Chúa Nhật

Ngày 12/3: Thánh Fina (1238-1253)

Là một nàng con gái đẹp song bị bệnh và trở nên tê liệt.

Không bao giờ than oán, dù bị bỏ rơi.

Xẩy ra một số phép lạ trong cuộc an táng thánh nhân.

Những cánh hoa xuất hiện trên các tháp ở San Gilmignano.

 


CHÚA NHẬT II MÙA CHAY



BÀI ĐỌC I: Gen 22:1-2, 9a, 10-13, 15-18

“Của hiến tế của Abraham Tổ phụ chúng ta”
Bài trích sách Sáng Thế.

Trong những ngày ấy, Chúa thử Abraham và nói với ông rằng: “Abraham, Abraham”. Ông đáp lại: “Dạ, tôi đây”. Chúa nói: “Ngươi hăy đem Isaac, đứa con một yêu dấu của ngươi, và đi đến đất Moria, ở đó ngươi sẽ dâng nó làm của lễ toàn thiêu trên núi Ta sẽ chi cho ngươi”. Khi hai người đến nơi Chúa đă chỉ, Abraham làm một bàn thờ và chất củi lên, rồi trói Isaac lại, đặt lên bàn thờ trên trên đống củi. Abraham giơ tay lấy dao để sát tế con ḿnh. Bấy giờ thiên thần Chúa từ trời gọi ông rằng: “Abraham! Abraham!” Ông thưa lại: “Dạ, tôi đây”. Người nói: “Đừng giết con trẻ và đừng động đến nó, v́ giờ đây Ta biết ngươi kính sợ Chúa, đến nỗi không từ chối dâng đứa con duy nhất cho Ta”. Abraham ngước mắt lên, thấy sau lưng ḿnh có con cừu đực đang mắc sừng trong bụi cây, Abraham liền bắt nó và tế lễ thay cho con ḿnh. Thiên Thần Chúa gọi Abraham lần thứ hai và nói rằng: “Chúa phán: Ta thề rằng: v́ ngươi đă làm điều đó, ngươi không từ chối dâng đứa con duy nhất của ngươi cho Ta, nên Ta chúc phúc cho ngươi, Ta cho ngươi sinh sản con cái đông đúc như sao trên trời, như cát băi biển, miêu duệ ngươi sẽ chiếm cửa thành của quân địch, và mọi dân tộc trên mặt đất sẽ được chúc phúc nơi miêu duệ ngươi, v́ ngươi đă vâng lời Ta”.

 Lời của Chúa.


Đáp Ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)

Tôi sẽ tiến đi trước thiên nhan Chúa trong miền đất của nhân sinh.

1.      Tôi đă tin cậy ngay cả trong lúc tôi nói: “Tấm thân tôi trăm phần khổ cực!” Trước mặt Chúa thật là quư hóa cái chết của những bậc thánh nhân Ngài.

2.      Ôi lạy Chúa, tôi là tôi tớ Chúa, tôi là tôi tớ Ngài, con trai của nữ tỳ Ngài, Ngài đă bẻ găy xiềng xích cho tôi. Tôi sẽ hiến dâng Chúa lời ca ngợi làm sinh lễ, và tôi sẽ kêu cầu danh Chúa.

3.      Tôi sẽ giữ trọn lời khấn xin cùng Chúa, trước mặt toàn thể dân Ngài, trong nơi hành lang nhà Chúa, ở giữa ḷng ngươi, Giêrusalem hỡi!


BÀI ĐỌC II: Rom 8:31b-34

“Thiên Chúa không dung tha chính Con ḿnh”
Bài trích thơ Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Rôma.

Anh em thân mến, nếu Thiên Chúa ủng hộ chúng ta, th́ ai có thể chống lại chúng ta? Người không dung tha chính Con ḿnh, nhưng lại phó thác Con v́ tất cả chúng ta, há Người lại chẳng ban cho chúng ta mọi sự cùng với Con của Người sao: Ai sẽ tố cáo những kẻ Chúa chọn, chính Chúa là Đấng làm cho nên công chính. Ai sẽ kết án? Đức Giêsu Kitô, Đấng đă chết và hơn nữa đă sống lại, đang ngự bên hữu Thiên Chúa, cũng đang biện hộ cho chúng ta.

Lời của Chúa


CÂU XƯỚNG TRƯỚC PHÚC ÂM: (Xin mời Cộng đoàn đứng)
Từ trong đám mây sáng chói, có tiếng Chúa Cha phán rằng: “Đây là Con Ta yêu dấu, các ngươi hăy nghe lời Người”.


PHÚC ÂM: Mc 9:1-9

“Đây là Con Ta rất yêu dấu”
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Khi ấy, Chúa Giêsu đưa Phêrô, Giacôbê, và Gioan đi riêng với Người lên núi cao và Người biến h́nh trước mặt các ông và áo Người trở nên chói lọi trắng tinh như tuyết, không thợ giặt nào trên trần gian có thể giặt trắng đến thế. Rồi Êlia cùng Môisen hiện ra đàm đạo với Chúa Giêsu. Bấy giờ Phêrô lên tiếng thưa Chúa Giêsu rằng: “Lạy Thầy, chúng tôi được ở đây th́ tốt lắm, chúng tôi xin làm ba lều, một cho Thầy, một cho Môisen, và một cho Êlia”. Phêrô không rơ ḿnh nói ǵ, v́ các ông đều hoảng sợ. Lúc đó một đám mây bao phủ các Ngài và từ đám mây có tiếng phán rằng: “Đây là Con Ta rất yêu dấu, các ngươi hăy nghe lời Người”. Bỗng nh́n chung quanh, các ông không c̣n thấy ai khác, chỉ c̣n một ḿnh Chúa Giêsu với các ông. Và trong lúc từ trên núi đi xuống, Chúa Giêsu ra lệnh cho các ông đừng thuật lại cho ai những điều vừa xem thấy, trước khi Con Người từ cơi chết sống lại. Các ông tuân lời căn dặn đó, nhưng vẫn tự hỏi nhau: “Từ trong cơi chết sống lại nghĩa là ǵ?”

Phúc Âm của Chúa.

 

SUY NIỆM

 

Linh Đạo Vượt Qua của Kitô Giáo


Niên lịch phụng vụ của Giáo Hội Chúa Nhật này bước sang tuần thứ 2 Mùa Chay của chu kỳ phụng vụ Năm B. Nếu để ư diễn tiến của phụng vụ Mùa Chay chúng ta thấy rằng bài Phúc Âm cho Chúa Nhật thứ hai Mùa Chay cho cả ba chu kỳ phụng vụ A, B và C này, bao giờ cũng là bài Phúc Âm về biến cố Chúa Giêsu biến h́nh trên núi. Nếu Giáo Hội cố ư chọn lựa và sắp xếp cho Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay tuần trước với bài Phúc Âm Chúa Giêsu vào sa mạc chay tịnh và cho Chúa Nhật thứ hai Mùa Chay với bài Phúc Âm Chúa Giêsu biến h́nh trên núi cao, th́ không phải Giáo Hội có ư nhắc nhở cho Kitô hữu môn đệ Chúa Kitô về Linh Đạo Vượt Qua của Kitô giáo hay sao, một Linh Đạo Vượt Qua theo gương Đấng Sáng Lập của ḿnh, Đấng đă trải qua một Cuộc Vượt Qua từ sự chết đến sự sống, từ tử giá đến phục sinh, một Cuộc Vượt Qua Cứu Độ sẽ được Giáo Hội của Người long trọng cử hành trong Tam Nhật Thánh, thời điểm tột đỉnh của cả phụng niên.

Thật vậy, Linh Đạo Vượt Qua của Kitô Giáo đă được bắt nguồn từ Cuộc Vượt Qua Cứu Độ của Chúa Kitô và có thể được thấy rơ ràng qua hai cảnh hoàn toàn đối nghịch nhau giữa sự chết và sự sống ngay trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần trước và tuần này. Trước hết, về địa điểm, nếu bài Phúc Âm tuần trước cho thấy Chúa Giêsu ở trong sa mạc, nơi hoang địa khô cằn, chỉ thấy toàn là sỏi đá cát bụi vô hồn, tiêu biểu cho sự chết, th́ bài Phúc Âm tuần này cho thấy Người ở trên núi cao, tiêu biểu cho thắng vượt, cho phục sinh, cho sự sống chiến thắng sự chết, cho siêu việt, cho cao cả bất biến. Tiếp đến, nếu bài Phúc Âm tuần trước cho thấy Chúa Giêsu sống giữa hoang thú, tiêu biểu cho đời sống bản năng tự nhiên, một đời sống phi đức tin và sẽ đưa đến chỗ chết đời đời, th́ bài Phúc Âm tuần này cho thấy Người ở giữa hai vị tiêu biểu cho Cựu Ước là Êlia và Moisen, một vị tiêu biểu cho tiên tri và một vị tiêu biểu cho lề luật, hai yếu tố chính yếu thuộc Mạc Khải Cựu Ước, một mạc khải qui về Chúa Kitô và nên trọn nơi Chúa Kitô, Đấng là trọng tâm của tất cả Mạc Khải Thần Linh và là chính Mạc Khải Thần Linh, một Mạc Khải Thần Linh ban sự sống đời đời cho những ai tin tưởng chấp nhận Người (x Jn 3:16). Chưa hết, nếu bài Phúc Âm tuần trước cho thấy Chúa Giêsu bị Satan cám dỗ, tức Người bị Satan là tên gian trá và là tên sát nhân ngay từ ban đầu (x Jn 8:44), là con cựu xà đầy những nọc đọc sự chết (x Rev 12:9) và đă cắn chết loài người nơi hai nguyên tổ (x Gen 3:13-14), xui dại Người làm những ǵ trái với ư muốn của Thiên Chúa, tức thi hành sự dữ đưa tới sự chết, th́ bài Phúc Âm tuần này cho thấy Người được Chúa Cha khen tặng và truyền phải vâng nghe Người là Đấng có lời ban sự sống đời đời (x Jn 6:68). C̣n nữa, nếu bài Phúc Âm tuần trước cho thấy Chúa Giêsu được các thiên thần đến hầu cận, đến phục vụ phần xác của Người, một thân xác sẽ tử nạn, sẽ chết đi, th́ bài Phúc Âm tuần này cho thấy chính thân xác tử nạn ấy, chết đi ấy đă biến h́nh vinh quang sáng láng trước mắt các môn đệ thân tín nhất của Người, thành phần theo hộ tống Người, những vị thấy thế đă hào hứng t́nh nguyện xin suốt đời hầu hạ phục vụ Người ở đó bằng việc dựng ba lều cho cả Người cũng như cho Elia và Moisen.

Tuy nhiên, cũng chính trong bài Phúc Âm Chúa Nhật thứ hai Mùa Chay tuần này, Thánh Kư Marcô c̣n cho chúng ta thấy một h́nh ảnh hết sức ngược ngạo nữa, đó là sự kiện ngày sau khi thấy vinh quang biến h́nh của Thày ḿnh, đến nỗi đă hứng khởi xin Thày cho dựng ba lều th́ “Phêrô không rơ ḿnh nói ǵ, v́ các ông đều hoaœng sợ”. Vấn đề được đặt ra ở đây là tại sao tông đồ Phêrô không hiểu ḿnh nói ǵ? Nếu lư do là “v́ các ông đều hoảng sợ”, th́ tại sao một trong các vị lại có thể hào hứng nói lên được những điều hết sức tích cực, tốt lành và rơ ràng như vậy (rơ ràng ở chỗ dựng ba lều cho ba vị, và dựng ở chỗ vinh quang này chứ không phải ở chỗ khác). Phúc Âm Thánh Kư Mathêu và Luca về cùng một tŕnh thuật biến h́nh của Chúa Giêsu này cho chúng ta thấy thêm một số chi tiết rơ ràng hơn nữa. Trước hết, Phúc Âm Thánh Luca cho chúng ta biết biến cố biến h́nh xẩy ra sau khi tông đồ Phêrô tuyên xưng Người là Đức Kitô và sau đó Người tỏ cho các môn đệ biết lần đầu tiên về Mầu Nhiệm Vượt Qua của Người; biến cố biến h́nh này xẩy ra sau đó tám ngày (9:28); nhưng mục đích Chúa Giêsu dẫn ba môn đệ thân tín nhất của Người lên núi bấy giờ là để cầu nguyện (9:28); tuy nhiên, đang khi Người cầu nguyện th́ Người biến h́nh, biến đổi dung nhan và y phục (9:29); trong lúc Người cầu nguyện và biến h́nh có hai nhân vật tiêu biểu của Cựu Ước ở với Người bấy giờ th́ ba tông đồ đang ngủ ngon lành ở một nơi cao ráo mát mẻ như vậy và khi tỉnh giấc các vị đă chứng kiến thấy như thế (9:32); khi hai vị kia đang bỏ đi không ở với Thày ḿnh nữa th́ tông đồ Phêrô mới lên tiếng xin dựng lều cho Thày ḿnh và các vị nhưng bấy giờ vị tông đồ này không hiểu ḿnh nói ǵ nữa (9:33), chắc là vị tông đồ này không muốn hai vị ấy đi; khi tông đồ Phêrô đang nói một cách mê sảng như thế th́ có đám mây đến vây phủ cả ba đấng và các tông đồ đâm ra sợ hăi khi thấy hai nhân vật ở với Thày ḿnh đi vào trong đám mây (9:34); sau đó các môn đệ mới nghe thấy tiếng phán từ trong đám mây (9:35). Đến đây, Phúc Âm Thánh Mathêu cho biết các vị hoảng sợ quá sức đến nỗi đă ngă nhào xuống đất khi các vị nghe thấy tiếng phán ra từ đám mây, đến nỗi chỉ sau khi được Chúa Giêsu chạm tới với lời truyền “Hăy chỗi dậy. Đừng sợ”, các môn đệ mới hoàn hồn (x Mt 17:6-7).

Như thế, căn cứ vào Phúc Âm Thánh Luca và Mathêu, cảm giác sợ hăi của các môn đệ được chứng kiến biến cố biến h́nh của Chúa Giêsu trên núi cao bắt đầu xẩy ra vào lúc các vị thấy đám mây bao phủ Thày ḿnh và hai vị kia, một cảm giác sợ hăi đă lên tới tột độ khi các vị nghe thấy tiếng phán ra từ đám mây, và là một cảm giác chỉ được giải tỏa bởi bàn tay và lời nói của Chúa Giêsu mà thôi. Theo tôi, có hai yếu tố góp phần vào sự kiện này, cũng là hai lư do tại sao các tông đồ thân tín nhất của Chúa Giêsu hoảng sợ trước một cách tượng tuyệt vời này, và sự kiện tông đồ Phêrô không hiểu những ǵ ngài tỉnh táo nói lên bấy giờ một cách hết sức rơ ràng. Yếu tố thứ nhất liên quan đến tâm linh của các vị, đó là v́ đây là một cơn mê nội tâm của thành phần môn đệ Chúa Giêsu bấy giờ chưa hiểu vấn đề sống lại, như cuối bài Phúc Âm Năm B Chúa Nhật tuần này cho thấy. Tuy nhiên, sự kiện các tông đồ không hiểu được vấn đề sống lại ra sao lúc ấy không có nghĩa là các vị không tin có phục sinh, tức các vị cũng chủ trương không có vấn đề sống lại như nhóm Saddôcê đă vấn nạn Chúa Giêsu về trường hợp sống lại của một người đàn bà làm vợ của cả bảy người anh em ruột (x Mt 22:23-28). Đúng hơn, các tông đồ tin tưởng có vấn đề sống lại nhưng không hiểu rơ sống lại như thế nào, đúng hơn không hiểu nổi vấn đề ấy lại làm sao có thể xẩy ra trong thời của các ngài, chứ không phải vào ngày tận thế, như Matta đă tin tưởng và tuyên xưng như thế trước khi Chúa Giêsu làm cho Lazarô em chị hồi sinh bước ra khỏi mồ (x Jn 11:24).

Yếu tố thứ hai, liên quan đến đời sống của các vị môn đệ, một yếu tố cũng có thể góp phần không nhỏ vào sự kiện các tông đồ hoảng sợ trước vinh hiển biến h́nh của Chúa Giêsu báo trước cuộc phục sinh của Người, đó là v́ các tông đồ c̣n sống theo tự nhiên, không biết hay chưa biết tỉnh thức và cầu nguyện như lúc các vị chờ đón Quyền Lực từ trên cao là Thánh Thần Thiên Chúa (x Acts 1:12-14). Theo Thày lên núi cầu nguyện ngay giữa ban ngày, ngay giữa thanh thiên bạch nhật mà các vị c̣n ngủ được th́ biết là xác thịt của các vị nặng nề đến chừng nào, một t́nh trạng nặng nề khiến cho các vị càng khó tránh được cảm giác mê ngủ khi cũng ba vị này đi cầu nguyện với Người trong đêm tối ở Vườn Cây Dầu ngay sau khi ăn uống no nê (có rượu) với Người để cử hành Lễ Vượt Qua của dân Do Thái cũng là Bữa Tiệc Ly của các vị với Người. Trước Mầu Nhiệm Chúa Kitô vô cùng cao cả, xác thịt mang bản chất chết chóc không thể nào hiểu được (x Mt 16:17), th́ làm sao con người sống theo xác thịt, được tiêu biểu qua tác động mê ngủ, lại không bị choáng váng ngất ngư chứ? Nếu trước cảnh vinh hiển biến h́nh trên núi cao của Thày các vị mà các vị tông đồ chợt tỉnh giấc được chứng kiến thấy c̣n mang đầy những cảm giác hoảng sợ, th́ không lạ ǵ phản ứng tự nhiên của các vị ở trong Vườn Cây Dầu với Người, ở chỗ, các vị chẳng những không tỉnh thức an ủi Thày mà c̣n cùng nhau trốn chạy thoát thân sau khi Thày bị bắt giải đi nữa (x Mk 14:50). Ngay cả khi Thày của các vị từ trong kẻ chết sống lại hiện ra sờ sờ trước mắt các vị mà các vị c̣n sợ, c̣n tưởng ma quái (x Lk 24:37-39), huống chi lần đầu tiên các vị được thấy vinh hiển phục sinh của Người trong cuộc Người biến h́nh.

Thế nhưng, chính cái tâm trạng có vẻ hỗn loạn của các tông đồ nơi biến cố Chúa Giêsu biến h́nh trên núi này, cái tâm trạng vừa hứng khởi, qua lời xin t́nh nguyện dựng ba lều, lại sợ hăi ngay trong lúc hứng khởi này cho chúng ta thấy chẳng những tâm trạng hết sức thực tế của con người, mà c̣n cho thấy Linh Đạo Vượt Qua của Kitô Giáo nữa. Nếu tâm trạng vừa vui vừa sợ của con người, như điển h́nh cho thấy nơi trường hợp các môn đệ trong biến cố biến h́nh của Chúa Giêsu trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần hai Mùa Chay này, cho thấy con người khao khát được vinh quang và muốn hoan hưởng vinh quang, nhưng thực tại vinh quang lại vượt ra ngoài tất cả những ǵ con người có thể tưởng tượng ra, mong ước thấy, nhất là vượt quá tầm tay với của con người tự nhiên và thấp hèn, th́ quả thực Linh Đạo Vượt Qua, vượt qua từ sợ hăi đến vui mừng, từ sự chết đến sự sống, từ đau khổ đến vinh quang, đúng là đường lối sống đạo của Kitô hữu và cho Kitô hữu vậy.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

CHÚA LÀM ẢO THUẬT

Trần Mỹ Duyệt


Khi c̣n bé và ngay cả bây giờ tôi rất mê ảo thuật. C̣n bé khi xem ảo thuật, tôi đă tin chắc rằng nhà ảo thuật có tài và có phép. Nhưng lúc này tuy không c̣n tin như thế nữa, tuy nhiên, vẫn thán phục tài nhanh nhẹn, khả năng xảo thuật và tŕnh độ nhà nghề của họ.

Thí dụ, nhà ảo thuật cho mọi người nh́n thấy một cái lồng kính to và dài trống trơn không có ǵ trong đó. Thế nhưng sau khi đă phủ một tấm vải đen, rồi bằng cách nào không biết, hô lên một tiếng rồi kéo tấm vải ra, và ḱa, một con cọp to tướng đang nằm nhe răng, giơ vuốt trong đó. Thính giả chỉ c̣n trố mắt ra nh́, rồi trầm trồ khen ngợi. Hoặc nhà ảo thuật x̣e bàn tay ra không thấy ǵ, nhưng loáng một cái, búng ngón tay liền có một con chim câu xinh xắn, trắng mượt mà đậu trên tay. Nhất là bằng một cái búng tay, nhà ảo thuật nắm ngay trong tay một xấp giấy bạc trăm dollars.

Hôm nay Chúa Giêsu cũng làm ảo thuật. Bằng trí tưởng tượng, chúng ta h́nh dung ra sau khi Chúa Giêsu đưa ba môn đệ Phêrô, Giacôbê và Gioan lên đỉnh núi cao. Ngài tiến lên đứng trước mặt ba ông. Có lẽ lúc đó Chúa cũng cười cười và ra điều bí mật khiến cho ba ông nh́n Ngài chăm chú. Rồi bằng một tiếng hô lớn “biến” Ngài trở thành sáng láng, vinh hiển, uy nghi trước các ông. Các ông lúc ấy bằng một thái độ thơ ấu thiêng liêng, cũng đă la lớn: “Hay quá! Giỏi quá! Thích quá! Thầy giỏi quá! Giỏi quá!”. Điều này có thể diễn nghĩa bằng lời mà Phêrô đă nói với Chúa trong lúc ngất ngây nh́n Ngài: “Lậy Thầy được ở đây th́ tốt quá!” (Mc 9:5). Thích và mê mẩn đến nỗi theo Thánh kư ghi nhận, ông cũng không biết ḿnh nói ǵ nữa.

Là người cha nhân lành luôn luôn thương chiều con cái ḿnh, thấy Phêrô thích như vậy, Chúa Cha cho luôn qua lời phán bảo: “Đây là Con Ta hằng yêu dấu hăy vâng giữ lời ngài” (Mc 9:7).

Thật vậy, có lẽ lúc bấy giờ và ngay bây giờ nhiều lúc chúng ta cũng không để ư lắm đến những ǵ chúng ta xin và ước ao. Chúng ta c̣n lơ là đến nỗi không kể ǵ đến những ơn lành và t́nh thương mà Thiên Chúa ban cho chúng ta một cách dư dật trong đời sống. Một trong những ơn ấy là ơn được làm con Thiên Chúa. Ơn được biết Ngài. Ơn sống trong Giáo Hội của Ngài. Những ơn này c̣n quí giá và cần thiết hơn ơn được nh́n thấy Chúa sáng láng trên núi cao, và ơn được ở với Chúa trong trạng thái như vậy.

V́ Chúa không muốn Ngài chỉ là một nhà ảo thuật làm cho chúng ta được xem một xuất ảo thuật rồi sau đó chúng ta ra về. Ngài muốn biến chúng ta, muốn chúng ta thay đổi và được như Ngài. Và nếu chúng ta được như Ngài, th́ chúng ta cũng được ở bên Ngài bằng hành động “biến đổi” chính chúng ta như một nhà ảo thuật. V́ Chúa Cha đă nói với chúng ta rằng: “Hăy vâng giữ lời Ngài”. Có nghĩa là, nếu chúng ta vâng giữ và thực hành lời Chúa Giêsu, Ngài sẽ biến đổi chúng ta cùng với chúng ta. Và chúng ta cùng với Chúa biến đổi chúng ta để trở thành như Chúa và ở măi măi bên Ngài.

Nhưng lời Ngài là ǵ? Chúng ta làm sao biết được lời của Ngài? Đối với các Tông Đồ, những người đồng thời với Chúa Giêsu, các ngài và những người ấy được diễm phúc nghe trực tiếp Ngài qua những lần giảng giải ở các nơi công cộng. Phần chúng ta lời Ngài được chứa đựng trong Thánh Kinh. Tác phẩm t́nh yêu vỹ đại nhất của nhân loại. Một tác phẩm được ghi chép bằng khải dẫn của Chúa Thánh Thần. Và câu hỏi là: “Đă bao nhiêu lần chúng ta đọc và suy ngắm lời Ngài”. Quan trọng nhất , như Chúa Cha đă nói, chúng ta có “giữ” lời Chúa Giêsu dậy hay không?!!

Thật vậy, sao màn ảo thuật có một không ai ấy, Chúa Giêsu và các môn đệ đều xuống núi. Mọi sinh hoạt trở lại b́nh thường. Chúa và các môn đệ vẫn đi rao giảng, vẫn làm phép lạ, và vẫn bị bọn Pharisiêu, Luật Sỹ, và Thượng Tế ghen ghét. Kết quả là Chúa Giêsu bị bọn này chủ mưu giết hại. Nhưng màn ảo thuật hôm nào trên núi đó đă không cứu Chúa khỏi cảnh chết nhục nhă. Lời Chúa Cha phán trên núi ấy tưởng như rơi vào quên lăng.

Nhưng rồi, cái mà con người tưởng chừng như việc tầm thường và vô nghĩa kia đă có tác dụng rất xâu xa vào cuộc đời các môn đệ và quan các ông đến phần chúng ta. Đó là v́ nghe và vâng giữ lời Chúa Giêsu, chúng ta đă có một cuộc đổi mới. Chúa đổi mới chúng ta và chúng ta cùng đổi mới với Chúa Giêsu. Qua cái chết của Ngài và qua cuộc phục sinh của Ngài, chúng ta được tham dự vào thân xác hiển linh và sức sống thần linh Ngài. Chúng ta được làm con Thiên Chúa qua bí tích Rửa Tội, và được hiệp thông với Thiên Chúa qua các bí tích, nhất là Bí Tích Thánh Thể.

Nếu những nhà ảo thuật trần gian chỉ qua mặt được người xem bằng kinh nghiêm, bằng hành động nhanh tay, và khả năng đánh lừa thị giác của người xem. Họ là những ảo thuật gia có tài nhưng không có phép. Phần Chúa Giêsu, ngài thật sự có tài và có phép. Ngài làm được điều mà con người không làm được, và làm những điều ấy bằng chính quyền phép của ḿnh. Cho kẻ chết sống lại, què đi được, mù xem được, điếc nghe được...và trường hợp Chúa biến h́nh hay làm “ảo thuật” trước mặt ba môn đệ là một lối diễn tả bản tính Thiên Chúa cao cả nơi thân xác con người tự nhiên của Ngài. Qua đó, Ngài cũng muốn nhắc nhở con người chúng ta về linh hồn bất tử và thân xác sống lại của ḿnh sau này. Một thân xác nhờ quyền năng phục sinh của Ngài cũng được sáng láng và đẹp lộng lẫy nơi vĩnh hằng sau này.

C̣n phần chúng ta th́ sao. Có muốn “ở” với Chúa để xem ảo thuật như Phêrô không? Và có muốn được Chúa dậy cho làm ảo thuật hay không? Nếu muốn hăy siêng năng, sốt sắng, và chăm chỉ mỗi ngày dành cho Ngài 5 hay 10 phút, mở Thánh Kinh ra đọc và suy ngắm để xem Thiên Chúa muốn nói ǵ với ḿnh rồi hành động như vậy. Và lúc ấy, tự nhiên chúng ta sẽ thấy ḿnh được biến đổi, để rồi không phải là Phêrô, mà là chính chúng ta sẽ kêu lên: “Lậy Chúa được làm con cái Chúa th́ có phúc quá. Xin cho chúng con măi măi sống trong ân t́nh Chúa và đừng bao giờ bỏ xa chúng con”.

Lời Chúa là lời hằng sống. Lời ban sự sống đời đời. Lời có sức biến đổi cuộc đời chúng ta.

 

“LẠY CHÚA, DẠ CON ĐÂY!”

 

I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ       

           

       Mùa Chay là thời gian mà người Ki-tô hữu phải điều chỉnh tư tưởng, lời nói và hành động của ḿnh cho phù hợp với tinh thần và đường lối của Thiên Chúa. Sở dĩ phải điều chỉnh v́ chúng ta thường đi lạc đường và thường sống ngược với mệnh lệnh & ư muốn của Thiên Chúa. Cũng có nghĩa là chúng ta không sống với tâm t́nh, thái độ và cung cách của những người con thảo đối với Thiên Chúa là Cha của chúng ta. Trong tuần lễ II Mùa Chay này, Hội Thánh mời gọi chúng ta nh́n vào gương tổ phủ Áp-ra-ham và nhất là gương của Chúa Giê-su mà thưa với Thiên Chúa: “Lạy Chúa, dạ con đây!” và hăm hở thực thi Thánh Ư Người.

 

II. LẮNG NGHE & T̀M HIỂU LỜI CHÚA TRONG BA BÀI THÁNH KINH

 

2.1 Lắng nghe Lời Chúa trong ba bài Thánh Kinh

(1) Bài đọc 1: St  22,1-2.9a.10-13.15-18: Ông Áp-ra-ham dâng I-xa-ác làm lễ tế.

    (1) Hồi đó, Thiên Chúa thử lòng ông Áp-ra-ham. Người gọi ông: "Áp-ra-ham!" Ông thưa: "Dạ, con đây !" (2) Người phán: "Hãy đem con của ngươi, đứa con một yêu dấu của ngươi là I-xa-ác, hãy đi đến xứ Mô-ri-gia mà dâng nó làm lễ toàn thiêu ở đấy, trên một ngọn núi Ta sẽ chỉ cho." (9) Tới nơi Thiên Chúa đã chỉ, ông Áp-ra-ham dựng bàn thờ tại đó, xếp củi lên, trói I-xa-ác con ông lại, và đặt lên bàn thờ, trên đống củi. (10) Rồi ông Áp-ra-ham đưa tay ra cầm lấy dao để sát tế con mình. (13) Ông Áp-ra-ham ngước mắt lên nhìn, thì thấy phía sau có con cừu đực bị mắc sừng trong bụi cây. Ông Áp-ra-ham liền đi bắt con cừu ấy mà dâng làm lễ toàn thiêu thay cho con mình. (15) Sứ thần của ĐỨC CHÚA từ trời gọi ông Áp-ra-ham một lần nữa (16) và nói: "Đây là sấm ngôn của ĐỨC CHÚA, Ta lấy chính danh Ta mà thề: bởi vì ngươi đã làm điều đó, đã không tiếc con của ngươi, con một của ngươi, (17) nên Ta sẽ thi ân giáng phúc cho ngươi, sẽ làm cho dòng dõi ngươi nên đông, nên nhiều như sao trên bầu trời, như cát ngoài bãi biển. Dòng dõi ngươi sẽ chiếm được thành trì của địch. (18) Mọi dân tộc trên mặt đất sẽ cầu chúc cho nhau được phúc như dòng dõi ngươi, chính bởi vì ngươi đã vâng lời Ta."

 

(2) Bài đọc 2: Rm 8,31b-34: Ca tụng tình yêu của Thiên Chúa.

      (31) Thưa anh em, có Thiên Chúa bênh đỡ chúng ta, ai còn chống lại được chúng ta? (32) Đến như chính Con Một, Thiên Chúa cũng chẳng tha, nhưng đã trao nộp vì hết thảy chúng ta. Một khi đã ban Người Con đó, lẽ nào Thiên Chúa lại chẳng rộng ban tất cả cho chúng ta ? (33) Ai sẽ buộc tội những người Thiên Chúa đã chọn? Chẳng lẽ Thiên Chúa, Đấng làm cho nên công chính? (34) Ai sẽ kết án họ? Chẳng lẽ Đức Giê-su Ki-tô, Đấng đã chết, hơn nữa, đã sống lại, và đang ngự bên hữu Thiên Chúa mà chuyển cầu cho chúng ta?

 

(3) Bài Tin Mừng: Mc 9,2-10: Đức Giê-su biến đổi h́nh dạng (Mt 17,1-8; Lc 9,28-36).

        (2) Sáu ngày sau, Đức Giê-su đem các ông Phê-rô, Gia-cô-bê và Gio-an đi theo ḿnh. Người đưa các ông đi riêng ra một chỗ, chỉ ḿnh các ông thôi, tới một ngọn núi cao. Rồi Người biến đổi h́nh dạng trước mắt các ông. (3) Y phục Người trở nên rực rỡ, trắng tinh, không có thợ nào ở trần gian giặt trắng được như vậy. (4) Và ba môn đệ thấy ông E-li-a cùng ông Mô-sê hiện ra đàm đạo với Đức Giê-su. (5) Bấy giờ ông Phê-rô thưa với Đức Giê-su rằng: "Thưa Thầy, chúng con ở đây, thật là hay! Chúng con xin dng ba cái lều, một cho Thầy, một cho ông Mô-sê, và một cho ông E-li-a." (6) Thực ra, ông không biết phải nói ǵ, v́ các ông kinh hoàng. (7) Bỗng có một đám mây bao phủ các ông. Và tđám mây có tiếng phán rằng: "Đây là Con Ta yêu dấu, hăy vâng nghe lời Người." (8) Các ông chợt nh́n quanh, th́ không thấy ai nữa, chỉ có Đức Giê-su với các ông mà thôi.

        (9) Ở trên núi xuống, Đức Giê-su truyền cho các ông không được kể lại cho ai nghe những điều vừa thấy, trước khi Con Người từ cơi chết sống lại. (10) Các ông tuân lệnh đó, nhưng vẫn bàn hỏi nhau xem câu "từ cơi chết sống lại" nghĩa là ǵ.

 

2.2 Trong ba bài Thánh Kinh trên, chúng ta khám phá ra Thiên Chúa là Đấng nào?    

(1) Trong bài đọc 1 (St  22,1-2.9A.10-13.15-18) chúng ta thấy Thiên Chúa thử thách ḷng tin cậy, phó thác và vâng phục của tổ phụ Áp-ra-ham khi truyền lệnh cho ông hiến dâng I-xa-ác, người con trai độc nhất và cũng là con thừa tự, làm lễ tế cho Thiên Chúa. Chúng ta cũng thấy tổ phụ Áp-ra-ham đă thể hiện ḷng tin cậy, phó thác và vâng phục Thiên Chúa như thế nào. “Dạ con đây!” là lời đáp thật vắn gọn nhưng đầy đủ ư nghĩa của ông Áp-ra-ham, người được mệnh danh là cha các kẻ tin! Nhờ ḷng tin cậy, phó thác và vâng phục tuyệt vời ấy mà bao người được Thiên Chúa chúc phúc.

(2) Trong bài đọc 2 (Rm 8,31b-34) Thánh Phao-lô Tông đồ lư luận một cách đầy sức thuyết phục: một khi chúng ta đă được Thiên Chúa yêu thương đến độ đă ban Con Một Yêu Dấu của Người cho chúng ta th́ chúng ta chẳng c̣n ǵ phải sợ sệt và cũng chẳng thiếu thốn chi nữa. Chính Thiên Chúa và Chúa Giê-su Ki-tô là Đấng bênh vực, chở che và ban mọi ơn lành cho chúng ta.

(3) Trong bài Tin Mừng (Mc 9,2-10) Thánh Mác-cô tường thuật lại một sự kiện ‘phi thường’ đă xẩy ra trong đời của Chúa Giê-su Na-da-rét: Chúa Giê-su cho ba môn đệ thân tín nhất của Người chứng kiến ánh hoàng quang chói ngời ở nơi Người và hé mở cho các ông nhận ra chân tướng đích thực của Người. Thánh Mác-cô  miêu tả quang cảnh Núi Hiển Dung y hệt như quang cảnh “Thần Hiện” (Epiphania) trong Cựu Ước. Mô-sê và Ê-li-a là hai nhân vật của Lể Luật và Ngôn Sứ mà xuất hiện bên Chúa Giê-su và đàm đạo với Người th́ các môn đệ phải hiểu rằng Thày ḿnh phải là Đấng đến từ thế giới riêng của Thiên Chúa và vượt trội hơn hai vị kia bội phần. Tuy Phúc âm không nói ra, nhưng chúng ta hiểu ngay rằng chính v́ Chúa Giê-su luôn sẵn sàng thi hành Thánh Ư Chúa Cha mà Thiên Chúa mới có lời phán dạy từ trên đám mây: “Đây là Con Ta yêu dấu, hăy vâng nghe lời Người!”

 

2.3 Qua ba bài Thánh Kinh trên, Thiên Chúa muốn gửi s điệp ǵ cho chúng ta?    

 

      Sứ điệp của Lời Chúa hôm nay nằm trong tiếng nói từ trong đám mây tức tiếng nói của Thiên Chúa Cha: "Đây là Con Ta yêu dấu, hăy vâng nghe lời Người." Sứ điệp gồm hai phần: hăy tin & đón nhận và hăy vâng nghe lời Chúa Giê-su.

      (*) Hăy tin & đón nhận Chúa Giê-su là Con Yêu Dấu, là Con Một của Cha, là Đấng được Cha sai đến trần gian, từ nơi Cha để nói lời của Cha cho nhân loại được sống.

      (*) Hăy vâng nghe lời Chúa Giê-su: v́ Lời Người là Lời của Cha, là lời chân thật và cứu độ, đem ơn giải thoát cho những ai biết tuân giữ lời ấy.

 

III. SỐNG LỜI CHÚA HÔM NAY

 

Sống Lời Chúa hôm nay là điều chỉnh đời sống cho phù hợp với sứ điệp của Lời Chúa. Hai câu hỏi giúp chúng ta trong việc hệ trọng này:

 

* Tôi có thật sự tin & đón nhận Chúa Giê-su là Con Yêu Dấu, là Con Một của Thiên Chúa không?

 

* Tôi có thật sự vâng nghe Lời Người không?

 

Hăy chứng minh cho chính bản thân ḿnh trước khi muốn chứng minh cho người xung quanh ḷng tin và sự vâng nghe lời Chúa của chúng ta!

 

IV. CẦU NGUYỆN  

"Đây là Con Ta yêu dấu, hăy vâng nghe lời Người."

Lạy Thiên Chúa là Cha, chúng con biết rằng: đáp lại lời chỉ bảo của Cha là chúng con phải tin Chúa Giê-su Ki-tô là Con Một Yêu Dấu của Cha. Xin Cha ban ơn tin / cậy / mến cho chúng con để chúng con tin vào Con Cha, trông cậy ở Người và mến yêu Người.

 

"Đây là Con Ta yêu dấu, hăy vâng nghe lời Người."

Lạy Chúa Giê-su Ki-tô, chúng con biết rằng: nếu chúng con tin Chúa là Con Một Yêu Dấu của Cha th́ chúng con phải vâng nghe Lời Chúa. Xin Chúa ban cho chúng con ơn biết lắng nghe và thi hành Thánh Ư của Chúa như Chúa Cha đă chỉ thị cho chúng con hôm nay.

 

“Dạ con đây”

Lạy Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa, chúng con biết rằng: vâng nghe Lời Chúa Giê-su, Con Một Yêu Dấu của Thiên Chúa, th́ chúng con phải nói năng và hành động giống y tổ phụ Áp-ra-ham và Chúa Giê-su Ki-tô. Chúng con không chỉ biết thưa: “Lạy Chúa, dạ con đây!” mà chúng con c̣n phải biết mau mắn thực thi Thánh Ư của Chúa Cha để chúng con thể hiện tấm ḷng thảo hiếu chân thành và sâu sắc của chúng con đối với Chúa Cha là  Đấng đă mời gọi và  đang chờ  đợi chúng con.  Xin Chúa Thánh Thần ban ơn phù  giúp và  hướng dẫn chúng con. Amen.

  

       Giêrônimô Nguyễn Văn Nội.                                               

       Sàig̣n ngày 05.02.2006