CHÚA NHẬT XV QUANH NĂM

 

BÀI ĐỌC I: Am 7:12-15

“Hăy đi nói tiên tri cho dân Ta”
Bài trích sách Tiên tri Amos.

Trong những ngày ấy, Amasia (vị tư tế ở Bêthel) nói cùng Amos rằng: “Hỡi tiên tri, người hăy trốn sang đất Giuđa, sinh sống và nói tiên tri ở đó. Chớ tiếp tục nói tiên tri ở Bêthel, v́ đó là thánh điện của vua và là đền thờ của vương quốc”. Amos trả lời cùng Amasia rằng: “Tôi không phải là tiên tri, cũng không phải là con của tiên tri, nhưng là đứa chăn chiên đi hái trái sung. Khi tôi đang đi theo đàn chiên, th́ Chúa dẫn tôi đi và nói cùng tôi rằng: “Ngươi hăy đi nói tiên tri cho dân Israel của Ta”.

Lời của Chúa.


Đáp Ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)

Lạy Chúa, xin tỏ ḷng từ bi Chúa cho chúng tôi, và ban ơn cứu rỗi cho chúng tôi.

1.      Tôi sẽ nghe Chúa là Thiên Chúa của tôi phán bảo điều chi, chắc hẳn Người sẽ phán bảo về sự b́nh an. Vâng, ơn cứu độ Chúa gần đến cho những ai tôn sợ Chúa, để vinh quang Chúa ngự tới trong Đất Nước chúng tôi.

2.      Ḷng nhân hậu và trung thành gặp gỡ nhau, đức công minh và sự b́nh an hôn nhau âu yếm. Từ mặt đất, đức trung thành sẽ nở ra, và đức công minh tự trời nh́n xuống.

3.      Vâng, Chúa sẽ ban cho mọi điều thiện hảo, và Đất Nước chúng tôi sẽ sinh bông trái. Đức công minh sẽ đi trước thiên nhan Chúa, và ơn cứu độ theo sau lốt bước của Người.


BÀI ĐỌC II: Eph 1:3-14

“Ngài đă chọn chúng ta trong Ngài trước khi tạo dựng thế gian”
Bài trích thơ Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Êphêsô.

Chúc tụng Thiên Chúa là Cha Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, Đấng đă chúc lành cho chúng ta bằng mọi phúc lành thiêng liêng trên trời, trong Đức Kitô. Như Ngài đă chọn chúng ta trong Người trước khi tạo dựng thế gian, để chúng ta được nên thánh thiện và tinh tuyền trước mặt Ngài trong t́nh yêu thương. Chiếu theo thánh ư Ngài, Ngài đă tiền định cho ta được phúc làm con nhờ Đức Giêsu Kitô, để chúng ta ca tụng vinh quang ân sủng của Ngài mà Ngài đă ban cho chúng ta trong Con yêu dấu của Ngài. Trong Người, chúng ta được ơn cứu chuộc nhờ máu Người, được ơn tha tội theo sự phong phú của ân sủng Ngài. Ân sủng này, Ngài đă đổ tràn đầy trên chúng ta với tất cả sự khôn ngoan thượng trí, khiến chúng ta được biết mầu nhiệm ư định của Ngài theo ư Ngài đă định về Người, để kiện toàn trong thời gian viên măn, là thâu hồi vạn vật trên trời dưới đất trong Đức Kitô. Cũng trong Người mà chúng tôi được kêu gọi làm thừa tự, được tiền định theo ư định của Ngài là Đấng tác thành mọi sự theo thánh ư Ngài, để chúng tôi trở thành lời ca vinh quang của Ngài, chúng tôi là những kẻ trông cậy vào Đức Kitô. Trong Người, cả anh em nữa, sau khi anh em đă nghe lời chân thật là Tin Mừng cứu rỗi anh em, anh em đă tin và được ghi dấu Thánh Thần, như đă hứa. Người là bảo chứng phần gia nghiệp của chúng ta, để chúng ta được ơn cứu chuộc, và được ca ngợi vinh quang Ngài.

Lời của Chúa.


Aleluia, alleluia. — Ngôi lời đă làm người và đă ở giữa chúng ta. Những ai tiếp rước Người, th́ Người ban cho họ quyền làm con Thiên Chúa. — Alleluia.


PHÚC ÂM: Mc 6:7-13

“Người bắt đầu sai các ông đi”
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Khi ấy, Chúa Giêsu gọi mười hai tông đồ và sai từng hai người đi, Người ban cho các ông có quyền trên các thần ô uế. Và Người truyền các ông đi đường, đừng mang ǵ, ngoài cây gậy, không mang bị mang bánh, không mang tiền trong túi, nhưng chân đi dép, và đừng mặc hai áo”. Người lại bảo: “Đến đâu, các con vào nhà nào, th́ ở lại đó cho đến khi ra đi. Ai không đón tiếp các con, cũng không nghe lời các con, th́ hăy ra khỏi đó, phủi bụi chân để làm chứng tố cáo họ”. Các ông ra đi rao giảng sự thống hối. Các ông trừ nhiều quyœ, xức dầu chữa lành nhiều bệnh nhân.

----------------------------------

 

Tại sao Chúa Giêsu sớm sai các tông đồ đi rao giảng…?

 

 

Bài chia sẻ tuần trước đă nói đến sự kiện Chúa Kitô chẳng những không nản trước t́nh trạng cứng ḷng tin nơi dân làng của Người, trái lại, Người lại c̣n hăng say đi rao giảng ở các làng lân cận đó nữa. Chưa hết, trong bài Phúc Âm hôm nay, Người thậm chí c̣n sai cả các môn đệ của Người đi làm việc rao giảng như Người nữa. Vấn đề được đặt ra ở đây là, chính bản thân Người c̣n chưa làm cho dân chúng tin tưởng Người, th́ thành phần mới theo Người chẳng được bao lâu, thành phần v́ thể chưa hiểu được Người là mấy, làm sao có đủ khả năng và tư cách làm chứng cho Người, nhờ đó làm cho Người được nhận biết và yêu mến? Thật thế, sự kiện Chúa Kitô sai các môn đệ sớm đi rao giảng đây đă cho thấy chẳng những tính cách khẩn trương của việc truyền giáo mà c̣n cho thấy cả cốt lơi của vấn đề thừa sai nữa.

 

Nếu Lời Thần Linh nhập thể để mạc khải cho loài người biết Mầu Nhiệm Thần Linh bằng chính ngôn ngữ và hành động của một Con Người là Chúa Kitô, th́ việc Chúa Kitô sai các tông đồ đi cũng là cách Người muốn dùng chính những con người thuần nhân tầm thường hơn Người để nói với các thành phần dân chúng b́nh dân. Chính v́ thế các vị thừa sai đích thực và trung thực c̣n được gọi là thành phần ngôn sứ của Thiên Chúa, của Chúa Kitô, Đấng đă được Cha sai thế nào cũng sai các tông đồ như vậy. Như thế, nếu bản chất của Giáo Hội lữ hành là truyền giáo, như Công Đồng Chung Vaticanô II đă ư thức và tuyên ngôn trong Sắc Lệnh Truyền Giáo “Ad Gentes” (đầu đoạn 2), th́ ơn gọi của Kitô hữu không phải chỉ là ơn gọi nên thánh mà c̣n là ơn gọi thừa sai, đúng hơn là một ơn gọi duy nhất lưỡng diện mà người viết vẫn diễn tả bằng cụm từ “sống thánh chứng nhân”. Đúng thế, nếu khi lănh nhận bí tích rửa tội, con người đă được thánh hóa, được nên thánh, đă là thánh trong Chúa Kitô và bởi Thần Linh của Người, th́ đời sống của Kitô hữu chẳng qua là để thể hiện hay bộc lộ bản chất thánh thiện của một người con Thiên Chúa ra mà thôi. Để rồi, càng trung thực phản ảnh bản chất thánh thiện của ḿnh là con Thiên Chúa, bằng một đức mến trọn hảo, được thể hiện ở một nội tâm liên lỉ khao khát Chúa và sẵn sàng tuân hợp ư Chúa ở mọi nơi và trong mọi lúc, cũng như ở một cuộc đời hăng say hoạt động tông đồ, dấn thân phục vụ cho đến tận tuyệt, đến độ hoàn toàn phản ảnh Đấng Thiên Sai Tử Giá. 

 

Vâng, “thừa sai” là ǵ, nếu không phải là được sai đi, với tư cách là “tông đồ”, một danh xưng theo tiếng Hy Lạp là apostolos có nghĩa là “được sai đi”. Vậy nếu người được sai đi để làm việc cho người sai phái th́ họ sẽ được người sai phái cung cấp cho có đủ những ǵ cần thiết để làm việc cho họ và chu toàn sứ mệnh được ủy thác. Đó là trường hợp của vị Tông Đồ Dân Ngoại Phaolô, dù không được ở từ đầu đến cuối với Chúa Kitô như các Nhóm 12 Vị Tông Đồ, trái lại, c̣n có một quá khứ hoàn toàn phản lại Kitô giáo, nhưng cũng đă chớp nhoáng trở thành một vị tông đồ, và là một vị có thể nói nổi nhất trong thành phần Tông Đồ, đến nỗi, danh xưng tông đồ đă được đồng hóa với con người Phaolô, ở chỗ, khi nghe trống đến danh xưng Thánh Tông Đồ, dù không nói rơ tên vị nào, cũng hiểu là Thánh Phaolô. Vậy Thánh Tông Đồ Dân Ngoại Phaolô đă được Đấng Sai Phái ngài trang bị cho ngài ra sao, nếu không phải, như thánh nhân nói đến trong thư gửi giáo đoàn Êphêsô ở bài đọc thứ hai, đó là “Thiên Chúa đă ban cho chúng ta ơn khôn ngoan để hoàn toàn hiểu được mầu nhiệm, hiểu được dự án Thiên Chúa đă ấn định nơi Chúa Kitô, một dự án được thực hiện khi thời gian viên trọn, tức là làm cho tất cả mọi sự trên trời dưới đất qui phục quyền thủ lănh của Chúa Kitô”.

 

Trong bài đọc thứ nhất chúng ta cũng thấy trường hợp tương tự của tiên tri Amos, vị đă bị tư tế Amaziah ở Bethel đuổi đi về đất Do Thái, chứ không cho nói tiên tri ở Bethel của vị tư tế này. Tiên tri Amos đă nói với vị tư tế ấy rằng: “Tôi không phải là tiên tri, tôi cũng không thuộc về nhóm các tiên tri; tôi là một mục tử và là một người hái sung. Chúa đă chọn tôi là một kẻ đang chăn dắt thú vật khi phán cùng tôi rằng ngươi hăy đi nói tiên tri cùng dân Do Thái của Ta”.  Chính việc tuân phục và phó thác làm theo ư Đấng đă sai phái ḿnh là tất cả nghệ thuật truyền giáo và là tư cách đích thực của một vị thừa sai, thành phần ra đi để hoàn tất ư Đấng Sai Phái ḿnh, và cũng nhờ tinh thần phục vụ vô tư này họ mới có thể gặt hái được thành quả của việc truyền giáo, ở chỗ làm cho những ai gặp họ đếu thấy rằng họ thực sự được sai đi, để rồi qua họ, Chúa Kitô là Đấng Sai Phái họ được nhận biết và yêu mến.

 

Riêng các vị tông đồ tiên khởi trong bài Phúc Âm hôm nay đă được Đấng sai phái các vị trang bị cho như thế nào để các vị có thể thi hành vai tṛ thừa sai của các vị trong cuộc truyền giáo đầu tiên? Nếu không phải, như Chúa Kitô minh định trong bài Phúc Âm, đó là quyền năng khu trừ thần ô uế, và cùng với quyền năng này, Người mong muốn các vị hăy sống tinh thần phó thác khó nghèo, chỉ chuyên lo trước hết và trên hết chu toàn ư định của Đấng sai phái ḿnh (x Jn 4:34). Được trang bị trong ngoài như thế, các vị thừa sai có thực hiện những ǵ Vị Sai Phái của các vị mong muốn chăng? Ở cuối bài Phúc Âm, Thánh Kư Marcô đă thuật lại thế này: “Các vị ra đi rao giảng việc cần phải ăn năn thống hối. Các vị đă khu trừ nhiều quỉ, xức dầu bệnh nhân và chữa lành nhiều người”. So sánh thành quả truyền giáo với những ǵ các vị tông đồ thừa sai được trang bị, chúng ta thấy chúng tương hợp với nhau. Thứ nhất, nhờ được Đấng sai phái ban cho quyền năng trừ thần ô uế mà các vị đă có thể “khu trừ nhiều quỉ” và chữa lành bệnh nạn tật nguyền. Thứ hai, nhờ tinh thần phó thác khó nghèo chỉ chuyên tâm rao giảng mà các vị mới có thể “rao giảng việc cần phải ăn năn thống hối”.

 

Qua hai yếu tố trang bị vị thừa sai như thế, chúng ta thấy một bởi Chúa ban, đó là quyền trừ thần ô uế, và một bởi vị thừa sai, là tinh thần phó thác khó nghèo phục vụ. Đặt trường hợp một vị thừa sai không có tinh thần tông đồ cần thiết, chỉ có quyền trừ thần ô uế thôi, các vị có khả năng trừ tà ma ác qủi được chăng? Thưa không. Như đă xẩy ra ở trường hợp một em bé trai bị thần câm ám song các môn đệ của Chúa Giêsu không thể nào trừ nổi, sau đó được Chúa Giêsu cho biết thứ quỉ này chỉ bị khu trừ bằng lời cầu nguyện mà thôi (x Mk 9:18,29). Thật ra, tự ḿnh, quyền năng của Chúa có thể trừ tà thần ác quỉ dễ như chơi, song quyền năng này, một khi ở nơi vị thừa sai, chỉ có thể phát sinh tất cả mănh lực của ḿnh khi nó hoàn toàn chiếm đoạt con người thừa sai ấy, đến độ biến con người thừa sai này làm phương tiện để Đấng Sai Phái các vị có thể tỏ ḿnh ra qua các vị. Chỉ có tinh thần phó thác khó nghèo phục vụ như Chúa Kitô Tử Giá, con người thừa sai mới được thông phần quyền toàn năng trời đất của Chúa Kitô Phục Sinh (x Mt 28:18), một thứ quyền năng làm cho chính họ thắng vượt và khống chế mọi sự dữ (x Mk 16:17-18), một thứ quyền năng thực sự mạnh hơn cả sự chết, mănh liệt như chính chân lư giải phóng (x Jn 8:32). 

 

Mùa Thường Niên được chia làm hai giai đoạn, giai đoạn sau Mùa Giáng Sinh và giai đoạn sau Mùa Phục Sinh. Như hai tuần trước đă chia sẻ, giai đoạn Mùa Thường Niên sau Giáng Sinh nhắm đến chủ đề Mầu Nhiệm Chúa Kitô – Sự Sống Tỏ Hiện, và giai đoạn Mùa Thường Niên sau Phục Sinh nhắm đến chủ đề Mầu Nhiệm Chúa Kitô – Sự Sống Tái Sinh. Việc phân biệt này rất cần để có thể hiểu được việc Giáo Hội chọn lựa và sắp xếp Phụng Vụ Lời Chúa, nhờ đó hiểu được ư nghĩa của chiều hướng Lời Chúa trong giai đoạn Mùa Thường Niên. Nếu Phụng Vụ Lời Chúa của Mùa Thường Niên hậu Giáng Sinh được hiểu theo chủ đề Mầu Nhiệm Chúa Kitô – Sự Sống Tỏ Hiện, ở chỗ, chính Chúa Kitô tỏ bản thân của Người ra cho dân Do Thái nhận biết Người, th́ Phụng Vụ Lời Chúa của Mùa Thường Niên hậu Phục Sinh xoay quanh chủ đề Mầu Nhiệm Chúa Kitô – Sự Sống Tái Sinh, một Sự Sống hay một Chúa Kitô được tái sinh qua những chứng từ của Giáo Hội về Người, những chứng từ được thể hiện qua các hoạt động truyền giáo trước hết và trên hết của thành phần thừa sai tông đồ.

 

Vẫn biết Sự Sống Tái Sinh đây, sau khi Chúa Kitô Thăng Thiên về cùng Cha, được nhắm đến Dân Ngoại, đến việc truyền giáo “ad gentes” (nhan đề của sắc lệnh truyền giáo của Công Đồng Chung Vaticanô II được ban hành ngày 7/12/1965, ngay trước ngày Công Đồng bế mạc 8/12/1965, sau 3 năm diễn tiến từ ngày 11/10/1962), tức việc truyền giáo cho muôn dân, một việc truyền giáo đă được Sách Tông Vụ thuật lại, nhưng lại là việc truyền giáo, như Chúa Kitô căn dặn các vị tông đồ, phải được “bắt đầu từ Giêrusalem”, và các vị sau đó phải làm chứng về Người “ở khắp Giuđêa và Samaria, thậm chí cho tới tận cùng trái đất” (Acts 1:8). Trong lời căn dặn cuối cùng này của Chúa Kitô, chúng ta không thấy Người nói đến vùng Galilêa là nơi xuất thân của Người, phải chăng là v́ nơi Người gặp gỡ các vị sau khi Phục Sinh để lên trời đă là ở chính Galilêa rồi (x Mt 28:7,16), th́ kể như Galilêa là khởi điểm, là điểm phát xuất truyền giáo, nhất là v́ miền Galilêa đă được chính bản thân Người rao giảng, lại c̣n là nơi Người đă sai các môn đệ của Người đi rao giảng nữa?

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

ƠN GỌI & SỨ MẠNG CỦA KI-TÔ HỮU

 

I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ       

 

         Công Đồng Vatican II đă khẳng định:

 

         “Mọi lời giảng dạy trong Giáo Hội cũng như chính Đạo Thánh Chúa Ki-tô phải được Kinh Thánh nuôi dưỡng và hướng dẫn. Thực thế, trong các sách Thánh, Chúa Cha trên trời bằng tất cả ḷng tŕu mến đến gặp gỡ con cái ḿnh và ngỏ lời với họ. Lời Chúa c̣n có một sức mạnh và quyền năng có thể nâng đỡ và tăng cường Giáo Hội, ban sức mạnh đức tin cho con cái Giáo Hội, là lương thực linh hồn, nguồn sống thiêng liêng, tinh tuyền và trường cửu cho con cái Giáo Hội  (1).

 

Tin tưởng vào lời khẳng định trên của Công đồng chúng ta sẽ khám phá sự phong phú khôn lường của Lời Chúa trong ba bài Sách Thánh Chúa Nhật 15 Thường Niên Năm B. Đồng thời chúng ta biết ḿnh phải sống như thế nào cho tṛn vai là “con Thiên Chúa”, là “ngôn sứ” và là “người rao giảng” Tin Mừng Cứu độ của Thiên Chúa.

      

II. LẮNG NGHE & T̀M HIỂU LỜI CHÚA TRONG BA BÀI THÁNH KINH

 

2.1 Lắng nghe Lời Chúa trong ba bài Thánh Kinh

 

(1) Bài đọc 1: Am 7,12-15: Xung đột với A-mát-gia. Ông A-mốt bị trục xuất khỏi Bết Ên.

 

          12 Bấy giờ A-mát-gia nói với ông A-mốt: "Này thầy chiêm ơi, mau chạy về đất Giu-đa, về đó mà kiếm ăn, về đó mà tuyên sấm! 13 Nhưng ở Bết Ên này, đừng có ḥng nói tiên tri nữa, v́ đây là thánh điện của quân vương, đây là đền thờ của vương triều." 14 Ông A-mốt trả lời ông A-mát-gia: "Tôi không phải là ngôn sứ, cũng chẳng phải là người thuộc nhóm ngôn sứ. Tôi chỉ là người chăn nuôi súc vật và chăm sóc cây sung. 15 Chính ĐỨC CHÚA đă bắt lấy tôi khi tôi đi theo sau đàn vật, và ĐỨC CHÚA đă truyền cho tôi: "Hăy đi tuyên sấm cho Ít-ra-en dân Ta."

 

(2) Bài đọc 2: Ep 1,3-14:  Kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa

 

         3 Chúc tụng Thiên Chúa là Thân Phụ Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta. Trong Đức Ki-tô, từ cơi trời, Người đă thi ân giáng phúc cho ta hưởng muôn vàn ơn phúc của Thánh Thần. 4 Trong Đức Ki-tô, Người đă chọn ta trước cả khi tạo thành vũ trụ, để trước thánh nhan Người, ta trở nên tinh tuyền thánh thiện, nhờ t́nh thương của Người. 5 Theo ư muốn và ḷng nhân ái của Người, Người đă tiền định cho ta làm nghĩa tử nhờ Đức Giê-su Ki-tô, 6 để ta hằng ngợi khen ân sủng rạng ngời, ân sủng Người ban tặng cho ta trong Thánh Tử yêu dấu. 7 Trong Thánh Tử, nhờ máu Thánh Tử đổ ra chúng ta được cứu chuộc, được thứ tha tội lỗi theo lượng ân sủng rất phong phú của Người. 8 Ân sủng này, Thiên Chúa đă rộng ban cho ta cùng với tất cả sự khôn ngoan thông hiểu. 9 Người cho ta được biết thiên ư nhiệm mầu: thiên ư này là kế hoạch yêu thương Người đă định từ trước trong Đức Ki-tô. 10 Đó là đưa thời gian tới hồi viên măn là quy tụ muôn loài trong trời đất dưới quyền một thủ lănh là Đức Ki-tô. Cũng trong Đức Ki-tô, 11 Thiên Chúa là Đấng làm nên mọi sự theo quyết định và ư muốn của Người, đă tiền định cho chúng tôi đây làm cơ nghiệp riêng theo kế hoạch của Người, 12 để chúng tôi là những người đầu tiên đặt hy vọng vào Đức Ki-tô, chúng tôi ngợi khen vinh quang Người. 13 Trong Đức Ki-tô, cả anh em nữa anh em đă được nghe lời chân lư là Tin Mừng cứu độ anh em; vẫn trong Đức Ki-tô, một khi đă tin, anh em được đóng ấn Thánh Thần, Đấng Thiên Chúa đă hứa. 14 Thánh Thần là bảo chứng phần gia nghiệp của chúng ta, chờ ngày dân riêng của Thiên Chúa được cứu chuộc, để ngợi khen vinh quang Thiên Chúa.

 

(3) Bài Tin Mừng: Mc 6,7-13 Đức Giê-su sai Nhóm Mười Hai đi giảng (Mt 10, 5-15; Lc 9,1-6).

 

         7 Người gọi Nhóm Mười Hai lại và bắt đầu sai đi từng hai người một. Người ban cho các ông quyền trừ quỷ. 8 Người chỉ thị cho các ông không được mang ǵ đi đường, chỉ trừ cây gậy; không được mang lương thực, bao bị, tiền đồng để giắt lưng; 9 được đi dép, nhưng không được mặc hai áo. 10 Người bảo các ông : "Bất cứ ở đâu, khi anh em đă vào nhà nào, th́ cứ ở lại đó cho đến lúc ra đi. 11 C̣n nơi nào người ta không đón tiếp và nghe lời anh em, th́ khi ra khỏi đó, hăy giũ bụi chân để tỏ ư phản đối họ." 12 Các ông đi rao giảng, kêu gọi người ta ăn năn sám hối. 13 Các ông trừ được nhiều quỷ, xức dầu cho nhiều người đau ốm và chữa họ khỏi bệnh.

 

2.2 Trong ba bài Thánh Kinh trên, chúng ta khám phá ra Thiên Chúa là Đấng nào? 

   

(1) Bài đọc 1 (Am 7,12-15) Nhờ lời giảng giải của ngôn sứ A-mốt với tư tế A-mát-gia mà chúng ta biết được tại sao A-mốt trở thành ngôn sứ: Chính Thiên Chúa đă chọn ông và - có thể nói là - “đă cưỡng bức” ông  nói lời sấm ngôn cho dân Ít-ra-en, chứ bản thân ông không hề muốn làm công việc ấy chút nào. A-mốt không muốn làm ngôn sứ, có lẽ v́ ông biết rơ ḿnh không có tài ăn nói trước công chúng và quan quyền. Cũng có thể v́ ông sợ bị chống đối và bách hại.

 

           Nhưng ngôn sứ A-mốt đă hoàn thành nhiệm vụ và trở thành nổi tiếng trong hàng ngũ ngôn sứ, v́ các sấm ngôn của ông “mang tính phê phán xă hội” (prophé-tisme critique) tức lên án những t́nh trạng bất công trong xă hội: kẻ giầu sang, quyền thế bóc lột và áp bức người nghèo hèn.  

 

            Qua A-mốt và các sấm ngôn của ông chúng ta khám phá ra một Đấng Thiên Chúa quan tâm và đặc biệt yêu thương người nghèo đến độ đứng về phía họ, bênh vực họ chống lại mọi áp bức, bóc lột từ những người có quyền chức. Đúng là “Thiên Chúa đứng về Phe Tả” như tựa đề của cuốn sách mà một Giám mục Italia đă viết cách đây vài chục năm (2).  

 

(2) Bài đọc 2 (Ep 1,3-14) là một đoạn thư của Thánh Phao-lô gửi cho các tín hữu Ê-phê-sô trong đó Thánh Tông đồ nói về ơn gọi làm con và bao hồng ân cao quí khác mà Thiên Chúa đă ban cho chúng ta trong Đức Kitô. Cùng với ơn làm nghĩa tử cao quí ấy, chúng ta c̣n được ơn nghe biết Tin Mừng Cứu độ và được Thánh Thần in dấu ấn để chúng ta được đảm bảo phần gia nghiệp của Thiên Chúa hứa ban cho dân riêng của Người.

 

          Qua đoạn Thánh Thư này, chúng ta khám phá ra một Đấng Thiên Chúa vô cùng quảng đại và yêu thương đối với nhân loại nói chung và với Ki-tô hữu nói riêng v́ Người đă ban muôn vàn hồng ân cao quư cho chúng ta qua và nơi Con Một yêu quư của Người là Chúa Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta!

 

(3) Bài Tin Mừng (Mc 6,7-13) là tường thuật của Thánh Mác-cô về việc Chúa Giê-su sai Mười Hai Môn Đệ đi rao giảng Tin Mừng, trừ quỉ và chữa lành những người đau ốm bệnh tật và bị các thần ô uế ám hại. Các Môn Đệ c̣n được Chúa Giê-su căn dặn tỉ mỉ về hành trang phải mang theo, về cách ứng xử với mọi người khi được tiếp đón cũng như khi bị từ chối. Vâng theo chỉ thị của Thày các Tông Đồ gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp trong khi thi hành sứ vụ Chúa Giê-su trao phó.

 

         Nhờ đoạn Phúc âm này, chúng ta khám phá ra Chúa Giê-su là Đấng giao sứ mạng rao giảng Tin Mừng và chữa lành cho các môn đệ. Sứ mạng này Người đă được Cha giao cho và nay Người giao lại cho tất cả các môn đệ, trong đó có mỗi người chúng ta. Để thực hiện thành công sứ mạng được giao, các môn đệ phải biết cậy trông vào Chúa và chỉ cậy trông vào một ḿnh Chúa mà thôi.

 

2.3 Qua ba bài Thánh Kinh trên, Thiên Chúa muốn gửi sđiệp ǵ cho chúng ta?   

 

Sứ điệp của Lời Chúa hôm nay là:

V́ T́nh Yêu “nhưng không và quảng đại”,

Thiên Chúa và Chúa Giê-su Ki-tô đă ban và giao cho chúng ta

ơn gọi và sứ mạng làm con và làm ngôn sứ của Người,

ơn gọi và sứ mạng làm người rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa.

 

III. SỐNG LỜI CHÚA HÔM NAY

 

Sống sứ điệp của Lời Chúa hôm nay là :  

 

(1) Mỗi Ki-tô hữu nhận thức được ơn gọi và sứ mạng của ḿnh - là con Thiên Chúa, là kẻ nói Lời Thiên Chúa (như ngôn sứ A-mốt), rao giảng và chữa lành (như các Tông đồ) - mà có lời chúc tụng, ngợi khen, cảm tạ Thiên Chúa và Chúa Giê-su Ki-tô.

 

(2) Mỗi Ki-tô hữu nhận thức được ơn gọi và sứ mạng của ḿnh - là con Thiên Chúa, là kẻ nói Lời Thiên Chúa (như ngôn sứ A-mốt), rao giảng và chữa lành (như các Tông đồ) - mà t́m mọi cách thực thi sứ mạng ấy trong môi trường gia đ́nh và xă hội của ḿnh.

 

IV. CẦU NGUYỆN  

 

Lạy Thiên Chúa là Cha yêu thương và nhân ái. Chúng con xin cảm tạ, ngợi khen và chúc tụng Cha v́ Cha đă ban cho mỗi người chúng con: ơn gọi và sứ mạng làm con, ơn gọi và sứ mạng làm ngôn sứ, ơn gọi và sứ mạng làm người rao giảng Tin Mừng Cứu độ của Cha.

 

Chúng con thấy vô cùng hổ thẹn v́ chúng con chẳng những không chu toàn  ơn gọi và sứ mạng cao quư mà Cha đă ban cho chúng con mà chúng con cũng chẳng có nhận thức đúng đắn về ơn gọi và sứ mạng cao quư ấy. Chúng con chỉ là những kẻ vô ơn và vô t́nh!

 

Xin Cha hăy nhận lấy tâm t́nh hổ thẹn của chúng con, như của lễ duy nhất mà chúng con có thể dâng lên Cha, cùng với của lễ toàn thiêu là Chúa Giê-su Ki-tô, Con Cha, Chúa chúng con. Amen.

 

 

           Giêrônimô Nguyễn Văn Nội.                                               

 Sàig̣n ngày 09.07.2006

 

…………………

Chú thích:

(1) Hiến chế Mạc Khải “Lời Thiên Chúa”, 21.

(2) Đó là Đức Cha Luigi Bettazzi, nguyên Giám Mục Ivrea (Italia).

 

 

ĐỒNG HÀNH VỚI ĐỨC KITÔ VÀ ANH EM

 

Trần Mỹ Duyệt

 

Khi Chúa Giêsu sai các môn đệ của ḿnh ra đi trong sứ mạng truyền giáo: “Ngài truyền dậy các ông đừng mang ǵ, ngoài cây gậy, không mang bị, mang bánh, mang tiền trong túi, nhưng chân đi dép, và đừng mặc hai áo” (Mc 6:8-9)). Nhưng Ngài lại sai các ông: “từng hai người” (Mc 5:7) với nhau.

 

H́nh ảnh hai người đi với nhau mà Thánh Kư Máccô ghi nhận hẳn phải có ư nghĩa. Và chúng ta thử t́m hiểu xem Chúa Giêsu muốn nói ǵ với chúng ta qua hành động “sai đi” này. 

 

1. Đi bên Chúa và đi với Chúa:

 

Hai người đi với nhau có lẽ chỉ là một biểu tượng cho hành động của tất cả những ai đang phục vụ Chúa và phục vụ tha nhân. V́ không phải mọi nơi và mọi lúc chúng ta đều có hai người cùng đi với nhau trong sứ mạng rao giảng và làm chứng cho Tin Mừng.  Vậy h́nh ảnh người thứ hai mà Chúa Giêsu nói này là ai. Phải chăng đó là chính Ngài.

 

Đúng thế! Chúa Giêsu đă nhiều lần nói với chúng ta về vai tṛ của Ngài trong đời sống tâm linh và trong ơn gọi chứng nhân của người Kitô hữu. Không những Ngài ở bên chúng ta, mà c̣n là sức sống để chúng ta có thể sống và hoàn thành sứ mạng ấy cách tốt đẹp: “Ai ở trong ta và ta ở trong người ấy, người ấy sẽ sinh nhiều hoa trái”. Ở một nơi khác, Ngài c̣n khẳng định: “Không có ta, các con không làm ǵ được”.  

 

Không làm ǵ được, th́ c̣n mong ǵ sinh hoa trái. Do đó, Chúa Giêsu chính là người đồng hành thứ hai mà qua h́nh ảnh được sai đi đă được Tin Mừng tŕnh bày.

 

Thánh Vương Đavít trước đó, cũng đă cảm nhận và thâm tín về điều này một cách hết sức sâu sa. Ngài nói: “Chúa là đá tảng, là núi đá che chở tôi.” Thánh nhân c̣n gọi Chúa là “thành lũy” che chở ḿnh. Thật vậy, nếu không có Chúa th́ Đavít cũng chỉ là một anh chăn chiên, suốt đời lẽo đẽo theo sau đoàn chiên của ḿnh mà thôi. Nhưng với sức mạnh của Ngài, với sự chở che của Ngài, Đavít đă chiến thắng nhiều kẻ thù và đă trở thành một đế vương mà lịch sử Do Thái măi luôn nhắc nhở với ḷng kính phục và hănh diện. Hơn nữa, Đavít c̣n được liên kết chặt chẽ với công tŕnh Cứu Chuộc của Thiên Chúa. V́ nơi ḍng dơi Đavít, Chúa Giêsu đă hạ sinh làm người.

 

Người thứ hai trong hành tŕnh đức tin và truyền giáo của Kitô hữu chúng ta chính là Chúa Giêsu. Điều này phù hợp với ư nghĩa của lời Ngài khi căn dặn các Tông Đồ tuy đừng bận tâm nhiều về những đồ tùy thân, nhưng nhất định phải có cây gậy. Và phải chăng Ngài cũng chính là cây gậy mà các Tông Đồ và chúng ta cần phải có trong đời sống tâm linh. Nó chẳng phải là h́nh ảnh của sự đỡ nâng và cần thiết sao. Cây gậy chẳng phải là vật pḥng thân và tự vệ trước lũ chó, rắn rết và những hoang thú trên đường đi sao?! Và trên hành tŕnh đức tin, lũ chó, rắn rết, và những hoang thú, trộm cướp kia chính là ma quỉ, thế gian và sự yếu đuối của con người. C̣n cây gậy đó chẳng phải là chính Chúa với sức mạnh của Ngài sẵn sàng đánh tan mọi mưu ma, chước độc để giúp ta đi đường b́nh an sao!

 

Tóm lại, Kitô hữu chúng ta khi ra đi vào đời theo một nghĩa nào đó, cần thiết phải đi hai người, và người thứ hai cùng đồng hành với chúng ta và luôn ở bên ta ấy chính là Chúa Giêsu. Ngài là sức mạnh, sự chở che và cũng là động lực thôi thúc chúng ta vững tin tiến về nhà cha cũng như can trường và bền chí trong sứ mạnh chứng nhân Tin Mừng của ḿnh.

 

 

2. Đi bên nhau và đi với nhau:

 

Ngoài Chúa Giêsu, th́ người thứ hai kia là anh chị em của chúng ta. Điều này không chỉ nói lên tính chất thông công của các thánh, mà c̣n nói lên rằng chúng ta cần phải khiêm tốn và hợp tác trong việc phục vụ Chúa và phục vụ nhau.

 

“Không ai là một ḥn đảo”. Đây là một tư tưởng và triết lư sống của sự hiệp nhất và đoàn kết. Hiểu theo một ư nghĩa rất thực tế, th́ người thứ hai ấy chính là vợ ta, chồng ta, con cái ta, ông, bà, cha, mẹ ta, anh, chị, em của ta. Và tất cả những người mà chúng ta thường ngày gặp gỡ. Đó là những người mà Chúa sai tới để đồng hành với chúng ta và cùng với chúng ta hoàn tất sứ mạng vào đời, sứ mạng quảng rao Tin Mừng. 

 

Người chồng, người vợ, người con, người cháu. Bố mẹ, ông bà. Và tất cả những bạn hữu quen thân là những người mà cách này hay cách khác chúng ta thật sự cần thiết trong cuộc đời. Vào đời với họ, ra đi rao truyền lời Chúa với họ chẳng phải là một sự hợp tác mang ư nghĩa tích cực về vai tṛ của Kitô hữu trong ḷng Giáo Hội và giữa thế giới nữa đó sao.  

 

Như vậy, người thứ hai đi bên ta và cùng với chúng ta đồng hành trên hành tŕnh đức tin không ai khác, đó là vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em, ông bà nội, ngoại cũng như tất cả các anh chị em mà chúng ta gặp gỡ trên đường.

 

H́nh ảnh hai người c̣n tạo nên h́nh ảnh của số đông, của tập thể, và điều này cho chúng ta một ư niệm về sự hợp tác cần thiết với anh chị em trong giáo xứ, trong họ đạo, trong đoàn thể, và cùng với Giáo Hội đồng hành tiến về quê hương vĩnh cửu.

 

“Nơi đâu hai người họp lại, nơi đó có Chúa ở giữa”. Đây chẳng phải là h́nh ảnh tích cực nhất về ư nghĩa hợp nhất, và cộng tác sao. Và đó cũng là ư nghĩa của hai người cùng đi trên con đường truyền giáo.

 

“Từng hai người một”. Hành tŕnh đức tin là một cuộc hành tŕnh không đơn lẻ. Hành tŕnh chứng nhân cũng không phải là một cuộc hành tŕnh đơn độc. Xét về mặt tiêu cực, th́ con đường này khó đi và nhiều thảo cấu. Đó chưa kể đến những đoạn đường trơn trượt và hiểm trở, nên việc mọi người đi chung với nhau ít nữa cũng có thể giúp nhau vượt qua những nguy hiểm và thử thách đó. Nếu xét về mặt tích cực, sự hiện diện và khích lệ của bạn đường sẽ là một điều khích lệ hết sức cần thiết, đặc biệt trong những lúc chúng ta gặp thử thách mà có ư định bỏ cuộc.

 

Trên hành tŕnh đức tin và tông đồ. Kitô hữu chúng ta phải có Chúa và có anh chị em bên ḿnh. Và đó là lư do tại sao Chúa Giêsu dậy chúng ta phải có hai người. Một tay nắm lấy Chúa, và một tay nắm lấy anh em.