Chúa Nhaät

10/8     Thánh Lawrence (258)

Chủ trương thành phần nghèo khó, bệnh tật và bần cùng là kho tàng của Giáo Hội.

Bị thiêu sống.

 


CHÚA NHẬT XIX QUANH NĂM



BÀI ĐỌC I: 1 Reg 19:4-8
“Nhờ sức của nuôi ấy, ông mới đi tới núi của Thiên Chúa”

Bài trích sách Các Vua quyển thứ nhất.

Trong những ngày ấy, Êlia đi một ngày đàng vào trong hoang địa. Khi đến nơi kia, và ngồi dưới gốc cây tùng, ông xin được chết mà rằng: “Lạy Chúa, đă đủ rồi, xin cất mạng sống tôi đi: v́ tôi chẳng hơn ǵ các tổ phụ tôi”. Rồi ông nằm ngủ dưới bóng cây tùng: và đây Thiên Thần Chúa đánh thức ông và bảo rằng: “Hăy chỗi dậy mà ăn”. Ông nh́n thấy gần đầu ông có chiếc bánh lùi và một b́nh nước: ông ăn uống rồi ngủ lại. Thiên Thần Chúa trở lại đánh thức ông lần thứ hai và bảo: “Hăy chỗi dậy mà ăn: v́ đường ngươi phải đi c̣n xa”. Ông liền chỗi dậy ăn uống, và nhờ sức của nuôi ấy, ông đi bốn mươi ngày bốn mươi đêm mới tới Horeb, núi của Thiên Chúa.

Lời của Chúa.
 

Đáp ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)

1.      Các bạn hăy nếm thử và hăy nh́n coi, cho biết Chúa thiện hảo nhường bao.

2.      Tôi chúc tụng Chúa trong mọi lúc, miệng tôi hằng liên lỉ ngợi khen Người. Trong Chúa linh hồn tôi hănh diện, bạn nghèo hăy nghe và hăy mừng vui.

3.      Các bạn hăy cùng tôi ca ngợi Chúa cùng nhau ta hăy tán tạ danh Người. Tôi cầu khẩn Chúa, Chúa đă nhậm lời, và Người đă cứu tôi khỏi điều lo sợ.

4.      Hăy nh́n về Chúa để các bạn vui tươi, và các bạn khỏi hổ ngươi bẽ mặt. Ḱa người đau khổ cầu cứu và Chúa đă nghe, và Người đă cứu họ khỏi điều tai nạn.

5.      Thiên Thần Chúa hạ trại đồn binh, chung quanh những người sợ Chúa và bênh chữa họ. Các bạn hăy nếm thử và hăy nh́n coi, cho biết Chúa thiện hảo nhường bao, phúc đức ai t́m nương tựa ở nơi Người.


BÀI ĐỌC II: Eph 4:30 — 5:2

“Anh em hăy sống trong t́nh thương, như Đức Kitô đă sống”

Bài trích thơ Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Êphêsô.

Anh em thân mến, anh em chớ làm phiền hà thánh Thần của Thiên Chúa, v́ trong Người, anh em được ghi ấn tín để chờ đợi ngày cứu chuộc đến. Anh em hăy loại ra khỏi anh em mọi thứ gay gắt, tức giận, nóng năy, dức lác, chửi rủa, cùng mọi thứ độc ác. Anh em hăy ăn ở hiền hậu với nhau, hăy thương xót và tha thứ cho nhau, như Thiên Chúa đă tha thứ cho anh em trong Đức Kitô. Vậy anh em hăy bắt chước Thiên Chúa, như con cái rất yêu dấu của Người: hăy sống trong t́nh thương, như Đức Kitô đă yêu thương chúng ta và phó ḿnh làm của dâng và lễ tế thơm tho ngọt ngào dâng lên Thiên Chúa v́ chúng ta.

Lời của Chúa.


(Xin mời Cộng đoàn đứng)

Alleluia, alleluia. — Chúa phán: “Thầy gọi các con là bạn hữu, v́ tất cả những ǵ Thầy đă nghe biết nơi Cha Thầy, th́ Thầy đă cho các con biết”. — Alleluia.
 

PHÚC ÂM: Joan 6:41-52
“Ta là bánh hằng sống bởi trời mà xuống”

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, những người Do Thái kêu trách Chúa Giêsu, v́ Người đă phán rằng: “Ta là bánh hằng sống bởi trời mà xuống”. Họ nói: “Chớ th́ ông nầy chẳng phải là Giêsu, con ông Giuse sao? Chúng ta đều biết rơ cha mẹ của ông. Vậy làm sao ông lại nói: “Ta bởi trời mà xuống”. Chúa Giêsu trả lời cùng họ rằng: Các ngươi chớ th́ thầm với nhau. Không ai đến được với Ta, nếu Cha là Đấng sai Ta, không lôi kéo kẻ ấy, và Ta, Ta sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết. Trong sách các tiên tri có chép rằng: “Mọi người sẽ được Thiên Chúa dạy bảo”. Ai nghe lời giáo hóa của Cha, th́ đến với Ta. Không một ai đă xem thấy Cha, trừ Đấng bởi Thiên Chúa mà ra. Đấng ấy đă thấy Cha. Thật, Ta bảo thật các ngươi: Ai tin vào Ta th́ có sự sống đời đời. Ta là bánh ban sự sống. Cha ông các ngươi đă ăn manna trong sa mạc và đă chết. Đây là bánh bởi trời xuống, để ai ăn bánh này th́ khỏi chết. Ta là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ sống đời đời. Và bánh Ta sẽ ban, chính là thịt Ta, để cho thế gian được sống”.

Phúc Âm của Chúa.


-------------------------------------------------------------------------
 

Chúa Nhật XIX Thường Niên 

 

BÁNH THỊT NGƯỜI 

 

Trần Mỹ Duyệt 

 

Một trong những đứa cháu của gia đ́nh sau khi học giáo lư, nó đă được nhận vào xưng tội và chuẩn bị rước lễ lần đầu. Nó tỏ ra hớn hở và nôn nóng, khoe với các bạn là nó sẽ được cha cho ăn bánh. Và điều làm nó hồi hộp chính là không biết bánh ấy như thế nào, mùi vị làm sao, nhất là có ngon bằng những thứ bánh mà mẹ nó vẫn thường làm, hoặc mua cho nó ăn không. Không những nó, mà các em và bạn bè nó cũng thắc mắc, nhất là mấy đứa cũng đang chuẩn bị rước lễ lần đầu. Hôm rước lễ lần đầu, vừa về đến chỗ ngồi, mấy đứa em nó đă ghé sát vào tai nó và hỏi:

 

- Ê! Có ngon không?

- Không! Giở lắm. Không ngon đâu. Nói xong nó le lưỡi cho mấy đứa em xem Thánh Thể mà nó vẫn c̣n ngậm trong miệng.

 

Chứng kiến cảnh tượng ấy, tôi cảm thấy đau ḷng cho Chúa Giêsu. Mỏi mong từ trời xuống, biến thành một thứ bánh quí cho nó, mà nó chê là giở và không ngon. Nhưng nghĩ cho cùng nó chỉ là một đứa trẻ mà niềm tin và sự hiểu biết c̣n nông cạn. Nhất là khi trí óc non nớt của nó chạm đến một mầu nhiệm quá sức phi thường và lớn lao, đến nỗi Thánh Tôma Tiến Sĩ cũng phải thốt lên: “Ta hăy lấy Đức Tin bù lại, nếu giác quan không cảm thấy ǵ”.

 

Cảm nghĩ của một đứa trẻ lần đầu rước lễ ấy, dường như cũng trùng hợp với cảm nghĩ của người Do Thái khi họ nghe Chúa Giêsu nói về Thánh Thể, mà Ngài gọi là bánh bởi trời xuống: “Đây là bánh từ trời xuống” (Gio 6:50). Và mặc cho người đương thời phản đối và dị nghị, Chúa Giêsu vẫn cứ quả quyết và cho rằng, mọi người đều phải cần đến thứ bánh này: “Đây là bánh từ trời xuống, để ai ăn bánh này th́ khỏi chết” (Gio 6:50).

 

Cơm bánh hằng ngày, dù bổ béo mấy cũng không làm cho con người thoát chết. Chỉ có thứ bánh đặc biệt của Chúa Giêsu ban, mới giải cứu con người khỏi phải chết. Bánh hằng sống, bánh từ trời xuống như thế lẽ ra không cần phải mời mọc; tiếc thay, bánh này lại không ngon v́ nó làm bằng thịt người: “Và bánh Ta ban, chính là thịt Ta” (Gio 6: 51).

 

Nghĩ cho cùng, con người kể ra cũng khó tính và khó chiều thật. Họ ăn đủ mọi thứ thịt những thú vật lớn nhỏ như trâu, ḅ, lợn, gà, ngan, ngỗng. Những dă thú rừng hoang như voi, tê giác, hổ, báo, gấu, hươu, nai. Những thứ bơi lội trong biển, trong hồ, trong sông, trong lạch, trong ao. Những chim chóc trên trời, và cả những thú độc hại như rắn, rết, bọ cạp… Nhưng thịt Con Đức Chúa Trời th́ lại chê. Hay là tại Thiên Chúa không khéo xào, nấu, và nêm nếm. Hoặc là món thịt ấy nhậu không đă, không ngon. Nhưng Thiên Chúa đâu phải là thiếu khả năng nấu nướng và pha chế. Ngài biết nếu để nguyên thịt Con Người – thịt Đấng Cứu Thế – chắc chắn là ít người dám ăn, nên Ngài đă chế biến thành bánh. Ngài dùng thêm chất liệu lấy từ mặt đất: rượu từ cây nho, bánh từ lúa miến. Ngài không tự ḿnh làm ra rượu và bánh, nhưng để tùy con người chế biến cho hợp khẩu vị, vậy mà tại sao con người lại không đón nhận, không ăn bánh và uống rượu này. Phải chăng như Thánh kư Gioan đă viết: “Không một ai đến được với Ta nếu Cha là Đấng đă sai Ta không lôi kéo người ấy” (Gio 6:44). V́ thế mà tuy “Tất cả đều được Thiên Chúa dậy bảo “ (Gio 6:45), nhưng không phải ai cũng hiểu và cảm nhận được điều mà Chúa Giêsu muốn nói.

 

Dĩ nhiên, điều Ngài muốn nói ấy con người tự nhiên không thể hiểu thấu được. Làm sao con người tự nhiên lại có thể hiểu và cảm được thế nào là một thứ bánh từ trời ban xuống. Hương vị trên trời, và chất liệu trên trời dùng làm thứ bánh ấy dĩ nhiên là không thể đo lường được bằng cảm giác và cách nh́n tự nhiên. Em bé được nêu trên chê bánh không ngon cũng là điều dễ hiểu, v́ bánh này là bánh nuôi linh hồn, bánh đem lại sự sống tâm linh và đời đời, chứ đâu phải bánh mua về từ các siêu thị. 

 

Ngoài ra, thức ăn dù là cao lương mỹ vị đều không ngon, nếu như người ăn không có nhu cầu và sự tiêu hóa không được tốt. Có thể người ăn cảm thấy đói, và nhu cầu thực phẩm cần thiết đem lại cho họ một bữa ăn ngon, nhưng nếu sự tiêu hóa gặp trục trặc th́ của ăn ngon, hoặc bổ dưỡng mấy cũng trở thành vô ích. Đó cũng là lư do mà rất nhiều người mặc dù có nhu cầu với bánh “từ trời”, nhưng gặp phải sự tiêu hóa tâm linh không tốt nên đă không đem lại cho họ sức sống và sự phát triển về tâm hồn. Trong Ca Tiếp Liên của Lễ Ḿnh Máu Thánh Chúa, Giáo Hội đă ca lên: “Người lương thiện lănh, kẻ ác nhân cũng lănh, nhưng số phận họ không đồng đều: hoặc được sống hay là phải chết. Kẻ ác nhân phải chết, người lương thiện được sống, hăy coi chừng, cùng một của ăn như nhau, mà kết quả khác xa biết mấy”. Thánh Phaolô Tông Đồ cũng đă cảnh cáo những người ăn bánh này với tâm trạng bất kính như thế: “Ai ăn bánh và uống chén này một cách bất kính, là ăn và uống án phạt cho ḿnh” (I Cor 11:29).

 

Tóm lại, khi nghe Chúa nói về một thứ bánh đặc biệt mà Ngài ban cho nhân loại được làm bằng chính “thịt” của Ngài, tự nhiên con người cảm thấy khó hiểu và không muốn chấp nhận sự thật. Mặc dù biết đó là bánh từ trời xuống, nhưng cũng như người Do Thái đương thời của Ngài, tự nhiên ta cũng cảm thấy dè dặt. Nhưng đó là cái nh́n tự nhiên, cái nh́n hoàn toàn con người. Để khám phá ra thứ bánh đặc biệt ấy phải dùng đến Đức Tin. Cũng Thánh Phaolô đă viết: “Mỗi khi anh em ăn bánh và uống chén này, anh em loan truyền việc Chúa chịu chết, cho đến khi Chúa lại đến” (I Cor 11:26).

 

Bánh từ trời làm bằng thịt Con Người. Nhưng đây lại là thứ bánh mang lại sự sống đời đời. Tiếc thay ít người đă hiểu được giá trị cũng như sự cần thiết của bánh này. Lạy Chúa, xin cho chúng con hiểu rằng chúng con cần phải được nuôi dưỡng bằng bánh hằng sống là Thịt và Máu Chúa, và “xin ban cho chúng con bánh ấy luôn măi” (Gio 6: 34).  

 

Một Chúa Kitô đến trong xác thịt 

 

Trong bài Phúc Âm tuần trước, Thánh Kư Gioan cho chúng ta thấy Chúa Giêsu bắt đầu tỏ cho chúng ta biết ư nghĩa siêu nhiên thực sự của bánh ăn cũng như của việc ăn bánh: Bánh Sự Sống đây chính là bản thân Người, và việc ăn bánh đây, trên hết và trước hết, là tin vào Người. Tuần này, tiếp tục cùng đoạn 6 của Phúc Âm Thánh Gioan, Chúa Giêsu đă mạc khải hơn nữa về Bánh Sự Sống: “Bánh Tôi sẽ ban chính là thịt của Tôi cho thế gian được sự sống”, một lời minh định làm thính giả hết sức thắc mắc và đầy kinh hoàng, thậm chí trong cả thành phần môn đệ của Người, như bài Phúc Aâm hai tuần nữa cho thấy. Thật vậy, tất cả những điều Người mạc khải ở bài Phúc Aâm Chúa Nhật tuần trước và tuần này cũng như tuần sau đều là một mầu nhiệm, mầu nhiệm thần linh vượt tầm mức hiểu biết tự nhiên của con người, một mầu nhiệm chỉ có đức tin mới thấu triệt, một mầu nhiệm chỉ có chính Đấng mạc khải mới làm cho con người chấp nhận dù không hiểu. Đó là lư do Chúa Giêsu đă khẳng định

“không ai đến được với Tôi nếu Cha Tôi không cho phép”.

 

Đúng thế, một đàng con người trần gian hữu h́nh và hữu hạn không thể nào thấu triệt được Thiên Chúa, đúng như Ngài là, nếu chính Ngài không tỏ ḿnh Ngài ra cho họ biết. Thế nhưng, chính lúc Ngài tỏ tất cả bản thân của Ngài ra qua Con Người Giêsu Nazarét th́ nhân loại, qua dân Do Thái, cũng không thể nào hiểu nổi: Làm sao Thiên Chúa có thể trở thành một con người? Thiên Chúa thực sự cần phải hóa thành nhục thể vô cùng thấp hèn hay sao? Con Người Lịch Sử Giêsu Nazarét quả thực là Thiên Chúa hay sao? Đó là lư do trong bài Phúc Aâm Chúa Nhật tuần này dân chúng đă đặt vấn đề về nguồn gốc của Đấng công khai tuyên nhận: “Tôi là bánh từ trời xuống”, ở chỗ, trước mắt họ Đấng ấy chỉ là một con người như họ, đă từng sống với họ, một con người có cha mẹ anh chị em họ hàng họ đều quen biết, thế mà họ lại nghe Người phán Người từ trời mà xuống.

 

Nếu trước thời điểm và biến cố  Lời Nhập Thể con người tự bản chất hướng về tín ngưỡng có khuynh hướng đa thần và tôn thờ ngẫu tượng thế nào, th́ sau khi “ánh sáng thật chiếu soi hết mọi người đến trong thế gian” (Jn 1:9), con người càng ngày càng bớt mê tín dị đoan, càng bớt đa thần như vậy. Tuy nhiên, sau khi “Lời đă hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta” (Jn 1:14), một hiện tượng tôn giáo khác đă xuất hiện, trực tiếp liên quan đến Kitô giáo và thuộc nội bộ Kitô giáo, đó là, con người càng văn minh khoa học lại càng trở thành vô thần, lại càng trở nên thành phần phản kitô, anti-christ, tức là thành phần không chấp nhận Chúa Kitô đến trong xác thịt (x 2Jn 7; 1Jn 4:2), hay không chấp nhận Con Người Giêsu là Đức Kitô. Hiện tượng này hiện nay đă quá hiển nhiên ở thế giới Tây Phương, thế giới Kitô giáo, một thế giới đă từng truyền bá đức tin, truyền bá hạt giống Kitô giáo khắp nơi trên thế giới, nhất là vào thời kỳ tân thế giới cuối thế kỷ 16, lại là một thế giới đang phủ nhận căn tính Kitô giáo của ḿnh, đang sống như không hề có Thiên Chúa. Họ chẳng những hạ bệ Thiên Chúa xuống, bằng cách dẹp bỏ lề luật tự nhiên và luân lư của Ngài, như việc hợp thức hóa vấn đề ly dị và phá thai, mà c̣n thay thế Ngài bằng các thứ ngẫu tượng hiện đại là chủ nghĩa duy nhân bản và duy thực dụng, chủ nghĩa chỉ biết pro choice theo quyền làm người vô lối của ḿnh, chỉ biết cá nhân và hưởng thụ, như việc cho phép hôn nhân đồng tính phái và việc thực hiện các phương pháp tạo sinh ngoại nhiên (cấy thai, cloning v.v.).

 

Tất cả những khoản luật này hay các khoản tương tự đă không nói lên khuynh hướng con người chỉ công nhận một “Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt.16:16), chứ không chấp nhận một “Con Người” khổ nạn và tử nạn rồi mới phục sinh (xem Mtù. 20:18-19; 16:21). Tức con người thiên về khoa học thực nghiệm và kỹ thuật tiện ích ngày nay chỉ giải quyết mọi sự, bao gồm cả lănh vực lương tâm và luân lư, căn cứ vào những cái lợi thực tế mà thôi, hễ có lợi là tốt, mà tốt th́ cần phải làm và được phép làm, có quyền làm, dù có phản trái với lương tâm hay nguyên tắc luân lư phổ quát đi nữa. Chân lư của con người ngày nay là phán đoán chủ quan của họ, và sự thiện của họ là lợi lộc hiện sinh của họ. Nghĩa là con người thuộc “triều đại của Satan” ngày nay muốn thay thế Thiên Chúa trong việc “biết lành biết dữ” (Gen.3:5), tức muốn tự ḿnh định đoạt tất cả mọi sự theo ư riêng của ḿnh, cái ǵ họ nghĩ lành là lành, như ly dị, phá thai, hôn nhân đồng tính, tạo sinh ngoại nhiên v.v., nên có quyền làm; và cái ǵ họ cho dữ là dữ, như thai nhi tàn tật, bệnh nhân bất trị v.v., nên cần phải giết đi!

 

Thế nhưng, với lư luận sắc bén và thực tế như thế, nhất là lối lư luận này lại được chính quyền hợp thức hóa, được nhiều người theo như thế, làm sao Kitô hữu chúng ta có thể nhận ra những sai lầm của “triều đại Satan”, tức có thể nhận diện và điểm mặt thành phần phản kitô này, một thành phần mà Thánh Kinh Tân Ước đă nhận định “chúng từ hàng ngũ của chúng ta mà ra” (1Jn.2:19). Chính v́ thành phần này, cũng Thánh Kinh Tân Ước nhận định, là thành phần “gian xảo” (2Jn.7), mà Chúa Giêsu đă cảnh giác các môn đệ trong những ngày cuối thời, “lừa đảo nhiều người” (Mt.24:5,11), thậm chí lừa đảo “cả thành phần được chọn” (Mt.24:24). Ngay thánh Phêrô, sống ở kề bên và sống ngay trước một “Đức Kitô” (Mt.16:16) thực sự, như ngài được ơn Chúa tuyên xưng (xem Mt.16:17), mà c̣n trở thành “Satan” (Mt.16:23), tức c̣n khuynh hướng phản kitô, chưa hoàn toàn công nhận Đức Giêsu Kitô đến trong xác thể, huống chi chúng ta đă sống xa Người cả gần 2000 năm, chưa hề được “nghe bằng tai, thấy bằng mắt, sờ bằng tay” (1Jn.1:1), như các tông đồ là chứng nhân tiên khởi của Kitô giáo chúng ta.

 

Bởi thế, căn cứ vào lời Chúa Giêsu trách cứ thánh Phêrô trong việc thánh nhân “không phán đoán theo Thiên Chúa mà chỉ theo loài người” (Mt.16:23), tức chỉ theo phán đoán tự nhiên của ḿnh hướng về những ǵ tốt lành chủ quan, chứ “không chấp nhận” (Jn.1:12) mạc khải của Thiên Chúa, một mạc khải được trọn vẹn thể hiện nơi “Lời đă hóa thành nhục thể” (Jn.1:14) là Đức Giêsu Kitô đă đến trong xác thịt, chúng ta có thể kết luận để lột trần bộ mặt phản kitô nơi chính bản thân ḿnh cũng như trong việc giao tiếp xă hội. Sau đây là 4 dấu hiệu cho thấy đâu là thành phần kitô giả hay tinh thần kitô giả, thành phần không chấp nhận Chúa Kitô đến trong xác thịt, được thể hiện hay bộc lộ qua những dấu hiệu, thứ nhất, tỏ ra không tôn phục con người đại diện Người trên trần gian; thứ hai, tỏ ra không tôn kính bí tích Thánh Thể; thứ ba, tỏ ra không tôn sùng Mẹ Maria là Vị đă thụ thai và hạ sinh Người; thứ bốn, tỏ ra không tôn trọng thành phần anh em hèn mọn của Người trong xă hội loài người, hay ghê tởm thánh giá đau khổ Chúa gửi đến cho.

    

Dấu hiệu thứ nhất: những ai không tuân phục quyền bính Giáo Hội và Đức Thánh Cha nói riêng, đều là phản kitô, v́ Giáo Hội là thân thể của Chúa Kitô và vị đại diện của Người trên trần gian là đầu của thân thể này, không tuân phục Giáo Hội và Đức Thánh Cha là không công nhận Đức Giêsu Kitô đă đến trong xác thể.

 

Dấu hiệu thứ hai có thể nhận diện thành phần phản kitô là họ không tin hay coi thường Bí Tích Thánh Thể, một thực tại thần linh mà Đức Giêsu Kitô c̣n đang hiện diện bằng cả thần tính cũng như nhân tính của Người nói chung và Ḿnh Máu Thánh Người nói riêng; không tin hay tôn sùng Thánh Thể là dấu chứng tỏ phản kitô, thành phần không công nhận Đức Giêsu Kitô đă đến trong xác thịt.

 

Dấu hiệu thứ ba cũng không kém phần vững chắc để nhận ra thành phần phản kitô là họ không nhận biết Mẹ Maria, thậm chí c̣n chỉ trích và chống đối việc tôn sùng Mẹ, v́ như thế là họ tỏ ra cũng không công nhận Đức Giêsu Kitô đă đến trong xác thịt, tức đă được sinh ra bởi Mẹ Maria.

     

Dấu hiệu thứ bốn để nhận ra thành phần phản kitô là ḷng thù hằn thánh giá của họ, ở chỗ không phải họ chỉ sợ hăi và tránh né thánh giá theo tính tự nhiên như mọi con người b́nh thường, mà c̣n dùng thủ đoạn bất chính để tiêu diệt thánh giá nữa, bằng cách không được như ư là ly dị, là phá thai, là giết người nhân đạo v.v.; mà thánh giá là đường lối duy nhất Lời nhập thể đă dùng để cứu rỗi nhân loại, do đó, “trở thành những kẻ thù của thánh giá Đức Kitô” (Phil.3:18) như thế tức là không công nhận Đức Giêsu Kitô đă đến trong xác thịt.

 

Nếu “Thiên Chúa là Thần Linh” (Jn 4:24) thực sự làm người nơi “Lời đă hóa thành nhục thể” (Jn 1:14), và Lời Nhập Thể thực sự là Bánh Sự Sống từ trời xuống, là Mạc Khải Thần Linh, th́ quả thực, đúng như Người đă khẳng định: “Bánh Tôi sẽ ban chính là thịt Tôi cho thế gian được sống”. V́ qua xác thịt của Người, một Thánh Thể Vượt Qua, thế gian đă được cứu độ, một Giáo Hội đă được hạ sinh, một nhân loại sẽ được canh tân “trong Thần Linh và chân lư” (Jn 4:24). 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL