CHÚA NHẬT IV QUANH NĂM



BÀI ĐỌC I: Deut 18:15-20

“Ta sẽ gầy dựng một tiên tri và Ta sẽ đặt lời Ta vào miệng người”
Bài trích sách Đệ Nhị Luật.

Môisen nói với dân chúng rằng: “Chúa là Thiên Chúa các ngươi, sẽ gầy dựng giữa các ngươi và giữa những anh em các ngươi, một tiên tri như tôi: các ngươi sẽ nghe lời người, để xin cùng Chúa là Thiên Chúa các ngươi ở Horeb, khi có cuộc đại hội, và các ngươi nói rằng: Tôi không muốn nghe tiếng Chúa là Thiên Chúa tôi nữa, tôi không muốn thấy ngọn lửa vĩ đại nầy nữa, kẻo tôi phải chết. Và Chúa phán cùng tôi: “Sự họ đă nói là tốt. Ta sẽ gầy dựng giữa anh em của họ một tiên tri như ngươi; Ta sẽ đặt vào miệng người những lời của ta, người sẽ nói cho họ biết tất cả những điều Ta sẽ truyền cho người. Và nếu kẻ nào không nghe lời của Ta mà người sẽ nói nhân danh Ta, chính Ta sẽ xét xử nó. Nhưng tiên tri nào tự phụ, nhân danh Ta mà nói lời Ta không truyền phải nói, hoặc nhân danh các thần khác mà nói, th́ nó sẽ chết”.

Lời của Chúa.


Đáp Ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)

Ứơc chi hôm nay các bạn nghe tiếng Người: các bạn đừng cứng ḷng.

1.      Hăy tới, chúng ta hăy reo mừng Chúa, hăy hoan hô Đá Tảng cứu độ của ta! Hăy ra trước thiên nhan với lời ca ngợi, chúng ta hăy xướng ca để hoan hô Người.

2.      Hăy tiến lên, cúc cung bái và sụp lạy, hăy qú gối trước nhan Chúa, Đấng tạo thành ta. V́ chính Người là Thiên Chúa của ta, và ta là dân Người chăn dẫn, là đoàn chiên thuộc ở tay Người.

3.      Ước chi hôm nay các bạn nghe tiếng Người; “Đừng có cứng ḷng như ở Mêriba, như hôm ở Massa trong khu rừng vắng, nơi mà cha ông các ngươi đă thử thách Ta, họ đă thử Ta mặc dầu đă thấy công cuộc của Ta”.


BÀI ĐỌC II: 1 Cor 7:32-35

“Người nữ đồng trinh lo lắng việc Chúa, để nên thánh”
Bài trích thơ thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Côrintô.

Anh em thân mến, tôi ước mong anh em khỏi phải lo lắng. Người không có vợ th́ lo lắng việc Chúa, và t́m cách đẹp ḷng Chúa. Nhưng người đă có vợ th́ lo lắng việc đời nầy, và t́m cách làm đẹp ḷng vợ ḿnh, và họ bị chia xẻ. Cũng thế, người phụ nữ không có chồng và đồng trinh, th́ lo lắng việc Chúa, để nên thánh phần xác và phần hồn. C̣n người phụ nữ đă có chồng, th́ lo lắng việc đời nầy, và t́m cách làm đẹp ḷng chồng ḿnh. Tôi nói thế v́ ích lợi cho anh em, chớ không phải để gài bẫy anh em đâu, nhưng để hướng dẫn anh em đến đời sống đoan chính và hoàn toàn khắng khít với Chúa.

Lời của Chúa.


(Xin mời Cộng đoàn đứng)
Alleluia, alleluia. — Ngôi Lời đă làm người và ở giữa chúng ta; những ai đón nhận Người, Người sẽ ban cho quyền làm con cái Thiên Chúa. — Alleluia.


PHÚC ÂM: Mc 1:21-28

“Ngài giảng dạy người ta như Đấng có uy quyền”
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

[Đến thành Capharnaum], ngày nghỉ lễ, Chúa Giêsu vào giảng dạy trong hội đường. Người ta kinh ngạc về giáo lư của Người, v́ Người giảng dạy người ta như Đấng có uy quyền, chớ không như các luật sĩ. Đang lúc đó, trong hội đường có một người bị thần ô uế ám, nên thét lên rằng: “Hỡi ông Giêsu Nagiarét, có chuyện ǵ giữa chúng tôi và ông? Ông đến để tiêu diệt chúng tôi sao? Tôi biết ông là ai, là Đấng Thánh của Thiên Chúa”. Chúa Giêsu quát bảo nó rằng: “Hăy im đi, và ra khỏi người nầy”. Thần ô uế liền dằn vật người ấy, thét một tiếng lớn, rồi xuất khỏi người ấy. Mọi người kinh ngạc hỏi nhau rằng: “Cái chi vậy? Đấy là một giáo lư mới ư? Người dùng uy quyền mà truyền lệnh cho cả các thần ô uế và chúng vâng lệnh Người”. Danh tiếng Người liền đồn ra khắp mọi nơi, và lan tràn khắp vùng lân cận xứ Galilêa.

Phúc Âm của Chúa.

 

SUY NIỆM

Quyền Lực Của Bóng Dáng Thần Linh

 

 

Theo Phúc Âm của Thánh Kư Marcô cho Chúa Nhật Thứ Ba tuần trước, Chúa Giêsu bắt đầu chủ động thi hành sứ vụ thiên sai của ḿnh bằng hai việc, công bố sứ điệp và tuyển gọi môn đệ. Tuần này, cũng Phúc Âm Thánh Marcô cho chúng ta thấy việc Chúa Giêsu tỏ ḿnh ra cho dân Do Thái chẳng những bằng lời giảng dạy làm cho họ kinh ngạc, mà c̣n bằng việc làm khiến họ phải sửng sốt v́ chưa bao giờ thấy nữa. Thật vậy, nếu việc tỏ ḿnh ra lần đầu tiên theo Phúc Âm Thánh Gioan là phép lạ Người làm ở tiệc cưới Cana (x Jn 2:1-11), theo Phúc Âm Thánh Luca là lời tự chứng của Người ở Hội Đường Nazarét về bản thân Người đúng như lời Thánh Kinh của tiên tri Isaia (x Lk 4:14-30), th́ theo Phúc Âm Thánh Marcô là việc Người trừ một thần ô uế trong một hội đường ở Caparnaum. Ở Phúc Âm Thánh Gioan, Chúa Giêsu tỏ ḿnh ra cho các môn đệ đầu tiên. Ở Phúc Âm Thánh Luca, Chúa Giêsu tỏ ḿnh ra cho dân làng của Người (toàn ṭng Do Thái) đầu tiên. Ở Phúc Âm Thánh Marcô, Chúa Giêsu tỏ ḿnh ra cho dân chúng nói chung (đa số là Dân Ngoại) ở thành Caphanaum. Sự kiện thành Caphanaum (ngày nay được gọi là Tell Hum, nằm ở bắc ngạn Biển Hồ Galilêa, phía đông của Nước Jordan, và cách Nazarét 23 dặm) thật sự là nơi có đa số Dân Ngoại sinh sống đă được Phúc Âm Thánh Mathêu đoạn 8:5-13 cho thấy rơ ràng qua chuyện Chúa khen đức tin mănh liệt của viên đại đội trưởng người Rôma ở đây; nhất là ở đoạn 4:12-17, Phúc Âm Thánh Mathêu c̣n cho biết Capanaum, miền đất Dân Ngoại “c̣n ngồi trong tối tăm” như lời của tiên tri Isaia là địa điểm Chúa Giêsu bắt đầu xuất hiện như “ánh sáng bừng lên” để công bố lời loan báo tiên khởi và tuyển chọn các tông đồ đầu tiên.

 

Việc Chúa Giêsu lần đầu tiên tỏ ḿnh ra bằng việc ra tay trừ thần ô uế ở một nơi phố hội của Dân Ngoại này là một việc làm rất hợp t́nh hợp lư. Hợp t́nh ở chỗ Dân Ngoại v́ ngồi trong tối tăm nên dễ bị thần dữ sai khiến, làm chủ, và hợp lư ở chỗ ánh sáng cần phải chiếu soi để xua tan bóng tối thế nào, Chúa Giêsu cũng trừ thần ô uế ở đây như vậy. Thực ra Phúc Âm Thánh Marcô không cho chúng ta biết chính xác người bị thần ô uế ám đây là người Do Thái hay Dân Ngoại. Tuy nhiên, căn cứ vào bối cảnh của bài Phúc Âm, chúng ta có thể khẳng định người bị thần ô uế ám đây là một người Do Thái, v́ sự kiện trừ tà này của Chúa Giêsu xẩy ra bấy giờ trong một hội đường của người Do Thái. Như thế, không phải chỉ có Dân Ngoại không biết Thiên Chúa, tức không được ánh sáng Mạc Khải Thần Linh tỏ ra cho qua Lịch Sử Cứu Độ của dân Do Thái, mới là thành phần duy nhất dễ bị quỉ ám, mà cả thành phần dân Do Thái nữa. Cũng thế, không phải đă là Kitô hữu th́ tốt lành, trái lại, nếu không khéo, căn nhà tâm hồn Kitô hữu chúng ta đă được thanh tẩy sẽ trở thành hang trộm cướp, sẽ bị thần ô uế là tính mê nết xấu của chúng ta như hậu quả và mầm mống tội lỗi trở về với 7 tên quỉ khác dữ hơn nó sẽ làm cho đền thờ tâm hồn chúng ta trở nên tục hóa hơn trước, cần phải được Chúa Giêsu khu trừ bằng Bí Tích Hóa Giải vậy.

 

Chúng ta cũng không biết đích xác lư do tại sao hay vào trường hợp nào người Do Thái này bị thần ô uế nhập và ám, nhưng chúng ta có thể suy ra là nạn nhân đáng thương ấy bị ảnh hưởng bởi môi trường, môi trường Dân Ngoại, một môi trường đầy những ngẫu tượng và tà thần, một môi trường Thiên Chúa, qua Moisen, đă cảnh giác dân Do Thái trước khi vào chiếm mảnh đất Ngài đă hứa với cha ông tổ phụ họ, một môi trường mà v́ là dân thánh thuộc về Thiên Chúa, qua phép cắt b́, họ chẳng những cần phải xa lánh mà c̣n phải diệt trừ nữa (x Deut 7:1-6). Đối với dân Do Thái, Dân Ngoại quả thực là thành phần ô uế, như được thấy rơ ràng qua những ǵ Tông Đồ Phêrô bộc lộ trong thị kiến về dân ngoại của ngài, một thị kiến ngài thấy toàn là thú vật và được lệnh phải giết đi để ăn nhưng ngài nhất định không chịu (x Acts 10:11-14). Chính v́ thành phần Dân Ngoại ô uế mà, cho dù theo Tân Ước, họ không cần phải chịu phép cắt b́ như dân Do Thái mới được cứu độ, song, theo Công Đồng Chung Giêrusalem, họ vẫn buộc phải kiêng lánh những ǵ là ô uế liên quan đến ngẫu tượng, hoang dâm và ăn nhậu huyết nhục (x Acts 15:20).

 

Nếu trong lời loan báo ban đầu của Chúa Giêsu, Người đă công bố “Triều Đại Thiên Chúa đă đến”, th́ tất cả những việc Người làm đều cho thấy sự thật “Triều Đại Thiên Chúa đă đến”. Nhưng, có lẽ đối với dân Do Thái nói chung, (vẫn biết sau này thành phần Do Thái thông luật Pharisiêu tỏ ra nghi ngờ và không thán phục việc Người trừ quỉ như ở Phúc Âm Thánh Mathêu đoạn 12:24), việc Người trừ quỉ hay trừ thần ô uế vẫn là một cái ǵ đặc biệt nhất. Tại sao? Bởi v́ trong Lịch Sử Cứu Độ của họ, chưa hề xẩy ra như vậy, kể cả trong thành phần các tiên tri, danh tiếng như Êlia chẳng hạn, vị tiên tri cho dù có thể hồi sinh đứa con trai của bà góa ở Zarephath như Sách Chư Vương 1 thuật lại trong đoạn 17:17-24, được cũng chẳng làm được điều này. Tất nhiên, với quyền năng của Thiên Chúa, vị tiên tri nào hay bất cứ người nào được Thiên Chúa dùng cũng có thể làm được những ǵ Ngài muốn, kể cả việc trừ quỉ hay trừ thần ô uế như Chúa Giêsu làm trong bài Phúc Âm hôm nay. Thế nhưng, thực tế cho thấy Thiên Chúa đă không dùng ai khác ngoài chính Con Một của Người, Lời Nhập Thể, Thiên Chúa Làm Người, để ra tay thực hiện việc đặc biệt này. Tại sao? Nếu không phải tại v́ việc trừ quỉ hay trừ thần ô uế này là biểu hiệu đích thực nhất và sống động nhất cho dự án và công cuộc Thiên Chúa muốn cứu chuộc nhân loại cho khỏi tội lỗi và sự chết là những ǵ do tên sát nhân ngay từ ban đầu là ma qủi gây nên (x Jn 8:44; Gen 3:15). Đó là lư do Thánh Gioan Tông Đồ, trong thư Thứ Nhất của ḿnh đă xác quyết: “Ai phạm tội th́ thuộc về ma quỉ, v́ ma quỉ phạm tội ngay từ ban đầu. Chính v́ để hủy diệt các công việc của ma quỉ mà Con Thiên Chúa đă tỏ ḿnh ra” (1Jn 3:8).

 

Tuy nhiên, nếu việc cứu chuộc của Thiên Chúa, về phần tiêu cực, trước hết là việc Ngài, qua Chúa Giêsu Con Ngài, cứu con người khỏi tội lỗi và sự chết, tức khỏi quyền lực của Satan, của ma qủi, được biểu hiệu qua việc Người Con này ra tay trừ ma quỉ, trừ tà thần, nhất là được hiện thực qua Cuộc Tử Giá của Người, th́ vấn đề được đặt ra ở đây không phải là việc con người được cứu nữa, mà là việc ma quỉ nhận biết Chúa Giêsu là ai và đến để làm ǵ, như hắn đă tuyên xưng trước mặt mọi người có mặt bấy giờ là: “Hỡi Giêsu Nazarét, Người muốn ǵ nơi chúng tôi đây? Chẳng lẽ Người đến hủy diệt chúng tôi hay sao? Tôi biết rằng Người là ai rồi, Người là Đấng Thánh của Thiên Chúa!” Qua câu nói này của thần ô uế, chúng ta thấy rằng ma quỉ vẫn không bao giờ quên được bản án nguyên tội của loài người, một bản án có liên quan đến số phận của hắn, số phận bị gịng dơi người nữ đạp dập đầu (x Gen 3:15). Và sự kiện hắn đến cám dỗ Chúa Giêsu trong hoang địa (x Mk 1:12; Mt 4:1-11; Lk 4:1-13) phải chăng đă hiển nhiên cho thấy hắn lúc nào cũng để ư và truy lùng trong loài người xem ai là “gịng dơi người nữ”, vị sẽ đạp dập đầu hắn, để tấn công trước, để ra tay trước, kẻo hắn sẽ bị hạ, và vương quốc của hắn trên thế gian cũng theo đó bị tiêu tan. Phải chăng, qua lời rao giảng làm cho dân chúng thán phục của Người, như phần đầu của bài Phúc Âm hôm nay nói tới, nhất là qua việc ăn chay 40 đêm ngày trong hoang địa của Chúa Giêsu, một việc vô tiền khoáng hậu chưa hề xẩy ra trong loài người là loài vốn mang “bản chất yếu nhược” (Mt 26:41), mà thần ô uế trong bài Phúc Âm hôm nay phải thốt lên rằng “Người là Đấng Thánh của Thiên Chúa!”.

 

Xin lưu ư ở đây là, Chúa Giêsu chưa kịp lên tiếng ǵ, chưa kịp tỏ thái độ nào, trái lại, mới chỉ thấy bóng của Người, sự hiện diện của Người trong thành phần dân Do Thái tham dự ở hội đường, mà thần ô uế đă hoảng sợ đến nỗi không thể cầm ḿnh và phải la lên rồi. Cái sợ của hắn ở đây, trước hết, liên quan đến bản thân của Người, tức là hắn không biết có phải chính Người là Đấng sẽ đạp dập đầu hắn là Satan, là tên quỉ cả của hắn chăng, mà nếu quả thực như thế th́ cả hắn cũng sẽ bị tiêu diệt nữa, do đó, hắn mới sử dụng đại danh từ “chúng tôi” ở phần thứ hai của câu hắn nói. Cái sợ của thần ô uế trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này, sau nữa, liên quan đến công việc của Người, tức là hắn không biết Người đến để làm ǵ, có phải để “hủy diệt chúng tôi hay sao?”. Cái sợ của hắn ở đây, sau hết, liên quan đến tư cách và phẩm tính của Người, ở chỗ, v́ hắn “ô uế” nên sợ “Đấng Thánh”, v́ hắn ở trong tối tăm nên sợ ánh sáng. Như thế, trong khi dân chúng bấy giờ chưa ai nhận ra Chúa Giêsu th́ ma quỉ đă nhận ra Người, và Người nhờ đó cũng tỏ ḿnh ra Người quả thật là “Đấng Thánh của Thiên Chúa” và sứ vụ của Người là đến cứu chuộc con người khỏi quyền lực chết chóc và tinh thần ô uế của thần dữ.

 

Đó là lư do, được chứng kiến việc Chúa Giêsu trừ thần ô uế này, tức được thấy Người tỏ ḿnh ra như vậy, nếu người Do Thái nhận biết Người là Đấng Thiên Sai và người Dân Ngoại tin phục Người là Đấng Cứu Thế th́ không phải là họ đă thực sự “cải thiện đời sống và tin vào Phúc Âm” rồi hay sao? Việc trừ tà thần của Chúa Giêsu trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này quả thực là Phúc Âm sống động, do đó, sau khi được chứng kiến tỏ tường sự lạ về một con người lại có quyền năng trừ tà thần, dân chúng mới nói: “Như thế nghĩa là ǵ đây? Một giáo thuyết hoàn toàn mới mẻ đầy quyền linh! Người truyền lệnh cho thần ô uế và hắn đă tuân lệnh Người!” Dân chúng không nói “một việc làm hoàn toàn mới mẻ đầy quyền linh”, mà là “một giáo thuyết hoàn toàn mới mẻ đầy quyền linh”. Bởi v́, theo Thánh Tông Đồ Dân Ngoại Phaolô, chính Phúc Âm có một sức mạnh, một quyền linh giải cứu con người thành tâm tin tưởng: “Việc rao giảng phúc âm của chúng tôi đă chứng tỏ cho anh em thấy đó không phải chỉ là vấn đề thuần ngôn từ mà là vấn đề quyền năng…” (1Thes 1:5).

 

Và Phúc Âm đây là ǵ, nếu không phải cũng là chính Chúa Giêsu, v́ Phúc Âm nói về Người (x Rm 1:3), Phúc Âm là tất cả Mạc Khải Thần Linh, là “tất cả sự thật” (Jn 16:13) được Người tỏ ra cho riêng dân Do Thái cũng như cho chung nhân loại. Mà Người cũng chính là tất cả Mạc Khải Thần Linh, chính là Tất Cả Sự Thật, chính “là Sự Thật” (Jn 14:6). Bởi vậy, “tin vào Phúc Âm” chính là tin vào Chúa Giêsu. Nhưng muốn tin vào Chúa Giêsu con người cần phải “cải thiện đời sống”, tức cần phải chẳng những “khao khát nhân đức trọn lành” (Mt 5:6), ở chỗ luôn mở ḷng ḿnh ra trước Mạc Khải Thần Linh, mà c̣n cần phải “có ḷng thanh sạch” (Mt 5:8) nữa. Như thế, việc trừ tà thần của Chúa Giêsu trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này chẳng những là việc nói lên cho thấy dấu hiệu “Triều Đại Thiên Chúa đă đến”, mà c̣n có một tác dụng thanh tẩy con người, làm cho con người nhờ đó có thể tin tưởng chấp nhận những ǵ được Thiên Chúa mạc khải qua Con của Ngài, hay chấp nhận chính Con Ngài là Chúa Giêsu, Mạc Khải Thần Linh, Phúc Âm Cứu Độ.

 

Kitô hữu đă được Quyền Năng Phục Sinh của Chúa Kitô, qua phép rửa, trừ tà thần cho. Thế nhưng, thực tế cho thấy Kitô hữu sống trên trần gian như thể vẫn bị tà thần làm chủ và hắc ám, được thể hiện rơ ràng nhất qua những hành động gian dối và tội lỗi đủ thứ của họ. Tại sao? Nếu không phải bởi v́ phép rửa chỉ tha tội (nguyên tội cũng như tư tội) và h́nh phạt bởi tội mà thôi, song không tiêu diệt hết mọi căn gốc của tội là đam mê nhục dục, tính mê nết xấu, xu hướng đê hèn v.v. Như thế không phải v́ Quyền Năng Phục Sinh bất lực trước sự dữ hay mầm mống tội lỗi, mà là muốn cho con người cảm nghiệm được Người, Cảm Nghiệm Thần Linh qua những yếu hèn của họ và từ những sa ngă của họ, nói cách khác, Thiên Chúa muốn tỏ ḿnh ra qua những yếu hèn và sa ngă của họ (x 2Cor 12:9). Đó là lư do Ơn Cứu Độ nói chung và Phép Rửa nói riêng không phải chỉ có tác dụng tiêu cực là cứu con người khỏi tội lỗi và sự chết, mà c̣n có một tác dụng tích cực nữa, đó là ban cho con người Sự Sống Thần Linh và Khả Năng Thần Linh (Tin, Cậy, Mến), khi tái sinh họ trong Thánh Thần (x Jn 3:5, 1:33, 20:22), để Sự Sống Thần Linh như ánh sáng đánh tan bóng tối tội lỗi và quyền lực sự chết nơi họ, bằng chính Khả Năng Thần Linh Tin Cậy Mến của họ, một khả năng làm cho họ tránh được mọi độc dữ trên thế gian (x Mk 16:17-18; Mt 6:13), tức làm họ sống ở thế gian chẳng những không thuộc về thế gian (x Jn 17:14,16), mà c̣n như men trong ba đấu bột (x Mt 13:33) bản thân, gia đ́nh và xă hội, cho đến khi cả ba đấu bột thế gian này dậy men Phúc Âm! Như thế, đời sống Kitô hữu là một cuộc truyền bá phúc âm hóa trần gian vậy.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

GIẢNG DẬY BẰNG QUYỀN NĂNG

 

Trần Mỹ Duyệt

 

 

Thế là Chúa Giêsu đă chính thức khai mạc sứ vụ rao giảng Tin Mừng của Ngài. Ngài bắt đầu công việc này sau khi đă tuyển mộ xong những môn đệ của ḿnh. Điều làm ngạc nhiên những người nghe Ngài, không những về giáo lư mới mẻ, về chính con người của Ngài, dĩ nhiên, phải kể đến khả năng chinh phục và thu hút của Ngài. Thánh kư ghi nhận: “Liền sau đó, các ngài đến Capernamum và vào ngày nghỉ lễ, Ngài vào hội trường và bắt đầu giảng dậy. Người ta kinh ngạc về giáo lư của Ngài, bởi Ngài giảng dậy với quyền năng không như bọn luật sỹ” (Mc 1:21-22).

 

“Ngài giảng dậy với quyền năng” Thánh kư đă ghi nhận một cách rất rơ ràng về cách thức và hành động giảng dậy của Ngài, đó là Ngài giảng dậy “bằng quyền năng”. Khi nói như vậy, Thánh kư cũng có ư nói rằng bọn luật sỹ xưa rầy chỉ dậy những điều kinh điển như một con vẹt. Đọc đi, đọc lại. Nhai đi, nhai lại mà không biết chính ḿnh phải làm ǵ, hay ngược lại, đă không làm những ǵ ḿnh hiểu và giảng dậy. Và đó là điều làm cho Chúa Giêsu trở thành một nhà hùng biện, một nhà rao giảng, một bậc thầy thu hút và chinh phục những kẻ đến với Ngài.

 

Quyền năng mà Chúa Giêsu dùng để giảng dậy, thật ra không những vượt trên mọi khả năng thuyết phục, mọi tài hùng biện, và mọi lư lẽ chinh phục ḷng người. Đó là một thứ quyền năng đến từ trên cao. Quyền năng này chắc chắn bọn luật sỹ, kư lục, bọn thượng tế và Pharisiêu cũng muốn biết, muốn có nhưng rất tiếc là nó vượt xa khỏi tầm mức của những con người này. Thánh kư Máccô ghi nhận quyền bính ấy như sau: “Ở đó trong hội trường có một người bị thần ô uế nhập đă la lên: “Hỡi Giêsu Nagiareth, có truyện ǵ giữa chúng tôi và ông, tại sao ông đến để trừ diệt chúng tôi? Tôi biết ông là ai – Đấng Thánh của Thiên Chúa! Chúa Giêsu liền ra lệnh cho y: “Hăy im đi! Và ra khỏi người này!” Lập tức thần ô uế vật ngă người ấy xuống đất thét lên một tiếng rồi ra khỏi y” (Mc 1:23-26).

 

Tại sao Thánh kư đang nói về việc Chúa Giêsu rao giảng, đang nói về khả năng chinh phục của Ngài, lại kể thêm về việc Ngài trừ quỷ ô uế cho một người? Câu trả lời được t́m thấy trong mẩu đối thoại giữa thần ô uế và Chúa Giêsu: “Hỡi Giêsu Nagiareth, có truyện ǵ giữa chúng tôi và ông, tại sao ông đến để trừ diệt chúng tôi? Tôi biết ông là ai – Đấng Thánh của Thiên Chúa! Chúa Giêsu liền ra lệnh cho y: “Hăy im đi! Và ra khỏi người này!”.  Quả là một uy quyền rất lớn, vượt trên mọi sự con người có thể tưởng tượng. Với quyền năng ấy, sau này Ngài c̣n cho kẻ chết sống lại, què đi được, điếc nghe được, mù ḷa xem thấy, phong cùi được lành. Và vượt ra khỏi thế giới nhân sinh, nó c̣n vươn tới vũ trụ quanh ta, như Ngài đă có lần truyền cho sóng biển phải im lặng. Tóm lại, dù là thiên nhiên, dù là con người, và ngay cả đến quỷ thần cũng đều phải vâng phục  quyền năng của Ngài.

 

Nhưng nếu quyền năng ấy làm cho quỷ thần phải khiếp đảm, vâng phục, và căm thù, th́ ngược lại, quyền năng ấy lại là sự giải thoát và cứu độ của con người khỏi sự thống trị của tội lỗi, của quỷ thần, và khỏi sự chết. Đối với quỷ thần th́ đây là quyền năng khiến chúng phải kinh hoàng và làm chúng hoảng sợ. Nhưng đối với con người, th́ đây là sự biểu lộ t́nh yêu vô biên của Ngài.

 

Quyền năng của Thiên Chúa là một sức mạnh dùng để thống trị Satan và bè lũ chúng. Quyền năng này làm chúng khiếp sợ và căm thù. Nó cũng là một h́nh phạt vô cùng lớn lao đối với những ai cố chấp theo con đường lầm lạc, mà không mảy may thống hối quay về với chân lư. Nhưng quyền năng ấy lại là một yên ủi vô biên, một sự đỡ nâng và khích lệ cho những tâm hồn thiện chí biết sống trong ân t́nh của Ngài. Trong trái tim nhân lành của Thiên Chúa, tội nhân và những tâm hồn biết thống hối, thiện chí t́m được chỗ tựa nương, an ủi và đỡ nâng: “Hăy ở trong t́nh yêu thầy” (Gioan 15:9). Chúa không nói những lời này với Satan và bọn ngụy thần của hắn. Chúa cũng không nói những lời này với những kẻ phủ nhận t́nh yêu và quyền năng của Ngài. Nhưng Ngài đă nói với chúng ta, những kẻ bé mọn và hèn yếu.

 

C̣n ǵ an ủi và sung sướng hơn cho chúng ta là những lữ khách đang lang thang trên hành tŕnh cuộc sống. Ngày đêm vất vả với những lo toan cuộc sống, tranh đấu với những mưu gian, chước quỷ luôn t́m cách làm hại chúng ta, khiến tâm hồn chúng ta và thân xác chúng ta phải héo hắt, khổ sầu. Trong những cảnh huống ấy mà được nghe Chúa bảo hăy cứ ở yên trong t́nh yêu của Ngài, hăy để cho quyền năng lời Ngài thay đổi, chinh phục, và bao bọc th́ c̣n ǵ sung sướng và hạnh phúc hơn.

 

Quyền năng ấy c̣n có một đặc tính khác nữa là luôn luôn sẵn có và luôn luôn ở bên chúng ta trong bất cứ hoàn cảnh nào! Chỉ cần chúng ta mở rộng tầm nh́n vào thế giới chung quanh. Mở lỗ tai để nghe những lời th́ thầm yêu thương ấy. Và mở ḷng chúng ta để đón nhận lời Ngài lập tức chúng có ngay. V́ Thiên Chúa không ở đâu xa, mà ở ngay trong ḷng chúng ta và ngay trong cuộc đời của mỗi chúng ta.

 

Vậy điều quan trọng là chúng ta có muốn để cho quyền năng ấy chinh phục, và thu hút chúng ta hay không? Chúng ta tin theo và đón nhận những lời giảng dậy quyền năng của Ngài hay không? Hay chúng ta vẫn để cho những gánh nặng của cuộc đời, những quyến rũ và đam mê gh́ chặt chúng ta xuống, và làm chùn bước chúng ta. Hoặc chúng ta vẫn cứ để ḷng ḿnh bị lôi cuốn bằng những lời phỉnh gạt của Satan, của thế gian, và vật chất.

 

Ngài giảng dậy bằng quyền năng. Quyền năng ấy đi liền với lời giảng dậy của Ngài có sức chinh phục, cải hóa, và làm sống lại những tâm hồn chai đá, lạc loài. Quyền năng ban cho chúng ta sự sống, và đem lại cho chúng ta quyền làm con Thiên Chúa. Và đối với những tâm hồn đang trong ṿng thống trị của tội lỗi, của Satan th́ quyền năng của lời Ngài sẽ ban cho họ sự sống đời đời, biến đổi họ thành những tâm hồn mới, những con người mới. Giải thoát họ khỏi những hận thù, chia rẽ, độc ác, tham lam, và dục vọng.

 

Ngài giảng dậy bằng quyền năng. Đó cũng là lời mời gọi tất cả chúng ta hăy siêng năng, say mê, và t́m đọc lời Ngài trong Tin Mừng – Tin Mừng Sự Sống. Nhất là sống với lời Ngài, để quyền năng của lời Ngài biến đổi, và giải thoát chúng ta.

 

CHÚA GIÊSU LÀ VỊ ĐẠI NGÔN SỨ CỦA THIÊN CHÚA

 

 

I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ       

 

      Trong cách tổ chức của một chính quyền th́ Bộ Nội Vụ, Bộ Ngoại Giao và Bộ Quốc Pḥng là ba Bộ quan trọng nhất. Bộ Ngoại Giao phụ trách công tác đối ngoại thông qua các cơ quan của Bộ và các Ṭa Đại Sứ mà đứng đầu là một viên chức ngoại giao được gọi là Ông / Bà Đại Sứ. Những người được chọn làm Đại Sứ phải là những nhà ngoại giao có tŕnh độ chuyên môn và đạo đức để đại diện cho cả một đất nước, một dân tộc.

   

     Trong đời sống tôn giáo, tín ngưỡng cũng có những người được chọn để đóng vai tṛ ấy. Trong Kitô giáo những người này được gọi là các ngôn sứ của Thiên Chúa. Sứ mạng của các ngôn sứ là nói lời Thiên Chúa và nhắc nhở dân chúng đường chính nẻo ngay để họ đi vào nẻo đường ấy. Trong hàng ngũ các ngôn sứ th́ Đức Giêsu Nagiarét là Vị Đại Ngôn Sứ của Thiên Chúa v́ Người chính là LỜI của Thiên Chúa.

 

     Chúng ta hăy t́m hiều các bài Sách Thánh để sống theo Đại Ngôn Sứ Giêsu và thực thi sứ mạng ngôn sứ của ḿnh.

 

II. LẮNG NGHE & T̀M HIỂU LỜI CHÚA TRONG BA BÀI THÁNH KINH

 

2.1 Lắng nghe Lời Chúa trong ba bài Thánh Kinh

 

(1) Bài đọc 1: Đnl 18,15-20: Ta sẽ cho xuất hiện một ngôn sứ và Ta sẽ đặt những lời của Ta trong miệng người ấy.

 

     (15) Khi ấy ông Mô-sê nói với dân chúng rằng: “Từ giữa anh (em), trong số các anh em của anh (em), ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh (em), sẽ cho xuất hiện một ngôn sứ như tôi để giúp anh (em); anh (em) hãy nghe vị ấy. (16) Đó chính là điều mà anh (em) đã xin với ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh (em), tại núi Khô-rếp, trong ngày đại hội; anh (em) đã nói: "Chúng tôi không dám nghe tiếng ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của chúng tôi nữa, chúng tôi không dám nhìn ngọn lửa lớn này nữa, kẻo phải chết." (17) Bấy giờ ĐỨC CHÚA phán với tôi: "Chúng nói phải. (18) Từ giữa anh em của chúng, Ta sẽ cho xuất hiện một ngôn sứ như ngươi để giúp chúng, Ta sẽ đặt những lời của Ta trong miệng người ấy, và người ấy sẽ nói với chúng tất cả những gì Ta truyền cho người ấy. (19) Kẻ nào không nghe những lời của Ta, những lời người ấy nói nhân danh Ta, thì chính Ta sẽ hạch tội nó. (20) Nhưng ngôn sứ nào cả gan nhân danh Ta mà nói lời Ta đã không truyền cho nói, hoặc nhân danh những thần khác mà nói, thì ngôn sứ đó phải chết."

 

(2) Bài đọc 2: 1 Cr 7,32-35: Người trinh nữ th́ chuyên lo việc Chúa để thuộc trọn về Người.

 

        (32) Thưa anh em, tôi muốn anh chị em không phải bận tâm lo lắng điều gì. Đàn ông không có vợ thì chuyên lo việc Chúa: họ tìm cách làm đẹp lòng Người. (33) Còn người có vợ thì lo lắng việc đời: họ tìm cách làm đẹp lòng vợ, (34) thế là họ bị chia đôi. Cũng vậy, đàn bà không có chồng và người trinh nữ thì chuyên lo việc Chúa, để thuộc trọn về Người cả hồn lẫn xác. Còn người có chồng thì lo lắng việc đời: họ tìm cách làm đẹp lòng chồng. (35) Tôi nói thế là để mong tìm ích lợi cho anh chị em, tôi không có ý gài bẫy anh chị em đâu, nhưng chỉ muốn đề nghị với anh chị em một điều tốt, để anh chị em được gắn bó cùng Chúa mà không bị giằng co.

     

(3) Bài Tin Mừng: Mc 1,21-28: Người giảng dạy như một Đấng có uy quyền.

 

        (21) Đức Giê-su và các môn đệ đi vào thành Ca-phác-na-um. Ngay ngày sa-bát, Người vào hội đường giảng dạy. (22) Thiên hạ sửng sốt về lời giảng dạy của Người, vì Người giảng dạy như một Đấng có thẩm quyền, chứ không như các kinh sư.

 

       (23) Lập tức, trong hội đường của họ, có một người bị thần ô uế nhập, la lên (24) rằng: "Ông Giê-su Na-da-rét, chuyện chúng tôi can gì đến ông mà ông đến tiêu diệt chúng tôi? Tôi biết ông là ai rồi: ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa !" (25) Nhưng Đức Giê-su quát mắng nó: "Câm đi, hãy xuất khỏi người này!" (26) Thần ô uế lay mạnh người ấy, thét lên một tiếng, và xuất khỏi anh ta. (27) Mọi người đều kinh ngạc đến nỗi họ bàn tán với nhau: "Thế nghĩa là gì? Giáo lý thì mới mẻ, người dạy lại có uy quyền. Ông ấy ra lệnh cho cả các thần ô uế và chúng phải tuân lệnh!" (28) Lập tức danh tiếng Người đồn ra mọi nơi, khắp cả vùng lân cận miền Ga-li-lê.

 

 

2.2 Trong ba bài Thánh Kinh trên, chúng ta khám phá ra Thiên Chúa là Đấng nào?   

 

      (1) Thiên Chúa mà Sách Đệ nhị luật muốn tŕnh bày là một Đấng Thiên Chúa quan tâm đến nguyện vọng và tŕnh độ của dân Ít-ra-en là dân riêng của Chúa. Thiên Chúa đă dùng Mô-sê mà hướng dẫn, bảo vệ và cứu thoát dân. Rồi Người đă dùng nhiều người khác nữa, cũng xuất thân từ trong hàng ngũ con dân Ít-ra-en làm “phát ngôn viên” hay ngôn sứ cho Người. Nhiệm vụ và cũng là sứ mạng của ngôn sứ là nói lời Thiên Chúa!

 

       Vị ngôn sứ mà đoạn Thánh Kinh này loan báo là chính Đức Giêsu Nagiarét là Đấng sẽ đến trần gian vào ngày giờ Thiên Chúa đă định. Người chính là Lời Thiên Chúa nên Người là Đại Ngôn Sứ, Ngôn Sứ Số Một của Thiên Chúa!

 

      (2) Trong đoạn thư 1 Cr 7,32-35 Thánh Phaolô không nói trực tiếp về Thiên Chúa mà nói về cách tốt nhất mà con người có thể sống với Thiên Chúa: đó là toàn tâm toàn ư với Thiên Chúa, trọn vẹn thuộc về Thiên Chúa! Thánh Phaolô rút từ kinh nghiệm đời thường: một người có vợ có chồng th́ thường khó toàn tâm toàn ư với Thiên Chúa v́ người đó phải dành thời giờ và công sức để làm đẹp ḷng người phối ngẫu của ḿnh, để lo việc đời. C̣n những người không có vợ có chồng (độc thân, góa bụa hay trinh nữ) th́ dễ toàn tâm toàn ư với Thiên Chúa hơn, dễ thuộc trọn về Thiên Chúa hơn.

 

      (3) Thiên Chúa mà Thánh Máccô muốn giới thiệu với thế giới trong đoạn Phúc Âm Mc 1,21-28 là Đức Giêsu Nagiarét, Đấng giảng dậy có uy quyền và trừ dẹp thần ô uế cách hiệu quả, khiến những người nghe và chứng kiến phải kinh ngạc và trầm trồ khen ngợi: "Thế nghĩa là gì? Giáo lý thì mới mẻ, người dạy lại có uy quyền. Ông ấy ra lệnh cho cả các thần ô uế và chúng phải tuân lệnh!"

 

       Sở dĩ Đức Giêsu Nagiarét làm được như thế là v́ Người là Vị Đại Ngôn Sứ của Thiên Chúa và Ngài được Thánh Thần ngự trên và xức dầu tấn phong để Ngài thực hiện sứ mạng rao giảng Tin Mừng cho người nghèo, cứu giúp những người khốn khổ, giải phóng những người bị áp bức và bị giam cầm và công bồ năm hồng ân của Thiên Chúa (xem Lc 4,18-19).

 

2.3 Qua ba bài Thánh Kinh trên, Thiên Chúa muốn gửi sđiệp ǵ cho chúng ta?    

 

     Sứ điệp của Lời Chúa hôm nay là: Hăy tin và đón rước Vị Đại Ngôn Sứ mà Thiên Chúa gửi đến cho nhân loại là Đức Giêsu Nagiarét. Tin và đón rước Người có nghĩa nghe theo lời Người dạy bảo, hướng dẫn. Tin và đón rước Người c̣n có nghĩa là để Người hành động trong tâm hồn và trong cuộc sống của chúng ta, để chúng ta toàn tâm toàn ư với Thiên Chúa, hoàn toàn thuộc trọn về Thiên Chúa giống như Người. Khi ấy chúng ta cũng trở thành ngôn sứ của Thiên Chúa!

 

III. SỐNG LỜI CHÚA HÔM NAY

 

     Muốn sống sứ điệp Lời Chúa Chúa nhật IV Thường Niên Năm B, chúng ta cần thực hiện hai việc sau:

 

      1. Tin Đức Giêsu là Vị Đại Ngôn Sứ của Thiên Chúa + Đón rước Người + Nghe lời Người + Để Người hành động nơi/trong chúng ta bằng Thánh Thần và để Người đào tạo chúng ta thành các ‘ngôn sứ’ của Thiên Chúa (1).

 

      2. Tập sống dũng cảm, bất khuất, chấp nhận thua thiệt, mất mát để nói lời Thiên Chúa và làm chứng tá cho lời ấy.

 

 

IV. CẦU NGUYỆN  

       

      Lạy Thiên Chúa Cha là Đấng đă ban cho dân Chúa các ngôn sứ, nhất là Vị Đại Ngôn Sứ là Chúa Giêsu Kitô để Lời Chúa được mọi người tuân giữ. Chúng con cảm tạ ngợi khen và chúc tụng Cha.

      Lạy Chúa Giêsu Kitô, Chúa đã được Cha sai đến trần gian với tư cách là Đại Sứ  của Cha để  nói lời của Cha cho chúng con. Chúng con cảm tạ ngợi khen và chúc tụng Chúa! Chúa lại c̣n cho chúng con tham dự vào chức vụ Ngôn Sứ của Chúa.  Chúng con cảm tạ ngợi khen và chúc tụng Chúa! Xin Chúa ban cho chúng con ơn hiểu, sống và rao giảng Lời Chúa để nhiều người được Ơn Chúa cứu độ.

    Lạy Chúa Thánh Thần, là Thần Khí của Thiên Chúa, là  Đấng luôn ngự  trên và trong Chúa Giêsu Kitô. Chúng con cảm tạ ngợi khen và chúc tụng Chúa! Chúng con xin Chúa hăy luôn ở cùng chúng con để giúp chúng con trở thành các ngôn sứ tín trung phục vụ Thiên Chúa và con người.  Amen!

 

Giêrônimô Nguyễn Văn Nội. 

 

Sàig̣n ngày 15.01.2006

 

………………

Chú thích   

 

(1) Khi nghiên cứu về các ngôn sứ trong Cựu Ước, Rabbi Abraham Joshua Heschel (The Prophets, New York: Harper & Row, 1962) đã khám phá một số nét nổi bật của các ngài.

 

1. Ngôn sứ là những người cực kỳ nhạy bén trước cái ác, trước bất công. Đối với ta, một hành động như lừa lọc trong kinh doanh hay bóc lột người nghèo có thể coi là chuyện nhỏ nhưng với các ngôn sứ, đó là cả một tai hoạ. Hãy thử nhớ đến những lời đanh thép của Amos:

"Hãy nghe đây, hỡi những ai đàn áp người cùng khổ và tiêu diệt kẻ nghèo hèn trong xứ.

Các ngươi thầm nghĩ: Bao giờ ngày mồng một qua đi cho ta còn bán lúa;

Bao giờ mới hết ngày sa-bát để ta bày thóc ra?

Ta sẽ làm cho cái đấu nhỏ lại, cho quả cân nặng thêm;

Ta sẽ làm lệch cán cân để đánh lừa thiên hạ.

Ta sẽ lấy tiền bạc mua đứa cơ bần,

Đem đôi dép đổi lấy tên cùng khổ;

Cả lúa nát gạo mục, ta cũng đem ra bán..."   (8, 4-6).

 

2. Vì nhạy bén trước bất công nên ngôn sứ cũng là người cảm nhận hết sức sâu sắc nỗi đau của con người. Cũng vì thế, tiếng nói của các ngài là tiếng nói thay cho cơn hấp hối câm lặng của người nghèo. Tiếng nói của các ngài vọng lại cơn giận dữ của Thiên Chúa. Lời của các ngài không hề xoa dịu nhưng gây shock! Ví dụ, ngôn sứ Giêrêmia đứng ở cửa Đền thờ mà giảng: "Các ngươi ỷ lại vào những lời dối trá vô giá trị. Trộm cắp, giết người, ngoại tình, thề gian, đốt hương tế thần Ba-an và đi theo các thần lạ các ngươi không biết, rồi lại vào nhà này, nơi danh Ta được kêu khấn, đến trước mặt Ta mà nói: "Chúng ta được an toàn!" sau đó cứ tiếp tục làm những điều ghê tởm ấy. Thế nghĩa là gì?" (Gr 7, 8-10).

 

3. Các ngôn sứ là những người thách đố mọi thứ ngẫu tượng, kể cả những định chế  và niềm tin tôn giáo, cũng như những con người được coi là thánh thiêng. Giêrêmia kêu lên: "Đừng ỷ vào những lời giả dối: Đây là đền thờ của Chúa, đền thờ của Chúa... Chớ có tin vào những lời lường gạt đó" (7, 4). Đối với các vua đã được xức dầu làm mục tử nhà Israel thì Ezekiel kêu lên: "Chiên đau yếu, các ngươi không làm cho mạnh; chiên bệnh tật, các ngươi không chữa cho lành; chiên bị thương, các ngươi không băng bó; chiên đi lạc, các ngươi không đưa về; chiên bị mất, các ngươi không chịu đi tìm. Các ngươi thống trị chúng cách tàn bạo và hà khắc" (34, 4).

 

4. Các ngôn sứ là những người cảm nhận sự cô độc và nhiều khi cả bất mãn. Cô độc vì các ngài có tầm nhìn và suy nghĩ khác với mọi người, nên mọi người và mọi sinh hoạt đều có thể trở thành đối tượng bị các ngài phê phán, từ vua chí dân, từ người đạo đức đến kẻ tội lỗi, từ hàng tư tế đến tín hữu bình thường. Cũng vì thế, các ngài bị người đời ruồng bỏ. Trong nhiều trường hợp, các ngài bị thù ghét và ám hại. Chẳng trách được Giêrêmia phải kêu lên: "Khốn cho ngày tôi được sinh ra" (20, 14). Bất mãn bởi vì "Đã 23 năm nay, lời Đức Chúa phán với tôi và tôi đã không ngừng công bố cho anh em nhưng anh em đã chẳng thèm nghe" (25, 3).

 

5. Lời các ngôn sứ là lời mang quyền năng của Thiên Chúa vì các ngài cảm nghiệm được tấm lòng (pathos) của Thiên Chúa. Đối với các ngài, Thiên Chúa không phải là Hữu Thể trừu tượng nhưng là Thiên Chúa của giao ước, một Thiên Chúa dấn thân vào lịch sử nhân loại, một Thiên Chúa chọn lập trường rõ ràng trước mọi biến cố chứ không trung lập. Các ngôn sứ không chỉ nghe được tiếng Chúa mà còn cảm được nỗi lòng của Chúa. Và như thế, làm sao các ngài có thể công bố Lời Chúa cách vô cảm? Ngược lại, lời các ngài nóng như lửa và tràn đầy sức sống!

 

Chúa Giêsu là người cực kỳ nhạy bén trước cái ác, đồng thời cực kỳ nhạy bén trước nỗi đau của con người. Vì thế, ngài luôn luôn đứng về phía những người bị áp bức, những người yếu đau và bệnh tật, những người bị xã hội khinh khi và loại ra bên lề. Đồng thời, ngài thách đố mọi thứ ngẫu tượng và cơ chế, xã hội cũng như tôn giáo, nếu những cơ chế đó xúc phạm phẩm giá con người. Từ Đền thờ cho đến hàng tư tế và vua chúa đều có thể là đối tượng cho những lời phê phán rất gắt gao của Chúa Giêsu. Cũng vì thế, như các ngôn sứ thời Cựu Ước, ngài cảm nhận nỗi cô đơn quay quắt, nỗi cô đơn đã lên đến tột đỉnh trên thập giá

 

(Trích bài gợi ư tĩnh tâm cho các linh mục giáo phận Phan Thiết đầu năm 2006 của linh mục Phêrô Nguyễn Khảm).