CHÚA NHẬT XXII QUANH NĂM

 

BÀI ĐỌC I: Deut 4:1-2, 6-8

“Các ngươi hăy tuân giữ các giới răn và đem thực hành bằng việc làm”
Bài trích sách Đệ Nhị Luật

Môisen nói với dân chúng rằng: “Hỡi Israel, giờ đây hăy nghe các lề luật và huấn lệnh mà ta dạy bảo các ngươi phải thực hành, để được sống và được vào chiếm hữu phần đất mà Chúa là Thiên Chúa cha ông các ngươi sẽ ban cho các ngươi. Các ngươi chớ thêm bớt điều ǵ trong các điều ta đă truyền, nhưng hăy tuân giữ các giới răn của Chúa là Thiên Chúa các ngươi mà ta đă truyền dạy các ngươi. Các ngươi phải tuân giữ và thực hành, v́ đó là sự khôn ngoan và sáng suốt của các ngươi trước mặt muôn dân, để khi nghe nói đến tất cả các lề luật ấy, họ nói: “Thật, dân tộc vĩ đại nầy là một dân khôn ngoan và sáng suốt”. Không một dân tộc nào được các thần ở bên cạnh ḿnh, như Chúa là Thiên Chúa chúng ta ở bên cạnh chúng ta, khi chúng ta kêu cầu Người. Có dân tộc thời danh nào khác có lễ nghi, huấn lệnh công chính, và bộ luật như ta tŕnh bày trước mặt các ngươi hôm nay không? Vậy các ngươi hăy ư tứ và giữ ḿnh. Trong suốt đời các ngươi đừng quên và đừng để ḷng xao lăng những điều các ngươi đă thấy. Hăy dạy cho con cháu các ngươi biết các điều ấy”.

Lời của Chúa.


Đáp Ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)

Lạy Chúa, ai sẽ được ở trong đền tạm Chúa?

1.      Người sống thanh liêm và thực thi công chính, và trong ḷng suy nghĩ điều ngay, và lưỡi không bịa lời vu khống.

2.      Người không làm nhục cho ai lân cận; người coi rẻ đứa bất nhân, nhưng kính yêu những ai tôn sợ Chúa.

3.      Người dẫu thề điều chi bất lợi, cũng không thay đổi, không xuất tiền đặt nợ thu lời, cũng không ăn hối lộ hại người hiền lương... Người thực thi những điều kể đó, th́ muôn đời chẳng có lung lay.


BÀI ĐỌC II: Jac 1:17-18, 21b-22, 27

“Anh em hăy thực thi lời đă nghe”
Bài trích thơ Thánh Giacôbê Tông đồ.

Anh em thân mến, mọi ơn lành và mọi phúc lộc hoàn hảo đều do tự trời bởi Cha sáng láng ban xuống, nơi Người không có thay đổi và cũng không có bóng dáng sự thay đổi, Người đă muốn sinh ra chúng ta bằng lời chân thật, để chúng ta nên như của đầu mùa trong các tạo vật. Cho nên anh em hăy khử trừ mọi thứ nhơ bẩn và ḷng đầy gian ác, anh em hăy ngoan ngoăn nhận lănh lời đă gieo trong ḷng anh em, lời có sức cứu độ linh hồn anh em. Anh em hăy thực thi lời đă nghe, chớ đừng nghe suông mà lừa dối chính ḿnh. Ḷng đạo đức trong sạch và tinh tuyền đối với Thiên Chúa Cha là: thăm viếng cô nhi quả phụ trong cơn quẫn bách, và giữ ḿnh khỏi mọi ô uế đời nầy.

Lời của Chúa.


(Xin mời Cộng đoàn đứng)
Alleluia, alleluia. — Chúa phán: “Thầy là đường, là sự thật và là sự sống; không ai đến được với Cha mà không qua Thầy”. — Alleluia.


PHÚC ÂM: Mc 7:1-8a, 14-15, 21-23

“Các ngươi gác bỏ một bên các giới răn Thiên Chúa, để nắm giữ tập tục phàm nhân”
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Khi ấy, những người biệt phái và mấy luật sĩ từ Giêrusalem tụ tập lại bên Chúa Giêsu, và họ thấy vài môn đệ Người dùng bữa với những bàn tay không tinh sạch, nghĩa là không rửa trước. V́ theo đúng tập tục của tiền nhân, những người biệt phái và mọi người Do Thái không dùng bữa mà không rửa tay trước, và ở nơi công cộng về, họ không dùng bữa mà không tắm rửa trước. Họ c̣n giữ nhiều tập tục khác nữa, như rửa chén, rửa b́nh, rửa các đồ đồng. Vậy những người biệt phái và luật sĩ hỏi Người: “Sao môn đệ ông không giữ tập tục của tiền nhân mà lại dùng bữa với những bàn tay không tinh sạch?” Người đáp: “Hỡi bọn giả h́nh, Isaia thật đă nói tiên tri rất chí lư về các ngươi, như lời chép rằng: “Dân nầy kính Ta ngoài môi miệng, nhưng ḷng chúng ở xa Ta. Nó sùng kính Ta cách giả dối, bởi v́ nó dạy những giáo lư và những luật lệ loài người”. V́ các ngươi bỏ qua các giới răn Thiên Chúa, để nắm giữ tập tục loài người”. Và Người lại gọi dân chúng mà bảo rằng: “Hết thảy hăy nghe và hiểu rơ lời Ta. Không có ǵ từ bên ngoài vào trong con người mà có thể làm cho họ ra ô uế. Chỉ có những ǵ từ con người xuất ra, chính những cái đó mới làm cho họ ra ô uế. V́ từ bên trong, từ tâm trí người ta xuất phát những tư tưởng xấu, ngoại t́nh, dâm ô, giết người, trộm cắp, tham lam, độc ác, xảo trá, lăng loàn, ganh tị, vu khống, kiêu căng, ngông cuồng. Tất cả những sự xấu đó đều ở trong mà ra, và làm cho người ta ra ô uế”.

Phúc Âm của Chúa.

----------------------------------
Sống Lời Chúa Hôm Nay

 

  

“Bảy Thần Ô Uế Khác”

  

 

Chúa Nhật tuần này là Chúa Nhật XXII Thường Niên Năm B. Năm Chúa Nhật liền vừa rồi, từ Chúa Nhật XVII tới XXI, chúng ta đă nghe các bài Phúc Âm không phải của Thánh Marcô là phúc âm thuộc chu kỳ phụng vụ Năm B, mà là Phúc Âm Thánh Gioan, một loạt 5 bài Phúc Âm về Bài Giảng Bánh Sự Sống. Vậy để tiếp nối chủ đề Mầu Nhiệm Chúa Kitô Sự Sống Tái Sinh của Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh, Giáo Hội đă chọn bài Phúc Âm Thánh Marcô Chúa Nhật XXII Thường Niên Năm B tuần này về vấn đề tục lệ rửa tay trước khi ăn của người Do Thái, một vấn đề, theo giáo huấn của Chúa Giêsu trong bài Phúc Âm, chẳng những có vẻ tương phản với tinh thần của lề luật của Thiên Chúa, mà c̣n liên quan đến cả tính chất tinh tuyền của tâm linh con người nữa. Bởi v́ ư nghĩa của bài Phúc Âm hôm nay liên quan đến cái lầm lạc của con người, ở chỗ, con người đă coi trọng những ǵ là của ḿnh hơn là của Chúa, những ǵ do ḿnh tạo ra hơn là do Chúa qui định, những ǵ do ḿnh nghĩ tưởng hơn là Mạc Khải Thần Linh, tức con người đă sống theo các thứ ngẫu tượng do chính họ tạo ra, nếu không muốn nói theo ngôn ngữ của Thánh Kinh Cựu Ước, con người ngoại t́nh với các tà thần không phải là Thiên Chúa chân thật duy nhất, những tà thần làm cho con người ra ô uế.

 

Thật vậy, nếu tất cả những ǵ con người tạo ra và tôn sùng chúng, đến nỗi coi chúng hơn lề luật của Thiên Chúa, đều là những ǵ tính mê nết xấu và tội lỗi, như 12 thứ vừa tội lỗi vừa tính mê nết xấu được Chúa Giêsu liệt kê trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này: “gian dâm (1), trộm cắp (2), sát nhân (3), ngoại t́nh (4), tham lam (5), ác tâm (6), lừa đảo (7), lăng loàn (8), tị hiềm (9), lộng ngôn (10), kiêu hănh (11), mê muội (12)”, th́ 5 thứ tội lỗi (1,2,3,4,10) và 7 tính mê nết xấu (5,6,7,8,9,11,12) được Chúa Giêsu chính thức nhắc đến này chính là các thần ô uế hay tinh thần bất chính gian ác giả tạo nơi con người và của con người. Phải chăng “bảy thần ô uế” (Mt 12:45) Chúa Giêsu muốn nói đến trong dụ ngôn về ngôi nhà hoang sạch sẽ là thành phần tính mê nết xấu được Người liệt kê ở bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này?

 

Riêng về tính mê nết xấu cuối cùng mang tên “mê muội” (đa số các bản dịch tiếng Anh dùng chữ “folly”, trong khi tiếng Việt dùng chữ “ngông cuồng”, “điên cuồng” hay “vô lương tri”) cũng được Chúa Giêsu liệt kê trong bản danh sách thần ô uế này nữa. Bởi v́ thần ô uế này cũng làm cho con người ra dơ bẩn, đến nỗi không đáng ở trước nhan Chúa, như trường hợp của tông đồ Phêrô bị Chúa Giêsu thậm tệ quở trách là “Satan” và phũ phàng xua đuổi “hăy xéo đi”, chỉ v́ vị tông đồ này “mê muội”, ở chỗ “không phán đoán theo đường lối Thiên Chúa mà chỉ theo đường lối loài người” (Mt 16:23). Chúa Giêsu cũng đă nhắc đến thứ thần ô uế “mê muội” này khi nói với thành phần giả h́nh Pharisiêu, khi gọi họ là “những người hướng đạo tối tăm mê muội” (Mt 23:24).

 

Hai bài đọc một và hai của Chúa Nhật tuần này c̣n nói đến những ǵ liên quan đến tính mê nết xấu “lừa đảo” và “kiêu hănh”. Trong bài đọc một, Moisen đă nói với dân chúng được ghi lại trong Sách Nhị Luật rằng: “các người không được thêm thắt hay bớt xén những ǵ tôi truyền cho các người”. Thật ra dân Chúa không dám thêm hay bớt ǵ vào chính lề luật của Thiên Chúa. Thực tế cho thấy họ chỉ lập thêm những điều mới bên cạnh lề luật của Ngài thôi, như tục lệ rửa tay trước khi ăn, hay thanh tẩy các đồ ăn mua ở chợ về rồi mới dám ăn, hoặc rửa các thứ ly chén b́nh v.v., nhưng rất tiếc họ lại coi chúng hơn lề luật của Ngài. Thái độ này cho thấy con người đă mặc nhiên phạm tội “lộng ngôn”, một thứ tội phát xuất từ ḷng “kiêu hănh” của họ mà ra. Trong bài đọc hai, Thánh Giacôbê đă khuyên “anh em hăy khiêm nhượng đón nhận lời đă đâm rễ nơi anh em có khả năng cứu độ anh em. Hăy thực hành lời này. Nếu anh em chỉ nghe lời ấy thôi th́ anh em đang tự lừa dối ḿnh vậy”. Dân Do Thái nói chung và thành phần thông luật nói riêng đă không mắc chứng “lừa đảo” này hay sao, khi họ nghe lời Chúa, qua lề luật của họ, song vẫn không chịu tuân giữ hay không muốn tuân giữ (x Mt 23:4), nghĩa là họ thờ kính Thiên Chúa một cách bôi bác bề ngoài mà thôi, chứ không thật ḷng.

 

Chính v́ sống “giả h́nh”, không thật, tức sống trong gian dối, trong tối tăm, mà con người có thể làm bất cứ điều ǵ xấu xa tội lỗi, như 12 thứ tội lỗi và tính mê nết xấu được Chúa Giêsu nhắc đến trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này. Đó là lư do “giả h́nh” phải được kể như một thứ thần ô uế đă đóng vai gia chủ đi rủ thêm “bảy thần ô uế” khác, bảy loại tính mê nết xấu được kể đến trên đây, những thần ô uế “c̣n dữ hơn nó”, để nhào vô tác hại ngôi nhà Yến Duyên đă được các ngôn sứ dọn dẹp sạch sẽ gọn ghẽ nhưng lại bị dân chúng coi thường, làm cho ngôi nhà này trở thành hoang trống (x Mt 12:45)? Nếu đọc kỹ những lời Chúa Giêsu nặng lời trách móc thành phần luật sĩ và biệt phái Do Thái “giả h́nh” trong cả đoạn 23 của Phúc Âm Thánh Mathêu, người ta có thể thấy được nguyên vẹn h́nh hài của đầy đủ “bảy thần ô uế khác”, những tác nhân đă làm cho họ ra nhơ nhớp thối tha hết sức kinh tởm chẳng khác ǵ như một huyệt mộ chứa đầy những thứ chết chóc (x Mt 23:27).

 

Thế giới văn minh của con người ngày nay, nhất là thế giới Âu Châu vốn đồng nghĩa với văn minh Kitô giáo, sau khi được tinh thần Phúc Âm từ thiên kỷ thứ nhất dọn dẹp cho sạch sẽ và gọn ghẽ cho khỏi các thứ văn minh mọi rợ, giờ đây, đă bị “bảy thần ô uế khác” tàn phá hầu như đang đi tới chỗ phá sản đức tin đến khủng hoảng luân lư nơi đa số tín hữu, thậm chí cả nơi các đấng bậc. Thật vậy, lịch sử phũ phàng cho thấy, chính từ một châu lục đă hăng say truyền bá Phúc Âm hóa khắp thế giới từ khi bắt đầu hậu bán thiên kỷ thứ hai này nay đă trở thành nơi phát xuất tất cả những ǵ được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II gọi là “văn hóa sự chết”. Con người thuộc thế giới Kitô giáo tiêu biểu này chẳng những đă hạ bệ Thiên Chúa xuống mà c̣n thay vào chỗ của Ngài các thứ ngẫu tượng vô cùng xấu xa ghê tởm do họ làm ra nữa.

 

Họ đă hạ bệ Thiên Chúa xuống, ở chỗ, không tuân giữ lề luật tự nhiên của Ngài. Ngay từ ban đầu Ngài đă kết hợp hai con người nam nữ lại với nhau trong hôn nhân và đă chúc lành cho việc sinh sản là tác động hôn nhân của họ (x Gen 2:21-24, 1:28). Giờ đây họ đă tự động cho phép nhau ly dị và phá thai, sống coi như không có Thiên Chúa, hay có th́ Ngài đă chết rồi. Chưa hết, sau khi hạ bệ Thiên Chúa xuống khỏi vị thế của Ngài xong, con người liền ngang nhiên trèo lên ngồi chỗm chệ vào chỗ của Ngài, bằng các thứ ngẫu tượng của họ, những thứ ngẫu tượng văn hóa pháp luật do họ làm ra. Ngẫu tượng thứ nhất là ngẫu tượng hôn nhân đồng tính luyến ái và ngẫu tượng thứ hai là ngẫu tượng tạo sinh ngoại nhiên. Đúng thế, sau khi đă đi tới chỗ cho phép ly dị rồi con người vẫn cảm thấy chưa đủ, họ c̣n tiến tới chỗ tự lập nên một cơ cấu hôn nhân khác, đó là việc họ cho phép hai người đồng phái tính lấy nhau và có quyền nhận con nuôi như một gia đ́nh thực sự vậy. C̣n vấn đề truyền sinh, con người ra tay phá thai chưa đủ, họ c̣n tiến tới chỗ tạo sinh ngoại nhiên, như qua ống nghiệm, bằng việc mang thai mướn, bằng nỗ lực t́m cách tạo sinh sao bản phi tính dục (cloning) v.v. Con người cho rằng, để tránh nạn quá đông dân số trên thế giới, họ đă khuyến khích và có những lúc t́m cách buộc phải phá thai hay triệt sản, thế mà họ lại t́m cách tạo thêm những sự sống theo ư họ, theo kiểu của họ, kiểu của “bảy thần ô uế khác”. Ôi con người..!

 

Bài Phúc Âm Chúa Nhật XXII Năm B tuần này, như vừa chia sẻ, liên quan tới vấn đề con ḅụ vàng ngẫu tượng được con người văn minh thời đại của chúng ta đây. Thế nhưng, oan nghiệt thay, nếu con ḅ vàng ngẫu tượng này được chính dân Do Thái được gọi là Dân Chúa trong Cựu Ước đă dựng nên trong sa mạc thế nào, th́ con ḅ vàng ngẫu tượng này cũng được chính dân Kitô giáo là thành phần tin vào Chúa Kitô là Vị Thiên Chúa Nhập Thể và Vượt Qua ngày nay đúc nặn lên trước mắt thế giới ngày nay. Tiêu biểu cho thế giới Kitô Giáo đây là thế giới Tây phương, bao gồm cả Âu Châu và Bắc Mỹ, được gọi tắt là thế giới văn minh Âu Mỹ. Thật vậy, vị giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Về Các Đạo Giáo Mới là Massimo Introvigne ở Turin Ư quốc mới đây đă tung ra một cuốn sách, nhan đề “Thảm Kịch của Một Âu Châu Thiếu Vắng Chúa Kitô. Chủ Nghĩa Tương Đối Âu Châu nơi Cuộc Đụng Độ Các Nền Văn Hóa”, do Sugarco xuất bản bằng Ư ngữ. Trong cuộc phỏng vấn với mạng điện toán toàn cầu Zenit, vị tác giả của khoảng 30 tác phẩm về các thành phần thiểu số tôn giáo, đă chia sẻ thêm về ‘nỗi sợ hăi Chúa Kitô’ ở Âu Châu hiện nay như sau.

Vấn: Thảm kịch ở Âu Châu là một nhan đề có vẻ bi quan yếm thế sao đó. Phải chăng nó tệ đến nỗi thế?

Đáp: Tôi không nghĩ nó là một nhan đề quá mạnh. Nhị vị Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Biển Đức XVI thậm chí đă sử dụng những diễn tả c̣n thảm thê hơn nữa ḱa.

Đức Gioan Phaolô II đă sử dụng thành ngữ ‘cuộc tự sát về dân số ở Âu Châu’ và tác phẩm của tôi được thực sự mở đầu với đề tài này: Ở Âu Châu, con số trẻ em của mỗi cặp phối ngẫu (không kể các cặp vợ chồng di dân, bao gồm cả thành phần di dân đă thành công dân Âu Châu ở một số quốc gia như Pháp) ở dưới mức độ thay thế dân số theo b́nh thường và là những ǵ thường thấy nơi các nền văn minh đang hấp hối.

Sự kiện trẻ em không được sinh vào đời chẳng những là một vấn đề về kinh tế mà c̣n về vấn đề luân lư và đạo giáo nữa, và nó là dấu hiệu cho thấy một cuộc khủng hoảng hy vọng đầy kinh hoàng. Một nền văn minh chết đi là một nền văn minh mất đi niềm hy vọng.

Cuộc khủng hoảng về luân lư cũng được chứng thực nơi việc thực hành và lập pháp về các chủ đề như hôn nhân và việc nhận con nuôi cho các cặp đồng tính, như vấn đề triệt sinh an tử ở Ḥa Lan và việc thí nghiệm các phôi thai nhân bào.

Sau hết, cũng có cả một cuộc khủng hoảng về cơ cấu ở Âu Châu nữa, một cuộc khủng hoảng không thành đạt trong vấn đề đồng ư về hầu hết mọi sự hay trong vấn đề cùng nhau lên tiếng chung. Khi những cơ cấu tổ chức này làm như thế, không phải về các đề tài thật là quan trọng, hay tệ hơn nữa, khi họ cố gắng áp đặt trên các quốc gia do dự một quan điểm tương đối về luân lư liên quan tới các vấn đề như phá thai, đạo lư sinh học và hôn nhân đồng tính.

Vấn: Ông nói rằng nỗi sợ hăi Chúa Kitô là những ǵ tác hại Âu Châu. Thế nhưng có nhiều người Âu Châu không thể nào lại hăi sợ được v́ họ thậm chí chẳng biết ǵ đến Chúa Kitô cả. Phải chăng t́nh trạng vô thức c̣n tệ hơn cả nỗi sợ hại hay khinh khi?
Đáp: Thật ra tất cả mọi người Âu Châu đều biết Chúa Kitô. Chỉ cần đọc văn chương của quốc gia hay ra khỏi nhà để thấy những dấu hiệu Kitô giáo ở khắp nơi như các nguyện đường, các kỷ đài và các thánh đường.

Những ǵ được một số người gọi là Christophobia đó là một thứ phủ nhận một cách ư thức gia sản này của Kitô Giáo, một nỗi sợ hăi đặc biệt về những đ̣i buộc luân lư chất chứa nơi việc sống đời Kitô hữu. Thật thế, hiện tượng như việc thành đạt của tác phẩm ‘The Da Vinci Code’ cũng cho thấy t́nh trạng hết sức thiếu hiểu biết về đạo giáo. Thế nhưng, như thế không có nghĩa là Chúa Giêsu Kitô chưa được biết đến.

Người là ai th́ được biết đến, nhưng các sự thật về đức tin th́ lại chưa được hiểu biết – bao gồm cả việc nghiên cứu trần tục có tính cách hàn lâm về lịch sử – những sự thật liên quan tới Người, v́ mối liên hệ với các cơ cấu của đạo đă bị mất đi, cũng như v́ một bầu khí tương đối đă h́nh thành được Dan Brown cho là có thẩm quyền như một vị giám mục hay thậm chí như là một vị giáo sư đại học, có thể là một vị vô tín ngưỡng, thế nhưng lại là người biết được các nguồn lịch sử và không bao giờ chấp nhận những cái dị thường của cuốn ‘The Da Vinci Code’.

Vấn: ‘Cái vốn liếng tôn giáo’ được ông đề cập tới trong cuốn sách của ông là ǵ?

Đáp: Theo một trường phái xă hội học xuất phát ở Hoa Kỳ, một trường phái về kinh doanh về đạo giáo (religious economy), th́ mỗi một người trong chúng ta đều có một ‘thứ vốn liếng tôn giáo’ (religious capital) là những ǵ được làm nên bởi những niềm tin có được từ thời chúng ta c̣n trẻ, những niềm tin tưởng mà thậm chí ngay cả sau khi chúng ra ruồng bỏ nó hay ghẻ lạnh với nó, th́ vẫn c̣n một cái ǵ đó người ta không thể nào dễ dàng tách biệt.

Đó là lư do khi một người Âu Châu không hành đạo trở về với đạo giáo – một điều mà ngày nay cũng như 10 năm qua vẫn đang xẩy ra một cách thường xuyên hơn – họ có thể dễ dàng trở về với Kitô Giáo, hay có thể với những đường lối rất cách xa tính cách chính thống song vẫn giữ được những biểu hiệu và đường nét Kitô Giáo, chẳng hạn như với giáo phái Nhân Chứng Jehova, thay v́ nhẩy sang Hồi Giáo hay Phật Giáo.

Lư thuyết về việc kinh doanh về đạo giáo chủ trương rằng điều này xẩy ra v́ có một khuynh hướng bảo tŕ cái vốn liếng tôn giáo nơi con người.

Những ai ở Âu Châu trở về với đạo Công Giáo, từ t́nh trạng không hành đạo hay t́nh trạng bất khả thần tri, hoặc trở thành Kitô hữu phái Pentecostal, hay thậm chí phái Chứng Nhân Jehova, vẫn giữ được theo 3 thí dụ tôi vừa nêu lên như một phần của cái ‘vốn đạo giáo’ đến với họ từ việc họ học đạo khi c̣n trẻ. Trái lại, những ai trở thành Phật tử hay Hồi hữu là thành phần cần phải bỏ đi – hầu hết – tất cả cái vốn liếng đạo giáo của họ và xây dựng một vốn liếng mới – hầu như – từ t́nh trạng hỗn tạp.

Đó là lư do, cho dù việc trở lại theo Hồi Giáo, hay thậm chí theo Phật Giáo, là những ǵ được các tờ nhật tŕnh cho là càng đáng đưa lên mặt báo hơn nữa, th́ đa số người dân Âu Châu – nhất là từ ngày 11/9/2001 là biến cố đă dẫn nhiều người đến chỗ vấn nạn về căn tính của họ – thành phần tái chú trọng tới tôn giáo càng dễ dàng trở về hơn và bằng một đường lối hấp dẫn hơn – theo quan điểm thống kê – với những đường lối Kitô Giáo hay ít là vẫn giữ được những yếu tố và những biểu hiệu Kitô Giáo.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

  
 

THÁNH CHỈ CỦA THIÊN CHÚA

 

 

 

I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ

        Một  trong những điều quan trọng trong cuộc sống đời thường cũng như trong đời sống đức tin là phân biệt được điều nào là chân thật, điều nào là giả trá; điều nào là chính yếu, điều nào là phụ thuộc.

      Hiển nhiên chỉ những điều chân thật và chính yếu mới đáng được trân trọng và chọn lựa.

       Những điều là phụ thuộc th́ chẳng đáng quan tâm.

       C̣n những điều giả trá th́ phải bị loại trừ, lánh xa.

       Đó cũng là Thánh Chỉ hay Mệnh Lệnh hay Giáo Huấn của Thiên Chúa trong  ba Bài Sách Thánh của Phụng Vụ hôm nay. 

 

II. LẮNG NGHE & T̀M HIỂU LỜI CHÚA TRONG BA BÀI THÁNH KINH

2.1 Lắng nghe Lời Chúa trong ba bài Thánh Kinh.

(1) Bài đọc 1: Đnl 4,1-2.6-8: Hăy nghe những Thánh Chỉ của Thiên Chúa.

        1 Ông Mô-sê nói với dân chúng rằng: giờ đây, hỡi Ít-ra-en, hăy nghe những thánh chỉ và quyết định tôi dạy cho anh em, để anh em đem ra thực hành. Như vậy anh em sẽ được sống và sẽ được vào chiếm hữu miền đất mà ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của cha ông anh em, ban cho anh em. 2 Anh em đừng thêm ǵ vào lời tôi truyền cho anh em, cũng đừng bớt ǵ, nhưng phải giữ những mệnh lệnh của ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa chúng ta, mà tôi truyền cho anh em.  6 Anh em phải giữ và đem ra thực hành, v́ nhờ đó anh em sẽ được các dân coi là khôn ngoan và thông minh. Khi được nghe tất cả những thánh chỉ đó, họ sẽ nói: "Chỉ có dân tộc vĩ đại này mới là một dân khôn ngoan và thông minh! " 7 Phải, có dân tộc vĩ đại nào được thần minh ở gần, như ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa chúng ta, ở gần chúng ta, mỗi khi chúng ta kêu cầu Người? 8 Có dân tộc vĩ đại nào được những thánh chỉ và quyết định công minh, như tất cả Lề Luật mà hôm nay tôi đưa ra trước mặt anh em?

 

(2) Bài đọc 2: Gc 1,17-18.21b-22.27:  Đón nhận Lời và đem ra thực hành. 

        17 Anh em thân mến, mọi ơn lành và mọi phúc lộc hoàn hảo đều do từ trên, đều tuôn xuống từ Cha là Đấng dựng nên muôn tinh tú; nơi Người không hề có sự thay đổi, cũng không hề có sự chuyển vần khi tối khi sáng. 18 Người đă tự ư dùng Lời chân lư mà sinh ra chúng ta, để chúng ta nên như của đầu mùa trong các thọ tạo của Người.

          21 V́ vậy, anh em hăy giũ sạch mọi điều ô uế và mọi thứ độc ác c̣n  lan tràn; hăy khiêm tốn đón nhận lời đă được gieo vào ḷng anh em; lời ấy có sức cứu độ linh hồn anh em. 22 Anh em hăy đem Lời ấy ra thực hành, chứ đừng nghe suông mà lừa dối chính ḿnh. 27 Có ḷng đạo đức tinh tuyền và không tỳ ố trước mặt Thiên Chúa Cha, là thăm viếng cô nhi quả phụ lâm cảnh gian truân, và giữ ḿnh cho khỏi mọi vết nhơ của thế gian.

(3) Bài Tin Mừng: Mc 7,1-8a.14-15.21-23: Tranh luận về những truyền thống người Pha-ri-sêu (Mt 15: 1-9).

            1 Khi ấy, những người Pha-ri-sêu và một số kinh sư tụ họp quanh Đức Giê-su. Họ là những người từ Giê-ru-sa-lem đến. 2 Họ thấy vài môn đệ của Người dùng bữa mà tay c̣n ô uế, nghĩa là chưa rửa. 3 Thật vậy, người Pha-ri-sêu cũng như mọi người Do Thái đều nắm giữ truyền thống của tiền nhân: họ không ăn ǵ, khi chưa rửa tay cẩn thận; 4 thức ǵ mua ngoài chợ về, cũng phải rảy nước đă rồi mới ăn; họ c̣n giữ nhiều tập tục khác nữa như rửa chén bát, b́nh lọ và các đồ đồng. 5 Vậy, người Pha-ri-sêu và kinh sư hỏi Đức Giê-su: "Sao các môn đệ của ông không theo truyền thống của tiền nhân, cứ để tay ô uế mà dùng bữa? " 6 Người trả lời họ: "Ngôn sứ I-sai-a thật đă nói tiên tri rất đúng về các ông là những kẻ đạo đức giả, khi viết rằng: Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệng, c̣n ḷng chúng th́ lại xa Ta. 7 Chúng có thờ phượng Ta th́ cũng vô ích, v́ giáo lư chúng giảng dạy chỉ là giới luật phàm nhân. 8 Các ông gạt bỏ điều răn của Thiên Chúa, mà duy tŕ truyền thống của người phàm."

       14 Sau đó, Đức Giê-su lại gọi đám đông tới mà bảo: "Xin mọi người nghe tôi nói đây, và hiểu cho rơ: 15 Không có cái ǵ từ bên ngoài vào trong con người lại có thể làm cho con người ra ô uế được; nhưng chính cái từ con người xuất ra, là cái làm cho con người ra ô uế.

      21 V́ từ bên trong, từ ḷng người, phát xuất những ư định xấu: tà dâm, trộm cắp, giết người, 22 ngoại t́nh, tham lam, độc ác, xảo trá, trác táng, ganh tỵ, phỉ báng, kiêu ngạo, ngông cuồng.  23 Tất cả những điều xấu xa đó, đều từ bên trong xuất ra, và làm cho con người ra ô uế."

 

2.2 Trong ba bài Thánh Kinh trên, chúng ta khám phá ra Thiên Chúa là Đấng nào?    

(1) Bài đọc 1: Đnl 4,1-2.6-8:  Là những lời căn dặn ân cần của Ông Mô-sê nói với dân riêng của Thiên Chúa: Dân Chúa thật hạnh phúc v́ họ có thánh chỉ của Thiên Chúa hướng dẫn, nên được sống trong chân lư và b́nh an và được coi là “khôn ngoan và thông minh”.

 

(2) Bài đọc 2: Gc 1,17-18.21b-22.27: Là những lời khuyên của Thánh Gia-côbê Tông đồ, gồm hai ư:

       (1o) Mọi ơn lành và phúc lộc, nhất là Lời chân lư, đều do Thiên Chúa là  Đấng Tạo Dựng cũng là Cha yêu thương ban cho chúng ta;

        (2o) Hăy đón nhận Lời có sức cứu độ của Thiên Chúa và đem Lời ấy ra thực hành, chứ đừng nghe xuông mà lừa dối chính ḿnh.

 

(3) Bài Tin Mừng: Mc 7,1-8a.14-15.21-23: Là tường thuật của Thánh Mác-cô về một trong những cuộc “đụng độ” giữa Đức Giê-su và các Pha-ri-sêu và kinh sư, xoay quanh vấn đề người ta phải tuân giữ điều răn của Thiên Chúa hay truyền thống của cha ông cũng chỉ là phàm nhân?

        Cơ hội thuận lợi là một số Pha-ri-sêu và kinh sư bắt gặp vài môn đệ của Đức Giê-su không rửa tay trước khi ăn. Rửa tay trước khi ăn chỉ là một tập tục, một truyền thống mà một số người Do Thái giữ ǵn rất cặn kẽ, chứ không phải là giới luật của tôn giáo, trong khi họ lại xem thường giới răn của Thiên Chúa.

        Động cơ của người Pha-ri-sêu và kinh sư là t́m dịp, t́m cách bắt bẻ Đức Giê-su và các môn đệ Người. Nguyên nhân sâu xa là những người ấy thích sống giả h́nh và nuôi ảo tưởng cho ḿnh là đạo đức, thánh thiện mà coi khinh, coi thường và kết án người khác. Chính thái độ và cách sống giả trá này của các kinh sư, luật sĩ đă bị  Đức Giê-su vạch trần và lên án.

      Theo nhận định lành mạnh của mọi người, cũng là của chính Đức Giê-su, th́ cái cần phải thanh tẩy là tâm hồn, là tư tưởng, là các suy nghĩ của con người chứ không phải là bàn tay hay chén bát. Bởi v́ một khi tâm hồn con người bất chính, tư tưởng con người tội lỗi, suy nghĩ con người lầm lạc th́ con người sẽ gây đại họa, không những cho chính bản thân ḿnh mà c̣n cho cả gia đ́nh và cộng đồng xă hội nữa.

 

2.3 Qua ba bài Thánh Kinh trên, Thiên Chúa muốn gửi sứ điệp ǵ cho chúng ta?    

      Rơ ràng sứ điệp của Lời Chúa hôm nay là chúng ta hăy sống theo Thánh Chỉ hay Mệnh Lệnh hay Giáo Huấn của Thiên Chúa th́ sẽ được hạnh phúc, v́:

     * Thiên Chúa là  Đấng Tốt Lành Vô Cùng Vô Tận nên Thiên Chúa chỉ có thể làm những điều tốt lành cho chúng ta mà thôi. 

     * Thánh Chỉ hay Mệnh Lệnh hay Giáo Huấn hay Giới Răn ǵ của Thiên Chúa cũng chỉ nhằm giúp chúng ta có được hạnh phúc đích thật mà thôi.

    

III. SỐNG LỜI CHÚA HÔM NAY

 Muốn sống sứ điệp của Lời Chúa hôm nay th́ chúng ta hăy kiểm điểm xem:

* Chúng ta có xem trọng việc t́m kiếm và thực thi Thánh Chỉ của Thiên Chúa không? xem trọng như thế nào?

* Cộng đoàn, Giáo xứ chúng ta có xem trọng việc t́m kiếm và thực thi Mệnh Lệnh của Thiên Chúa không? xem trọng như thế nào?

 

IV. CẦU NGUYỆN

      Lạy Thiên Chúa Cha là Đấng Toàn Chân, Toàn Thiện  và Toàn Mỹ,

      Xin Chúa Cha ban cho chúng con một tâm hồn nhạy bén trước Thánh Chỉ, Mệnh Lệnh của Chúa, v́ chúng con biết Cha truyền dạy những điều ấy là chỉ v́ lợi ích đích thực và trường cửu của chúng con mà thôi.

 

      Lạy Chúa Giê-su Ki-tô là Con Một Thiên Chúa, Chúa đến trần gian để dạy chúng con biết đâu là Thánh Chỉ của Thiên Chúa Cha và cũng để Chúa giúp chúng con sống theo Thánh Chỉ ấy. Xin Chúa Con giúp chúng con trong việc hệ trọng này, để chúng con được hạnh phúc bất diệt muôn đời.

    

       Lạy Chúa Thánh Thần là Ánh Sáng và Sức Mạnh của Thiên Chúa, làm sao chúng con có thể nhận ra Thánh Chỉ của Thiên Chúa và có thể sống theo Thánh Chỉ ấy nếu như Chúa  không trợ giúp chúng một cách mạnh mẽ. Xin Chúa Thánh Thần ban ánh sáng và sức mạnh thần linh của Chúa cho chúng con để chnúg con thực hành Lời Thiên Chúa truyền dạy. Amen.

    

 

        Giêrônimô Nguyễn Văn Nội.

        Kansas City (MO/USA) ngày 21.08.2006

        Lễ Thánh PIO X Giáo Hoàng

 

 

TỪ TRONG RA NGOÀI

 

Trần Mỹ Duyệt

 

 

Hôm nay, lời Chúa đụng phải bức tường kiên cố của truyền thống, của tập tục tiền nhân. Những cái mà người Do Thái bấy giờ coi là rất trọng vọng và úy kỵ không thể bỏ qua. Một thứ luật sống của họ. Nhưng đối với Chúa Giêsu th́ những cái đó chỉ là h́nh thức, đôi khi rất bôi bác và giả h́nh. Thánh sử Marcô đă ghi lại lời Chúa Giêsu trả lời bọn Luật Sỹ và Biệt Phái phiền trách ngài v́ ngài không theo những tục lệ và lối sống truyền thống ấy như sau: “Hỡi bọn giả h́nh, Isaia thật đă nói tiên tri rất chí lư về các ngươi, như lời chép rằng: “Dân này kính ta ngoài môi miệng, nhưng ḷng chúng ở xa ta. Nó sùng kính ta cách giả dối, bởi v́ nó dậy những giáo lư và những luật lệ loài người” (Mc 7:6-7). Trả lời họ như thế, Chúa Giêsu có ư dẫn chúng ta đến một lối suy tư và sống theo những tập tục, tập quán, và truyền thống đạo đức. Một lối sống đi ngược lại với những tập quán và truyền thống của con người.

 

Tập tục và tập quán:

 

Tập tục, truyền thống là những cách ứng xử và lối sống “luật bất thành văn”. Nó được chấp nhận và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Nhiều tập tục và truyền thống chúng ta cũng chẳng biết nó từ đâu mà đến, và hành động như thế mang ư nghĩa ǵ hoặc không nhất thiết thích hợp với lối sống của con người thời đại.

 

Tập quán và nhân đức:

 

Tập quán tốt dẫn tới nhân đức. Một hành động tốt, việc làm tốt được lập đi, lập lại nhiều lần thành nhuần nhiễn, và hầu như phản xạ tự nhiên. Thí dụ, một người có ḷng bác ái, lấy việc bố thí, giúp đỡ người nghèo khổ là việc làm đạo đức. Khi gặp một người nghèo th́ bằng cách này hay cách khác cũng t́m ra được cách thế để giúp đỡ, an ủi. Hành động này chính là một phản ảnh của nhân đức bác ái. Hoặc một người có tâm hồn kính sợ Chúa, lấy việc xa tránh dâm dật làm trọng, thường ngày vẫn suy ngắm đức trong sạch, và cố gắng thắng vượt những tư tưởng và ư muốn dục vọng. Hành động như thế sẽ dẫn đến đức trong sạch và giúp cho người ấy khi phải đối diện với những cám dỗ sẽ vững vàng chống trả mà không bị sa ngă.

 

Tập tục con người và nhân đức:

 

Đối với Chúa Giêsu, việc rửa tay, rửa sạch chén, bát, b́nh như vậy không quan trọng. Chúng là những tập tục và truyền thống của con người. Những việc làm này chỉ dẫn đến một tập quán tốt hay đức tính tốt hầu giữ ǵn thân xác khỏe mạnh, hoặc giúp cho nhà cửa ngăn nắp, sạch sẽ. Những việc làm ấy không dẫn tới nhân đức, v́ tự nó, chúng không phải là những việc làm đạo đức và có giá trị luân lư. Ngoài ra, nếu quá dựa vào những h́nh thức ấy và lối sống ấy, con người sẽ rơi vào lối sống câu nệ và h́nh thức không những không đem lại hạnh phúc cho cuộc sống, mà c̣n trở thành một gánh nặng.

 

Tập tục, tập quán, và truyền thống tốt mà Chúa Giêsu muốn người Do Thái lúc bấy giờ và chúng ta hôm nay cần phải thực hành và lưu truyền cho những thế hệ sau là những việc làm, ngôn ngữ và tư tưởng tốt, ngược lại với những tư tưởng, ngôn ngữ và hành động xấu như “ngoại t́nh, dâm ô, giết người, trộm cắp, tham lam, độc ác, xảo trá, lăng loàn, ghen tị, vu khống, kiêu căng, ngông cuồng.” (Mc 7:21-12).

 

Một h́nh ảnh làm cho tôi ghi khắc sâu đậm lời Chúa hôm nay. Hôm đó là buổi họp để duyệt lại chương tŕnh cung nghinh kính Đức Mẹ tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam, Giáo Phận Orange, California. Chương tŕnh cung nghinh nằm trong chương tŕnh kính bổn mạng Cộng Đồng nên đ̣i hỏi nhiều đoàn thể Công Giáo Tiến Hành tham dự. Trong số những đoàn thể tôn giáo ấy, có Hội Đền Tạ Trái Tim Đức Mẹ. V́ chương tŕnh cung nghinh quá dài, nên giám đốc Đền Thánh lúc bấy giờ là Đức Ông Nguyễn Đức Tiến đă đề nghị bỏ việc lần hạt để rút ngắn thời gian cho các nghi lễ khác, và để bớt đi sự dài ḍng gây chán nản và chia trí cho nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Nhưng đề nghị của Giám Đốc Trung Tâm đă gặp phải sự chống đối mạnh mẽ của chủ tịch Hội Đền Tạ. Ông đă nói:

 

- Hội Đền Tạ là phải lần hạt. Đă không lần hạt th́ c̣n đền tạ cái ǵ. Nếu Đức Ông không cho hội lần hạt khi đi rước kiệu, th́ sẽ không có một hội viên nào của Hội tham dự buổi cung nghinh và thánh lễ bổn mạng nữa.

 

Nghe vậy, Giám Đốc Trung Tâm Công Giáo đành phải chấp thuận ḷng sốt sắng truyền thống ấy. Ngài quay sang nói với một người ngồi bên cạnh:  

 

- Thôi! Trái Tim Đức Mẹ đâu không biết, chứ chúng ḿnh đành phải đền tạ trái tim ông chủ tịch vậy!

 

Đền tạ như thế hay rước sách ầm ĩ, trống chiêng khua vang, cờ xí rợp trời, viên ông, viên bà khăn đống áo thụng, và các đoàn thể với cờ đoàn, đồng phục có phải là những việc làm truyền thống, tập tục,, thói quen hay nhân đức?

 

Một hôm trong một buổi đền tạ khác, khi đến giờ ḥa giải với Chúa, người điều khiển chương tŕnh tuyên bố: “ Hôm nay chúng ta có 3 linh mục ngồi ṭa. Trong đó có 1 vị là tân linh mục. Vậy ai cần làm ḥa với Chúa th́ xin xếp hàng”. Lập tức, bắt đầu từ những vị cao niên đến trung niên lật đật đứng ra xếp hàng. Một bà thấy bà bạn của ḿnh chưa ra xếp hàng, nên đă ghé tai nói:

 

- Không xưng tội à?

- Em mới xưng tuần rồi. Thôi đi.

- Th́ xưng thêm cho vui. Tôi cũng vừa xưng tội hôm qua ấy mà.

- Ừ! Thế em cũng xưng với chị cho vui.

 

Xưng tôi cho vui hay xưng tội để cáo ḿnh và làm ḥa với Thiên Chúa. Xưng tội trong những trường hợp như vậy có phải do v́ được thôi thúc v́ ḷng yêu mến Thiên Chúa hay cũng lại là thói quen? Các linh mục Hoa Kỳ rất lấy làm lạ và ngạc nhiên, khi thấy vào những dịp như Giáng Sinh, Phục Sinh hay những dịp lễ trọng, giáo hữu Việt Nam xếp hàng hàng giờ chờ xưng tội. Người đi xưng tôi chật ních thánh đường, và cần đến hằng chục linh mục ngồi ṭa. Xưng cho vui, theo tục lệ, theo truyền thống, hay xưng với tất cả tâm hồn.

 

Khi Chúa Giêsu trả lời các Luật Sĩ và Biệt Phái, gọi họ là giả h́nh, thoạt nghe ta có cảm tưởng như ngài khinh thường và coi rẻ họ. Một cách mạnh mẽ hơn, ngài miệt thị họ. Nhưng nếu ta đặt ḿnh vào trường hợp của Thiên Chúa mà bị con người coi thường, và xếp hạng ngang hàng với những chuyện vớ vẩn, tầm thường như việc rửa tay chân, tắm rửa, chùi lau chén bát, th́ liệu chúng ta sẽ hành động như thế nào. Thờ phượng Thiên Chúa cũng tương đương với việc lau chùi chén đĩa, tắm giặt th́ quả là chúng ta coi thường ngài, bôi bác và giả h́nh!   

 

Đền tạ ngài, ca ngợi ngài nhưng với cách thức và thỏa măn ư riêng ḿnh, cũng giống việc tắm rửa bên ngoài mà ḷng th́ đầy dẫy xấu xa, dơ bẩn.

 

Xưng tội cho vui. Thấy người này xếp hàng, kẻ khác xếp hàng, ḿnh cũng xếp hàng th́ cũng như việc làm h́nh thức và bôi bác. Đó là chưa nói đến coi thường bí tích.

 

Từ trong ra ngoài:

 

Làm sao rửa tay chân, tắm rửa, lau sạch chén bát có thể làm sạch được tâm hồn? Những dơ bẩn dù có bên ngoài đó, đâu bằng những ác ư, độc hại, và dơ bẩn tâm linh, những thứ đến từ bên trong con người?

 

Giả h́nh, bôi bác, và che dấu là những hành động xấu sẽ dẫn đến thói quen xấu. Ngược lại, gột rửa tâm linh, sống trung thành với lề luật, thắng vượt ḿnh khỏi những ư nghĩ và hành động dâm ô, ngoại t́nh, giết người, trộm cắp, tham lam, độc ác, xảo trá, lăng loàn, ghen tị, vu không, kiêu căng, và ngông cuồng là những hành động tốt sẽ dẫn đến tập quán tốt là các nhân đức.

 

Tư tưởng dẫn đến hành động, và hành động được lập đi, lập lại sẽ trở thành thói quen, tập quán hay nhân đức.