Chúa Nhaät

6/7: Thánh Maria Goretti (1890-1902)

Vào năm 12 tuổi, bị Alexander Serenelli 18 tuổi t́m cách hăm hiếp.

Chống cự nên bị hắn đâm 14 nhát dao.

Được phong thánh năm 1950,

với sự hiện diện của cả mẹ lẫn can phạm.

 


CHÚA NHẬT XIV QUANH NĂM



BÀI ĐỌC I: Ez 2:2-5

“Đây là nhà phản loạn, và họ sẽ biết rằng giữa họ vẫn có một tiên tri”

Bài trích sách Tiên tri Êgiêkiel.

Trong những ngày ấy, sau khi nói với tôi, thần linh nhập vào tôi, và đỡ tôi đứng dậy. Tôi nghe người nói với tôi rằng: “Hỡi con người, Ta sai ngươi đến với con cái Israel, đến với dân nổi loạn phản nghịch Ta, chúng và cha ông chúng vi phạm giao ước của Ta cho đến ngày nay. Ta sai ngươi đến để nói với những con cái dầy mặt cứng ḷng rằng: “Chúa là Thiên Chúa phán như vậy”. Hoặc chúng nghe, hoặc chúng không nghe, v́ đây là bọn phản loạn, và chúng sẽ biết gằng giữa chúng có một tiên tri”.

Lời của Chúa.

Đáp ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)

1.      Mắt chúng tôi nh́n vào Chúa, cho tới khi người thương xót chúng tôi.

2.      Tôi ngước mắt nh́n lên Chúa, Ngài ngự trị ở ci cao xanh. Ḱa như mắt những người nam tôi tớ, nh́n vào tay các vị chủ ông.

3.      Như mắt của những người tỳ nữ, nh́n vào tay các vị chủ bà, mắt chúng tôi cũng nh́n vào Chúa, là Thiên Chúa của chúng tôi như thế, cho tới khi Người thương xót chúng tôi.

4.      Nguyện xót thương, lạy Chúa, nguyện xót thương, v́ chúng tôi đă bị khinh dể ê chề quá đỗi! Linh hồn chúng tôi thật là no ngấy lời chê cười của tụi giàu sang, nỗi miệt thị của lũ kiêu căng.


BÀI ĐỌC II: 2 Cor 12:7-10

“Tôi rất vui sướng khoe ḿnh về những sự yếu hèn của tôi, để sức mạnh của Đức Kitô ngự trong tôi”

Bài trích thơ thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gởi tính hữu Côrintô.

Anh em thân mến, để những mạc khải cao siêu không làm cho tôi tự cao tự đại, th́ một cái dằm đâm vào thịt tôi, một thần sứ của Satan vả mặt tôi. V́ thế đă ba lần tôi van nài Chúa, để nó rời khỏi tôi. Nhưng Người phán với tôi rằng: “Ơn Ta đủ cho ngươi, v́ sức mạnh của Ta được tỏ bày trong sự yếu đuối”. Vậy tôi rất vui sướng khoe ḿnh về những sự yếu hèn của tôi, để sức mạnh của Đức Kitô ngự trong tôi. V́ thế tôi vui thỏa trong sự yếu hèn của tôi, trong sự lăng nhực, quẫn bách, bắt bớ và khốn khó v́ Đức Kitô: v́ khi tôi yếu đuối, chính là lúc tôi mạnh mẽ.

Lời của Chúa.

(Xin mời Cộng đoàn đứng)

Alleluia, alleluia. — Lời Chúa tồn tại muôn đời, đó là lời Tin Mừng đă rao giảng cho anh em. — Aleluia.


PHÚC ÂM: Mc 6:1-6

“Không một tiên tri nào mà không bị khinh bỉ ở quê hương”

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Khi ấy, Chúa Giêsu trở về quê nhà và các môn đệ cùng theo Người. Đến ngày Sabbat, Người vào giảng trong hội đường, và nhiều thính giả sửng sốt về giáo lư của Người, nên nói rằng: “Bởi đâu ông nầy được như vậy? Sao ông được khôn ngoan như vậy? Bởi đâu tay Người làm được những sự lạ thể ấy? Ông nầy chẳng phải bác thợ mộc con bà Maria, anh em với Giacôbê, Giuse, Giuđa và Simon sao? Chị em ông không ở với chúng ta đây sao?” Và họ vấp phạm v́ Người. Chúa Giêsu liền bảo họ: “Không một tiên tri nào mà không bị khinh bỉ ở quê hương, gia đ́nh họ hàng ḿnh”. ƠŒ đó Người không làm phép lạ nào được, ngoại trừ đặt tay chữa vài bệnh nhân, và Người ngạc nhiên v́ họ cứng ḷng tin. Người đi rảo qua các làng chung quanh mà giảng dạy.

Phúc Âm của Chúa.

 

Suy Niệm

 

ANH THỢ MỘC
 
 Trần Mỹ Duyệt
 
 


 Khi đi xin việc, hoặc khi tranh cử vào một chức vụ nào trong bất cứ lănh vực nào như văn hóa, giáo dục, xă hội, chính trị, và đôi khi cả tôn giáo nữa, lư lịch về gia cảnh, học vấn, và kinh nghiệm chiếm một vị trí rất quan trọng, và có thể là một yếu tố quyết định. Bằng cấp càng cao, kinh nghiệm càng nhiều, cộng thêm nếu là con ông, cháu cha, xuất thân từ ḍng di trâm anh, thế phiệt th́ cầm chắc mọi việc sẽ được xuôi thuận, dễ dàng. Trường hợp của Chúa Giêsu cũng không ngoại lệ. Xuất xứ của Ngài đă là một vấn đề đối với Ngài trên đường hành đạo.
 
 V́ là “Con ông Giuse” (Lc 4:22), làm nghề thợ mộc, Chúa Giêsu đă bị khựng lại ngay ở bước đầu của sứ vụ, và ngay giữa những người đồng hương của Ngài. Người đồng quê đă tẩy chay Ngài v́ xuất xứ và lư lịch của Ngài không có ǵ hiển hách. Một anh thợ mộc nghèo, được sinh ra nơi một chuồng ḅ ngoài thành
Belem. Thái độ khinh thường và miệt thị ấy đă khiến Chúa Giêsu không thể thực hiện được ǵ dù là một phép lạ tại quê hương ḿnh, và đành phải ngao ngán thốt lên: “Không một tiên tri nào được danh giá nơi bản hương ḿnh” (Mc 6:4).
 
 Không những đồng hương, mà ngay cả những kẻ trước đây muốn làm môn đệ Ngài cũng thắc mắc về xuất xứ ấy. Khi những người môn đệ đầu tiên muốn xem Ngài ở đâu để đi theo, Ngài đă không dấu diếm: “Hăy đến mà xem” (Gio
1:39), nhưng rồi chẳng có ǵ để xem cả, ngoài cảnh sống lang thang, nay đây, mai đó: “Cáo có hang, chim có tổ, Con Người không có chỗ để dựa đầu” (Mt 8:20). Điều này đă tạo nên những thắc mắc đối với họ. Gioan đă ghi lại rằng khi Philípphê nói với Nathanaan về Chúa Giêsu, th́ ông này đă tỏ thái độ hoài nghi và coi thường ngay: “Ở Nagiarét có ǵ hay ho đâu” (Gio 1:46). Ư nói, con người này, sinh trưởng nơi ấy th́ làm ǵ có uy tín và điều kiện để tin theo
 
 Tóm lại, dưới con mắt của người Do Thái đương thời, và những đồng hương của Chúa Giêsu, Ngài đến từ một gia đ́nh nghèo, con bác phó mộc, không học hành, không bằng cấp. Bản thân Ngài, xuất thân cũng chỉ là một anh thợ mộc.
 
 Tưởng đó là chuyện xẩy ra trước đây 2000 năm, nhưng thực tế hôm nay cũng có nhiều người không muốn chấp nhận xuất xứ của Chúa Giêsu. Đối với họ, không thể có một Chúa Giêsu tầm thường như vậy được. Không thể có một Chúa Giêsu lại là một anh thợ mộc. Trong một buổi chia sẻ lời Chúa, hôm đó, trích đoạn Tin Mừng này vừa được công bố, th́ một cánh tay giơ lên:
 
 - Theo tôi, bọn người dám bảo Chúa Giêsu là anh thợ mộc, cần phải cho chúng một bài học. Ít là bắt chúng câm luôn đi.
 
 Và thế là những chia sẻ tiếp nối được phát biểu:

  - Làm thợ mộc như Chúa Giêsu th́ phúc đức đến bẩy đời. Ngài đâu chỉ là thợ mộc. Ngài xuất thân từ ḍng di sang trọng vua Đavít.
 
 - Vâng, thợ mộc th́ cũng chán vạn thứ thợ mộc. Chúa Giêsu chỉ làm thơ mộc để qua mắt chúng nó mà thôi. Ngài c̣n là Đức Chúa Trời th́ làm sao mà phải khổ sở với nghề thợ mộc được.
 
 Những cảm nhận Thánh Kinh và lối sống đạo như thế không phải là không có ngay trong đời sống của nhiều Kitô hữu. Nhiều lần và trong nhiều hoàn cảnh, chính chúng ta cũng không muốn Chúa Giêsu làm nghề thợ mộc. Mà nếu Chúa làm thợ mộc, th́ ít ra cũng phải là thơ mộc trí thức, thợ mộc nhà giầu, thợ mộc không đổ mồ hôi, nước mắt, và chai bàn tay. Và trong thực tế, có lẽ bản thân tôi nhiều lúc cũng không muốn chấp nhận một Chúa Giêsu nghèo, thất học, và xuất thân bần cùng như thế. Dưới nhiều h́nh thức, tôi đă muốn chối bỏ một Chúa Giêsu như thế ở giữa gia đ́nh tôi, và trong cuộc sống của tôi. Chính v́ thế, nhiều lúc tôi rất thất vọng về Ngài. Chẳng hạn như những lúc tôi muốn thay đổi cuộc đời, thay đổi địa vị xă hội, thay đổi công ăn việc làm, và thay đổi gia cảnh, nhưng dường như Chúa Giêsu vẫn muốn tôi phải dậm chân tại chỗ. Ngài không muốn tôi vươn lên, không muốn tôi nở mày, nở mặt với đời. Có nghĩa là Ngài muốn cũng như Ngài, tôi phải là một anh thợ mộc, thợ tiện, thợ hàn x́, thợ điện; một người gác gian, một anh đưa thư, một người thơ kư, một người đầu bếp, một người nội trợ, hay bất cứ ngành nghề ǵ mà tôi đang hiện có.
 
 Nhưng tôi phải cảm ơn Chúa Giêsu, một anh thợ mộc nghèo. Phải cảm ơn xuất xứ nghèo nàn của Ngài, v́ chính nhờ xuất xứ ấy, nhờ nghề nghiệp ấy mà tôi cảm nhận được sự gần gũi, thân mật, khiến tôi có thể đến với Chúa. Và cũng chính v́ Ngài đă đến với tôi trong một hoàn cảnh nghèo như vậy, mà tôi tin tưởng rằng Ngài thấu hiểu và chia sẻ tận cùng với tôi trong hành tŕnh cuộc sống. Ngài chính là “Emmanuel – Thiên Chúa ở cùng chúng tôi” (Mt 1:23). Ngài ở cùng, chia sẻ, và đồng hành với tôi, nhờ đó những người nghèo, những người bị xă hội ruồng bỏ, những người bị xă hội coi kinh như tôi mới không cảm thấy cô đơn, hất hủi, và thừa thăi. Đây là ư nghĩa mà tôi có thể t́m thấy khi đọc đoạn Tin Mừng mà Máccô vừa ghi lại.
 
 “Anh ta không phải là anh thợ mộc sao?”. Câu ấy cũng là câu nói được viết riêng cho tôi hôm nay. Và đó cũng là câu mà tôi cần phải hỏi lại chính ḿnh, nếu tôi muốn là Kitô hữu, muốn theo làm môn đệ Ngài. Dù bị đời phản đối, dù không thực hiện một phép lạ nào, có nghĩa là không tạo được một tiếng vang, một thành quả, hay ngược lại, bị bao vây bởi trăm ngàn thử thách, tôi có bằng ḷng và hạnh phúc theo chân người thợ mộc Nagiarét đó không? Và nếu có th́ những người quanh tôi có nhận ra tôi là một anh thợ mộc, thợ tiện, thợ hàn x́, thợ điện; một người gác gian, một anh đưa thư, một người thơ kư, một người đầu bếp, hay một người nội trợ Công Giáo không?! Lạy Chúa, xin cho con biết luôn hănh diện và hạnh phúc sống với ơn gọi là người Kitô hữu, là môn đệ của Chúa – người thợ mộc Nagiarét năm xưa.

 

Những Mạc Khải Phi Thường
 


Chủ đề của Mùa Thường Niên hậu Phục Sinh là Mầu Nhiệm Chúa Kitô – Sự Sống Tái Sinh. Như tuần trước đă chia sẻ, Chúa Kitô đă tái sinh con người bằng việc tỏ ḿnh ra của Người, trước hết bằng “nước” qua các sinh động của nhân tính Người, rồi sau đó bằng “Thần Linh” khi Người từ trong kẻ chết sống lại. Việc Người tái sinh con người bằng “nước”, qua lời Người nói và việc Người làm, là để con người tin vào Người, là để con người được “sự sống đời đời là nhận biết Cha là Thiên Chúa chân thật duy nhất và Đấng Cha sai là Đức Giêsu Kitô” (Jn 17:3). Thế nhưng, vấn đề là ở chỗ con người có biết đáp lại Mạc Khải Thần Linh hay chăng, tức có biết chấp nhận những lời Người nói và việc Người làm hay chăng, đúng hơn có biết chấp nhận chính bản thân Người “là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16:16) hay chăng? Đó là vấn đề của Phụng Vụ Lời Chúa Chúa Nhật XIV Thường Niên Năm B, vấn đề liên quan đến thái độ đáp ứng của dân Do Thái, một thái độ cứng ḷng tin của dân này, một dân đă được Thiên Chúa tuyển chọn và được Ngài tỏ ḿnh ra cho suốt gịng Lịch Sử Cứu Độ của họ, một mạc khải đă lên đến tuyệt đỉnh nơi Lời Nhập Thể là Con Người Giêsu Nazaret, Vị Thiên Sai của Ngài.

Thật vậy, việc dân Do Thái đáp ứng Mạc Khải Thần Linh, (một Mạc Khải được thể hiện qua Giao Ước và Lề Luật của họ do Chúa đă tự kư kết với họ và ban bố cho họ), bằng thái độ cứng ḷng của dân Do Thái đă được chính Thiên Chúa minh định qua miệng tiên tri Êzêkiên trong bài đọc một như sau: “Hỡi con người, Ta sai ngươi đến cùng những người Do Thái, đến cùng những kẻ phản loạn chống lại Ta; họ và cha ông họ đă phản chống Ta cho tới ngày hôm nay. Ta sai ngươi đến với họ là những kẻ dầy mặt và cứng ḷng”. Thái độ thiếu đáp ứng đến cứng ḷng này của thành phần dân tuyển chọn này được bộc lộ rất r ràng nơi thánh phần dân Do Thái ở quê quán của Vị Thiên Chúa Làm Người. Ở chỗ, trước Mạc Khải Thần Linh là Chúa Giêsu Kitô, họ đă đặt vấn đề: “Làm sao hắn lại có được tất cả những điều này nhỉ? … Khôn ngoan…? …. Các việc lạ lùng….? Hắn chẳng phải là một tay thợ mộc, đứa con trai của bà Maria, anh em của James, Joses, Judas và Simon hay sao? Và chị em của hắn không phải là dân làng của chúng ta hay sao?” Thánh Kư Marcô tóm lược nội dung thắc mắc của họ như sau: “Họ thấy Người quá sức đối với họ”. Đến nỗi, vị tác giả Phúc Âm này kết luận: “Người không làm một phép lạ nào ở đó, ngoại trừ chữa một ít người bị bệnh bằng cách đặt tay lên họ”. Chưa hết, “Người cảm thấy hết sức buồn phiền trước việc thiếu niềm tin của họ”.

Qua những câu Phúc Âm vừa trích dẫn trên đây, chúng ta thấy, trước hết, muốn thấy phép lạ hay muốn được hưởng phép lạ cần phải có đức tin. Việc Chúa Kitô thực sự có làm một vài phép lạ ở quê quán của Người bấy giờ chứng tỏ không phải tất cả mọi người không tin vào Người. Song kẻ tin vào người thường là thành phần xấu số bất hạnh, như thành phần khốn khổ, thành phần mong được Đấng Quyền Năng giải cứu cho khỏi cảnh khốn khổ của ḿnh, thành phần Đấng Toàn Năng thực sự cũng muốn sử dụng hay lợi dụng để tỏ vinh hiển của Người ra, như trường hợp thiếu rượu ở tiệc cưới Cana (x Jn 2:11), hay trường hợp người mù từ lúc mới sinh (x Jn 9:3), nhất là trường hợp Lazarô ở Bêthania (x Jn 11:4). Tuy nhiên, khi tỏ ḿnh ra cho một cá nhân nào hay nơi một cá nhân nào, Thiên Chúa cũng muốn qua cá nhân ấy tỏ ḿnh ra cho những người khác nữa. Ba trường hợp vừa được viện dẫn trên đây đă cho thấy r ư định này của Chúa Giêsu. Thậm chí chính việc Người tỏ ḿnh ra cho riêng chị phụ nữ Samaritanô bên bờ giếng Giacóp cũng đă trở thành động lực thúc đẩy chị làm cho dân làng chị tiếp đón Người để rồi đi đến chỗ tự động nhận biết Người (x Jn 4:39-42).

Nếu mục đích của Lời Nhập Thể là để “tỏ Cha ra” (Jn 1:18), và Người đă làm hết ḿnh để cho con người nhận biết Cha qua Người, th́ quả thực Người chỉ khao khát được mọi người nhận biết và yêu mến, đúng như Người đă có lần bày tỏ nỗi niềm thao thức của ḿnh: “Thày đến để thắp sáng trên thế gian. Thày muốn cho nó bừng lên biết bao!” (Lk 12:49). Bởi thế, một khi không được măn nguyện, về bản tính loài người, Người làm sao không thật sự cảm thấy buồn phiền, một nỗi buồn phiền sâu xa day dứt, đúng như Thánh Kư Marcô đă nhận định về Người ở gần cuối bài Phúc Âm “Người cảm thấy hết sức buồn phiền trước việc thiếu niềm tin của họ”. Thế nhưng, Người vẫn không nản. Chính v́ thế mà Người càng phải nỗ lực tỏ ḿnh ra hơn nữa cho con người, không ở nơi này th́ ở nơi khác, không vào lúc này th́ ở lúc kia, nhất là cho thành phần chiên lạc của Người, thành phần nghe thấy tiếng của Người và cũng là thành phần Người đến t́m kiếm cho bằng được, cho đến khi họ đi theo Người (x Jn 10:27,26). Đó là lư do, bài Phúc Âm đă kết luận bằng câu: “Thế nhưng, (tức là cho dù có cảm thấy hết sức buồn phiền về t́nh trạng thiếu ḷng tin nơi quê quán của ḿnh), Người đă rảo khắp các làng mạc lân cận để giảng dạy”.

Nếu Chúa Kitô đă khẳng định với người Do Thái: “Chiên Tôi th́ nghe tiếng của Tôi, Tôi biết chúng và chúng theo Tôi” (Jn 10:27), và Người cũng đă khẳng định với tổng trấn Philatô: “Ai t́m kiếm chân lư th́ nghe thấy tiếng của Tôi” (Jn 18:37), th́ quả thực ai được nghe Lời Chúa đă là một đặc ân và ai nghe được Lời Chúa là càng là một ơn phúc chứ không phải chuyện thường. Tức là muốn nghe được Lời Chúa vô cùng sâu nhiệm như chính Thượng Trí của Người th́ con người trần gian cần phải được Người ban cho chính Thần Linh của Người là Thần Chân Lư nữa, một Thần Linh Người quả thực đă thông ban cho Giáo Hội qua các vị tông đồ vào ngày thứ nhất trong tuần sau khi Người từ trong kẻ chết sống lại (x Jn 20:22), họ mới có thể phần nào thấu triệt “tất cả sự thật” (Jn 16:13), thấu triệt “những mạc khải phi thường” mà đạt đến Thực Tại Thần Linh.

Ở bài đọc thứ hai, qua bức thư thứ hai gửi cho giáo đoàn Côrintô, Vị Tông Đồ Dân Ngoại Phaolô đă cho thấy hậu quả và thái độ của chính bản thân ḿnh, một con người đă nhận được “những mạc khải phi thường”, những mạc khải được thánh nhân cho biết là “nghe thấy những lời khôn tả không ai có thể nói” trên tầng trời thứ ba (x 2Cor 12:4). Hậu quả mà con người nhận được “những mạc khải phi thường” này phải chịu đó là, như đương sự thành thật chia sẻ trong bài đọc thứ hai: “một cái gia đâm vào xác thịt, một thần của Satan làm tôi bầm dập để giữ cho tôi khỏi kiêu hănh”. Và thái độ của con người nhận được “những mạc khải phi thường” này cần phải tỏ ra là “bằng ḷng với nỗi yếu hèn, với bạc đăi, với buồn đau, với bách hại và các thứ khốn khó v́ Chúa Kitô. V́ khi tôi bất lực là lúc tôi mạnh mẽ”. Thái độ của vị Tông Đồ Dân Ngoại Phaolô, một con người không hề ở với Chúa Kitô ngay từ đầu đến cuối như Mathias, vị tông đồ được chọn thay cho Giuđa (x Acts 1:21-22), nhưng vẫn được gọi là Tông Đồ, tức thuộc về thành phần chứng nhân tiên khởi, thành phần phải hội đủ điều kiện được Chúa Kitô đích thân tỏ ḿnh ra cho và trực tiếp sai đi, v́ con người này cũng được chính Chúa Kitô tỏ ḿnh và sai đi (x Gal 1:12, 16; Acts 9:3-6, 13:2-3), thực sự là tinh thần của một người môn đệ đích thực của Chúa Kitô, một người môn đệ sau khi nhận được những mạc khải phi thường th́ v́ Chúa mang đi chia sẻ, bất chấp mọi khó khăn thử thách.

Ở đầu bài Phúc Âm Chúa Nhật XIV năm B cũng nhắc đến sự kiện các môn đệ theo Chúa Giêsu về quê quán của Người, thành phần đi theo Người ấy không thể nào không chứng kiến thấy nỗi khổ tâm buồn phiền của Thày ḿnh trước t́nh trạng cứng ḷng tin nơi dân làng của Thày, hay nói cách khác, t́nh trạng có vẻ thất bại của Thày, nhưng đồng thời các vị cũng chứng kiến thấy thái độ hăng say không nản chí của Thày, như cuối bài Phúc Âm nói tới, trong việc hoàn thành sứ vụ chứng nhân của Người về chính bản thân Người và về Cha của Người. Các môn đệ được Chúa Kitô tuyển chọn để sống sát bên Người không phải chỉ để nghe lời Người nói và thấy việc Người làm, mà c̣n để thấy được tinh thần sống của Người nữa hầu bắt chước mà làm theo, như Người khẳng định với các vị sau khi làm gương phục vụ qua việc rửa chân cho các vị trước Bữa Tiệc Ly (x Jn 13:15).

Tóm lại, tất cả những ǵ phát xuất từ Chúa Kitô là Lời Nhập Thể đều là “những mạc khải phi thường”, những mạc khải trước hết được tỏ ra cho thành phần môn đệ của Người (x Mt 13:16-17), để họ có thể trở thành những chứng nhân của Thày (x Lk 24:48), thành phần sẽ được Người sai đi rao giảng ngay khi Người c̣n sống, như bài Phúc Âm tuần tới nói đến…

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL