Chúa Nhật

Ngày 15/1: Thánh Maurus (? – 584)

Là môn đệ của Thánh Biển Đức.

Được kể là đă đi trên mặt hồ để cứu một bé trai trượt chân xuống nước.

Được cho là đă làm một số phép lạ khi làm đan viện trưởng đan viện Montecassino.

Quan thày của thợ làm đồ bằng đồng.

 


CHÚA NHẬT II QUANH NĂM



BÀI ĐỌC I
: 1 Sam 3:3b-10, 19

“Lạy Chúa, xin hăy nói, v́ tôi tớ Chúa đang nghe”
Bài trích sách Samuel quyển thứ nhất.

Ngày ấy, Samuel ngủ trong đền thờ Chúa, nơi đặt Ḥm Bia Thiên Chúa. Chúa đă gọi Samuel; cậu trả lời: “Nầy tôi đây”, rồi chạy đến Hêli và nói: “Nầy tôi đây, v́ thầy gọi tôi”. Hêli trả lời: “Ta đâu có gọi, hăy trở về ngủ đi”. Samuel đi ngủ lại. Nhưng Chúa gọi Samuel lần nữa, và Samuel chỗi dậy, chạy đến Hêli và nói: “Nầy tôi đây, v́ thầy gọi tôi”. Hêli trả lời: “Nầy con, ta đâu có gọi, hăy trở về ngủ đi”. Samuel chưa nhận ra Chúa, và lời Chúa chưa mạc khải cho cậu. Chúa lại gọi Samuel lần thứ ba. Cậu chỗi dậy chạy đến Hêli và nói: “Nầy tôi đây, v́ thầy gọi tôi”. Hêli biết Chúa đă gọi Samuel, nên nói với Samuel: “Hăy đi ngủ, và nếu Người c̣n gọi con, th́ con nói rằng: Lạy Chúa, xin hăy nói, v́ tôi tớ Chúa đang nghe”. Samuel trở về chỗ ḿnh và ngủ lại. Chúa đến gần và gọi Samuel như những lần trước: “Samuel, Samuel!”. Và Samuel thưa: “Lạy Chúa, xin hăy nói, v́ tôi tớ Chúa đang nghe”. Phần Samuel ngày càng lớn lên. Chúa hằng ở cùng cậu, và cậu không để rơi mất lời nào của Chúa.

Lời của Chúa.


Đáp Ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)

Lạy Chúa, nầy tôi xin đến, để thực thi ư Chúa.

1.      Tôi đă cậy trông, tôi đă cậy trông ở Chúa, Ngài đă nghiêng ḿnh về bên tôi, và Ngài đă nghe tiếng tôi cầu. Ngài đă đặt trong miệng tôi một bài ca mới, bài ca mừng Thiên Chúa chúng ta.

2.      Hy sinh và lễ vật th́ Chúa chẳng ưng, nhưng Ngài đă mở rộng tai tôi. Chúa không đ̣i hỏi lễ toàn thiêu và lễ đền tội, bấy giờ tôi đă thưa: “Nầy tôi xin đến”.

3.      Như trong quyển vàng đă chép về tôi: lạy Chúa, tôi sung sướng thực thi ư Chúa, và pháp luật của Chúa ghi tận đáy ḷng tôi.

4.      Tôi đă loan truyền đức công minh Chúa trong Đại Hội, thực tôi đă chẳng ngậm môi, lạy Chúa, Chúa biết rồi.


BÀI ĐỌC II: 1 Cor 6:13c-15a, 17-20

“Thân xác anh em là chi thể của Chúa Kitô”
Bài trích thơ thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Côrintô.

Anh em thân mến, thân xác không phải v́ dâm dật, mà v́ Chúa và Chúa v́ thân xác. Thiên Chúa đă cho Chúa sống lại, cũng sẽ dùng quyền năng Người cho ta sống lại. Anh em không biết thân xác anh em là chi thể của Chúa Kitô sao? Nhưng ai kết hợp với Chúa, th́ nên một thần trí. Vậy hăy xa lánh dâm dật. Mọi tội lỗi người ta phạm đều ngoài thân xác, nhưng kẻ tà dâm th́ phạm trong thân xác ḿnh. Anh em không biết thân xác anh em là đền thờ Chúa Thánh Thần, Đấng ngự trong anh em mà anh em đă nhận lănh nơi Thiên Chúa, và anh em không c̣n thuộc về chính ḿnh nữa sao? V́ anh em đă được mua chuộc bằng một giá rất lớn. Vậy anh em hăy tôn vinh Chúa trong thân xác anh em.

Lời của Chúa.


(Xin mời Cộng đoàn đứng)
Alleluia, alleluia. — Lạy Chúa là Chúa trời đất, Chúa đáng chúc tụng, v́ đă mạc khải cho các trẻ nhỏ biết những mầu nhiệm nước trời. — Alleluia.


PHÚC ÂM: Joan 1:35-42

“Họ xem chỗ Người ở, và ở lại với Người”
Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, Gioan đang đứng với hai người trong nhóm môn đệ của ông nh́n theo Chúa Giêsu đang đi mà nói: “Đây là Chiên Thiên Chúa”. Hai môn đệ nghe ông nói liền đi theo Chúa Giêsu. Chúa Giêsu ngoảnh mặt lại, thấy họ đi theo ḿnh, th́ nói với họ: “Các ngươi t́m ǵ?”. Họ thưa với Người: “Rabbi, nghĩa là: thưa Thầy, Thầy ở đâu?”. Người đáp: “Hăy đến mà xem”. Họ đă đến xem chỗ Người ở, và ở lại với Người ngày hôm ấy, lúc đó độ chừng giờ thứ mười. Anrê, em ông Simon Phêrô, một trong hai người đă nghe Gioan nói và đă đi theo Chúa Giêsu. Ông gặp Simon anh ḿnh trước hết và nói với anh: “Chúng tôi đă gặp Đấng Messia, nghĩa là Đấng Kitô”. Và ông dẫn anh ḿnh tới Chúa Giêsu. Chúa Giêsu nh́n Simon và nói: “Ngươi là Simon con ông Gioan, ngươi sẽ được gọi là Kêpha, nghĩa là Đá”.

Phúc Âm của Chúa.

 

SUY NIỆM

 

Cuộc Hội Ngộ Thần Linh Sơ Khởi

 

 

Chúa Nhật tuần này, niên lịch phụng vụ của Giáo Hội bước vào tuần thứ hai của Mùa Thường Niên, một mùa phụng vụ được chia làm hai phần, phần sau Mùa Giáng Sinh và phần sau Mùa Phục Sinh. Chính v́ theo ngay sau Mùa Giáng Sinh, ư nghĩa phụng vụ của mùa thường niên phần đầu này gắn liền với Mùa Giáng Sinh. Ở chỗ, Chúa Giêsu tiếp tục việc tỏ ḿnh ra cho dân Do Thái. Đó là lư do chúng ta thấy, ngay sau biến cố Chúa Giêsu chịu phép rửa tuần trước mở màn cho Mùa Thường Niên, mở màn cho việc Chúa Giêsu bắt đầu công khai tỏ ḿnh ra nơi dân Do Thái, Giáo Hội đă không đọc ngay đến bài Phúc Âm về biến cố Chúa Giêsu chay tịnh trong hoang địa 40 đêm ngày ở tuần này, một biến cố xẩy ra ngay sau khi Người Chịu Phép Rửa, như được bộ ba Phúc Âm Nhất Lăm ghi nhận, mà là một bài Phúc Âm khác, bài Phúc Âm của Thánh Gioan, bài Phúc Âm tŕnh thuật về cuộc hội ngộ sơ khởi giữa Chúa Giêsu và những người đầu tiên muốn t́m đến với Người.

 

Một điểm khác cũng cần lưu ư về phụng vụ ở đây nữa là, Giáo Hội bao giờ cũng lấy bài Phúc Âm của Thánh Gioan cho tuần thứ hai của Mùa Thường Niên thay các bài Phúc Âm Nhất Lăm của từng chu kỳ A với Thánh Mathêu, B với Thánh Marcô và C với Thánh Luca. Và bài Phúc Âm theo Thánh Gioan cho Chúa Nhật Hai Thường Niên này mang một ư nghĩa chuyển tiếp liên quan đến biến cố Chúa Giêsu bắt đầu công khai tỏ ḿnh ra. Thật vậy, theo tiến tŕnh Phụng Vụ, một tiến tŕnh cử hành trong một năm tất cả Mầu Nhiệm về Chúa Kitô, th́ trước khi Chúa Giêsu bắt đầu công khai tự tỏ ḿnh ra cho dân Do Thái đang trông đợi Đấng Thiên Sai, Người cần phải được giới thiệu với thành phần dân này.

 

Trước hết, qua biến cố Phép Rửa ở sông Dược-Đăng, Người đă được Chúa Cha giới thiệu đặc biệt với Tiền Hô Gioan Tẩy Giả, vị sau đó đă chứng thực rằng: “Thực ra tôi không biết Người. Đấng sai tôi đến lấy nước mà làm phép rửa bảo tôi rằng ‘khi nào ngươi thấy Thần Linh xuống đậu trên ai th́ đó là Đấng làm phép rửa bằng Thánh Thần’. Giờ đây chính mắt tôi đă thấy và chứng thực ‘Vị này là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn’” (Jn 1:33-34). Thế rồi, sau khi đă nhận diện thực sự ai là Đấng Đến Sau ḿnh nơi biến cố làm phép rửa cho Người, “ngày hôm sau” Thánh Gioan liền giới thiệu Người với dân Do Thái nói chung, như bài Phúc Âm Thánh Gioan cho chu kỳ Năm A cho thấy, cũng như cho môn đệ của ḿnh nói riêng, như bài Phúc Âm Thánh Gioan cho chu kỳ Năm B tuần này. (C̣n chu kỳ Năm C của Chúa Nhật Hai Thường Niên, Phúc Âm Thánh Gioan thuật lại biến cố tiệc cưới Cana, nơi các môn đệ đầu tiên được thấy vinh hiển của Thày ḿnh lần đầu tiên tỏ ra qua việc can thiệp của Mẹ Maria, Vị ở trong tŕnh thuật này như cũng đóng vai giới thiệu Con Mẹ cho các môn đệ của Người).

 

So sánh giữa bài Phúc Âm của Thánh Gioan cho chu kỳ Năm A và Năm B của Chúa Nhật Hai Thường Niên, chúng ta thấy có điểm giống nhau và điểm khác nhau ở ngay câu mở đầu của bài Phúc Âm. Nơi chu kỳ Năm A, Phúc Âm Thánh Gioan cho thấy Tiền Hô Gioan Tẩy Giả giới thiệu với dân Do Thái về Chúa Giêsu là “Chiên Thiên Chúa” khi “Gioan thấy Chúa Giêsu tiến đến với ḿnh”; c̣n nơi chu kỳ Năm B, bài Phúc Âm Thánh Gioan, bài Phúc Âm liên tục với bài Phúc Âm của chu kỳ Năm A, cho thấy Tiền Hô Gioan Tẩy Giả giới thiệu với hai môn đệ “đang ở Bêthany bên kia sông Dược-Đăng” về Chúa Giêsu là “Chiên Thiên Chúa” khi “ông thấy Chúa Giêsu đi ngang qua”. Như thế, bối cảnh của việc Tiền Hô Gioan Tẩy Giả giới thiệu “Chiên Thiên Chúa” khác nhau, trước hết, khác nhau ở đối tượng được giới thiệu, lần đầu cho chung dân Do Thái và lần sau cho riêng hai môn đệ; sau nữa, khác nhau ở hành động của vị được giới thiệu, lần đầu khi Tiền Hô thấy “Chúa Giêsu tiến đến với ḿnh”, lần sau khi Chúa Giêsu “đi ngang qua” chỗ của ông; c̣n nữa, khác nhau ở thời điểm giới thiệu, lần đầu xẩy ra trước khi Chúa Giêsu vào hoang địa chay tịnh, lần sau xẩy ra sau biến cố chay tịnh, v́ Chúa Giêsu không chọn môn đệ trước biến cố này; sau hết khác nhau ở vị trí giới thiệu, lần đầu ở bên này sông Dược-Đăng, lần sau “ở Bêthania bên kia sông Dược-Đăng”. Nên lưu ư ở đây là không phải tự nhiên có chuyện ngẫu nhiên xẩy ra sự kiện vị trí giới thiệu khác nhau này đâu. Bởi v́, vị trí ban đầu này, tức ở “Bêthania” xứ Galiêa này, chính là vị trí Đấng Phục Sinh hẹn gặp “anh em” của Người (x Mt 28:10), để lập Bí Tích Rửa Tội cho các vị thi hành (x Mt 28:16-19) trước khi Người thăng thiên về trời (x Lk 24:50).

 

Vấn đề của bài Phúc Âm Thánh Gioan cho Chúa Nhật Hai Thường Niên Năm B hôm nay không dừng lại ở những chi tiết giống nhau hay khác nhau nơi việc Tiền Hô Gioan Tẩy Giả giới thiệu Chúa Giêsu, mà là nhấn mạnh đến tác dụng của việc giới thiệu này. Thật ra, không biết Tiền Hô Gioan Tẩy Giả có ư giới thiệu Chúa Giêsu cho hai môn đệ của ḿnh bấy giờ hay chăng, hoặc chỉ tự nhiên hô lên như thế khi thấy lại Đấng Thiên Sai vô cùng cao trọng hơn ḿnh (x Jn 1:27), một phản ứng không thể nào cầm hăm của một con người cao trọng nhất trong thành phần được nữ giới sinh ra (x Mt 11:11). Và không biết có phải Chúa Giêsu cũng cố ư đi ngang qua chỗ của vị tiền hô này để âm thầm kêu gọi hai môn đệ này của thánh nhân hay chăng? Chỉ biết rằng, sau khi nghe thấy thày ḿnh nói “Chiên Thiên Chúa ḱa!”, hai môn đệ của thánh nhân liền, như Phúc Âm thuật lại, “đi theo Chúa Giêsu”. Tại sao lần đầu Tiền Hô Gioan Tẩy Giả cũng giới thiệu Chúa Giêsu là “Chiên Thiên Chúa” với chung dân Do Thái, hai môn đệ này không “đi theo” Người như lần này? Phải chăng v́ lần đầu Chúa Giêsu mới có ư đến với chung dân Do Thái thôi, chưa có ư gọi họ nên họ chưa cảm nhận được tiếng Người gọi để đi theo Người, đúng như Người sau này đă khẳng định trong Bữa Tiệc Ly: “Không phải các con đă chọn Thày, mà là Thày đă chọn các con” (Jn 15:16).

 

Thật thế, chính v́ Chúa Giêsu muốn gọi hai người môn đệ của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả này mà lời Tiền Hô nói “Chiên Thiên Chúa ḱa” đă đánh động họ. Tại sao hai môn đệ này lại bị tác động theo Chúa Giêsu qua danh xưng “Chiên Thiên Chúa” mà không phải với danh xưng “Đấng Thiên Sai” như một trong hai người họ sau này tuyên xưng trong cùng bài Phúc Âm hôm nay? Phải chăng lư do hai môn đệ này theo Chúa Giêsu là v́ muốn biết xem vị được thày ḿnh nói là “Chiên Thiên Chúa”, đến sau thày ḿnh nhưng trổi vượt hơn thày ḿnh, có thực sự là “Đấng Thiên Sai”?

 

Chỉ biết rằng, sau khi “họ đến nơi Người ở và ở với Người hôm đó”, th́ cả hai người môn đệ này đă phải chứng thực là “Chúng tôi đă gặp Đấng Thiên Sai”, thậm chí một trong hai đă thúc giục anh em ḿnh đến gặp Đấng Thiên Sai ấy nữa. Thế nhưng, Chúa Giêsu ở đâu và đă làm ǵ hay nói ǵ với hai người môn đệ của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả này mà cả hai đă nhận thực “Chiên Thiên Chúa” là “Đấng Thiên Sai”? Phúc Âm không cho chúng ta biết thêm những chi tiết hy hữu và ly kỳ này, nhưng thái độ của Chúa Giêsu ngay từ ban đầu đă thu phục được ḷng người thiện chí muốn t́m kiếm sự thật rồi vậy. Tức là, nếu cả hai t́m nhau thế nào cũng gặp nhau. Trước hết, hai môn đệ của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả chẳng muốn t́m gặp Đấng Thiên Sai là ǵ, ở chỗ, đă bỏ thày ḿnh để đi theo Chúa Giêsu, và sau nữa, Chúa Giêsu cũng đă không t́m kiếm những ai thành tâm thiện chí khao khát chân lư là ǵ, ở chỗ, đă tỏ ra cởi mở với họ, đúng hơn đă chủ động t́m họ trong chính lúc họ đang bối rối và âm thầm t́m kiếm Người, qua lời Người mời gọi họ, vừa khách quan “các người t́m kiếm ǵ đó?” vừa chủ quan “hăy đến mà xem”.

 

Một vấn đề nữa liên quan đến vấn đề đức tin nhận biết và mạc khải thần linh cần phải đặt ra ở đây nữa là, tại sao các hai người môn đệ của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả không căn cứ vào một dấu hiệu nào khác để xem “Chiên Thiên Chúa” như thày họ nói có phải là “Đấng Thiên Sai” hay chăng, mà lại căn cứ vào nơi Người ở? Khi được Chúa Giêsu hỏi “các người đang t́m kiếm ǵ đó?”, họ đồng thanh thưa bằng một vấn nạn: “Thưa Thày, Thày hiện đang ở đâu vậy?”. Cuộc gặp gỡ giữa Thiên Chúa và loài người được mở đầu bằng hai câu hỏi được hai bên đặt ra cho nhau, Thiên Chúa hỏi trước, con người hỏi sau.

 

Câu con người hỏi Thiên Chúa rất ư quan trọng, v́ câu này, theo ư nghĩa sâu xa của nó, liên quan đến nguồn gốc thần linh của Đấng đến sau Tiền Hô Gioan Tẩy Giả. Hai môn đệ của vị Tiền Hô này không hỏi “tên Thày là ǵ?” hay “Thày là ai?”, mà là “Thày hiện đang ở đâu?”. Dĩ nhiên, câu con người hỏi Thiên Chúa mở đầu cho cuộc hội ngộ thần linh này có thể không sâu xa quá như vậy, mà chỉ liên quan đến nơi ở về không gian của “Con Chiên Thiên Chúa” này thôi. Tuy nhiên, câu hỏi này là tất cả vấn đề chủ yếu vô cùng quan trọng liên quan đến thân mệnh của Chúa Giêsu, một vấn đề Người đă phải giải đáp trong ba năm công khai của Người, bằng lời nói vô cùng khôn ngoan và việc làm vô cùng quyền năng, nhất là vào những ngày cuối đời, bằng cuộc Vượt Qua của Người, để chứng thực Người từ Cha mà đến, tức Cha đă sai Người, và Người phải trở về cùng Cha, tức Người làm trọn ư Cha (x Jn 17:8), nghĩa là để chứng thực rằng “Thày ở trong Cha và Cha ở trong Thày” (Jn 14:10).

 

Về phần ḿnh, Thiên Chúa đă không trả lời con người một cách dứt khoát: “Ta là Đấng Thiên Sai đây”, “Ta là Thiên Chúa làm người đây”, mà là một cách thách thức, một cách khách quan, một cách mời gọi, hoàn toàn tôn trọng quyền tự do và sự chọn lựa của con người, tùy theo tầm nhận thức và ḷng thành thực của họ: “Hăy đến mà xem”. Có thể Chúa Giêsu đă dẫn hai người môn đệ của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả này đến coi chỗ Người đă ăn chay 40 đêm ngày trong hoang địa chăng, một địa điểm giống như nơi ở của thày họ cũng trong hoang địa (x Mk 1:6; Mt 11:7-9, 3:1), một vị thày đă được dân Do Thái cho là Đấng Thiên Sai (x Jn 1:19-20)? Tuy nhiên, dù xem ǵ th́ xem, thấy ǵ th́ thấy, nếu con người thực sự khao khát thiện hảo và tha thiết t́m kiếm chân lư, chắc chắn họ sẽ gặp được những ǵ họ t́m kiếm và ước mong: “Ai khao khát nhân đức trọn lành ấy là phúc thật, v́ chưng sẽ được no thỏa vậy” (Mt 5:6). Quả thế, chính v́ “chiên của Tôi th́ nghe tiếng Tôi, Tôi biết chúng và chúng theo Tôi” (Jn 10:27), mà hai người môn đệ thành tâm thiện chí hết sức mong đợi nhân vật được Thiên Chúa hứa sai ấy đă thực sự gặp Người: “Chúng tôi đă gặp được Đấng Thiên Sai”.

 

Như thế, chỉ cần con người chẳng những thành tâm thiện chí khao khát chân thiện mỹ, như một Samuel dù ngủ nhưng vẫn nghe được tiếng Chúa gọi trong đền thờ, một sự kiện được thuật lại trong bài đọc một hôm nay, mà c̣n dám dấn thân t́m kiếm khi thấy những dấu chỉ thời đại, như ba chiêm tinh vương Đông Phương trong Lễ Chúa Hiển Linh, hay như hai môn đệ của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả trong bài Phúc Âm hôm nay, nhất là, sau đó, tức sau khi đă nhận ra dấu chỉ của Người, nhận ra “ngôi sao của Người” (Mt 2:2), c̣n dám đến tận nơi để triều bái Người, chứ không sợ Sự Thật như một quận vương “Hêrôđê t́m giết con trẻ” (Mt 2:13), hay như con người thời đại văn minh ngày nay đang sống theo chủ nghĩa luân lư tương đối, “v́ những việc họ làm đều gian ác” (Jn 3:19), hoặc, sau khi đă được Chúa mở đường “hăy đến mà xem”, c̣n dám ở lại với Người, như trường hợp hai môn đệ trong bài Phúc Âm hôm nay, chứ không dập tắt sự thật như trường hợp tổng trấn Philatô muốn tránh né sự thật và hàng đầu trước cái hóc búa lẫn rùng rợn của vấn đề “chân lư là ǵ?” (Jn 18:38), chắc chắn họ sẽ gặp được Đấng hằng muốn tỏ ḿnh cho chung loài người và cho riêng từng người.

 

Dầu sao, lời tuyên xưng “chúng tôi đă gặp được Đấng Thiên Sai” của hai môn đệ này cũng chỉ là cảm thức ban đầu của họ, một cảm thức tin tưởng, một Cảm Nghiệm Thần Linh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, có nhiều cảm nghiệm thần linh, nhiều cảm thức tin tưởng, đă trở thành hăo huyền, hoang tưởng, v́ sự thật không phải như họ nghĩ. Đó là lư do, cảm thức đức tin này nơi con người tuyên xưng “Chúng tôi đă gặp Đấng Thiên Sai” c̣n cần phải được thử thách về tính cách chân thực của nó nữa mới được, mới xác thực, mới đúng như vậy. Bởi thế chúng ta không lạ ǵ với sự kiện hay hiện tượng, cho dù tuyên xưng như thế mà họ vẫn c̣n hay vẫn có thể chối bỏ sự thật, điển h́nh nhất là trường hợp của trưởng đoàn tông đồ Phêrô (x Mt 16:16; Mk 14:27-31). Đó cũng là lư do mạc khải là một tiến tŕnh của sự thật, cho tới khi sự thật hoàn toàn chiếm hữu con người, đến nỗi khiến con người chẳng những không thể chối bỏ sự thật, mà c̣n rao giảng và sẵn sàng chết đi để làm chứng cho sự thật, như trường hợp của phó tế Stephanô, Vị Tử Đạo Tiên Khởi được Giáo Hội kính nhớ ngay sau Lễ Giáng Sinh hằng năm, hay của thành phần Kitô hữu tử đạo khắp nơi qua mọi thời đại.

 

Như thế, đời sống của một người Kitô hữu từ khi lănh nhận Phép Rửa đến khi ĺa đời là một cuộc Hành Tŕnh Đức Tin, một cuộc Cảm Nghiệm Thần Linh cho tới khi họ trở thành chứng nhân đích thực và sống động của Chúa Kitô, tức là cho đến khi Chúa Kitô hoàn toàn chiếm đoạt và sống động trong họ, nhờ đó, thế gian có thể, qua bản thân họ và nhờ đời sống họ, nhận biết Sự Thật, nhận biết Đấng Cứu Thế duy nhất, Đấng “là đường, là sự thật và là sự sống” (Jn 14:6).

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

CHÚA GỌI

 

Trần Mỹ Duyệt

 

Bạn đă bao giờ được “Chúa gọi” chưa? Nếu chưa, bạn có muốn nghe “Chúa gọi” không? Bạn nghĩ sao về việc Chúa gọi bạn, nhưng tôi, tôi thâm tín và xác tín rằng ḿnh đă được “Chúa gọi”. Không những một lần, mà Ngài đă gọi tôi nhiều lần. Có điều là lần th́ tôi nghe, lần th́ tôi không nghe. Và lần th́ tôi nghe và tôi làm, cũng có lần tôi nghe nhưng lại không làm những ǵ Ngài bảo tôi phải làm.

 

Thông thường, khi nghe hai tiếng “Chúa gọi”, phần đông chúng ta, cách riêng những Kitô hữu Việt Nam, thường cho rằng đó là tiếng gọi theo đời sống tu tŕ, tiếng gọi để làm linh mục. Nhưng ít người nghĩ rằng, đó là tiếng Chúa gọi mỗi người để làm việc Ngài muốn. Ngài gọi chúng ta đến gần với Ngài hơn. Thí dụ, người cha gọi người con để bảo ban, khuyên nhủ, hoặc trao đổi những suy tư và nói truyện với con ḿnh.

 

Thật vậy, Chúa đă gọi tôi và gọi bạn từ lâu lắm rồi. Thánh Kinh đă ghi nhận: “Thiên Chúa đă gọi tôi từ lúc mới sinh. Ngài đă gọi tên tôi ngay khi tôi c̣n trong ḷng thân mẫu” (Isaia 49:1). Ngài không những gọi chúng ta bằng tên gọi của riêng ḿnh, mà c̣n gọi chúng ta là “con” qua Đức Kitô, người Con duy nhất của Ngài, và cũng là Đấng Cứu Chuộc chúng ta: “Con là Con Cha, hôm nay Cha đă sinh ra Con” (Ps 2:7).

 

Chúa Cha sinh ra Chúa con từ muôn thuở, như vậy, qua Chúa Con, chúng ta cũng đă được Chúa cha biết đến không phải hôm qua, hôm nay, ngày mai, mà là từ muôn thuở và măi măi. Ngài không gọi chúng ta ra khỏi hư vô, mà c̣n kêu đích danh của từng người. Và khi chúng ta đă có mặt trên trần gian, th́ Ngài vẫn gọi chúng ta bằng cách trao cho chúng ta những nhiệm vụ khác nhau, và hơn nữa, gọi chúng ta đến gần với Ngài hơn.

 

 

1. CHÚA GỌI RIÊNG MỖI NGƯỜI:

 

Như tiên tri Samuen được Thiên Chúa gọi lúc cậu đang ngủ trong Đền Thờ Giêrusalem. Các Tông Đồ được Chúa gọi trong khi đang lo sinh kế, thả lưới, hoặc vá lưới. Chúng ta mỗi người cũng được Chúa gọi đi vào một cuộc sống riêng tư và cần thiết cho xă hội, cũng như Giáo Hội.

 

Với những người Ngài gọi vào đời sống tu hành, Ngài trao cho mỗi người một địa vị riêng biệt: nữ tu, nam tu, linh mục, giám mục, hồng y, hay giáo hoàng.

 

Với những người Ngài gọi sống đời hôn nhân gia đ́nh, Ngài cũng trao cho mỗi người một địa vị khác nhau: làm chồng, làm vợ, làm cha, làm mẹ, làm con, cháu, làm anh chị em với nhau trong cùng một gia đ́nh. Ngoài ra, v́ phải sống giữa ḍng đời, phải tham gia vào nhiều công tác xă hội, Ngài lại kêu gọi và trao cho mỗi người một vai tṛ khác nhau. Thí dụ, bác sĩ, luật sư, giáo sư, kỹ sư, nhân viên, hay bất cứ ngành nghề nào mà Ngài biết là cần thiết và phù hợp với mỗi người.

 

Để có một cái nh́n về loại ơn gọi này, chúng ta hăy h́nh dung thế giới này là một sâu khấu rộng lớn, và trên sân khấu đang diễn ra một vở kịch vỹ đại, trong đó mỗi người chúng ta đóng một vai. Thượng Đế là nhà soạn kịch và cũng là nhà đạo diễn. Ngài biết tâm lư và đ̣i hỏi của mỗi vai nên trao cho từng người chúng ta thủ một vai. Do đó, sự có mặt của mỗi người chúng ta trong thời gian và không gian, việc chúng ta đóng những vai tṛ khác nhau trong Giáo Hội cũng như xă hội không những được nh́n với cái nh́n ơn gọi, mà c̣n là một trách nhiệm cần thiết của mỗi người cần chu toàn trong một không gian và thời gian nhất định.

 

 

2. CHÚA GỌI TA ĐẾN GẦN NGÀI:

 

Việc Ngài gọi riêng mỗi người và đặt chúng ta vào mỗi vai tṛ riêng là điều cần thiết cho lịch sử và cho lợi ích chung. Mỗi người cần phải hoàn tất ơn gọi hay đời sống riêng mỗi người như chúng ta hiện có và đang có.

 

Nhưng điều ấy xem như không quan trọng. Điều quan trọng là Ngài muốn gọi chúng ta đến gần với Ngài. Ngài muốn chúng ta hiểu Ngài, và qua sự hiểu biết ấy, yêu mến Ngài. Và đây là lư do tại sao Chúa Giêsu đă nói với 2 môn đệ trong đó có Andrê khi hai ông muốn theo Ngài: “Hăy đến mà xem” (Gioan 1:39). 

 

Đây là tiếng gọi cần thiết mà mỗi người chúng ta cần phải nghe, mặc dù chúng ta đă được Ngài đặt để vào mỗi vai tṛ khác nhau bằng tiếng gọi riêng tư của mỗi người. Như hai môn đệ đầu tiên, chúng ta phải “đến mà xem”. Có nghĩa là chúng ta phải đến gần Chúa. Phải khám phá Ngài bằng cặp mắt tâm linh và phải hài ḷng với Ngài cũng như để Ngài hài ḷng với ta. Chỉ khi nào chúng ta làm được như vậy, chúng ta mới có hy vọng đáp lại tiếng gọi của Ngài.

 

Thánh kư Gioan kể tiếp về cuộc hội ngộ giữa Chúa Giêsu và Andrê: “Việc đầu tiên ông làm là t́m anh ḿnh là Simon và nói với ông: “Chúng tôi đă gặp Đức Kitô” (Có nghĩa là Đấng được xức dầu). Ông đă mang anh ḿnh đến gặp Chúa Giêsu” (Gioan 40-42). Ông Andrê nếu không được Chúa kêu gọi, chắc chắn không đến với Ngài được. Nhưng dù là được Ngài kêu gọi, nếu Andrê không đến và không xem Chúa tỏ tường, như một h́nh thức chấp nhận và khâm phục th́ chắc chắn ông cũng không giới thiệu anh ḿnh với Đức Giêsu.

 

“Đến mà xem”. Đây là một tiếng gọi mà chúng ta phải chú ư lắm mới nghe rơ, v́ nó phảng phất trong tất cả những biến cố lớn, nhỏ của cuộc sống. Nghe rồi th́  phải suy nghĩ kỹ mới mong thấu hiểu Ngài muốn làm ǵ và làm như thế nào trong từng cảnh ngộ ấy. Như vậy, chúng ta mới thật sự biết được Ngài, mới mới làm trọn vẹn và sáng tỏ ơn gọi của ḿnh. Tóm lại, vợ đẻ, con đau, cha mẹ già yếu, bản thân ḿnh bệnh tật. Bị khinh bỉ, bị coi thường, bị nghèo túng, bị đối xử bất công. “Hăy đến mà xem”.

 

Chúng ta phải mở mắt tâm linh ra để xem Chúa Giêsu đối xử, và sống như thế nào trong những cảnh ngộ ấy. Ngài đang nói với ta những ǵ qua những biến cố ấy. Phải chăng, Ngài đang lợi dụng những biến cố ấy để gây chú ư đối với chúng ta, hoặc qua đó, Ngài muốn chúng ta t́m hiểu hơn về Ngài. Trong tâm lư học, khi cần một sự chú ư của người khác, ngoài việc con người dùng những phương thế tích cực như nụ cười, ánh mắt, bắt tay, thăm hỏi. Nhiều người c̣n dùng cả những phương tiện tiêu cực như la hét, cáu giận, hoặc bực tức. Tại sao một em vị thành niên nhuộm tóc, cạo đầu, đeo bông tai, xâm ḿnh, đeo ṿng khuyên ở ngực, ở môi, ở mũi... Đó là v́ em muốn được sự chú ư của người bạn trai, bạn gái, của cha mẹ, anh chị em, hoặc của người khác. Để mời gọi và kéo sự chú ư của chúng ta, Thiên Chúa cũng xử dụng cả phương tiện tiêu cực lẫn tích cực tùy vào hoàn cảnh và tâm lư của mỗi người. Nhưng điểm sau cùng vẫn là Ngài muốn thu hút và lôi kéo chúng ta đến việc hiểu và yêu mến Ngài. V́ hiểu và yêu mến Ngài là điều cần thiết cho sự sống đời đời của chính mỗi người chúng ta.

 

 

3. NGÀI GỌI TA LÀM CHỨNG NHÂN CHO NGÀI:

 

“Việc đầu tiên ông làm là t́m anh ḿnh là Simon và nói với ông: “Chúng tôi đă gặp Đức Kitô” (Có nghĩa là Đấng được xức dầu). Ông đă mang anh ḿnh đến gặp Chúa Giêsu” (Gioan 1:40-42). Đó là truyền giáo, là đem Chúa đến cho mọi người. Là làm chứng nhân cho Ngài.

 

Thiên Chúa gọi chúng ta. Ngài đặt chúng ta vào mỗi môi trường và hoàn cảnh sống riêng biệt với những ơn gọi riêng biệt. Trong đó, Ngài vẫn tiếp tục nói với chúng ta, gọi chúng ta, và tâm sự với chúng ta bằng những biến cố lớn, nhỏ vây quanh cuộc sống ấy. Hai môn đệ đầu tiên sau khi đă “đến” và “xem” th́ đă nhận ra Ngài. V́ mến Ngài và cảm Ngài nên đă giới thiệu Ngài với người khác.

 

Thánh Kinh không nói ǵ về việc Chúa Giêsu bảo Andrê gọi Phêrô đến với Ngài. Trước đó, Ngài cũng không chiệu dụ cả Andrê. Andrê nghe thầy ḿnh là Gioan Tiền Hô nói về Chúa Giêsu và đă t́m đến xin gặp. Sau khi gặp th́ mến. Sau khi mến th́ đă giới thiệu anh ḿnh.

 

Ơn gọi mà Thiên Chúa gọi mỗi người chúng ta đă được Andrê diễn tả một cách đầy đủ. Chúng ta không là ǵ cả. Nhưng chúng ta được Thiên Chúa gọi. Nhưng để cảm được Ngài, chúng ta phải đến với Ngài, tức là nghe và hiểu tiếng Ngài gọi. Sau khi đă hiểu Ngài rồi, th́ lại giới thiệu người khác đến gặp Ngài. Đó là ơn gọi thật. Đó là lối sống ơn gọi. Và đó là cách làm chứng cho ơn gọi. Ơn gọi không phải là đi tu làm linh mục, giám mục, hồng y hay giáo hoàng. Ơn gọi không phải là bỏ trần thế vào chốn viện tu làm nam, nữ tu sĩ. Ơn gọi cũng không phải là lập gia đ́nh rồi sinh con đẻ cái. Ơn gọi là là tiếng Chúa kêu mời chúng ta đến với Ngài, hiểu Ngài, yêu Ngài, và làm chứng nhân cho Ngài ở ngay trong chính cuộc đời và cuộc sống mỗi chúng ta: “Chúng tôi đă gặp Đức Kitô” (Có nghĩa là Đấng được xức dầu). Ông đă mang anh ḿnh đến gặp Chúa Giêsu” (Gioan 1:40-42).

 

MỌI  KITÔ HỮU ĐỀU ĐƯỢC GỌI  & ĐƯỢC CHỌN  

 

I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ       

 

     Sau Mùa Giáng Sinh, Phụng vụ của Hội Thánh triển khai những hệ quả của sự kiện Thiên Chúa nhập thể làm người và sống giữa loài người để đem hạnh phúc là Ơn Cứu độ cho mọi người.

 

     Các bài Sách Thánh của Chúa nhật II Thường Niên hôm nay tập trung vào ơn gọi mà Thiên Chúa dành cho các Kitô hữu. Mọi người đều được Thiên Chúa mời và chọn làm tông đồ cho Chúa. Và mỗi người chúng ta phải biết cách đáp trả lời mời gọi của Thiên Chúa theo gương ngôn sứ Samuen và ba môn đệ đầu tiên của Chúa Giêsu là Anrê, Phêrô và Gioan.

 

II. LẮNG NGHE & T̀M HIỂU LỜI CHÚA TRONG BA BÀI THÁNH KINH

 

2.1 Lắng nghe Lời Chúa trong ba bài Thánh Kinh

 

(1) Bài đọc 1: 1 Sm 3,3b-10.19: Thiên Chúa gọi ông Samuen.

 

     (3) Samuen đang ngủ trong đền thờ ĐỨC CHÚA, nơi có đặt Hòm Bia Thiên Chúa. (4) ĐỨC CHÚA gọi Samuen. Cậu thưa: "Dạ, con đây !"  (5) Rồi chạy lại với ông Êli và thưa: "Dạ, con đây, thầy gọi con." Ông bảo: "Thầy không gọi con đâu. Con về ngủ đi." Cậu bèn đi ngủ. (6) ĐỨC CHÚA lại gọi Samuen lần nữa. Samuen dậy, đến với ông Êli và thưa: "Dạ, con đây, thầy gọi con." Ông bảo: "Thầy không gọi con đâu, con ạ. Con về ngủ đi." (7) Bấy giờ Samuen chưa biết ĐỨC CHÚA, và lời ĐỨC CHÚA chưa được mặc khải cho cậu. (8) ĐỨC CHÚA lại gọi Sa-mu-en lần thứ ba. Cậu dậy, đến với ông Êli và thưa: "Dạ, con đây, thầy gọi con." Bấy giờ ông Êli hiểu là ĐỨC CHÚA gọi cậu bé.  (9) Ông Êli nói với Samuen: "Con về ngủ đi, và hễ có ai gọi con thì con thưa: “Lạy ĐỨC CHÚA, xin Ngài phán, vì tôi tớ Ngài đang lắng nghe.” Samuen về ngủ ở chỗ của mình. (10) ĐỨC CHÚA đến, đứng đó và gọi như những lần trước: "Samuen ! Samuen !" Samuen thưa: "Xin Ngài phán, vì tôi tớ Ngài đang lắng nghe."  

 

       (19) Samuen lớn lên. ĐỨC CHÚA ở với ông và Người không để cho một lời nào của Người ra vô hiệu.

 

(2) Bài đọc 2: 1 Cr 6,13c-15a.17-20: Ư nghĩa của thân xác con người.

 

       (13) Thưa anh em, thân xác con người không phải để gian dâm, mà để phụng sự Chúa, vì Chúa làm chủ thân xác. (14) Thiên Chúa đã làm cho Chúa Kitô sống lại; chính Người cũng sẽ dùng quyền năng của mình mà làm cho chúng ta sống lại. (15) Nào anh em chẳng biết rằng thân xác anh em là phần thân thể của Đức Kitô sao?  (17) Ai đã kết hợp với Chúa, thì nên một tinh thần với Người. (18) Anh em hãy tránh xa tội gian dâm. Mọi tội người ta phạm đều ở ngoài thân xác mình, còn kẻ gian dâm thì phạm đến chính thân xác mình. (19) Hay anh em lại chẳng biết rằng thân xác anh em là Đền Thờ của Thánh Thần sao? Mà Thánh Thần đang ngự trong anh em là Thánh Thần chính Thiên Chúa đã ban cho anh em. Như thế, anh em đâu còn thuộc về mình nữa, (20) vì Thiên Chúa đã trả giá đắt mà chuộc lấy anh em. Vậy anh em hãy tôn vinh Thiên Chúa nơi thân xác anh em.

 

(3) Bài Tin Mừng: Ga 1,35-42: Các môn đệ đầu tiên

 

        (35) Hôm sau, ông Gioan lại đang đứng với hai người trong nhóm môn đệ của ông. (36) Thấy Đức Giêsu đi ngang qua, ông lên tiếng nói: "Đây là Chiên Thiên Chúa."  (37) Hai môn đệ nghe ông nói, liền đi theo Đức Giêsu.  (38) Đức Giêsu quay lại, thấy các ông đi theo mình, thì hỏi: "Các anh tìm gì thế ?" Họ đáp: "Thưa Rápbi (nghĩa là thưa Thầy), Thầy ở đâu ?" (39) Người bảo họ: "Đến mà xem." Họ đã đến xem chỗ Người ở, và ở lại với Người ngày hôm ấy. Lúc đó vào khoảng giờ thứ mười.

 

      (40) Ông Anrê, anh ông Simôn Phêrô, là một trong hai người đã nghe ông Gioan nói và đi theo Đức Giêsu. (41) Trước hết, ông gặp em mình là ông Simôn và nói:  "Chúng tôi đã gặp Đấng Mêsia" (nghĩa là Đấng Kitô). (42) Rồi ông dẫn em mình đến gặp Đức Giêsu. Đức Giêsu nhìn ông Simôn và nói: "Anh là Simôn, con ông Gioan, anh sẽ được gọi là Kêpha" (tức là Phêrô).

 

2.2 Trong ba bài Thánh Kinh trên, chúng ta khám phá ra Thiên Chúa là Đấng nào?    

 

      (1) Thiên Chúa mà Sách Samuen quyển thứ nhất tường thuật lại là một Đấng Thiên Chúa đến với cậu thiếu niên Samuen ban đêm trong khi cậu ngủ và gọi đi gọi lại cậu bé nhiều lần, gọi cho đến khi Samuen hiểu ra rằng đó là tiếng gọi của Đức Chúa và có lời đáp trả thỏa đáng: “Lạy ĐỨC CHÚA, xin Ngài phán, vì tôi tớ Ngài đang lắng nghe!” Dĩ nhiên là ngôn sứ Êli là người có vai tṛ rất lớn trong việc giúp Samuen nhận ra tiếng gọi của Thiên Chúa và biết đáp trả tiếng gọi ấy một cách đẹp ḷng Thiên Chúa.

 

      (2) Thiên Chúa mà Thánh Phaolô muốn cho tín hữu Côrintô và hết thẩy các tín hữu nhận biết là một Đấng Thiên Chúa đă làm cho Đức Giêsu sống lại từ cơi chết và sẽ làm cho tất cả chúng ta đuợc sống lại. V́ thế Người có quyền làm chủ cả hồn cả xác chúng ta, với lư do -như Phaolô đă nêu- là “vì Thiên Chúa đã trả giá đắt mà chuộc lấy anh em.” Do đó cả hổn cả xác chúng ta không c̣n thuộc về chúng ta nữa mà đă/phải thuộc trọn về Chúa Kitô, đă/phải là Đền Thờ của Chúa Thánh Thần, của Thiên Chúa. Kết luận thực hành là chúng ta phải dùng thân xác mà phụng sự Thiên Chúa chứ không được dùng thân xác mà gian dâm v́ gian dâm là tội nặng vừa xúc phạm đến chính ḿnh vừa xúc phạm đến Thiên Chúa.

 

      (3) Thiên Chúa mà Thánh Gioan muốn giới thiệu với thế giới là Đức Giêsu Nagiarét, Đấng được Gioan Tiền Hô giới thiệu là “Chiên Thiên Chúa” với hai môn đệ thân tín (nhất) của ông. Đức Giêsu Nagiarét là Chiên Thiên Chúa có nghĩa là Đức Giêsu Nagiarét có sứ mạng chịu sát tế thay cho nhân loại để cứu chuộc nhân loại. Người bắt đầu thực hiện sứ mạng ấy bằng việc chiêu mộ các môn đệ. Anrê và Gioan là hai môn đệ đầu tiên. Kế đến là Simon được anh ḿnh là Anrê đem đến giới thiệu với Đức Giêsu và đă được Chúa Giêsu chấp nhận và đổi tên cho ông thành Phêrô (nghĩa là Đá).

 

 2.3 Qua ba bài Thánh Kinh trên, Thiên Chúa muốn gửi sđiệp ǵ cho chúng ta?    

 

     Sứ điệp của Lời Chúa hôm nay là Thiên Chúa mời gọi mỗi một người trong chúng ta và mỗi một người phải biết cách đáp lại tiếng mời gọi ấy. Điểm chung của mọi ơn gọi là đi theo Chúa và phục vụ Chương Tŕnh Cứu Độ nhân loại của Chúa Giêsu là Thiên Chúa làm Người. Điểm riêng của mỗi ơn gọi th́ tùy thuộc vào mỗi người với đặc sủng, tài năng, hoàn cảnh khác nhau.

 

III. SỐNG LỜI CHÚA HÔM NAY

     Là Kitô hữu chúng ta được mời gọi đi theo Chúa Giêsu Kitô và cộng tác với Người trong Chương tŕnh Cứu độ của Người. Đó là ơn gọi chung của tất cả các Kitô hữu. Nhưn mỗi Kitô hữu lại có ơn gọi riêng, v́ mỗi người được Chúa ban cho số nén vàng nén bạc khác nhau, mỗi người được Chúa giao một chức vụ và trách nhiệm khác nhau, mỗi người được Chúa đặt vào một môi trường khác nhau. Cho nên việc sống hay thực hiện sứ điệp Lời Chúa hôm nay gồm hai điều cốt yếu sau đây:

   

     1. Đào sâu Ơn gọi Kitô hữu (1) và khám phá ra ơn gọi riêng (2) của ḿnh mà cảm tạ, ngợi khen và chúc tụng Thiên Chúa.

 

     2. Tận dụng tất cả những ǵ Thiên Chúa đă ban cho (sức khỏe, của cải, thời gian, tài năng, hoàn cảnh hay địa vị xă hội và giáo hội) mà đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa hầu dấn thân phục vụ Nước Chúa một cách nhiệt thành, dũng cảm và bất vụ lợi.

 

IV. CẦU NGUYỆN  

    Lạy Thiên Chúa Cha là Đấng đă dựng nên con và đă đặt con vào trong thế giới này với một lời mời gọi riêng. Con cảm tạ, ngợi khen và chúc tụng Cha về lời mời gọi ấy. Con xin bắt chước Samuen mà thưa với Cha: “Lạy ĐỨC CHÚA, xin Ngài phán, vì tôi tớ Ngài đang lắng nghe!”

    Lạy Chúa Giêsu Kitô, Chúa đã dạy con một bài học quí giá là: "Trăm nghe không bằng một thấy" khi Chúa tiếp đón và khai sáng cho Anrê và Gioan về con đường làm môn đệ của Chúa. Chúa cũng gọi con như đă gọi Samuen, Anrê, Gioan và Phêrô. Con cảm tạ, ngợi khen và chúc tụng Chúa về ơn gọi của con. Con cũng mạnh dạn thưa cùng Chúa: “Lạy Chúa, này con đây, xin Chúa hăy sai con đi!”

    Lạy Chúa Thánh Thần, con khát khao khám phá ra ơn gọi riêng của con và biết cách đáp trả lời mời gọi của Chúa một cách thỏa đáng. Xin Chúa soi sáng hướng dẫn con trong hành tŕnh thiêng liêng cao trọng này. Xin Chúa mở lòng, mở trí, mở mắt, mở tai con, để con tỉnh thức, nhạy bén và mau mắn trước các tiếng mời gọi của Chúa.

                                                              

Giêrônimô Nguyễn Văn Nội. 

 

Sàig̣n ngày 01.01.2006.

 

…………..

Chú thích:

(1) Ơn gọi Kitô hữu là ơn gọi chung của mọi người “đă được rửa tội” tức của tất cả các hồng y, giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân. Đó là ơn gọi làm “môn đệ Chúa Giêsu Kitô.” Ơn gọi môn đệ này có hai chiều kích: chiều dọc là sống mật thiết với Chúa Giêsu Kitô và chiều ngang là được Người sai đi rao giảng Tin Mừng cho những người chưa biết Chúa (xem Mc 3,14-15).

 

(2) Ơn gọi riêng là ơn gọi của mỗi hồng y, giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă xác định: “Mỗi một người và tất cả mọi người đều được mời gọi để hoạt động cho Nước Thiên Chúa, nhưng ơn gọi ấy được tỏ hiện cách khác nhau tùy theo từng hoàn cảnh, theo những đoàn sủng và những chức vụ khác nhau. Sự khác biệt này không phải chỉ dựa vào tuổi tác, nhưng c̣n tùy thuộc vào sự khác biệt của phái tính, tài năng, và tư cách, cũng như liên hệ đến những ơn gọi và hoàn cảnh của từng người. Tính chất đa diện này khiến cho đời sống Giáo Hội linh động và cụ thể hơn.”  (Tông Huấn Kitô hữu giáo dân, số 45).