Chúa Nhaät

Ngày 16/3: Thánh Heribert (970-1021)

Là Tổng Giám Mục Cologne.

Là Chưởng Án và Cố Vấn cho Hoàng Đế Otto III của Đế Quốc Đức.

Nổi tiếng đạo đức và thương người nghèo.

Quảng đại giúp đỡ các đan viện và các tổ chức của Giáo Hội.


CHÚA NHẬT II MÙA CHAY



BÀI ĐỌC I: Gen 22:1-2, 9a, 10-13, 15-18
“Của hiến tế của Abraham Tổ phụ chúng ta”


Bài trích sách Sáng Thế.

Trong những ngày ấy, Chúa thử Abraham và nói với ông rằng: “Abraham, Abraham”. Ông đáp lại: “Dạ, tôi đây”. Chúa nói: “Ngươi hăy đem Isaac, đứa con một yêu dấu của ngươi, và đi đến đất Moria, ở đó ngươi sẽ dâng nó làm của lễ toàn thiêu trên núi Ta sẽ chi cho ngươi”. Khi hai người đến nơi Chúa đă chỉ, Abraham làm một bàn thờ và chất củi lên, rồi trói Isaac lại, đặt lên bàn thờ trên trên đống củi. Abraham giơ tay lấy dao để sát tế con ḿnh. Bấy giờ thiên thần Chúa từ trời gọi ông rằng: “Abraham! Abraham!” Ông thưa lại: “Dạ, tôi đây”. Người nói: “Đừng giết con trẻ và đừng động đến nó, v́ giờ đây Ta biết ngươi kính sợ Chúa, đến nỗi không từ chối dâng đứa con duy nhất cho Ta”. Abraham ngước mắt lên, thấy sau lưng ḿnh có con cừu đực đang mắc sừng trong bụi cây, Abraham liền bắt nó và tế lễ thay cho con ḿnh. Thiên Thần Chúa gọi Abraham lần thứ hai và nói rằng: “Chúa phán: Ta thề rằng: v́ ngươi đă làm điều đó, ngươi không từ chối dâng đứa con duy nhất của ngươi cho Ta, nên Ta chúc phúc cho ngươi, Ta cho ngươi sinh sản con cái đông đúc như sao trên trời, như cát băi biển, miêu duệ ngươi sẽ chiếm cửa thành của quân địch, và mọi dân tộc trên mặt đất sẽ được chúc phúc nơi miêu duệ ngươi, v́ ngươi đă vâng lời Ta”.

Lời của Chúa.

Đáp ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)
Tôi sẽ tiến đi trước thiên nhan Chúa trong miền đất của nhân sinh.

1. Tôi đă tin cậy ngay cả trong lúc tôi nói: “Tấm thân tôi trăm phần khổ cực!” Trước mặt Chúa thật là quư hóa cái chết của những bậc thánh nhân Ngài.
2. Ôi lạy Chúa, tôi là tôi tớ Chúa, tôi là tôi tớ Ngài, con trai của nữ tỳ Ngài, Ngài đă bẻ găy xiềng xích cho tôi. Tôi sẽ hiến dâng Chúa lời ca ngợi làm sinh lễ, và tôi sẽ kêu cầu danh Chúa.
3. Tôi sẽ giữ trọn lời khấn xin cùng Chúa, trước mặt toàn thể dân Ngài, trong nơi hành lang nhà Chúa, ở giữa ḷng ngươi, Giêrusalem hỡi!

BÀI ĐỌC II: Rom 8:31b-34
“Thiên Chúa không dung tha chính Con ḿnh”


Bài trích thơ Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Rôma.

Anh em thân mến, nếu Thiên Chúa ủng hộ chúng ta, th́ ai có thể chống lại chúng ta? Người không dung tha chính Con ḿnh, nhưng lại phó thác Con v́ tất cả chúng ta, há Người lại chẳng ban cho chúng ta mọi sự cùng với Con của Người sao: Ai sẽ tố cáo những kẻ Chúa chọn, chính Chúa là Đấng làm cho nên công chính. Ai sẽ kết án? Đức Giêsu Kitô, Đấng đă chết và hơn nữa đă sống lại, đang ngự bên hữu Thiên Chúa, cũng đang biện hộ cho chúng ta.

Lời của Chúa


CÂU XƯỚNG TRƯỚC PHÚC ÂM: (Xin mời Cộng đoàn đứng)
Từ trong đám mây sáng chói, có tiếng Chúa Cha phán rằng: “Đây là Con Ta yêu dấu, các ngươi hăy nghe lời Người”.


PHÚC ÂM: Mc 9:1-9
“Đây là Con Ta rất yêu dấu”


Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Khi ấy, Chúa Giêsu đưa Phêrô, Giacôbê, và Gioan đi riêng với Người lên núi cao và Người biến h́nh trước mặt các ông và áo Người trở nên chói lọi trắng tinh như tuyết, không thợ giặt nào trên trần gian có thể giặt trắng đến thế. Rồi Êlia cùng Môisen hiện ra đàm đạo với Chúa Giêsu. Bấy giờ Phêrô lên tiếng thưa Chúa Giêsu rằng: “Lạy Thầy, chúng tôi được ở đây th́ tốt lắm, chúng tôi xin làm ba lều, một cho Thầy, một cho Môisen, và một cho Êlia”. Phêrô không rơ ḿnh nói ǵ, v́ các ông đều hoảng sợ. Lúc đó một đám mây bao phủ các Ngài và từ đám mây có tiếng phán rằng: “Đây là Con Ta rất yêu dấu, các ngươi hăy nghe lời Người”. Bỗng nh́n chung quanh, các ông không c̣n thấy ai khác, chỉ c̣n một ḿnh Chúa Giêsu với các ông. Và trong lúc từ trên núi đi xuống, Chúa Giêsu ra lệnh cho các ông đừng thuật lại cho ai những điều vừa xem thấy, trước khi Con Người từ cơi chết sống lại. Các ông tuân lời căn dặn đó, nhưng vẫn tự hỏi nhau: “Từ trong cơi chết sống lại nghĩa là ǵ?”

Phúc Âm của Chúa.

 

 

Suy Niệm

 

 

Linh Đạo Vượt Qua của Kitô Giáo


 


Niên lịch phụng vụ của Giáo Hội Chúa Nhật này bước sang tuần thứ 2 Mùa Chay của chu kỳ phụng vụ Năm B. Nếu để ư diễn tiến của phụng vụ Mùa Chay chúng ta thấy rằng bài Phúc Âm cho Chúa Nhật thứ hai Mùa Chay cho cả ba chu kỳ phụng vụ A, B và C này, bao giờ cũng là bài Phúc Âm về biến cố Chúa Giêsu biến h́nh trên núi. Nếu Giáo Hội cố ư chọn lựa và sắp xếp cho Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay tuần trước với bài Phúc Âm Chúa Giêsu vào sa mạc chay tịnh và cho Chúa Nhật thứ hai Mùa Chay với bài Phúc Âm Chúa Giêsu biến h́nh trên núi cao, th́ không phải Giáo Hội có ư nhắc nhở cho Kitô hữu môn đệ Chúa Kitô về Linh Đạo Vượt Qua của Kitô giáo hay sao, một Linh Đạo Vượt Qua theo gương Đấng Sáng Lập của ḿnh, Đấng đă trải qua một Cuộc Vượt Qua từ sự chết đến sự sống, từ tử giá đến phục sinh, một Cuộc Vượt Qua Cứu Độ sẽ được Giáo Hội của Người long trọng cử hành trong Tam Nhật Thánh, thời điểm tột đỉnh của cả phụng niên.

Thật vậy, Linh Đạo Vượt Qua của Kitô Giáo đă được bắt nguồn từ Cuộc Vượt Qua Cứu Độ của Chúa Kitô và có thể được thấy rơ ràng qua hai cảnh hoàn toàn đối nghịch nhau giữa sự chết và sự sống ngay trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần trước và tuần này. Trước hết, về địa điểm, nếu bài Phúc Âm tuần trước cho thấy Chúa Giêsu ở trong sa mạc, nơi hoang địa khô cằn, chỉ thấy toàn là sỏi đá cát bụi vô hồn, tiêu biểu cho sự chết, th́ bài Phúc Âm tuần này cho thấy Người ở trên núi cao, tiêu biểu cho thắng vượt, cho phục sinh, cho sự sống chiến thắng sự chết, cho siêu việt, cho cao cả bất biến. Tiếp đến, nếu bài Phúc Âm tuần trước cho thấy Chúa Giêsu sống giữa hoang thú, tiêu biểu cho đời sống bản năng tự nhiên, một đời sống phi đức tin và sẽ đưa đến chỗ chết đời đời, th́ bài Phúc Âm tuần này cho thấy Người ở giữa hai vị tiêu biểu cho Cựu Ước là Êlia và Moisen, một vị tiêu biểu cho tiên tri và một vị tiêu biểu cho lề luật, hai yếu tố chính yếu thuộc Mạc Khải Cựu Ước, một mạc khải qui về Chúa Kitô và nên trọn nơi Chúa Kitô, Đấng là trọng tâm của tất cả Mạc Khải Thần Linh và là chính Mạc Khải Thần Linh, một Mạc Khải Thần Linh ban sự sống đời đời cho những ai tin tưởng chấp nhận Người (x Jn 3:16). Chưa hết, nếu bài Phúc Âm tuần trước cho thấy Chúa Giêsu bị Satan cám dỗ, tức Người bị Satan là tên gian trá và là tên sát nhân ngay từ ban đầu (x Jn 8:44), là con cựu xà đầy những nọc đọc sự chết (x Rev 12:9) và đă cắn chết loài người nơi hai nguyên tổ (x Gen 3:13-14), xui dại Người làm những ǵ trái với ư muốn của Thiên Chúa, tức thi hành sự dữ đưa tới sự chết, th́ bài Phúc Âm tuần này cho thấy Người được Chúa Cha khen tặng và truyền phải vâng nghe Người là Đấng có lời ban sự sống đời đời (x Jn 6:68). C̣n nữa, nếu bài Phúc Âm tuần trước cho thấy Chúa Giêsu được các thiên thần đến hầu cận, đến phục vụ phần xác của Người, một thân xác sẽ tử nạn, sẽ chết đi, th́ bài Phúc Âm tuần này cho thấy chính thân xác tử nạn ấy, chết đi ấy đă biến h́nh vinh quang sáng láng trước mắt các môn đệ thân tín nhất của Người, thành phần theo hộ tống Người, những vị thấy thế đă hào hứng t́nh nguyện xin suốt đời hầu hạ phục vụ Người ở đó bằng việc dựng ba lều cho cả Người cũng như cho Elia và Moisen.

Tuy nhiên, cũng chính trong bài Phúc Âm Chúa Nhật thứ hai Mùa Chay tuần này, Thánh Kư Marcô c̣n cho chúng ta thấy một h́nh ảnh hết sức ngược ngạo nữa, đó là sự kiện ngày sau khi thấy vinh quang biến h́nh của Thày ḿnh, đến nỗi đă hứng khởi xin Thày cho dựng ba lều th́ “Phêrô không rơ ḿnh nói ǵ, v́ các ông đều hoaœng sợ”. Vấn đề được đặt ra ở đây là tại sao tông đồ Phêrô không hiểu ḿnh nói ǵ? Nếu lư do là “v́ các ông đều hoảng sợ”, th́ tại sao một trong các vị lại có thể hào hứng nói lên được những điều hết sức tích cực, tốt lành và rơ ràng như vậy (rơ ràng ở chỗ dựng ba lều cho ba vị, và dựng ở chỗ vinh quang này chứ không phải ở chỗ khác). Phúc Âm Thánh Kư Mathêu và Luca về cùng một tŕnh thuật biến h́nh của Chúa Giêsu này cho chúng ta thấy thêm một số chi tiết rơ ràng hơn nữa. Trước hết, Phúc Âm Thánh Luca cho chúng ta biết biến cố biến h́nh xẩy ra sau khi tông đồ Phêrô tuyên xưng Người là Đức Kitô và sau đó Người tỏ cho các môn đệ biết lần đầu tiên về Mầu Nhiệm Vượt Qua của Người; biến cố biến h́nh này xẩy ra sau đó tám ngày (9:28); nhưng mục đích Chúa Giêsu dẫn ba môn đệ thân tín nhất của Người lên núi bấy giờ là để cầu nguyện (9:28); tuy nhiên, đang khi Người cầu nguyện th́ Người biến h́nh, biến đổi dung nhan và y phục (9:29); trong lúc Người cầu nguyện và biến h́nh có hai nhân vật tiêu biểu của Cựu Ước ở với Người bấy giờ th́ ba tông đồ đang ngủ ngon lành ở một nơi cao ráo mát mẻ như vậy và khi tỉnh giấc các vị đă chứng kiến thấy như thế (9:32); khi hai vị kia đang bỏ đi không ở với Thày ḿnh nữa th́ tông đồ Phêrô mới lên tiếng xin dựng lều cho Thày ḿnh và các vị nhưng bấy giờ vị tông đồ này không hiểu ḿnh nói ǵ nữa (9:33), chắc là vị tông đồ này không muốn hai vị ấy đi; khi tông đồ Phêrô đang nói một cách mê sảng như thế th́ có đám mây đến vây phủ cả ba đấng và các tông đồ đâm ra sợ hăi khi thấy hai nhân vật ở với Thày ḿnh đi vào trong đám mây (9:34); sau đó các môn đệ mới nghe thấy tiếng phán từ trong đám mây (9:35). Đến đây, Phúc Âm Thánh Mathêu cho biết các vị hoảng sợ quá sức đến nỗi đă ngă nhào xuống đất khi các vị nghe thấy tiếng phán ra từ đám mây, đến nỗi chỉ sau khi được Chúa Giêsu chạm tới với lời truyền “Hăy chỗi dậy. Đừng sợ”, các môn đệ mới hoàn hồn (x Mt 17:6-7).

Như thế, căn cứ vào Phúc Âm Thánh Luca và Mathêu, cảm giác sợ hăi của các môn đệ được chứng kiến biến cố biến h́nh của Chúa Giêsu trên núi cao bắt đầu xẩy ra vào lúc các vị thấy đám mây bao phủ Thày ḿnh và hai vị kia, một cảm giác sợ hăi đă lên tới tột độ khi các vị nghe thấy tiếng phán ra từ đám mây, và là một cảm giác chỉ được giải tỏa bởi bàn tay và lời nói của Chúa Giêsu mà thôi. Theo tôi, có hai yếu tố góp phần vào sự kiện này, cũng là hai lư do tại sao các tông đồ thân tín nhất của Chúa Giêsu hoảng sợ trước một cách tượng tuyệt vời này, và sự kiện tông đồ Phêrô không hiểu những ǵ ngài tỉnh táo nói lên bấy giờ một cách hết sức rơ ràng. Yếu tố thứ nhất liên quan đến tâm linh của các vị, đó là v́ đây là một cơn mê nội tâm của thành phần môn đệ Chúa Giêsu bấy giờ chưa hiểu vấn đề sống lại, như cuối bài Phúc Âm Năm B Chúa Nhật tuần này cho thấy. Tuy nhiên, sự kiện các tông đồ không hiểu được vấn đề sống lại ra sao lúc ấy không có nghĩa là các vị không tin có phục sinh, tức các vị cũng chủ trương không có vấn đề sống lại như nhóm Saddôcê đă vấn nạn Chúa Giêsu về trường hợp sống lại của một người đàn bà làm vợ của cả bảy người anh em ruột (x Mt 22:23-28). Đúng hơn, các tông đồ tin tưởng có vấn đề sống lại nhưng không hiểu rơ sống lại như thế nào, đúng hơn không hiểu nổi vấn đề ấy lại làm sao có thể xẩy ra trong thời của các ngài, chứ không phải vào ngày tận thế, như Matta đă tin tưởng và tuyên xưng như thế trước khi Chúa Giêsu làm cho Lazarô em chị hồi sinh bước ra khỏi mồ (x Jn 11:24).

Yếu tố thứ hai, liên quan đến đời sống của các vị môn đệ, một yếu tố cũng có thể góp phần không nhỏ vào sự kiện các tông đồ hoảng sợ trước vinh hiển biến h́nh của Chúa Giêsu báo trước cuộc phục sinh của Người, đó là v́ các tông đồ c̣n sống theo tự nhiên, không biết hay chưa biết tỉnh thức và cầu nguyện như lúc các vị chờ đón Quyền Lực từ trên cao là Thánh Thần Thiên Chúa (x Acts 1:12-14). Theo Thày lên núi cầu nguyện ngay giữa ban ngày, ngay giữa thanh thiên bạch nhật mà các vị c̣n ngủ được th́ biết là xác thịt của các vị nặng nề đến chừng nào, một t́nh trạng nặng nề khiến cho các vị càng khó tránh được cảm giác mê ngủ khi cũng ba vị này đi cầu nguyện với Người trong đêm tối ở Vườn Cây Dầu ngay sau khi ăn uống no nê (có rượu) với Người để cử hành Lễ Vượt Qua của dân Do Thái cũng là Bữa Tiệc Ly của các vị với Người. Trước Mầu Nhiệm Chúa Kitô vô cùng cao cả, xác thịt mang bản chất chết chóc không thể nào hiểu được (x Mt 16:17), th́ làm sao con người sống theo xác thịt, được tiêu biểu qua tác động mê ngủ, lại không bị choáng váng ngất ngư chứ? Nếu trước cảnh vinh hiển biến h́nh trên núi cao của Thày các vị mà các vị tông đồ chợt tỉnh giấc được chứng kiến thấy c̣n mang đầy những cảm giác hoảng sợ, th́ không lạ ǵ phản ứng tự nhiên của các vị ở trong Vườn Cây Dầu với Người, ở chỗ, các vị chẳng những không tỉnh thức an ủi Thày mà c̣n cùng nhau trốn chạy thoát thân sau khi Thày bị bắt giải đi nữa (x Mk 14:50). Ngay cả khi Thày của các vị từ trong kẻ chết sống lại hiện ra sờ sờ trước mắt các vị mà các vị c̣n sợ, c̣n tưởng ma quái (x Lk 24:37-39), huống chi lần đầu tiên các vị được thấy vinh hiển phục sinh của Người trong cuộc Người biến h́nh.

Thế nhưng, chính cái tâm trạng có vẻ hỗn loạn của các tông đồ nơi biến cố Chúa Giêsu biến h́nh trên núi này, cái tâm trạng vừa hứng khởi, qua lời xin t́nh nguyện dựng ba lều, lại sợ hăi ngay trong lúc hứng khởi này cho chúng ta thấy chẳng những tâm trạng hết sức thực tế của con người, mà c̣n cho thấy Linh Đạo Vượt Qua của Kitô Giáo nữa. Nếu tâm trạng vừa vui vừa sợ của con người, như điển h́nh cho thấy nơi trường hợp các môn đệ trong biến cố biến h́nh của Chúa Giêsu trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần hai Mùa Chay này, cho thấy con người khao khát được vinh quang và muốn hoan hưởng vinh quang, nhưng thực tại vinh quang lại vượt ra ngoài tất cả những ǵ con người có thể tưởng tượng ra, mong ước thấy, nhất là vượt quá tầm tay với của con người tự nhiên và thấp hèn, th́ quả thực Linh Đạo Vượt Qua, vượt qua từ sợ hăi đến vui mừng, từ sự chết đến sự sống, từ đau khổ đến vinh quang, đúng là đường lối sống đạo của Kitô hữu và cho Kitô hữu vậy.



Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
 

 

 


 

TỪ TRÊN NÚI XUỐNG
 


Trần Mỹ Duyệt

 


Không thấy Thánh Kư ghi Chúa Giêsu đă nói ǵ và đàm đạo những ǵ với Phêrô, Giacôbê và Gioan trong quăng thời gian leo núi, ngược lại th́ Ngài căn nhặn các ông phải kín miệng khi từ trên núi xuống:

“Và trong lúc từ trên núi xuống, Chúa Giêsu đă ra lệnh cho các ông rằng: “Các con không được nói với ai về việc đă thấy, cho tới khi Con Người từ cơi chết sống lại” (Mt 17:9).

“Và trong lúc từ trên núi xuống, Chúa Giêsu ra lệnh cho các ông đừng thuật lại cho ai những điều vừa xem thấy, trước khi Con Người từ cơi chết sống lai. Các ông tuân lời căn dặn đó, những vẫn tự hỏi nhau: “Từ trong cơi chết sống lại nghĩa là ǵ?” (Mc 9:9-10).

“Suốt thời gian đó, các môn đệ giữ kín không nói với ai những điều ḿnh đă chứng kiến” (Lc 9:36).

Ba Thánh Kư Nhất Lăm đều thuật lại một các tương tự đoạn kết của biến cố biến h́nh, và nhắc lại việc các Tông Đồ phải giữ kín điều ḿnh đă thấy trên núi. Riêng Mác-cô lại thêm vào một chút nhận xét rất tự nhiên, một nhận xét mà có lẽ hầu hết mọi Kitô hữu vẫn thường trăn trở mỗi khi nghĩ về giá trị cuộc đời, và về những đau khổ trong cuộc sống. Mác-cô viết: “Các ông tuân lời căn dặn đó, những vẫn tự hỏi nhau: “Từ trong cơi chết sống lại nghĩa là ǵ?” (Mc 9:10). Một cách dễ hiểu v́ Mác-cô là môn đệ của Phêrô, nên trong những lần tâm sự hoặc kể cho Mác-cô biết về những biến cố liên quan đến cuộc đời Chúa Giêsu, Phêrô đă cho Mác-cô biết thêm về những ǵ Oâng cảm nghĩ và băn khoăn. Điển h́nh như những ǵ Oâng đă nghe, đă thấy, nhưng lại khó hiểu đối với Oâng như việc Chúa Giêsu cấm Oâng, Giacôbê và Gioan không được nói ǵ về việc các Oâng xem thấy cho đến khi “Con Người từ cơi chết sống lại”, mà chính Oâng và hai Môn Đệ kia cũng không hiểu “từ cơi chết sống lại” nghĩa là ǵ.

Nhưng cũng chính Phêrô đă nh́n thấy vinh quang của Thầy ḿnh trên núi. Oâng đă sửng sốt và hạnh phúc biết bao đến nỗi tự nguyện lên tiếng xin Chúa Giêsu cho được dựng lều trên đó: “Lạy Thầy, chúng tôi được ở đây th́ tốt lắm, chúng tôi xin làm ba lều, một cho Thầy, một cho Môisen, và một cho Eâlia” (Mc 9:5). Cũng chính ông đă nghe tiếng Chúa Cha phán về Chúa Giêsu, và nh́n thấy cảnh tượng Môisen và Elia cung kính hầu truyện Chúa Giêsu như thế nào. Vậy lẽ tự nhiên, Phêrô phải hiểu thế nào là một sự đổi đời với ư nghĩa sống lại, và vinh quang phục sinh chứ. Phải chăng tâm tư của Phêrô cũng như tất cả mọi người là chỉ muốn được hạnh phúc, sung sướng với vinh quang phục sinh, mà không muốn nh́n đến hoặc không muốn nghe nói tới mầu nhiệm Thập Giá. Hoặc mới chỉ nghe nói tới, đă có phản ứng ngay: “Từ trong cơi chết sống lại nghĩa là ǵ?” (Mc 9:10).

Dầu sao ta cũng phải cám ơn Phêrô về cái tính bộc trực, và thẳng thắn của Ông. Cũng như ta phải cảm ơn Phêrô về một chi tiết rất nhỏ mọn, nhưng cũng rất an ủi và thích hợp cho mọi Kitô hữu trên hành tŕnh thập tự của ḿnh. Đó là tuy đôi lúc ta có được sự an ủi, hoặc những cảm nhận hạnh phúc từ nơi Thiên Chúa, nhưng chung cuộc của cuộc sống Kitô hữu vẫn là một hành tŕnh đức tin. Vẫn là những trăn trở, thao thức và phải vật lộn với niềm tin và xác tín của ḿnh vào Lời Thiên Chúa, và vào chính Chúa Giêsu.

Nếu chỉ ghi nhận một cách khách quan và đầy tính chất anh hùng về đoạn kết của biến cố Taborê, th́ ta thấy cuộc sống Kitô hữu, việc theo Chúa Giêsu là một cái ǵ quá dễ dăi, hoặc hoàn toàn phù hợp với tâm tính cũng như cảm xúc t́nh cảm của con người. Nhưng qua những ǵ Phêrô, Giacôbê và Gioan trong những lúc riêng tư vẫn thường thắc mắc hỏi nhau: “Từ trong cơi chết sống lại nghĩa là ǵ?” (Mc 9:10), đă mởi ra một chân chân trời mới, một nhăn quan mới về cách thức theo Chúa, và đường lối làm môn đệ của ta. Đó là ta vẫn phải sống bằng Đức Tin, Đức Cậy, và Đức Mến. Theo Chúa, mến Chúa, và phụng sự Chúa là thế. Chúa không có luật trừ cho bất cứ ai, dù người ấy là những Môn Đệ thân tín nhất của Ngài.

Từ trên núi xuống, đối với Chúa Giêsu là đi vào con đường thập tự. Đi t́m cái chết, và hiến ḿnh làm giá chuộc nhân loại. Là từ bỏ vinh quang Thiên Chúa để bản tính con người đón nhận cho đến giọt đắng cuối cùng trong chén Cứu Độ mà Chúa Cha đă muốn Ngài uống v́ phần rỗi các linh hồn.

Từ trên núi xuống, đối với Phêrô, Giacôbê, Gioan và tất cả những ai đang muốn làm Tông Đồ của Chúa Giêsu, là đi vào những thách đố, những thử thách của ḍng đời. Là sẵn sàng là chứng nhân cho Tin Mừng Cứu Độ dù phải đau khổ, thử thách, và phải chết như các Thánh Tử Đạo đă can đảm lấy máu đào minh chứng Đức Tin.

Ai trong ta cũng có cùng một cảm nhận là, việc Chúa Giêsu biến h́nh vinh quang và sáng láng trên núi Taborê chính là để củng cố niềm tin của các Môn Đệ trước biến cố Tử Nạn. Khi các ông thấy một Giêsu vinh quang, uy nghi, và đầy quyền năng lại phải bị bắt, bị đối xử tàn tệ, bị kết án bất công, và bị chết nhục nhă, có lẽ lúc ấy những cảm t́nh tự nhiên, những nhiệt huyết ban đầu và những thiết tha với thầy vụt biến mất. Và cũng như mọi người, chắc các Môn Đệ cũng sợ hăi và kinh hoàng lắm. Luca đă ghi lại tâm sự này qua mẩu đối thoại giữa Chúa Giêsu và hai môn đệ làng Emau. Khi Chúa Giêsu hỏi các ông chuyện ǵ đă xẩy ra khiến các ông âu sầu, một trong hai ông đáp:

“Chuyện ông Giêsu Nagiarét. Một tiên tri đầy uy thế trong lời nói và hành động trước Thiên Chúa và toàn dân. Thế mà các Thượng Tế và thủ lănh chúng ta đă trao nộp Oâng để bị án tử h́nh trên thập tự giá. Chúng tôi vẫn hy vọng Oâng là người sẽ giải phóng Isaen. Thế mà những việc ấy đă xẩy ra đến nay là ngày thứ ba rồi. Có mấy bà trong nhóm chúng tôi đă làm chúng tôi kinh ngạc. Họ ra mộ từ sáng sớm và không t́m thấy xác Oâng đâu, nhưng về c̣n nói là đă thấy thiên thần hiện ra bảo rằng Oâng vẫn đang sống. Vài người trong nhóm chúng tôi đă ra mộ, và thấy sự việc như mấy bà ấy nói, c̣n chính Oâng th́ họ không thấy” (Lc 24:19-24).

Do đó, chính nhờ biến cố biến h́nh, nhờ vào những ǵ Phêrô, Giacôbê và Gioan đă thấy, và nhất là những lời căn nhặn của Chúa Giêsu mà ta biết rằng, sau những nhục nhă, chết chóc, và nghiền nát, cuộc đời người Kitô hữu ta vẫn có một ư nghĩa. Những lúc như thế, ta cần phải khơi dậy ư nghĩa của hành động theo Chúa và làm môn đệ của Ngài. Cũng như Phêrô, Giacôbê và Gioan, ta cũng phải tự hỏi ḿnh: “Những đau khổ và thử thách này có ư nghĩa ǵ?”. Điều này sẽ an ủi ta rất nhiều. Ít nhất trong những lúc ta phải băn khoăn, lo lắng, và hoài nghi về những điều ḿnh không thấy, không biết, hoặc không hiểu. Những lúc phải chiến đấu với cám dỗ, thử thách, và đau khổ. Chính trong những lúc như thế, ta cần phải nhắc lại điều mà Phêrô, Giacôbê và Gioan đă thắc mắc: “Từ trong cơi chết sống lại nghĩa là ǵ?” (Mc 9:10), như một lời an ủi, và khích lệ.