CHÚA NHẬT XXXIV QUANH NĂM

LỄ CHÚA KITÔ VUA


BÀI ĐỌC I: Dan 7:13-14

“Quyền năng của Ngài là quyền năng vĩnh cửu”
Bài trích sách Tiên tri Đaniel.

Trong một thị kiến ban đêm, tôi đă ngắm nh́n, và đây tôi thấy như Con Người đến trong đám mây trên trời. Ngài tiến đến vị Bô Lăo, và người ta dẫn Ngài đến trước Bô Lăo. Vị nầy ban cho Ngài quyền năng, vinh dự và vương quốc: tất cả các dân tộc, chi họ, và tiếng nói đều phụng sự Ngài; quyền năng của Ngài là quyền năng vĩnh cửu, không khi nào bị cất mất: vương quốc của Ngài không khi nào bị phá hủy.

Lời của Chúa.


Đáp Ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)

Chúa làm vua, Ngài đă mặc thiên oai.

1.      Chúa làm vua, Ngài đă mặc thiên oai, Chúa đă vận uy quyền, Ngài đă thắt long đai.

2.      Và Ngài giữ vững địa cầu, nó sẽ không c̣n lung lay, Ngai báu của Ngài thiết lập từ muôn thuở, tự đời đời vẫn có Chúa.

3.      Lời chứng bảo của Ngài rất đáng tin, lạy Chúa, sự thánh thiện là của riêng nhà Ngài, cho tới muôn muôn ngàn thuở.


BÀI ĐỌC II: Apoc 1:5-8

“Người là thủ lănh các vua trần thế: Người đă làm cho chúng ta nên vương quốc”
Bài trích sách Khải Huyền của Thánh Gioan Tông đồ.

Nguyện chúc cho anh em được ân sủng và b́nh an của Chúa Giêsu Kitô, là chứng tá trung thành, là trưởng tử kẻ chết, là thủ lănh các vua trần thế, là Đấng đă yêu thương chúng ta, Người đă dùng máu Người mà rửa chúng ta sạch mọi tội lỗi, và đă làm cho chúng ta trở nên vương quốc và tư tế của Thiên Chúa, Cha của Người. Nguyện chúc Người được vinh quang và quyền lực muôn đời. Amen. Ḱa, Người đến trong đám mây, mọi con mắt đă nh́n thấy Người, và cả những kẻ đă đâm Người cũng nh́n thấy Người, các chủng tộc trên địa cầu sẽ than khóc Người. Thật như vậy. Amen. Chúa là Thiên Chúa, Đấng đang có, đă có, và sẽ đến, là Đấng Toàn Năng, Chúa phán: “Ta là Alpha và Ômêga, là nguyên thủy và là cứu cánh”.

Lời của Chúa.


(Xin mời Cộng đoàn đứng)
Alleluia, alleluia. — Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến: chúc tụng nước Đavít tổ phụ chúng ta đă đến. — Alleluia.


PHÚC ÂM: Mc 13:24-32

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan

Khi ấy, Philatô hỏi Chúa Giêsu rằng: “Ông có phải là Vua dân Do Thái không?” Chúa Giêsu đáp: “Quan tự ư nói thế hay là có người khác nói với quan về tôi?” Philatô đáp: “Ta đâu phải là người Do Thái. Nhân dân ông cùng các thượng tế đă trao nộp ông cho Ta, ông đă làm ǵ?” Chúa Giêsu đáp: “Nước tôi không thuộc về thế gian này. Nếu nước tôi thuộc về thế gian nầy th́ những người của tôi đă chiến đấu để tôi không bị nộp cho người Do Thái, nhưng mà nước tôi không thuộc chốn nầy”. Philatô hỏi lại: “Vậy ông là Vua ư?” Chúa Giêsu đáp: “Quan nói đúng: Tôi là Vua. Tôi sinh ra và đến trong thế gian nầy là chỉ để làm chứng về Chân lư. Ai thuộc về Chân lư th́ nghe tiếng tôi”.

 

----------------------------------
 

Chúa Kitô là tất cả sự thật về Thiên Chúa và về loài người

 

 

Phụng niên hằng năm của Giáo Hội được kết thúc vào tuần lễ với Chúa Nhật Lễ Chúa Kitô Vua, một lễ nói lên Mầu Nhiệm Chúa Kitô đă được hoàn toàn nên trọn trên thế gian, một mầu nhiệm đă lên đến tuyệt đỉnh của ḿnh qua việc Chúa Kitô Tái Giáng trong vinh quang, toàn quyền trên trời dưới đất, làm chủ cả lịch sử loài người lẫn vũ trụ càn khôn. Theo kết cấu văn chương th́ đây là một câu truyện có hậu. Tức là cuối cùng lành thắng dữ. Nếu phụng niên được mở màn bằng việc trông đợi Chúa Kitô đến ở Mùa Vọng th́ phụng niên quả thực cần phải được kết thúc ở Lễ Chúa Kitô Vua, Đấng đến để đáp ứng ḷng mong đợi của con người, thành phần luôn ngưỡng vọng Người bằng một đời sống đức tin chân thực được nuôi dưỡng bằng một đức cậy vững vàng và được tỏ hiện bằng một đức mến trọn hảo.

 

Đó là lư do khi đến lần thứ hai, với tư cách là vua, Chúa Kitô đến để thực hiện cuộc chung thẩm về sự thật nơi thành phần lành dữ, như bài Phúc Âm của Thánh Kư Mathêu Năm A tŕnh thuật, tức phán xét về việc con người có tin nhận Sự Thật là chính Người hay chăng, qua thành phần hèn mọn nhất được Người nhận là anh em của Người, đồng hóa họ với Người, đến nỗi làm phúc cho họ hay không là hành động trực tiếp đụng đến Người. Bởi v́, vào lần đến thứ nhất, Người đă đến để làm chứng cho sự thật, một sự thật giải phóng những ai tin tưởng và t́m kiếm, như chính Người đă khẳng định với quan tổng trấn Rôma Philatô trong bài Phúc Âm của Thánh Kư Gioan thuộc chu kỳ Năm B. Và Người đă đến để làm chứng cho sự thật cứu độ: sự thật Người là Đấng Thiên Sai, bằng việc vâng lời cho đến chết và chết trên thập giá, cho dù có thể xuống khỏi thập giá cũng không, như Phúc Âm Thánh Kư Luca Năm C cho biết.

 

Như thế, vấn đề Chúa Kitô Vua ở bài Phúc Âm theo Thánh Kư Gioan cho chu kỳ Năm B có thể nói là vấn đề then chốt của Lễ Chúa Kitô Vua được Giáo Hội cử hành vào Chúa Nhật cuối cùng của phụng niên hằng năm. Bởi v́, trong bài Phúc Âm này, chúng ta thấy Chúa Kitô khẳng định rơ ràng và dứt khoát là “lư do Tôi được sinh ra, lư do Tôi đă đến trong thế gian là để làm chứng cho sự thật. Ai t́m kiếm sự thật th́ nghe thấy tiếng Tôi”. Thật vậy, Chúa Kitô không thể phán xét con người về sự thật (theo bài Phúc Âm Năm A), nếu Người không mạc khải ra cho họ biết sự thật bằng chính thập giá của Người (theo bài Phúc Âm Năm C). Tuy nhiên, sự thật mà Người đă làm chứng cho con người thấy và sẽ phán xét con người trong cuộc chung thẩm đây là ǵ và như thế nào, chúng ta chỉ thấy được nơi bài Phúc Âm của Thánh Kư Gioan trong chu kỳ phụng vụ Năm B thôi.

 

Phúc Âm Thánh Gioan không cho chúng ta biết lư do tại sao tổng trấn Philatô tự nhiên hỏi Chúa Giêsu: “Ngươi có phải là vua dân Do Thái chăng?” Câu chất vấn cũng là câu vấn nạn của tổng trấn Philatô này cũng đă làm cho chính nhân vật bị chất vấn lấy làm ngạc nhiên hỏi lại: “Quan tự ḿnh nói như thế hay đă có ai nói với quan về Tôi?” Tổng trấn Philatô không trả lời dứt khoát cho Chúa Giêsu biết như thế nào, tự ông suy ra hay nghe đồn thổi như vậy hoặc nhận thấy như thế. Ở đây chúng ta nên để ư là, Chúa Giêsu không tự động xưng ḿnh rơ ràng “Tôi là Đấng Thiên Sai” bao giờ trước mặt dân Do Thái nói chung và giáo quyền Do Thái nói riêng, như trong trường hợp Người đă tự xưng ḿnh “Thày là sự sống lại và là sự sống” (Jn 11:25) hay “Thày là đường, là sự thật và là sự sống” (Jn 14:6). Cũng thế, đối với chính quyền Rôma, Người cũng không bao giờ công khai xưng ḿnh “Tôi là Vua” trước mặt dân chúng, trước chính quyền Hêrôđê hay trước chính quyền đế quốc Rôma bao giờ. Tuy nhiên, hễ ai nói đúng thực tại của Người hay về Người, Người vẫn không hề phủ nhận bao giờ, trái lại, c̣n gián tiếp xác nhận hay thừa nhận nữa, v́ Người biết thực sự Người là ai, từ đâu tới và sẽ đi đâu (x Jn 8:14; 7:28-29), một sự thật Philatô hết sức thắc mắc (x Jn 18:38) nhưng vẫn không được Chúa Giêsu tỏ cho biết (x Jn 19:9-11).

 

Về thực tại Thiên Sai, trước hết, Người đă được tông đồ Phêrô tuyên xưng và Người đă công nhận là đúng (x. Mt 16:16-17); ngoài ra, Người cũng đă được Hội Đồng Do Thái, qua vị thượng tế Caipha nhân danh Thiên Chúa hỏi Người “có phải là Đấng Thiên Sai, Con Thiên Chúa chăng?”, và Người cũng đă không chối mà rằng “Chính Ngài đă nói lên điều này…” (Mt 26:23-24). Về đạo, với dân Do Thái cũng như với giáo quyền Do Thái, Chúa Kitô không chối Người chính là Đấng Thiên Sai. Cũng thế, về đời, với đế quốc Rôma, và qua đế quốc này, với dân ngoại nói chung, Người cũng không chối căi Người thực sự là vua, như thái độ và ngôn từ Người hàm ư tỏ ra trước tổng trấn Philatô trong bài Phúc Âm Lễ Chúa Kitô Vua năm B. Trước hết, để trả lời cho câu chất vấn bất ngờ của tổng trấn Philatô: “Ngươi có phải là vua dân Do Thái hay chăng?”, Người thừa nhận Người quả thực là vua, nhưng không phải là vua riêng của ngươiøi Do Thái theo kiểu chính trị trần gian, qua lời minh định: “Vương quốc của Tôi không thuộc về thế gian này… Thực sự vương quốc của Tôi không thuộc về chốn này”. Chính tổng trấn Philatô, qua câu trả lời gián tiếp của Chúa Giêsu như thế, đă không ghép cho Chúa Giêsu là “Vua dân Do Thái” như lúc đầu nữa, mà là một thứ vua tổng quát khi ông nói: “Thế th́ ông là vua chứ ǵ?” Bấy giờ Chúa Giêsu mới thừa nhận bằng câu: “Chính quan là người nói Tôi là vua…”.

 

Ở đây chúng ta có thể suy ra lư do tại sao tổng trấn Philatô lại chất vấn Chúa Giêsu “có phải là vua Do Thái hay chăng?” Thứ nhất, có thể là v́ Philatô muốn gài bẫy Chúa Giêsu, v́ ông ta không thể xử Chúa Giêsu nếu Người chỉ đụng chạm đến luật lệ liên quan đến tôn giáo riêng của dân Do Thái, như ông đă tuyên bố với họ trước đó (x Jn 18:29-31). Nếu Chúa Giêsu công nhận ḿnh là vua Do Thái th́ Người quả thực đă dính dáng đến chính trị, đúng như lời tố cáo của dân Do Thái là Người đă xui dân làm loạn, chống lại hoàng đế Cêsa (x Lk 23:2). Thứ hai có thể là v́ ông ta đă nghe tŕnh báo về biến cố Chúa Giêsu đă được dân chúng long trọng đón vào thành Giêrusalem cách đó mấy ngày và hoan hô vạn tuế Người là Con Vua Đavít , Đấng nhân danh Chúa mà đến (x Mt 21:9). Dầu Chúa Giêsu công nhận hay phủ nhận vai tṛ làm vua dân Do Thái, quan tổng trấn vẫn nghĩ và ghép cho Người danh hiệu “Vua Dân Do Thái” (Jn 19:15,22), và ông đóng đanh Người là đóng đanh một ông vua của người Do Thái, đóng đanh một tay chính trị chứ không phải đóng đanh một vị tôn sư đáng kính trong dân. Không rơ trong tâm trí của tổng trấn Philatô bấy giờ có tin thật Chúa Giêsu là vua Do Thái hay chăng, v́ c̣n có quận vương Hêrôđê đó, lúc ấy lại ở ngay trong thành Giêrusalem, người Philatô cho giải Chúa Giêsu đến (x Lk 23:7-11), chỉ biết rằng hễ quân lính Rôma hành hạ hay xỉ nhục Chúa Giêsu là họ tỏ ra hành hạ và xỉ nhục một vị Vua dân Do Thái (x Mt 27:29; Lk 23:36-37).

 

Ở đây, trong bản án tử của nhân vật Giêsu Nazarét, có một sự trùng hợp rất khít khao, một mối liên hệ hết sức sâu xa giữa vai tṛ Đấng Thiên Sai và Vua Dân Do Thái. Đó là, trong khi dân Do Thái, qua Hội Đồng Do Thái (x Mt 27:63-68), hoàn toàn căm hờn phủ nhận nhân vật Giêsu Nazarét này “là Đấng Thiên Sai, Con Thiên Chúa”, đến nỗi đă đ̣i đóng đanh và giết chết Người, th́ thẩm quyền dân ngoại là đế quốc Rôma cai trị họ bấy giờ lại cứ gán ghép cho nhân vật bị họ phủ nhận này là Vua Dân Do Thái, đến nỗi họ cố gắng sửa chữa cũng không được (x Jn 19:22), khi minh định với tổng trấn Philatô rằng: “Quan không được đề là ‘Vua Do Thái’ mà phải đề ‘Người này xưng ḿnh là Vua Dân Do Thái’” (Jn 19:21). Thế nhưng, qua câu minh định này của dân Do Thái với tổng trấn Philatô, chúng ta thấy rằng, tự thâm tâm, dân Do Thái công nhận Đấng Thiên Sai chính là Vua Dân Do Thái, v́ nhân vật Thiên Sai này, đối với họ, sẽ là nhân vật có quyền lực giải thoát họ khỏi quyền lực ngoại bang là đế quốc Rôma bấy giờ.

 

Sở dĩ họ phủ nhận nhân vật Giêsu Nazarét là Đấng Thiên Sai chỉ v́ nhân vật này chẳng những không giải thoát họ về phương diện chính trị, mà c̣n có những ngôn từ và cử chỉ trầm trọng phạm đến quốc giáo của họ, phạm đến lề luật thánh của họ (như không giữ Ngày Hưu Lễ chẳng hạn – x. Jn 5:10-18), phạm đến Đền Thờ của họ (như xui “cứ phá đền thờ đi ba ngày sau Tôi sẽ dựng lại” (Jn 2:19; Mt 26:61), phạm đến Thiên Chúa duy nhất của họ (khi cho ḿnh ngang hàng với Thiên Chúa: “Tôi và Cha Tôi là một” – Jn 10:30). Có cái lạ là khi nhân vật Giêsu vừa được sinh ra ở Bêlem, cũng chính dân ngoại đă nhận biết Người là “Vua Dân Do Thái mới sinh” (Mt 2:1), qua ba vị chiêm tinh vương Đông phương, trái lại, chính quyền Do Thái lại hoàn toàn phủ nhận và t́m cách triệt hạ Người. Tuy nhiên, chính hành động triệt hạ này, giống như hành động minh định của dân Do Thái với tổng trấn Philatô về tấm bảng đề “Vua Dân Do Thái”, như đă được suy diễn trên đây, cũng gián tiếp và ngấm ngầm cho chúng ta thấy Dân Do Thái thực sự trông đợi Đấng Thiên Sai, và Đấng Thiên Sai ấy phải là vị có quyền lực về chính trị. Quận vương Hêrôđê ra tay sát hại “Vua Do Thái mới sinh” là v́ tin rằng Vua Do Thái mới sinh đó thực sự là Đấng Thiên Sai, nên ông mới sợ vị vua mới sinh ấy sau này sẽ ra tay giải phóng dân Do Thái và từ đó sẽ được dân tôn lên làm vua th́ triều đại của ông sẽ bị kết thúc.

 

Phần Chúa Giêsu, qua những ǵ Người trả lời cho tổng trấn Philatô về lời ông ta chất vấn Người “Ông có phải vua dân Do Thái hay chăng?”, chúng ta thấy rằng Người quả thực là vua, không phải về phương diện chính trị, mà là phương diện tâm linh, không phải về phương diện hiện thế mà là phương diện vĩnh hằng. Bởi v́, chính Người là Sự Thật, một Sự Thật như “ánh sáng đă chiếu trong tăm tối, một thứ tăm tối không át được ánh sáng” (Jn 1:5), đến nỗi, như Người khẳng định, “ai t́m kiếm chân lư th́ nghe thấy tiếng Tôi”. Nếu trong suốt cả lịch sử loài người từ tạo thiên lập địa tới tận thế, không một vua chúa trên trần gian này có thể thoát được bàn tay tử thần, kể cả những vị hoàng đế của một đế quốc dài nhất và lớn nhất lịch sử loài người là đế quốc Rôma, kể cả chế độ chuyên chế đă sát hại 6 triệu người Do Thái thời Thế Chiến Thứ Hai đi nữa, cuối cùng những tên vua chúa trần gian ấy, những tay độc tài ác ôn ấy, cũng chỉ là một thứ nô lệ cho tử thần, một thứ tay sai của tử thần, bị tử thần cai trị, bị tử thần nuốt mất, th́ quả thực chỉ có Đấng Phục Sinh từ trong kẻ chết mới là Vị có toàn quyền trên trời dưới đất (x Mt 28:18) mà thôi. Và thần dân của Vị Cứu Tinh Nhân Trần “Redemptor Hominis” (R.H. - Nhan đề của bức thông điệp đầu tiên của ĐTC Gioan Phaolô II ban hành ngày Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Chay 4/3/1979) này, được thông công với quyền lực phục sinh của Người, cũng đă làm chủ thế gian này, chẳng những ở chỗ thế gian không tác hại được họ (x Mk 16:18), trái lại, họ c̣n như muối đất men bột biến đổi thế gian (x Mt 5:13,13:33) nữa.

 

Như thế, Chúa Kitô Vua chẳng những là Đấng Thiên Sai nơi Lịch Sử Cứu Độ của Dân Do Thái mà c̣n là Đấng Cứu Thế Nhân Trần của lịch sử loài người vậy. Mănh lực của Người là ở chỗ, như Người đă khẳng định với tổng trấn Philatô: “Ai t́m kiếm chân lư th́ nghe thấy tiếng Tôi”. Bởi thế, dù không phải là vua chúa nắm quyền lực chính trị, nhưng loài người nói chung và thành phần chính trị gia cùng các nhà lănh đạo chính trị nói chung, sẽ không thể nào và không bao giờ có thể thực sự và bền vững “tề gia trị quốc b́nh thiên hạ” nếu không sống trong sự thật và sống theo sự thật, sự thật của ơn gọi làm người theo đúng dự án thần linh của Đấng Hóa Công khi dựng nên loài người, một ơn gọi làm người đă được hoàn toàn sáng tỏ và trọn hảo nơi nhân vật Giêsu Nazarét, Đấng đă đến không hưởng thụ nhưng phục vụ (x Mt 20:28). Thế giới hiện đại càng văn minh vật chất và nhân bản ngày nay càng bị phá sản về văn hóa và khủng hoảng đức tin chính là dấu chỉ thời đại cho thấy con người sẽ đi đến chỗ diệt vong nếu chỉ biết sống bởi bánh kinh tế vật chất, và nếu không chịu trở về với Chúa Kitô là tất cả sự thật về Thiên Chúa và về loài người, “Đấng là tâm điểm của vũ trụ và lịch sử” (R.H.,1), Đấng “rạng ngời chân lư” (Veritatis Splendor) qua “Phúc Âm Sự Sống” (Evangelium Vitae) được Giáo Hội rao giảng tới khi Người tái giáng!

 

Lạy Chúa Giêsu Kitô là Vua trên hết các vua, là chúa trên hết các Chúa. V́ Chúa đă được toàn quyền trên trời dưới đất sau khi chiến thắng tội lỗi và sự chết. Nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria Nữ Vương trời đất, xin Chúa giúp chúng con chiến thắng thế gian bằng đức tin bất khuất. Amen.