|
Thứ Ba Tóm Lời Chúa
Bài Sách Thánh năm 1 (năm
lẻ): Zec.8:ø20-23 20
ĐỨC CHÚA các đạo binh phán thế này: Các nước và dân cư trong các thành phố lớn
vẫn c̣n tuôn đến.21 Dân thành này sẽ đến thành khác mà nói rằng: "Nào
ta cùng đi làm cho nét mặt ĐỨC CHÚA dịu lại và t́m kiếm ĐỨC CHÚA các đạo binh;
cả tôi nữa, tôi cũng đi! "22 Các dân đông đảo và các nước hùng cường
sẽ đến t́m kiếm ĐỨC CHÚA các đạo binh ở Giê-ru-sa-lem và làm cho nét mặt ĐỨC
CHÚA dịu lại.23 ĐỨC CHÚA các đạo binh phán thế này: Trong những ngày
ấy, mười người đàn ông thuộc mọi ngôn ngữ trong các dân tộc sẽ níu lấy áo của
một người Giu-đa mà nói: "Chúng tôi muốn đi với anh em, v́ chúng tôi đă nghe
biết rằng Thiên Chúa ở với anh em." 1
Sau cùng, ông Gióp mở miệng nguyền rủa ngày ông chào đời.2 Ông Gióp
lên tiếng nói:
TINH THẦN PHI BẠO LỰCNgười nhất quyết đi lên Giê-ru-sa-lem. (Lc 9,51-56) Suy niệm: Mahatma Gandhi, lănh tụ phong trào dành độc lập của Ấn Độ, bị bắn chết ở Delhi (1948); mục sư Martin Luther King chống kỳ thị chủng tộc, bị bắn chết ở Memphis (1968); giám mục Oscar Romero, người lên tiếng bảo vệ nhân quyền bị bắn chết ở San Salvador (1980). Những con người là hiện thân của tinh thần phi bạo lực thường bị trừ khử bởi chính bạo lực. Đó là những cái chết ngôn sứ, phản ảnh cái chết trên thập giá của Đức Giêsu - vị ngôn sứ số một của tinh thần phi bạo lực. Đó là những cái chết được đón nhận, như cái giá phải trả cho sự chọn lựa của người ngôn sứ. Tin Mừng Luca khắc họa rơ nhất thái độ đón nhận này nơi Đức Giêsu: “Người nhất quyết đi lên Giê-ru-sa-lem” bởi v́ “Không một ngôn sứ nào chết ngoài thành Giê-ru-sa-lem” (Lc 13,33). Sứ vụ của Đức Giêsu được lồng trong hành tŕnh lên Giê-ru-sa-lem! Và ngay ở đầu hành tŕnh này là một tuyên ngôn về lập trường phi bạo lực của Đức Giê-su: Gia-cô-bê và Gio-an đề nghị thiêu hủy cả một làng Sa-ma-ri v́ họ không đón tiếp Thầy tṛ, nhưng Đức Giê-su khiển trách lối suy nghĩ và phản ứng ấy của các ông. Mời Bạn: Nh́n lại t́nh trạng bạo lực trong thế giới ngày nay (chiến tranh, khủng bố, bạo hành…). Bạn có đang ủng hộ bạo lực cách nào đó không? Chia sẻ: Bằng cách nào ta có thể loại trừ t́nh trạng bạo hành trong các gia đ́nh của chúng ta? Sống Lời Chúa: Sống “khiêm cung, ôn ḥa, nhẫn nại, chịu đựng lẫn nhau và tha thứ cho nhau” (x. Cl 3,12-17). Cầu nguyện: Hát Kinh Ḥa B́nh của thánh Phan-xi-cô Át-xi-di, lời kinh của tinh thần phi bạo lực. Suy Lời Chúa Ư chính của Lời Chúa qua các bài Thánh Kinh do Giáo Hội cố ư chọn lựa và sắp xếp cho phụng vụ Thánh Lễ của riêng ngày hôm nay được chứa đựng trong nội dung của Bài Phúc Aâm. Đó là việc dân chúng Samaria không tiếp Chúa Giêsu khi Người lên Gialiêm. Thật vậy, sở dĩ “dân Samaria”, ở trung phần của nước Do Thái, một miền giữa Galilêa là nơi sinh trưởng của Chúa Giêsu, và Giuđêa là nơi có thành thánh Gialiêm, giáo đô của dân Chúa, “không tiếp Người” (như bài Phúc Aâm hôm nay thuật lại và nhận định) “v́ Người hành tŕnh lên Gialiêm”, nơi mà nhóm dân ngoại lai này cho rằng: “Tổ tiên chúng tôi làm việc thờ phượng trên ngọn núi này, c̣n dân các ông lại cho rằng Gialiêm mới là nơi con người phải đến để phượng thờ Thiên Chúa” (Jn.4:20). Tuy nhiên, trước thái độ này của dân Samaria, Chúa Giêsu vẫn không cho phép các môn đệ của ḿnh bất măn, v́ dầu sao họ cũng có lư, như Người đă đồng ư rằng: “Đă đến giờ cho những kẻ tôn thờ đích thực sẽ tôn thờ Cha trong tinh thần và chân lư” (Jn.4:23), tức là tôn thờ Thiên Chúa bằng ḷng nhận biết hơn là thể thức lễ nghi bề ngoài: “Giờ đă đến khi các người sẽ tôn thờ Cha không phải trên núi này hay ở Gialiêm nữa” (Jn.4:21). Tiêu biểu cho “những kẻ tôn thờ đích thực trong tinh thần và chân lư“ này là Gióp, một con người bị Chúa thử thách hết cỡ, mất hết của, chết sạch con, ḿnh ghẻ lở, bị vợ khinh, đến nỗi, (theo bài đọc năm 2 hôm nay), “đă mở miệng than trách ngày tháng của ḿnh”, song tự đáy ḷng vẫn tin vào Chúa, (như bài đọc năm 2 hôm qua và sau này cho thấy). Nhưng “việc cứu độ thật sự đến từ dân Do Thái” (Jn.4:22) mà Gialiêm, theo lời Chúa phán qua tiên tri Zacaria (trong bài đọc năm 1 hôm nay), vẫn là nơi “nhiều dân tộc và các nước hùng mạnh sẽ đến t́m kiếm Chúa các đạo binh và để cầu xin hồng phúc của Chúa”.
Nguyện Lời Chúa Lạy Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống, được xức dầu Thần Linh, đă đến trong thế gian như Thiên Chúa ở giữa chúng sinh. Kitô hữu chúng con đă được tái sinh từ trên cao khi chịu Bí Tích Rửa Tội. Thế nhưng, c̣n sống trong xác thịt, chúng con vẫn có thể chết trong tội lỗi của ḿnh. Bởi thế, xin Mẹ Maria đầy ơn phúc và ơn nghĩa với Chúa nuôi lớn chúng con bằng lương thực hằng ngày là nhận biết Chúa. Amen.
|