CHÚA NHẬT XIV QUANH NĂM

 

BÀI ĐỌC I: Ez 2:2-5

“Đây là nhà phản loạn, và họ sẽ biết rằng giữa họ vẫn có một tiên tri”
Bài trích sách Tiên tri Êgiêkiel.

Trong những ngày ấy, sau khi nói với tôi, thần linh nhập vào tôi, và đỡ tôi đứng dậy. Tôi nghe người nói với tôi rằng: “Hỡi con người, Ta sai ngươi đến với con cái Israel, đến với dân nổi loạn phản nghịch Ta, chúng và cha ông chúng vi phạm giao ước của Ta cho đến ngày nay. Ta sai ngươi đến để nói với những con cái dầy mặt cứng ḷng rằng: “Chúa là Thiên Chúa phán như vậy”. Hoặc chúng nghe, hoặc chúng không nghe, v́ đây là bọn phản loạn, và chúng sẽ biết gằng giữa chúng có một tiên tri”.

Lời của Chúa.


Đáp Ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)

1.      Mắt chúng tôi nh́n vào Chúa, cho tới khi người thương xót chúng tôi.

2.      Tôi ngước mắt nh́n lên Chúa, Ngài ngự trị ở cơi cao xanh. Ḱa như mắt những người nam tôi tớ, nh́n vào tay các vị chủ ông.

3.      Như mắt của những người tỳ nữ, nh́n vào tay các vị chủ bà, mắt chúng tôi cũng nh́n vào Chúa, là Thiên Chúa của chúng tôi như thế, cho tới khi Người thương xót chúng tôi.

4.      Nguyện xót thương, lạy Chúa, nguyện xót thương, v́ chúng tôi đă bị khinh dể ê chề quá đỗi! Linh hồn chúng tôi thật là no ngấy lời chê cười của tụi giàu sang, nỗi miệt thị của lũ kiêu căng.


BÀI ĐỌC II: 2 Cor 12:7-10

“Tôi rất vui sướng khoe ḿnh về những sự yếu hèn của tôi, để sức mạnh của Đức Kitô ngự trong tôi”
Bài trích thơ thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gởi tính hữu Côrintô.

Anh em thân mến, để những mạc khải cao siêu không làm cho tôi tự cao tự đại, th́ một cái dằm đâm vào thịt tôi, một thần sứ của Satan vả mặt tôi. V́ thế đă ba lần tôi van nài Chúa, để nó rời khỏi tôi. Nhưng Người phán với tôi rằng: “Ơn Ta đủ cho ngươi, v́ sức mạnh của Ta được tỏ bày trong sự yếu đuối”. Vậy tôi rất vui sướng khoe ḿnh về những sự yếu hèn của tôi, để sức mạnh của Đức Kitô ngự trong tôi. V́ thế tôi vui thỏa trong sự yếu hèn của tôi, trong sự lăng nhực, quẫn bách, bắt bớ và khốn khó v́ Đức Kitô: v́ khi tôi yếu đuối, chính là lúc tôi mạnh mẽ.

Lời của Chúa.


(Xin mời Cộng đoàn đứng)
Alleluia, alleluia. — Lời Chúa tồn tại muôn đời, đó là lời Tin Mừng đă rao giảng cho anh em. — Aleluia.


PHÚC ÂM: Mc 6:1-6

“Không một tiên tri nào mà không bị khinh bỉ ở quê hương”
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Khi ấy, Chúa Giêsu trở về quê nhà và các môn đệ cùng theo Người. Đến ngày Sabbat, Người vào giảng trong hội đường, và nhiều thính giả sửng sốt về giáo lư của Người, nên nói rằng: “Bởi đâu ông nầy được như vậy? Sao ông được khôn ngoan như vậy? Bởi đâu tay Người làm được những sự lạ thể ấy? Ông nầy chẳng phải bác thợ mộc con bà Maria, anh em với Giacôbê, Giuse, Giuđa và Simon sao? Chị em ông không ở với chúng ta đây sao?” Và họ vấp phạm v́ Người. Chúa Giêsu liền bảo họ: “Không một tiên tri nào mà không bị khinh bỉ ở quê hương, gia đ́nh họ hàng ḿnh”. Ở đó Người không làm phép lạ nào được, ngoại trừ đặt tay chữa vài bệnh nhân, và Người ngạc nhiên v́ họ cứng ḷng tin. Người đi rảo qua các làng chung quanh mà giảng dạy.

----------------------------------
 


Những Mạc Khải Phi Thường

 

Chủ đề của Mùa Thường Niên hậu Phục Sinh là Mầu Nhiệm Chúa Kitô – Sự Sống Tái Sinh. Như tuần trước đă chia sẻ, Chúa Kitô đă tái sinh con người bằng việc tỏ ḿnh ra của Người, trước hết bằng “nước” qua các sinh động của nhân tính Người, rồi sau đó bằng “Thần Linh” khi Người từ trong kẻ chết sống lại. Việc Người tái sinh con người bằng “nước”, qua lời Người nói và việc Người làm, là để con người tin vào Người, là để con người được “sự sống đời đời là nhận biết Cha là Thiên Chúa chân thật duy nhất và Đấng Cha sai là Đức Giêsu Kitô” (Jn 17:3). Thế nhưng, vấn đề là ở chỗ con người có biết đáp lại Mạc Khải Thần Linh hay chăng, tức có biết chấp nhận những lời Người nói và việc Người làm hay chăng, đúng hơn có biết chấp nhận chính bản thân Người “là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16:16) hay chăng? Đó là vấn đề của Phụng Vụ Lời Chúa Chúa Nhật XIV Thường Niên Năm B, vấn đề liên quan đến thái độ đáp ứng của dân Do Thái, một thái độ cứng ḷng tin của dân này, một dân đă được Thiên Chúa tuyển chọn và được Ngài tỏ ḿnh ra cho suốt gịng Lịch Sử Cứu Độ của họ, một mạc khải đă lên đến tuyệt đỉnh nơi Lời Nhập Thể là Con Người Giêsu Nazaret, Vị Thiên Sai của Ngài.

 

Thật vậy, việc dân Do Thái đáp ứng Mạc Khải Thần Linh, (một Mạc Khải được thể hiện qua Giao Ước và Lề Luật của họ do Chúa đă tự kư kết với họ và ban bố cho họ), bằng thái độ cứng ḷng của dân Do Thái đă được chính Thiên Chúa minh định qua miệng tiên tri Êzêkiên trong bài đọc một như sau: “Hỡi con người, Ta sai ngươi đến cùng những người Do Thái, đến cùng những kẻ phản loạn chống lại Ta; họ và cha ông họ đă phản chống Ta cho tới ngày hôm nay. Ta sai ngươi đến với họ là những kẻ dầy mặt và cứng ḷng”. Thái độ thiếu đáp ứng đến cứng ḷng này của thành phần dân tuyển chọn này được bộc lộ rất rơ ràng nơi thánh phần dân Do Thái ở quê quán của Vị Thiên Chúa Làm Người. Ở chỗ, trước Mạc Khải Thần Linh là Chúa Giêsu Kitô, họ đă đặt vấn đề: “Làm sao hắn lại có được tất cả những điều này nhỉ? … Khôn ngoan…? …. Các việc lạ lùng….? Hắn chẳng phải là một tay thợ mộc, đứa con trai của bà Maria, anh em của James, Joses, Judas và Simon hay sao? Và chị em của hắn không phải là dân làng của chúng ta hay sao?” Thánh Kư Marcô tóm lược nội dung thắc mắc của họ như sau: “Họ thấy Người quá sức đối với họ”. Đến nỗi, vị tác giả Phúc Âm này kết luận: “Người không làm một phép lạ nào ở đó, ngoại trừ chữa một ít người bị bệnh bằng cách đặt tay lên họ”. Chưa hết, “Người cảm thấy hết sức buồn phiền trước việc thiếu niềm tin của họ”.

 

Qua những câu Phúc Âm vừa trích dẫn trên đây, chúng ta thấy, trước hết, muốn thấy phép lạ hay muốn được hưởng phép lạ cần phải có đức tin. Việc Chúa Kitô thực sự có làm một vài phép lạ ở quê quán của Người bấy giờ chứng tỏ không phải tất cả mọi người không tin vào Người. Song kẻ tin vào người thường là thành phần xấu số bất hạnh, như thành phần khốn khổ, thành phần mong được Đấng Quyền Năng giải cứu cho khỏi cảnh khốn khổ của ḿnh, thành phần Đấng Toàn Năng thực sự cũng muốn sử dụng hay lợi dụng để tỏ vinh hiển của Người ra, như trường hợp thiếu rượu ở tiệc cưới Cana (x Jn 2:11), hay trường hợp người mù từ lúc mới sinh (x Jn 9:3), nhất là trường hợp Lazarô ở Bêthania (x Jn 11:4). Tuy nhiên, khi tỏ ḿnh ra cho một cá nhân nào hay nơi một cá nhân nào, Thiên Chúa cũng muốn qua cá nhân ấy tỏ ḿnh ra cho những người khác nữa. Ba trường hợp vừa được viện dẫn trên đây đă cho thấy rơ ư định này của Chúa Giêsu. Thậm chí chính việc Người tỏ ḿnh ra cho riêng chị phụ nữ Samaritanô bên bờ giếng Giacóp cũng đă trở thành động lực thúc đẩy chị làm cho dân làng chị tiếp đón Người để rồi đi đến chỗ tự động nhận biết Người (x Jn 4:39-42).

 

Nếu mục đích của Lời Nhập Thể là để “tỏ Cha ra” (Jn 1:18), và Người đă làm hết ḿnh để cho con người nhận biết Cha qua Người, th́ quả thực Người chỉ khao khát được mọi người nhận biết và yêu mến, đúng như Người đă có lần bày tỏ nỗi niềm thao thức của ḿnh: “Thày đến để thắp sáng trên thế gian. Thày muốn cho nó bừng lên biết bao!” (Lk 12:49). Bởi thế, một khi không được măn nguyện, về bản tính loài người, Người làm sao không thật sự cảm thấy buồn phiền, một nỗi buồn phiền sâu xa day dứt, đúng như Thánh Kư Marcô đă nhận định về Người ở gần cuối bài Phúc  Âm “Người cảm thấy hết sức buồn phiền trước việc thiếu niềm tin của họ”. Thế nhưng, Người vẫn không nản. Chính v́ thế mà Người càng phải nỗ lực tỏ ḿnh ra hơn nữa cho con người, không ở nơi này th́ ở nơi khác, không vào lúc này th́ ở lúc kia, nhất là cho thành phần chiên lạc của Người, thành phần nghe thấy tiếng của Người và cũng là thành phần Người đến t́m kiếm cho bằng được, cho đến khi họ đi theo Người (x Jn 10:27,26). Đó là lư do, bài Phúc Âm đă kết luận bằng câu: “Thế nhưng, (tức là cho dù có cảm thấy hết sức buồn phiền về t́nh trạng thiếu ḷng tin nơi quê quán của ḿnh), Người đă rảo khắp các làng mạc lân cận để giảng dạy”.

 

Nếu Chúa Kitô đă khẳng định với người Do Thái: “Chiên Tôi th́ nghe tiếng của Tôi, Tôi biết chúng và chúng theo Tôi” (Jn 10:27), và Người cũng đă khẳng định với tổng trấn Philatô: “Ai t́m kiếm chân lư th́ nghe thấy tiếng của Tôi” (Jn 18:37), th́ quả thực ai được nghe Lời Chúa đă là một đặc ân và ai nghe được Lời Chúa là càng là một ơn phúc chứ không phải chuyện thường. Tức là muốn nghe được Lời Chúa vô cùng sâu nhiệm như chính Thượng Trí của Người th́ con người trần gian cần phải được Người ban cho chính Thần Linh của Người là Thần Chân Lư nữa, một Thần Linh Người quả thực đă thông ban cho Giáo Hội qua các vị tông đồ vào ngày thứ nhất trong tuần sau khi Người từ trong kẻ chết sống lại (x Jn 20:22), họ mới có thể phần nào thấu triệt “tất cả sự thật” (Jn 16:13), thấu triệt “những mạc khải phi thường” mà đạt đến Thực Tại Thần Linh.

 

Ở bài đọc thứ hai, qua bức thư thứ hai gửi cho giáo đoàn Côrintô, Vị Tông Đồ Dân Ngoại Phaolô đă cho thấy hậu quả và thái độ của chính bản thân ḿnh, một con người đă nhận được “những mạc khải phi thường”, những mạc khải được thánh nhân cho biết là “nghe thấy những lời khôn tả không ai có thể nói” trên tầng trời thứ ba (x 2Cor 12:4). Hậu quả mà con người nhận được “những mạc khải phi thường” này phải chịu đó là, như đương sự thành thật chia sẻ trong bài đọc thứ hai: “một cái gia đâm vào xác thịt, một thần của Satan làm tôi bầm dập để giữ cho tôi khỏi kiêu hănh”. Và thái độ của con người nhận được “những mạc khải phi thường” này cần phải tỏ ra là “bằng ḷng với nỗi yếu hèn, với bạc đăi, với buồn đau, với bách hại và các thứ khốn khó v́ Chúa Kitô. V́ khi tôi bất lực là lúc tôi mạnh mẽ”. Thái độ của vị Tông Đồ Dân Ngoại Phaolô, một con người không hề ở với Chúa Kitô ngay từ đầu đến cuối như Mathias, vị tông đồ được chọn thay cho Giuđa (x Acts 1:21-22), nhưng vẫn được gọi là Tông Đồ, tức thuộc về thành phần chứng nhân tiên khởi, thành phần phải hội đủ điều kiện được Chúa Kitô đích thân tỏ ḿnh ra cho và trực tiếp sai đi, v́ con người này cũng được chính Chúa Kitô tỏ ḿnh và sai đi (x Gal 1:12, 16; Acts 9:3-6, 13:2-3), thực sự là tinh thần của một người môn đệ đích thực của Chúa Kitô, một người môn đệ sau khi nhận được những mạc khải phi thường th́ v́ Chúa mang đi chia sẻ, bất chấp mọi khó khăn thử thách.

 

Ở đầu bài Phúc Âm Chúa Nhật XIV năm B cũng nhắc đến sự kiện các môn đệ theo Chúa Giêsu về quê quán của Người, thành phần đi theo Người ấy không thể nào không chứng kiến thấy nỗi khổ tâm buồn phiền của Thày ḿnh trước t́nh trạng cứng ḷng tin nơi dân làng của Thày, hay nói cách khác, t́nh trạng có vẻ thất bại của Thày, nhưng đồng thời các vị cũng chứng kiến thấy thái độ hăng say không nản chí của Thày, như cuối bài Phúc Âm nói tới, trong việc hoàn thành sứ vụ chứng nhân của Người về chính bản thân Người và về Cha của Người. Các môn đệ được Chúa Kitô tuyển chọn để sống sát bên Người không phải chỉ để nghe lời Người nói và thấy việc Người làm, mà c̣n để thấy được tinh thần sống của Người nữa hầu bắt chước mà làm theo, như Người khẳng định với các vị sau khi làm gương phục vụ qua việc rửa chân cho các vị trước Bữa Tiệc Ly (x Jn 13:15).

 

Tóm lại, tất cả những ǵ phát xuất từ Chúa Kitô là Lời Nhập Thể đều là “những mạc khải phi thường”, những mạc khải trước hết được tỏ ra cho thành phần môn đệ của Người (x Mt 13:16-17), để họ có thể trở thành những chứng nhân của Thày (x Lk 24:48), thành phần sẽ được Người sai đi rao giảng ngay khi Người c̣n sống, như bài Phúc Âm tuần tới nói đến…

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

 

 

SỐNG LÀM  SAO CHO ĐẸP L̉NG THIẾN CHÚA?

 

 

I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ   

    

        V́ không được giúp đỡ - ngay cả trong Năm Sống Lời Chúa này - để biết cách liên hệ những bản văn Thánh Kinh, những truyện kể trong Cựu và Tân Ước với đời sống cá nhân và xă hội hiện tại của ḿnh, nên đại đa số giáo dân Việt Nam khi nghe và đọc Thánh Kinh cứ tưởng nghe và đọc những chuyện đâu đâu của quá khứ xa xăm chẳng liên quan ǵ với đời sống đức tin của ḿnh. V́ thế mà họ không khám phá ra tính “hiện sinh” và “hữu dụng” của Lời Chúa.

 

       Chúng ta sẽ tập liên hệ những nhân vật và sự kiện trong bài sách ngôn sứ Ê-dê-ki-en 2,2-5 và đoạn Phúc Âm Mác-cô 6,1-6 hôm nay với bản thân và cộng đoàn ḿnh để t́m ra cách sống mà Thiên Chúa mong đợi và ưa thích.

   

II. LẮNG NGHE & T̀M HIỂU LỜI CHÚA TRONG BA BÀI THÁNH KINH

 

2.1 Lắng nghe Lời Chúa trong ba bài Thánh Kinh

 

(1) Bài đọc 1: Ed 2,2-5: Có một ngôn sứ của Thiên Chúa đang ở giữa dân.

 

         2 Bấy giờ, thần khí đă nhập vào tôi đúng như lời Người phán với tôi và làm cho chân tôi đứng  3 Người phán với tôi: "Hỡi con người, chính Ta sai ngươi đến với con cái Ít-ra-en, đến với dân phản nghịch đang nổi loạn chống lại Ta; chúng cũng như cha ông đă nổi lên chống lại Ta măi cho đến ngày nay. 4 Những đứa con mặt dày mày dạn, ḷng chai dạ đá, chính Ta sai ngươi đến với chúng: "ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng phán thế này." 5 C̣n chúng, vốn là ṇi phản loạn, chúng có thể nghe hoặc không nghe, nhưng chúng phải biết rằng có một ngôn sứ đang ở giữa chúng.

 

(2) Bài đọc 2: 2 Cr 12,7-10: Tự hào về yếu đuối của ḿnh.

 

      7 Thưa anh em, để tôi khỏi tự cao tự đại v́ những mặc khải phi thường tôi đă nhận được, thân xác tôi như đă bị một cái dằm đâm vào, một thủ hạ của Xa-tan được sai đến vả mặt tôi, để tôi khỏi tự cao tự đại. 8 Đă ba lần tôi xin Chúa cho thoát khỏi nỗi khổ này. 9 Nhưng Người quả quyết với tôi: "Ơn của Thầy đă đủ cho anh, v́ sức mạnh của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối." Thế nên tôi rất vui mừng và tự hào v́ những yếu đuối của tôi, để sức mạnh của Đức Ki-tô ở măi trong tôi. 10 V́ vậy, tôi cảm thấy vui sướng khi ḿnh yếu đuối, khi bị sỉ nhục, hoạn nạn, bắt bớ, ngặt nghèo v́ Đức Ki-tô. V́ khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh.

 

(3) Bài Tin Mừng: Mc 6,1-6: Đức Giê-su về thăm Na-da-rét (Mt 13, 53-58; Lc 4,16-30)

 

        1 Hồi ấy, Đức Giê-su trở về quê quán của Người, có các môn đệ đi theo. 2 Đến ngày sa-bát, Người bắt đầu giảng dạy trong hội đường. Nhiều người nghe rất đỗi ngạc nhiên. Họ nói: "Bởi đâu ông ta được như thế? Ông ta được khôn ngoan như vậy, nghĩa là làm sao? Ông ta làm được những phép lạ như thế, nghĩa là ǵ? 3 Ông ta không phải là bác thợ, con bà Ma-ri-a, và anh em của các ông Gia-cô-bê, Giô-xết, Giu-đa và Si-môn sao? Chị em của ông không phải là bà con lối xóm với chúng ta sao? " Và họ vấp ngă v́ Người. 4 Đức Giê-su bảo họ: "Ngôn sứ có bị rẻ rúng, th́ cũng chỉ là ở chính quê hương ḿnh, hay giữa đám bà con thân thuộc, và trong gia đ́nh ḿnh mà thôi." 5 Người đă không thể làm được phép lạ nào tại đó; Người chỉ đặt tay trên một vài bệnh nhân và chữa lành họ. 6 Người lấy làm lạ v́ họ không tin.

 

2.2 Trong ba bài Thánh Kinh trên, chúng ta khám phá ra Thiên Chúa là Đấng nào?   

 

(1) Bài đọc 1 (Ed 2,2-5) là một trích đoạn của Sách Ngôn Sứ Ê-dê-ki-en trong đó vị ngôn sứ nói về sứ mạng mà Thiên Chúa đă ép ông phải nhận. Sứ mạng đó là nói Lời Thiên Chúa cho những người Ít-ra-en nổi tiếng là ngỗ ngược và cứng đầu cứng cổ!

 

          Trong đoạn Thánh Kinh này chúng ta khám phá Thiên Chúa là Đấng chịu đựng sự ngỗ ngược và cứng đầu cứng cổ của dân Ít-ra-en và t́m mọi cách thay đổi họ, biến họ thành những người dễ bảo và vâng phục.

 

(2) Bài đọc 2 (2 Cr 12,7-10) là một đoạn của thứ thứ hai gửi tín hữu Cô-rin-tô trong đó Thánh Phao-lô nói về sự yếu đuối hoặc khiếm khuyết hoặc cám dỗ thiêng liêng mà ngài phải chịu đựng suốt cuộc đời. Chúng ta không rơ đó là ǵ, v́ Thánh Phao-lô nói một cách rất mơ hồ là “một cái dằm”. Cái dằm th́ không đủ làm cho người ta chết, nhưng nó làm cho người ta đau đớn và khó chịu. Điều chúng ta cần ghi nhận   là nhờ cái dằm ấy mà Thánh Phao-lô sống cách khiêm tốn giữa bao ơn huệ lớn lao mà Thiên Chúa đă ban cho ngài.

 

          Trong đoạn Thánh Thư này chúng ta khám phá Thiên Chúa là Đấng ban mọi ơn cần thiết cho Phao-lô (và chúng ta), để Phao-lô (và chúng ta) sống đẹp ḷng Thiên Chúa, làm chứng cho quyền năng của Thiên Chúa và phục vụ kế hoạch giúp dân ngoại trở về với Thiên Chúa.

 

(3) Bài Tin Mừng (Mc 6,1-6) là bài tường thuật của Phúc âm Mác-cô về tư tưởng  và hành động của những người đồng hương Na-da-rét đối với Đức Giê-su. Khi thấy Đức Giê-su bộc lộ sự khôn ngoan khác người, dân làng Na-da-rét cũng ngạc nhiên và thắc mắc; nhưng họ hoặc chỉ dựa vào những ǵ họ biết về Người (cha mẹ, họ hàng, nghề nghiệp, tài sản và giai cấp xă hội) hoặc ganh tỵ không muốn Người hơn họ nên sinh ra nghi ngờ và trở thành những kẻ không tin Người, thậm chí c̣n xô đầy Người xuống vực (xem Lc 4,29).

 

          Trong đoạn Phúc âm này chúng ta khám phá Chúa Giêsu là Đấng rất đơn sơ chân chất và rất hiền ḥa, dễ thương: Bằng chứng là Chúa Giêsu tỏ ra ngạc nhiên về thái độ không tin của những người đồng hương và vui vẻ đi đến các làng chung quanh để giảng dạy.

 

2.3 Qua ba bài Thánh Kinh trên, Thiên Chúa muốn gửi sđiệp ǵ cho chúng ta?   

 

Để khám phá ra sứ điệp của Lời Chúa hôm nay chúng ta thử trả lời hai câu hỏi này:

 

(1) Tôi, gia đ́nh tôi, giáo hội tôi, dân tộc tôi có là những con người ngỗ ngược và cứng đầu cứng cổ đối với Thiên Chúa, giống như dân Ít-ra-en xưa không? Tôi, gia đ́nh tôi, giáo hội tôi, dân tộc tôi có cứng ḷng và nghi ngờ mà từ chối và không tin Chúa Giê-su Ki-tô không?

 

(2) Trước sự ngỗ ngược, cứng đầu cứng cổ và không tin của tôi cũng như của gia đ́nh, giáo hội và dân tộc tôi, Thiên Chúa có thái độ nào? Chúa Giê-su Ki-tô có thái độ nào?  Thiên Chúa và Chúa Giê-su Ki-tô muốn ǵ ở tôi, ở giáo hội tôi, ở dân tộc tôi?

 

III. SỐNG LỜI CHÚA HÔM NAY

 

          Từ hai câu hỏi và trả lời trên, chúng ta sẽ thấy ḿnh phải cố gắng trở thành những người con ngoan ngoăn, dễ thương, dễ bảo, biết lắng nghe và vâng lời Thiên Chúa, v́ sống như thế là đẹp ḷng Thiên Chúa và ích lợi cho chính ḿnh.

 

          Là người con ngoan ngoăn, dễ bảo của Thiên Chúa th́ phải biết trân trọng và thực thi mệnh lệnh của Chúa là kính Chúa yêu người như Chúa đă truyền dạy.

 

IV. CẦU NGUYỆN  

  

        Lạy Thiên Chúa là Cha yêu thương, kiên nhẫn và quảng đại vô cùng, Cha chẳng chấp tội phản nghịch, thói cứng đầu cứng cổ, óc hẹp ḥi thiển cận của chúng con.

         Chúng con xin cảm tạ, ngợi khen và chúc tụng Cha.

 

         Chúng con nài xin Cha ban cho chúng con hai ơn này:

        

* Một là ơn biết noi gương bắt chước Đức Giêsu Kitô, Con Một Yêu Dấu của Cha mà sống như những người con ngoan ngoăn và dễ bảo của Cha, và

        

* Hai là ơn biết quí trọng Thánh Kinh là Lời Hằng Sống của Cha để chúng con t́m vào kho tàng ấy mà học biết Thánh Ư Cha và thi hành Thánh Ư ấy trong đời sống cá nhân, gia đ́nh, cộng đoàn của chúng con.  AMEN.                                           

            

           Giêrônimô Nguyễn Văn Nội.                                                

 Sàig̣n ngày 02.07.2006-

 

CHÚA CŨNG NGỠ NGÀNG

 

Trần Mỹ Duyệt

 

Con người sửng sốt, ngỡ ngàng và khâm phục trước những kỳ công sáng tạo của Thiên Chúa, trước muôn ơn lành Ngài ban tặng cho trong cơi sống nhân sinh là điều b́nh thường và cần thiết. V́ quả thực: “Con người là chi mà Chúa tôi nhớ đến. Con người là chi mà Ngài để mắt trông nom.” Nhưng Thiên Chúa mà cũng ngỡ ngàng và sửng sốt đối với con người, th́ đây là một điều khiến con người phải suy nghĩ, phải đắn đo. Bởi v́, con người chẳng là chi và chẳng có ǵ đáng cho Thiên Chúa phải sửng sốt cả.

 

Điều làm Thiên Chúa ngạc nhiên nơi con người là Đức Tin của nó. Và điều làm cho Ngài sững sờ nơi con người cũng chính là sự cứng ḷng tin của nó.

 

Thật không thể tưởng tượng nổi một Thiên Chúa rất mực yêu thương, rất mực nhân hậu, và rất mực quyền năng như Ngài mà lại bị con người chối bỏ để đổi lấy chút giầu sang, quyền lực và lạc thú chóng qua, tạm bợ.

 

Thật không thể tưởng tượng nổi một Thiên Chúa rất mực thánh thiện, rất mực tốt lành, đời đời vinh hiển mà lại bị con người chối bỏ để chọn lấy Satan là đầu mối mọi tội lỗi, đau khổ, xấu xa và thất vọng trầm luân.

 

Nếu Thiên Chúa có thể buồn, có thể giận, và có thể thất vọng th́ đây là sự buồn phiền, bực bội, và thất vọng lớn lao nhất mà Ngài có thể chịu đựng từ phía con người. Do đó, khi Ngài thấy bất cứ ai dám đặt niềm tin nơi Ngài, đón nhận Ngài vào cuộc đời ḿnh, nhất là mật thiết và sống với lời Ngài, th́ sự ngỡ ngàng và niềm vui của Ngài không thể ḱm hăm được. Ngài thật bỡ ngỡ như Tin Mừng Thánh Máccô đă diễn tả khi Ngài cảm thấy sức mạnh t́nh thương và chữa lành của Ngài toát ra v́ cái động vào áo Ngài của một thiếu phụ.

 

Cái chạm tay của người thiếu phụ vào áo Chúa đă làm cho Ngài vui mừng đến không dấu nổi xúc động: “Chúa Giêsu nhận thấy có sức mạnh chữa lành từ Ngài phát ra. Đưa mắt nh́n đám đông, Ngài hỏi: “Ai đă chạm đến ta” (Mc 5:30). Và khi đă biết con người giầu ḷng tin đó là ai, Ngài nói với bà: “Hỡi con hăy đi b́nh an và được chữa lành” (Mc 5:34). Thử hỏi nếu con người đụng chạm đến trái tim Ngài, tức là động chạm đến t́nh yêu của Ngài th́ sự vui mừng và sung sướng ấy to lớn đến đâu!

 

Ngược lại với thái độ ân cần, yêu thương và săn sóc mà Ngài dành cho người thiếu phụ tin tưởng, là thái độ buồn phiền, ưu tư của Ngài trước sự cứng cỏi, lạnh lùng và thờ ơ của dân làng Ngài. Thánh Kư diễn tả: “Người không làm phép lạ nào ở đó, ngoại trừ đặt tay và chữa lành một vài bệnh nhân. Và Ngài lấy làm bỡ ngỡ v́ sự cứng ḷng tin của họ” (Mc 6:5-6).

 

Sự cứng cỏi và thờ ơ của đồng hương Ngài là điều khiến Chúa phải bỡ ngỡ, và cũng là điều khiến chúng ta phải suy nghĩ. Phải chăng đó cũng là thái độ và lối sống của nhiều Kitô hữu chúng ta.

 

V́ tự cho ḿnh biết Chúa, hiểu Chúa, nên chúng ta không c̣n trọng kính, tin tưởng nơi Ngài. Có lẽ cũng như những đồng hương Ngài, nhiều lần chúng ta cũng tự hỏi: “Ở đâu ông ấy nhận được những điều này. Sự khôn ngoan của ông được ban cho là ǵ? Tại sao tay ông làm được những phép lạ như thế? Ông ta chẳng phải là anh thợ mộc con bà Maria, anh em với Giacôbê, Giuse, Giuđa và Simon? Chị em ông chẳng phải là hàng xóm với chúng ta ở đây sao?” (Mc 6:2-3). Đem áp dụng vào đời sống tâm linh và mối dây mật thiết với Thiên Chúa qua Chúa Giêsu của nhiều Kitô hữu chúng ta lúc này cũng có thể diễn nghĩa: Chúng tôi là người đạo gốc. Chúng tôi chịu phép Rửa từ nhỏ. Chúng tôi thường xuyên dâng lễ, tham dự thánh lễ, chầu Thánh Thể, rước Thánh Thể, nghe đọc Thánh Kinh và cầu nguyện. Nhưng nào đâu thấy Chúa? Nào được việc ǵ? Chúa vẫn ở đâu đâu, và kiếp sống con người vẫn chẳng là một gánh nặng đè trên cuộc sống chúng tôi sao? Những suy nghĩ ấy, những lối sống ấy đă làm ngạc nhiên, sửng sờ đối với Thiên Chúa. Một phản ứng mang ư nghĩa tiêu cực, một điều mà như Chúa Giêsu đă có đối với đồng hương của Ngài. Nó khiến Ngài không thể làm ǵ được ngoại trừ một vài ân huệ nho nhỏ mà Ngài có thể thực hiện.

 

Trong nhiều trường hợp Kitô hữu chúng ta cũng giống như quần chúng thời Ngài. Chúng ta chen chúc đi đến thánh đường. Lô lấn lên hôn chân Chúa. Vội vàng lên rước Thánh Thể. Bực tức v́ bỏ lỡ một buổi rước kiệu. Khó chịu v́ không được đồng tế trong một thánh lễ long trọng có Giám Mục chủ sự. Không được giảng nhân ngày đại hội đông đảo. Than ôi! Chúng ta chen lấn, giành giật và cố đến gần Chúa, nhưng lại chưa một lần động vào được Chúa như cái chạm áo của người đàn bà mang bệnh loạn huyết.

 

Thật vậy, những lần chúng ta dâng lễ, tham dự thánh lễ, rước Ḿnh Máu Thánh Chúa nhưng đă không một đụng chạm khiến Chúa ngỡ ngàng. Bởi v́ đó chỉ là những hành động, những việc làm mang tính xô lấn, va chạm ồn ào quanh Chúa; nhiều khi c̣n mang tính cách phô trương, t́m ḿnh nên khiến Ngài dù muốn tâm sự, muốn chia sẻ với chúng ta cũng không được. Cũng thế, bao nhiêu lần chúng ta nghe lời Chúa, đọc lời Chúa, cần xin với Chúa mà vẫn không đụng chạm được đến Chúa. Bởi v́ đó cũng chỉ là những tiếng la lối, ồn ào khiến Chúa dù muốn lắng nghe cũng không hiểu ta nói ǵ và xin ǵ.

 

Tâm trạng ấy, lối sống ấy quả thực gây cho Người sự ngạc nhiên. Có lẽ Ngài cũng không hiểu sao sự cứng cỏi, và thờ ơ của con người lại mănh liệt, mạnh mẽ và ghê gớm đến thế!

 

Tâm trạng ấy, lối sống ấy như những tâm trạng và thái độ của đồng hương Ngài. Những người cho rằng ḿnh đă hiểu, đă biết rất rơ về gia thế, và con người của Ngài, nhưng lại không chấp nhận Ngài như là một Cứu Chúa!

 

Khi c̣n nhỏ, tôi vẫn tự hỏi tại sao Chúa lại phải chết cho nhân loại. Và tại sao Ngài lại phải chịu đóng đinh trên thập giá. Chết như vậy Ngài có đau không?! Trong những lúc suy niệm như thế, tôi cũng muốn thông cảm với nỗi đau và cực h́nh của Ngài nhưng không sao hiểu nổi và cảm nổi. Nhiều lần, nhất là trong những tuần Thương Khó, một ḿnh âm thầm trong nhà nguyện, tôi đă thử lấy tay véo mạnh vào người để cảm được nỗi đau của Chúa, và để hiểu Ngài thương yêu tôi như thế nào, nhưng tôi vẫn không hiểu.

 

Sau này khi lớn khôn và nhờ t́nh yêu thương Chúa, tôi đă từ từ hiểu và cảm được lư do cũng như nỗi đau của Ngài khi phải chết cho con người. Câu trả lời ấy đến từ cảm nghiệm lời Chúa qua Tin Mừng Thánh Máccô mà tôi đang suy niệm hôm nay. Nó đă thức tỉnh ḷng tôi và làm cho tôi hiểu rằng Chúa đă chết một lần, nhưng nếu Ngài có thể chết không phải một mà là ngàn lần đi nữa th́ vẫn c̣n có kẻ không tin. Đối với họ, Chúa Giêsu quê quán Nazareth ai mà chả biết. Con bà Maria, anh em với Giacôbê, với Giuse, với Simon và Giuđa ấy ai mà chả biết. Một anh phó mộc ấy ai mà chả biết. Những cái biết ấy họ muốn thay thế cho những cái biết qua ánh mắt Đức Tin. Bởi v́ nếu nh́n Ngài bằng cặp mắt Đức Tin, th́ họ phải thay đổi lối nh́n và lối sống là điều mà họ không muốn. Và đó cũng là lư do tại sao Đức Tin con người có thể động chạm đến Ngài, khiến sức mạnh chữa lành phát ra từ Ngài, và làm cho Ngài phải bỡ ngỡ.