|
“Ta sẽ lấy ḷng từ bi dẫn
dắt kẻ đui mù và què quặt” Đây Chúa phán: “Hỡi Giacób, hăy hân hoan vui mừng hăy ḥ hét vào đầu các dân ngoại: hăy cất tiếng vang lên ca hát rằng: “Lạy Chúa, xin hăy cứu dân Chúa là những kẻ sống sót trong Israel”. Đây, Ta sẽ dẫn dắt chúng từ đất bắc trở về, sẽ tụ họp chúng lại từ bờ cơi trái đất: trong bọn chúng sẽ có kẻ đui mù, què quặt, mang thai và sinh con, đi chung với nhau, hợp thành một cộng đoàn thật đông quy tụ về đây. Chúng vừa đi vừa khóc, Ta sẽ lấy ḷng từ bi và dẫn dắt chúng trở về: chúng không phải vấp ngă trên đường đi: v́ Ta đă trở nên thân phụ dân Israel, và Ephraim là trưởng tử của Ta”. Lời của Chúa.
Chúa đă đối xử đại lượng với chúng tôi, nên chúng tôi mừng rỡ hân hoan. 1. Khi Chúa đem những người từ Sion bị bắt trở về, chúng tôi dường như người đang mơ, bấy giờ miệng chúng tôi vui cười, lưỡi chúng tôi thốt lên những tiếng hân hoan. 2. Bấy giờ dân thiên hạ nói với nhau rằng: “Chúa đă đối xử với họ cách đại lượng”. Chúa đă đối xử đại lượng với chúng tôi, nên chúng tôi mừng rỡ hân hoan. 3. Lạy Chúa, hăy đổi số phận của tôi, như những ḍng suối ở miền nam. Ai gieo trong lệ sầu, sẽ gặt trong hân hoan. 4. Thiên hạ vừa đi vừa khóc, tay mang thóc đi gieo, họ trở về trong hân hoan, vai mang những bó lúa.
“Con là tư tế đến muôn đời
theo phẩm hàm Melkisêđê” Tất cả các vị thượng tế được chọn giữa loài người nên được đặt lên thay cho loài người mà lo việc Chúa, để hiến dâng lễ vật và hy lễ đền tội. Người có thể thông cảm với những kẻ mê muội và lầm lạc, v́ chính người cũng mắc phải yếu đuối tư bề. V́ thế cũng như người dâng lễ đền tội thay cho dân thế nào, th́ người dâng lễ đền tội cho chính ḿnh như vậy. Không ai được chiếm vinh dự đó, nhưng phải là người được Thiên Chúa kêu gọi, như Aaron. Cũng thế, Đức Kitô không tự dành lấy quyền làm thượng tế, nhưng là Đấng đă nói với người rằng: “Con là Con cha, hôm nay Cha sinh ra Con”. Cũng có nơi khác Ngài phán: “Con là tư tế đến muôn đời theo phẩm hàm Melkisêđê”. Lời của Chúa.
“Lạy Thầy, xin cho tôi
được thấy” Khi ấy, Chúa Giêsu ra khỏi thành Giêricô cùng với các môn đệ và một đám đông, th́ con ông Timê tên là Bartimê, một người mù đang ngồi ăn xin ở vệ đường. Khi anh ta nghe biết đó là Chúa Giêsu Nagiarét, liền kêu lên rằng: “Hỡi ông Giêsu con vua Đavít, xin thương xót tôi”. Và nhiều người mắng anh bảo im đi, nhưng anh càng kêu to hơn: “Hỡi con vua Đavít, xin thương xót tôi”. Chúa Giêsu dừng lại và truyền gọi anh đến. Người ta gọi người mù và bảo anh: “Hăy vững tâm đứng dậy, Người gọi anh”. Anh ta liệng áo choàng, đứng dậy, đến cùng Chúa Giêsu. Bấy giờ Chúa Giêsu bảo rằng: “Anh muốn Ta làm ǵ cho anh?” Người mù thưa: “Lạy thầy, xin cho tôi được thấy”. Chúa Giêsu đáp: “Được, đức tin của anh đă chữa anh”. Tức th́ anh ta thấy được và đi theo Người. Phúc Âm của Chúa.
----------------------------------
Không Thấy Mà Tin – Mù ḷa sáng suốt
Bài Phúc Âm Chúa Nhật Thường Niên XXX tuần này cho chúng ta thấy quyền năng của Thiên Chúa đă được tỏ ra qua một con người và cho một con người. Quyền năng Thiên Chúa tỏ ra qua con người đây là con người mang danh Giêsu Nazarét, và con người được quyền năng này tỏ ra cho đây chính là một con người mù ḷa ngồi ăn xin bên vệ đường tên Bartimaeus. Vấn đề đặc biệt ở đây là làm sao hai con người này có thể gặp nhau, một con người vương giả (Con Vua Đavít) là quyền năng và là khôn ngoan của Thiên Chúa (x 1Cor 1:24) và một con người mù ḷa là tiêu biểu cho khốn cùng và bất hạnh của phàm nhân. Phải, chính đức tin đă hiện thực việc gặp gỡ này, một đức tin phát xuất từ Thiên Chúa và được chấp nhận bởi con người, nhất là những con người cùng khốn chỉ biết trông cậy vào quyền lực tối cao cứu vớt họ. Tŕnh thuật của bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này là một thí dụ điển h́nh.
Trước hết, chắc chắn một điều là người mù ăn xin bên vệ đường này chưa bao giờ được chứng kiến thấy các phép lạ nhân vật mang danh Giêsu Nazarét làm, thậm chí chưa bao giờ được hân hạnh đi theo nghe lời giảng dạy đầy thần lực của nhân vật đại tôn sư tuyệt thế ấy. Thế mà con người ăn xin này lại tin vào nhân vật ấy, không phải bằng một đức tin tầm thường, mà là một đức tin mănh liệt. Đức tin “không thấy mà tin” (Jn 20:29) của con người mù ḷa ngồi ăn xin bên vệ đường này mănh liệt ở chỗ, thứ nhất, anh ta chỉ nghe đồn về nhân vật Giêsu Nazarét mà đă hết ḷng tin tưởng vào Người rồi. Do đó, Thánh Kư Marcô đă ghi lại rằng: “Khi nghe thấy Đức Giêsu Nazarét (rời Giêricô đi ngang qua hay gần chỗ của ḿnh), anh ta bắt đầu kêu lên: ‘Hỡi Giêsu, Con Vua Đavít, xin thương xót đến tôi’”.
Chưa hết, con người mù ḷa ăn xin bên vệ đường ấy c̣n mănh tin đến nỗi không ai có thể đàn áp được anh ta, nhất quyết t́m cách bộc lộ niềm tin của ḿnh ra cho bằng được. Thánh Kư Marcô tiếp tục cho thấy khí khái đức tin của con người này như sau: “Nhiều người nạt nộ anh ta im đi, nhưng anh ta (chẳng những không sợ, không yên, trái lại, như bị khích thích) lại càng kêu to lên rằng: ‘Hỡi Con Vua Đavít, xin Ngài thương xót tôi với!’”. Đến đây chúng ta thấy nhân vật Giêsu Nazarét thấy vậy đă động ḷng. Chắc bấy giờ Ngài mới nghe thấy tiếng kêu cứu của con người chẳng những bị khốn khổ về thân xác mà c̣n bị xăhội khinh thường về danh giá nữa. Tuy nhiên, về thần tính, Ngài đă biết con người này từ đời đời, đă biết anh ta muốn ǵ trước khi anh ta mở miệng kêu xin Ngài nữa. Nếu Ngài đến để t́m kiếm những ǵ đă hư trầm (x Lk 19:10) th́ không phải t́nh cờ Ngài muốn đi qua chỗ con người khốn khổ bất hạnh này ngồi đâu. Như Ngài đă tự động t́m đến với người phụ nữ Samaritanô bê bối về đời sống hôn nhân, vào chính giờ (trưa) ngoại thường chị ra kín nước ở giếng Giacóp (x Jn 4:4-30), để tỏ ḿnh ra cho riêng chị, để đem con chiên lạc này về đàn thế nào, th́ Ngài cũng cố ư đến t́m con người mù ăn xin này. Dù đám đông đi theo Ngài có ồn ào đến mấy đi nữa, Ngài vẫn có thể nghe thấy anh ta kêu xin Ngài lần thứ nhất, như Ngài đă cảm được cái đụng chạm vào gấu áo của Ngài từ người đàn bà loạn huyết giữa đám đông chen lấn đụng vào Ngài (x Mk 5:27-34). Thế nhưng Ngài vẫn không phản ứng ǵ cho đến khi anh ta hô lên lần thứ hai, v́ Ngài có ư để mọi người thấy được ḷng tin mạnh mẽ của con người nghèo về vật chất nhưng giầu về đức tin này là chừng nào.
Sau hết, đức tin của con người mù ăn xin bên vệ đường này c̣n tỏ ra mạnh mẽ ở chỗ, sau khi nghe biết nhân vật Giêsu Nazarét, hay “Giêsu, Con Vua Đavít”, đối tượng của ḷng tin của anh lên tiếng gọi anh, như người ta cho anh biết, anh đă tin chắc rằng ḿnh đă trúng tủ, và sắp đến giờ được cứu chữa rồi. Đó là lư do, Thánh Kư Marcô đă ghi lại cử chỉ tin tưởng chắc ăn như bắp này của anh như sau: “Anh ta quẳng ngay chiếc áo quàng đi, nhẩy bổ lên mà đến cùng Chúa Giêsu”. Thái độ vui mừng hớn hở này của con người mù ḷa nghèo khổ ăn xin bị xă hội khinh thường cho ra ŕa đến ngồi bên vệ đường này không hẳn là v́ anh ta tin ḿnh sẽ được hay sắp được chữa lành, mà cũng có thể là v́ anh ta cảm thấy ḿnh đă được chú ư tới, nhất là lại được một vị tiên tri trong dân, vị là gịng dơi vua chúa để ư tới. Lấy được tự tin và phẩm giá làm người trước lời hỏi thăm trúng ngay tim đen của ḿnh: “Anh muốn Tôi làm ǵ cho anh?”, một lời cảm thông mở đường dẫn lối anh mong đợi suốt cả cuộc đời, một cử chỉ ân cần săn sóc không biết anh có nhận được từ bất cứ ai trong xă hội của anh bấy giờ hay chăng, kể cả từ những người thân thương nhất của anh. Cảm nhận được t́nh thương của Đấng ḿnh tin tưởng, anh đă không ngần ngại và hết sức cởi mở thưa ngay rằng: “Thưa Thày, tôi muốn được thấy”.
Nhưng vấn đề ở đây là làm sao người mù này có thể biết chỗ Chúa Giêsu đứng ở đâu trong đám đông để nhẩy đến ngay chỗ Người đứng, v́ bấy giờ anh ta chưa được Người chữa cho. Có thể là anh ta khao khát mong đợi Đấng cứu độ anh ta xuất hiện từ lâu, nay gần đến thời điểm có một không ai này trong cuộc đời ḿnh, anh ta đă trở thành thính tai đến nỗi đă nghe thấy được cả tiếng Người nói giữa một đám đông ồn ào chăng?
Quả nhiên, khi con người mù ḷa về phần xác nhưng rất sáng suốt về phần hồn đây đă được Chúa Giêsu chữa cho anh ta sáng mắt liền, sáng mắt ngay lập tức, chứ không cần phải dài ḍng cử chỉ như đă xẩy ra nơi người câm điếc trước đây ở bài Phúc Âm Chúa Nhật XXIII Thường Niên Năm B, bao gồm những cử chỉ như dẫn người câm điếc ra khỏi đám đông, đặt các ngón tay vào lỗ tai của người này, bôi nước miếng vào lưỡi của anh ta, rồi ngửa mặt lên trời mà phán ‘hăy mở ra’. Tại sao có sự khác biệt như thế, nếu không phải là do đức tin của người mù ăn xin này. Trường hợp của người câm và điếc trong bài Phúc Âm Chúa Nhật XXIII là trường hợp của đám đông xin cho anh ta, chứ anh ta không tự động xin và hăng hái xin như người mù bên vệ đường trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này. Bởi thế, để làm cho người câm điếc tin tưởng, Chúa Giêsu đă thực hiện những cử chỉ cần thiết và đầy ư nghĩa để nạn nhân có thể nhờ được chữa lành mà tin tưởng vào Người. Để làm cho một con người (vốn câm điếc về tâm linh) tin tưởng khó khăn là chừng nào; trái lại, để chữa lành cho người mù về thể xác nhưng sáng suốt về tâm linh, th́ dễ dàng biết mấy.
Thật ra đức tin người mù ăn xin bên vệ đường trong bài Phúc Âm Chúa Nhật XXX tuần này cũng không phải tự anh ta mà có, song do chính Thiên Chúa đă gieo vào ḷng anh ta từ trước, để khi Ngài đến qua Con của Ngài, Ngài có thể tỏ ḿnh ra qua những hoạn nạn về phần xác của anh ta, một việc tỏ ḿnh chẳng những cho cá nhân anh ta mà c̣n cho cả đám đông dân chúng bấy giờ nữa. Như Ngài đă tỏ ḿnh ra ở những nơi khác, cho những người khác, song đă ảnh hưởng tới anh, đă làm cho anh dù không bao giờ được thấy Ngài, hay thậm chí được nghe Ngài, chỉ nghe đồn về Ngài thôi, đă tin tưởng Ngài rồi, đă mong chờ Ngài rồi. Chắc chắn anh mù ăn xin bên vệ đường trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này luôn ôm ấp trong ḷng một ước vọng là được dịp gặp gỡ nhân vật “Giêsu Con Vua Đavít” lừng danh nổi tiếng. Và anh nghĩ rằng, tin tưởng rằng, một khi gặp được Ngài th́ thế nào cũng được như ư. Ai có ḷng khao khát nhân đức trọn lành sẽ được no thỏa thế nào (x Mt 5:6) th́ kẻ khao khát gặp được Đấng đền để tỏ ḿnh ra lại không gặp được Ngài hay sao?
Tuy nhiên, hạt giống đức tin làm nên ḷng khao khát chân thiện này được gieo vào ḷng người mù ăn xin bên vệ đường ấy không thể nào mọc lên mạnh mẽ như thế, nếu tấm ḷng của anh ta không phải là một mảnh đất tốt. Vẫn biết hoạn nạn trên đời này là cơ hội để con người nghĩ đến những ǵ toàn hảo, để mong chờ cứu độ, để hướng về một quyền năng tối cao, nhưng cũng có thể là cớ vấp phạm cho một số người cho “trời không có mặt”, luôn cảm thấy uất hận và lên tiếng chửi trời rủa đất. Tuy nhiên, Thiên Chúa tỏ ḿnh qua thập giá của Con Ngài thế nào (x Jn 8:28), Ngài cũng có thể dùng chẳng những t́nh trạng bất hạnh về phần xác của con người, mà thậm chí cả những sự dữ về tâm linh là tội lỗi của họ nữa để tỏ ḿnh ra cho họ, để làm cho họ tin tưởng, cậy trông Ngài, như kinh nghiệm sống đạo của Kitô hữu vốn cho thấy!
Thế nhưng, con người, theo tâm lư, trong cảnh bất hạnh khổ cực, họ t́m mọi cách để được thoát nạn, để được cứu vớt, nên dễ tin tưởng vào bất cứ một quyền lực nào, miễn là có thể cứu độ họ. Phải chăng đau khổ và khốn khó dễ làm cho con người, tự bản chất và xu hướng tự nhiên vốn chiều theo xác thịt và thế gian, dễ hướng về chân thiện, hướng về Chúa, về Đấng Tối Cao, về trường sinh vinh phúc, mà Ngài hay dùng và thường dùng chúng để nhắc nhở và thánh hóa con người!? Thế nhưng, trái lại, trong cơn cùng cực của ḿnh, con người vẫn có thể t́m ḿnh hơn t́m Chúa, Đấng họ chỉ coi như là phương tiện cứu độ hơn là cùng đích, nên được ơn rồi, được giải thoát rồi là họ cho Ngài ra ŕa, ra khỏi cuộc đời của họ. Phần người mù ăn xin bên vệ đường, v́ thực t́nh tin vào Chúa, nên sau khi được sáng mắt đă không quay lưng bỏ Người mà đi, như trường hợp 9 người phong cùi vô ơn (x Lk 17:17-18), song đi theo Chúa như cuối bài Phúc Âm cho thấy. Vấn đề ở đây không phải là sáng mắt xác thịt mà là sáng mắt đức tin. Không sáng mắt đức tin th́ có được mở mắt xác thịt chăng nữa, một lúc nào đó, khi con mắt xác thịt này trở thành dịp tội, con người cũng cần phải móc nó đi, như bài Phúc Âm Chúa Nhật 26 Thường Niên Năm B trước đây cho thấy, mới được vào Nước Trời mà thôi.
Bài Phúc Âm Chúa Nhật XXIII tuần này (Năm 2006 là ngày 29/10) cho thấy Chúa Kitô là Thiên Chúa nhập thể đến trần gian chẳng những cứu phần hồn con người mà cả phần xác của họ nữa. Tuy nhiên, phần xác của con người chỉ được hoàn toàn cứu độ vào ngày cánh chung mà thôi, khi thân xác đă được họ sử dụng làm phương tiện hành thiện sống lại hiển vinh như thân xác của Chúa Kitô Phục Sinh. Ngoài ra, khi c̣n sống trên đời này, thân xác của con người bị nhiễm nguyên tội vẫn phải gánh chịu hậu quả của nguyên tội là đớn đau và chết chóc. Chính v́ t́nh trạng đớn đau và chết chóc xẩy ra cho thân xác con người như thế, nhất là ở nơi thành phần vô tội, bởi cả thiên tai (như bị sóng thần Nam Á ngày 26/12/2004), hay bởi nhân tai (như bị khủng bố ở Hoa Kỳ ngày 11/9/2001), mà con người cảm thấy hồ nghi và ngờ vực về thực tại hiện hữu và toàn năng của Thiên Chúa. Thậm chí họ c̣n sử dụng cả khả năng khoa học và kỹ thuật tân tiến để tự ra tay cứu nhân độ thế, chữa trị các thứ bệnh nan y, bằng những đường lối phi nhân và phản luân thường đạo lư, như việc nghiên cứu thân bào từ tế bào phôi thai con người. Tuy nhiên, với đức tin Công Giáo chân chính của ḿnh, có những bệnh nhân biết chấp nhận mọi sự theo Thánh Ư Chúa, chẳng những nhẫn nại chịu đớn đau dai dẳng quằn quại về phần xác, và khổ tâm phiền muộn về phần hồn v́ tâm trạng cảm thấy bất lực và vô dụng của ḿnh, để đền bù tội lỗi của ḿnh, mà c̣n để hợp với cuộc khổ nạn của Chúa Kitô, cộng tác vào việc cứu độ với Người nữa.
Để kỷ niệm đầy năm một tâm hồn rất lành thánh đă qua đời ở Giáo Phận Orange California, cũng để hướng về Lễ Các Đẳng 2/11 và Tháng Các Đẳng 11 sắp tới, thoidiemmatia xin phổ biến dưới đây bài điếu văn của một người chồng tiếc thương người vợ qua đời của ḿnh trong Thánh Lễ An Táng vào sáng Thứ Bảy 29/10/2005, ngày ở bên nhà xẩy ra hiện tượng Thánh Mẫu Châu Lệ Việt Nam. Về người quá cố, chính bản thân chúng tôi rất thân quen, và chứng thực rằng những ǵ được viết ra ở dưới đây đều rất chính xác. Ông c̣n không nói đến một số chi tiết đặc biệt khác nữa, đó là lời trăn trối của bà liên quan đến hậu sự cho bà: bà muốn được chôn táng trong một cái ḥm rất thường, không sang trọng đắt tiền, và tất cả mọi tiền phúng điếu được sử dụng vào việc bác ái và truyền giáo. Chính tôi là người mang số tiền 1.500 Mỹ kim về Việt Nam vào đầu hè vừa rồi để biếu tặng cho các nơi cần, như Tiểu Chủng Viện Simon Ḥa Đà Lạt (nay thành Đại Chủng Viện Minh Ḥa) lo việc huấn luyện chủng sinh, cho Trại Cùi Di Linh lo cho anh chị em bị phong xấu số, cho Ḍng Khiết Tâm B́nh Cang lo việc bác ái xă hội, cho nhà thờ ở Sapa rất ư là tang thương, cho nhà thờ Hàm Long ở Hà Nội.
Kính thưa quư Cha, quư cụ, quư ông bà, quư vị trong các đoàn thể Công Giáo tiến hành, và các bạn hữu rất kính mến,
Hôm nay tôi thay mặt cho người vợ yêu quư nhất của đời tôi mà giờ đây đang nằm đây đă nỡ ĺa xa cha con chúng tôi mà đành đoạn ra đi, để lại cho cha con chúng tôi và các cháu biết bao vô cùng nhớ thương thương tiếc. Đành rằng cuộc lữ hành nào cũng có điểm khởi hành và cũng phải có điểm kết thúc, con người ta sinh ly tử biệt là lẽ thường t́nh của trời đất, kẻ ra đi đă đi vào giấc ngủ ngàn thu, nhưng c̣n người ở lại làm sao quên đi được biết bao kỷ niệm mà gần nửa cuộc đời đă chung sống với nhau. Một cuộc hôn nhân trải dài 45 năm biết bao thương khó dậm trường, trèo non vượt suối, tù tội, cùng nhau hiệp lời cầu nguyện chống đỡ những trận cuồng phong, băo táp sóng dữ như muốn cuốn phăng trôi đi, thế mà gia đ́nh nhỏ bé này đă được Chúa và Đức Mẹ ǵn giữ cho chở dẫn dắt đến bến bờ tự do. Tưởng rằng rồi đây gia đ́nh sẽ được sống hạnh phúc bên nhau măi măi, nhưng hôm nay nửa đường dứt gánh Bà đă nỡ ĺa bỏ cha con chúng tôi ở lại để ra đi một ḿnh.
Kính thưa quư Cha, Kính thưa quư vị,
Hiến thê của tôi là Bà Maria PHẠM THỊ MÙI, nhũ danh là Thanh Gương, sinh ngày 20 tháng 11, năm 1931 tại Nam Định, Bắc Việt. Là một người con trong gia đ́nh có 9 anh chị em, mà vợ của tôi là chị cả trong gia đ́nh….. Trước ngày lấy tôi, vợ tôi đă có ư định đi tu, nhưng ư Chúa chưa chọn, v́ vậy khi c̣n ở nhà tập, nhà ḍng đă cho đi dậy học một thời gian nhưng sức khỏe không được tốt nên đành trở về nhà. Sau khi lập gia đ́nh với tôi, nhà tôi đă đi dạy học ở trường Aurore Rạng Đông một thời gian dài rồi th́ v́ công vụ tôi phải thuyên chuyển đi nơi xa nên từ đó chỉ lo việc nội trợ trong gia đ́nh. Tuy thường hay đau ốm nhưng Chúa và Đức Mẹ thương vẫn ban cho được 5 người con, 2 trai 3 gái, các cháu nay đă lớn khôn và đă lập gia đ́nh, gia đ́nh có được 11 cháu nội ngoại. ……
Từ ngày chúng tôi chung sống với nhau Chúa đă gửi Thánh giá đến cho vợ tôi. Vợ tôi bị một căn bệnh mà khi c̣n ở Việt-Nam cứ chạy chữa loanh quanh mà không sao dứt khỏi. Hầu như tất cả các bệnh viện từ Saigon, Chơ Lớn, Gia-Định cho đến Cao-nguyên Lâm-viên Đalat, Nha Trang đều đă trải qua, kể cả châm cứu, thuốc nam, thuốc bắc, nghe ai mách bảo có thầy hay th́ đều đến để nhờ chưă trị. Cho đến khi vượt biên sang được Mă Lai và lúc chuyển ra bệnh viện ở Kuala Lumpur Bác sĩ mới khám phá ra đó là căn bệnh Myasthenia Gravis, thuộc về Neurology (tạm dịch là hệ thần kinh không xúc tác với các bắp thịt), và Bác sĩ cho biết căn bệnh nầy rất hiếm và cũng rất khó chữa. Trong suốt 45 năm dài nhận lănh Tháng Giá Chúa trao, nhà tôi quyết một ḷng làm của lễ hy sinh để dâng hiến trọn đờ́ ḿnh cho Chúa, chấp nhận sự đau đớn không một lời oán than và luôn luôn trung thành với lời kêu xin: Xin Chúa cho con đủ sức chịu đựng để đón nhận mọi Thánh Giá Chúa trao hầu làm đẹp ḷng Chúa.
Là một người Mẹ, người vợ thật tuyệt vời trong gia đ́nh, thương chồng, thương con, thương cháu, lo lắng cho từng người, vỗ về yên ũi, là gạch nối trong đại gia đ́nh khi có sự bất ḥa, luôn luôn kêu gọi các con các cháu yêu thương nhau và đoàn kết, nhắc nhở các cháu cố gắng học hành, đừng bỏ lễ, nhất là các ngày lễ buộc lễ trọng. Mặc dầu ốm đau như vậy nhưng luôn luôn vẫn là tấm gương sáng trong gia đ́nh. Lúc nào cũng có 2 hay 3 phong b́ riêng đễ dành tiền tiết kiệm giúp đỡ các cơ sở từ thiện bên quê nhà, một hộp tiền cắc để giúp người phong cùi, luôn luôn nhắc nhở các con các cháu bớt xài phung phí để giúp kẻ khó nghèo, tham gia cầu nguyện trong các hội đoàn mặc dầu lúc sau nầy bịnh trầm trọng không đi ra ngoài được nữa nhưng lúc nào cũng liên lĩ cầu nguyện.
Tôi luôn thấy vợ tôi không bao giờ ĺa xa chuỗi lần hạt mân côi, ngày cũng như đêm kể cả những khi sắp lâm chung. Đó là cuả ăn thiêng liêng cuả bà. Vợ tôi thường nói với tôi câu của Thánh Phanxicô Assissi: “Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời”. V́ vậy sự chết là Phục sinh, vậy một mai khi Chuá gọi em về th́ anh và các con các cháu đừng khóc mà hăy hát hoặc mở nhạc Thánh ca để tiển đưa Em về Nhà Cha.
Xin cám ơn quư Cha, quư cụ, quư ông bà, quư đoàn thể và toàn thể quư bạn bè thân hữu đă hiện diện trong Tang Lễ hôm nay để tiễn đưa người yêu quư nhất của đại gia đ́nh chúng tôi sớm về nhà Cha trên trời.
Xin hăy cầu nguyện cho linh hồn Maria. Amen.
Ngày 29 tháng 10, 2005
Về người quá cố, chính bản thân người viết đây rất thân quen, và chứng thực rằng những ǵ được viết ra ở dưới đây đều rất chính xác. Ông không nói đến một số chi tiết đặc biệt khác nữa, đó là lời trăn trối của bà liên quan đến hậu sự cho bà: bà muốn được chôn táng trong một cái ḥm rất thường, không sang trọng đắt tiền, và tất cả mọi tiền phúng điếu được sử dụng vào việc bác ái và truyền giáo. Chính tôi là người đă mang số tiền 1500 Mỹ kim do chồng bà tin tưởng gửi gấm về Việt Nam trong chuyến xuyên Việt đầu hè 2006 vừa rồi để dâng cúng cho các nhà thờ, nhà ḍng và trại cùi ở Việt Nam. Chính ông đă nói với tôi tối hôm Thứ Năm 27/11 khi tôi đến viếng xác vợ ông rằng: “Tôi là một kẻ ngoại đạo. Nhờ bà ấy mà tôi mới có ngày hôm nay, biết mến Chúa yêu người v.v.” Theo tôi bà đă được rỗi và sẽ được lên hưởng thánh nhan Chúa rất sớm, bởi bà đă đền tội 45 năm bằng bệnh tật của bà, đă không bao giờ buông cỗ tràng hạt, kể cả lúc hôn mê trong bệnh viện UCI ở Orange County hai tuần trước cũng không thể gỡ khỏi tay bà (phải chăng nhờ đó bà đă được chết vào chính ngày Thứ Bảy trong Tháng Mân Côi Mẹ?), đă kêu tên Giêsu Maria Giuse trước khi gục xuống tắt thở vào ngày Lễ Mẹ Mân Côi 7/10/2005 trong pḥng cấp cứu ICU (sau được cứu sống), và bà đă chết như Đức Gioan Phaolô II (vào cùng năm 2005, cùng kiểu được đưa vào bệnh viện rồi về chết ở nhà, và chết vào chính ngày kỷ niệm đăng quang 27 năm của ngài 22/10).
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
ANH TUNG M̀NH CHẠY ĐẾN VỚI NGƯỜI
Trần Mỹ Duyệt
Điểm đặc biệt của trích đoạn Tin Mừng hôm nay khiến chúng ta cần suy nghĩ, đó là khi nghe người ta nói Chúa Giêsu gọi anh, anh mù Bartimaeus “đă bỏ áo choàng lại và tung người chạy đến với Chúa Giêsu” (Mc 10:50).
Nếu có một đoạn phim quay lại biến cố này, hẳn là chúng ta sẽ thấy anh Bartimaeus mặt mày hớn hở, đôi mắt nhấp nháy, chân thấp, chân cao, lảo đảo lao về phía trước với thái độ tự tin để t́m gặp Chúa Giêsu, mặc dù anh không thấy Ngài. Và chúng ta như thấy nét mặt vui tươi của cả hai người, nhất là nét mặt hiền từ của Chúa Giêsu đang đứng đâu đó, giang rộng hai tay đón lấy anh. Nhưng nhất là nét mặt vui mừng hớn hở của anh Bartimaeus khi được Chúa cho bừng sáng con mắt.
“Đức tin anh đă chữa anh” (Mc 10:52). Đây là câu nói mà hầu hết những lần thi thố phép lạ cho ai, Chúa Giêsu cũng vẫn thường nói. Ở đây chúng ta tự hỏi: Tại sao Chúa không nói những đóng góp công sức, những của lễ ông, bà, anh, chị, em dâng, những lời kêu cầu đă cứu anh, chị khỏi, nhưng Ngài lại nói: “Đức tin con đă chữa con”, hoặc như trong trường hợp này, Ngài nói với Martimaeus: “Đức tin anh đă chữa anh”. Thưa v́ chính do sự tin tưởng tuyệt đối, phó thác hoàn toàn vào quyền năng Thiên Chúa đă mở lối để Ngài đi vào đời sống của chúng ta, và qua quyền năng ấy chúng ta được chữa lành. V́ thực chất, không ai trong chúng ta có công trạng ǵ để đáng được lănh nhận phép lạ.
Đức tin anh hùng:
Thật vậy, khi nói đến đức tin – một đức tin làm nên phép lạ – th́ phải hiểu rằng đức tin ấy là đức tin mang những nét anh hùng vượt ra khỏi suy nghĩ thường t́nh. Một đức tin sống động. Một đức tin không chỉ căn cứ bằng việc tuyên xưng ngoài miệng như chúng ta vẫn thường làm khi đọc Kinh Tin Kính, hoặc đọc kinh ngoài miệng. Đức tin sống động phải dẫn tới việc làm, mà việc làm cần thiết nhất là phải tuyệt đối tin vào quyền năng Thiên Chúa và phó thác nơi quyền năng ấy. Anh Martimaeus đă gào thét, đă van xin Chúa mặc cho người khác cấm đoán. Anh đă bỏ lại áo choàng và lao ḿnh chạy đến với Ngài mặc dù anh không nh́n thấy Ngài.
Anh Bartimaeus đă để lại áo choàng bên vệ đường, lao ḿnh vào ṿng tay Chúa. Điều này cũng có nghĩa là anh không xá ǵ đến con người của ḿnh, đến quá khứ của ḿnh. Trước mặt anh chỉ có Chúa Giêsu, mà với anh, Ngài là tất cả. Anh chấp nhận vấp ngă, chấp nhận rủi ro để lao về phía Ngài, v́ anh tin chắc Ngài đang ở đâu đó quanh anh, và không thể để anh vấp ngă. Ở đây đức tin của anh đă đưa ra một mẫu sống thực hành cho tất cả chúng ta, những người đang tin vào Chúa Giêsu.
Nét anh hùng của đức tin được chứng tỏ bằng những việc làm mà con người t́nh cảm, lư lẽ tự nhiên không làm được. Tổ Phụ Abraham đă dám giết con ḿnh v́ tin vào lời Chúa. Những anh hùng tử đạo dám can đảm dâng hiến mạng sống ḿnh v́ tin vào Chúa. Tính chất anh hùng ấy phải được t́m thấy qua những hành động thường nhật của chúng ta. Thí dụ, v́ tin nhận Chúa và v́ tuân giữ lời Ngài, ta dám bỏ đi thói quen nghiện hút, cờ bạc. Dám hy sinh mối t́nh ngang trái. Dám dấn thân vào những hoạt động tông đồ đ̣i hỏi hy sinh thời giờ và tiền của. Dám hănh diện xưng ḿnh là người Công Giáo trong những sinh hoạt xă hội. Dám sống đời hôn nhân một vợ, một chồng trong khi chung quanh ḿnh với bao cám dỗ và mời gọi. Dám sống liêm chính, ngay thẳng và bác ái giữa một thế giới giant ham, lừa lọc, và ích kỷ. Qua cái nh́n đức tin, những hành động lớn lao, anh hùng không mấy khi Chúa đ̣i hỏi, nhưng những việc làm nhỏ nhoi kia lại là những lời tuyên xưng mạnh mẽ mà Chúa muốn thấy nơi mỗi Kitô hữu.
Ngoài ra, tin có nghĩa là bằng ḷng đón nhận cách vui vẻ tất cả những ǵ Thiên Chúa ban tặng. Tin chắc chắn rằng điều Ngài ban đó là tốt nhất, cần thiết nhất cho phần rỗi của ta. Và rằng tất cả những ǵ Thiên Chúa ban cho ta không nhất thiết phải là điều ḿnh xin, hay ḿnh muốn cũng đều phát xuất từ tấm ḷng yêu thương vô bờ bến của Ngài – Cha chúng ta ở trên trời.
Đức tin thực hành:
Thánh Kinh c̣n ghi nhận, liền sau khi Chúa Giêsu cho anh được thấy, th́ lập tức Bartimaeus đă “đi theo Ngài” (Mc 10:52). Điều này khiến chúng ta phải nghĩ đến một khía cạnh khác của Đức tin là thực hành. Là làm chứng nhân cho t́nh yêu Thiên Chúa. V́ tin nhận Chúa, v́ đón nhận được phép lạ Ngài ban nên chúng ta gắn bó với Ngài, đi theo Ngài vào những ngả đường truyền giáo làm chứng nhân cho Ngài. Tin không chỉ giúp ḿnh nh́n nhận ra Thiên Chúa, mà c̣n thúc đẩy ta phải ra đi, vào đời để phổ biến niềm tin ấy.
Thật ra, trong đời sống thường ngày, tất cả mọi người chúng ta đều đang sống bằng những phép lạ Thiên Chúa ban. Sức khỏe, tài năng, trí thông minh, sự b́nh an trong đời sống, b́nh an trong gia đ́nh, b́nh an nơi môi trường chúng ta đang sống. Khí trời, nước uống, gió mát, cây trái, và các thức ăn bốn mùa dư thừa quanh ta. Tất cả những cái này không phải đến với ta và nhân loại từ bàn tay rộng răi Chúa ban sao. Và chúng chẳng phải là một phép lạ trước con mắt chúng ta sao. Hăy chỉ nh́n vào khu vườn sau nhà chúng ta. Cùng một thửa đất mà mỗi cây trái có mùi vị, và h́nh thù khác nhau. Mỗi bông hoa đều có những nét đẹp, hương sắc khác nhau. Đó chẳng phải là một phép lạ?!
Những người Do Thái cùng thời với Chúa Giêsu, đặc biệt, những người theo Ngài khi được ăn bánh no trong hoang địa. Những người đă chứng kiến việc Ngài cho Lagiarô và con trai bà góa Naim sống lại. Những người đă nh́n thấy việc Ngài hóa nước lă thành rượu ngon. Hoặc những người đă hân hoan theo Chúa vào thành thánh Giêrusalem, tung hô vạn tuế Ngài, nhưng cũng chính họ do lời xúi bẩy của các thượng tế và kỳ lăo đă lại kêu án tử cho Ngài. Những người này tượng trưng cho những kẻ thấy mà không tin.
Trong thực hành, nhiều lần và nhiều cách chúng ta cũng không nh́n ra Chúa qua những biến cố lớn nhỏ của cuộc sống. Giữa những thử thách cuộc đời, chúng ta thường t́m kiếm những lối giải quyết của con người, hơn là nh́n vào thánh ư Chúa để xem Ngài muốn chúng ta làm ǵ.
Có lẽ chúng ta phải xét lại lối sống của ḿnh. Hành động của ḿnh. Và mức độ tin nhận của ḿnh. Chúng ta có dám từ bỏ tất cả, để lại đàng sau tất cả để lao ḿnh vào ṿng tay Chúa một cách tin tưởng tuyệt đối không? Đó là những lúc chúng ta gặp đau thương, thử thách. Đó là những lúc chúng ta gặp thất bại và đau khổ. Trong những lúc ấy chúng ta có dám tin rằng Chúa đang yêu ta, và đang ở đâu đó quanh ta không? Và bằng với hành động phó thác, chúng ta có dám lao ḿnh vào ṿng tay ây yếm của Ngài bằng sự chấp nhận và vui ḷng với những thánh giá cuộc đời không? Chính ở điểm thực hành này mà đức tin của chúng ta mới đem lại phép lạ. Mà phép lạ lớn lao nhất là sự b́nh an trong tâm hồn, và ḷng yêu mến Thiên Chúa.
“Đức tin anh đă chữa anh”. Ước ǵ đức tin của chúng ta cũng sẽ chữa lành sự mù ḷa tâm linh đang làm cho chúng ta không nh́n ra Thiên Chúa. Sự mù ḷa tâm linh thường khiến chúng ta đi trong tăm tối cuộc đời, làm cho chúng ta ngày càng xa Chúa là nguồn ánh sáng giải thoát và b́nh an. “Lậy Chúa, xin cho con được sáng”.
ĐÂU LÀ SỨC MẠNH TRUYỀN THÔNG ? (Mc 10:46-52)
Theo thống kê, trên thế giới trung b́nh mỗi gia đ́nh coi truyền h́nh chừng ba hay bốn tiếng một ngày. Phương tiện truyền thông tràn ngập dưới mọi h́nh thức, nhất là truyền h́nh, internet v.v. Giáo Hội hôm nay rất quan tâm tới việc rao giảng Tin mừng qua phương tiện truyền thông. Quan tâm như thế có quá trễ không ? Dân Chúa đă nắm bắt được vấn đề như các vị lănh đạo không ? Nắm bắt được vấn đề, nhưng có cơ hội và phương tiện để thực hiện không ? Ngay tại những nơi truyền thông Công giáo đang hoạt động mạnh như Âu Mỹ, Giáo Hội có thực sự thành công không ? Nếu không, tại sao ?
Đó là vấn đề có thể t́m được câu giải đáp qua phép lạ Chúa làm cho người mù hôm nay. Giữa đám đông quần chúng, anh chỉ là một chấm nhỏ. Càng nhỏ hơn nữa khi anh thiếu một phương tiện quan trọng nhất trong việc gặp gỡ với tha nhân : đôi mắt. Rất may anh c̣n cái miệng. Nhưng làm sao anh có thể trấn át đám đông ? Giữa những luồng âm thanh hỗn độn, chắc chắn tiếng nói của anh như rơi vào sa mạc. Vậy mà, thực tế, anh đă thực hiện được mộng ước sau bao năm ấp ủ. Cơ may đă tới với anh khi Chúa Giêsu đi ngang qua Giêrikhô. Anh cương quyết không để lỡ cơ hội ngàn vàng.
Tin mừng Mátcô có hai câu truyện về người mù. Người mù đầu tiên vô danh tại Bếtxaiđa.[1] Người mù thứ hai tên Batimê ở Giêrikhô. Họ cùng chia sẻ một số phận và cùng được sáng mắt. Đi theo người nào cũng có một đám đông. Nhưng diễn tiến và phương cách chữa bệnh khác nhau. Người mù đầu tiên được dân chúng đem đến cho Chúa Giêsu. Tên tuổi và tiếng nói không ai biết. Trái lại, người mù thứ hai có tên. Tiếng anh kêu lớn đến nỗi át cả đám đông.
Đó là những diễn biến ai cũng thấy. Nhưng tại sao người mù ở Giêrikhô mới có tên và tiếng nói, trong khi người mù tại Bếtxaiđa được chữa trị kỹ hơn nhiều?
Anh mù ở Bếtxaiđa không có một cố gắng nào. Anh hoàn toàn thụ động. Anh được dân chúng đem đến và được Chúa đưa ra khỏi làng. Trái lại, anh mù tại Giêrikhô hoàn toàn chủ động. Anh Batimê có bản lănh hơn nhiều. Bản lănh đó chính là niềm tin của anh. Anh không phải là người tầm thường, v́ anh không chịu thua đám đông. Anh cũng không chịu đầu hàng trước những tiếng quát nạt, hăm dọa, áp đảo muốn chôn vùi giấc mộng lớn lao của đời anh.[2] Như thế, anh bị hai áp lực rất mạnh buộc anh phải im tiếng. Thứ nhất là sự ồn ào của quần chúng. Thứ hai là sự đe loi của những người lớn tiếng “quát nạt.” Nhưng cuối cùng chỉ có tiếng nói của đức tin mới thắng vượt tất cả và thu hút được quyền năng Thiên Chúa. Đức tin là yếu tố quyết định sự thành công của anh, chứ không phải tại anh to miệng. Bởi đấy, anh được lưu danh muôn thuở
Bao nhiêu năm ch́m đắm trong đêm tối, anh không thấy ǵ hết, ngoài h́nh ảnh “ông Giêsu, Con Vua Đavít”[3] thêu dệt trong tưởng tượng qua những tiếng đồn thổi. Đức tin đă khiến anh lưu danh muôn thuở. Cũng chính nhờ đức tin, Chúa đă dễ dàng cứu anh khỏi cảnh đui mù mà chẳng cần đụng chạm tới anh. Sau cùng, khác với anh mù ở Bếtxaiđa, nhờ đức tin vững mạnh, sau khi được Chúa thương, “anh ta nh́n thấy được và đi theo Người trên con đường Người đi.”[4] Người đi đâu, nếu không phải lên Giêrusalem chịu khổ h́nh thập giá ? Anh đi theo Chúa, chứ không theo đám đông ồn ào. Cùng với anh, nhiều người tội lỗi và đau yếu được Chúa Giêsu quy tụ để làm thành một dân tộc tin theo Chúa.
Khi tuyên xưng Đức Giêsu là Con vua Đavít, anh cho thấy niềm tin sâu xa và chân thật vào Đấng Thiên Sai. Sau khi chữa lành anh, Chúa long trọng vào thành Giêrusalem giữa tiếng hoan hô cùng một nội dung y như anh. Những lời tuyên xưng đó càng làm cho các môn đệ Chúa phấn khởi và nôn nóng về giấc mộng Thiên sai nặc mùi chính trị. Trước khi chữa trị anh Batimê, Chúa đă mở mắt cho hai anh em ông Giacôbê và Gioan cũng như các tông đồ. Nhưng có lẽ các ông vẫn chưa tỉnh ngộ. Bởi thế, “việc chữa lành cho người mù có lẽ trở thành một dụ ngôn nói về những ǵ sẽ xảy ra cho các môn đệ. Hiện tại, trước ư nghĩa của cuộc thương khó Chúa Giêsu và sự cần thiết phải chia sẻ nỗi thống khổ của Người, các môn đệ đang đui mù. Như các người đó đă nh́n thấy ánh sáng, sau khi Chúa phục sinh,các môn đệ cũng nh́n thấy điều mà nay họ đang mù tịt.”[5]
Đức tin của anh Batimê hơn hẳn các môn đệ, nhất là sau khi được nh́n thấy ánh sáng và dung nhan Đấng Thiên Sai anh vẫn mơ ước xưa nay. Anh không ôm hoài băo Thiên Sai như các môn đệ. Bằng chứng, sau khi được chữa mù, “anh đă đi theo Người trên con đường Người đi.” Khác với anh, các môn đệ vẫn theo Chúa trên con đường riêng của họ. Thày Tṛ đi trên hai con đường song song. Bi thảm thật !
Sức mạnh của truyền thông cũng phải phát xuất từ đức tin, chứ không từ những kỹ thuật hay kinh nghiệm cũng như những đức tính nhân bản. Có lẽ c̣n thiếu yếu tố vô cùng quan trọng đó, nên giữa những ồn ào của truyền thông hôm nay, lời rao giảng Tin Mừng qua phương tiện truyền thanh, truyền h́nh, internet . . . vẫn chưa đạt mục đích và kết quả như mong muốn. Đó là lư do tại sao Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Ṭa Thánh Tarcisio Bertone quả quyết : “Chúng ta phải là những người thợ đồng hành của sự thật hầu có thể cung cấp Tin Mừng của Chúa trong những h́nh thái nhiều mặt của truyền thông: nghe, nh́n, đang khi làm chứng cho vẻ đẹp của tạo dựng”[6] Đồng hành với sự thật chỉ có đức tin. Chỉ có những người tin thực sự và mănh liệt mới có thể làm cho Tin Mừng đến với mọi người. Đứng trước một lục địa mênh mông như Châu Á, làm sao có đủ nhân lực và phương tiện đưa Tin Mừng đến từng nhà ? Đây là câu trả lời đích xác : “Giáo Hội cần khám phá những cách thế để tận dụng mọi phương tiện truyền thông đại chúng vào kế hoạch mục vụ và hoạt động mục vụ, nhờ biết sử dụng cách hữu hiệu mà sức mạnh của Tin Mừng có thể đến và tiếp xúc một cách rộng răi với từng cá nhân cũng như với toàn cả các dân tộc, đưa các giá trị của Nước Trời thâm nhập vào các nền văn hóa của Châu Á¨[7] Nhưng dù phương tiện hiện đại tới mấy, nhân lực vẫn là yếu tố quan trọng. Nhu cầu quá lớn, số ít giáo sỹ và tu sỹ không thể đáp ứng được. Nhưng không phải v́ thế việc loan báo Tin Mừng mới cần đến giáo dân. Tự bản chất, người Kitô hữu có sứ mệnh loan báo Tin Mừng. Họ được kêu gọi làm ngôn sứ ngay từ khi làm con Chúa tại giếng rửa tội.
Không biết đến bao giờ giáo dân mới có thể ư thức chính họ là Giáo Hội v́ Giáo Hội là Dân Thiên Chúa. “Tất cả đều được kêu gọi nên thánh và đồng thừa hưởng đức tin trong sự công chính của Thiên Chúa. Mặc dù theo ư Chúa Kitô, có những người được chọn làm tiến sĩ, làm người phân phát các mầu nhiệm hay chủ chăn lo cho kẻ khác, nhưng giữa tất cả mọi người vẫn có b́nh đẳng thực sự, b́nh đẳng về phương diện phẩm giá và hoạt động chung của mọi tín hữu để xây dựng thân thể Chúa Kitô.”[8] Như vậy, giáo dân, tu sĩ, và giáo sĩ đều được mời gọi cộng tác vào công cuộc thi hành sứ mệnh Giáo Hội. Theo Tgm Daniel Pilarczyk, Cincinnati, tự căn bản Giáo Hội là một tổ chức giáo dân được hàng giáo phẩm phục vụ.[9] Tu sĩ hay giáo sĩ cũng xuất thân từ giáo dân. Không có giáo dân, không thể có Giáo Hội. Không có giáo dân, Giáo Hội không thể phúc âm hóa thế giới. Giáo dân được kêu gọi hoạt động để biến đổi thế giới và làm cho Nước Chúa mau trị đến nhờ đời sống gia đ́nh, lao động và những dấn thân chính trị cho một xă hội công b́nh hơn.[10]
Giữa một thế giới đầy những biến động và ồn ào hôm nay, lương tâm thúc đẩy người giáo dân dấn thân sâu xa và hăng say “làm cho những giá trị luân lư thấm nhập vào văn hóa và các công tŕnh của loài người. Nhờ vậy, cánh đồng thế giới mới được chuẩn bị kỹ càng hơn để đón nhận Lời Thiên Chúa.”[11]
Nhưng làm sao có thể chu toàn sứ mệnh đó, nếu giáo dân không cố gắng dành thời giờ học hỏi Lời Chúa ? Lâu nay, có những người phê b́nh các linh mục không hoạt động để nâng cao tŕnh độ hiểu biết của giáo dân về Lời Chúa và về Giáo Hội, mà chỉ lo gây quỹ xây nhà thờ v.v. Thực tế không phải không có. Nhưng cũng xin nh́n đến các lớp Giáo lư, Kinh Thánh v.v. xem được mấy người tham dự ? Họ kêu gọi các bậc cha mẹ phải lo dạy giáo lư cho con cái, v́ các linh mục không quan tâm tới chuyện quan trọng đó nữa. Nhưng thử hỏi được mấy cha mẹ có đủ tŕnh độ hiểu biết về Giáo lư và Kinh thánh để hướng dẫn con cái ?
Rất may có những người quan tâm tới tương lai Giáo hội Việt nam. Nhưng nhiều người chỉ nhằm khơi sâu hố ngăn cách giữa giáo dân và linh mục. Giải pháp tích cực không xuất hiện. Họ chỉ t́m mọi cơ hội để chứng minh cho mọi người thấy một sự b́nh đẳng tuyệt đối giữa giáo dân và linh mục. Viết về Giáo hội, họ chỉ nhắm triệt hạ hàng giáo phẩm và nâng cao giáo dân tới mức tuyệt đối. Nhưng thử hỏi, làm sao Giáo hội tồn tại trong một t́nh trạng vô tổ chức như vậy ?
Đă đến lúc cần làm cho mọi người nhận thức vai tṛ giáo dân trong sứ mệnh phúc âm hóa thế giới và xă hội hôm nay. Một Kitô hữu “không hoạt động hết khả năng cho thân thể (Chúa Kitô) lớn lên, phải bị coi là vô dụng đối với Giáo hội và chính ḿnh.”[12] Đặc biệt, rất nhiều giáo dân Việt nam c̣n đang trong t́nh trạng mù ḷa. Không nh́n thấy những giá trị Tin Mừng, làm sao họ có thể cải hóa và nâng cao thế giới ? Thực tế, “Thiên Chúa gọi họ, để dưới sự hướng dẫn của tinh thần Phúc âm, như men từ bên trong, họ thánh hóa thế giới bằng việc thi hành những nhiệm vụ của ḿnh.”[13] Nói khác, “Kitô hữu hăy làm cho thế giới sống như linh hồn làm cho thân xác sống.”[14]
Lạy Chúa, cảm tạ Chúa đă kêu gọi con làm Kitô hữu của Chúa. Nhưng con vẫn mù. Xin Chúa mở mắt cho con nh́n thấy những giá trị Tin Mừng và những phương tiện hiện đại hôm nay, để Lời Chúa thành sức mạnh thay đổi thế giới. Amen.
đỗ lực dzuize@gmail.com
[1] x. Mc 8:20-26. [2] x. Mc 10:48. [3] Mc 10:48.49. [4] Mc 10:52. [5] The New American Bible, Saint Jerome Press 1987:1043. [6] Vietcatholic News ngày 10.10.2006 [7] Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, Tông Huấn Giáo Hội tại Châu Á, số 48. [8] Lumen Gentium, số 32. [9] x. Doyle D.M., The Church Emerging from Vatican II, Twenty-Third Publications, 1992 : 112 [10] ibid., 116. [11] Lumen Gentium, số 36. [12] Apostolicam Actuositatem, , số 2. [13] Lumen Gentium, số 31. [14] trích từ Lumen Gentium, Epist. ad Diongtum, 6, Funk I : 400 – x. Th. Gioan Kim Khẩu, trong Mt, bài giảng 46(47), 2 : PG 58, 478, về men trong bột.
----------------------------------------------
|