|
Ngày 12/2: Thánh Eulalia (? – 304) Vào năm 12 tuổi bị hành h́nh bằng bánh xe và các thứ móc trước khi bị đóng đanh. Được truyền tụng là có một con chim bồ câu trắng bay ra khỏi miệng thánh nhân, sau khi thánh nhân bị chết ngạt trên một cái vạc lớn. |
“Người phong cùi phải ở
riêng ngoài trại” Chúa phán cùng Môisen và Aaron rằng: “Nếu người nào thấy da thịt ḿnh xuất hiện màu sắc khác thường, hoặc mụn nhọt hay những vết bóng láng, đó là dấu bệnh phong cùi, phải đem họ đến tư tế Aaron, hoặc đến một vị nào trong các con trai của ông”. Vậy ai mắc bệnh phong cùi, và tư tế ra lệnh phải ở riêng, th́ phải mặc áo rách, để đầu trần, lấy áo che miệng và la to rằng ḿnh mắc bệnh truyền nhiễm và ô uế. Bao lâu người đó c̣n mắc bệnh phong cùi và ô uế, họ phải ở riêng một ḿnh ngoài trại”. Lời của Chúa
Chúa là chỗ dung thân, Chúa giữ tôi khỏi điều nguy khổ. 1. Phúc thay người được tha thứ lỗi lầm, và tội phạm của người được ơn che đậy! Phúc thay người mà Chúa không trách cứ lỗi lầm, và trong ḷng người đó chẳng có mưu gian! 2. Tôi xưng ra cùng Chúa tội phạm của tôi, và lỗi lầm của tôi, tôi đă không che giấu. Tôi nói: “Tôi thú thực cùng Chúa điều gian ác của tôi, và Chúa đă tha thứ tội lỗi cho tôi. 3. Chư vị hiền nhân, hăy vui mừng hân hoan trong Chúa, và mọi người ḷng ngay hăy hớn hở reo mừng.
“Anh em hăy noi gương tôi,
như tôi đă noi gương Đức Kitô” Anh em thân mến, dầu anh em ăn, dầu anh em uống, dầu anh em làm việc ǵ khác, anh em hăy làm mọi sự cho sáng danh Chúa. Anh em đừng nên cớ cho người Do Thái, dân ngoại hay Hội thánh của Thiên Chúa phải vấp phạm. Như tôi đây, tôi cố làm hài ḷng mọi người trong mọi sự, không t́m điều ǵ lợi ích cho tôi, nhưng t́m điều lợi ích cho nhiều người, để họ được cứu rỗi. Anh em hăy noi gương tôi, như tôi đă noi gương Đức Kitô. Lời của Chúa.
“Bệnh cùi biến mất và
người ấy được sạch” Khi ấy, có một người bệnh cùi đến van xin Chúa Giêsu và qú xuống thưa Người rằng: “Nếu Ngài muốn, Ngài có thể khiến tôi nên sạch”. Động ḷng thương, Chúa Giêsu giơ tay đặt trên người ấy và nói: “Ta muốn, anh hăy khỏi bệnh”. Tức th́ bệnh cùi biến mất và người ấy được sạch. Nhưng Người nghiêm nghị bảo anh đi ngay và dặn rằng: “Anh hăy ư tứ đừng nói ǵ cho ai biết, một hăy đi tŕnh diện cùng trưởng tế và dâng của lễ theo luật Môisen để minh chứng ḿnh đă được khỏi bệnh”. Nhưng đi khỏi, người ấy liền cao rao và loan truyền tin đó, nên Chúa Giêsu không thể công khai vào thành nào được. Người dừng lại ở ngoài thành, trong những nơi vắng vẻ, và người ta từ khắp nơi tuôn đến cùng Người. Phúc Âm của Chúa.
SUY NIỆM
Vở Kịch Ba Màn
Màn Nhất
Tuần này, niên lịch phụng vụ của Giáo Hội bước sang tuần thứ 6 của Mùa Thường Niên, Phúc Âm Thánh Marcô cho chúng ta thấy Chúa Giêsu vừa mới tỏ ḿnh ra đă thu hút được rất đông dân chúng. Danh tiếng của Người đă đi vào cả những nơi hẻo lánh nhất là thế giới của người cùi. Nhưng có một điều lạ là, trong khi muốn tỏ ḿnh ra cho dân chúng và hết sức chứng thực ḿnh quả là Đấng Thiên Sai, th́ Người lại tỏ ư không muốn cho ai biết đến Người, như Người đă nghiêm nghị căn dặn người tật phong được Người chữa cho lành sạch trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này.
Theo bối cảnh của bài Phúc Âm hôm nay th́ đây là cuộc gặp gỡ riêng giữa Chúa Giêsu và người cùi, ngoài ra không có một ai, kể cả các môn đệ của Người. Nếu thành phần bị phong cùi phải sống riêng ở một chỗ hẻo lánh (xem Sách Dân Số 5:1-4), như bài đọc trích từ Sách Lê Vi hôm nay cho thấy, tức phải sống lẻ loi một ḿnh hay rủ nhau sống tập trung vào một chỗ, như trường hợp 10 người tật phong ở ranh giới Samaria và Galilêa (xem Lk 17:11-12), th́ trường hợp người cùi hôm nay là trường hợp sống lẻ loi cô độc. Vậy mà người phong cùi ở một chỗ hẻo lánh này cũng nghe thấy tiếng tăm vang dội của Chúa Giêsu, đến nỗi, theo Phúc Âm kể lại, dù chưa tận mắt thấy phép lạ Người làm hay nghe lời Người giảng, đă tự động tiến đến xin Người chữa lành cho một cách hết sức lịch sự: “Nếu Ngài muốn, Ngài có thể chữa tôi lành sạch”. Phải chăng Chúa Giêsu biết ở nơi hẻo lánh này có một con người đáng thương, nên Người cố ư t́m đến để chữa lành cho con người ấy, chứ không cần con người này phải t́m đến với Người, v́ những nơi Người đi và ở thường có đầy dân chúng th́ làm sao con người đáng thương bị xă hội tẩy chay này có thể đến với Người được.
Thái độ của vị mục tử nhân lành biết chiên của ḿnh và đi trước chiên (x Jn 10:3), đến với từng con chiên (x Lk 15:4), nhất là những con chiên lạc, như Người đă đến chờ gặp riêng chị phụ nữ Samaritanô bên bờ giếng Giacóp vào buổi trưa hôm ấy, giờ mà Người biết không có ai ở đó, ngoại trừ chị phụ nữ tội lỗi cảm thấy xấu hổ mới làng nước nên hằng ngày ra kín nước vào giờ vắng vẻ này (x Jn 4:4-7), cũng là thái độ Người tỏ ra cho cả người bị tật phong trong bài Phúc Âm hôm nay, một con người chẳng những bị cùi lở về phần xác mà c̣n bị nhục nhă về phẩm diện trước mắt thế gian nữa. Câu chuyện Chúa Giêsu gặp gỡ người cùi trong bài Phúc Âm hôm nay có thể xẩy ra vào lúc sáng sớm hay đêm khuya, những lúc tĩnh lặng mà theo thói quen Người thường âm thầm kín đáo lánh ḿnh đi cầu nguyện ở một nơi thanh vắng, như trường hợp điển h́nh được bài Phúc Âm tuần trước đề cập tới. Cuộc hội ngộ với người cùi lần này có thể đă xẩy ra vào buổi sáng, sau khi Người cầu nguyện. Nơi Người cầu nguyện có thể gần chỗ người phong cùi này ẩn trú, nhưng người này hoàn toàn không biết ǵ về sự hiện diện gần gũi của Người, cho đến khi Người t́m đến với anh ta. Tuy nhiên, cho dù tận thâm tâm có muốn ra tay cứu chữa con người đáng thương này, bề ngoài Người vẫn tỉnh bơ như không có ǵ xẩy ra, như t́nh cờ đi ngang qua chỗ ẩn trú của anh ta vậy thôi, chứ Người, ở bề ngoài và trước mặt anh ta, không tỏ ra chủ động và tích cực trước, v́ Người muốn chờ cử chỉ nhận biết và tin tưởng của con người muốn được cứu độ này. Nếu anh ta nhận biết và tin tưởng Người, th́ Người sẽ trở thành Ơn Cứu Độ cho anh ta. Quả thật, Chúa Giêsu quả t́nh muốn t́m đến với con người này, và muốn chữa lành cho con người ấy, nên vừa nghe thấy lời kêu xin của anh ta, như Phúc Âm thuật lại, “Chúa Giêsu động ḷng thương giơ tay chạm đến anh ta mà nói: ‘Tôi muốn. Anh hăy lành mạnh’. Chứng phong cùi lập tức biến mất và anh ta được chữa lành”.
Màn Hai
Đó mới là màn kịch thứ nhất trong câu truyện Chúa Giêsu âm thầm chữa lành một người phong cùi được Thánh Kư Marcô thuật lại cho Chúa Nhật tuần này. Màn kịch thứ hai đó là, sau khi được chữa khỏi chứng phong cùi và nghe căn dặn kỹ lưỡng những ǵ phải làm, những điều đă bị người khỏi cùi lở này bất tuân giữ. Có thể anh ta giữ được một nửa, ở chỗ nghe Chúa Giêsu đến tŕnh diện với vị tư tế kèm theo những lễ vật được qui định trong luật Moisen để làm chứng ḿnh được khỏi phong cùi (x Lv 14:2-32), nhưng nửa trước anh ta không thể tuân giữ nổi. V́, trước hết, anh ta không thể không nói thật cho vị tư tế nghe những ǵ đă xẩy ra cho anh ta, nhất là về nhân vật phi thường đă chữa lành cho anh ta. Sau nữa, cho dù anh ta có hết sức muốn giữ miệng lưỡi chăng nữa, chẳng nhẽ về nhà, trước mặt gia đ́nh và dân làng đă từng quen biết anh ta, hạch hỏi anh ta, anh ta lại có thể tự động từ một người bị phong cùi trở thành một con người bị câm điếc. Dù sao sự kiện vừa đi khỏi đó anh ta liền rao truyền việc sạch cùi của anh ta, như bài Phúc Âm hôm nay ghi nhận, cũng khách quan cho thấy nỗi cùng cực của anh trong thời gian bị cùi ra sao, giờ đây đột nhiên được khỏi anh không thể nào không reo lên, không nhẩy cuống lên, không sướng điên lên.
Phải công nhận là Chúa Giêsu đă bảo con người làm một việc hết sức khó khăn và oái oăm. Khó khăn ở chỗ nó trái ngược với tâm lư, v́ một khi vui mừng con người bao giờ cũng có khuynh hướng bày tỏ để truyền đạt niềm vui ấy ra. Câu “ḷng đầy mới trào ra ngoài miệng” (Mt 12:34) cũng có thể áp dụng vào trường hợp này. Oái oăm ở chỗ, nhận ơn mà không được phép cao rao ơn lành ḿnh được; điều này cũng trái ngược với những ǵ Chúa Giêsu thúc giục các môn đệ của Người khi Người sai các vị đi truyền giáo: “những ǵ Thày nói với các con trong bóng tối hăy rao giảng giữa ban ngày, và những ǵ các con nghe trong âm thầm hăy công bố trên mái nhà” (Mt 10:27). Thế nhưng, cái oái oăm ở đây không hẳn về phía người thụ ơn mà là về phía người thi ân. Ở chỗ, như đầu bài đă nêu lên nhận định: “Trong khi muốn tỏ ḿnh ra cho dân chúng và hết sức chứng thực ḿnh quả là Đấng Thiên Sai, th́ Người lại tỏ ư không muốn cho ai biết đến Người”. Tại sao? Nếu điều oái oăm này là điều tối ư quan trọng đối với Chúa Giêsu th́ người được sạch phong cùi làm trái ư Người như thế có tội hay chăng? Nếu quả thật có tội, th́ biết trước việc chữa lành của ḿnh cho con người này sẽ tác hại cho anh ta hơn là sinh lợi về phần hồn của anh ta th́ tại sao Chúa Giêsu c̣n làm, như thế không phải là Người tạo nên dịp tội cho anh ta hay sao?
Thật ra Chúa phán xét con người theo ư nghĩ của họ (x. Lk 19:22). Chắc chắn người phong hủi được sạch này không cố ư hại Đấng đă thi ân cho ḿnh, và cũng không nghĩ đến hậu quả sẽ gây ra cho Người, ở chỗ làm ngăn trở việc tỏ ḿnh ra của Người, “v́ Chúa Giêsu không công khai vào phố thị được nữa”; trái lại, ngoài động lực vui mừng quá thúc đẩy anh ta phải nói ra, có thể anh ta cũng muốn mọi người nhận biết Người như anh ta nữa. Nếu quả thực là như vậy th́ người cùi được chữa lành này không có tội trước mặt Chúa. Thực sự người cùi được lành sạch này không thể nào hiểu được ư nghĩ sâu xa của Chúa Giêsu ở trường hợp riêng của anh ta. Thậm chí các môn đệ gần gũi Người cũng không hơn ǵ anh ta. Chính các vị sau này cũng đă đặt vấn đề mâu thuẫn này với Thày ḿnh, vấn đề muốn tỏ ḿnh ra lại cứ ẩn ḿnh đi (x Jn 7:1-10). Theo chiều hướng tỏ ḿnh ra của ḿnh, trước hết, Chúa Giêsu biết lúc nào, với ai và ở đâu Người cần phải làm điều tối ư quan trọng làm nên vai tṛ thiên sai của Người. Bởi v́, “là ánh sáng thế gian” (Jn 8:12), Người muốn tỏ ḿnh ra từ từ như ánh mặt trời lên, từ rạng đông ban mai cho tới chói chang chính ngọ.
Màn Ba
Đối với thành phần “tác hành theo sự thật th́ đến với ánh sáng” (Jn 3:21) chắc chắn sẽ không sợ ánh sáng, không sợ Chúa Giêsu, trái lại, đối với thành phần “hành ác th́ không dám đến gần ánh sáng, v́ sợ công việc của ḿnh bị phơi bày” (Jn 3:20), th́ sợ ánh sáng, sợ Chúa Giêsu. Thành phần “chuộng tối tăm hơn ánh sáng” (Jn 3:19) này mới là đối tượng cần ánh sáng chiếu soi, cần Chúa Giêsu tỏ ḿnh ra cho họ. Thành phần này chắc chắn không phải là thành phần dân chúng kéo đến với Người, dù ở bất cứ nơi nào, v́ họ không sợ ánh sáng, trái lại, thấy ánh sáng ở đâu họ nhào đến đó. Tới nỗi, như cuối bài Phúc Âm hôm nay diễn tả, v́ Chúa Giêsu không công khai vào thành được, họ liền từ khắp nơi kéo ra với Người, dù nơi Người ở bấy giờ là hoang địa. Vậy thành phần ấy là những ai trong dân Do Thái bấy giờ, nếu không phải là thành phần giáo quyền, thành phần tôn sư Pharisiêu, thành phần luật sĩ hay kư lục, thành phần sau này đă bị Chúa Giêsu điểm mặt thậm tệ quở trách là “mù quáng” (Mt 23:24,26; x. Jn 9:41). Sau một thời gian ngắn bắt đầu tỏ ḿnh ra, Chúa Giêsu đă thấy được phản ứng chói mắt của thành phần này. Câu Phúc Âm gần cuối khẳng định “Chúa Giêsu không thể công khai đi vào phố xá” đă nói lên sự kiện ấy, sự kiện ngầm cho thấy bắt đầu đă có những chống đối, những ghen hờn, những giận dữ nổi lên trong bóng tối của thành phần lănh đạo và tôn sư của dân chúng, một sự kiện đă được bộc lộ ngay khi Người vừa xuất đầu lộ diện ở hội đường Nazarét trước đó để chứng thực Người là Đấng được tiên tri Isaia nói tới (x Lk 4:14,18,28-30).
Không phải v́ sợ chống đối mà Chúa Giêsu muốn tránh mặt thành phần tối tăm này. Vẫn biết các Phúc Âm đều viết để làm chứng về Chúa Giêsu, thế nhưng, trong 4 Phúc Âm, nếu Ba Phúc Âm Nhất Lăm thuật lại nhiều về các phép lạ của Chúa Giêsu th́ Phúc Âm Thánh Gioan lại nhấn mạnh đến lời tự chứng của Chúa Giêsu. Theo Phúc Âm Thánh Gioan, Chúa Giêsu là ánh sáng thế gian, đến để tỏ ḿnh cho thế gian, trước hết cho dân Do Thái và tại miền đất Do Thái. Bởi thế, dù Phúc Âm này có thuật lại ít phép lạ Người làm, mà nếu có làm, Người hay làm phép lạ mà không cần phải được xin trước hay tỏ đức tin trước, song Người làm phép lạ trước để làm cho người ta tin, điển h́nh nhất là trường hợp của người mù từ lúc mới sinh (x Jn 9:35-39). Điểm đặc thù của Phúc Âm Thánh Gioan, như vừa nhận định, Chúa Giêsu thường dùng lời nói để chứng thực với riêng thành phần lănh đạo và tôn sư của dân Do Thái cũng như với chung dân chúng Người quả thực đă được Thiên Chúa là Cha Người sai Người đến. Dấu chứng để tỏ ra Người là Đấng Thiên Sai đó là, ngoài những chứng từ của Gioan Tẩy Giả và Sách Thánh c̣n có chính việc Người làm nữa (x Jn 5:31-40), những việc Người làm không phải theo ư ḿnh mà là ư Đấng đă sai (x Jn 5:30, 6:38), đến nỗi, “Người đă vâng lời cho đến chết và chết trên thập giá” (Phil 2:8), một biến cố đă được Chúa Giêsu tiên báo cho riêng các môn đệ cũng như cho chung dân Do Thái với lời khẳng định: “Khi nào các người treo Con Người lên, các người sẽ biết Tôi là ai” (Jn 8:28).
Như thế, việc Chúa Giêsu cấm không cho nói về Người, hay việc Người có vẻ không muốn tỏ ḿnh ra vào những lúc nào đó hay vào những nơi nào đó, là v́ chưa đến giờ của Người, một giờ khắc sẽ đạt đến tuyệt đỉnh của nó vào lúc Người bị treo lên, đúng như Người đă khẳng định, “Khi nào Tôi bị treo lên khỏi mặt đất, Tôi sẽ kéo tất cả mọi người lên cùng Tôi” (Jn 12:32), một lời khẳng định đă được Phúc Âm Thánh Luca chứng thực thuật lại là: “Chúa Giêsu kêu lên một tiếng lớn mà rằng: ‘Cha ơi, con xin phó linh hồn Con trong tay Cha’. Sau đó Người tắt thở. Viên đại đội trưởng (Rôma, biểu hiệu cho Dân Ngoại) thấy sự việc xẩy ra liền tôn vinh Thiên Chúa mà rằng: ‘Quả thực đây là một người vô tội’. Khi đám đông (Do Thái, biểu hiệu cho Dân Chúa) tụ lại để coi sự việc xẩy ra thấy thế liền về nhà đấm ngực ḿnh” (Lk 23:48).
Nếu bệnh cùi vẫn bị coi là dơ bẩn, xấu xa, có thể lây nhiễm, th́ trước mắt Chúa Giêsu, thành phần lănh đạo và tôn sư của dân Do Thái nói chung sống giả h́nh bấy giờ mới là những người bị phong hủi, đến nỗi, họ như nấm mộ được sơn phết đẹp đẽ bề ngoài nhưng bên trong họ đầy những thối rữa, hết sức kinh tởm (x Mt 23:27-28), đáng phải tránh cho xa, như Người đă căn dặn các môn đệ của Người coi chừng men nhóm Pharisiêu và luật sĩ (x Mt 16:6). Vậy nếu Kitô hữu chúng ta thấy ḿnh c̣n sống giả h́nh, tức sống ngược lại với Sự Thật Thần Linh, nhưng là một thứ giả h́nh dối trá, ở chỗ, cứ tưởng ḿnh ngon lành hơn kẻ khác, đến nỗi tỏ ra khinh người khác, th́ quả thực chúng ta đang mắc bệnh phong hủi rồi vậy, cần phải t́m đến với Chúa Giêsu, Đấng luôn đợi chờ chúng ta khiêm nhượng hạ ḿnh xuống chân nhận ḿnh xấu xa dơ nhớp trước nhan Người, không phải bằng lời van xin thưa cùng Người như người cùi trong bài Phúc Âm hôm nay, mà bằng thái độ được Thánh Phaolô nhắc nhở trong bài đọc thứ hai hôm nay: “Dù ăn hay uống, dù làm bất cứ điều ǵ, anh em phải làm tất cả cho vinh danh Thiên Chúa”. Phải, chỉ khi nào Kitô hữu chúng ta luôn biết sống trước nhan Chúa như thế, chúng ta mới là những con người lành sạch, và mới có thể, như người tật phong trong bài Phúc Âm hôm nay, nhất là như Mẹ Maria vô nhiễm, “ngợi khen Chúa… Đấng cứu chuộc tôi” (Lk 1:46-47).
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
CHÚA MUỐN. TA MUỐN
Trần Mỹ Duyệt
- Lậy Ngài, nếu Ngài muốn. - Ta muốn.
Xưa nay chưa một ai chế ra được thuốc chữa phong cùi. Và cũng chưa một người cùi nào được chữa lành do con người. Thế giới hôm nay với nền văn minh y khoa vượt bực cũng chỉ mới chế ra được thuốc cầm chân bệnh phong cùi. Có nghĩa là, nếu ai đó không may mắc chứng bệnh hiểm nghèo này, th́ phải dùng thuốc cho đến chết để cầm chân và không cho căn bệnh lây lan, hoặc tàn phá cơ thể của ḿnh hơn nữa.
Nhưng khi ư muốn con người ḥa nhập với ư muốn của Thiên Chúa, th́ mọi sự, kể cả bệnh phong cùi hiểm nghèo vô phương chữa trị kia cũng vẫn được chữa lành. Thánh Máccô, trong tŕnh thuật của ngài hôm nay, cho thấy, người mang bệnh cùi kia không uống một viên thuốc nào, và cũng không phải tốn công t́m thầy, t́m thuốc, nhưng chỉ một câu: “Ta muốn anh khỏi bệnh” (Mc 1:41) của Chúa Giêsu là lập tức anh đó được khỏi bệnh.
Cũng cùng một câu văn, Thánh Máccô đă ghi rằng trước khi Chúa Giêsu nói câu “ta muốn”, th́ Ngài thật sự cảm thấy xúc động: “Xúc động v́ thương xót, Chúa Giêsu giơ tay ra, động đến anh ta” (Mc 1:41). Vậy trong phạm vi Do Thái thời Ngài, và ngay bây giờ trên thế giới c̣n có biết bao người cùi, nhưng họ vẫn không được chữa lành. Không lẽ Ngài đă không c̣n “xúc động v́ thương xót” nữa sao?
Câu trả lời có thể được t́m thấy trong hai trường hợp: Mặc dầu Ngài rất xúc động và xót thương, nhưng những trường hợp Ngài không chữa lành, v́ Ngài có mục đích riêng của Ngài. Cái mà ta gọi là Ngài “muốn”. Hoặc Chúa thật sự bị bó tay không chữa lành được, và đây là do con người “muốn”. Trường hợp đối với những bệnh nhân phong cùi tâm linh.
Thật vậy, ở bất cứ trường hợp nào, để được chữa lành luôn luôn đ̣i hỏi phải có hai yếu tố: Chúa muốn và con người muốn. Chỉ có Chúa muốn không mà thôi th́ vẫn chưa đủ làm nên phép lạ. Cần phải có ư muốn của con người. Con người có muốn thấy phép lạ hay không. Chúa Giêsu giữ nguyên tắc này rất kỹ. Suốt thời gian rao giảng Tin Mừng và ngay cả bây giờ, Ngài vẫn không phá lệ. Bất cứ ai nếu muốn có phép lạ, nếu muốn Ngài chữa lành đều phải “muốn”, và dĩ nhiên, cũng phải được Ngài “muốn”. Nguyên tắc này đă được ghi rơ trong Tin Mừng. Chính Thánh Máccô sau biến cố người cùi này, đă ghi nhận về trường hợp người đàn bà bị bệnh loạn huyết để được khỏi bệnh, bà cũng phải “muốn” ḿnh được chữa lành, và bà cũng phải được Chúa “muốn” chữa lành. V́ thế, khi bà mon men chạm đến gấu áo Chúa Giêsu, th́ lập tức bà được khỏi bệnh, và Chúa Giêsu đă nói với bà: “Hỡi con, đức tin con đă chữa con. Hăy về bằng an và khỏi bệnh” (Mc 5:34). Đức tin của bà chính là ḷng muốn. Chính là muốn một cách mănh liệt sẽ được Chúa Giêsu chữa lành.
Trong đời sống tâm linh cũng như đời sống thường ngày, ai trong chúng ta cũng muốn ḿnh b́nh an, hạnh phúc, hiểu và yêu mến Thiên Chúa. Phần Ngài, Ngài cũng muốn nh́n thấy chúng ta b́nh an, hạnh phúc, biết và yêu Ngài như Ngài đáng yêu. Thế nhưng tại sao trong rất nhiều trường hợp, và có lẽ hầu hết là thế, chúng ta vẫn thấy ḿnh bất an, không hạnh phúc. Vẫn thấy mù mịt và không mến nổi Chúa.
Chúa muốn. Ta muốn. Thật vậy, ở phần đầu của tŕnh thuật, Thánh Máccô đă ghi nhận trường hợp phép lạ xẩy ra là có sự cộng tác của hai ư muốn: Ư muốn người bị phong cùi và ư muốn của Chúa Giêsu. Nhưng ở đoạn kết, th́ cũng chính người phong cùi ấy lại làm hỏng chuyện của Chúa, v́ anh ta đă “không muốn” điều Chúa “muốn”. Chúa muốn anh ta cứ im lặng mà tạ ơn Thiên Chúa đă cho ḿnh khỏi bệnh. Nhưng anh ta lại muốn “lớn tiếng” ca rao quyền năng Thiên Chúa. Sự đối chọi ấy đă làm làm cản trở công việc truyền giáo của Ngài. Tin Mừng đă ghi: “Người này ra đi và bắt đầu công khai phổ biến tin này khiến Chúa Giêsu không thể vào thành một cách công khai được” (Mc 1:45).
Chúa muốn. Ta muốn. Làm sao để Chúa và ta muốn cùng một cái, cùng một lúc, và cùng giống nhau. Kinh nghiệm cho thấy rằng, phần đông là con người thích làm theo ư muốn ḿnh, và ít khi hoặc không thích ư muốn của Thiên Chúa. Và trong tất cả những ǵ xẩy ra ngoài ư muốn của hai bên ấy, là v́ con người đă không biết Chúa muốn ǵ?! Ngược lại, con người luôn luôn ṭ ṃ muốn biết Chúa đang làm ǵ cho ḿnh. Dĩ nhiên, khi muốn biết điều này, chúng ta nghiêng về ư muốn là Chúa phải hành động như ư của chúng ta.
Trường hợp người cùi được chữa lành đă muốn lớn tiếng công khai nói về phép lạ, và hành động của anh ta làm cản bước tiến, làm cho Chúa không thể hành động một cách như ư Ngài muốn, cũng cho chúng ta thấy rơ một điều nữa là trong khi hành động v́ yêu mến Chúa, v́ muốn làm sáng danh Ngài, chúng ta phải rất cẩn thận và coi chừng, nếu không thay v́ “ư Cha thể hiện”, th́ lại là “ư con tọai nguyện”. Lúc đó cũng là lúc chúng ta làm hỏng chuyện, làm cản bước tiến của Chúa.
Nhưng làm sao biết được lúc nào Chúa muốn, và cái ǵ Chúa muốn. Các nhà tu đức và đạo đức học đă cho chúng ta một nguyên tắc để ḍ biết Chúa muốn ǵ và đâu là ư muốn của Ngài, đó là: Những cái Chúa muốn thường khác với những cái ta muốn. Đây là cái làm nên thánh giá, và mầu nhiệm thánh giá cũng chính là ở điểm này. Tuy nhiên, cũng các nhà tu đức và đạo đức học lại cho biết thêm rằng: Khi ta ôm hôn ư muốn của Chúa, cũng là lúc chúng ta thấy được hân hoan, b́nh an, và hạnh phúc!
Ngoài ra, trong tâm lư sống, sự va chạm và khác biệt trong ư muốn, chắc chắn sẽ xẩy ra giữa ta và Chúa, con người cần phải bắt chước Mẹ Maria “ghi nhận và suy nghĩ trong ḷng” (Luc 2:51). Và cũng như Chúa Giêsu, là làm theo ư muốn của Thiên Chúa. Chính Ngài đă làm như vậy khi đứng trước ư muốn của Cha Ngài dù ư muốn ấy Ngài không thích: “Lậy Cha, nếu có thể th́ xin cho con khỏi uống chén này. Nhưng đừng theo ư con, một xin vâng ư Cha” (Mt 26:39). Nói một cách khác, Ngài đă ôm hôn ư muốn của Chúa Cha.
Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa mà cũng không làm ǵ hơn là theo ư muốn của Thiên Chúa. Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa, là Mẹ Chúa Giêsu mà cũng không hiểu nổi hết ư Con. Cả hai Đấng đă tỏ ra hàng phục ư Thiên Chúa. Chúa Giêsu th́ chấp nhận uống chén Cha trao. Mẹ Maria th́ ghi nhận những ǵ ḿnh chưa biết mà cầu nguyện và suy nghĩ để làm theo. Như vậy, phần chúng ta, chúng ta sẽ hành động như thế nào mỗi khi ḿnh muốn mà Chúa không muốn, hoặc sẽ ra sao mỗi khi Chúa muốn mà ḿnh không muốn.
Noi gương khiêm nhường của Chúa Giêsu và Mẹ Maria, và bắt chước Thánh Augustine, chúng ta hăy thưa lên với Chúa trong những trường hợp ư muốn ta khác với ư muốn Ngài, hoặc ư muốn Ngài không hợp với ư muốn ta rằng: “Lậy Chúa, xin cho con biết Chúa và biết con. Biết Chúa để con yêu mến Chúa, và biết con để con chê ghét chính ḿnh con”.
ĐỨC GIÊSU CHẠNH L̉NG THƯƠNG GIƠ TAY ĐỤNG VÀO ANH …
I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ
Trong buổi gặp mặt cuối năm Ất Dậu tại Ṭa Tổng Giám Mục Sàig̣n vào sáng 24.1.2006 vừa qua, Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn đă báo một tin vui cho giáo phận Sàig̣n và Giáo hội Việt Nam là sang Năm Mới Bính Tuất, giáo phận Sàig̣n sẽ xây dựng một trung tâm chăm lo cho các bệnh nhân HIV-AIDS. Có người nghe biết tin này không khỏi thắc mắc tự hỏi: Tại sao Ṭa Tổng Giám Mục Sàig̣n lại chọn làm công việc này trong khi xă hội có nhiều nhu cầu có lẽ c̣n khẩn cấp và quan trọng hơn?
Có lẽ sau khi đọc và suy niệm các bài Thánh Kinh hôm nay chúng ta sẽ hiểu lư do tại sao giáo phận Sàig̣n có chọn lựa trên và sẽ không c̣n thắc mắc nữa.
II. LẮNG NGHE & T̀M HIỂU LỜI CHÚA TRONG BA BÀI THÁNH KINH
2.1 Lắng nghe Lời Chúa trong ba bài Thánh Kinh
(1) Bài đọc 1: Lv 13,1-2.44-46: Người mắc bệnh phong phải ở riêng ra ngoài trại ĐỨC CHÚA phán với ông Môsê và ông Aharon như sau: “Khi trên da thịt người nào phát ra nhọt, lác hoặc đốm, là những triệu chứng bệnh phong, th́ phải đưa người ấy đến với tư tế Aharon hoặc với một trong các tư tế, con của Aharon. Nếu mắc bệnh phong, th́ người ấy trở thành ô uế. Tư tế sẽ tuyên bố người ấy là ô uế; v́ người ấy bị vết thương ở đầu. Người mắc bệnh phong phải mặc áo rách, xơa tóc, che râu và kêu lên: "Ô uế! Ô uế!’ Bao lâu c̣n mắc bệnh, người ấy sẽ c̣n là ô uế. Người ấy phải ở riêng ra, chỗ ở của họ là một nơi bên ngoài trại.
(2) Bài đọc 2: 1 Cr 10,31 - 11,1: Anh em hãy bắt chước tôi, như tôi bắt chước Đức Kitô.
Vậy, dù ăn, dù uống, hay làm bất cứ việc gì, anh em hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa. Anh em đừng làm gương xấu cho bất cứ ai, dù là cho người Do Thái hay người ngoại, hoặc cho Hội Thánh của Thiên Chúa; cũng như tôi đây, trong mọi hoàn cảnh, tôi cố gắng làm đẹp lòng mọi người, không tìm ích lợi cho riêng tôi, nhưng cho nhiều người, để họ được cứu độ. Anh em hãy bắt chước tôi, như tôi bắt chước Đức Kitô.
(3) Bài Tin Mừng: Mc 1,40-45: Đức Giêsu chữa người bị phong (Mt 8, 1-4; Lc 5, 12 -16).
(40) Khi ấy có người bị phong đến gặp Đức Giêsu, anh ta quỳ xuống van xin rằng: "Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch." (41) Đức Giêsu chạnh ḷng thương giơ tay đụng vào anh và bảo : "Tôi muốn, anh hăy được sạch!" (42) Lập tức bệnh phong biến khỏi anh, và anh được sạch. (43) Nhưng Người nghiêm giọng đuổi anh đi ngay, (44) và bảo anh: "Coi chừng, đừng nói ǵ với ai cả, nhưng hăy đi tŕnh diện tư tế; và v́ anh đă được sạch, th́ hăy dâng những ǵ ông Môsê đă truyền, đễ làm chứng cho người ta biết." (45) Nhưng vừa đi khỏi, anh đă bắt đầu rao truyền và loan tin ấy khắp nơi, đến nỗi Đức Giêsu không thể công khai vào thành nào được, mà phải ở lại những nơi hoang vắng ngoài thành. Và dân chúng từ khắp nơi kéo đến với Người.
2.2 Trong ba bài Thánh Kinh trên, chúng ta khám phá ra Thiên Chúa là Đấng nào?
(1) Trong đoạn sách Lv 13,1-2.44-46 là những quy định mà Thiên Chúa truyền cho ông Môsê để ông phổ biến cho dân chúng tuân giữ: Người mắc bệnh phong bị coi là ô uế nên phải ở riêng một nơi, tách xa khỏi cộng đồng. Đi đâu người ấy cũng phải hô hoán lớn tiếng (là ḿnh ô uế) để mọi người chạy trốn. Thật không ǵ đau đớn và tủi nhục cho bằng! Nếu người mắc bệnh phong được khỏi bệnh, th́ người ấy phải t́m đến tŕnh diện với tư tế để được vị này nh́n nhận là sạch bệnh và cho phép tái nhập vào cộng đồng. Hiển nhiên là trước mặt Thiên Chúa th́ người bệnh phong chẳng ô uế hơn người khác và chẳng ô uế chỉ v́ mắc bệnh phong là thứ bệnh vế thể lư. Điều làm cho con người thành ô uế trước mặt Thiên Chúa là tội lỗi chứ không phải là bệnh này bệnh nọ. Chúng ta có thể hiểu mệnh lệnh của Thiên Chúa ở đây có ư nghĩa “ngừa bệnh” cho cộng đồng và ám chỉ những người ô uế thực sự (là tội nhân) cần phải tách ra khỏi cộng đồng.
(2) Trong đoạn thư 1 Cr 10,31 - 11,1 Thánh Phaolô không đề cập trực tiếp đến Thiên Chúa, nhưng qua các lời khuyên của ngài, chúng ta h́nh dung ra được Thiên Chúa là Đấng nào, có vị trí ra sao trong cuộc sống của Phaolô và các tín hữu.
Trước hết Thiên Chúa của Phaolô là Đấng đáng được tôn vinh bằng / qua mọi việc làm của người tín hữu. Kế đến Thiên Chúa của Phaolô là Đấng làm cho mọi người có giá trị và đáng được người khác trân trọng và phục vụ. Sau cùng Thiên Chúa của Phaolô là mẫu mực mà Phaolô và mọi tín hữu (phải) noi gương bắt chước.
Nếu nối kết bài Thánh Thư này với bài Phúc Âm th́ chúng ta có thể nói một cách cụ thể là Phaolô đă noi gương bắt chước Thiên Chúa là Đấng yêu thương hết mọi người. Phaolô đă bắt chước Chúa Giêsu Con-Một-Thiên-Chúa-xuống-thế-làm-người là Đấng chạnh ḷng thương người mắc bệnh phong khốn khổ. Mà không cchỉ chạnh ḷng thương mà Người c̣n ra tay cứu vớt, c̣n đụng tay tới người phong mà không sợ bị lây cái ô uế. Phaolô đă bắt chước Chúa Giêsu là Đấng không t́m lợi ích hay vinh danh riêng cho ḿnh mà chỉ t́m lợi ích hay vinh danh cho con người, nhất là cho những người bị khinh chê hay bị quên lăng trong xă hội. Vậy th́ các tín hữu - trong đó có chúng ta - cũng hăy noi gương bắt chước Phaolô mà trở nên giống Thiên Chúa, giống Chúa Giêsu Kitô!
(3) Thiên Chúa mà Thánh Máccô muốn giới thiệu với chúng ta trong đoạn Mc 1,40-45 là Đức Giêsu Nadarét với quyền năng đặc biệt là chữa lành bệnh tật của con người, kể cả những bệnh nan y (theo tŕnh độ y tế thời bấy giờ) như bệnh phong. Đức Giêsu chỉ cần “muốn” chữa lành là người bệnh được khỏi. Nhưng Đức Giêsu đă có một cử chỉ hết sức dễ thương là đụng tay đến người bệnh phong. Cử chỉ này chẳng ai dám làm v́ ai nấy đều sợ hăi, kinh tởm và tránh xa người bệnh.
Nhưng không chỉ có thế. Thánh Máccô muốn cho chúng ta nh́n sâu vào tâm hồn của Đức Giêsu để thấy tấm ḷng của Người nhạy bén và rung cảm trước nỗi khổ của người bệnh như thế nào. Người bệnh phong vừa khổ vừa nhục cầu cứu Chúa đă khiến Chúa chạnh ḷng thương và chạm tay vào anh để chữa lành anh.
Hơn nữa chúng ta c̣n thấy Chúa Giêsu là người tuân giữ những quy định của lể luật Môsê khi bảo người bệnh phong tŕnh diện tư tế.... để được nh́n nhận là đă được khỏi bệnh (sạch) và được tái nhập vào cộng đồng con cái nhà Ítraen.
2.3 Qua ba bài Thánh Kinh trên, Thiên Chúa muốn gửi sứ điệp ǵ cho chúng ta?
Sứ điệp của Lời Chúa dành cho chúng ta hôm nay là: hăy học - như Thánh Phaolô - cùng Thiên Chúa và cùng Chúa Giêsu Kitô mà dành cả tấm ḷng yêu thương và thực hiện những việc dấn thân thực sự (đụng tay vào) mà chăm sóc, chữa lành những người đang đau khổ về tinh thần cũng như về thể xác ở chung quanh, trong cộng đồng chúng ta.
III. SỐNG LỜI CHÚA HÔM NAY
Để sống sứ điệp Lời Chúa Chúa nhật VI Thường Niên Năm B này, chúng ta cần tự hỏi: (1o) “Chung quanh tôi, bên cạnh tôi hiện nay, ai là người đáng được tôi yêu thương, chăm sóc chữa lành?” Phải chăng đó là những bệnh nhân HIV-AIDS? Là những phụ nữ lỡ đường lạc lối? Là các cô gái mang thai mà không muốn giữ con? Là các cháu sơ sinh bị cha mẹ từ chối? Là các ông bà già không ai chăm sóc yêu thương? Là những anh chị em từ các tỉnh và nông thôn chạy về thành phố để lao động kiếm sống? Là chính người nào đó trong gia đ́nh tôi? (2o) “Trong giáo phận, giáo xứ, cộng đồng, hội đoàn tông đồ của tôi hiện nay có những công việc nào mà tôi coi thường và trốn tránh không muốn đụng tay vào, trong khi đáng lẽ ra tôi phải vén tay áo và nhúng tay đảm nhận những công việc ấy cho giáo phận, giáo xứ, cộng đồng, hội đoàn tông đồ lành bệnh và tiến triển? Sau khi đă xác định được đối tượng chăm sóc và công việc cần làm rồi, chúng ta hăy hành động như Chúa Giêsu Kitô của chúng ta!
IV. CẦU NGUYỆN
Lạy Thiên Chúa là Cha, Cha đă ban Con Một Cha là Chúa Giêsu Kitô cho nhân loại, để Người biểu tỏ một cách cụ thể và hữu h́nh, Tấm Ḷng Yêu Thương của Cha cho mọi người. Chúng con cảm tạ, ngợi khen và chúc tụng Cha. Chúng con xin Cha ban, một lần nữa, Chúa Giêsu Con Cha cho chúng con! cho xă hội và thế giới hôm nay! Lạy Chúa Giêsu Kitô, Chúa đã được Cha sai đến trần gian để chạnh ḷng thương những con người khốn khổ, để chạm tay vào nỗi bất hạnh của con người và để chữa lành và tái nhập họ vào cộng đồng. Chúng con cảm tạ, ngợi khen và chúc tụng Chúa! Chúng con xin Chúa hăy ghé mắt nh́n xem những người nghèo đói, khốn khổ của ngày hôm nay: những nạn nhân của HIV-AIDS, những bệnh nhân trên các giường bệnh, những phụ nữ bị lợi dụng t́nh dục và thân xác, những trẻ em bị bỏ rơi, những ông bà già cô đơn. Chúng con xin Chúa hăy giơ tay đụng đến tất cả những người ấy … để họ được ủi an và chữa lành. Lạy Chúa Thánh Thần, là Cha ủi an những người sầu khổ, là Đấng băng bó những tấm ḷng tan nát. Chúng con cảm tạ, ngợi khen và chúc tụng Chúa! Chúng con xin Chúa Thánh Thần giúp chúng con biết chạnh ḷng thương và chạm tay vào những anh chị em đau khổ, bệnh tật, cô đơn, để chúng con trao cho họ ánh mắt và cử chỉ yêu thương, chăm sóc để họ được ủi an và chữa lành. Chúng con xin Chúa Thánh Thần giúp chúng con dám dúng tay vào những việc ích nước, lợi dân và canh tân Giáo hội. Amen!
Giêrônimô Nguyễn Văn Nội.
Sàig̣n ngày 29.01.2006 Ngày Mồng Một Xuân Bính Tuất
|