Chúa Nhaät

13/7: Thánh Henry (973-1024)

Sinh ở Bavaria.

Henry II nối ngôi Đế Quốc Rôma Thánh năm 30 tuổi.

Cưới Thánh Cunegundis.

Ngài đă cai trị đam mê của ḿnh như đă cẩn thận cai trị quốc gia.

 


CHÚA NHẬT XV QUANH NĂM



BÀI ĐỌC I: Am 7:12-15

“Hăy đi nói tiên tri cho dân Ta”

Bài trích sách Tiên tri Amos.

Trong những ngày ấy, Amasia (vị tư tế ở Bêthel) nói cùng Amos rằng: “Hỡi tiên tri, người hăy trốn sang đất Giuđa, sinh sống và nói tiên tri ở đó. Chớ tiếp tục nói tiên tri ở Bêthel, v́ đó là thánh điện của vua và là đền thờ của vương quốc”. Amos trả lời cùng Amasia rằng: “Tôi không phải là tiên tri, cũng không phải là con của tiên tri, nhưng là đứa chăn chiên đi hái trái sung. Khi tôi đang đi theo đàn chiên, th́ Chúa dẫn tôi đi và nói cùng tôi rằng: “Ngươi hăy đi nói tiên tri cho dân Israel của Ta”.

Lời của Chúa.

Đáp ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)

Lạy Chúa, xin tỏ ḷng từ bi Chúa cho chúng tôi, và ban ơn cứu rỗi cho chúng tôi.

1.      Tôi sẽ nghe Chúa là Thiên Chúa của tôi phán bảo điều chi, chắc hẳn Người sẽ phán bảo về sự b́nh an. Vâng, ơn cứu độ Chúa gần đến cho những ai tôn sợ Chúa, để vinh quang Chúa ngự tới trong Đất Nước chúng tôi.

2.      Ḷng nhân hậu và trung thành gặp gỡ nhau, đức công minh và sự b́nh an hôn nhau âu yếm. Từ mặt đất, đức trung thành sẽ nở ra, và đức công minh tự trời nh́n xuống.

3.      Vâng, Chúa sẽ ban cho mọi điều thiện hảo, và Đất Nước chúng tôi sẽ sinh bông trái. Đức công minh sẽ đi trước thiên nhan Chúa, và ơn cứu độ theo sau lốt bước của Người.
 

BÀI ĐỌC II: Eph 1:3-14

“Ngài đă chọn chúng ta trong Ngài trước khi tạo dựng thế gian”

Bài trích thơ Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Êphêsô.

Chúc tụng Thiên Chúa là Cha Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, Đấng đă chúc lành cho chúng ta bằng mọi phúc lành thiêng liêng trên trời, trong Đức Kitô. Như Ngài đă chọn chúng ta trong Người trước khi tạo dựng thế gian, để chúng ta được nên thánh thiện và tinh tuyền trước mặt Ngài trong t́nh yêu thương. Chiếu theo thánh ư Ngài, Ngài đă tiền định cho ta được phúc làm con nhờ Đức Giêsu Kitô, để chúng ta ca tụng vinh quang ân sủng của Ngài mà Ngài đă ban cho chúng ta trong Con yêu dấu của Ngài. Trong Người, chúng ta được ơn cứu chuộc nhờ máu Người, được ơn tha tội theo sự phong phú của ân sủng Ngài. Ân sủng này, Ngài đă đổ tràn đầy trên chúng ta với tất cả sự khôn ngoan thượng trí, khiến chúng ta được biết mầu nhiệm ư định của Ngài theo ư Ngài đă định về Người, để kiện toàn trong thời gian viên măn, là thâu hồi vạn vật trên trời dưới đất trong Đức Kitô. Cũng trong Người mà chúng tôi được kêu gọi làm thừa tự, được tiền định theo ư định của Ngài là Đấng tác thành mọi sự theo thánh ư Ngài, để chúng tôi trở thành lời ca vinh quang của Ngài, chúng tôi là những kẻ trông cậy vào Đức Kitô. Trong Người, cả anh em nữa, sau khi anh em đă nghe lời chân thật là Tin Mừng cứu rỗi anh em, anh em đă tin và được ghi dấu Thánh Thần, như đă hứa. Người là bảo chứng phần gia nghiệp của chúng ta, để chúng ta được ơn cứu chuộc, và được ca ngợi vinh quang Ngài.

Lời của Chúa.

Aleluia, alleluia. — Ngôi lời đă làm người và đă ở giữa chúng ta. Những ai tiếp rước Người, th́ Người ban cho họ quyền làm con Thiên Chúa. — Alleluia.
 

PHÚC ÂM: Mc 6:7-13

“Người bắt đầu sai các ông đi”

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Khi ấy, Chúa Giêsu gọi mười hai tông đồ và sai từng hai người đi, Người ban cho các ông có quyền trên các thần ô uế. Và Người truyền các ông đi đường, đừng mang ǵ, ngoài cây gậy, không mang bị mang bánh, không mang tiền trong túi, nhưng chân đi dép, và đừng mặc hai áo”. Người lại bảo: “Đến đâu, các con vào nhà nào, th́ ở lại đó cho đến khi ra đi. Ai không đón tiếp các con, cũng không nghe lời các con, th́ hăy ra khỏi đó, phủi bụi chân để làm chứng tố cáo họ”. Các ông ra đi rao giảng sự thống hối. Các ông trừ nhiều quỷ, xức dầu chữa lành nhiều bệnh nhân.

Phúc Âm của Chúa.

 

Suy Niệm

 

C Â Y  G Ậ Y
 

Trần Mỹ Duyệt


 

Bà cụ tôi năm nay đă hơn 80 tuổi. Lưng bà c̣ng, nên bà không thể đi đứng một cách tự nhiên được như xưa. Và bà đă phải dùng đến cây gậy. Nhờ cây gậy, bước đi của bà được vững chăi, bớt mệt nhọc, và lưng bà đỡ gù hơn. Bước đi vững chăi nhờ cây gậy, bản thân tôi cũng đă có kinh nghiệm này. Thời kỳ c̣n trai trẻ, trong khi tham dự Phong Trào Hướng Đạo, lúc nhận cây gậy lên đường, tôi nghĩ rằng đó chỉ là một h́nh thức, một lối trang trí cho cuộc chơi, và cây gậy không hẳn là cần thiết cho hành trang lên đường của một tráng sinh. Nhưng tôi đă nhận ra quan niệm sai lầm của ḿnh, và thấy được cây gậy có một khả năng đặc biệt. Nó đă giúp tôi lúc lên núi, và đoạn đường dài trong khi thực hành buổi thám du lần đó.

Hôm nay, Chúa Giêsu cũng đă sai các môn đệ Ngài “lên đường” với cây gậy. Ngài đă sai các ông vào đời. Đi vào những ngơ ngách của cuộc đời, và đi vào thực tế cuộc sống để đem Tin Mừng đến với muôn dân. Thật ra, đối với đời sống chài lưới cực nhọc, vất vả, cũng như cuộc sống bôn ba trước khi theo Ngài, th́ việc lên đường của các ông xem ra rất nhẹ nhàng và dễ dăi. Thế nhưng Ngài vẫn bảo các ông phải mang theo cây gậy: “Khi đi đường, các con đừng mang theo ǵ, ngoài trừ cây gậy” (Mc 6:8).

Đọc kỹ trích đoạn Tin Mừng của Máccô, ta cảm thấy một cái ǵ hơi thắc mắc, tại sao trong cuộc hành tŕnh như thế, Chúa Giêsu lại cấm các môn đệ Ngài không được đem theo ǵ dù là mặc hai áo, nhưng ngược lại, phải mang theo cây gậy. Nếu cẩn thận theo dơi từ đầu trích đoạn Tin Mừng, ta c̣n thấy rằng Chúa Giêsu đă cho các ông “có quyền trên các thần ô uế” (Mc 6:7), thế mà Ngài lại bảo các ông đem theo gậy. Phải chăng cây gậy có thế lực hơn cả quyền trừ tà thần, và nó là đ̣i hỏi cần thiết của sứ mạng gieo văi Tin Mừng, cho cuộc lên đường, và hành tŕnh đức tin của người môn đệ. Thưa vâng. Chính là thế.

Trở lại câu truyện của một cụ già 80 tuổi với cây gậy, và một chàng tráng sinh với cây gậy lên đường, ta thấy được lờ mờ h́nh ảnh và ư nghĩa cây gậy mà Chúa Giêsu đă muốn các môn đệ Ngài phải có trong Tin Mừng: Chính Chúa Giêsu. V́ phải suy niệm, đặt trọn niềm tin nơi Thầy, phải sống chết với niềm tin ấy, và phải chấp nhận thử thách v́ niềm tin ấy, th́ cuộc sống và cuộc đời của người môn đệ mới thực sự có ư nghĩa. Lúc ấy, lời giảng dậy của họ mới thật sự cảm khích và đi vào ḷng người. Tóm lại, do ḷng yêu mến và tín thác nơi Chúa Giêsu mà người môn đệ không cần phải dùng đến quyền trừ ma quỉ cũng đủ làm cho ma quỉ phải hoảng sợ, và cũng đủ để thu phục nhân tâm con người. Bởi v́ không thể khu trừ ma quỉ được, nếu thực sự không có Ngài trong con người làm việc ấy.

Không chỉ là để phục vụ tha nhân, mà c̣n cho cả chính ḿnh. Nhờ cây gậy mà ta bước đi nhanh nhẹn, thanh thản, và đỡ mỏi mệt. Trong lănh vực thiêng liêng, nhờ có Chúa Giêsu mà cuộc đời môn đệ, mà hành tŕnh đức tin của ḿnh được bảo đảm và vững chăi. Ta sẽ không nao núng và hốt hoảng như Ngài đă nói: “Khi họ không tiếp đón các con, cũng không nghe các con, th́ hăy ra khỏi đó, phủi bụi chân để làm chứng tố cáo họ” (Mc 6:11). Thực sự nếu không có Chúa trong cuộc đời và trong cơi ḷng, th́ những trường hợp thử thách như thế, người môn đệ rất khó thanh thản để phủi bụi chân mà ra đi, ngược lại, sẽ bị tŕ trệ và chôn bám vào những lời khen chê, những thu thút của cuộc sống, mà ra năo nùng, chán nản, và bỏ cuộc.

Chúa Giêsu đ̣i hỏi thái độ dứt khoát như vậy, là v́ Ngài chỉ muốn ta lệ thuộc vào chính Ngài, như bước đi cụ già 80 tuổi phải lệ thuộc vào cây gậy, cũng như chàng tráng sinh cần đến cây gậy trên đoạn đường thám hiểm của ḿnh. Lúc ấy, Chúa Giêsu mới thực sự là cùng đích, là sức mạnh đỡ nâng, và là tất cả cho những vất vả, lao nhọc, và cuộc sống của người môn đệ. Trong Phúc Aâm, khi đề cập đến thái độ phó thác vào quan pḥng của Thiên Chúa, Chúa Giêsu đă cho biết, Thiên Chúa không để một con chim rơi xuống v́ chết đói, và do đó, Ngài lại có thể không nuôi sống một người tin tưởng vào Ngài sao. V́ người môn đệ chắc chắn sẽ không phải lo ǵ, không phải sợ ǵ, và cũng không phải thiếu thốn ǵ nếu như họ có Chúa Giêsu. Đó cũng là lư do tại sao Ngài bảo các môn đệ cần phải thanh thoát, không cần phải “mặc hai áo” (Mc 6:9). Người môn đệ khi đă có Chúa Giêsu là có tất cả.

Cây gậy, ngoài ra, c̣n nhắc nhở người môn đệ phải biết cảnh tỉnh và sửa ḿnh. Thánh Kinh khi đề cập đến việc Chúa chăn dẫn dân Ngài, Ngài đă dùng đến roi và gậy: “Cây roi và cái gậy là điều an ủi ḷng tôi”. Điều này cũng nhắc nhở chúng ta phải tu luyện, và tự chế. Không thể sống thánh giữa đời. Không có chuyện rao truyền chân lư, nếu thiếu kỷ luật và tự chế, thiếu tinh thần xám hối và chay tịnh. Chúa nói: “Đến đâu, các con vào nhà nào, th́ ở lại đó” (Mc 6:10). Đây là h́nh ảnh người tông đồ phải ḥa nhập vào cuộc sống của mọi người. Và nếu ḥa nhập như vậy, th́ gần bùn liệu có tránh khỏi hôi tanh mùi bùn không. Do đó, cần phải có cây gậy. Cây gậy Giêsu – Lời Hằng Sống. V́ lời Ngài chính là “đèn soi lối con đi”. Nếu không, người môn đệ sẽ bị hủ hóa, và sẽ bị trần tục lôi cuốn.

Tóm lại, không phải là Chúa Giêsu đă tỏ ra quá khe khắt khi đ̣i hỏi người môn đệ lúc lên đường cần phải có “cây gậy”. V́ cây gậy ấy là chính Ngài. Trong những lúc sốt sắng và đạo đức đến quỉ thần ô uế cũng phải lùi bước. Trong những lúc thành công, vang danh, và được đời ca tụng. Và trong những lúc bị đời thờ ơ, lạnh nhạt, và khinh bỉ. Tóm lại, dù khi nhẹ nhàng bước đi giữa tiếng hoan ca, và trên những nẻo đường rộng răi. Hoặc khi mệt mỏi, ê chề lê bước giữa những hững hờ và tẻ nhạt của t́nh cảm con người trên những chặng đường chông gai, thử thách, tất cả trên từng đoạn đường, và từng mảnh đời ấy, Chúa Giêsu chính là cây gậy mà người môn đệ không thể thiếu: “Khi đi đường, các con đừng mang theo ǵ, ngoài trừ cây gậy” (Mc 6:8).

 

 

Tại sao

Chúa Giêsu sớm sai các tông đồ đi rao giảng…?

 

Bài chia sẻ tuần trước đă nói đến sự kiện Chúa Kitô chẳng những không nản trước t́nh trạng cứng ḷng tin nơi dân làng của Người, trái lại, Người lại c̣n hăng say đi rao giảng ở các làng lân cận đó nữa. Chưa hết, trong bài Phúc Âm hôm nay, Người thậm chí c̣n sai cả các môn đệ của Người đi làm việc rao giảng như Người nữa. Vấn đề được đặt ra ở đây là, chính bản thân Người c̣n chưa làm cho dân chúng tin tưởng Người, th́ thành phần mới theo Người chẳng được bao lâu, thành phần v́ thể chưa hiểu được Người là mấy, làm sao có đủ khả năng và tư cách làm chứng cho Người, nhờ đó làm cho Người được nhận biết và yêu mến? Thật thế, sự kiện Chúa Kitô sai các môn đệ sớm đi rao giảng đây đă cho thấy chẳng những tính cách khẩn trương của việc truyền giáo mà c̣n cho thấy cả cốt lơi của vấn đề thừa sai nữa.

Nếu Lời Thần Linh nhập thể để mạc khải cho loài người biết Mầu Nhiệm Thần Linh bằng chính ngôn ngữ và hành động của một Con Người là Chúa Kitô, th́ việc Chúa Kitô sai các tông đồ đi cũng là cách Người muốn dùng chính những con người thuần nhân tầm thường hơn Người để nói với các thành phần dân chúng b́nh dân. Chính v́ thế các vị thừa sai đích thực và trung thực c̣n được gọi là thành phần ngôn sứ của Thiên Chúa, của Chúa Kitô, Đấng đă được Cha sai thế nào cũng sai các tông đồ như vậy. Như thế, nếu bản chất của Giáo Hội lữ hành là truyền giáo, như Công Đồng Chung Vaticanô II đă ư thức và tuyên ngôn trong Sắc Lệnh Truyền Giáo “Ad Gentes” (đầu đoạn 2), th́ ơn gọi của Kitô hữu không phải chỉ là ơn gọi nên thánh mà c̣n là ơn gọi thừa sai, đúng hơn là một ơn gọi duy nhất lưỡng diện mà người viết vẫn diễn tả bằng cụm từ “sống thánh chứng nhân”. Đúng thế, nếu khi lănh nhận bí tích rửa tội, con người đă được thánh hóa, được nên thánh, đă là thánh trong Chúa Kitô và bởi Thần Linh của Người, th́ đời sống của Kitô hữu chẳng qua là để thể hiện hay bộc lộ bản chất thánh thiện của một người con Thiên Chúa ra mà thôi. Để rồi, càng trung thực phản ảnh bản chất thánh thiện của ḿnh là con Thiên Chúa, bằng một đức mến trọn hảo, được thể hiện ở một nội tâm liên lỉ khao khát Chúa và sẵn sàng tuân hợp ư Chúa ở mọi nơi và trong mọi lúc, cũng như ở một cuộc đời hăng say hoạt động tông đồ, dấn thân phục vụ cho đến tận tuyệt, đến độ hoàn toàn phản ảnh Đấng Thiên Sai Tử Giá.

Vâng, “thừa sai” là ǵ, nếu không phải là được sai đi, với tư cách là “tông đồ”, một danh xưng theo tiếng Hy Lạp là apostolos có nghĩa là “được sai đi”. Vậy nếu người được sai đi để làm việc cho người sai phái th́ họ sẽ được người sai phái cung cấp cho có đủ những ǵ cần thiết để làm việc cho họ và chu toàn sứ mệnh được ủy thác. Đó là trường hợp của vị Tông Đồ Dân Ngoại Phaolô, dù không được ở từ đầu đến cuối với Chúa Kitô như các Nhóm 12 Vị Tông Đồ, trái lại, c̣n có một quá khứ hoàn toàn phản lại Kitô giáo, nhưng cũng đă chớp nhoáng trở thành một vị tông đồ, và là một vị có thể nói nổi nhất trong thành phần Tông Đồ, đến nỗi, danh xưng tông đồ đă được đồng hóa với con người Phaolô, ở chỗ, khi nghe trống đến danh xưng Thánh Tông Đồ, dù không nói rơ tên vị nào, cũng hiểu là Thánh Phaolô. Vậy Thánh Tông Đồ Dân Ngoại Phaolô đă được Đấng Sai Phái ngài trang bị cho ngài ra sao, nếu không phải, như thánh nhân nói đến trong thư gửi giáo đoàn Êphêsô ở bài đọc thứ hai, đó là “Thiên Chúa đă ban cho chúng ta ơn khôn ngoan để hoàn toàn hiểu được mầu nhiệm, hiểu được dự án Thiên Chúa đă ấn định nơi Chúa Kitô, một dự án được thực hiện khi thời gian viên trọn, tức là làm cho tất cả mọi sự trên trời dưới đất qui phục quyền thủ lănh của Chúa Kitô”.

Trong bài đọc thứ nhất chúng ta cũng thấy trường hợp tương tự của tiên tri Amos, vị đă bị tư tế Amaziah ở Bethel đuổi đi về đất Do Thái, chứ không cho nói tiên tri ở Bethel của vị tư tế này. Tiên tri Amos đă nói với vị tư tế ấy rằng: “Tôi không phải là tiên tri, tôi cũng không thuộc về nhóm các tiên tri; tôi là một mục tử và là một người hái sung. Chúa đă chọn tôi là một kẻ đang chăn dắt thú vật khi phán cùng tôi rằng ngươi hăy đi nói tiên tri cùng dân Do Thái của Ta”. Chính việc tuân phục và phó thác làm theo ư Đấng đă sai phái ḿnh là tất cả nghệ thuật truyền giáo và là tư cách đích thực của một vị thừa sai, thành phần ra đi để hoàn tất ư Đấng Sai Phái ḿnh, và cũng nhờ tinh thần phục vụ vô tư này họ mới có thể gặt hái được thành quả của việc truyền giáo, ở chỗ làm cho những ai gặp họ đếu thấy rằng họ thực sự được sai đi, để rồi qua họ, Chúa Kitô là Đấng Sai Phái họ được nhận biết và yêu mến.

Riêng các vị tông đồ tiên khởi trong bài Phúc Âm hôm nay đă được Đấng sai phái các vị trang bị cho như thế nào để các vị có thể thi hành vai tṛ thừa sai của các vị trong cuộc truyền giáo đầu tiên? Nếu không phải, như Chúa Kitô minh định trong bài Phúc Âm, đó là quyền năng khu trừ thần ô uế, và cùng với quyền năng này, Người mong muốn các vị hăy sống tinh thần phó thác khó nghèo, chỉ chuyên lo trước hết và trên hết chu toàn ư định của Đấng sai phái ḿnh (x Jn 4:34). Được trang bị trong ngoài như thế, các vị thừa sai có thực hiện những ǵ Vị Sai Phái của các vị mong muốn chăng? Ở cuối bài Phúc Âm, Thánh Kư Marcô đă thuật lại thế này: “Các vị ra đi rao giảng việc cần phải ăn năn thống hối. Các vị đă khu trừ nhiều quỉ, xức dầu bệnh nhân và chữa lành nhiều người”. So sánh thành quả truyền giáo với những ǵ các vị tông đồ thừa sai được trang bị, chúng ta thấy chúng tương hợp với nhau. Thứ nhất, nhờ được Đấng sai phái ban cho quyền năng trừ thần ô uế mà các vị đă có thể “khu trừ nhiều quỉ” và chữa lành bệnh nạn tật nguyền. Thứ hai, nhờ tinh thần phó thác khó nghèo chỉ chuyên tâm rao giảng mà các vị mới có thể “rao giảng việc cần phải ăn năn thống hối”.

Qua hai yếu tố trang bị vị thừa sai như thế, chúng ta thấy một bởi Chúa ban, đó là quyền trừ thần ô uế, và một bởi vị thừa sai, là tinh thần phó thác khó nghèo phục vụ. Đặt trường hợp một vị thừa sai không có tinh thần tông đồ cần thiết, chỉ có quyền trừ thần ô uế thôi, các vị có khả năng trừ tà ma ác qủi được chăng? Thưa không. Như đă xẩy ra ở trường hợp một em bé trai bị thần câm ám song các môn đệ của Chúa Giêsu không thể nào trừ nổi, sau đó được Chúa Giêsu cho biết thứ quỉ này chỉ bị khu trừ bằng lời cầu nguyện mà thôi (x Mk 9:18,29). Thật ra, tự ḿnh, quyền năng của Chúa có thể trừ tà thần ác quỉ dễ như chơi, song quyền năng này, một khi ở nơi vị thừa sai, chỉ có thể phát sinh tất cả mănh lực của ḿnh khi nó hoàn toàn chiếm đoạt con người thừa sai ấy, đến độ biến con người thừa sai này làm phương tiện để Đấng Sai Phái các vị có thể tỏ ḿnh ra qua các vị. Chỉ có tinh thần phó thác khó nghèo phục vụ như Chúa Kitô Tử Giá, con người thừa sai mới được thông phần quyền toàn năng trời đất của Chúa Kitô Phục Sinh (x Mt 28:18), một thứ quyền năng làm cho chính họ thắng vượt và khống chế mọi sự dữ (x Mk 16:17-18), một thứ quyền năng thực sự mạnh hơn cả sự chết, mănh liệt như chính chân lư giải phóng (x Jn 8:32).

Mùa Thường Niên được chia làm hai giai đoạn, giai đoạn sau Mùa Giáng Sinh và giai đoạn sau Mùa Phục Sinh. Như hai tuần trước đă chia sẻ, giai đoạn Mùa Thường Niên sau Giáng Sinh nhắm đến chủ đề Mầu Nhiệm Chúa Kitô – Sự Sống Tỏ Hiện, và giai đoạn Mùa Thường Niên sau Phục Sinh nhắm đến chủ đề Mầu Nhiệm Chúa Kitô – Sự Sống Tái Sinh. Việc phân biệt này rất cần để có thể hiểu được việc Giáo Hội chọn lựa và sắp xếp Phụng Vụ Lời Chúa, nhờ đó hiểu được ư nghĩa của chiều hướng Lời Chúa trong giai đoạn Mùa Thường Niên. Nếu Phụng Vụ Lời Chúa của Mùa Thường Niên hậu Giáng Sinh được hiểu theo chủ đề Mầu Nhiệm Chúa Kitô – Sự Sống Tỏ Hiện, ở chỗ, chính Chúa Kitô tỏ bản thân của Người ra cho dân Do Thái nhận biết Người, th́ Phụng Vụ Lời Chúa của Mùa Thường Niên hậu Phục Sinh xoay quanh chủ đề Mầu Nhiệm Chúa Kitô – Sự Sống Tái Sinh, một Sự Sống hay một Chúa Kitô được tái sinh qua những chứng từ của Giáo Hội về Người, những chứng từ được thể hiện qua các hoạt động truyền giáo trước hết và trên hết của thành phần thừa sai tông đồ.

Vẫn biết Sự Sống Tái Sinh đây, sau khi Chúa Kitô Thăng Thiên về cùng Cha, được nhắm đến Dân Ngoại, đến việc truyền giáo “ad gentes” (nhan đề của sắc lệnh truyền giáo của Công Đồng Chung Vaticanô II được ban hành ngày 7/12/1965, ngay trước ngày Công Đồng bế mạc 8/12/1965, sau 3 năm diễn tiến từ ngày 11/10/1962), tức việc truyền giáo cho muôn dân, một việc truyền giáo đă được Sách Tông Vụ thuật lại, nhưng lại là việc truyền giáo, như Chúa Kitô căn dặn các vị tông đồ, phải được “bắt đầu từ Giêrusalem”, và các vị sau đó phải làm chứng về Người “ở khắp Giuđêa và Samaria, thậm chí cho tới tận cùng trái đất” (Acts 1:8). Trong lời căn dặn cuối cùng này của Chúa Kitô, chúng ta không thấy Người nói đến vùng Galilêa là nơi xuất thân của Người, phải chăng là v́ nơi Người gặp gỡ các vị sau khi Phục Sinh để lên trời đă là ở chính Galilêa rồi (x Mt 28:7,16), th́ kể như Galilêa là khởi điểm, là điểm phát xuất truyền giáo, nhất là v́ miền Galilêa đă được chính bản thân Người rao giảng, lại c̣n là nơi Người đă sai các môn đệ của Người đi rao giảng nữa?
 


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL