|
BÀI ĐỌC I: Is 50:5-9a
“Tôi đă đưa lưng cho kẻ
đánh tôi” Thiên Chúa đă mở tai mà tôi không cưỡng lại và cũng chẳng thối lui. Tôi đă đưa lưng cho kẻ đánh tôi, đă đưa má cho kẻ giật râu, tôi đă không che mặt giấu mày, tránh những lời nhạo cười và những người phỉ nhổ tôi. V́ Chúa nâng đỡ tôi, nên tôi không hổ thẹn: nên tôi trơ mặt chai như đá, tôi biết tôi sẽ không phải hổ thẹn. Đấng xét tôi vô tội ở gần tôi, ai c̣n tranh tụng với tôi được; chúng ta hầu ṭa, ai là kẻ thù địch của tôi, hăy đến đây! Nầy đây Chúa là Thiên Chúa bênh đỡ tôi, ai dám kết tội tôi? Lời của Chúa.
Tôi sẽ tiến đi trước thiên nhan Chúa trong miền đất của nhân sinh. 1. Tôi yêu mến Chúa, v́ Chúa đă nghe, đă nghe tôi cầu khẩn, v́ Chúa đă lắng tai nghe lời tôi, trong ngày tôi kêu cầu Chúa. 2. Thừng chăo tử thần đă quấn lấy tôi, và màng lưới âm phủ đă chụp trên người tôi, tôi đă rơi vào cảnh lo âu khốn khó. Và tôi đă kêu cầu danh Chúa: “Ôi lạy Chúa, xin cứu vớt mạng sống tôi”. 3. Chúa nhân từ và công minh, và Thiên Chúa của chúng tôi rất từ bi. Chúa ǵn giữ những người chất phác, tôi đau khổ và Người đă cứu thoát tôi. 4. Bởi Người đă cứu tôi khỏi tử thần cho mắt tôi khỏi rơi lệ và chân tôi không quÿ ngă. Tôi sẽ tiến đi trước thiên nhan trong miền đất của nhân sinh.
“Đức tin không có việc làm
là đức tin chết” Anh em thân mến, nếu ai nói ḿnh có đức tin, mà không hành động theo đức tin, th́ nào có ích ǵ? Đức tin như thế có thể cứu được nó ư? Nếu có anh chị em nào không cơm ăn áo mặc, mà có kẻ trong anh em lại bảo họ rằng: “Chúc anh chị em đi b́nh an, và ăn no mặc ấm”, mà anh em lại không cho họ những ǵ cần dùng cho thân xác, th́ nào có ích ǵ? Về đức tin cũng vậy, nếu không có việc làm, là đức tin chết tận gốc rễ. Nhưng có người nói: “Anh, anh có đức tin; c̣n tôi, tôi có việc làm”. Anh hăy tỏ cho tôi thấy đức tin không việc làm của anh, và tôi sẽ lấy việc làm mà chỉ cho anh thấy đức tin của tôi. Lời của Chúa.
“Thầy là Đấng Kitô. Con
Người sẽ phải chịu khổ nhiều” Khi ấy, Chúa Giêsu cùng các môn đệ đi về phía những làng nhỏ miền Xêsarê thuộc quyền Philipphê. Dọc đường, Người hỏi các ông rằng: “Người ta bảo Thầy là ai?” Các ông đáp lại rằng: “Thưa là Gioan tẩy giả. Một số bảo là Êlia, một số khác lại cho là một trong các vị tiên tri”. Bấy giờ Người hỏi: “C̣n các con, các con bảo Thầy là ai?” Phêrô lên tiếng đáp: “Thầy là Đấng Kitô”. Người liền nghiêm cấm các ông không được nói về Người với ai cả. Và Người bắt đầu dạy các ông biết Con Người sẽ phải chịu đau khổ nhiều, sẽ bị các kỳ lăo, các trưởng tế, các luật sĩ chối bỏ, và giết đi, rồi sau ba ngày sẽ sống lại. Người công khai tuyên bố các điều đó. Bấy giờ Phêrô kéo Người lui ra mà can trách Người. Nhưng Người quay lại nh́n các môn đệ và quở trách Phêrô rằng: “Satan, hăy lui đi, v́ ngươi không biết việc Thiên Chúa, mà chỉ biết việc loài người”. Người tập họp dân chúng cùng các môn đệ lại, và phán: “Ai muốn theo Ta, hăy từ bỏ ḿnh, vác thập giá mà theo Ta. Quả thật, ai muốn cứu mạng sống ḿnh, th́ sẽ mất. C̣n ai chịu mất mạng sống ḿnh v́ Ta và v́ Phúc Âm, th́ sẽ cứu được mạng sống ḿnh”. Phúc Âm của Chúa.
---------------------------------- Chúa Nhật XXIV Thường Niên
Mặt Trái của Chúa Kitô chính là Chân Dung của Người
Bài Phúc Âm Chúa Nhật XXIV Thường Niên Năm B tuần này, theo Phúc Âm Marcô, không phải là bài Phúc Âm tiếp tục ngay sau bài Phúc Âm tuần trước. Bởi v́, ngay sau bài Phúc Âm tuần trước Thánh Kư Marcô tŕnh thuật về biến cố Chúa Giêsu hóa bánh ra nhiều lần thứ hai, về men gương mù gương xấu của nhóm Pharisiêu và về phép lạ chữa lành người mù ở Bethsaida. Bài Phúc Âm tuần này cho thấy mạc khải về chính bản thân nhân vật lịch sử Giêsu Nazarét, vị đă kêu gọi Nhóm 12 Tông Đồ, tỏ ḿnh riêng cho các vị và dạy dỗ các vị hơn quần chúng. Chúng ta nên để ư ở đây là Chúa Giêsu không biến h́nh trên núi rồi mới tỏ cho các tông đồ biết mạc khải cốt lơi nhưng đầy kinh hoàng đối với các vị này, một biến cố biến h́nh, trái lại, theo Phúc Âm Thánh Marcô, chỉ xẩy ra ngay sau mạc khải này. Chúng ta đă biết là Chúa Giêsu, trong bộ Phúc Âm Nhất Lăm, đă tỏ cho các tông đồ biết về mầu nhiệm Đức Kitô Vượt Qua tất cả là 3 lần, và lần đầu tiên xẩy ra trước biến cố Người biến h́nh trên núi cao. Thế nhưng, v́ là một mầu nhiệm hết sức kinh hoàng trước con mắt các tông đồ, bởi thế, Chúa Giêsu đă phải thăm ḍ xem khả năng chịu đựng của các tông đồ tới đâu, bằng cách hỏi các vị xem dân chúng nghĩ về Người ra sao, nhất là tâm tưởng của chính các vị xác tín về Người như thế nào, sau bao ngày tháng các vị được ở bên Người, được nghe lời Người nói, được thấy việc Người làm v.v. Nếu các vị trả lời trật lấc, hay không đúng là bao, hoặc chẳng khác ǵ câu trả lời của dân chúng, chắc Chúa Giêsu đă không tỏ ḿnh ra hay chưa dám tỏ ḿnh ra hoàn toàn cho các vị đâu. Bằng không, thay v́ có lợi cho các vị th́ chỉ gây thêm bất lợi cho các vị mà thôi, làm cho một số nữa hay hầu như tất cả bỏ đi, như nhóm môn đệ sau khi nghe Bài Giảng về Bánh Hằng Sống cách đây ba tuần.
Thật vậy, lời tuyên xưng của các tông đồ, qua vị tông đồ Phêrô đại diện, “Thày là Đức Kitô!”, là Đấng Thiên Sai, đă cho thấy các tông đồ quả thật đă nhận biết Thày của các vị thực sự là Đấng nào, thực tại của nhân vật lịch sử Giêsu Nazarét là ǵ, đúng như Người muốn tỏ ra, muốn chứng thực chẳng những cho dân Do Thái mà c̣n cho cả Dân Ngoại nhất là các Tông Đồ thấy, những lần chứng thực được Phúc Âm Thánh Gioan thuật lại trong toàn bộ Phúc Âm của ngài, đến nỗi, mầu nhiệm Đấng Thiên Sai này và mầu nhiệm Vượt Qua của Người không thể tách rời nhau trong Phúc Âm Thánh Gioan. Với dân Do Thái: “Bao giờ quí vị treo Con Người lên, quí vị sẽ biết Tôi là ai” (Jn 8:28); với Tổng Trấn Philatô: “Lư do Tôi được sinh ra, lư do Tôi đến thế gian đó là để làm chứng cho chân lư” (Jn 18:37); với các tông đồ: “v́ họ mà Con tự hiến để họ được thánh hóa trong chân lư” (Jn 17:19).
Thế nhưng, trong tâm can của các vị tông đồ, sự thật “Thày là Đức Kitô“ đây mới chỉ là một hạt cải nhỏ nhất trong các hạt giống chứ chưa thành cây vĩ đại (x Mt 13:31-33). Bởi đó, hạt cải này vẫn chịu sự chi phối bởi môi trường được gieo xuống. Bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần tới sẽ cho chúng ta thấy rơ căn nguyên tại sao các vị tông đồ đă tỏ ra thái độ hoàn toàn mâu thuẫn nơi vị đại diện của ḿnh là Thánh Phêrô, vị đă vừa tuyên xưng chân lư “Thày là Đức Kitô” liền bị Thày quở trách hết sức thậm tệ: “Hăy xéo đi khỏi mặt Ta, đồ Satan, Ngươi chẳng phán đoán theo kiểu cách của Thiên Chúa ǵ cả mà chỉ theo kiểu cách của loài người thôi”. Cũng khó mà trách các vị tông đồ được, v́ các vị bấy giờ chỉ mới được tới đó, tŕnh độ đức tin của họ mới chỉ có thế thôi. Đó là lư do có lần các vị đă phải lên tiếng “xin Thày hăy tăng thêm đức tin cho chúng con” (Lk 17:5).
Đúng vậy, Chúa Giêsu đă lợi dụng một trường hợp để tăng thêm đức tin cho các tông đồ môn đệ của Người, thành phần được Người tuyển chọn để sau này làm chứng cho Người. Những lần Ngài làm tăng thêm đức tin cho các vị, điển h́nh nhất là lần họ gặp phong ba băo táp trên biển hồ song Người đă ra tay cứu các vị (x Lk 8:22-25), hay lần các vị đánh cá thâu đêm mà chẳng bắt được ǵ theo kinh nghiệm nghề nghiệp đầy ḿnh của các vị, song chỉ v́ vâng lơiøi Người mà các vị đă bắt được những mẻ cá lạ lùng (x Lk 5:5-11). Tuy nhiên, đức tin của các vị dầu sao cũng mới chỉ biết mặt phải của Thày ḿnh, ở chỗ chỉ biết được Thày của các vị đầy quyền năng, có thể chữa lành các thứ bệnh nạn tật nguyền, có quyền trên các thần ô uế, có quyền trên cả thiên nhiên vạn vật v.v., chứ chưa biết mặt trái của “Thày là Đức Kitô”, một Đức Kitô khổ nạn và tử giá rồi mới được vinh quang, một Đức Kitô đầy quyền năng nhưng không thể thoát khỏi bàn tay lông lá của loài người, không thể tự ḿnh xuống khỏi thập giá.
Tiếc thay, chính mặt trái này của Đức Kitô mới thật là chân dung của Người, chân dung của môt Đấng Thiên Sai thực sự, tức của một người tôi tớ được tiên tri Isaia nói tới (42:1), một người tôi tớ cùng khổ cũng được vị tiên tri này diễn tả trong bài đọc thứ nhất của Chúa Nhật tuần này, của một vai tṛ thừa hành, của một vai tṛ thừa sai, vai tṛ đến không phải để làm theo ư ḿnh mà là ư Đấng đă sai (x Jn 6:38). Việc “Người đă vâng lời cho đến chết và chết thập giá” (Phil 2:8) chính “là để làm chứng cho chân lư” (Jn 18:37) Người được Cha sai, Người chính là Đấng Thiên Sai, Cha là Đấng đă sai Người, Cha Người là “Thiên Chúa chân thật duy nhất” (Jn 17:3) đúng như Ngài đă mạc khải cho dân Do Thái trong suốt Lịch Sử Cứu Độ Cựu Ước của họ, một mạc khải đă được hé mở từ cuộc thần hiển ở bụi gai cháy mà không bị thiêu rụi để Ngài tỏ đích danh của Ngài là “hiện hữu” cho Moisen (x Ex 3:14), “hiện hữu” ở chỗ “chân thật duy nhất”, ở chỗ trước sau như một, nghĩa là một khi Ngài đă tự động hứa những ǵ với cha ông tổ phụ họ là Abraham, Isaac và Giacóp th́ Ngài sẽ thực hiện đúng ư như vậy nơi gịng dơi của các vị (x Acts 13:32-33), dù dân của Ngài đă muôn vàn lần bội hứa, đă không ngớt lỗi phạm lề luật thánh của Ngài, đă đáng bị Ngài tận diệt ngay từ đầu (x Ex 32:10).
Chính v́ chân dung của Đức Kitô, của Đấng Thiên Sai không phải ở mặt phải với đầy những quyền năng, mà là ở mặt trái đầy tuân phục, đau khổ và tủi nhục, mà thành phần được Người tuyển chọn, thành phần muốn đáp lại lời Người mời gọi, thành phần muốn thực sự trở thành môn đệ của Người, muốn theo Người cho tới cùng, “đi đến bất cứ nơi nào Con Chiên tới” (Rev 14:4), như Mẹ Maria “đứng bên thập giá” (Jn 19:25), cần phải thực hiện những ǵ Người đă nói với chẳng những với các tông đồ mà c̣n cả với dân chúng ở cuối bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này: “Ai muốn theo Tôi họ phải chối bỏ chính bản thân ḿnh, vác thập giá của ḿnh mà theo Tôi. Ai muốn giữ sự sống ḿnh th́ sẽ đánh mất sự sống, c̣n ai mất sự sống ḿnh v́ Tôi và v́ phúc âm th́ sẽ giữ được sự sống”. Đó là lư do, trong bài đọc thứ hai hôm nay, Thánh Giacôbê đă nhấn mạnh đến việc thực hành những ǵ ḿnh tuyên xưng. Phải chăng những lời khuyên này của vị tông đồ Giacôbê đă phản ảnh cảm nghiệm của ngài từ bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này, từ việc các tông đồ tuyên xưng “Thày là Đức Kitô” bằng môi miệng song trên thực tế đă sống mâu thuẫn với sự thật các vị tuyên xưng, mâu thuẫn đến nỗi đă đi đến chỗ phản nộp Người nơi tông đồ Giuđa Ích-Ca, đến chỗ “tất cả đă bỏ Người mà tẩu thoát” (Mk 14:50) khi “Đức Kitô” bị bắt trong vườn Cây Dầu, hay thậm chí đă đi tới chỗ trắng trợn chối bỏ Người ba lần nơi chính cửa miệng của người tông đồ tuyên xưng “Thày là Đức Kitô”, và đến nỗi đă phủ nhận Người khi Người từ trong kẻ chết sống lại đúng như Người đă báo trước (x Lk 24:37; Jn 20:25). Chính v́ con người chỉ t́m kiếm bộ mặt phải của Chúa Kitô, và sợ đụng đầu với bộ mặt trái của Người, một bộ mặt bị khạc nhổ như tiên tri Isaia trong bài đọc một tiên báo, mà họ hăy coi chừng kẻo sẽ gặp toàn là Kitô giả xuất hiện để lừa đảo nhiều người (x Mt 24:24).
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
---------------------------------------------- THEO CHÚA KITÔ
Chúa Nhật 24 Quanh Năm,
Năm B 2000 "Theo bạn, Đức Kitô là ai?" Đó là tựa đề cuốn sách xuất bản tại Pháp đầu thập niên 80. Tác giả thu góp chứng tá của những người được phỏng vấn về câu hỏi trên. Những người đó thuộc mọi hạng người: Hồng Y, Bộ trưởng, kịch sĩ, nhạc sĩ, nhà thám hiểm, văn sĩ... Đọc qua những câu trả lời, điều ngạc nhiên là những người được phỏng vấn đều cho rằng đó là câu hỏi vượt khả năng con người họ. Giả như được hỏi về giáo hội, về khoa học, về triết lư, có lẽ họ sẽ b́nh thản đưa ra không biết bao nhiêu lư thuyết. Nhưng trước câu hỏi "Theo bạn, Đức Kitô là ai?" ai cũng cảm thấy ḿnh không thể trả lời bằng một lư thuyết suông, một lư thuyết khách quan, mà phải trả lời bằng chính những ǵ thầm kín nhất trong cuộc đời ḿnh. "Theo bạn, Đức Kitô là ai?" Khi suy nghĩ về đoạn kinh thánh Chúa mời gọi dân chúng và các tông đồ: "Ai muốn theo Ta, hăy từ bỏ ḿnh, vác thập giá mà theo Ta", William Barclay, một nhà chú giải thánh kinh nổi tiếng, đă cho rằng Đức Kitô là một vị lănh đạo thành thật. Không ai có thể tố cáo cho rằng Chúa dụ dỗ người ta theo Chúa qua những lời hứa hăo huyền. Chúa đă không hối lộ người ta bằng những con đường dễ dàng. Ngài không trao tặng an b́nh nhưng trao tặng vinh quang. Thời thế chiến thứ hai, khi ông Winston Churchill làm thủ tướng nước Anh, tất cả những ǵ ông có thể trao tặng là "máu, lao nhọc, nước mắt, và mồ hôi." Garibaldi, một nhà ái quốc người Ư đă kêu gọi tuyển mộ rằng: "Tôi không trao tặng tiền bạc, nhà ở, lương thực, tôi chỉ có sự đói, khát, trận chiến, và sự chết. Ai yêu tổ quốc với tất cả tấm ḷng, chứ không phải chỉ ở môi miệng, hăy theo tôi." "Các chiến sĩ thân mến, tất cả những cố gắng chống lại sức mạnh siêu cường đều đă không thể. Tôi không có ǵ để trao tặng các bạn trừ sự đói, khát, vất vả và sự chết, nhưng tôi kêu gọi tất cả những người yêu quê hương hăy cùng hợp sức với tôi." Chúa Giêsu không bao giờ t́m lôi cuốn hấp dẫn con người đến với Chúa bằng con đường dễ dàng. Ngài thách đố con người bằng cách đưa ra một con đường không ǵ có thể cao hơn và khó hơn. Ngài đến không để làm cho cuộc sống dễ chịu hơn nhưng để làm cho con người trở nên cao cả. Một điểm đặc biệt khác nơi Chúa Giêsu là ngài không bao giờ kêu gọi người ta làm điều ǵ mà ngài đă không làm. Đây thực sự là một đức tính của nhà thủ lănh mà người ta sẽ theo. Chuyện kể rằng A lịch sơn Đại Đế trong cuộc viễn chinh chinh phục Darius, trong một mười một ngày vua và binh lính của vua đă hành tŕnh vất vả và dường như muốn bỏ cuộc v́ khát không có nước uống. Trong lúc họ đang khổ cực, t́nh cờ có mấy người Macedonia mang ít ṿ nước đi ngang qua nơi A lịch sơn đang ở, thấy vua gần chết khát nên lấy ra một ít nước trao cho vua. Vua hỏi xem họ lấy nước cho ai, họ trả lời cho các em nhỏ và thêm rằng nếu vua được sống th́ đó là điều đáng kể c̣n họ sẵn sàng chấp nhận thiệt tḥi dầu tất cả đều phải chết. Vua cầm lấy b́nh nước nh́n chung quanh và thấy các binh lính ai nấy đều giơ tay ra phía trước xin nước uống, vua nói: "Nếu chỉ ḿnh ta được uống nước này thôi, th́ thật là không công bằng chút nào." Nói xong, vua đưa trả lại b́nh mà không uống một giọt nước nào. Nh́n thấy hành động cao cả của nhà vua, tất cả các binh lính lên tinh thần, quên mệt nhọc đói khát hoàn tất cuộc hành tŕnh. Thật dễ dàng để theo một vị lănh đạo không bao giờ đ̣i hỏi thuộc cấp những ǵ ḿnh không làm nổi. Một tướng thời danh Rôma, Quintus Fabius Cunctator, một hôm bàn trận chiến với các vị cố vấn. Một vị nêu lên một phương thức hành động: "Điều này có thể làm được v́ chỉ phải hy sinh một số nhỏ người thôi." Fabius nh́n người vừa đề nghị và nói: "Are you willing to be one of the few?" "Ông có sẵn ḷng chịu hy sinh là một trong những người đó không?" Chúa Giêsu đă có quyền gọi chúng ta vác thập giá theo Chúa, v́ chính Người đă vác thập giá trước. Kính thưa quí ông bà anh chị em. Vác thập giá theo Chúa không dễ, từ bỏ ḿnh không dễ. Tuy nhiên chúng ta có thể dùng tự do của ḿnh để quyết định theo Chúa từ bỏ ḿnh, và đây là điều tách biệt con người với con vật. Con vật tự nó không thể từ bỏ ḿnh, con vật tự nó không thể kiêng nhịn. Chúng ta có thể huấn luyện con vật tuân theo một số kỷ luật nhưng con vật không thể tự quyết định cho nó được. Chỉ có con người mới có tự do, mới có khả năng tự kỷ luật cũng như tự kiềm chế ước muốn của ḿnh. "Theo bạn, Chúa Kitô là ai?" Đây là một câu hỏi quan trọng mỗi người chúng ta được mời gọi suy nghĩ và t́m câu trả lời bằng chính cuộc sống của ḿnh. Một câu hỏi khác cũng không kém phần quan trọng đó là: "Theo bạn, bạn là ai?" Nhiều người đă sống suốt cuộc đời của họ với nhiều mặt nạ: Mặt nạ này mặt nạ kia không dám sống thật với ḷng ḿnh, và một điều chắc chắn đó là họ không thể bước vào cuộc sống đời đời và lại tiếp tục đeo mặt nạ được. "Theo bạn, Chúa Kitô là ai?" "Theo bạn, bạn là ai?"
THẦY LÀ ĐỨC KITÔ
Trần Mỹ Duyệt
Ông Phêrô đă trả lời đúng câu hỏi của Chúa Giêsu: “C̣n anh em, anh em bảo thầy là ai?” (Mc 8:29). Trong câu hỏi này, chỉ có ḿnh Phêrô đă có câu trả lời đúng: “Thầy là Đức Kitô” (Mc 8:29).
Cùng một Chúa Nhật 24 thường niên, nhưng bài trích Tin Mừng của Mátthêu ở chu kỳ phụng vụ năm A, Chúa Giêsu được mô tả như một Thiên Chúa đầy t́nh thương tha thứ, qua câu trả lời mà Phêrô đă hỏi ngài. Ông muốn xác định bao nhiêu lần cần phải tha thứ cho những người đă xúc phạm đến ông, và ngài đă nói: “Thầy không bảo anh phải tha đến bẩy lần, nhưng bẩy mười lần bẩy” (Mt 18:24). Rồi trong trích đoạn Tin Mừng của Luca ở chu kỳ năm C, Chúa Giêsu lại nói với mọi người về ḷng thương tha thứ của Thiên Chúa qua h́nh ảnh người con hoang đàng: “Trên trời sẽ vui mừng v́ một người tội lỗi hối cải hơn chín mươi chín người công chính không cần hối cải” (Lc 15: 7).
Nếu đem nối kết hai tư tưởng của Thánh Mátthêu và Thánh Luca, chúng ta sẽ t́m thấy được h́nh ảnh rơ nét của một Thiên Chúa nhân từ, yêu thương và tha thứ. Điều này đă cho biết tại sao câu trả lời của Thánh Phêrô trong Tin Mừng Marcô hôm nay làm vui ḷng Chúa: “Thầy là Đức Kitô”.
Đức Kitô là Thiên Chúa. Mà Thiên Chúa luôn luôn yêu thương và chan chứa t́nh thương đối với con người, dù khi con người chối bỏ ngài, xúc phạm đến ngài. Nhưng nếu Chúa không phiền trách con người về những lỗi lầm của nó, th́ việc con người phủ nhận t́nh thương của ngài lại là một lỗi lầm mà ngài không thể chấp nhận được. Ngài đă phản ảnh điều này khi Phêrô can ngăn ư định của ngài muốn minh chứng t́nh yêu đối với con người. Và việc làm của Phêrô đối với ngài là một sai lầm lớn. Chính v́ thế, ngài đă nói với ông như nói với Satan: “Satan, hăy lui đi, v́ ngươi không biết việc Thiên Chúa, mà chỉ biết việc loài người” (Mc 8:33).
Việc con người, ngay cả khi được soi dọi từ trời cao mà nhận ra ngài là “Đức Kitô” vẫn khác với việc của Thiên Chúa. Đó là việc con được soi dọi để nhận ra Thiên Chúa, nhưng lại không hiểu nổi và chấp nhận được tại sao Thiên Chúa lại yêu ḿnh, yêu đến độ hy sinh thí mạng sống ḿnh v́ con người. Những điều này như đă được tường thuật của Máttthêu và Luca nói đến.
Cũng chính v́ vậy, mà khi con người xúc phạm đến tha nhân, xúc phạm đến anh chị em ḿnh, là con người đă làm một điều tội lỗi hết sức lớn lao. Sự xúc phạm này, Thiên Chúa con như xúc phạm đến chính ngài. Và cũng ở đây, ư nghĩa của đức bác ái trọn hảo, ư nghĩa của t́nh yêu thương tha thứ mới được rơ nét. Đạo Chúa, do đó, được gọi là đạo của t́nh thương. Và mến Chúa hay yêu tha nhân cũng là một.
Phêrô tưởng như đă biết rơ về Chúa Giêsu khi ông trả lời câu hỏi mà Chúa muốn hỏi riêng nhóm của ông - những người được ưu tuyển - Một câu trả lời khiến ngài phải ngỡ ngàng, một câu trả lời do Cha trên trời mạc khải cho: “Thầy là Đức Kitô”. Một câu trả lời không giống bất cứ câu trả lời nào của quần chúng, của “người ta” bảo Chúa là ai? Đối với những người khác, Chúa Giêsu chỉ là một triên tri cỡ lớn như Êlia, như Gioan Tẩy Giả. Nhưng chỉ có những người như Phêrô mới nh́n ra ngài là Đức Kitô. Mới biết được ngài là Con Thiên Chúa, là Đấng Cứu Thế.
Nhưng biết và sống lại khác nhau. Và đây là thân phận của con người. Biết thầy là Đức Kitô nhưng không chấp nhận thầy phải hy sinh và chịu chết. V́ nếu thầy chết th́ hào quang vinh hiển của Đức Kitô coi như tiêu tan. Và nếu thế th́ việc theo ngài, làm tông đồ, làm môn đệ ngài cũng uổng công. Không những uổng công mà c̣n mang họa vào thân, phải chịu nhiều điều đau thương, thử thách. Do đó, cần phải can ngăn Chúa, để nếu ngài ra khỏi sự hy sinh, thử thách ấy, họa chăng ḿnh sẽ dễ dàng, sẽ có lợi hơn.
Áp dụng vào đời sống thực hành và qua việc sống đời bác ái đối với tha nhân, nhiều khi Kitô hữu chúng ta cũng ứng xử và hành động như Phêrô. Có nghĩa là lúc sốt sắng, lúc được an ủi, được mọi điều may lành, chúng ta không khó ḷng để nh́n ra Chúa nơi mọi biến cố cuộc sống, và qua anh chị em ḿnh. Nhưng khi đức ái bị thử thách, đó là, khi phải chịu thiệt tḥi, phải tha thứ, phải bỏ qua những lỗi lầm của anh chị em, phải cố mà nh́n ra Chúa Giêsu trong khuôn mặt của người thù ghét ḿnh, của người làm cho ḿnh phải khổ, lúc đó, chúng ta cũng muốn bỏ cuộc, và tháo lui.
Nhưng v́ thầy là Đức Kitô th́ không thể không chấp nhận bị ghét bỏ, bị hành h́nh, và bị tử h́nh thập giá. V́ chỉ có thế thầy mới thật sự là Đức Kitô, và h́nh ảnh của một Thiên Chúa nhân lành, yêu thương, và tha thứ mới được thể hiện nơi thầy. Phêrô mới nh́n thấy hào quang của thầy, nhưng chưa nh́n thầy bằng cái nh́n “cứu thế” thực sự.
Đời sống Kitô hữu cũng sẽ mất đi ư nghĩa. Việc chúng ta theo Chúa sẽ không đi đến cùng đích. Và một vài hành động đạo đức nhất thời không nói lên được rằng chúng ta thật sự biết Chúa, biết ngài là ai, nếu như chúng ta không đi vào thực hành ư nghĩa Kitô hữu, một căn tính chuyên biệt và duy nhất của mỗi người chúng ta khi đón nhận phép rửa tội, khi gia nhập Giáo Hội Công Giáo, và khi bước đi theo ngài trong ơn gọi Kitô hữu của ḿnh. Tất cả đều được gói gọn trong đức bác ái. Trong những thực hành cụ thể hằng ngày như cho người đói ăn, người khát uống, rách rưới áo quần để mặc, thăm viếng, an ủi kẻ tù tội, bệnh tật... Nhưng nhất là phải tiếp tục hành động như thế mặc dù đôi lúc cảm thấy khó chịu, thiệt tḥi, và không lợi lộc ǵ.
“Thầy là Đức Kitô”. Nhưng là một Đức Kitô tha thứ, yêu thương, và yêu thương cho đến chết. Khi nh́n ra được điều này, và nói được câu nói này như Phêrô, nhưng về phương diện thực hành th́ sao?! Liệu chúng ta có bị Chúa phiền trách như đă phiền trách Phêrô không? Và điều mà ngài có thể phiền trách chúng ta nhất, đó là đă không khám phá và sống đúng với ơn gọi Kitô hữu của ḿnh. Một ơn gọi được củng cố và xây dựng hoàn toàn trên đức bác ái. Một đức ái bền bỉ, đi vào thực tế, và quên ḿnh.
|