LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA
 

 


BÀI ĐỌC I: Is 42:1-4, 6-7
“Nầy là tôi tớ Ta, Ta hài ḷng về người”

Bài trích sách Tiên tri Isaia.

Đây là lời Chúa phán: “Nầy là tôi tớ Ta mà Ta nâng đỡ, là người Ta chọn, Ta hài ḷng về người. Ta ban Thần trí Ta trên người. Người sẽ xét xử chư dân. Người sẽ không lớn tiếng, không thiên vị ai không ai nghe tiếng người ở công trường. Người không bẻ găy cây lau bị giập, không dập tắt tim đèn c̣n khói. Người trung thành đem lại lẽ công b́nh. Người sẽ không buồn phiền, không nao núng, chỉ lo đặt công lư trên địa cầu, v́ trăm đảo mong đợi lề luật người. Ta là Chúa, Ta đă gọi ngươi trong công lư, đă cầm lấy tay ngươi, đă ǵn giữ ngươi, đă đặt ngươi thành giao ước của dân, và nên ánh sáng của chư dân, để ngươi mở mắt cho người mù, đưa ra khoœi tù những người bị xiềng xích, đưa ra khoœi ngục những người ngồi trong tối tăm”.

Lời của Chúa.


Đáp ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)
Chúa sẽ chúc phúc cho dân Người trong cảnh thái b́nh.

1. Các con cái Thiên Chúa, hăy dâng kính Chúa. Hăy dâng kính Chúa vinh quang xứng với danh Người, hăy mang lễ phục thánh để thờ lạy Chúa.
2. Tiếng Chúa vang dội trên mặt nước, Chúa ngự trên muôn ngàn sóng nước. Tiếng Chúa phán ra trong uy quyền, tiếng Chúa phán ra trong oai vệ.
3. Thiên Chúa oai nghiêm làm cho sấm sét nổ ran, và trong thánh đài của Chúa mọi người kêu lên: Vinh quang! Chúa ngự trị trong cơn hồng thủy, và Chúa làm vua ngự trị tới muôn đời.

BÀI ĐỌC II: Act 10:34-38
“Chúa dùng Thánh Thần mà xức dầu tấn phong cho Người”


Bài trích sách Tông đồ Công vụ.

Trong những ngày ấy, Phêrô mở miệng nói rằng: “Quả thật, tôi nghiệm biết rằng Thiên Chúa không thiên tư tây vị, nhưng ở bất cứ xứ nào, ai kính sợ Người và thực hành sự công chính, đều được Người đón nhận. Thiên Chúa đă sai Lời Người đến cùng con cái Israel, loan tin b́nh an, nhờ Chúa Giêsu Kitô, là Chúa muôn loài. Như anh em biết, điều đă xảy ra trong toàn ci Giuđa, sự khởi từ Galilêa, sau khi Gioan đă rao giảng phép rửa: ấy là Chúa Giêsu thành Nagiarét. Thiên Chúa đă dùng Thánh Thần và quyền năng mà xức dầu tấn phong cho Người. Người đi qua mọi nơi, ban bố ơn lành và chữa mọi người bị quỷ ám, bởi v́ Thiên Chúa ở với Người”.

Lời của Chúa.


(Xin mời Cộng đoàn đứng)
Alleluia, alleluia. — Các tầng trời mở ra, tiếng Chúa Cha tuyên phán: Nầy là Con Ta yêu dấu, hăy nghe lời Người. — Alleluia.

PHÚC ÂM: Mc 1:7-11
“Con là Con yêu dấu của Cha, Con đẹp ḷng Cha”

Tin Mừng của Chúa Giêsu theo Thánh Marcô.

Khi ấy, Gioan rao giảng rằng: “Có Đấng đến sau tôi, nhưng quyền lực hơn tôi, tôi không xứng đáng cúi xuống cởi dây giày cho Người. Phần tôi, tôi đă rửa anh em trong nước, nhưng Người, Người sẽ rửa anh em trong Thánh Thần”. Và đă xảy ra là trong những ngày đó, Chúa Giêsu từ Nagiarét xứ Galilêa đến và chịu phép rửa bởi Gioan ở sông Giođan. Khi vừa lên khoœi nước, Người liền thấy trời mở ra, thấy Thánh Thần như chim bồ câu ngự xuống trên ḿnh. Và có tiếng từ trời phán: “Con là Con yêu dấu của Cha, Con đẹp ḷng Cha”.

Phúc Âm của Chúa.


_______________________________________________

 

 Suy Niệm

 

(Thánh Giáo Giám Mục Gregory of Nazianzus:
Oratio 39 in Sancta Lumină-16, 20: PG 36: 350-351, 354, 358-359)
 

 

PHÉP RỬA CHÚA KITÔ LĂNH NHẬN

 

Chúa Kitô được tắm trong ánh sáng; chúng ta cũng phải tắm trong ánh sáng. Chúa Kitô chịu phép rửa; chúng ta cũng phải đi xuống với Người để cùng đi lên với Người.

Thánh Gioan đang làm phép rửa th́ Chúa Kitô tiến đến. Có lẽ Người đến là để thánh hóa vị tẩy giả của Người; đúng thế, Người đến để d́m nhân tính tội lỗi xuống nguồn nước. Người đến để thánh hóa con sông Dược Đăng cho chúng ta, cũng như để sửa soạn sẵn cho chúng ta; Người, Đấng có cả tinh thần lẫn xác thể, đến để bắt đầu một cuộc tân tạo bằng Thần Linh cũng như bằng nước.

Vị Tiền Hô không chịu làm; Chúa Giêsu cứ nhất định chịu. Thế rồi Thánh Gioan nói: Tôi phải được Ngài rửa cho mới đúng. Thánh nhân là ngọn đèn trước mặt trời, là tiếng trước Lời, là bạn bè trước Tân Nương, là nhân vật cao trọng nhất trong tất cả mọi người do phụ nữ sinh ra trước hoa trái đầu ḷng của toàn thể tạo vật, là thai nhi nhảy mừng trong ḷng mẹ trước Đấng được tôn thờ trong bụng mẹ, là tiền hô và là vị tiền hô mai hậu trước Đấng đă đến và là Đấng lại đến. Tôi cần phải được rửa bởi Ngài; chúng ta cần phải thêm là: và cần phải được rửa v́ Ngài, bởi Thánh Gioan đă được rửa bằng máu, được rửa sạch như Phêrô, không phải chỉ bằng việc Phêrô được rửa chân mà thôi.

Chúa Giêsu đă lên khỏi nước; thế giới cũng cùng lên với Người. Các tầng trời, khi Thiên Đàng bởi Adong đă bị đóng lại bằng những thanh gươm lửa không cho ông và con cháu ông vào, đă được mở toang ra. Thần Linh xuống trên Người như một đấng ngang hàng, chứng thực cho ngôi vị Thiên Chúa của Người. Có tiếng chứng nhận Người phát ra từ trời, nơi Người từ đó mà tới. Thần Linh đến với h́nh thù của một con chim bồ câu, một loài chim xưa kia đă loan báo hồng thủy đă chấm dứt, do đó Ngài đă ban vinh dự cho thân xác được nên một với Thiên Chúa.

Hôm nay, chúng ta hăy tôn kính phép rửa Chúa Kitô lănh nhận và cử hành lễ này một cách thánh thiện. Chúng ta cần phải hoàn toàn sạch sẽ và cứ phải giữ ḿnh sạch sẽ như thế. Thiên Chúa không vui thỏa ǵ hơn là thấy con người ăn năn hối cải và được cứu độ, thành phần Ngài đă hết lời phán dạy và mạc khải cho. Ngài muốn anh em trở nên một sinh lực cho toàn thể loài người, là ánh sáng chiếu soi trên thế gian. Anh em phải là ánh sáng rạng ngời khi anh em đứng bên Chúa Kitô, Đấng là ánh sáng chói ngời, khi anh em được tắm trong vinh quang của Đấng là ánh sáng thiên đ́nh. Anh em càng phải hoan hưởng hơn nữa ánh sáng tinh nguyên và chói lọi của Ba Ngôi, như giờ đây anh em đă lănh nhận, mặc dù chưa trọn vẹn, một tia quang minh của ánh sáng này, phát xuất từ Vị Thiên Chúa duy nhất, trong Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, Đấng được hiển vinh và quyền năng muôn đời muôn kiếp. Amen.

 


(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ The Office of Readings, Saint Paul Editions, 1983, trang 154-155)
 

 

_______________________________________________

 

LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA

 

"Vinh hiển của Người Con duy nhất đến từ Cha, đầy ân sủng và chân lư".

 

Đây là chủ đề thích hợp cho riêng Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa, một lễ mở màn cho Mùa Phụng Vụ Hậu Giáng Sinh. Bởi v́, bộ ba Phúc Âm Nhất Lăm đều thuật lại sự kiện về "vinh hiển của Người Con duy nhất đến từ Cha" này, tức "về Giêsu Nazarét, Người bắt đầu từ Galilêa chịu phép rửa mà Gioan rao giảng' và về cách thức Thiên Chúa lấy Thánh Linh và quyền năng mà xức dầu cho Người" (bài đọc 2).

Theo Phúc Âm thánh Mathêu, "Chúa Giêsu từ Galilêa đến với Gioan ở sông Dược-Đăng để chịu phép rửa của ông", và "sau khi chịu phép rửa xong" th́ Người được "Thiên Chúa lấy Thánh Linh và quyền năng mà xức dầu cho Người" (bài đọc 2). Ở chỗ, "Thần Linh Thiên Chúa như một chim câu đậu xuống trên Người". Thêm vào đó, Thiên Chúa c̣n chính thức giới thiệu "Người Con duy nhất" của ḿnh này với loài người, mà đại diện bấy giờ là Gioan, con người tiêu biểu nhất của loài người (xem Luca 7:28), bằng "tiếng từ các tầng trời vang lên: 'Đây là Con yêu dấu của Ta. Ta ái mộ Người'".

Nếu trong Phúc Âm thánh Mathêu, "Người Con duy nhất" này của Thiên Chúa đă được Ngài giới thiệu với loài người, th́ trong Phúc Âm của hai thánh Matcô và Luca, "Người Con duy nhất" này lại được chính Thiên Chúa trực tiếp tỏ ḷng thương mến đặc biệt, bằng lời thú nhận: "Con là Con yêu dấu của Cha. Cha hài ḷng v́ Con (hay) Cha sủng ái Con".

Ở đây, mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi đă được mạc khải cho loài người biết qua tŕnh thuật của Phúc Âm Nhất Lăm, trong trường hợp Đức Kitô lănh nhận Phép Rửa ở sông Dược-Đăng. Thiên Chúa Ngôi Cha được biểu hiệu qua "tiếng phán từ các tầng trời" (Phúc Âm cả 3 năm), Thiên Chúa Ngôi Con được sống động nơi h́nh ảnh của con người Đức Kitô, và Thiên Chúa Ngôi Ba là "Thần Linh" (Phúc Âm năm A và B) hay "Thánh Linh" (Phúc Âm năm C) được biểu hiệu qua "h́nh chim câu đậu xuống trên Người" (Phúc Âm năm C).

Thật ra, theo thần tính của ḿnh, là "Lời ở nơi Thiên Chúa" (Phúc Âm lễ Ban Ngày Giáng Sinh) đă được Thiên Chúa "phán từ các tầng trời" khi "Ngài nói với (con người) chúng ta qua Con của Ngài" (bài đọc 2 Lễ Ban Ngày Giáng Sinh), th́ trong mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi được mạc khải ở đây, Thiên Chúa Ngôi Con chính là "tiếng phán từ các tầng trời", tức là "tất cả sự thật" (Jn.16:13) nơi Thiên Chúa được tỏ ra cho loài người, nơi con người của Đức Giêsu Kitô. Như thế, được ngôi hiệp với thần tính, nhân tính của Đức Giêsu Kitô chính là "đường lối" (Jn.14:6) mạc khải của Thiên Chúa.

Thế nhưng, Thiên Chúa muốn mạc khải những ǵ, nếu không phải là t́nh yêu của Ngài đối với loài người, một thân phận tạo vật được hiện thân nơi con người của Đức Giêsu Kitô, một t́nh yêu được mạc khải qua nội dung của "tiếng phán từ các tầng trời", đó là "Ta ái mộ Người" (Phúc Âm năm A), hay "Cha sủng ái Con" (Phúc Âm năm B) hoặc "Cha hài ḷng v́ Con" (Phúc Âm năm C).

Do đó, "vinh hiển của Người Con duy nhất đến từ Cha" đây không là ǵ khác ngoài t́nh trạng "đầy ân sủng và chân lư" ở nơi Người. "Ân sủng" ở đây là ǵ, nếu không phải là việc "Thiên Chúa yêu thương..." (Jn.3:16) hay "Thiên Chúa chứng tỏ/mạc khải t́nh yêu của Ngài..." (Rm.5:8' 1Jn.4:9). Và "chân lư" ở đây là ǵ, nếu không phải là "Thiên Chúa là t́nh yêu" (1Jn.4:8,16).

Chính thứ tự của câu "ân sủng và chân lư", trong đó, "ân sủng" được đặt trước "chân lư", đă nói lên động lực và thực tại nơi mạc khải của Thiên Chúa: v́ yêu thương (ân sủng) Thiên Chúa đă mạc khải t́nh yêu là bản tính của Ngài ra (chân lư).

V́ việc mạc khải của Thiên Chúa là do "ân sủng", tức là phát xuất từ việc Thiên Chúa yêu thương nhân loại, và cũng v́ cả mạc khải của Thiên Chúa c̣n là chính T́nh Yêu của Ngài, một thực tại nói lên "tất cả chân lư" của mạc khải, mà "Thánh Linh", "Đấng An Ủi, là Thần Chân Lư" (Jn.15:26), mới nhập cuộc, xuất hiện bằng h́nh ảnh của "chim câu", biểu hiệu cho tâm t́nh "hiền lành" (Mt.11:29), liên quan đến "ân sủng", và cũng biểu hiệu cho đức tính "đơn thành" (Mt.10:16), liên quan đến "chân lư".

Như thế, nếu nhân tính của Đức Kitô, "Người Con duy nhất đến từ Cha, đầy ân sủng và chân lư" này, như vừa nhận thức, là "đường lối" mạc khải của Thiên Chúa, th́ "Thần Linh (hay) Thánh Linh lấy h́nh chim câu đậu xuống trên Người" đây chính là nguyên lư, là tác nhân mạc khải của Thiên Chúa.

Do đó, "vinh hiển của Người Con duy nhất đến từ Cha, đầy ân sủng và chân lư" đây c̣n là "Thánh Linh" mà "Thiên Chúa xức dầu cho Người" (bài đọc 2), đồng thời cũng là "Thần Linh" mà Thiên Chúa "đă đặt trên Người" (bài đọc 1). Bởi đó, dưới tác động hay ảnh hưởng "quyền năng từ trên cao" (Lk.24:49) là "Thần Linh" hay "Thánh Linh" này, mà Đức Kitô, "Giêsu Nazarét... đi khắp nơi thực hiện những việc lành và chữa trị cho tất cả những ai bị ma qủi cầm buộc, và Thiên Chúa ở với Người" (bài đọc 2).

Về việc Chúa Giêsu vô tội mà lại lănh nhận phép rửa của Gioan Tiền Hô: tại sao Người chịu phép rửa hay Người chịu phép rửa để làm ǵ?
- …
Để có thể trả lời một cách chính xác cho vấn đề tại sao Chúa Kitô vô tội mà c̣n lănh nhận phép rửa của Gioan Tiền Hô, trước hết, về nguyên tắc, chúng ta cần phải lưu ư đến yếu tố cốt li là Chúa Kitô có hai bản tính, bản tính Thiên Chúa và bản tính nhân loại. Tuy nhiên, trong hai bản tính được ngôi hiệp nơi Đấng Thiên Sai này, bản tính Thiên Chúa là chính và bản tính nhân loại là phụ, bởi thế mới nói Người là Thiên Chúa Nhập Thể hơn là Con Người Thần Linh. Đó là lư do Giáo Lư của Giáo Hội Công Giáo số 466 mới xác tín: “Nhân tính của Đức Kitô không có một chủ thể nào khác ngoài ngôi vị thần linh Con Thiên Chúa, Đấng đă mặc lấy nhân tính ấy và biến nhân tính ấy thành nhân tính của ḿnh”, và số 515 c̣n giải thích r hơn nữa như sau: “Nhân tính của Người như là ‘một bí tích’, tức như là một dấu hiệu và là một dụng cụ, của thần tính Người cũng như của ơn cứu độ Người mang đến, ở chỗ, những ǵ hữu h́nh nơi đời sống trần gian của Người đều dẫn đến mầu nhiệm vô h́nh của vai tṛ thiên tử và sứ vụ cứu chuộc của Người”. Số Giáo Lư 516 tóm lại thế này: “Toàn thể đời sống trần gian của Chúa Kitô – lời Người nói, việc Người làm, Người thinh lặng và Người khổ đau, cung cách Người sống động và nói năng thực sự – là Mạc Khải của Chúa Cha”.

Đó là lư do tại sao khi nói về việc Chúa Giêsu chịu phép rữa của Tiền Hô Gioan, Giáo Lư số 536 đă cảm nhận một cách hết sức sâu xa và xác đáng như sau: “Việc Chúa Giêsu chịu phép rửa, về phần Người, đó là việc Người chấp nhận và mở màn cho sứ vụ của Người như là một Người Tôi Tớ khổ đau của Thiên Chúa. Người tự cho ḿnh thuộc vào số các tội nhân; Người là ‘Chiên của Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian’ (Jn 1:29; x. Is 53:12). Người hướng vọng tới ‘phép rửa’ là cái chết đẫm máu của Người (x Mk 10:38; Lk 12:50). Người đến để ‘làm trọn tất cả sự chính trực’, tức là, Người bắt ḿnh hoàn toàn thuận phục ư muốn của Chúa Cha, ở chỗ, v́ yêu thương Người đồng ư chấp nhận phép rửa tử nạn để xóa bỏ tội lỗi của chúng ta (Mt 3:15, x. 26:39)… Chúa Giêsu sẽ là nguồn mạch Thần Linh đổ xuống cho tất cả nhân loại. Trong lúc Người lănh nhận phép rửa, ‘các tầng trời mở ra’ (Mt 3:16) – các tầng trời bị tội lỗi Adong đóng lại – và các gịng nước được thánh hóa bởi việc Chúa Giêsu d́m ḿnh xuống cũng như bởi Thần Linh, đó là một dạo khúc mở màn cho cuộc tân tạo”.

Đối với tôi, việc Chúa Kitô lănh nhận phép rửa không phải là v́ nhân tính của Người có tội như bản tính hư hoại của loài người chúng ta, mà là để nhân tính ấy được tràn đầy Thần Linh. Cũng giống như việc Người ăn chay và chịu cám dỗ trong hoang địa 40 đêm ngày không phải là v́ nhân tính của Người đầy đam mê nhục dục cần phải khổ chế và đền tội như loài người tội nhân chúng ta, mà là để nhân tính đầy Thần Linh của Người trở thành phương tiện cho Thiên Chúa sử dụng trong việc chế ngự sự dữ và cứu độ thế gian. Thật ra, nhân tính của Người đă được tràn đầy Thần Linh ngay từ giây phút nhập thể trong ḷng Trinh Nữ Đầy Ơn Phúc Maria. Thế nhưng, v́ Người cần phải thông ban mức độ tràn đầy Thần Linh của ḿnh ra cho chung nhân loại cũng như cho riêng Giáo Hội của Người nữa, điển h́nh sau khi phục sinh từ trong kẻ chết, tức lúc nhân tính của Người hoàn toàn hiển linh, Người đă hiện ra với các tông đồ và thở hơi trên các vị để các vị “nhận lấy Thánh Linh” (Jn 20:22), mà Người cần phải tỏ ḿnh ra Người thực sự là Đức Kitô, tức là một Đấng được xức dầu, một Đấng đầy Thần Linh, tức là một Đấng Thiên Sai. Và tác động thích hợp nhất và ư nghĩa nhất để tỏ ḿnh đầy Thần Linh cho phần rỗi của loài người chính là việc Người lănh nhận phép rửa của Gioan Tiền Hô tại sông Dược Đăng khi bắt đầu xuất thân cứu nhân độ thế.

Lạy Cha chúng con ở trên trời, Cha đă sai "Người Con duy nhất đến từ Cha, đầy ân sủng và chân lư", để "Người mang công chính đến cho các dân tộc... làm giao ước của dân, làm ánh sáng cho các dân tộc..." (bài đọc 1) - xin Cha "chúc phúc cho (chúng con) trong cảnh thái b́nh" (đáp ca), thành phần "người mù... tù nhân... sống trong tăm tối" (bài đọc 1), đă được Người, qua Bí Tích Rửa Tội, "mở mắt (lương tri) cho... giải tỏa t́nh trạng (ma qủi) cầm buộc cho... và đưa ra khỏi ngục (thế gian)" (bài đọc 1).

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

_______________________________________________

 


“Này Là Con Ta Yêu Dấu”

 


Bài Phúc Âm theo Thánh Mathêu của Chúa Nhật Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa Năm A hôm nay cho chúng ta thấy bốn điều sau đây. Điều thứ nhất là Thiên Chúa Ba Ngôi lần đầu tiên tỏ ḿnh ra, được biểu hiệu qua h́nh ảnh “mở ra” của “các tầng trời”, sau khi Chúa Giêsu chịu phép rửa, vào chính lúc “Chúa Giêsu lên khỏi nước”. Điều thứ hai là mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi này được mạc khải một cách hữu h́nh, với Thần Linh qua h́nh ảnh chim câu, với Lời Nhập Thể qua h́nh ảnh một con người, và với Thiên Chúa qua tiếng nói phát ra từ trời. Điều thứ ba là con người Giêsu muốn Gioan làm phép rửa cho để Người có thể tỏ ḿnh ra Người thực sự là Con Thiên Chúa; và Thiên Chúa đă chứng nhận con người Giêsu này thực sự là Con Thiên Chúa qua việc Thần Linh của Thiên Chúa “ngự xuống… đậu trên Người”. Điều thư bốn là trong số những người Do Thái bấy giờ đến xin Thánh Gioan Tẩy Giả làm phép rửa cho có nhân vật Giêsu Nazarét, nhưng mọi người không biết Người cho đến khi Gioan nhận ra Người, nhất là cho đến khi Người được Thiên Chúa chứng nhận, bằng cả việc Thần Linh tỏ hiển nơi Người và tiếng nói từ trời phát ra về Người.

Thế nhưng, nếu nhân vật Giêsu Nazarét này thực sự là Con Thiên Chúa, “đẹp ḷng Cha mọi đàng”, nghĩa là Người chẳng có tội lỗi ǵ như nhân loại chúng ta đây, th́ tại sao Người lại phải chịu phép rửa của Gioan Tẩy Giả, dù phép rửa của Gioan Tẩy Giả bấy giờ chỉ là phép rửa thống hối chứ không phải phép rửa tha tội như được Chúa Giêsu sau này thiết lập khi sống lại từ trong kẻ chết?

Bởi v́, dù phép rửa của Thánh Gioan Tẩy Giả chỉ là phép rửa thống hối, chứ không thực sự là phép rửa tha tội như Kitô hữu chúng ta lănh nhận, nhưng đă thống hối là thống hối tội lỗi, mà Chúa Giêsu lại vô tội, vậy Chúa Giêsu chịu phép rửa nghĩa là Người cảm thấy ḿnh cũng có tội như ai, hay ít là Người làm cho người khác thấy rằng Người cũng thuộc hàng tội lỗi như mọi người. Đúng thế, v́ thực sự là Con ruột của Thiên Chúa hóa thân làm người, chứ không phải là đứa con thừa nhận như Kitô hữu chúng ta đây, Người không có tội lỗi ǵ cả. Tuy nhiên, Người nhập thể mặc lấy bản tính hư hoại của loài người chúng ta là để cứu độ nhân loại chúng ta khỏi tội lỗi và sự chết, bởi thế, với tư cách và thân phận là một con người, Người chính là “Chiên Thiên Chúa, Đấng gánh tội trần gian”, như Người đă được Gioan Tẩy Giả tuyên bố cho dân Do Thái biết trong bài Phúc Âm tuần tới. Bởi thế, chính việc Người đến lănh nhận phép rửa lại là việc Người tỏ ra Người thực sự là Con Thiên Chúa. Nếu Người không sẵn sàng chịu chết vô cùng đau thương nhục nhă trên cây thập giá th́ Người không thực sự là Con Thiên Chúa thế nào, th́ nếu Người không đến chịu phép rửa của Gioan Tiền Hô, Người cũng không phải là “Con Cha yêu dấu, đẹp ḷng Cha mọi đàng” như vậy. Bởi v́, đă là Con ngoan, phải vâng lời Cha, hay để tỏ ḿnh thực sự là Đấng Thiên Sai, phải làm theo ư Đấng đă sai ḿnh. Đó là lư do khi Chúa Giêsu đến với Thánh Gioan Tẩy Giả để xin thánh nhân làm phép rửa cho ḿnh, Người đă nói với thánh nhân khi thánh nhân từ chối không chịu làm phép rửa cho Người: “Chúng ta cần phải làm điều này để chu toàn tất cả những mệnh lệnh của Thiên Chúa”. Đó cũng là lư do thánh nhân đă nói về Người ở Phúc Âm Thánh Gioan rằng: “Phần tôi, tôi làm phép rửa cho Người là để Người có thể tỏ ḿnh Người ra cho dân Israel” (Jn 1:31).

Về việc Chúa Giêsu chịu phép rửa của Tiền Hô Gioan, Giáo Lư của Giáo Hội Công Giáo số 536 đă cảm nhận một cách hết sức sâu xa và xác đáng như sau: “Việc Chúa Giêsu chịu phép rửa, về phần Người, đó là việc Người chấp nhận và mở màn cho sứ vụ của Người như là một Người Tôi Tớ khổ đau của Thiên Chúa. Người tự cho ḿnh thuộc vào số các tội nhân; Người là ‘Chiên của Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian’ (Jn 1:29; x. Is 53:12). Người hướng vọng tới ‘phép rửa’ là cái chết đẫm máu của Người (x Mk 10:38; Lk 12:50). Người đến để ‘làm trọn tất cả sự chính trực’, tức là, Người bắt ḿnh hoàn toàn thuận phục ư muốn của Chúa Cha, ở chỗ, v́ yêu thương Người đồng ư chấp nhận phép rửa tử nạn để xóa bỏ tội lỗi của chúng ta (Mt 3:15, x. 26:39)… Chúa Giêsu sẽ là nguồn mạch Thần Linh đổ xuống cho tất cả nhân loại. Trong lúc Người lănh nhận phép rửa, ‘các tầng trời mở ra’ (Mt 3:16) – các tầng trời bị tội lỗi Adong đóng lại – và các gịng nước được thánh hóa bởi việc Chúa Giêsu d́m ḿnh xuống cũng như bởi Thần Linh, đó là một dạo khúc mở màn cho cuộc tân tạo”.

Qua câu Giáo Lư vừa trích dẫn việc Chúa Giêsu chịu phép rửa c̣n có một ư nghĩa khác nữa. Đối với tôi, việc Chúa Kitô lănh nhận phép rửa không phải là v́ nhân tính của Người có tội như bản tính hư hoại của loài người chúng ta, mà là để nhân tính ấy được tràn đầy Thần Linh. Cũng giống như việc Người ăn chay và chịu cám dỗ trong hoang địa 40 đêm ngày không phải là v́ nhân tính của Người đầy đam mê nhục dục cần phải khổ chế và đền tội như loài người tội nhân chúng ta, mà là để nhân tính đầy Thần Linh của Người trở thành phương tiện cho Thiên Chúa sử dụng trong việc chế ngự sự dữ và cứu độ thế gian. Thật ra, nhân tính của Người đă được tràn đầy Thần Linh ngay từ giây phút nhập thể trong ḷng Trinh Nữ Đầy Ơn Phúc Maria. Thế nhưng, v́ Người cần phải thông ban mức độ tràn đầy Thần Linh của ḿnh ra cho chung nhân loại cũng như cho riêng Giáo Hội của Người nữa, điển h́nh sau khi phục sinh từ trong kẻ chết, tức lúc nhân tính của Người hoàn toàn hiển linh, Người đă hiện ra với các tông đồ và thở hơi trên các vị để các vị “nhận lấy Thánh Linh” (Jn 20:22), mà Người cần phải tỏ ḿnh ra Người thực sự là Đức Kitô, tức là một Đấng được xức dầu, một Đấng đầy Thần Linh, tức là một Đấng Thiên Sai. Và tác động thích hợp nhất và ư nghĩa nhất để tỏ ḿnh đầy Thần Linh cho phần rỗi của loài người chính là việc Người lănh nhận phép rửa của Gioan Tiền Hô tại sông Dược Đăng khi bắt đầu xuất thân cứu nhân độ thế.

Thực hành sống đạo: Để theo gương của Chúa Giêsu vô tội song Người đă lănh chịu phép rửa, Kitô hữu chúng ta, sau khi đă được sạch tội nhờ bí tích rửa tội, chúng ta phải luôn Sống Bí Tích Rửa Tội, tức là sống làm sao để có thể thực sự trở thành nơi Thiên Chúa Ba Ngôi tỏ ḿnh ra, như Ngài đă tỏ ḿnh ra sau khi Chúa Giêsu lên khỏi nước, đó là chúng ta bao giờ cũng phải chu toàn những ǵ Thiên Chúa muốn nơi chúng ta, như Chúa Giêsu đă chu toàn tất cả những ǵ Cha là Đấng đă sai Người. Chúng ta chỉ thực sự là Kitô hữu, là Con Thiên Chúa ở chỗ chúng ta chu toàn giới răn của Thiên Chúa và làm theo theo ư muốn Cha của ḿnh mà thôi.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 


_______________________________________________



KHÍA CẠNH TÂM LƯ VỀ
LỄ CHÚA CHỊU PHÉP RỬA


Trần Mỹ Duyệt



Hôm nay Giáo Hội mừng lễ Chúa Chịu Phép Rửa. Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, đă đến xin với Gioan Tiền Hô để chịu phép rửa. Ngoài ư nghĩa thần học và tu đức của biến cố lịch sử này tại sông Giođan cách đây hơn 2000 năm, nó c̣n mang ư nghĩa hướng dẫn và giáo dục qua lăng kính tâm lư ứng dụng nữa.

Đúng vậy, biến cố Chúa Giêsu chịu phép rửa ngoài ư nghĩa Thần học và Tu đức, nó c̣n cho chúng ta một ư nghĩa khác gần gũi và thích hợp với đời sống Kitô hữu, tôi muốn nói tới khía cạnh tâm lư và giáo dục.

Tâm lư chung con người ai cũng có khuynh hướng bảo vệ ḿnh, và một trong những h́nh thức bảo vệ ấy là không muốn nhận cho ḿnh phần thua kém, phần khuyết điểm. Thí dụ trong ṭa án, trước mặc các luật sư, và các chứng nhân mà thường các bị cáo vẫn cứ khăng khăng kêu ḿnh là vô tội hoặc bị bắt oan.

Điều này cũng xẩy ra trong lănh vực tâm lư và tâm bệnh nữa. Các bệnh nhân tâm lư ít khi nhận ḿnh có bệnh chưa nói tới việc chấp nhận trị bệnh. Một người bị đưa vào bệnh viện v́ nghiện ngập rượu chè, ma túy chẳng hạn, việc đầu tiên của họ là chối ḿnh không bao giờ biết hút thuốc hay uống rượu. Trong những trường hợp ấy, nếu chẳng đặng đừng và không thể chối căi được th́ lại đổ thừa cho người này, người khác, nguyên nhân này hoặc nguyên nhân khác. Thí dụ như tôi uống tư rượu cho vui v́ bạn bè nài ép quá, hoặc tôi phải tội sát nhân chỉ v́ tự vệ…

Như vậy, khi Chúa Giêsu vô tội, thánh thiện đến với Gioan xin ông làm phép rửa cho ḿnh trên sông Giođan, th́ đây là một bài học thâm thúy về cái nh́n tâm lư và giáo dục. Chính Gioan cũng hết sức bỡ ngỡ về hàỉnh động của Chúa Giêsu: “Chính tôi mới cần được Ngài làm phép rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi” (Mt 3:14).

Để ư theo di thêm cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu và Gioan hôm ấy, chúng ta sẽ thấy nơi hành động ấy một ư nghĩa đầy tích cực như lời Chúa Giêsu nói với ông: “ Bây giờ cứ thế đă. V́ chúng ta nên làm như vậy để giữ trọn đức công chính” (Mt 3:15). Nhưng điều quan trọng là chúng ta phải áp dụng bài học này như thế nào trong đời sống Kitô hữu của ḿnh?

Trước hết chúng ta phải chấp nhận con người thực tế của ḿnh. Một con người không hoàn toàn, và phải sẵn sàng để cho người khác sửa sai hoặc nâng đỡ ḿnh. Điểm tâm lư này chính Chúa Giêsu đă làm khi hạ ḿnh xin với Gioan rửa tội cho Ngài, mặc dù vẫn biết rằng Ngài không có tội. Đối với Chúa Giêsu th́ đây chỉ là một việc làm hạ ḿnh có tính cách làm gương, nhưng đối với chúng ta, thái độ chấp nhận ḿnh bất toàn là một việc làm cần thiết và trưởng thành. Điều này không những giúp ta sống thật với con người của ḿnh, đồng thời cũng mở rộng tâm hồn ḿnh đón nhận và tha thứ cho anh chị em ḿnh, v́ họ cũng là những con người bất toàn ở khía cạnh này hay khía cạnh khác.

Chấp nhận ḿnh và chấp nhận tha nhân theo tâm lư trưởng thành hoàn toàn không có nghĩa là bi quan, thiếu tự tin hoặc tự tôn. Thí dụ như ta thường nghe người này người khác nói: “Cái tính của tôi nó như vậy, làm sao tôi sửa nổi. Con người tôi như vậy th́ làm ǵ hơn được nữa”, hoặc :”Nh́n cách người ấy ăn mặc và trang sức là đủ biết họ thuộc loại người nào rồi. Tôi không muốn đến gần những con người như thế”. Đây chỉ là những thí dụ tiêu cực và thiếu tự tin thường xuất hiện trong cuộc sống và những giao tế hằng ngày giữa con người với con người. Chúa Giêsu không ngừng lại ở điểm này khi chấp nhận ḿnh có lỗi để xin Gioan rửa cho ḿnh. Nhưng Ngài đă hướng tầm nh́n cao hơn, tích cực hơn. Ngài nói với Gioan: “V́ chúng ta nên làm như vậy để giữ trọn đức công chính” (Mt 3:15).

Nói một cách khác, chính Ngài đă dậy Gioan nh́n về chiều kích khác khi rữa tội cho người ta, đó là sự thánh hiến và ơn gọi làm con Chúa của Bí Tích Rửa Tội mà Ngài sẽ thiết lập sau này. Và điều này Ngài cũng muốn những hối nhân khi chấp nhận đến rửa tội với Gioan hoặc sau này qua Bí Tích Rửa Tội cũng phải vươn cái nh́n của ḿnh lên cao hơn là “làm trọn đức công chính”.

Tóm lại, nếu chúng ta chấp nhận nhau, chấp nhận thiện chí của nhau cũng như đón nhận sự sửa sai của người khác tức là sửa sai và hoàn chỉnh con người ḿnh. Trong tinh thần ấy, chúng ta sẽ có bằng an. Cuộc sống sẽ mang nhiều ư nghĩa vui tươi, tích cực, và truyền giáo hơn.

Tiến-sĩ Tâm-lư Trần Mỹ Duyệt,