùng Cha”. Phúc Âm Năm B: “Con không xin Cha mang họ ra khỏi thế gian, nhưng chỉ xin Cha ǵn giữ khỏi tên gian ác”. Phúc Âm Năm C: “Tất cả những ai Cha đă ban cho Con th́ Con muốn rằng Con ở đâu th́ họ cũng ở đó”.

 

Nơi ba bài Phúc Âm cho chính Lễ Chúa Giêsu Thăng Thiên, chúng ta chẳng những thấy lần cuối cùng Chúa Giêsu hiện ra với các môn đệ của Người, lần hiện ra lên trời của Người, mà c̣n thấy được mối liên hệ linh thiêng của Thày tṛ không phải v́ biến cố lên trời của Người mà bị đứt đoạn. Phúc Âm Thánh Mathêu năm A cho thấy: “Thày đă được toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy các con hăy đi tuyển mộ môn đồ khắp các dân nước, và rửa tội cho họ… cùng dạy họ thi hành biết những ǵ Thày đă truyền cho các con. Các con hăy biết rằng Thày luôn măi ở cùng các con cho đến tận thế”. Phúc Âm Thánh Marcô năm B: “’Các con hăy đi khắp thế giới loan báo tin mưnøng cho tất cả mọi tạo vật…’ Thế rồi, sau khi nói với các vị, Chúa Giêsu được đưa về trời ngự bên hữu Thiên Chúa. Nhóm Mười Một Vị ra đi rao giảng khắp nơi. Chúa tiếp tục hoạt động với các vị và chứng thực sứ điệp các vị rao giảng bằng những dấu lạ kèm theo”. Phúc Âm năm C: “Các con là chứng nhân về tất cả những điều này. Này Thày sai xuống trên các con những ǵ Cha hứa. Các con hăy ở lại thành này cho đến khi các con mặc lấy quyền lực từ trên cao. Đoạn Người dẫn các vị ra gần Bêthania, và giơ tay lên ban phép lành cho các vị. Khi Người ban phép lành th́ Người rời các vị mà được cất lên trời”.

 

Như thế, qua ba bài Phúc Âm của Lễ Chúa Giêsu Thăng Thiên, chúng ta thấy được cả một chân trời mở ra chứ không phải một cánh cửa hoàn toàn đóng lại, một lịch sử hoàn toàn hoàn toàn kết thúc. Bởi v́, lư do các môn đệ c̣n ở lại thế gian và cần phải ở trong thế gian, một t́nh trạng được ba bài Phúc Âm Chúa Nhật VII Phục Sinh cho thấy, là v́ các vị cần phải sinh hoa trái. Chúa Kitô là Cây Nho Thực, một cây nho chỉ sinh muôn vàn hoa trái nơi và qua các cành nho của ḿnh là Giáo Hội nói chung và Kitô hữu nói riêng mà thôi. Việc sinh hoa trái của Cành Nho Giáo Hội cho Cây Nho Chúa Kitô đây, theo các bài Phúc Âm Lễ Chúa Giêsu Thăng Thiên, chính là việc h́nh thành và phát triển Giáo Hội (Phúc Âm năm A), là hoạt động truyền bá phúc âm hóa (Phúc Âm năm B), và là việc làm chứng cho tin mừng sự sống (Phúc Âm năm C).

 

Thật thế, theo các bài Phúc Âm cho Chúa Nhật VII Phục Sinh, trước hết, ở năm A, các tông đồ, như Chúa Giêsu thưa cùng Cha Người, “Con đă tỏ danh Cha cho những người Cha đă ban cho Con giữa thế gian… Giờ đây họ đă nhận biết rằng tất cả những ǵ Cha đă ban cho Con đều từ Cha mà đến. Con đă trao phó cho họ sứ điệp Cha đă kư thác cho Con và họ đă nhận lấy. Họ đă thực sự biết rằng Con từ Cha mà đến, họ đă tin rằng chính Cha là Đấng đă sai Con”. Chính v́ thế, ở Phúc Âm Lễ Thăng Thiên Năm A, các tông đồ mới có thể cùng nhau xây dựng Giáo Hội trên niềm tin tông truyền của ḿnh, một niềm tin cũng đă được Thánh Phêrô tuyên xưng thay cho tông đồ đoàn và nhờ đó đă được Chúa Kitô sử dụng như tảng đá nền để xây dựng Giáo Hội của Người, với linh quyền nắm giữ ch́a khóa Nước Trời (x Mt 16:16-19).  Rồi ở Phúc Âm Chúa Nhật VII năm B, Chúa Kitô đă xin Cha Người ǵn giữ các vị cho khỏi tên gian ác, thành phần Người sai đi khắp thế gian, để chẳng những loan báo tin mừng cho mọi tạo vật mà c̣n để khu trừ ma quỉ và làm chủ sự dữ, những sự dữ được bài Phúc Âm Lễ Thăng Thiên năm B đề cập tới qua h́nh ảnh rắn rết và độc dược. Ở bài Phúc Âm Chúa Nhật VII Phục Sinh năm C, nếu Chúa Giêsu đề cập tới việc các môn đệ “Con sống trong họ, Cha sống trong Con… để thế gian tin rằng Cha đă sai Con và Cha đă yêu họ như đă yêu Con”, th́ ở bài Phúc Âm Lễ Thăng Thiên cùng năm C, Chúa Giêsu đă truyền dạy các vị phải trở thành những chứng nhân của Người và cho Người, những thừa tác viên của ḷng nhân hậu Người, một chi tiết đă được Chúa Giêsu nhắc đến trong bài Phúc Âm Thánh Luca về việc rao giảng sự thống hối để được ơn tha thứ.

 

Như thế, theo những ǵ vừa được nhận định và phân tách trên đây, ư nghĩa của bài Phúc Âm Lễ Thăng Thiên của cả 3 chu kỳ rất hợp với chiều hướng của bài Bài Phúc Âm cho Chúa Nhật VII Phục Sinh của cả ba chu kỳ A, B và C, bài Phúc Âm về Lời Nguyện Hiến Tế kết thúc Bữa Tiệc Ly của Chúa Kitô với các môn đệ của Người. Lời Nguyện Hiến Tế này được Giáo Hội chia thành ba đoạn đều nhau, đoạn đầu cho vào Phúc Âm của chu kỳ năm A, đoạn thân cho năm B và đoạn kết cho năm C.

 

Nhưng riêng chu kỳ năm B, nếu xét đến chủ đề Chúa Kitô Phục Sinh là “sự sống” cho bốn tuần lễ cuối của Mùa Phục Sinh, th́ câu cuối cùng Chúa Giêsu nói trong bài Phúc Âm đă cho chúng ta thấy điều ấy: “V́ họ mà Con tự thánh hiến để họ được thánh hóa trong chân lư”. “Được thánh hóa trong chân lư” đây là ǵ, nếu không phải “được sự sống và là một sự sống viên trọn” (Jn 10:10). Bởi v́, sự sống đây là ǵ, hay sự sống thần linh đây là chi, nếu không phải như Chúa Giêsu đă định nghĩa ở đầu bài Phúc Âm Chúa Nhật VII năm A, “sự sống đời đời là nhận biết Cha là Thiên Chúa chân thật duy nhất và Đức Giêsu Kitô Cha sai”. Nếu “được thánh hóa trong chân lư” tức là và chính là “nhận biết” Thần Linh, th́ quả thực con người chỉ có thể nhận biết, hay chỉ có thể được sự sống nhờ và bởi cuộc “tự thánh hiến” của Chúa Giêsu Kitô mà thôi. Tại sao? Tại v́ nhờ cuộc Vượt Qua này, hay nhờ việc tỏ hết ḿnh ra này của Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu Kitô, con người mới nhận thực Chúa Giêsu là ai, từ đâu đến, nhờ đó họ cũng mới nhận biết cả Cha là Đấng đă sai Người.

 

Nếu Cuộc Vượt Qua của Chúa Kitô phát sinh sự sống thần linh, sự sống trường sinh nơi thành phần tin tưởng ở khắp mọi nơi và mọi thời th́ Cuộc Vượt Qua không phải chỉ là một biến cố thuần túy lịch sử, một biến cố sẽ qua đi như tất cả mọi biến cố lịch sử khác, mà là một Biến Cố Thần Linh, biến cố bất biến, biến cố siêu thời không, biến cố có tác dụng hiện thực. Đó là lư do, như Thánh Phaolô diễn tả trong Thư 1 gửi giáo đoàn Côrintô, “trong đêm bị nộp, Người cầm lấy bánh, sau khi tạ ơn, bẻ ra mà phán ‘Này là ḿnh Thày hiến cho các con. Các con hăy làm việc này mà nhớ đến Thày’” (11:23-24). Chính v́ biến cố Vượt Qua là một Biến Cố Thần Linh bất biến và ban sự sống trường sinh mà Giáo Hội cần phải cử hành bằng phụng vụ.

 

Đúng thế, con người lănh nhận sự sống của Chúa Kitô nhờ Giáo Hội và qua phụng vụ, trước hết là qua phép rửa. Để rồi, sự sống thần linh được lănh nhận qua phép rửa ấy sẽ được nuôi dưỡng bằng Thánh Thể, được phục hồi nơi Bí Tích Ḥa Giải, và được trưởng thành với Bí Tích Thêm Sức. Cây Nho Thần Linh, trước hết và trên hết, thông ban nhựa sống thần linh cho Cành Nho Giáo Hội qua các Bí Tích. Đó là lư do, kinh nghiệm sống đạo cho thấy cành nho Kitô hữu nào không dính liền với Thân Nho, tức không chịu hay không năng xưng tội rước lễ, họ chắc chắn trở thành những cành nho khô khan nguội lạnh, chẳng những dễ dàng phạm tội mà c̣n dễ bị gẫy gục khi gặp thử thách khốn khó.

 

Thế nhưng, thực tế tu đức cũng cho thấy cành nho Kitô hữu nào nhờ tác dụng thần linh của phụng vụ trở thành cành nho sai trái, sai trái nhân đức, sai trái nội tâm, để nhờ đó có đủ sức chịu đựng những tỉa cắt nhức buốt nhất của Vị Trồng Nho, chịu đựng những cơn thử thách kinh hoàng, đến nỗi làm cho họ có lúc cảm thấy ḿnh hoàn toàn bị tách ĺa khỏi thân nho, bằng những hồ nghi đủ thứ, bằng nỗi buồn sầu của Vườn Cây Dầu đến chết được (x Mt 26:38), nhất là bị rơi vào tâm trạng tận tuyệt Thập Giá (x Mt 27:46), trống rỗng mung lung như bị đầy xuống âm phủ. Thế nhưng, linh hồn nhân đức nào, cành nho sai trái nào chịu được những tỉa cắt tối ư quan thiết bất khả châm chước đầy đoạn trường này, họ mới “càng sai trái hơn” (Jn 15:2), ở chỗ họ được thực sự nên giống h́nh ảnh Con Thiên Chúa (x Rm 8:29), được tái sinh bởi nước và Thần Linh (x Jn 3:5), để có thể hoàn toàn “mặc lấy con người mới” (2Cor 5:17), một con người luôn sống động theo Phúc Âm Chúa Kitô và tác hành theo Tinh Thần Chúa Kitô.

 

Vâng, cành nho sai trái hơn đây chính là cành nho Kitô hữu sống tinh thần Chúa Kitô, là chính cành nho chứng nhân trung thực và sống động của Chúa Kitô. Chính tinh thần Chúa Kitô nơi con người Kitô hữu chứng thực họ nên một với Chúa Kitô, và Chúa Kitô thực sự sống trong họ, sống trong họ bằng Thần Linh của Người, Vị được Người thông ban cho các tông đồ sau khi Người từ trong kẻ chết sống lại (x Jn 20:23). Đó là lư do Thánh Phaolô đă quả quyết: “Ai không có Thần Linh của Chúa Kitô th́ không thuộc về Chúa Kitô” (Rm 8:9). Phải, Thần Linh của Chúa Kitô chính là Nhựa Sống được Thân Nho Chúa Kitô thông ban cho Cành Nho Giáo Hội để nhờ đó Giáo Hội có thể trổ sinh muôn vàn hoa trái cho Thân Nho, tức làm cho Công Cuộc Cứu Độ Người đă thực hiện được truyền đạt “cho tất cả mọi tạo vật” (Mk 16:15) “tới tận cùng trái đất” (Acts 1:8). Kitô hữu đă nhận lănh Thần Linh của Chúa Kitô khi lănh nhận Bí Tích Rửa Tội, nhờ đó, họ được trở thành chi thể, là cành nho của Chúa Kitô “Cây Nho Đích Thực” (Jn 15:1), để rồi Vị Thần Linh này đă trở thành “Quyền Lực từ trên cao” ban cho họ khi họ lănh nhận Bí Tích Thêm Sức, để nhờ đó họ có thể cùng với Ngài và nhờ Ngài (x Jn 15:26-27) làm “những chứng nhân cho Thày” (Acts 1:8; Lk 24:48), trở thành những cành nho “trổ sinh muôn vàn hoa trái” (Jn 15:5).

 

Đó là lư do, dù về trời, Chúa Kitô vẫn tiếp tục sống trong Giáo Hội, vẫn ở cùng Giáo Hội luôn măi cho đến tận thế (x Mt 28:20), nhờ Thánh Linh Người đă từ Cha sai đến (x Jn 15:26) vào Ngày Lễ Ngũ Tuần, ngày lễ hoa trái của Do Thái Giáo sau 50 ngày họ cử hành biến cố vượt qua của họ, cũng là Ngày Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống của Kitô giáo, một biến cố Hiện Xuống mở màn cho một Mùa Xuân Gieo Tin Mừng Cứu Độ của Giáo Hội bằng công cuộc truyền bá phúc âm hóa để làm canh tân bộ mặt trái đất.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

 

 

NGƯỠNG MỘ VỀ TRỜI

 

Trần Mỹ  Duyệt

 

 

Là những người Việt Nam xa quê hương, hầu như ai cũng một lần muốn về nh́n lại giải đất thân yêu nơi đó ḿnh đă sinh ra, lớn lên, và đă có biết bao kỷ niệm. Thăm lại cha mẹ già. Thăm lại anh, chị, em, con, cháu, và những bạn hữu xa gần. Thăm lại ngôi trường xưa. Thăm lại ngôi thánh đường mà ḿnh đă được rửa tội, xưng tội và rước lễ lần đầu. Và c̣n nhiều nhiều nữa, những nơi mà ḿnh đă đi qua, đă để lại nhiều kỷ niệm mà chỉ có ḿnh mới biết. Về để ăn những món ăn quê hương. Về để thở làn khí quê hương. Về để hưởng làn gió mát quê hương. Về để nghe lại tiếng nói quê hương. Những cái đă làm cho ta trở thành một người Việt Nam. Những cái mà chỉ có người Việt Nam chúng ta mới cảm và mới sung sướng, mới bồi hồi xúc động mỗi khi nghĩ tới nó.

 

Có lẽ Chúa Giêsu cũng có cùng một tâm sự như chúng ta khi Ngài về lại nơi mà Ngài đă xuất phát. Nơi mà từ đời đời Ngài đă hạnh phúc bên Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Ở đó, Ngài cũng được gặp lại các thần thánh, các tâm hồn mà Ngài đă cứu chuộc cho bằng Giá Máu của Ngài đổ ra trên thập giá, cho đến lúc đó và măi sau này. Và trong tâm t́nh của một ngựi xa xứ, chắc chắn Ngài cũng bồi hồi và xúc động chờ đợi giây phút khởi hành. Thánh Kinh kể lại Ngài về trời giữa sự bịn rịn và cảm động của các Tông Đồ: “Người được cất lên trước mặt các ông, và một đám mây bao phủ Người khuất mắt các ông. Đang khi các ông c̣n ngước mắt lên trời nh́n theo Người đang đi xa, th́ bỗng có hai người mặc áo trắng đứng gần các ông và nói rằng: “Hỡi người Galilê, sao các ông c̣n đứng nh́n lên trời? Đức Giêsu, Đấng vừa ĺa các ông mà lên trời, sẽ đến cùng một thể thức như các ông đă thấy Người lên trời” (Act 1: 9-11).

 

Nếu để ư, chúng ta nhận ra điều này, Chúa Giêsu sẽ trở lại cùng một thể thức như lúc Người được đưa về trời. Có nghĩa là sẽ có một ngày “Người sẽ trở lại trong vinh quang” và đó cũng là điều mà mọi Kitô hữu chúng ta tin và mong đợi. Niềm tin đó, niềm mong đợi đó hợp với những ǵ Chúa Giêsu đă nói khi c̣n ở với các môn đệ, là Ngài đi “để dọn chỗ” cho chúng ta. Và khi Người trở lại là để đem chúng ta về với Người.  

 

“Hỡi người Galilê, sao các ông c̣n đứng nh́n lên trời? Lời này nhắc nhở chúng ta rằng: Nh́n trời không thôi th́ có ích ǵ? Bắt tay vào việc đi chứ. Làm sao cho được lên đó với Chúa mới là điều cần thiết chứ? Thấy trời đẹp. Thấy Chúa về trời hạnh phúc quá, nhưng chỉ đứng đó mà nh́n th́ được cái ǵ? Và Giáo Hội dậy chúng ta: “Thứ Năm th́ ngắm Đức Chúa Giêsu lên trời. Ta hăy xin cho được ái mộ những sự trên trời”.

 

Ái mộ những sự trên trời là điều đầu tiên chúng ta phải làm. Tại sao chỉ ái mộ thôi mà không xin cho được lên trời, hay xin cho được xem thấy trời. V́ ḷng ái mộ ở đây bao gồm yêu mến, mong đợi, và ước muốn thiết tha. Đó là những yếu tố bảo đảm hạnh phúc nước trời. Đó là những yếu tố tạo nên hạnh phúc nước trời trong ḷng con người ngay khi c̣n ở dương thế.

 

Thiên Đàng hay nước trời không phải là một nơi lơ lửng ở chỗ này hay chỗ khác trên không trung. Nước trời hay Thiên Đàng là một trạng thái yên hàn, thoải mái, và b́nh an trong ân sủng và t́nh yêu Thiên Chúa. Ta b́nh an, yên hàn, và thoải mái với ḿnh, với tha nhân, và với Thiên Chúa. Và ta được cảm nhận t́nh yêu giữa ta với than nhân, giữa ta và Thiên Chúa. Sống như vậy là chúng ta đang sống trên Thiên Đàng, là chúng ta đang ở trên Thiên Đàng. V́ “đâu có t́nh yêu thương, ở đó có Đức Chúa Trời”, mà đâu có Đức Chúa Trời là Thiên Đàng.

 

Như vậy, khi ḷng ḿnh ái mộ những sự trên trời, cũng có nghĩa là yêu mến, t́m ṭi, và tha thiết với t́nh yêu Thiên Chúa, t́nh yêu đối với tha nhân, và t́nh yêu đối với ngay cả chính ḿnh. Trong tâm t́nh và lối sống ấy, chúng ta mật thiết với Thiên Chúa, rộng răi, xót thương, và yêu mến anh chị em ḿnh. Sống như vậy là chúng ta sống trong sự b́nh an của con cái Chúa. Sống với Chúa. Và sống như vậy cũng có nghĩa là sống với hạnh phúc Thiên Đàng hay ở trên Thiên Đàng.

 

Rồi khi đă cảm được, đă t́m được hạnh phúc Thiên Đàng, hạnh phúc nước trời, th́ như Chúa Giêsu đă dậy các Tông Đồ: “Các con hăy đi khắp thế gian rao giảng Tin Mừng cho muôn dân, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần, giảng dậy họ tuân giữ mọi điều Thầy đă truyền cho các con” (Mt 28:19-20). Có nghĩa là chúng ta phải ra đi, đem Tin Mừng ấy chia sẻ với hết mọi anh em ḿnh. Có nghĩa là sống chứng nhân điều ḿnh tin tưởng và mộ mến.

 

Trong tinh thần “các thánh cùng thông công”, Kitô hữu chúng ta nên hiểu rằng ḿnh sẽ không lên Thiên Đàng một ḿnh. Bởi v́ trên Thiên Đàng chỉ có một ḿnh tức là Thiên Đàng thiếu đức ái. Mà nơi thiếu đức ái là nơi không có Thiên Chúa. Và nơi không có Thiên Chúa không phải là Thiên Đàng.

 

Ngưỡng mộ những sự trên trời, và sau khi đă hâm mộ, t́m kiếm và chiếm hữu được, Kitô hữu chúng ta c̣n có bổn phận chia sẻ, hướng dẫn và giúp cho người khác cùng ngưỡng mộ, chiếm hữu, và cùng lên Thiên Đàng với chúng ta. Điều này cũng có nghĩa là chúng ta phải sống đức ái thực hành. Sống trong yêu mến và kính sợ Thiên Chúa. Và như vậy, chúng ta sẽ cảm nhận được hạnh phúc nước trời ngay từ đời này, và nước trời sau khi chúng ta giă từ cơi đời tạm bợ này.

 

 

 

 

CHÚA GIÊ-SU ĐƯỢC THIÊN CHÚA TÔN VINH!

 

 

I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ       

               Trên các phương tiện thông tin đại chúng công giáo của nhiều nước trên thế giới, vấn đề nóng bỏng nhất hiện nay là việc Phim “Mật Mă của Da Vinci”  (The Da Vinci Code) của Dan Brown sắp được tŕnh chiếu. Ṭa Thánh Vatican cũng đa lên tiếng, v́ cuốn Phim kể trên mang tính phỉ báng và bôi nhọ chân dung Đức Giê-su Ki-tô và bóp méo lịch sử của Đấng Thiên Chúa nhập thể làm người, Chúa Cứu độ muôn dân và là Vị Sáng Lập Ki-tô Giáo.

             Trong bối cảnh ấy, việc mừng Lễ Chúa Thăng Thiên năm nay, đ̣i mỗi người tín hữu đào sâu ư nghĩa mầu nhiệm Tử Nạn - Phục Sinh của Chúa Giê-su Ki-tô và xác định lại (confirm) niềm Tin vào bản tính và sứ mạng của Người.

 

II. LẮNG NGHE & T̀M HIỂU LỜI CHÚA TRONG BA BÀI THÁNH KINH

2.1 Lắng nghe Lời Chúa trong ba bài Thánh Kinh

(1) Bài đọc 1: Cv 1,1-11: Người lên trời trước mắt các môn đệ.

      (1) Thưa ngài Thê-ô-phi-lô, trong quyển thứ nhất, tôi đă tường thuật tất cả những việc Đức Giê-su làm và những điều Người dạy, kể từ đầu (2) cho tới ngày Người được rước lên trời. Trước ngày ấy, Người đă dạy bảo các Tông Đồ mà Người đă tuyển chọn nhờ Thánh Thần. (3) Người lại c̣n dùng nhiều cách để chứng tỏ cho các ông thấy Người vẫn sống sau khi đă chịu khổ h́nh: trong bốn mươi ngày, Người đă hiện ra nói chuyện với các ông vể Nước Thiên Chúa. (4) Một hôm, đang khi dùng bữa với các Tông Đồ, Đức Giê-su truyền cho các ông không được rời khỏi Giê-ru-sa-lem, nhưng phải ở lại mà chờ đợi điều Chúa Cha đă hứa, “điều mà anh em đă nghe Thày nói tới, (5) đó là: ông Gio-an th́ làm phép rửa bằng nước, c̣n anh em th́ trong ít ngày nữa sẽ chịu phép rửa trong Thánh Thần.”

      (6) Bấy giờ những người đang tụ họp ở đó hỏi Người rằng: “Thưa Thày, có phải bây giờ là lúc Thày khôi phục vương quốc Ít-ra-en không?” (7) Người đáp: “Anh em không cần biết thời giờ và kỳ hạn Chúa Cha đă toàn quyền sắp đặt, (8) nhưng anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thày tại Giê-ru-sa-lem, trong khắp các miền Giu-đê, Sa-ma-ri và cho đến tận cùng trái đất.”

     (9) Nói xong, Người lên trời ngay trước mắt các ông, và có đám mây rước Người lên, khuất mắt các ông. (10) Và đang lúc các ông c̣n đăm đăm nh́n lên trời phía Người đi, th́ ḱa hai người đàn ông mặc áo trắng đứng bên cạnh (11) và nói: “Hỡi những người Ga-li-lê, sao c̣n đứng nh́n lên trời? Đức Giê-su, Đấng vừa ĺa bỏ các ông và được rước lên trời, cũng sẽ ngự đến y như các ông đă thấy Người lên trời.”

(2) Bài đọc 2: Ep 1,17-23: Đức Giê-su được Chúa Cha tôn vinh.

      (17) Thưa anh em, tôi cầu xin Chúa Cha vinh hiển là Thiên Chúa của Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, ban cho anh em thần khí khôn ngoan để mặc khải cho anh em nhận biết Người. (18) Xin Người soi ḷng mở trí cho anh em thấy rơ, đâu là niềm hy vọng anh em đă nhận được, nhờ ơn Người kêu gọi, đâu là gia nghiệp vinh quang phong phú anh em được chia sẻ cùng dân thánh,  (19) đâu là quyền lực vô cùng lớn lao Người đă thi thố cho chúng ta là những tín hữu. Đó chính là sức mạnh toàn năng đầy hiệu lực, (20) mà Người đă biểu dương nơi Đức Ki-tô, khi làm cho Đức Ki-tô trỗi dậy từ cơi chết, và đặt ngự bên hữu Người trên trời. (21) Như vậy, Người đă tôn Đức Ki-tô lên trên mọi quyền lực thần thiêng, trên mọi tước vị có thể có được, không những trong thế giới hiện tại, mà cả trong thế giới tương lai. (22) Thiên Chúa đă đặt tất cả dưới chân Đức Ki-tô và đặt Người làm đầu toàn thể Hội Thánh ; (23) mà Hội Thánh là thân thể Đức Ki-tô, là sự viên măn của Người, Đấng làm cho tất cả được viên măn.

(3) Bài Tin Mừng: Mc 16,15-20 : Đức Giê-su được đưa lên trời.

      (15) Hôm ấy Đức Giê-su hiện ra với Nhóm Mười Một và nói với các ông : "Anh em hăy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo. (16) Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ ; c̣n ai không tin, th́ sẽ bị kết án. (17) Đây là những dấu lạ sẽ đi theo những ai có ḷng tin : nhân danh Thầy, họ sẽ trừ được quỷ, sẽ nói được những tiếng mới lạ. (18) Họ sẽ cầm được rắn, và dù có uống nhằm thuốc độc, th́ cũng chẳng sao. Và nếu họ đặt tay trên những người bệnh, th́ những người này sẽ được mạnh khoẻ."

      (19) Nói xong, Chúa Giê-su được đưa lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa. (20) C̣n các Tông Đồ th́ ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng.

 

2.2 Trong ba bài Thánh Kinh trên, chúng ta khám phá ra Thiên Chúa là Đấng nào?    

1. Bài đọc 1 (Cv 1,1-11) là Bài Tựa của Sách Công vụ Tông Đồ trong đó Thánh Lu-ca  tóm gọn “lịch sử” của Chúa Giê-su, từ đầu cho đến ngày Người lên trời. Đức Giê-su lên trời vừa kết thúc một giai đoạn cũ, vừa mở ra một giai đoạn mới của lịch sử cứu độ. Giai đoạn vừa được kết thúc là giai đoạn Ngôi Lời Thiên Chúa hiện diện giữa loài người với h́nh hài, thân thể, hồn và xác của Đức Giê-su Na-da-rét, Thiên Chúa thật và người thật. Giai đoạn vừa được mở ra là giai đoạn Đức Giê-su không c̣n hiện hiện giữa loài người theo cách mà Người có (cách thể lư) cho đến lúc đó; từ nay Người hiện diện với tư cách là Đấng Phục Sinh và trong Chúa Thánh Thần.

2. Bài đọc 2 (Ep 1,17-23) là một đoạn của thư thứ nhất của Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Cô-rin-tô. Tuy ngắn nhưng đoạn văn Thánh Kinh này chứ đựng hai điều rất quan trọng trong mạc khải Ki-tô giáo.

(a) Trước hết Thánh Phao-lô nói -cách gián tiếp- về vai tṛ quan trọng của Chúa Thánh Thần: Chúa Thánh Thần là thần khí khôn ngoan, là quyền lực vô cùng lớn lao, là sức mạnh toàn năng đầy hiệu lực. Chức năng của Thánh Thần là mặc khải, là soi ḷng mở trí…. cho chúng sinh đón nhận và hiểu biết về Thiên Chúa và kế họach của Người.

(b) Kế đến Thánh Phao-lô cho biết “Thiên Chúa đă tôn Đức Ki-tô lên trên mọi quyền lực thần thiêng, trên mọi tước vị có thể có được, không những trong thế giới hiện tại, mà cả trong thế giới tương lai. Thiên Chúa đă đặt tất cả dưới chân Đức Ki-tô và đặt Người làm đầu toàn thể Hội Thánh mà Hội Thánh là thân thể Đức Ki-tô, là sự viên măn của Người, Đấng làm cho tất cả được viên măn.”

3. Bài Tin Mừng (Mc 16,15-20) tuy ngắn nhưng có ba nội dung khá quan trọng:

               (a) Trước hết Thánh Mác-cô nhắc lại những lời dặn ḍ sau cùng và quan trọng của Đức Giê-su về sứ mạng rao giảng Tin Mừng của các môn đệ và lời báo trước về sự hiện diện và hành động của Người nơi các môn đệ.

               (b) Kế đến Thánh Mác-cô nhắc đến biến cố Chúa Giê-su Ki-tô lên trời, có các môn đệ chứng kiến.

               (c) Sau cùng Thánh Mác-cô ghi nhận hoạt động rao giảng Tin Mừng của các Tông đồ rất có hiệu quả v́ có Chúa (hiểu là Thiên Chúa, là Chúa Giê-su, là Chúa Thánh Thần) cùng hoạt động với các ngài.

 

2.3 Qua ba bài Thánh Kinh trên, Thiên Chúa muốn gửi s điệp ǵ cho chúng ta?    

Sứ điệp của Lời Chúa hôm nay gồm hai phần :

* Thứ nhất là Chúa Giê-su đă hoàn tất thánh ư, chương tŕnh, kế hoạch cứu độ nhân loại của Thiên Chúa & được Thiên Chúa tôn vinh (cho lên trời).

* Thứ hai là mọi tín hữu hăy noi gương các Tông Đồ mà ra đi rao giảng khắp nơi, tin chắc rằng có Chúa cùng hoạt động với ḿnh.

 

III. SỐNG LỜI CHÚA HÔM NAY

Trước hết, sống sứ điệp của Lời Chúa hôm nay là chúng ta hăy tôn vinh Chúa Giê-su Ki-tô v́ Người đă chu toàn thánh ư, chương tŕnh, kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa bằng cuộc sống và bằng cái chết hy sinh thập giá của Người.

          Kế đến, sống sứ điệp của Lời Chúa hôm nay là chúng ta hăy thi hành sứ mạng rao giảng về Chúa Giê-su Ki-tô bằng lời nói, việc làm và cách sống của chúng ta.

               

IV. CẦU NGUYỆN  

          * Lạy Chúa Cha là Thiên Chúa, chúng con chúc tụng / ngợi khen / cảm tạ  và tôn vinh Cha, v́ Cha đă tôn vinh và thưởng công vô cùng bội hậu cho Con Cha là Chúa Giê-su Ki-tô sau khi Người đă hoàn thành thánh ư và kế hoạch cứu độ chúng sinh của Cha.

Xin Cha ban cho chúng con ơn cứu độ mà Cha đă muốn ban cho hết mọi chúng sinh trong cái chết và sự phục sinh của Chúa Giê-su Ki-tô Con Cha, Chúa chúng con.

        * Lạy Chúa Giê-su Ki-tô, chúng con chúc tụng / ngợi khen / cảm tạ  và tôn vinh Chúa, v́ Chúa đă vâng lời cho đến nỗi bằng ḷng chịu chết, chết trên thập giá… để thánh ư và kế hoạch cứu độ chúng sinh của Chúa Cha được thực hiện và để chúng con được ơn cứu độ.

        Xin Chúa cho chúng con biết học cách sống vâng phục, hy sinh, cứu người của Chúa, để chúng con được xứng danh là môn đệ của Chúa, là thành phần của Hội Thánh mà Chúa Cha đă đặt Chúa làm đầu.

        * Lạy Chúa Thánh Thần chúng con chúc tụng / ngợi khen / cảm tạ và tôn vinh Chúa, v́ Chúa là thần khí khôn ngoan, là quyền lực vô cùng lớn lao, là sức mạnh toàn năng đầy hiệu lực, là Đấng mặc khải và soi ḷng mở trí…. cho chúng con đón nhận và hiểu biết về Thiên Chúa và kế hoạch cứu độ của Người.

        Xin Chúa Thánh Thần hăy luôn luôn ở bên / trong chúng con, soi sáng hướng dẫn và hỗ trợ chúng con trong mọi lúc, mọi nơi. Amen.

 

           Giêrônimô Nguyễn Văn Nội.                                                

 Sàig̣n ngày 21.05.2006