Thứ 4

Ngày 1/3: Thánh Albinus (? – 554)

Cũng gọi là Aubin,

Làm giám mục ở Angers từ năm 529-554.

Đóng vai tṛ quan trọng trong Công Đồng Orleans III năm 538.

Được tiếng làm nhiều phép lạ.

 

 

“ĐỪNG XÉ ÁO, NHƯNG HĂY XÉ L̉NG” (1)

 

I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ      

 

      “Đừng xé áo, nhưng hăy xé ḷng” là cách nói “tượng h́nh” trong sấm ngôn của Đức Chúa mà ngôn sứ Giôen đă truyền lại cho Ítraen và Hội Thánh nhắc lại với mọi Kitô hữu. Ư nghĩa của sấm ngôn ấy là chúng ta hăy thay đổi thật sự, thay đổi từ gốc rễ, ngọn nguồn, thay đổi từ đáy ḷng chứ không chỉ thay đổi bên ngoài, nặng h́nh thức và phô trương mà sau này chính Chúa Giêsu cũng nhắc nhở những người Do Thái đương thời muốn sống theo Người .

 

II. LẮNG NGHE LỜI CHÚA

 

1. Bài đọc 1: Ge 2,12-18: Kêu gọi sám hối.

 

    (12) Đây là sấm ngôn của ĐỨC CHÚA: "Nhưng ngay cả lúc này, các ngươi hãy hết lòng trở về với Ta, hãy ăn chay, khóc lóc, và thống thiết than van." (13) Đừng xé áo, nhưng hãy xé lòng. Hãy trở về cùng ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa của anh em, bởi vì Người từ bi và nhân hậu, chậm giận và giàu tình thương, Người hối tiếc vì đã giáng họa. (14) Biết đâu Người chẳng nghĩ lại và hối tiếc mà để lại phúc lành, hầu anh em có lễ phẩm và lễ tưới rượu dâng lên ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa của anh em. (15) Hãy rúc tù và tại Xion, ra lệnh giữ chay thánh, công bố mở cuộc họp long trọng;  (16) hãy tụ tập chúng dân, mời dự đại hội thánh, triệu tập các cụ già, tụ họp đám thiếu nhi cũng như trẻ thơ còn đang bú. Tân lang hãy ra khỏi loan phòng, tân nương hãy rời bỏ phòng khuê! (17) Giữa tiền đình và tế đàn, các tư tế phụng sự ĐỨC CHÚA hãy than khóc và nói rằng: "Lạy ĐỨC CHÚA, xin dủ lòng thương xót dân Ngài! Xin đừng để gia nghiệp của Ngài phải nhục nhã và nên trò cười cho dân ngoại! Chẳng lẽ các dân lại được cớ mà nói: Thiên Chúa của chúng ở đâu rồi?"

 

2. Bài đọc 2: 2 Cr  5,20-6,2: Hăy làm ḥa với Thiên Chúa.

 

    (5,20) Vì thế, chúng tôi là sứ giả thay mặt Đức Kitô, như thể chính Thiên Chúa dùng chúng tôi mà khuyên dạy. Vậy, nhân danh Đức Kitô, chúng tôi nài xin anh em hãy làm ḥa với Thiên Chúa. (21) Đấng chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã biến Người thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta, để làm cho chúng ta nên công chính trong Người.

 

    (6,1) Vì được cộng tác với Thiên Chúa, chúng tôi khuyên nhủ anh em : anh em đã lãnh nhận ân huệ của Thiên Chúa, thì đừng để trở nên vô hiệu. (2) Quả thế, Chúa phán rằng: Ta đã nhận lời ngươi vào thời Ta thi ân, phù trợ ngươi trong ngày Ta cứu độ. Vậy, đây là thời Thiên Chúa thi ân, đây là ngày Thiên Chúa cứu độ.

 

3. Bài Tin Mừng: Mt 6,1-6.16-18: Bố thí và ăn chay cách kín đáo - cầu nguyện nơi kín đáo.

 

      (1) "Khi làm việc lành phúc đức, anh em phải coi chừng, chớ có phô trương cho thiên hạ thấy. Bằng không, anh em sẽ chẳng được Cha của anh em, Đấng ngự trên trời, ban thưởng. (2) Vậy khi bố thí, đừng có khua chiêng đánh trống, như bọn đạo đức giả thường biểu diễn trong hội đường và ngoài phố xá, cốt để người ta khen. Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi. (3) Còn anh, khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm, (4) để việc anh bố thí được kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh.

 

     (5) "Và khi cầu nguyện, anh em đừng làm như bọn đạo đức giả: chúng thích đứng cầu nguyện trong các hội đường, hoặc ngoài các ngã ba ngã tư, cho người ta thấy. Thầy bảo thật anh em: chúng đã được phần thưởng rồi. (6) Còn anh, khi cầu nguyện, hãy vào phòng, đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh.

 

     (16) "Còn khi ăn chay, anh em chớ làm bộ rầu rĩ như bọn đạo đức giả: chúng làm cho ra vẻ thiểu não, để thiên hạ thấy là chúng ăn chay. Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi. (17) Còn anh, khi ăn chay, nên rửa mặt cho sạch, chải đầu cho thơm, (18) để không ai thấy là anh ăn chay ngoại trừ Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh.

 

III. Một vài suy nghĩ cho Mùa Chay 2006 nÀy

 

1. Suy nghĩ thứ nhất: Từ bố thí cho người nghèo đến đấu tranh chống nghèo đói, bất công.

 

Trong xã hội Do Thái vào thời Đức Giêsu cũng đã có hố ngăn cách giữa người giầu và người nghèo và cũng đã có nhiều bất công xã hội. Nhưng không thể so sánh với thế giới ngày nay, vì hố ngăn cách giầu nghèo và bất công xã hội là một "điểm đen" lớn nhất của thời đại hiện nay. Chúng ta không có gì phải ngạc nhiên khi thấy Giáo hội triển khai giáo huấn Lời Chúa mà nhấn mạnh rất nhiều đến trách nhiệm biến đổi xã hội và thay đổi cơ chế bất công. Vào những năm 30 thời Công nguyên, bố thí tiền của cho người nghèo đói, túng thiếu là một hành vi bác ái được chính Đức Giêsu giảng dạy. Cũng giáo huấn về bố thí ấy, ngày nay Giáo hội dạy chúng ta không chỉ giúp người nghèo có cơm ăn áo mặc mà chúng ta c̣n phải đứng về phía người nghèo để yêu và thương bênh vực họ, chống lại nạn nghèo đói, bóc lột, bất công đang làm họ mất phẩm giá làm người.

 

Báo Thanh Niên số cuối tuần ra ngày Chủ nhật 19.2.2006 có bản tin đáng suy nghĩ như sau: “Tại cuộc họp thường niên của Hiệp Hội v́ sự tiến bộ khoa học Mỹ hôm 17.2, các nhà khoa học cảnh báo thế giới sẽ có thêm 100 triệu người bị đói vào năm 2015 nếu chính phủ các nước phát triển không có những hành động ngăn chặn đói nghèo kịp thời. Theo các nhà khoa học, mặc dù có nhiều tiến bộ trong việc sản xuất lương thực ở những năm 1960-1970 nhưng cứ 1 phút lại có 10 đứa trẻ trước tuổi đi học bị chết v́ suy dinh dưỡng và con số này vẫn chưa thay đổi kể từ đầu thập niên 80.”

 

2. Suy nghĩ thứ hai: Từ cầu nguyện mang tính cá nhân đến cầu nguyện mang tính toàn cầu.

 

Vào thời Đức Giêsu khi nói đến cầu nguyện người ta nghĩ đến lời cầu nguyện cá nhân hay cộng đoàn kẻ tin. Ngày nay lời cầu nguyện của Kitô hữu phải mang chiều kích toàn cầu. Vì lời cầu nguyện của chúng ta phải chứa đựng tâm tư, khát vọng, số phận của hằng triệu, thận chí hàng tỷ, con người cơm không đủ ăn, nước không đủ uống. Lời cầu nguyện của chúng ta ngày nay không chỉ dừng lại ở ý chỉ và lời cầu xin, mà còn phải bao hàm cả hành động đấu tranh cho người nghèo và người bị gạt ra ngoài lề xã hội, cho hố ngăn cách giữa giầu nghèo được rút ngắn lại, cho thế giới có công lý và hòa bình, cho phẩm giá con người được tôn trọng.

 

3. Suy nghĩ thứ ba: Từ ăn chay là nhịn ăn nhịn uống đến tự nguyện khước từ địa vị, quyền bính, danh vọng, lạc thú và nhất là chia sẻ của cải vật chất.

 

Trong lãnh vực ăn chay, nếu so sánh hai thời điểm thập niên 30 của thế kỷ thứ nhất với những năm đầu thế kỷ 21 này cũng có một bước tiến rất dài. Ngày xưa ăn chay chủ yếu là nhịn ăn, nhịn uống một hai ngày hoặc dài lắm là 40 ngày của Mùa Chay và là hãm mình ép xác. Còn ngày nay ăn chay thật sự là dám tự nguyện khước từ địa vị, quyền bính, danh vọng, lạc thú và nhất là chia sẻ của cải vật chất với những người túng thiếu. Vì, như lời Thánh Phaolô gởi cho Timôthê (2) mà Đức Gioan Phaolô II đã lấy lại:

 

"Cội rễ sinh ra mọi điều ác là lòng ham muốn tiền bạc, vì buông theo lòng ham muốn ấy, nhiều người đã lạc xa đức tin và chuốc lấy bao nỗi đớn đau xâu xé Bóc lột người khác, thờ ơ trước đau khổ của anh chị em mình, và vi phạm những luật luân lý cơ bản, đó chỉ là vài hậu quả của lòng ham muốn tìm kiếm lợi lộc" (3).

 

       Vì thế mà ngôn sứ Giôen mới kêu gọi sám hối bằng lời bất hủ: "Đừng xé áo, nhưng hãy xé lòng." Xé áo là việc tương đối dễ, nhưng xé lòng mới là việc khó, mới là điều cơ bản. Xe áo là thay đổi bên ngoài, là thay đổi cái vỏ c̣n xé lòng là thay đổi bên trong tức thay đồi tư duy, cách nghĩ và cách làm, là tự nguyện từ bỏ những thực tại có giá trị nhưng nguy hiểm cho phần hồn như giầu sang, danh vọng, quyền bính.

 

Sống sứ điệp Lời Chúa hôm nay thì trước hết chúng ta phải đi ngược lại với xu hướng tự nhiên của con người, nhất là của người thời nay: đó là xu hướng thích nhận hơn là thích cho, thích thu gom hơn là chia sẻ. Xu hướng tự nhiên này, nếu không được kiểm soát và kiềm chế, sẽ đưa con người đến chỗ thờ ơ với đau khổ của anh chị em mình, vi phạm những luật luân lý cơ bản và bóc lột người khác.

 

Kế đến, sống Sứ điệp Lời Chúa hôm nay là chúng ta sống theo tiếng nói nội tâm tận đáy lòng thôi thúc mỗi người chúng ta thiết lập mối tương quan yêu thương với tha nhân và sẵn sàng trao ban chính mình cho kẻ khác để chúng ta được nên hoàn thiện.

 

Sau cùng, sống Sứ điệp Lời Chúa hôm nay là chúng ta đáp lại tiếng mời gọi thiết tha của Thiên Chúa và của Đức Giêsu Kitô là Đấng đã trao ban tất cả cho chúng ta, kể cả chính Mình Người và Con Một yêu dấu của Người vì yêu thương chúng ta.

 

4. Suy nghĩ thứ tư: Tình yêu của Đức Kitô là nguồn sức mạnh và là gương mẫu.

 

Đức cố Giáo ḥang Gioan Phaolô II đă khẳng định: "Nỗ lực cổ võ công bình của Kitô hữu, sự dấn thân của họ trong việc bênh vực những người cô thế cô thân, những công việc nhân đạo trong việc cung cấp bánh ăn cho người đói khát và việc chăm sóc cho người bệnh tật khi đáp lại mọi cơn cùng khốn và nhu cầu, tìm được sức mạnh trong kho tàng duy nhất và vô hạn của Tình yêu là sự dâng hiến trọn vẹn của Đức Giêsu cho Chúa Cha. Người tín hữu được mời gọi bước theo dấu chân của Đức Giêsu Kitô, Thiên Chúa thật và người thật, Đấng, khi hoàn toàn vâng phục ý muốn của Chúa Cha, đã tự hủy (4) và khiêm tốn ban tặng chính mình cho chúng ta trong một tình yêu xả kỷ và trọn vẹn, cho đến chết trên thập giá. Núi Canvê loan báo cách hùng hồn sứ điệp về Tình yêu của Ba Ngôi đối với con người thuộc mọi thời đại và dân nước" (5).

 

IV. CẦU NGUYỆN  

 

Lạy Thiên Chúa là Tình Yêu, chúng con biết rằng Chúa muốn chúng con đáp lại Tình Yêu của Chúa bằng sự thay đổi lòng trí và cách sống của chúng con. Chúng con biết rằng Chúa muốn chúng con sống giống như Chúa, có nghĩa là có những tâm t́nh, lời nói và hành động như Chúa! Nhưng Chúa biết chúng con yêu thích chức quyền, danh vọng và ham muốn của cải, lợi lộc cũng như chúng con bám víu vào cách sống ích kỷ của chúng con như thế nào!

 

Chúng con tha thiết nài xin Chúa ban cho chúng con Sức Mạnh Vô Biên là Tình Yêu Xả Kỷ Vị Tha của Chúa Giêsu Kitô, Con Chúa, Chúa chúng con, để chúng con có thể "xé lòng" chứ không chỉ "xé áo" trong Mùa Chay 2006 này, mà dấn thân phục vụ và bênh vực những người bị thiệt thòi trong xã hội Việt Nam hôm nay, chống lại cảnh nghèo đói, thay đổi cơ chế bất công  và tính ích kỷ của những người trong gia đình và xung quanh chúng con.                        

  

      Giêrônimô Nguyễn Văn Nội.                                               

      Sàig̣n ngày 16.02.2006

………….

Chú thích:

(1) Bài này đă được viết đầu Mùa Chay năm 2003. Nay có sửa và bổ sung cho tốt hơn nhằm chia sẻ với quư bạn đọc Trang Sống Lời Chúa Hôm nay.

(2) Tm 6,10.

(3) Sứ Điệp Mùa Chay 2003 của Đức Giáo hoàang Gioan Phaolô II, số 2.

(4) x. Pl 2, 6tt.

(5) Sứ Điệp Mùa Chay 2003 của Đức Giáo hoàang Gioan Phaolô II, số 3.

 

TÂM LƯ CHAY TỊNH

 

Trần Mỹ Duyệt

 

“Chúa ơi! Quỉ ma th́ tinh quái, tấm thân này ươn ái, lại non nớt vô tài”.

 

Bài hát này đối với nhiều người chắc đă hát và nghe hầu như thuộc ḷng, đặc biệt là vào những mùa chay. Lời ca mang chúng ta về với một tâm lư hết sức thực tế và gần gũi với con người tự nhiên của riêng ḿnh. Nó lột trần và cho biết rơ ràng ranh giới của con người tự nhiên và con người tâm linh của ḿnh. Giữa thân xác và linh hồn. Giữa thần linh và xác thịt. Điều này không chỉ đúng ở suy tư trừu tượng, mà đúng ngay trong thực hành hằng ngày. Chúng ta có thể hiểu được chân lư này không chỉ bằng những suy luận có tính cách trừu tượng, mà c̣n do những ǵ ḿnh đă thấy và đă cảm.

 

TẤM THÂN NÀY ƯƠN ÁI

 

Bản thân tôi, trước đây cũng đă nhiều lần ăn chay. Không những ăn chay một ngày, mà c̣n ăn chay 2 hoặc 3 ngày vào những dịp đặc biệt. Ăn chay với tôi lúc ấy không thành vấn đề. Nó là “chuyện nhỏ”. Nhưng khi vài chiếc tóc trên đầu bắt đầu điểm chút mầu sương tuyết, và khi chứng cao máu, cao mỡ, tiểu đường bắt đầu gơ cửa tấm thân tôi, lúc đó tôi mới thấy sự chịu đựng và can đảm hy sinh trong những dịp chay tịnh không phải là dễ dàng. Nó không c̣n là “chuyện nhỏ” nữa, mà là “chuyện đáng quan tâm và lưu ư”.

 

Khi chứng cao mỡ, cao máu và tiểu đường bắt đầu, cũng là lúc con người tôi dễ mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, và “chóng đói” nữa. Cứ tưởng rằng ḿnh có thể làm chủ cái dạ dầy ḿnh một cách tự tin, tự đắc, nào ngờ những triệu chứng mà tôi vừa kể thay nhau tấn công, khiến một ngày nhịn ăn, hay không ăn là một ngày “vất vả” và “mệt nhọc”. Và cũng từ đó, tôi cảm thấy những ngày ăn chay không những dài ra, khó khăn hơn mà c̣n khó chịu nữa. Những dịp này, tôi thích câu: “Hăy xé ḷng, đừng xé áo”, mà tôi có thể cắt nghĩa một cách dệu dạo là chỉ cần chay tịnh tinh thần thôi, đâu cần phải chay tịnh thể xác. Chỉ cần ḿnh sống đàng hoàng một ngày sống th́ quá đủ hơn là chay tịnh mà lại không sống đàng hoàng tử tế. Với lối ngụy biện này, nhiều hôm tôi xuưt mất chay, và nhiều hôm tôi thật sự mất chay.

 

Làm sao chúng ta có thể chay tịnh tinh thần một cách dễ dàng mà lại không cần đến chay tịnh thể xác? Làm sao chúng ta có thể thấy ḿnh nhẹ nhàng, thanh thoát mà nguyện ngắm, cầu nguyện và tham dự các bí tích trong khi cái bụng của ḿnh nặng nề, kềnh càng, ọc ạch đầy bia, rượu, thịt, cá và trăm thứ ngổng ngang trong đó. Làm sao chúng ta có thể thanh thoát tâm hồn khỏi những mời gọi, cám dỗ vật chất, dục vọng khi mà con người tự nhiên của ḿnh, con người của ban năng trở nên nặng nề, chôn bám vào vật chất.

 

Trở lại cái tâm lư tự nhiên của con người trong một ngày chay tịnh hay trong những dịp chay tịnh, chúng ta cảm thấy có một điều hết sức rơ ràng là trong những ngày thường cơm, nước, thịt, cá, rượu, bia tuy có hấp dẫn thật, nhưng không mạnh, không mănh liệt, và không ghê gớm như những ngày chay tịnh. Trong những ngày này, tâm lư phản xạ có điều kiện và vô điều kiện như bám sát lấy con người ḿnh. Nó làm cho chúng ta trở thành đói, khát, thèm thuồng, và mệt mă.

 

Không cần cầm lấy bát cơm, ăn miếng cá, miếng thịt, hay miếng rau xào, mà chỉ cần ngửi thấy mùi cơm, mùi cá kho, mùi thịt kho, mùi rau xào đă làm cho chúng ta cảm thấy đói. Nước cường toan trong miệng cứ tiết ra, và con mắt cảm thấy láo liên, dạ dầy cồn cào, đói và đói không chịu nổi.

 

Rồi khi ngồi vào bàn ăn, trong những dịp chay tịnh cũng do phản ứng tâm lư, làm cho chúng ta khó ḷng cầm hăm con người tự nhiên. Kết quả là có nhiều người ăn no đến độ mất chay.

 

Trong một ngày chay tịnh, Giáo Hội cho phép chúng ta ăn 2 bữa sáng và chiều “đói” một chút, riêng bữa trưa th́ được phép “ăn vừa đủ no”. Hoặc bữa no, bữa đói.  Nhưng thế nào là “hơi đói” và thế nào là “vừa đủ no”. Lại một điểm tâm lư nữa làm chúng ta phải chiến đấu với đôi con mắt và cái bụng. “No bụng, đói con mắt” là một cơm cám dỗ nặng nề đối với nhiều người trong những ngày ăn chay. Và cái khó ḷng nhất là làm sao để ăn “hơi đói, và “đủ no”.

 

QUỈ MA TH̀ TINH QUÁI

 

Bạn có tin là ma quỉ có phần trong những cám dỗ này không? Tôi tin chắc là có. Chắc chắn ma quỉ xử dụng mọi yếu tâm sinh lư để chúng ta mất chay, hoặc nếu không mất chay, th́ cũng không trọn lành lắm trong những ngày chay tịnh.

 

Trước hết, chúng đem vào suy tư của chúng ta ư nghĩ cho rằng ḿnh miễn cưỡng hay bị ép buộc phải ăn chay. Nếu không ăn chay sẽ phạm tội. Và phạm tội th́ sẽ mất linh hồn. Tâm lư này là chúng ta cảm thấy ghét Giáo Hội và ghét Chúa. Chút chút ǵ cũng phạm tội. Chút chút ǵ cũng mất linh hồn. Sao mà Giáo Hội khó chịu, và Chúa khe khắt đến thế! Không lẽ những người không ăn chay đều mất linh hồn cả sao. Và đó là tâm lư chay tịnh tiêu cực, tâm lư chay tịnh miễn cưỡng. Một tâm lư đưa đến những bực bội, khó chịu. Tâm lư khiến chúng ta giữ chay một cách chiếu lệ hay miễn cưỡng. Một tâm lư làm cho những ngày chay tịnh của tôi trở thành dài lê thê, và khó giữ.

 

Khi Chúa Giêsu bảo chúng ta: “Tinh thần mau kíp, xác thịt nặng nề” (Mt 26:41), là Ngài có ư nhấn mạnh đến khía cạnh tâm lư của con người. Thật ra, nhiều người không mập mạp, có da, có thịt lắm nhưng vẫn cảm thấy nặng nề và bị cuốn hút bởi đam mê và bởi xác thịt.

 

Sở dĩ có những cám dỗ mănh liệt và con người cảm thấy sa ngă, không chỉ v́ xác thịt nặng nề, mà v́ ma quỉ trong những cơn cám dỗ, cố t́nh và bằng những xảo thuật của chúng nhằm ảnh hưởng đến tâm lư con người, khiến những cái tầm thường trở thành khác thường, những cái nhỏ nhoi trở thành lớn lao, và những cái không đáng kể trở thành đáng kể. Thí dụ, ngày nào tôi cũng ăn cơm và uống nước. Trong bữa ăn thường ngày vẫn có rau, có cá, có thịt... nhưng nhiều khi và nhiều ngày tôi cảm thấy chán ngán, không muốn ăn hoặc ăn không ngon miệng. Nhưng những ngày chay tịnh, những ngày ăn chay th́ lại khác. Bát cơm, miếng cá, miếng thịt, bát canh hôm nay sao hấp dẫn và ngon đến thế. Ăn không biết no, và ăn ngon một cách lạ thường. Trong yếu tố ăn ngon hôm nay, ngoài yếu tố chay tịnh, nhu cầu đ̣i hỏi của thể lư, yếu tố tâm lư và chắc chắn trong cái tâm lư chay tịnh hôm nay, ma quỉ đă khéo vẽ vời, kích thích giác quan, và ảnh hưởng đến tâm sinh lư của tôi.

 

Từ những ảnh hưởng về thể lư và tâm sinh lư ấy, đưa sang lănh vực tâm linh. Nhiều lần chúng ta đă “sa chước cám dỗ” không phải v́ đó là những chuyện nhỏ hay chuyện lớn, mà là chúng ta đă để cho Satan và ma quỉ ảnh hưởng được vào những suy tư, ước muốn thầm kín, và những đam mê của chính ḿnh. Thí dụ, b́nh thường tôi nh́n mọi người qua lại một cách tự nhiên, và không mấy quan tâm đến những chuyện khác sẩy ra trong tư tưởng hay ước muốn của ḿnh. Nhưng nếu tôi thật sự muốn “chay tịnh” tâm hồn, tức là muốn tinh tấn, thanh cao, và trong sáng những suy tư, những khát vọng của ḿnh, th́ lập tức con mắt tôi thấy những người qua lại có những dáng dấp khêu gợi, hấp dẫn và đẹp khác với b́nh thường. Tâm trí tôi khó quân b́nh và bằng an với những suy nghĩ mà bị níu kéo, và choán ngợp bởi những hấp dẫn và thôi thúc, trong đó có cả những cám dỗ về dục vọng. Và những trường hợp như vậy, sự tinh tấn và trong sạch tâm hồn của tôi bị vẩn đục v́ thử thách. Nếu tôi vượt qua được những cám dỗ này, tôi hy vọng giữ được tư tưởng và ước muốn ngay thẳng, bằng không tôi thấy ḿnh bị ch́m ngập và bị thôi thúc bằng nhiều ham muốn khác nhau.

 

Tư tưởng dẫn tới hành động và từ đó tôi t́m cách chiếm hữu. Rồi khi đă chiếm hữu th́ tôi thụ hưởng, mặc dù tôi biết cái đó là điều bất chính. Lúc đó tâm lư chay tịnh của tôi bị lợi dụng, bị bóp méo, và tôi trở thành kẻ thua cuộc.

 

CHAY TỊNH TINH THẦN

 

Tóm lại, không chỉ là một vài ngày ăn chay như thứ Tư Lễ Tro và thứ Sáu Tuần Thánh. Cũng không phải là mấy thứ Sáu trong Mùa Chay đ̣i chúng ta phải kiêng thịt. Tinh thần chay tịnh và tâm lư chay tịnh phải được chúng ta để ư và áp dụng mọi ngày trong đời sống ḿnh.

 

Chúng ta phải lấy việc chay tịnh làm việc tự nguyện và cần thiết. Một việc làm mà với sự cố gắng b́nh thường, cộng với ơn Chúa chúng ta có thể làm được. Nhờ hành động và chay tịnh, chúng ta có thể làm chủ được con người của ḿnh. Làm chủ được những đam mê của ḿnh. Và chúng ta có thể nâng cao tâm hồn ḿnh lên để gặp gỡ Chúa, để hiểu biết và yêu mến Ngài. Để chúng ta có thể nói như Thánh Phaolô nói: “Đối với tôi, sống là Đức Kitô” (Phil 1:21).

 

Nhưng để “sống là Đức Kitô”, chúng ta phải ư thức sự yếu đuối của thân xác. Sức mạnh và mưu chước quỉ ma. Khả năng nội thù của giác quan. Và chúng ta phải xin với Chúa: “Chúa ơi! Giúp con tàn lửa mến. Đủ gan mà chinh chiến. Lập công đức vững bền”. Nói một cách rất con người là bằng với ơn Chúa giúp, và khả năng tâm hồn, chúng ta phải biết hoán đổi cái tâm lư chay tịnh tiêu cực và  nặng nề thành tâm lư chay tịnh tích cực và nhẹ nhàng của ḷng mến và tự nguyện.

 


Mùa Thường Niên (tuần 8) Hậu Giáng Sinh

 

Tóm Lời Chúa

Bài Sách Thánh năm 2 (năm chẵn): 1Pet.1:18-25
Thư 1 của thánh Phêrô khuyên Kitô hữu Do Thái hăy nhận thức thân phận của họ đă được cứu bằng giá máu vô giá của Chúa Kitô, và việc họ được tái sinh là nhờ hạt giống không hư nát nơi lời Chúa là phúc âm.

18 Anh em hăy biết rằng không phải nhờ những của chóng hư nát như vàng hay bạc mà anh em đă được cứu thoát khỏi lối sống phù phiếm do cha ông anh em truyền lại.19 Nhưng anh em đă được cứu chuộc nhờ bửu huyết của Con Chiên vẹn toàn, vô tỳ tích, là Đức Ki-tô.20 Người là Đấng Thiên Chúa đă biết từ trước, khi vũ trụ chưa được dựng nên, và Người đă xuất hiện v́ anh em trong thời cuối cùng này.21 Nhờ Người, anh em tin vào Thiên Chúa, Đấng đă cho Người trỗi dậy từ cơi chết, và ban cho Người được vinh hiển, để anh em đặt niềm tin và hy vọng vào Thiên Chúa.22 Nhờ vâng phục sự thật, anh em đă thanh luyện tâm hồn để thực thi t́nh huynh đệ chân thành. Anh em hăy tha thiết yêu mến nhau với tất cả tâm hồn.23 V́ anh em đă được tái sinh, không phải do hạt giống mục nát, mà do hạt giống bất diệt, nhờ Lời Thiên Chúa hằng sống và tồn tại măi măi,24 v́ mọi phàm nhân đều như cỏ và tất cả vinh quang của họ cũng đều như hoa cỏ; cỏ th́ khô, hoa th́ rụng;25 Lời Chúa vẫn tồn tại đến muôn thuở muôn đời. Đó chính là Lời đă được loan báo cho anh em như một Tin Mừng.

Bài Phúc Aâm chung cả năm 1 và 2: Mk.10:32-45
Phúc Aâm thánh Marcô ghi lại lời Chúa Giêsu cho các môn đệ biếtvề  tương lai khổ nạn của Người, và cho riêng 2 anh em Gioan và Giacôbê biết họ cũng sẽ được uống chén với Người, Đấng đến là để phục vụ.

32 Đức Giê-su và các môn đệ đang trên đường lên Giê-ru-sa-lem, Người dẫn đầu các ông. Các ông kinh hoàng, c̣n những kẻ theo sau cũng sợ hăi. Người lại kéo riêng Nhóm Mười Hai ra, và bắt đầu nói với các ông về những điều sắp xảy đến cho ḿnh:33 "Này chúng ta lên Giê-ru-sa-lem và Con Người sẽ bị nộp cho các thượng tế và kinh sư. Họ sẽ lên án xử tử Người và sẽ nộp Người cho dân ngoại.34 Họ sẽ nhạo báng Người, khạc nhổ vào Người, họ sẽ đánh đ̣n và giết chết Người. Ba ngày sau, Người sẽ sống lại."35 Hai người con ông Dê-bê-đê là Gia-cô-bê và Gio-an đến gần Đức Giê-su và nói: "Thưa Thầy, chúng con muốn Thầy thực hiện cho chúng con điều chúng con sắp xin đây."36 Người hỏi: "Các anh muốn Thầy thực hiện cho các anh điều ǵ? "37 Các ông thưa: "Xin cho hai anh em chúng con, một người được ngồi bên hữu, một người được ngồi bên tả Thầy, khi Thầy được vinh quang."38 Đức Giê-su bảo: "Các anh không biết các anh xin ǵ! Các anh có uống nổi chén Thầy sắp uống, hay chịu được phép rửa Thầy sắp chịu không? "39 Các ông đáp: "Thưa được." Đức Giê-su bảo: "Chén Thầy sắp uống, anh em cũng sẽ uống; phép rửa Thầy sắp chịu, anh em cũng sẽ chịu.40 C̣n việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, th́ Thầy không có quyền cho, nhưng Thiên Chúa đă chuẩn bị cho ai th́ kẻ ấy mới được."41 Nghe vậy, mười môn đệ kia đâm ra tức tối với ông Gia-cô-bê và ông Gio-an.42 Đức Giê-su gọi các ông lại và nói: "Anh em biết: những người được coi là thủ lănh các dân th́ dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn th́ lấy quyền mà cai quản dân.43 Nhưng giữa anh em th́ không được như vậy: ai muốn làm lớn giữa anh em th́ phải làm người phục vụ anh em;44 ai muốn làm đầu anh em th́ phải làm đầy tớ mọi người.45 V́ Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người."

 

Suy Lời Chúa

                Ư chính của Lời Chúa qua các bài Thánh Kinh do Giáo Hội cố ư chọn lựa và sắp xếp cho phụng vụ Thánh Lễ của riêng ngày hôm nay được chứa đựng trong nội dung của Bài Phúc Aâm. Đó là lời Chúa Kitô cho các tông đồ biết về số phận trần gian sẽ được kết thúc hết sức bất hạnh của Người, Đấng “đă đến không phải để được phục vụ mà là để phục vụ, để hiến mạng sống ḿnh làm giá chuộc cho nhiều người”.

            Phải, “giá chuộc cho nhiều người” trong lời Chúa Giêsu nói đây, theo bài đọc năm 2 hôm nay, chính là “máu của Chúa Kitô vượt mọi giá: máu của con chiên vô t́ vết, vô khuyết tật, được chọn trước khi có thế gian, và v́ anh em đă được tỏ hiện ra trong những ngày sau cùng này”. Và việc “tỏ hiện” của con chiên “trong những ngày sau hết này” nhắm đến cả dân Do Thái lẫn chung nhân loại, đúng như lời của bài đọc năm 1 hôm nay: “Xin hăy làm cho mọi dân tộc khiếp sợ Ngài! Nhờ đó, họ sẽ nhận biết như chúng tôi rằng ngoài Ngài ra không có Thiên Chúa nào khác”.

            Đúng thế, chính v́ để “đức tin và ḷng cậy trông của anh em đặt ở nơi Thiên Chúa”, như bài đọc năm 2 hôm nay khẳng định, mà “con chiên đă được tỏ hiện ra trong những ngày sau cùng này”. Phần con người, cũng bài đọc năm 2 hôm nay xác tín: “nhờ tuân phục chân lư mà anh em làm cho chính ḿnh nên tinh tuyền để chân thực yêu thương anh em ḿnh”, như Đấng “đă đến không để được hầu hạ mà là hầu hạ”.

                                   

Nguyện Lời Chúa

                Lạy Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống, được xức dầu Thần Linh, đă đến trong thế gian để làm giá chuộc nhân loại. Kitô hữu chúng con đă được chính giá máu Chúa chuộc lại khi chịu Bí Tích Rửa Tội. Thế nhưng, c̣n sống trong xác thịt, chúng con vẫn có thể chiều theo lối sống bại hoại. Bởi thế, xin Mẹ Maria luôn hân hoan trong Cứu Chúa của Mẹ, giúp chúng con biết say mê uống chén của Chúa. Amen.