Chúa Nhật

Ngày 22/1: Thánh Vincent Pallotti (1795-1850)

Phục vụ giới trẻ, bệnh nhân, tù nhân.

Thành lập Hội Tông Đồ Giáo Dân Pallottnes.

Mở màn cho phong trào Tông Đồ Giáo Dân.

 


CHÚA NHẬT III QUANH NĂM


BÀI ĐỌC I: Jon 3:1-5, 10

Bài trích sách Tiên tri Giona.

Lời Chúa phán cùng Giona rằng: “Hăy chỗi dậy và đi đến Ninivê, một thành phố lớn, và rao giảng cho nó điều Ta sẽ nói cho ngươi”. Giona chỗi dậy và đi đến Ninivê theo lời Chúa dạy. Ninivê là một thành phố lớn, rộng bằng ba ngày đàng, Giona tiến vào thành phố, đi một ngày đàng, rồi rao giảng rằng: “C̣n bốn mươi ngày nữa, Ninivê sẽ bị phá hủy”. Dân thành tin tưởng nơi Chúa: họ công bố việc ăn chay và mặc áo nhặm từ người lớn đến trẻ nhỏ. Chúa thấy việc họ làm, v́ họ bỏ đời sống xấu xa, Chúa bỏ ư định phạt họ, và Người không thực hiện đều đó.

Lời của Chúa.


Đáp Ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)

Lạy Chúa, xin dạy bảo tôi về lối bước của Ngài.

1.      Lạy Chúa, xin chỉ cho tôi đường đi của Chúa, xin dạy bảo tôi về lối bước của Ngài. Xin hướng dẫn tôi trong chân lư và dạy bảo tôi, v́ Chúa là Thiên Chúa cứu độ tôi.

2.      Chúa nhân hậu và công minh, v́ thế ngài sẽ dạy cho tội nhân hay đường lối. Ngài hướng dẫn kẻ khiêm cung trong đức công minh, dạy bảo người khiêm cung đường lối của ngài.

3.      Lạy Chúa, xin hăy nhớ ḷng thương xót của Ngài, ḷng thương xót tự muôn đời vẫn có. Xin hăy nhớ tôi theo ḷng thương xót của Ngài, v́ ḷng nhân hậu của Ngài, thân lạy Chúa.


BÀI ĐỌC II: 1 Cor 7:29-31

“Bộ mặt thế gian nầy đang qua đi”
Bài trích thơ thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Corintô.

Anh em thân mến, tôi nói cùng anh em điều nầy là: Thời gian vắn vỏi; c̣n có cách là những ai có vợ, hăy ở như không có; những ai than khóc, hăy ăn ở như không khóc; những kẻ hân hoan, hăy ăn ở như không hân hoan; những người mua sắm, hăy ăn ở như không có ǵ; những ai dùng sự đời nầy, hăy ăn ở như không tận hưởng, v́ chưng bộ mặt thế gian nầy đang qua đi.

Lời của Chúa.


(Xin mời Cộng đoàn đứng)
Alleluia, alleluia. — Nước Chúa đă gần đến, hăy tin tưởng vào Phúc Âm. — Alleluia.


PHÚC ÂM: Mc 1:14-20

“Anh em hăy ăn năn sám hối và tin vào Phúc Âm”
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Sau khi Gioan bị bắt, Chúa Giêsu sang xứ Galilêa, rao giảng Tin Mừng nước Thiên Chúa, Người nói: “Thời giờ đă măn và nước Thiên Chúa đă gần đến; anh em hăy ăn năn sám hối và tin vào Phúc Âm”. Đang lúc đi dọc theo bờ biển Galilêa, Người thấy Simon và em là Anrê đang thả lưới xuống biển, v́ các ông là những người đánh cá. Chúa Giêsu bảo các ông: “Hăy theo Ta, Ta sẽ làm cho các ngươi trở thành những kẻ chài lưới người”. Lập tức các ông bỏ lưới theo Người. Đi xa hơn một chút nữa, Người thấy Giacôbê con ông Giêbêđê và em là Gioan đang xếp lưới trong thuyền, Người liền gọi các ông. Hai ông bỏ cha là Giêbêđê ở lại trên thuyền cùng với các người làm công, và đi theo Người.

Phúc Âm của Chúa.

 

SUY NIỆM

Lời Loan Báo Tiên Khởi và Các Môn Đ Đầu Tiên

 

 

Cuộc đời công khai của Chúa Giêsu được bắt đầu từ biến cố Người lănh nhận phép rửa của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả ở sông Dược-Đăng, một biến cố được Giáo Hội tưởng niệm và cử hành trong Chúa Nhật I Thường Niên 2 tuần trước, một biến cố Người được Chúa Cha chứng thực trước mắt Tiền Hô Gioan Tẩy Giả, nhân vật đang được dân Do Thái tin tưởng, cũng là nhân vật đă làm chứng cho Đấng Cao Trọng Đến Sau (x Jn 1:27), Đấng Thiên Chúa Tuyển Chọn (x Jn 1:34), và đă giới thiệu Người là “Chiên Thiên Chúa với chung dân Do Thái cũng như với riêng môn đệ của ngài, như được tŕnh thuật trong bài Phúc Âm Chúa Nhật II Thường Niên Năm A và B tuần trước. Tuy nhiên, qua những ǵ được Phúc Âm tŕnh thuật ở Chúa Nhật I và II Thường Niên vừa rồi, Chúa Giêsu mới chỉ đóng vai thụ động, ở chỗ được Chúa Cha chứng thực và được Gioan Tẩy Giả giới thiệu, chứ chưa chính thức chủ động như được Phúc Âm thuật lại trong Chúa Nhật Thứ Ba tuần này. Qua bài Phúc Âm của Thánh Kư Marcô cho Chúa Nhật Thứ Ba Thường Niên chu kỳ Năm B tuần này, Chúa Giêsu bắt đầu chủ động thi hành sứ vụ thiên sai của ḿnh bằng hai việc, công bố sứ điệp và tuyển gọi môn đệ.

 

Lời Loan Báo Tiên Khởi

 

Trước hết, về việc công bố sứ điệp, Chúa Giêsu đă vừa loan báo vừa kêu gọi như sau: “Thời gian đă trọn. Triều đại Thiên Chúa đă đến! Hăy cải thiện đời sống và tin vào Phúc Âm”. Căn cứ vào toàn bộ Phúc Âm tŕnh thuật về lời nói và việc làm của Chúa Giêsu th́ phải nhận thực rằng lời công bố tiên khởi này gồm tóm tất cả sứ vụ thiên sai của Người, có liên quan hết sức mật thiết với Thiên Chúa Ba Ngôi

 

Thật thế, Chúa Giêsu đến hay công khai xuất hiện là để tỏ ḿnh ra, tức để chứng thực Người là Đấng Thiên Sai, là Đấng được Cha sai đến, đúng như đă được Thánh Kinh tiên báo. Đó là lư do các Phúc Âm, nhất là Phúc Âm Thánh Mathêu đă thường trích dẫn những câu Thánh Kinh Cựu Ước để áp dụng vào trường hợp, vào việc làm, vào biến cố của Chúa Giêsu, và trong Phúc Âm Thánh Gioan, Chúa Giêsu luôn nói đến việc Người đến không phải để làm ư Người mà là ư Cha Người (x Jn 6:38, 8:42), nên việc Người làm chứng thực Người được Cha sai (x Jn 10:38, 14:11).

 

Vậy khi Chúa Giêsu tỏ ḿnh ra, chứng thực ḿnh là Đấng Thiên Sai, Người đồng thời cũng “tỏ Cha ra” (Jn 1:18), cũng làm chứng rằng chính Cha là Đấng đă sai Người đến, chính Cha là Đấng đă yêu thương thế gian đến ban Con Một ḿnh cho thế gian để ai tin Con th́ được sự sống đời đời (x Jn 3:16), tức được thông phần vào sự sống thần linh của Cha và với Cha. Như thế, việc tỏ ḿnh ra của Chúa Kitô Thiên Sai đă làm trọn tất cả những ǵ Thiên Chúa chân thật duy nhất đă hứa hẹn và sửa soạn trong Lịch Sử Cứu Độ của dân Do Thái. “Thời gian đă nên trọn” là như thế và ở chỗ đó, đúng như Thánh Tông Đồ Phaolô đă cảm nhận và xác tín: “Khi đến thời gian ấn định, Thiên Chúa đă sai Con của Ngài …” (Gal 4:4), hay “vào thời sau hết này, Thiên Chúa đă nói với chúng ta qua Con của Ngài…” (Heb 1:2). Vậy câu đầu tiên trong lời công bố tiên khởi của Chúa Giêsu liên quan trực tiếp đến Chúa Cha, Đấng ấn định và sửa soạn mọi sự nơi Lịch Sử Cứu Độ cho tới lúc “thời gian nên trọn” tức là lúc Con của Ngài đến. Mà một khi ư Cha được nên trọn nơi Chúa Kitô Thiên Sai, nhất là qua Cuộc Vượt Qua của Người, th́ không phải là triều đại Thiên Chúa đă đến hay sao? Vậy Lời Nhập Thể Con Thiên Chúa có liên quan trực tiếp đến câu thứ hai trong lời công bố tiên khởi của Chúa Giêsu: “Triều đại Thiên Chúa đă đến”, đến trước hết ở nơi Người, ở chỗ Người làm trọn ư Cha, nhờ đó và từ đó, đến trên thế gian, bao trùm hết mọi dân nước, khi họ nhận biết Đấng Thiên Sai của dân Do Thái cũng chính là Đấng Cứu Thế duy nhất của toàn thể nhân loại.

 

Chưa hết, việc Chúa Giêsu chứng thực Người là Đấng Thiên Sai chẳng những để tỏ Cha ra mà c̣n để thể hiện quyền năng Thần Linh nữa, v́ đă được thụ thai bởi Thánh Thần (x Mt 1:20) và được Cha Người xức dầu Thần Linh khi Người lănh nhận phép rửa của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả ở sông Dược-Đăng (x Mk 1:10), Người có tràn đầy Thần Linh, và “quyền lực của Đấng Tối Cao” (Lk 1:35) cũng là “quyền lực từ trên cao” (Lk 24:49) này đă làm chủ và tác động Người thực hiện những ǵ Cha muốn, những ǵ đẹp ḷng Cha, như vào hoang địa chay tịnh 40 đêm ngày (x Mk 1:12), trở về Galilêa (x Lk 4:14), chúc tụng Cha (x Lk 10:21) v.v. Nói một cách khác, tất cả những lời nói và việc làm của Đấng Thiên Sai c̣n là và chính là phương tiện để Người thông ban Thần Linh cho những ai thành tâm thiện chí t́m kiếm chân thiện mỹ nói chung, và những ai trông đợi Người nơi dân Do Thái nói riêng, nhờ đó, nhờ Thần Linh của Người, con người mới có thể nhận biết Người (x 1Cor 12:3) mà đến cùng Cha (x Jn 14:6). Đó là lư do, trong Phúc Âm Thánh Gioan, Người đă tỏ cho chị phụ nữ ngoại lai Samaritanô về sự kiện Thần Linh này, vị Thần Linh xuất phát từ Người, từ những việc Người làm theo ư Cha của Người, như “nước Tôi ban trở thành một mạch nước trong họ vọt lên cho họ sự sống trường sinh” (Jn 4:14, 7:38-39). Sự kiện hiển nhiên nhất về việc Chúa Kitô thông ban Thần Linh này xẩy ra vào buổi tối ngày thứ nhất trong tuần, sau khi sống lại từ trong kẻ chết, Người thổi hơi trên các tông đồ mà phán “Các con hăy nhận lấy Thánh Linh. Các con tha tội cho ai… cầm tội ai…” (Jn 20:22-23). Như thế, v́ Thánh Linh liên quan đến đức tin và ơn tha tội hay ḷng thống hối mà Ngài quả thực có liên hệ đến câu thứ ba trong lời công bố tiên khởi của Chúa Giêsu: “Hăy cải thiện đời sống và tin vào Phúc Âm”. Ngoài ra, Thánh Linh c̣n liên quan cả đến Giáo Hội nữa, v́ thời điểm của Ngài cũng là thời điểm của Giáo Hội, thời điểm chứng nhân, thời điểm Ngài làm chứng cho Chúa Kitô, tỏ Chúa Kitô ra qua Giáo Hội và nhờ Giáo Hội (x Jn 15:26-27). 

 

Các Môn Đệ Đầu Tiên

 

Đó là lư do, ngay sau lời công bố tiên khởi gồm tóm tất cả sứ vụ thiên sai của ḿnh, Chúa Giêsu đă thực hiện việc tuyển gọi môn đệ. Theo bài Phúc Âm Thánh Kư Marcô cho Chúa Nhật III Thường Niên Năm B hôm nay th́ Chúa Giêsu tuyển gọi 4 vị tông đồ đầu tiên, đó là hai cặp anh em ruột, đều làm nghề chài lưới, đó là cặp anh em Anrê-Simon và Giacôbê-Gioan. Theo Phúc Âm Thánh Gioan th́ dường như Chúa Giêsu chọn cặp anh em Anrê-Simon rồi “ngày hôm sau” tới cặp môn đệ Philiphê và Nathanaen/Batôlômêô (x Jn 1:43-50), và tại tiệc cưới Cana “vào ngày thứ ba” h́nh như chỉ có 4 vị tông đồ đầu tiên này mà thôi, chứ chưa có cặp anh em Giacôbê-Gioan. Bộ ba Phúc Âm Nhất Lăm Mathêu-Marcô-Luca đều tŕnh thuật việc Chúa Giêsu chọn hai cặp anh em này một lúc. Tuy nhiên, Thánh Kư Luca thuật lại hơi khác với Thánh Kư Mathêu (4:18-22) và Marcô (1:16-20), ở chỗ, trong khi hai Thánh Kư của Phúc Âm 1 và 2 thuật lại trường hợp hai cặp anh em này theo Chúa Giêsu một cách đột ngột, th́ vị Thánh Kư của Phúc Âm thứ 3 thuật lại trường hợp hai cặp anh em tông đồ này đă phải theo Chúa Giêsu một cách khâm phục, tức sau khi được thấy phép lạ Người làm về mẻ cá lạ họ bắt được sau khi cả một đêm thất bại với tay nghề của ḿnh (x Lk 5:1-11). Cũng có thể là hai cặp anh em tông đồ tiên khởi này theo Chúa Giêsu, trước hết một cách đột ngột, “lập tức”, rồi sau đó một cách khâm phục, nghĩa là với tất cả cảm nhận sâu xa về Đấng kêu gọi họ. Bởi v́, theo Phúc Âm Thánh Luca, Chúa Giêsu xuống thuyền của Simon mà giảng dạy dân chúng (5:3), tức Người đă quen thuộc với Simon nói riêng và cặp anh em Anrê-Simon này rồi. Theo thứ tự danh sách 12 tông đồ được Thánh Luca ghi lại, những vị trong số các môn đệ được Chúa Giêsu chọn làm tông đồ bấy giờ (x Lk 6:13), th́ hai cặp anh em tông đồ Anrê-Simon và Giacôbê-Gioan này được Chúa Giêsu tuyển gọi trước cặp tông đồ Philiphê và Nathanaen/Batôlômêô (x Lk 6:14). 

 

Vấn đề ở đây không phải là việc Chúa Giêsu chọn các tông đồ lúc nào, ai trước ai sau, mà là vấn đề tại sao Người lại chọn gọi các vị hay Người chọn gọi các vị để làm ǵ. Thật thế, lư do hay mục đích Chúa Giêsu đă chọn các môn đệ nói chung, 12 tông đồ nói riêng, cách riêng 4 vị tông đồ tiên khởi được Phúc Âm hôm nay nhắc đến, đều ở câu Người nói với các vị, (như cả bộ ba Phúc Âm Nhất Lăm ghi nhận hầu như giống nhau), đó là “Hăy theo Tôi; Tôi sẽ làm cho anh em trở thành những tay chài lưới con người ta”. 

Thế nhưng, các tông đồ nói chung, và 2 cặp anh em tông đồ tiên khởi này nói riêng, làm cách nào để có thể “chài lưới con người ta”, làm sao có thể bắt được con người ta, làm cho con người ta nhận biết chân lư, nhận biết Chúa Kitô là chân lư (x Jn 4:6), nếu không phải bằng việc làm chứng cho Người, làm cho con người “cải thiện đời sống và tin vào Phúc Âm”, tin vào Đấng Thiên Sai là Đấng Cứu Thế duy nhất mà được sống đời đời. Việc trở thành chứng nhân đích thực và sống động của Chúa Kitô và cho Chúa Kitô không phải là chuyện dễ, nếu không nhận biết Người, hiểu biết Người, cảm nhận Người. Đó là lư do Chúa Giêsu đă “làm cho anh em trở thành những tay chài lưới người ta”, bằng việc tỏ ḿnh ra cho họ một cách đặc biệt, như những lần Người cắt nghĩa thêm cho các vị sau khi đă rao giảng về Nước Thiên Chúa cho chung dân chúng (x Mt 13:36), hoặc dạy cho các vị biết cách cầu nguyện (x Lk 11:1-4), hay tỏ Cha ra cho riêng các vị (x Jn 14:8-10, 17:6), hoặc cầu nguyện đặc biệt cho các vị mà không cầu cho thế gian (x Jn 17:9), nhất là “v́ họ mà Con tự hiến để họ được thánh hóa trong chân lư” (Jn 17:19), tức để họ nhận ra sự thật là Cha đă sai Con, nhờ đó họ có thể làm chứng cho chân lư.

 

Như thế, qua việc chọn gọi các môn đệ và tông đồ này, chúng ta thấy Chúa Kitô Thiên Sai muốn thiết lập vương quốc của Người trên khắp thế giới, chứ không phải chỉ ở phần đất của dân Do Thái, nhưng được bắt đầu từ dân Do Thái (x Jn 4:22), từ Giêrusalem (x Lk 24:49; Acts 1:8). Chúa Kitô Phục Sinh sai các tông đồ đi khắp thế giới (x Mt 28:19; Mk 16:15) chẳng khác ǵ việc Người tung lưới bắt cá, v́ “Nước Thiên Chúa”, đúng như Người đă ví “giống như một thứ lưới ngầm được quăng xuống hồ để thu lượm tất cả mọi thứ… “ (Mt 13:47). Vậy “triều đại Thiên Chúa đă đến” đây chẳng những ở lời Chúa Giêsu chính thức loan báo tiên khởi mà c̣n được bắt đầu bằng việc Chúa Giêsu tuyển chọn hai cặp anh em tông đồ tiên khởi trong bài Phúc Âm hôm nay.

 

Bài Phúc Âm cho Chúa Nhật thứ III Thường Niên Năm B thuật lại cho chúng ta biết Lời Rao Giảng Tiên Khởi của Chúa Giêsu Thiên Sai là: “Thời gian đă trọn. Triều đại Thiên Chúa đă đến! Hăy cải thiện đời sống và tin vào Phúc Âm”. Nếu chú ư, chúng ta sẽ thấy Lời Rao Giảng Tiên Khởi này phản ảnh vai tṛ của 3 Ngôi Thiên Chúa. Thật vậy, trước hết, “thời gian đă trọn” đây liên quan tới Chúa Cha, v́, theo Thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Galata đoạn 4 câu 4 th́ “Khi tới thời gian viên trọn, Thiên Chúa đă sai Con Ngài đến, sinh bởi người nữ, sinh theo lề luật…”. Sau nữa, “Triều Đại Thiên Chúa đă đến” đây liên quan đến vai tṛ của Ngôi Con, Đấng đă đến để thiết lập Vương Quốc của Thiên Chúa trên trần gian, nhất là bằng cuộc Vượt Qua của Người, một cuộc Vượt Qua để giải thoát con người khỏi tội lỗi và sự chết và ban cho con người được sự sống viên măn hơn. Sau hết, “hăy cải thiện đời sống và tin vào Phúc Âm” đây liên quan đến Thánh Thần, Đấng thấu suốt mọi sự, thậm chí cả thâm tâm của Thiên Chúa, Đấng là Thần Chân Lư, mới làm cho con người nhận biết Chân Lư là chính Chúa Kitô và Phúc Âm Sự Sống của Người.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

NHỮNG NGƯ PHỦ CHÀI NGƯỜI  

 

Trần Mỹ Duyệt

 

“Đang lúc đi dọc theo bờ biển Galiêa, Người thấy Simon và em là Andrê đang thả lưới xuống biển, v́ các ông là những người đánh cá. Chúa Giêsu bảo các ông: “Hăy theo Ta, Ta sẽ làm cho các ngươi trở thành những kẻ chài lưới người. Đi xa hơn một chút nữa, Người thấy Giacôbê con ông Giêbêđê và em là Gioan đang xếp lưới trong thuyền, Ngài liền gọi các ông” (Mc 1: 16-20).

 

Cũng như trong thế giới hiện tại, thế giới siêu nhiên cũng có nhiều ngành nghề - ơn gọi - khác nhau. Riêng trong lần tuyển mộ những cộng tác viên này, Chúa Giêsu đă chuyển đổi nghề chài lưới b́nh thường của Simon, Andrê, Giacôbê và Gioan thành nghề “chài người” trong thế giới siêu nhiên.

 

Cũng trong Thánh Kinh, chúng ta đọc thấy một số khác được Chúa Giêsu dùng h́nh ảnh vườn nho và những người làm công; hoặc cánh đồng lúa chín vàng và những thợ gặt làm h́nh ảnh để kêu gọi những ai muốn tham dự vào dự án Cứu Độ mà Ngài đă thực hiện, và c̣n đang được tiếp nối cho đến ngài thế mạt. Ngài muốn tất chúng ta, tùy vào hoàn cảnh, sở thích, khả năng, tiếp tay phổ biến và loan truyền Tin Mừng Cứu Độ mà Ngài đă từ trời mang xuống. Ngài muốn chúng ta trực tiếp và năng động đối với phần rỗi các linh hồn mà Ngài đă đổ máu đào trên thập giá để cứu chuộc.

 

Thánh Kinh ghi nhận, sau những chuẩn bị rất tâm lư và kỹ lưỡng, Thiên Chúa đă sai Con Một Ngài xuống trần. Rồi bằng cách thế nhân loại, Ngài đă từ từ giới thiệu Chúa Con với con người mà lần đầu tiên là được mẹ Ngài mang đến thăm bà d́ Isave và người anh họ Gioan lúc đó cũng c̣n đang trong bụng mẹ. Sau những cuộc gặp gỡ với các mục đồng, ba nhà Đạo Sỹ tại hang ḅ lừa ở đồng quê Belem, và các tiên tri Simêon và Ana trong Đền Thờ Giêrusalem. Và nhất là sau khi đă trải qua 30 năm ẩn dật, chuẩn bị, giờ đây Tin Mừng cần được rao giảng, và Chúa Giêsu bắt đầu tuyển mộ những cộng tác viên. Nhu cầu tuyển mộ đă được Ngài nói bóng gió: “Mùa màng th́ bề bộn, mà thợ thuyền lại ít ỏi” (Mt 9:37).

 

“Hăy theo Ta, Ta sẽ làm cho các ngươi trở thành những kẻ chài lưới người” (Mc 1:17). Câu nói mà Chúa Giêsu đă nói với Phêrô, Andrê, Giacôbê, và Gioan, hay câu nói mà Ngài đă nói với mọi người qua miệng ông chủ vườn nho nói với những người thợ mà ông thuê mướn: “Cả các anh nữa, cũng hăy đi làm vườn nho cho ta” (Mt 20:7), Ngài cũng đă nói với triệu triệu người trải qua ḍng thời gian, và hôm nay là với bạn và tôi.

 

Ngày chịu Phép Thánh Tẩy, tất cả chúng ta đều được mời gọi vào với sứ vụ rao giảng Tin Mừng. Ngày đó, chúng ta được trao cây nến sáng tượng trưng Ánh Sáng Phục Sinh của Chúa Kitô, ánh sáng phá tan bóng đêm sự chết. Đó là sứ mạng chiếu tỏ ánh sáng và rao truyền sự sáng của mỗi chúng ta. Chúng ta cũng đă được xức dầu, và được sai đi trong Thần Khí của Thiên Chúa. Cũng như các Tông Đồ đă lănh nhận Thần Khí trong ngày lễ Ngũ Tuần, Thần Khí ấy cũng đến và đỗ trên mỗi người chúng ta khi chúng ta chịu Phép Thêm Sức. Và cũng như các Tông Đồ trong Bữa Tiệc Ly đă được rước Ḿnh Máu Thánh Chúa, chúng ta cũng được tham dự cùng một bàn tiệc ấy khi tham dự Thánh Lễ và khi rước Ḿnh Máu Thánh Chúa. Tóm lại, cũng như các Tông Đồ, và cũng như tất cả mọi Kitô hữu khác, chúng ta đă được kêu gọi và được sai đi để loan truyền Tin Mừng Sự Sống của Chúa Cứu Thế.

 

Nhắc lại h́nh ảnh những môn đệ đầu tiên của Ngài, Chúa Giêsu cũng muốn nhắc lại cho bạn và tôi lời mời gọi mà Ngài đă gọi mỗi người chúng ta. Bạn là ai? Ngư phủ lưới người tại những sông lạch, hồ, ao, hay biển cảù? Thừ sai, thợ gặt nơi những cánh đồng truyền giáo? Hay những lao công thợ thuyền nơi những góc cạnh của vườn nho nhân loại? Tất cả mọi người đều đă được kêu gọi, chuẩn bị, và đặt vào những môi trường thích hợp. Điều quan trọng là chúng ta có  yêu nghề và mến chủ hay không? Và đó là điều mà Chúa Giêsu đang muốn mỗi người chúng ta thi thố và biểu lộ qua hành động của ḿnh. Người chài lưới phải chài lưới hết ḿnh. Người thợ gặt phải gặt hái chăm chỉ. Người làm công phải làm cho chủ như làm cho chính ḿnh. Thiếu yếu tố yêu chủ và mến nghề, chúng ta chỉ là những ngư phủ hay thợ thuyền bôi bác, lười biếng. Chỉ là những người làm thuê v́ đồng lương, và dĩ nhiên là tránh né chịu khó, vất vả.

 

 

- Mến Chủ:

 

Cái đặc tính yêu nghề và mến chủ của các Tông Đồ được t́m thấy nơi thái độ của các ông khi mạnh dạn và can đảm theo tiếng gọi của Chúa Giêsu. Sau khi vài người trong các ông đă đến và ở với Ngài, Thánh kư Máccô đă ghi lại thái độ của Simon và Andrê: “Lập tức các ông bỏ lưới theo Người” (Mc 1:18). C̣n đối với Giacôbê và Gioan th́: “Họ bỏ cha là Giêbêđê ở lại trên thuyền với các người làm công, và đi theo Ngài” (Mc 1:20). Điều này nói lên quyết tâm và mức độ dứt khoát lựa chọn của các ông.

 

Mến chủ, mến thầy, đến nỗi bỏ lại tất cả sự nghiệp và những ǵ ḿnh có như Simon và Andrê. Mến hơn nữa đến độ bỏ lại “cha già” với các người làm công rồi đi theo Chúa như Giacôbê và Gioan, th́ quả là mến thật. Mến hơn mọi sự kể cả cha mẹ ḿnh.

 

- Yêu Nghề:

 

Tuy nhiên, thái độ quyết liệt và nhanh chóng của 4 Tông Đồ lúc ban đầu ấy cũng chưa nói lên được tính chất “yêu nghề” của các ông. Các ông vẫn chưa dám “sinh nghề tử nghiệp” với cái nghề mới mẻ này. Điều này đă được chứng minh trong Thánh Kinh, mấy ông cũng tranh dành nhau ngôi thứ. Cũng lục đục và ghen tỵ với nhau. Và như Phêrô đă có lần đặt vấn đề thẳng thừng với Thầy: “Chúng tôi bỏ mọi sự mà theo Thầy, th́ chúng tôi sẽ được ǵ?” (Mt 19:27). Câu hỏi rất rơ ràng và ṣng phẳng.

 

Câu hỏi chứng tỏ các ông chưa yêu nghề, mà c̣n mang trong đầu óc h́nh ảnh của một kẻ làm công, một người làm thuê. Các ông chưa coi nghề mới này là lẽ sống và chưa làm cho chủ như làm cho chính ḿnh. Thái độ thiếu mặn mà và dám sống chết với nghề này cũng đă được Thánh Kinh ghi lại ở vào những giây phút chót trong cuộc tử nạn của Thầy, các ông kẻ th́ bán Thầy như Giuđa, kẻ khác chối thầy như Phêrô, c̣n lại mạnh ai nấy t́m đường chạy trốn. Riêng ḿnh Gioan th́ cũng chỉ khép nép, khúm núm và thinh lặng đứng dưới chân thập giá trong giờ Thầy tử nạn.

 

Tuy nhiên, tinh thần và lối sống yêu nghề đă được chứng minh sau khi các Ông được Thánh Thần hiện xuống. Thần Khí đă làm cho các ông hăng say, can đảm, và nhiệt thành với sứ mạng.  Các Ông đă ra đi tới những chân trời, góc biển để rồi ngoại trừ Gioan, tất cả đều bị “sinh nghề tử nghiệp”. Bị chết v́ yêu nghề, và sự chọn lựa của ḿnh.  

 

- Điều kiện:

 

Khi tuyển chọn và kêu gọi các Tông Đồ cũng như sau này đối với tất cả chúng ta, ngoài yếu tố mến chủ, yêu nghề ra, Chúa Giêsu cũng nêu lên một số điều kiện tối thiểu, trong đó bao gồm sự hy sinh.

 

Dĩ nhiên, đối với một người đă mến chủ, đă yêu nghề th́ chuyện hy sinh không c̣n là một vấn đề khó khăn. Nhưng dù mến chủ, yêu nghề, hay dù đă đi vào nghề bao nhiêu năm th́ yếu tố hy sinh vẫn là một đ̣i hỏi cần thiết. Do thái độ chấp nhận hy sinh mới dẫn đến sự từ bỏ, sự can đảm đối đầu với vất vả, thử thách. Can trường hy sinh chính là tiếng nói của sự bền bỉ và trung thành với chủ cũng như với nghề. Một việc làm nếu khởi công tốt, hy sinh tận tuỵ, chấp nhận thử thách nhưng nửa đường bỏ cuộc th́ vẫn không kể được là một việc làm có giá trị.

 

Thế gian này là một biển rộng mênh mông. Các linh hồn là những con cá cần được bắt và bỏ vào rổ hằng sống. Nếu không, chúng sẽ bị bọn rắn biển là Satan và quỷ dữ ăn thịt. Nhưng biển trần đầy sóng gió và thử thách. Thêm vào đó, tuy Chúa Giêsu gọi các linh hồn là “cá”, nhưng không phải là cá mà là những con người với trí khôn, ḷng muốn, và những đam mê nhục dục chi phối, và v́ thế, việc chinh phục lại càng trở thành hết sức khó khăn.

 

Theo Chúa, đáp tiếng gọi của Ngàiø là việc làm cần thiết đối với tất cả mọi Kitô hữu. Những chức vụ khác nhau. Những việc làm khác nhau chỉ để nói lên sự đóng góp cần thiết và ơn gọi riêng biệt của mỗi người. Ơn gọi nhập cuộc, ơn gọi mà Chúa Giêsu đang muốn kêu gọi chúng ta hôm nay là theo Ngài để làm chứng nhân cho Ngài. Theo Ngài để thu hoặch mùa màng thiêng liêng về cho Ngài. Theo Ngài để trở thành “những kẻ chài lưới người” cho Ngài. Và lời mời gọi này nằm sẵn trong mọi ơn gọi và cho chung cũng như riêng của mỗi Kitô hữu.

 

Nghe và đáp tiếng mời gọi của Chúa. Nhập cuộc vào sứ mạng Cứu Rỗi của Ngài, thật ra, đó không những chỉ v́ những linh hồn khác, mà cũng v́ phần rỗi của chính ḿnh nữa. Chính tôi, tôi cũng phải tự ḿnh để trở thành những con cá ở trong mẻ lưới của Chúa. Và phần ḿnh, tôi cũng lại phải trở thành những ngư phủ, sốt sắng, tận tâm, và yêu nghề để cùng với Chúa cứu rỗi các linh hồn: “Hăy theo Ta, Ta sẽ làm cho các ngươi trở thành những kẻ chài lưới người” (Mc 1:17).

 

SỨ MẠNG CHINH PHỤC L̉NG NGƯỜI

 

I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ       

    Nếu Phụng vụ Lời Chúa Chúa nhật II Thường niên năm B này đă khẳng định rằng mỗi Kitô hữu đềuđược gọi và chọn để phục vụ Chương tŕnh Cứu độ của Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu Kitô th́ Phụng vụ Lời Chúa Chúa Nhật III hôm nay tiếp tục và đào sâu chủ đề Ơn Gọi, nhưng với một xác định rơ hơn là mỗi Kitô hữu được gọi và được chọn cho sứ mạng chinh phục ḷng người, để  tội nhân cải tà quy chính, để người đời tin vào Tin Mừng và Chúa Giêsu Kitô. V́ sứ mạng này vừa hấp dẫn (v́ chứa đựng nhiều phiêu lưu), vừa khó khăn (v́ dễ ǵ mà thuyết phục được người ta, khi người ta đang sống trong đam mê tội lỗi hay thờ ơ với đời sống tâm linh), nên rất cần chúng ta xác tín về sứ mạng và tin tưởng vào sự hỗ trợ của Thiên Chúa.

       Chúng ta hăy đi sâu vào nội dung các bài Sách Thánh và đón nhận sứ mạng Chúa muốn giao cho chúng ta.

 

II. LẮNG NGHE & T̀M HIỂU LỜI CHÚA TRONG BA BÀI THÁNH KINH

 

2.1 Lắng nghe Lời Chúa trong ba bài Thánh Kinh

 

(1) Bài đọc 1: Gn 3,1-5.10: Thành Ninivê sám hối và được tha thứ.

   (1) Có lời ĐỨC CHÚA phán với ông Giôna lần thứ hai rằng:  (2) "Hăy đứng dậy, đi đến Ninivê, thành phố lớn, và hô cho dân thành biết lời tuyên cáo Ta sẽ truyền cho ngươi." (3) Ông Giôna đứng dậy và đi Ninivê, như lời ĐỨC CHÚA phán. Ninivê là một thành phố cực kỳ rộng lớn, đi ngang qua phải mất ba ngày đường. (4) Ông Giôna bắt đầu vào thành, đi một ngày đường và công bố: "C̣n bốn mươi ngày nữa, Ninivê sẽ bị phá đổ." (5) Dân Ninivê tin vào Thiên Chúa, họ công bố lệnh ăn chay và mặc áo vải thô, từ người lớn đến trẻ nhỏ. (10) Thiên Chúa thấy việc họ làm, thấy họ bỏ đường gian ác mà trở lại, Người hối tiếc về tai họa Người đă tuyên bố sẽ giáng trên họ, Người đă không giáng xuống nữa.

   

(2) Bài đọc 2: 1 Cr 7,29-31:

       (29) Thưa anh em, tôi xin nói với anh em điều này: thời gian chẳng c̣n bao lâu. Vậy từ nay những người có vợ hăy sống như không có; (30) ai khóc lóc, hăy làm như không khóc; ai vui mừng, như chẳng mừng vui; ai mua sắm, hăy làm như không có ǵ cả; (31) kẻ hưởng dùng của cải đời này, hăy làm như chẳng hưởng. V́ bộ mặt thế gian này đang biến đi.    

 

(3) Bài Tin Mừng: Mc 1,14-20: Đức Giêsu khai mạc công việc rao giảng (Mt 4, 12 -17; Lc 4,14 -15) - Đức Giêsu kêu gọi bốn môn đệ đầu tiên (Mt 4, 18 -22; Lc 5, 1-11).

    (14) Sau khi ông Gioan bị nộp, Đức Giêsu đến miền Galilê rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa. (15) Người nói: "Thời kỳ đă măn, và Triều đại Thiên Chúa đă đến gần. Anh em hăy sám hối và tin vào Tin Mừng."

  (16) Người đang đi dọc theo biển hồ Galilê, th́ thấy ông Simon với người anh là ông Anrê, đang quang lưới xuống biể, v́ các ông làm nghề đánh cá. (17) Người bảo các ông: "Các anh hăy đi theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh trở thành nhng kẻ lưới người như lưới cá."  (18) Lập tức hai ông bỏ chài lưới mà theo Người.

  (19) Đi xa hơn một chút, Người thấy ông Giacôbê, con ông Dêbêđê, và người em là ông Gioan. Hai ông này đang vá lưới ở trong thuyền. (20) Người liền gọi các ông. Và các ông bỏ cha ḿnh là ông Dêbêđê ở lại trên thuyền, với những người làm công, mà đi theo Người.

 

2.2 Trong ba bài Thánh Kinh trên, chúng ta khám phá ra Thiên Chúa là Đấng nào?    

      (1) Thiên Chúa mà Sách Giona kể lại là một Đấng Thiên Chúa thánh thiện và yêu thương. V́ thánh thiện nên Chúa không thể chấp nhận được tội lỗi của dân thành Ninivê. V́ yêu thương nên Chúa muốn cứu dân thành ấy mà giao cho ngôn sứ Giona sứ mệnh cảnh cáo và kêu gọi dân sám hối. Nếu dân Ninivê không thay đổi cách sống th́ h́nh phạt sẽ giáng xuống. C̣n nếu họ biết sám hối bỏ điều gian ác mà quay về nẻo chính đường ngay th́ Thiên Chúa sẵn sàng thứ tha cho tội lỗi của họ và không giáng h́nh phạt xuống nữa.

      Ngôn sứ Giona đă thuyết phục được dân thành Ninivê bỏ đàng tội lỗi quả là một kỳ công đáng chúng ta vô cùng cảm phục!

      (2) Thiên Chúa mà Thánh Phaolô muốn cho tín hữu Côrintô và hết thẩy các tín hữu cảm nhận được là một Đấng Thiên Chúa siêu việt đến nỗi đối diện với Người th́ mọi thứ trên đời này chẳng đáng kể là ǵ nữa: vợ/chồng, của cải, sung sướng/đau khổ đều chỉ là những thực tại tương đối. Cả thế gian này chỉ là chốn tạm bợ. Chỉ có Thiên Chúa mới là tuyệt đối! Chỉ có đời sau mới là vĩnh hằng, trường cửu và bất di bất dịch!

      Thuyết phục được người ta tin và sống như Thánh Phaolô dạy quả là vô cùng khó khăn. Ngay tự bản thân chúng ta tin và sống như Thánh Phaolô dạy cũng đă là   khó khăn lắm rồi!

      (3) Thiên Chúa mà Thánh Máccô muốn giới thiệu với thế giới là Đức Giêsu Nagiarét, Đấng đến trần gian để rao giảng Tin Mừng Nước Trời và kêu gọi mọi người sám hối và tin vào Tin Mừng mà Người đem đến cho nhân loại. Để có người cộng tác với ḿnh trong việc thực hiện sứ mạng ấy, Chúa Giêsu t́m kiếm và chiêu mộ các môn đệ. Bốn người đầu tiên được gọi và được chọn là hai cặp anh em: Anrê và Simon (tức Phêrô), Gioan và Giacôbê. Cả bốn đều là dân chài lưới, sinh sống bằng nghề đánh cá. Nghề nghiệp của họ giúp họ hiểu ngay công việc mà Chúa Giêsu muốn giao cho họ: “Tôi sẽ làm cho các anh trở thành nhng kẻ lưới người như lưới cá."

 

2.3 Qua ba bài Thánh Kinh trên, Thiên Chúa muốn gửi sđiệp ǵ cho chúng ta?    

 

     Sứ điệp của Lời Chúa hôm nay có hai phần:

 

     (1o) Thiên Chúa muốn giao cho mỗi người Kitô hữu sứ mạng kêu gọi người có tội ăn năn sám hối bỏ đường tội lỗi để được ơn tha thứ của Thiên Chúa.

 

      (2o) Thiên Chúa muốn mỗi người Kitô hữu trở thành người chinh phục người khác cho Nước Thiên Chúa, cho Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô!

 

III. SỐNG LỜI CHÚA HÔM NAY

 

     Chúng ta cần thực hiện ba điều sau đây để Sống Sứ Điệp của Lời Chúa Chúa nhật III Thường Niên Năm B này:

 

      1. Xác tín ḿnh được giao sứ mạng chinh phục ḷng người trong thời đại hôm nay.

 

      2. Cầu xin và để cho Thánh Thần huấn luyện và nhào nặn ḿnh thành “những kẻ lưới người như lưới cá” mà Chúa Giêsu mong đợi.

 

      3. Tận dụng mọi cơ hội và hoàn cảnh để trau dồi những ǵ cần thiết cho sứ mạng chinh phục ḷng người, nhất là vun đắp cho ḿnh có một đời sống chứng tá hiệu quả. V́ “chứng tá Kitô đích thực là hết sức cần thiết cho ngày hôm nay, v́ con người thời nay tin các chứng nhân hơn các thày dậy” (1).

  

IV. CẦU NGUYỆN  

 

       Lạy Thiên Chúa là Cha, Cha đă muốn cho dân thành Ninivê bỏ đàng tội lỗi quay về với đời sống tốt lành thánh thiện và nhận ra ḷng nhân từ của Cha. Chúng con cảm tạ, ngợi khen và chúc tụng Cha! Để cứu dân thành Ninivê, Cha đă giao cho ngôn sứ Giona sứ mạng thuyết phục họ thay đổi cách sống và Giona đă hoàn thành sứ mạng vô cùng khó khăn ấy. Chúng con cảm tạ, ngợi khen và chúc tụng Cha!


      Lạy Chúa Giêsu Kitô, Chúa đến trần gian để chinh phục hết mọi người, hết mọi tâm hồn. Chúng con cảm tạ, ngợi khen và chúc tụng Chúa!  Chúa đă gọi bốn môn đệ đầu tiên để Chúa giao cho các ông sứ mạng “lưới người như lưới cá”. Anrê và Simon, Giacôbê và Gioan đă trở thành những người chinh phục vĩ đại. Chúng con cảm tạ, ngợi khen và chúc tụng Chúa!

 

      Lạy Thiên Chúa là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, Chúa cũng muốn  chúng con đi theo Chúa Giêsu để chúng trở thành những người chính phục đồng bào chúng con tin vào Tin Mừng và gia nhập Hội Thánh Chúa. Chúng con cảm tạ, ngợi khen và chúc tụng Chúa! Chúng con xin Chúa Thánh Thần hăy huấn luyện, nhào nặn chúng con, biến chúng con thành những kẻ lưới người thiện nghệ cho Nước Chúa ngày hôm nay!

                                                    

Giêrônimô Nguyễn Văn Nội. 

 

Sàig̣n ngày 08.01.2006.

 

…………….

Chú thích:

(1) Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Tông huấn “Giáo Hội tại Châu Á”, số 42.

         

Trong bài giảng tại Trung Tâm Văn Hóa Công giáo Saig̣n chiều 04.12.2005 của Đức Hồng Y Crescenzio Sepe cũng nói đến cách người Kitô hữu phải sống để  có thể chinh phục những người chưa biết Chúa và chưa đón nhận Tin Mừng:    

         

“Chúng ta không những là những Tiền Hô mà còn là những Chứng Nhân của Chúa Kitô nữa. Nhờ ơn Phép Rửa chúng ta đã nhận được vinh dự và trách nhiệm làm chứng niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô, bằng lời nói và việc làm. Thử hỏi chúng ta làm chứng Đức Tin Kitô của chúng ta như thế nào giữa các bạn đồng nghiệp, trong gia đình, nơi trường học và trong khu vực sinh sống? Thử hỏi chúng ta có đủ sức mạnh để thuyết phục được những người chưa tin Chúa không? thuyết phục được những người không yêu mến Chúa và những người có ý tưởng sai lạc về Người không? Đời sống của chúng ta có là chứng cứ hoặc ít ra là một dấu chỉ ủng hộ hay có lợi cho Chân Lý của Đạo Chúa Kitô không? Hội Thánh ở Việt Nam đã từng rất hãnh diện được xếp hàng thứ nhì sau Philippines về tỷ lệ người Công giáo, có còn giữ được chỗ đứng ấy không hay đã nhường chỗ ấy cho Giáo hội nào khác trong vùng?  Tiền Hô và Chứng Nhân, tất cả chúng ta đều có trách nhiệm làm chứng và chỉ đường cho người khác đến với Chúa Giêsu.

     

“Trách nhiệm của chúng ta rất nặng nề, bởi vì là chứng nhân của Chúa Kitô trước hết đòi chúng ta phải có một tác phong tương xứng với giáo lý của Người, tiếp đến đòi chúng ta phải chiến đấu để cách ăn nết ở của chúng ta làm người ta nhớ đến Chúa Giêsu và gợi lên hình ảnh rất dễ thương của Người. Cách sống của chúng ta phải làm sao đó để những người khác có thể nói: người đó đúng là một Kitô hữu, bởi vì ông/anh ta, bà/chị ta không ghen ghét, biết cảm thông, không bị lôi kéo bởi lòng nhiệt thành thái quá, làm chủ các bản năng của mình; vì ông/anh ta, bà/chị ta hy sinh chính bản thân và thể hiện lòng yêu chuộng hòa bình và yêu thương người khác" (J. Escriva, E' Gesù che passa, 122).