CHÚA NHẬT XII QUANH NĂM

 

BÀI ĐỌC I: Job 38:1, 8-11

“Sóng cồn của ngươi phải dừng lại đây”
Bài trích sách ông Giób.

Bấy giờ từ cơn gió lốc, Chúa đáp lời ông Giób rằng: “Khi nước chảy mạnh vỡ bờ như sinh ra bởi ḷng mẹ, ai đă lấy cửa mà ngăn lại, lúc Ta lấy mây làm áo che nó, và lấy u tối che phủ nó như khăn bọc con trẻ? Ta đă vạch biên giới chung quanh nó, đă đặt khung cửa và then chốt mà phán rằng: “Ngươi chảy đến đây mà thôi, không được chảy xa nữa và sóng vỗ ba đào cũng phải dừng tại đây”.

Lời của Chúa.


Đáp Ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)

Hăy tán tạ Chúa, bởi đức từ bi Người c̣n muôn thuở.

1.      Những người xuống tàu vượt biển ra khơi, làm nghề thương măi trên nơi nước cả, họ đă nh́n thấy những kỳ công của Chúa và những việc huyền diệu của Người ở chỗ thâm uyên.

2.      Chúa lên tiếng, và Người đă khiến phong ba nổi dậy, Người đă khiến cho sóng biển dâng cao. Những người đó lên tới trời xanh, xuống ḷng biển thẳm, tâm hồn họ bủn rủn trong cảnh gian nguy.

3.      Họ đă kêu cầu Chúa trong cơn khốn khó và Người đă giải thoát họ khỏi chỗ lo âu. Người đổi phong ba thành gió thổi hiu, và bao làn sóng biển đều im lặng.

4.      Họ mừng vui v́ thấy sóng biển yên và Chúa đă đưa họ cập bến ước mong. Những người đó hăy cảm ơn Chúa v́ ḷng nhân hậu, và những điều kỳ diệu của người đối với con người ta!


BÀI ĐỌC II: 2 Cor 5:14-17

“Đây mọi cái mới đă được tạo dựng”
Bài trích thơ thứ hai của Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Côrintô.

Anh em thân mến, ḷng mến của Đức Kitô thúc bách chúng ta; chúng ta xác tín điều nầy là một người đă chết v́ mọi người, vậy mọi người đều đă chết. Và Đức Kitô đă chết thay cho mọi người, để những ai đang sống, th́ không c̣n sống cho chính ḿnh nữa, mà là sống cho Đấng đă chết và sống lại v́ họ. V́ thế, từ nay chúng ta không c̣n biết ai theo xác thịt nữa. Mặc dù nếu chúng ta đă biết Đức Kitô theo xác thịt, th́ giờ đây chúng ta không c̣n biết như thế nữa. Vậy nếu ai đă trở nên một tạo vật mới trong Đức Kitô, th́ những ǵ cũ đă qua rồi, v́ đây mọi sự đều được trở nên mới.

Lời của Chúa.


(Xin mời Cộng đoàn đứng)
Alleluia, alleluia. — Ngôi lời đă làm người và đă ở giữa chúng ta. Những ai tiếp rước Người th́ Người ban cho họ quyền làm con Thiên Chúa. — Alleluia.


PHÚC ÂM: Mc 4:35-40

“Người là ai mà cả gió lẫn biển cũng đều vâng lệnh Người”
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Ngày ấy, khi chiều đến, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Chúng ta hăy sang bên kia biển hồ”. Các ông giải tán đám đông; v́ Người đang ở dưới thuyền, nên các ông chở Người đi. Cũng có nhiều thuyền khác theo Người. Chợt có một cơn băo lớn và những lớp sóng ùa vào thuyền đến nỗi sắp đầy nước. Và Người th́ ở đàng lái dựa gối mà ngủ. Các ông đánh thức Người và nói: “Thưa Thầy, chúng con chết mất mà Thầy không quan tâm đến sao”? Chỗi dậy, Người đe gió và phán với biển rằng: “Hăy im đi, hăy lặng đi” . Tức th́ gió ngừng biển lặng như tờ. Rồi Người nói với các ông: “Sao các con sợ hăi thế? Các con không có đức tin ư”? Bấy giờ các ông kinh hăi và nói với nhau rằng: “Người là ai mà cả gió lẫn biển củng đều vâng lệnh Người”?

Phúc Âm của Chúa.

_______________________________________

SUY NIÊM


CHÚA NGỦ

 

Trần Mỹ Duyệt

 

- Người ta vu oan, giáng họa cho con. Con kêu cầu Chúa minh oan và cứu con mà không thấy. Lậy Chúa. Chúa ở đâu?

 

- Trong lúc con bệnh hoạn và đau đớn v́ nhiều cách chữa trị năm này qua năm khác. Con kêu cầu Chúa mà bệnh t́nh vẫn không thuyên giảm. Lậy Chúa. Chúa ở đâu?

 

- Gia đ́nh con gặp cơn quẫn bách. Nghèo khổ và túng thiếu. Con cầu xin Chúa cho hằng ngày dùng đủ mà con cái con vẫn đói, vẫn khổ v́ nghèo túng. Lậy Chúa. Chúa ở đâu? 

 

- Thế giới đầy dẫy bạo loạn, chém giết, và hận thù khủng bố. Nhân loại đang khao khát ḥa b́nh, và mọi người đều cầu xin mà chưa thấy bóng dáng ḥa b́nh xuất hiện. Lậy Chúa! Chúa ở đâu?

 

Chúa ngủ. Thánh sử Máccô đă trả lời hộ Chúa: “Chợt có một cơn băo lớn và những lớp sóng ùa vào thuyền đến nỗi sắp đầy nước. Và Ngài th́ ở đàng lái dựa gối mà ngủ” (Mc 4: 37-38).

 

Như vậy th́ không lẽ những lúc cuồng phong, băo tố nổi lên cuốn trôi bao nhân mạng, nhà cửa như trận băo Katrina chẳng hạn Chúa cũng ngủ sao?

 

Như vậy th́ hàng loạt tấn công, khủng bố, giết người đang xẩy ra trên thế giới Chúa cũng ngủ sao?

 

Như vậy th́ trước cảnh độc tài, thống trị, đói khổ, tù đày, bất công mà nhiều dân nước đang phải gánh chịu Chúa cũng ngủ sao?

 

Chúa cũng đang ngủ. Thật vậy, Ngài ngồi trên thuyền đang lúc thuyền chao đảo ngoài khơi giữa phong ba băo táp làm cho điên đảo, hốt hoảng các môn đệ là h́nh ảnh của Ngài giữa những thử thách cá nhân và thế giới. Điều này cũng  được Thánh sử Máccô trả lời hộ cho Ngài: “Cuối cùng, họ đánh thức Ngài dậy và nói với Ngài: “Thưa thầy, chúng tôi đang sắp sửa ch́m rồi mà thầy không quan tâm đến sao?” Ngài chỗ dậy quở sóng và nói với biển: “Hăy im đi!” Gió ngừng thổi và mọi sự trở nên yên lặng. Rồi Ngài nói với họ: “Tại sao lại hoảng sợ như thế? Tại sao các anh lại yếu tin?” (Mc 4:38-40).

 

Như vậy, Chúa ngủ mà lại không ngủ. V́ Ngài ngủ nhưng không để cho các môn đệ của Ngài chết ch́m. Ngài biết có sóng to và gió lớn, nhưng sóng gió không làm hại được các môn đệ của Ngài v́ họ tin nơi Ngài, và v́ có Ngài ở trên thuyền với họ. Và như vậy, có nghĩa là khi Chúa ngủ là lúc Chúa tin tưởng ở các môn đệ và ở chúng ta. Và khi Chúa thức là Ngài tiếp tay với các ông và với chúng ta để thăng hoa đức tin và sự trưởng thành tâm linh của con người.  

 

Chúa ngủ trong ta: Thật vậy, Chúa phải tin tưởng ở các môn đệ lắm mới có thể b́nh thản nằm ngủ trên một con thuyền gặp lúc sóng to gió lớn. Các ông chẳng phải là những tay chài lưới chuyên nghiệp đó sao? Các ông chẳng phải là những người đă từng có kinh nghiệm về những lần mưa băo trên biển khi các ông đi đánh cá v́ sinh kế đó sao? Và như vậy, Ngài biết tài năng của các ông. Ngài tôn trọng và tin tưởng ở tài năng ấy.

 

Cuộc đời Kitô hữu của chúng ta mỗi khi có sóng gió nổi lên cũng là những dịp mà Chúa muốn nh́n thấy sự trưởng thành tâm linh, đức tin hành động của chúng ta. Chúng ta cầu nguyện. Chúng ta tham dự Thánh Lễ. Chúng ta rước Thánh Thể. Tất cả những việc đó để chỉ nói lên một điều là chúng ta sống, hành động và tin yêu Chúa. Nhưng nếu không có những sóng gió cuộc đời làm sao biết tŕnh độ hiểu biết, yêu mến, và tin tưởng của chúng ta đến đâu.

 

Chẳng phải là ḿnh có phúc và hănh diện v́ được Chúa tin tưởng và nghỉ ngơi trong tâm hồn và đời sống chúng ta hay sao? Chúa thường ngày bị khua động bỏi muôn tiếng kêu ca, xin xỏ. Ngài cần có những lúc thư dăn để nghỉ ngơi một chút. Như vậy, những lúc Ngài nghỉ ngơi, Ngài ngủ th́ không phải là Ngài quên chúng ta và không biết là chúng ta có thể chết ch́m. Mà là Ngài tin tưởng nơi chúng ta, một sự tin tưởng và thân thiết đến nỗi Ngài có thể đến và ngủ trong linh hồn chúng ta mà không sợ phiền hà, lo lắng dù ngay lúc biển trần bị giao động, v́ biết là chúng ta có khả năng chèo chống được với sóng gió cuộc đời. Được Thiên Chúa tin tưởng và nghỉ ngơi trong tâm hồn ḿnh, trong gia đ́nh ḿnh, như vậy chẳng phải là một ân huệ lớn lao lắm sao.

 

Chúa thức trong ta: Nhưng như Chúa đă thức dậy kịp thời, và đă cứu nguy các môn đệ như lời các ông đă xin. Ngài cũng kịp thời thức giấc và không để chúng ta phải chết ch́m. Mà làm sao có thể chết ch́m được, khi có Đấng có thể sai khiến gió và biển phải vâng lời Ngài ở trên thuyền của chúng ta: “Ngài là ai mà gió và biển cũng vâng lời Ngài?” (Mc 4:41).

 

Vậy khi Ngài thức không phải là lúc Ngài ban ơn cho ta, không phải là lúc Ngài làm cho chúng ta được vui mừng hạnh phúc. Dĩ nhiên những điều này luôn luôn xẩy ra cho tất cả những ai tin tưởng và yêu mến Chúa. Nhưng việc Ngài thức giấc chính là để tăng triển đức tin và đem lại niềm tin để chúng ta tiếp tục cuộc hành tŕnh cho đến bến bờ b́nh an.

 

“Tại sao lại hoảng sợ như thế? Tại sao các anh lại yếu tin?” (Mc 4:38-40). Đó là thái độ trưởng thành của người Kitô hữu mà Chúa muốn đ̣i hỏi nơi mỗi người chúng ta. Đó là điều mà Chúa muốn chúng ta phải làm trong lúc trời thanh, biển lặng. Không phải là một sự dễ dăi. Cũng không phải là thái độ ỷ lại vào Chúa. Ngài chỉ thức giấc truyền cho sóng gió và biển yên lặng, Ngài không thức để chèo thuyền. Việc chèo chống, việc định hướng. Việc tiếp tục cuộc hành tŕnh. Và việc đưa con thuyền đến bến là việc của những người có mặt trên thuyền, việc của chính mỗi người chúng ta.

 

“Tại sao lại hoảng sợ như thế? Tại sao các anh lại yếu tin?” (Mc 4:38-40). Tóm lại, Chúa luôn có mặt với chúng ta trong cuộc sống. Và Ngài luôn luôn hiện diện bên ta trên hành tŕnh vượt đại dương trần thế. Đôi lúc Ngài ngủ, nhưng phần đông là Ngài thức. Nhưng dù thức hay ngủ, bổn phận của mỗi người chúng ta là phải dùng tất cả khả năng, sự hiểu biết, và sức lực của ḿnh để đưa con tầu định mệnh của chính chúng ta về tới bến. Chúa không làm việc này cho chúng ta. Ngược lại, như Thánh Kinh vừa trích dẫn đôi khi Ngài c̣n ngủ quên trên thuyền của chúng ta.

 

Và Ngài làm thế v́ tin tưởng nơi chúng ta. V́ muốn để dành phần lèo lái con thuyền cuộc sống cho riêng mỗi người chúng ta. Ngài yêu thương, tin tưởng, và luôn coi trọng chúng ta. Ngài cũng là một người ở trên thuyền của chúng ta nữa. Và đây là h́nh ảnh và là ư niệm về hành tŕnh đức tin, về sống đạo, và về sự trưởng thành tâm linh mà mỗi Kitô hữu chúng ta phải đối diện trong suốt cuộc sống của ḿnh.


 

 

 

Thiên Chúa ở đâu nơi Trại Tử Thần Đức Quốc, nơi Sóng Thần Nam Á v.v.

 

 

Vẫn biết Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống là thời điểm mở đầu cho Mùa Thường Niện Hậu Phục Sinh, tiếp Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh bị cắt quăng bởi Mùa Chay, Tuần Thánh và Mùa Phục Sinh. Tuy nhiên, Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh thường được Giáo Hội mở màn bằng các Lễ Trọng vào 3 Chúa Nhật Liên, trước hết là Lễ Thánh Thần Hiện Xuống, Đấng ban sự sống, sau đó là Lễ Thiên Chúa Ba Ngôi, nguồn mạch Sự Sống, tiếp tới là Lễ Ḿnh Máu Thánh Chúa, bí tích Sự Sống, (chưa kể đến Lễ Trọng Thánh Tâm Chúa, động lực Sự Sống, bao giờ cũng được cử hành vào Thứ Sáu sau Chúa Nhật Lễ Ḿnh Máu Thánh Chúa). Chiều hướng Mầu Nhiệm Chúa Kitô Là Sự Sống mở đầu Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh bằng ba Lễ Trọng như thế, cũng được thể hiện ở bài Phúc Âm của Thánh Kư Marcô cho Chúa Nhật hay tuần lễ XII Thường Niên, ở chỗ, “caœ gió lẫn biển cũng đều vâng lệnh Người”?, một quyền lực phục sinh của Chúa Kitô, Lời Nhập Thể, một quyền lực, dù trong trường hợp được bài Phúc Âm hôm nay thuật lại Người chưa Vượt Qua, vẫn tiềm tàng nơi Người nhờ Mầu Nhiệm Ngôi Hiệp.

 

Đó là lư do việc Người chẳng những tỏ ḿnh ra trong bài Phúc Âm hôm nay đă cho thấy trước biến cố phục sinh, mà c̣n cho thấy cả trong đó việc Người tỏ ra câm nín bất lực trên cây thập tự giá, việc Người âm thầm nằm trong ḷng đất ba ngày, việc Người gieo giống rồi đi ngủ để cho kẻ thù chẳng những lợi dụng gieo cỏ ḷng vực mà c̣n nhất định không cho nhổ những thứ cỏ rất nguy hại cho lúa tốt này cho tới mùa gặt cánh chung (x Mt 24-30). Đây là Mầu Nhiệm Quan Pḥng Thần Linh theo đức tin Kitô Giáo, một mầu nhiệm mà chỉ có đức tin mới có thể giải mă và chấp nhận, ở chỗ, tin rằng Thiên Chúa là Chủ Tế muôn loài và cai quản mọi sự, tới giờ của Ngài th́ mọi sự sẽ xẩy ra, tới lúc của Ngài th́ Ngài sẽ ra tay (mà thường là lúc cuối cùng, lúc con người cảm thấy bất lực, trần gian bó tay, Ngài mới xuất hiện để cứu độ, hầu con người tin vào Ngài hơn, và không cảm thấy rằng họ là Chúa chứ không phải là Ngài). Chính v́ Ngài ngủ (chứ không phải chết) mà Ngài mới nghe được tiếng kêu cứu của họ, như các vị tông đồ trong bài Phúc Âm đă hoảng hốt la lên: “Thưa Thầy, chúng con chết mất mà Thầy không quan tâm đến sao”?

 

Tuy nhiên, thực tế đặt ra vấn đề ở đây là, việc Thiên Chúa quá im hơi lặng tiếng, nhất là trong những lúc quá khủng khiếp đối với niềm tin của con người, dường như đối với nhiều người và thật sự đối với một số người, Ngài là Vị Thiên Chúa đă chết, nếu không muốn nói chẳng có chúa bà nào cả, v́ tại sao có Ngài, một vị Thiên Chúa, qua Mạc Khải Thánh Kinh Kitô Giáo, là Đấng toàn thiện và toàn năng, mà lại có thể để cho sự dữ xẩy ra, để cho bao nhiêu nạn nhân vô tội bị thảm sát như thế chứ, chẳng hạn như đă xẩy ra ở các Trại Tử Thần Đức Quốc trong Thế Chiến Thứ Hai thuộc thế kỷ 20, hay ở cuộc Sóng Thần Nam Á vào ngày 26/12/2004?

 

Trước hết, về việc câm nín lặng thinh đến kinh hoàng của Thiên Chúa ở các trại tử thần Đức Quốc Xă hồi Thế Chiến Thứ II, chúng ta hăy đọc lại những lời của chính vị Giáo Hoàng đương kim Đức Quốc của chúng ta cảm nhận và diễn tả trong cuộc tông du mục vụ Balan cuối tháng 5/2006, khi ghé thăm trại tử thần Auschwitz, nơi đă có hai vị thánh Công Giáo là Thánh Maximilian Kolbe người Balan và Thánh Edith Stein, Theresia Benedicta a Cruce, người Đức gốc Do Thái, trước khi ngài lên đường về Rôma Chúa Nhật 28/5, nguyên văn như sau:

 

“Không thể nào nói được bất cứ điều ǵ ở nơi kinh hoàng này đây, ở nơi đă xẩy ra vô vàn tội ác chưa từng có phạm đến Thiên Chúa và con người, nhất là lại nói bởi một Kitô hữu, bởi một vị Giáo Hoàng xuất thân từ Đức. Ở một chốn như thế này th́ lời nói đành câm nín; để rồi chỉ c̣n duy nỗi lặng thinh kinh hăi – một thứ lặng thinh tự ḿnh là một lời kêu gào chân t́nh lên Thiên Chúa: Lạy Chúa, tại sao Chúa lại cứ thinh lặng chứ? Làm sao Chúa lại có thể chịu đựng được tất cả những thứ này? Bởi vậy, trong thinh lặng, chúng ta cúi đầu trước vô tận những ai đă chịu khổ cực và bị sát hại ở nơi đây; tuy nhiên việc thinh lặng của chúng ta lại trở thành một lời van xin tha thứ và ḥa giải, một lời van nài Vị Thiên Chúa hằng sống đừng bao giờ để điều này tái diễn nữa.

 

“Hai mươi bảy năm trước đây, vào ngày 7/6/1979, Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đă đứng ở nơi này. Ngài đă nói rằng: ‘Hôm nay tôi đến đây như một người hành hương. Như anh chị em biết, tôi đă đến đây nhiều lần rồi. Rất nhiều lần rồi! Và nhiều lần tôi đă đi xuống tới ngục thất tử thần của Maximilian Kolbe, dừng lại trước bức tường hành quyết, và bước đi giữa những đổ nát hoang tàn của các ḷ thiêu Birkenau. Tôi không thể nào không tới đây như một vị Giáo Hoàng’. Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tới đây như là một người con của một dân tộc, cùng với dân Do Thái, đă chịu khổ nhất ở nơi chốn này, nói chung suốt cả cuộc chiến. ‘Sáu triệu người Balan đă bị mất mạng trong Thế Chiến Thứ II, tức 1/5 dân số của quốc gia này, ngài đă nhắc nhở chúng ta như thế. Cũng ở nơi đây, ngài đă trang trọng kêu gọi tôn trọng các thứ nhân quyền và quốc quyền, như các vị tiền nhiệm của ngài là Gioan XXIII và Phaolô VI đă làm trước ngài, và thêm rằng: ‘Con người đang nói những lời lẽ này đây là … người con của một quốc gia theo lịch sử của ḿnh đă bị khổ đau rất nhiều bởi kẻ khác. Ngài nói điều này, không phải là để cáo tối mà là để tưởng nhớ. Ngài nói nhân danh tất cả những quốc gia có quyền lợi bị vi phạm và bị gạt bỏ ra ngoài…’

 

“Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đă đến đây như là một người con của nhân dân Balan. Tôi đến đây hôm nay như là một người con của nhân dân Đức quốc. Chính v́ lư do ấy mà tôi có thể làm vang vọng và cần phải làm âm vang những lời của ngài, đó là tôi không thể nào không tới đây. Tôi cần phải tới nơi đây. Đó là một nhiệm vụ trước sự thật và công lư đối với tất cả những ai đă phải chịu khổ ở nơi đây, một nhiệm vụ trước Thiên Chúa, mà đối với tôi cần phải đến đây như là vị thừa kế của Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và là một người con dân Đức quốc – một người con thuộc dân tộc bị một nhóm những tay tội ác nổi lên nắm quyền hành bằng những hứa hẹn liên quan tới cái cao cả mai hậu cùng với việc phục hồi vinh dự, nổi nang và thịnh vượng cho dân tộc , nhưng qua việc khủng bố và đe dọa, hậu quả dân tộc chúng tôi đă phải hứng chịu đó là bị sử dụng và làm dụng như công cụ cho khát vọng hủy diệt và quyền bính của họ. Phải, tôi đă không thể nào không tới nơi đây. Vào ngày 7/6/1979, tôi đă đến đây với tư cách là một vị Tổng Giám Mục ở Munich-Freising, cùng với các vị Giám Mục khác đi hộ tống Đức Giáo Hoàng này, lắng nghe những lời ngài nói và liên kết với việc nguyện cầu của ngài. Vào năm 1980, tôi đă trở lại với nơi chốn rùng rợn này với một phái đoàn đại biểu những vị Giám Mục Đức quốc, những vị cảm thấy kinh hoàng trước sự dữ xẩy ra cho nó, nhưng lại lấy làm biết ơn trước sự kiện xuất hiện một v́ tinh tú ḥa giải ở bên trên các tầng mây mù vây phủ nó. Đó cũng chính là lư do tại sao hôm nay tôi đă đến đây để xin ơn ḥa giải thứ tha – trước hết từ Thiên Chúa là Đấng duy nhất có thể mở ḷng chúng ta và thanh tẩy tâm can của chúng ta, từ những con người nam nữ đă chịu khổ đau ở nơi đây, và sau cùng nguyện xin ơn ḥa giải cho tất cả những ai, vào chính giây phút lịch sử này đây đang chịu khổ đau một cách mới mẻ bởi quyền lực của hận thù và bởi bạo lực do thù hận gây ra.

 

“Biết bao nhiêu là vấn đề được xuất phát ở nơi chốn này! Vấn đề liên lỉ hiện lên đó là Thiên Chúa ở đâu trong những ngày ấy? Tại sao Ngài lại thinh lặng chứ? Làm sao Ngài lại có thể để xẩy ra cuộc tàn sát khôn cùng này chứ, cuộc chiến thắng của sự dữ ấy chứ? Những lời của bài Thánh Vịnh 44 đă hiện lên trong tâm trí, đó là lời than văn của dân Yến Duyên về các kẻ thù địch của họ: ‘Ngài đă vùi dập chúng tôi trong hang động chó rừng, và phủ chụp tăm tối kín mít lên chúng tôi… v́ Ngài chúng tôi đá bị sát hại suốt ngày, và đă bị coi như con chiên mang đi làm thịt. Xin Ngài hăy ra tay! Ôi Chúa, tại sao Ngài lại ngủ chứ? Xin hăy tỉnh giấc, đừng măi măi bỏ mặc chúng tôi! Tại sao Ngài lại cứ ẩn mặt đi? Tại sao Ngài lại chẳng lưu ư ǵ tới nỗi đau thương và t́nh trạng bị đàn áp của chúng tôi chứ? V́ chúng tôi bị d́m xuống cát bụi; thân thể chúng tôi dính liền với mắt đất. Xin hăy vùng lên và ra tay cứu giúp chúng tôi! Xin hăy cứu chúng tôi v́ t́nh yêu trung kiên của Ngài!’ (19,22-26). Tiếng kêu thống khổ này, tiếng kêu được dân Yến Duyên dâng lên Thiên Chúa trong cảnh khổ đau của họ, trong giây phút hết sức sầu thương của họ, cũng là tiếng kêu cứu giúp của tất cả những ai thuộc mọi thời đại – hôm qua, hôm nay và ngày mai – chịu khổ v́ t́nh yêu Thiên Chúa, v́ ḷng yêu chuộng chân lư và sự thiện hảo. Họ nhiều biết bao, thậm chí ở cả thời đại của chúng ta đây!

 

“Chúng ta không thể nào nh́n thấu được dự án huyền nhiệm của Thiên Chúa – chúng ta chỉ thấy được một phần nào, và chúng ta có thể sai lầm một khi cho ḿnh là những kẻ thẩm phán của Thiên Chúa và lịch sử. Bấy giờ chúng ta không phải là kẻ đang bênh vực con người mà chỉ góp phần vào việc sụp đổ của con người mà thôi. Không – một khi tất cả những ǵ đă nói và đă làm, chúng ta cần phải tiếp tục khiêm nhượng song cương quyết kêu lên cùng Thiên Chúa rằng: Xin hăy đứng lên! Đừng quên nhân loại là tạo vật của Ngài! Và lời chúng ta kêu lên Thiên Chúa cũng phải là một tiếng kêu xuyên thấu chính tâm can của chúng ta, một tiếng kêu đánh động trong chúng ta sự hiện diện âm thầm của Thiên Chúa – nhờ đó, quyền năng của Ngài, một quyền năng Ngài đă cấy trồng nơi tâm can của chúng ta, sẽ không bị chôn vùi hay chết nghẹt trong chúng ta bởi bùn lầy của ḷng vị kỷ, của tính nhu nhược, của thái độ lạnh lùng hay của chủ trương thời cơ. Chúng ta hăy kêu lên Thiên Chúa bằng tất cả tâm can của ḿnh, vào giờ khác hiện tại này đây, khi đang đổ xuống trên chúng ta những bất hạnh mới, khi tất cả mọi mănh lực của tối tăm dường như đang xuất phát một cách mới mẻ từ tâm can nhân loại của chúng ta: một là việc lạm dụng danh Thiên Chúa như phương tiện để biện minh cho việc bạo động vô nghĩa phạm tới những con người vô tội, hai là tỏ ra chủ trương yếm thế chối bỏ việc nhận biết Thiên Chúa và nhạo cười niềm tin tưởng vào Ngài. Chúng ta hăy kêu lên Thiên Chúa, để Ngài làm cho con người nam nữ biết hoán cải và giúp họ thấy được rằng bạo động không phải là những ǵ mang lại ḥa b́nh song chỉ gây thêm bạo loạn mà thôi – gây ra một cuộc sa lầy tàn hại mà cuối cùng tất cả moị người đều là những kẻ thua cuộc. Vị Thiên Chúa mà chúng ta tin tưởng là một Thiên Chúa của lư trí – một lư trí chắc chắn không phải là một thứ toán học lạnh lùng về vũ trụ này mà là một lư trí biết yêu thương và thiện hảo. Chúng ta hăy dâng lời nguyện cầu lên Thiên Chúa và chúng ta kêu gọi nhân loại, để lư trí này, tức lư lẽ của yêu thương và việc nh́n nhận quyền lực ḥa giải và b́nh an, được thắng vượt những thứ đe dọa xuất phát từ khuynh hướng vô tri hay từ một thứ lư trí sai lạc và phi thần linh”.

 

Sau nữa, về việc câm nín lặng thinh đến kinh hoàng của Thiên Chúa ở biến cố thiên tai Sóng Thần Nam Á ngày 26/12/2004.

 

Về nguyên tắc, Thiên Chúa thực sự chủ động muốn sử dụng sự dữ để làm ích cho nhân loại. Thần học Kitô giáo rất cẩn thận về điểm này. Ở chỗ, thường sử dụng chữ “để”, “để sự dữ xẩy ra”, nghĩa là thái độ “mần ngơ” thụ động, chứ không chủ động nhúng tay vào, chủ động sử dụng chính sự dữ, nên tránh cả việc sử dụng chữ “gửi”, “gửi sự dữ đến cho”. Thật ra, như những xác tín đầu tiên trên đây cũng công nhận rằng “Thiên Chúa là Đấng Toàn Thiện không dựng nên sự dữ và không thể nào tạo nên sự dữ”, và “sự dữ phát xuất từ tội lỗi của con người, bắt nguồn từ nguyên tội, từ việc con người có tự do đă tự ư chấp nhận sự dữ”. Tuy nhiên, một khi sự dữ đă xuất hiện như cỏ lùng do kẻ thù của Ngài gây ra (x Mt 13:25,28), Thiên Chúa phải chủ động và tích cực ra tay diệt trừ nó cho con người, bằng cách, nơi Chúa Giêsu Kitô Con Ḿnh, Ngài đă trở thành tội lỗi (x 2Cor 5:21), thành một thứ đồ bị nguyền rủa (x Gal 3:13). Và, chỉ trở thành sự dữ như thế Vị Thiên Chúa vô cùng khôn ngoan và toàn năng mới làm cho con người thấy được sự chết nơi họ và của họ đă được sự sống của Ngài và nơi Ngài nuốt đi (x 1Cor 15:54).

 

Việc Thiên Chúa chủ động muốn sử dụng sự dữ để làm ích cho chung nhân loại là những ǵ rất hiển nhiên trong Thánh Kinh. Trước hết là câu Ngài tuyên bố qua miệng Tiên Tri Isaia: “Ta làm nên ánh sáng và tạo ra bóng tối, Ta làm nên phúc hạnh và gây ra khốn nạn” (45:7). Sau nữa, việc Ngài muốn (bằng cách ra lệnh cho) tổ phụ Abraham sát tế đứa con duy nhất của ḿnh là Isaac (x Gen 22:2), trước con mắt của Dân Ngoại, không phải là một điều quái ác hay sao, không phải là một hành động của một vị ác thần, một vị thần linh ăn thịt người hay sao, t́m vinh danh nơi khổ ải và chết chóc của tạo vật? Cả trong việc Ngài lệnh cho vua Saolê bắt buộc phải sát hại tất cả người lẫn vật của Amalek v́ đă cản đường đi của Dân Chúa cũng không quá tàn ác hay sao (x 1Sam 15:2-3,18-19; Ex 17:8)? Thật ra, Chúa ra tay dữ dằn với các Dân Ngoại, như dân Ai Cập, Amalek hay các dân vốn ở Đất Hứa là để cho cả Dân Ngài lẫn Dân Ngoại nhận biết Ngài qua những việc Ngài làm theo quyền năng và phép công bằng của Ngài. Trong trận lụt Đại Hồng Thủy, Thiên Chúa Hóa Công “để” cho thiên tai vô tiền khoáng hậu này xẩy ra, hay Ngài cố ư muốn gây ra biến cố ấy để thanh tẩy loài người đă quá băng hoại làm ô uế cả mặt đất (x Gen 6:5-7)?? Nếu bảo rằng Thiên Chúa được quyền dùng tai ương để trừng phạt con người tội lỗi th́ phải nói làm sao khi Ngài cố t́nh bắt chính Người Con vô tội vô cùng thánh thiện của Ngài phải uống cạn chén đắng khổ đau (x Mt 26:39 và Rm 8:32), chứ không phải chỉ “để” thập giá xẩy ra cho Người.

 

Tuy nhiên, việc Thiên Chúa thực sự chủ động sử dụng sự dữ để làm ích cho nhân loại đây, điển h́nh là trường hợp tử nạn của Chúa Giêsu Kitô, không phải là Ngài chủ động xui bẩy kẻ dữ làm bậy hay phạm tội. Không. Hoàn toàn không phải là như thế. Ở chỗ này đúng là Ngài “để” cho kẻ dữ làm bậy hay phạm tội tùy theo tự do của họ. Sở dĩ Ngài “để” xẩy ra như thế, trước hết, là v́ tự do của con người, thành phần chịu trách nhiệm về hành vi cử chỉ của họ; sau nữa, là v́ Ngài thấy rằng Ngài có thể lợi dụng sự dữ do họ gây ra để tạo nên một thiện ích lớn hơn; bằng không, sau hết, nếu sự dữ do con người gây ra không mang lại hay chưa tới lúc mang lại lợi ích hơn ít là cho chính đương sự, th́ Đấng làm chủ lịch sử con người như Ngài không để cho những sự dữ ấy xẩy ra, như nơi những vụ tự tử không thành hay những vụ thoát chết trong đường tơ kẽ tóc.

 

Trong trường hợp tử nạn của Chúa Kitô, thành phần cố t́nh nhúng tay vào việc giết Con Thiên Chúa, như hầu hết Hội Đồng Do Thái bấy giờ, cũng như thành phần trực tiếp ra tay sát hại Người, như thẩm quyền đế quốc Rôma qua Tổng Trấn Philatô và lực lượng quân đội của họ, đă được Thiên Chúa “để” cho họ phạm đến Con của Ngài, hay cho phép họ thi hành được hành động phạm thượng đáng lẽ họ không làm được (về quyền năng thể lư) và không được làm (về quyền hạn luân lư), bằng cách “để” cho “họ lầm không biết việc ḿnh làm” (Lk 23:34; x Acts 3:17), nhờ đó, chính họ, cũng có thể nhờ chính việc xấu họ làm, nhận ra Chân Lư (x Lk 23:47-48), bằng không, nếu họ biết được mầu nhiệm của Thiên Chúa, họ sẽ không dám làm như họ đă làm (x 1Cor 2:8). Đó là lư do Chúa Kitô đă minh nhiên tuyên bố: “Khi nào Tôi được treo lên khỏi mặt đất, Tôi sẽ kéo tất cả mọi người lên cùng Tôi” (Jn 12:32). Ôi, Thiên Chúa vô cùng khôn ngoan và thượng trí là dường nào! Ôi, Ngài toàn thiện và toàn năng biết bao!!

 

Phải, chỉ có một ḿnh Thiên Chúa mới là Đấng duy nhất, về phương diện luân lư, chẳng những có quyền hạn (right/authority) được làm, mà c̣n có cả quyền năng (power/ability) làm được, trong việc sử dụng phương tiện biện minh cho mục đích, tức trong việc sử dụng ngay chính sự dữ để mang lại sự lành thôi. Nếu thấy nhà của ḿnh bị hư hại không thể ở được nữa, chẳng lẽ chúng ta không có quyền phá nó đi để xây lại ngôi nhà mới. Cũng thế, việc Thiên Chúa “phá” con người cũ của nhân loại đă bị băng hoại, như ở thời Noe, bằng những sự dữ, như trận đại hồng thủy bấy giờ, dù là việc dữ hay sự dữ Ngài vẫn muốn làm và cần làm cho họ, để nhờ đó, họ mới được nên tốt hơn, mới được tái sinh bởi trời (x Jn 3:3).

 

Ngoài ra, bất cứ ai muốn nên ngang hàng với Thiên Chúa hay nên bằng Thiên Chúa (x Gen 3:3-5), trong việc tự ḿnh quyết định lành dữ (như việc hợp thức hóa vấn đề hôn nhân đồng tính chẳng hạn), cũng như trong việc tự động biến sự dữ thành sự lành (như trong việc triệt sinh an tử hay tạo sinh sao bản trị liệu chẳng hạn), họ sẽ thấy rằng những ǵ họ làm chỉ khiến cho chính họ nói riêng và xă hội của họ nói chung dần dần đi đến chỗ hỗn loạn và diệt vong mà thôi, như hiện trạng thế giới văn minh về vật chất (khoa học và kỹ thuật) cũng như về nhân bản (văn hóa và quyền lợi) ngày nay thê thảm cho thấy.

 

Chính v́ con người văn minh càng ngày càng tội lỗi và băng hoại mà Thiên Chúa đă phải sử dụng đến nhiều sự dữ khủng khiếp, không phải để trừng phạt con người cho bằng để lay tỉnh con người đang quay cuồng say men tự do thái quá của ḿnh, hay nói một cách dung ḥa hơn, để trừng phạt con người cho con người có thể bừng tỉnh. Đó là lư do, trong phần Bí Mật Fatima thứ hai, Mẹ Maria cũng đă nói đến vấn đề tai ương liên quan đến việc trừng phạt của Thiên Chúa để cứu độ con người như sau:

 

“Các con vừa thấy hỏa ngục, nơi tội nhân khốn nạn rơi xuống. Để cứu họ, Thiên Chúa muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới. Nếu những điều Mẹ dạy được thi hành th́ nhiều linh hồn được cứu rỗi và thế giới sẽ có ḥa b́nh. Chiến tranh sắp chấm dứt, nhưng nếu người ta không thôi xúc phạm đến Thiên Chúa, một cuộc chiến khốc liệt hơn sẽ bùng nổ trong đời Đức Piô XI. Khi các con thấy ánh sáng lạ lùng chiếu giữa ban đêm, th́ các con hăy biết rằng đó là điềm lạ vĩ đại Thiên Chúa muốn cho các con hay Ngài sắp sửa trừng phạt thế giới tội lỗi, bằng chiến tranh, đói khát và việc bắt bớ Giáo Hội cùng Đức Thánh Cha. Để ngăn ngừa điều này, Mẹ sẽ đến để xin dâng hiến Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ và xin rước lễ đền tạ các ngày Thứ Bảy Đầu Tháng. Nếu người ta nghe lời Mẹ yêu cầu, Nước Nga sẽ trở lại và sẽ có ḥa b́nh. Bằng không, Nước Nga sẽ truyền bá lầm lạc khắp thế giới, gây chiến tranh và bách hại Giáo Hội. Nhiều người lành bị giết, Đức Thánh Cha sẽ khổ; nhiều nước sẽ biến mất, nhưng cuối cùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ sẽ thắng. Đức Thánh Cha sẽ dâng hiến Nước Nga cho Mẹ, Nước Nga sẽ trở lại, và thế giới sẽ được hưởng một thời gian ḥa b́nh”.

 

Như thế, con người nạn nhân gặp tai ương hoạn nạn về thiên tai hay nhân tai có thể là v́ chính tội lỗi của họ, như trường hợp thành Sôđôma và Gômôra trong Cựu Ước (x Gen 18:20-21, 19:4-11,24-25), cũng có thể là vật hy sinh cho việc Thiên Chúa tỏ hiện như trường hợp người mù từ lúc mới sinh (x Jn 9:3).

 

Chính Chúa Giêsu đă xác nhận tính cách lưỡng đôi của sự dữ gây ra cho cả người vô tội lẫn có tội, khi Người trả lời cho những kẻ báo tin về vụ một số người Galilêa đă bị Tổng Trấn Philatô lấy máu của họ ḥa với các lễ tế của họ, như sau: “Quí vị có nghĩ rằng những người Galilê này tội lỗi nhất ở Galilê v́ họ phải chịu như thế hay chăng? Không phải đâu! Nhưng Tôi nói cho quí vị nghe là nếu không xám hối tất cả quí vị cũng sẽ phải chịu y như thế thôi. Hay vụ 18 người bị thác Siloe đè chết. Quí vị cho rằng họ là những người tội lỗi hơn các người ở Giêrusalem hay chăng? Chắc chắn không! Thế nhưng, tôi nói cho quí vị hay, nếu quí vị không hoán cải, tất cả quí vị cũng chịu y như thế thôi” (Lk 13:1-5).

 

Qua câu huấn đáp này, Chúa Giêsu muốn nói rằng, thành phần nạn nhân của vụ nhân tai bị Philatô đổ máu hay của vụ thiên tai bị tháp Siloe đè chết là những người vô tội, nhưng cũng có thể là h́nh phạt cho ai có tội, cho ai không biết ăn năn hối cải. Qua câu huấn đáp này, Chúa Giêsu c̣n có ư muốn nói rằng, sự dữ nhân tai hay thiên tai là những ǵ được Thiên Chúa dùng để cảnh giác con người về đời sống luân lư của họ, nhất là thành phần nghĩ ḿnh công chính hơn người, không có tội nên không bị tai ương hoạn nạn như thành phần tội lỗi xấu số.

 

Những nạn nhân của thiên tai và nhân tai, nếu là thành phần vô tội th́ là vật hy sinh được Chúa dùng để cảnh giác phần rỗi nơi anh chị em đồng loại của họ, (tất nhiên sự hy sinh của họ sẽ được Ngài đền bù cân xứng như trường hợp các Thánh Anh Hài chết thay cho Người được Phúc Âm Thánh Mathêu thuật lại ở đoạn 2 câu 16, chẳng hạn nhờ sự hy sinh vô tội của họ mà nhiều người c̣n sống sợ chết nghĩ lại sống tốt lành hơn), và nếu nạn nhân may mắn c̣n sống là thành phần thực sự có tội th́ tai ương họ trải qua chính là một thứ h́nh phạt được Thiên Chúa dùng để cứu độ họ, nếu họ biết nh́n ra dấu chỉ thời đại mà giác ngộ trở về với Ngài.

 

Từ những suy tư được căn cứ vào Mạc Khải Thần Linh trên đây, chúng ta cảm nhận được rằng: Qua biến cố nhân tai khủng bố tấn công ngày 11/9/2001 ở Hoa Kỳ, và thiên tai biển động sóng thần ở Nam Á ngày 26/12/2004, Thiên Chúa muốn lay tỉnh loài người càng ngày càng duy vật vô thần hiện đại nhớ rằng: Ngài vẫn c̣n hiện diện trong lịch sử loài người đấy, chứ chưa có chết như họ tưởng bở đâu, và Ngài là Đấng rất công thẳng, nếu không biết ăn năn thống hối, Ngài sẽ làm hết sức, kể cả bằng các thứ sự dữ do chính con người gây ra, như khủng bố và chiến tranh, để cho họ nhận biết Ngài mới thôi, chỉ v́ Ngài yêu thương họ, muốn họ nhận biết chân lư để được cứu độ.

 

Tóm lại, v́ phần rỗi của loài người, và chính v́ phần rỗi của loài người là vấn đề hệ trọng trên hết mọi sự trên thế gian này mà Thiên Chúa toàn thiện và toàn năng vô cùng khôn ngoan làm mọi cách, thậm chí sử dụng cả sự dữ, để cứu độ con người yếu đuối và mù tối vô cùng đáng thương. Đó là lư do, trong Thông Điệp T́nh Yêu Nhân Hậu gửi Các Hồn Nhỏ, Chúa Giêsu đă tâm sự với người nữ sứ giả giáo dân biệt danh Magarita ở Bỉ của ḿnh vào ngày 19/12/1973 như sau:

 

•          “Một Thiên Chúa báo oán chỉ là một người Cha tội nghiệp, khi phải trừng phạt con cái ḿnh để buộc chúng phải hồi tâm nghĩ lại”.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

Ngày 19/6/2006, ngày lên đường về thăm quê hương Việt Nam sau 31 năm xa cách