Chúa Nhaät

7/9       Thánh Germaine (1579-1601)

Một dân quê, từ bẩm sinh đă bị cụt một tay.

Nhiều phép lạ đă xẩy ra tại mộ của thánh nữ.

 


CHÚA NHẬT XXIII QUANH NĂM



BÀI ĐỌC I: Is 35:4-7a
“Tai người điếc sẽ mở ra và người câm sẽ nói được”

Bài trích sách Tiên tri Isaia.

Các ngươi hăy nói với những tâm hồn xao xuyến: Can đảm lên, đừng sợ! Nầy đây Thiên Chúa các ngươi đến để phục thù. Chính Người sẽ đến và cứu thoát các ngươi. Bấy giờ mắt người mù sẽ sáng lên, và tai người điếc sẽ mở ra. Bấy giờ người què sẽ nhảy nhót như nai, và người câm sẽ nói được, v́ nước sẽ chảy lên nơi hoang địa, và suối nước sẽ chảy nơi đồng vắng. Đất khô cạn sẽ trở thành ao hồ, và hoang địa sẽ trở nên suối nước.

Lời của Chúa.
 

Đáp ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)

Linh hồn tôi ơi, hăy ngợi khen Chúa.

1.      Thiên Chúa trả lại quyền lợi cho người bị ức, và ban cho những người đói được cơm ăn. Thiên Chúa cứu gỡ những người tù tội.

2.      Thiên Chúa mở mắt những kẻ đui mù, Thiên Chúa giải thoát những kẻ bị kḥm lưng khuất phục, Thiên Chúa yêu quư các bậc hiền nhân. Thiên Chúa che chở những khách kiều cư.

3.      Thiên Chúa nâng đỡ những người mồ côi quả phụ, và làm rối loạn đường nẻo đứa ác nhân. Thiên Chúa sẽ làm vua tới muôn đời, Sion hỡi, Thiên Chúa của ngươi sẽ làm vua tự đời nầy sang đời khác.


BÀI ĐỌC II: Jac 2:1-5
“Không phải Thiên Chúa đă chọn người nghèo để hưởng nước Người đó sao?”

Bài trích thơ Thánh Giacôbê Tông đồ.

Anh em thân mến, anh em là những người tin vào Đức Giêsu Kitô vinh hiển, Chúa chúng ta, anh em đừng thiên vị. Giả sử trong lúc anh em hội họp, có người đi vào, tay đeo nhẫn vàng, ḿnh mặc áo sang trọng; lại cũng có người nghèo khó đi vào, áo xống dơ bẩn, nếu anh em chăm chú nh́n người mặc áo rực rở mà nói: “Xin mời ông ngồi chỗ danh dự nầy”. C̣n với người nghèo khó th́ anh em lại nói rằng: “C̣n anh, anh đứng đó”, hoặc: “Anh hăy ngồi dưới bệ chân tôi”. Đó không phải là anh em xét xử thiên vị ở giữa anh em và trở nên những quan xét đầy tà tâm đó sao? Anh em thân mến, xin hăy nghe: Không phải Thiên Chúa chọn người nghèo trước mắt thế gian, để nhờ đức tin, họ trở nên giàu có và được hưởng nước Người đă hứa cho những kẻ yêu mến Người đó sao?

Lời của Chúa.
 

(Xin mời Cộng đoàn đứng)

Alleluia, alleluia. — Lạy Chúa, xin hăy nói, v́ tôi tớ Chúa đang lắng tai nghe: Chúa có lời ban sự sống đời đời. — Alleluia.
 

PHÚC ÂM: Mc 7:31-37
“Người làm cho kẻ điếc nghe được và người câm nói được”

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Khi ấy, Chúa Giêsu từ địa hạt Tyrô, qua Siđon, đến gần biển Galilêa giữa miền thập tỉnh. Người ta đem một kẻ câm điếc đến cùng Người và xin Người đặt tay trên kẻ ấy. Người đem anh ta ra khỏi đám đông, đặt ngón tay vào tai anh và bôi nước miếng vào lưỡi anh ta. Đoạn ngước mắt lên trời, Người thở dài và bảo: Ephpheta, nghĩa là “hăy mở ra”, tức th́ tai anh ta mở ra, và lưỡi anh ta được tháo gỡ và anh nói được rơ ràng. Chúa Giêsu liền cấm họ đừng nói điều đó với ai. Nhưng Người càng cấm, th́ họ càng loan truyền mạnh hơn. Họ đầy ḷng thán phục mà rằng: “Người làm mọi sự tốt đẹp, Người làm cho kẻ điếc nghe được và người câm nói được”.

Phúc Âm của Chúa.

 

Suy Niệm

HĂY MỞ RA 

Trần Mỹ Duyệt

Què! Đui! Hủi! Điếc! Đó là 4 điều tệ hại ghê gớm. Và đó cũng là những đại họa cho cuộc đời một người cũng như của chung nhân loại. Mắc vào một trong 4 chứng tật này, là bước vào một nhà tù vô h́nh và mang trong ḿnh một bản án chung thân vĩnh viễn. Không hề mong có ngày giảm án, hoặc phóng thích. 

Xưa nay chưa hề nghe có một lương y, một bác sĩ tài danh nào như Hoa Đà bên Trung Quốc trước đây mà có thể làm cho một cái chân đă què hay đă cụt được mọc ra lành lặn mà người bệnh có thể đi, đứng, chạy, hoặc nhẩy được.  

Một cách tương tự, chưa thấy vị bác sĩ nào có thể làm cho một con mắt hay hai con mắt đă mù, nhất là mù tự bẩm sinh có thể nh́n thấy ánh sáng. Khoa học văn minh ngày nay có thể giúp ta nối vơng mặc, ghép vơng mô, cắt mộng mắt, hoặc chỉnh lại độ cận, độ viễn do con mắt kém v́ lăo hóa, hoặc bệnh tật. Nhưng tuyệt nhiên không ai đă có thể phục hồi nhăn lực của một con mắt đă mù. May ra chỉ có những người dư tiền, nhiều của có thể thay mắt của một người, hoặc mang mắt giả như một h́nh thức thẩm mỹ. 

Riêng đối với chứng nan y, cố hữu đă có ngay từ thời xa xưa là bệnh hủi th́ cho đến ngày nay khoa học cũng đành bó tay. Những bệnh nhân này ngày ngày bị tra tấn bởi hàng triệu, triệu những con vi trùng rúc rỉa và xoi mói tận tim gan, và xương tủy. Họ không những đau đớn nh́n thấy từng phần thân thể ḿnh rụng xuống, mà c̣n bị bao vây và xa cách bởi những cái nh́n lạnh nhạt, đôi khi khinh bỉ của đồng loại. Họ là những người đang chết dần đi trong câm nín và tuyệt vọng. 

C̣n những người điếc th́ sao? Đối với họ, thế giới âm thanh, thế giới của tiếng nói, và thế giới của những lời th́ thầm yêu đương là những ǵ hoàn toàn xa lạ. Họ không hiểu người khác và người khác cũng không mong hiểu họ. Bức tường âm thanh và ngôn ngữ là một nhà tu vô h́nh chôn kín đời họ. Họ cô đơn và lặng lẽ. Họ nh́n người khác cười, nói mà không hiểu.  

Việt Nam ta có câu “thanh, sắc” để ám chỉ về những hấp dẫn và thu hút của ḷng người. Nhưng đối với những người câm, điếc, mù, ḷa những hấp dẫn ấy dường như bị chôn kín, hoặc ít ra chỉ có trong trí tưởng tượng. Họ làm sao nghe được những lời dịu ngọt, th́ thầm “anh yêu em” hoặc “em yêu anh”. Họ làm sao có thể hạnh phúc với thế giới muôn màu sắc của người và cảnh vật chung quanh đang diễn ra trước mắt họ. Đối với họ, đời là một băi tha ma trống vắng, yên lặng, và là một màu đen tang chế.    

Nhưng nếu con người phải sợ hăi, kinh hoàng, than khóc và bó tay trước những căn chứng hiểm nghèo và vô phương cứu chữa ấy, th́ Thiên Chúa lại làm được. Con người không làm được, hoặc không vượt qua được những giới hạn ấy, nhưng “Đối với Chúa th́ không có ǵ mà không thể làm được” (Lc 1:37). Và đó là lư do tại sao trong Thánh Kinh ghi lại những lần Chúa Giêsu đă chữa cho người què đi được, chỉ bằng một câu nói: “Hăy đứng dậy vác giường mà về” (Mt 9:6).  Hoặc đối với người mắc chứng phong cùi, Ngài cũng chỉ bảo họ: “Ta muốn anh lành sạch” (Mt 8:3), th́ lập tức người bệnh được lành sạch. Và hôm nay, cũng bằng một câu nói rất đơn giản “Ephphetha” tức là hăy mở ra, Ngài lại cho một anh điếc và câm nghe và nói được.   

Theo Thánh Máccô, th́ Chúa Giêsu đă chữa cho một thanh niên câm và điếc trước sự chứng kiến và bỡ ngỡ của nhiều người. V́ Ngài chỉ cần nói một lời “Ephphetha! Hăy mở ra!” (Mc 7:34) là đem anh vào thế giới của âm thanh, của ngôn ngữ và của tiếng nói. Anh sung sướng v́ từ nay sẽ cảm thông được với mọi người. Anh hạnh phúc v́ mọi người cũng có thể cảm thông và hiểu được anh. Đúng thế, Chúa Giêsu đă dùng quyền năng ḿnh để bảo tai và lưỡi anh là “hăy mở ra”, và lập tức chúng vâng lời.  

Nhưng nếu tai và lưỡi con người mau mắn nghe lời Thiên Chúa, th́ ngược lại, chính con người lại tỏ ra bướng bỉnh, và bất phục tùng. Điều này thường xẩy ra cả trong đời sống tự nhiên và siêu nhiên. Tưởng chỉ là chuyện đùa, nhưng đó là sự thật, v́ con người đă không vâng lời Thiên Chúa bằng chính tai và lưỡi của họ. Chứng kiến phép lạ Chúa mở tai và lưỡi người câm và điếc, dân chúng hôm đó bỡ ngỡ và sung sướng quá, và v́ thế mặc dù Chúa đă ngăn cấm, họ vẫn cứ làm rùm beng chuyện này. Người này kể cho người kia. Người kia kể lại cho người khác, cứ thế câu truyện được mau chóng lan rộng, và họ không cần biết là Chúa cấm hay không cấm: “Chúa Giêsu liền cấm họ đừng nói điều đó với ai. Nhưng Người càng cấm, th́ họ càng loan truyền mạnh hơn”. (Mc 7: 36). Họ đă loan truyền quyền năng Thiên Chúa, đă muốn giới thiệu việc làm của Ngài theo cảm quan và lối suy nghĩ riêng của họ.  

Ta có thể bào chữa cho những hành động ấy khi cho rằng v́ quá vui mừng, và quá thán phục việc Chúa làm nên họ không thể tự ḱm hăm nổi mà không nói ra, v́ xưa nay đă có ai làm được những việc phi thường như thế. Ngoài ra, có thể họ nghĩ rằng nói ra như vậy là một lối diễn tả và bộc lộ niềm cảm khích, biết ơn và tri ân: “Họ đầy ḷng thán phục” (Mc 7: 37).   

Trong đời sống tâm linh, những việc theo cảm t́nh, và ư riêng như thế rất tai hại, v́ nó ngược lại với Thánh Ư của Thiên Chúa. H́nh ảnh của đám đông nô nức và ồn ào hôm ấy, khác hẳn với h́nh ảnh của những người làm công trong tiệc cưới Cana. Tại Cana, khi Đức Mẹ nói với những người làm công: “Ngài bảo ǵ hăy làm như vậy” (Gio 2:5),  họ chỉ âm thầm múc nước đổ đầy các chum như Chúa Giêsu đă bảo họ. Chính thái độ vâng phục và theo ư Chúa ấy, và qua sự hợp tác của con người, Chúa Giêsu đă thực hiện phép lạ đầu tiên là biến nước lă hóa thành rượu ngon. 

“Hăy mở ra” (Mc 7:34)! Hăy vâng lời. “Hăy làm những ǵ Ngài bảo”, đó là yếu tố căn bản và quyết định để làm nên phép lạ. Không những ta phải cần để cho lỗ tai và miệng lưỡi mở ra trước lời của Thiên Chúa, mà chính con người ḿnh cũng phải làm chuyện đó. Phải mở miệng ra để ca khen t́nh yêu Chúa. Thực tế, nhiều người nghe lời Chúa, nhưng ít kẻ hiểu và yêu mến, thực hành lời Ngài. Bởi v́ họ đă không lắng nghe kỹ lời Ngài. Và nghe rồi th́ lại không làm điều Ngài bảo. Kết quả là không bao giờ họ trở thành chứng nhân cho t́nh thương ấy.  

Không lắng nghe, th́ làm sao hiểu? Và nếu không hiểu th́ làm sao yêu mến? Và nếu không yêu mến th́ sao giữ lời Ngài, nhất là làm cho người khác cũng yêu mến và nắm giữ?!!! Thiên Chúa đang nói với con người và mỗi người qua từng biến cố cuộc đời họ, hoặc qua muôn kỳ công, tạo vật mà Ngài đă tạo dựng.      Và Thiên Chúa cũng đang lắng nghe tâm sự của con người. Hăy mở ra. Chỉ khi nào con người mở rộng tâm hồn đón nhận Ngài vào cuộc đời ḿnh, lúc ấy họ mới có thể để Ngài đồng hành, và lúc ấy họ mới có thể đi bên Ngài vào mọi ngơ ngách của cuộc đời.  

“Chúa có lời ban sự sống đời đời” (Gio 6:68), điều mà Thánh Phêrô đă tuyên xưng và được Thánh Gioan ghi lại, hôm nay đă được Thánh Máccô ghi lại dưới một h́nh thức khác. Lời ban sự sống đời đời ấy không những nuôi sống tâm hồn, mà c̣n chữa lành thân xác con người. Lời Ngài là sức mạnh và là lời đầy uy lực. Nhưng cái khó ở đây, là liệu con người có để cho Chúa hành động theo ư Ngài, và có đón nhận Thánh Ư ấy hay không. Hay chỉ cái tai, cái lưỡi họ vâng lời Ngài, c̣n chính họ th́ lại cứ làm theo những ǵ mà thị hiếu, cảm quan, và nhất là ư của riêng ḿnh sai khiến.
 

 

Không phải chúng ta tự ḿnh nghe được lời Chúa
mà là chính Lời Chúa làm cho chúng ta nghe được Lời Người


 

Bài Phúc Âm Chúa Nhật XXIII Thường Niên Năm B tuần này tŕnh thuật việc Chúa chữa lành cho một người câm điếc ở miền Thập Thành. Nếu chủ đề của Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh là Mầu Nhiệm Chúa Kitô Sự Sống Tái Sinh th́ phép lạ chữa lành câm điếc của Chúa Giêsu có liên hệ như thế nào? Trước hết, chúng ta chẳng những cần phải nhớ lại ư nghĩa của bệnh hoạn tật nguyền với tội lỗi, sau đó phải c̣n để ư tới tiến tŕnh và cách thức chữa lành của Chúa Giêsu nữa.

Về ư nghĩa của bệnh nạn tật nguyền liên quan đến tội lỗi, chúng ta vẫn được Giáo Lư dạy cho biết đau khổ và sự chết nơi thân xác là hậu quả của tội lỗi, của nguyên tội. Tuy nhiên, bệnh nạn tật nguyền, t́nh trạng bất toàn về sự sống thể lư và không toàn vẹn của thân xác con người, chẳng những là thực tại của đau khổ và là hiện thân của sự chết thể lư, mà c̣n là tiêu biểu cho tội lỗi nữa. Thật thế, những thứ tật nguyền như mù ḷa, câm điếc, bất toại, kể cả chính t́nh trạng tột cùng tối hậu của đau khổ là chết chóc, thậm chí cả t́nh trạng bị quỉ ám, cũng đều nói lên ư nghĩa và tác dụng của tội lỗi nơi con người.

Con người tội lỗi không phải là con người mù ḷa hay sao, và tội lỗi không làm cho con người càng bị mù ḷa hay sao? Đó là lư do Chúa Giêsu đă nói với viên chức trong Hội Đồng Do Thái là ông Nicôđêmô rằng: “Con người chuộng tối tăm hơn ánh sáng, v́ các việc họ làm đều gian ác. Ai làm điều gian ác th́ ghét ánh sáng; họ không đến gần ánh sáng v́ sợ các việc làm của họ bị bại lộ” (Jn 3:19-20). Trong trường hợp chữa lành cho một người mù từ lúc mới sinh, sau khi nghe Chúa Giêsu khẳng định: “Tôi đến thế gian để phân rẽ thế gian, để làm cho kẻ mù được thấy c̣n kẻ thấy bị mù”, các người Pharisiêu nói với Người rằng: “Thế th́ ông cho chúng tôi toàn là những kẻ mù hay sao?”, nên đă được Người xác nhận: “Nếu quí vị mù th́ quí vị vô tội, đằng này quí vị nói ‘chúng tôi thấy’ nên tội của quí vị vẫn c̣n đó” (Jn 9:39-41). Nguyên tội chính là tác động mù ḷa đầu tiên của con người, ở chỗ, con người đă bỏ Đấng Tạo Hóa của ḿnh để đi nghe theo tên cám dỗ bùi tai, và sau khi đă phản bội Chúa là Thiên Chúa của ḿnh rồi, con người đă đâm ra mù quáng, không biết giơ tay hái cây trường sinh cũng được Thiên Chúa trồng ở giữa vườn cùng với cây biết lành biết dữ (x Gen 2:9) mà ăn để tự giải độc gây ra bởi trái cấm oan nghiệt, lại cuống lên sau khi mở mắt ra thấy ḿnh trần truồng liền ẩn trốn và đổ thừa cho nhau (x Gen 3:7,12-13).

Con người tội lỗi không phải là con người câm điếc hay sao, và tội lỗi không làm cho con người càng trở thành câm điếc hay sao? Thật ra, ngay từ ban đầu con người không phải là thành phần câm điếc bẩm sinh, v́ ngay sau khi nghe tên cám dỗ xui dại, miệng con người c̣n nhắc lại những ǵ tai họ đă nghe thấy chính Chúa là Thiên Chúa của ḿnh dặn bảo (x Gen 3:2-3), những ǵ đă được Ngài in ấn hay ghi khắc sâu xa trong lương tâm làm người của họ. Và sau khi con người đă sa ngă phạm cái tội đầu tiên được gọi là nguyên tội ấy, con người vẫn c̣n nghe thấy tiếng Chúa di động trong vườn địa đường như tiếng lương tâm ray rứt, và đă trả lời những vấn đề được Ngài đặt ra (x Gen 3:8-13). Thế nhưng, việc nghe được tiếng Chúa mà c̣n phạm tội không phải là dấu chứng tỏ con người chủ động muốn trở thành câm điếc hay sao, ở chỗ họ đă muốn bịt tai trước tiếng nói của lương tâm để có thể âm thầm làm theo ư riêng của ḿnh? Ngày nay con người đă đến bậc câm điếc rối loạn, đến nỗi chẳng những không nghe được tiếng lương tâm, ở chỗ đă mất ư thức tội lỗi, nhưng lại nghe được những tiếng quái gở khác, được thể hiện điển h́nh qua các việc họ cho phép hôn nhân đồng tính và tạo sinh ngoại nhiên.

Con người tội lỗi không phải là con người bất toại hay sao, và tội lỗi không làm cho con người càng trở thành bất toại hay sao? Thật vậy, ngay từ ban đầu, con người đă tỏ ra bất lực trước những ǵ ḿnh biết là tốt, là sự sống mà không làm theo, không làm nổi, trái lại, làm theo những ǵ sai trái, những ǵ mang lại chết chóc cho ḿnh. Hậu quả ngay sau nguyên tội là con người đă không có đủ can đảm để nhận sự thật, lại đi đổ lỗi cho nhau. Nghĩa là, cho dù có thể làm được (theo quyền năng tự do) những ǵ không được làm (vô luân và tội lỗi) nhưng con người thật sự bị bất toại trước sự lành và hoàn toàn trở thành bất toại trước sự thật. Bởi đó, tự do không phải là muốn làm ǵ th́ làm, mà là làm những ǵ hợp với sự thật để có thể đạt được sự thiện, tức làm những ǵ khiến con người nên hoàn thiện hơn, đạt được cùng đích chân thật của ḿnh, bằng không, nó sẽ làm cho con người trở thành một thứ nô lệ phục vụ đam mê nhục dục, làm tay sai của sự dữ, làm hiện thân của tử thần. Một con người nghiện ngập không thể chừa bỏ không phải là một kẻ bất toại hay sao?

Con người tội lỗi không phải là con người bị chết chóc hay sao, và tội lỗi không làm cho con người càng bị chết chóc hay sao? Đúng thế, tội lỗi được thể hiện rơ nhất nơi t́nh trạng chết chóc của thân xác. Nếu chết là trường hợp linh hồn ĺa xác, hay xác trở thành vô hồn, th́ một khi con người phạm tội là con người không c̣n được Thiên Chúa hằng hữu ở với họ nữa, nghĩa là một khi Thiên Chúa là nguyên lư hiện hữu của con người và nơi con người không c̣n ở với họ nữa th́ toàn thể hữu thể của họ trở thành như một cái xác vô hồn, mang đầy những tính chất chết chóc, cho tới ngày họ thực sự là bụi đất trở về với đất bụi (x Gen 3:19). Thực tế cho thấy, sau nguyên tội, thậm chí kể cả sau khi lănh nhận Bí Tích Rửa Tội tái sinh, con người vẫn c̣n ở trong tội lỗi, vẫn mang trong ḿnh những dấu vết của tội lỗi, mầm mống của tội lỗi, vẫn đầy những tính mê nết xấu trong tâm hồn, và vẫn phải chịu đau khổ rồi chết đi nơi thân xác. Nếu chết là t́nh trạng phân ly giữa hồn và xác th́ cuộc sống con người là một cái chết liên lỉ về tâm linh, ở chỗ, như Thánh Phaolô cảm nghiệm những ǵ tôi muốn th́ tôi không làm, c̣n cái ǵ tôi ghét th́ tôi lại làm (x Rm 7:15), tôi không làm điều lành tôi muốn làm mà là điều xấu tôi không muốn làm (x Rm 7:19). Nếu hiện tượng lạnh ngắt, cứng đơ và nặng trịch nơi thi thể của người chết là dấu hiệu cho thấy sự sống không c̣n nơi họ thế nào, th́ con người c̣n sống động nơi thân xác đây thật sự cũng mang trong ḿnh những tính chất hay dấu vết của sự chết thiêng liêng như vậy. Dấu vết chết chóc về tâm linh thứ nhất nơi con người đó là tâm hồn con người “lạnh ngắt” và dửng dưng trước t́nh trạng cùng khổ của tha nhân, kể cả người thân yêu nhất của ḿnh; việc các cường quốc thực hiện mưu đồ tân thực dân đối với các nhược quốc trong thế giới ngày nay, cùng với trào lưu ly dị và phá thai hiện tại không phải là hiện tượng lạnh ngắt ḷng người hay sao? Dấu vết chết chóc về tâm linh thứ hai nơi con người đó là phản ứng của con người “cứng đơ” trước tiếng lương tâm, ở chỗ họ không thể đáp lại sự thật tối cao và sự thiện chân chính là những ǵ làm cho họ hoàn toàn sống tự do và hạnh phúc trường sinh vinh phúc. Dấu vết chết chóc về tâm linh thứ ba nơi con người đó là hành động của con người “nặng trịch” trước việc làm lành lánh dữ.

Con người tội lỗi không phải là con người bị quỉ ám hay sao, và tội lỗi không làm cho con người càng trở thành ô uế hay sao? Sự kiện hay hiện tượng con người bị quỉ ám là dấu chứng tỏ rơ ràng nhất cho thấy con người không c̣n sự sống thần linh là Thiên Chúa ở nơi bản thân họ. Con người của họ đă bị thần dữ chiếm đoạt và làm chủ, xui khiến họ làm những ǵ bất xứng với phẩm giá của họ, và họ trở thành dụng cụ, thành tay sai hay thừa sai gieo rắn “văn hóa sự chết” cho hắn. Ngoài trường hợp bị quỉ ám thực sự, b́nh thường con người c̣n bị các thứ thần ô uế ám nữa. Đó là các thứ đam mê nhục dục, tính mê nết xấu nơi họ, nhất là các thứ ngẫu tượng do họ tạo ra, như đă được đề cập đến trong bài chia sẻ tuần trước về “bảy thần ô uế khác”. Trường hợp bị quỉ ám hay các thứ thần ô uế ám là trường hợp con người c̣n bị chi phối và điều khiển bởi “quyền thống trị của tối tăm” (Col 1:13), “quyền lực sự chết” (Heb 2:14), “quyền lực tội lỗi” (Rm 3:9), “quyền lực của tên gian ác” (1Jn 5:19).

Tóm lại, việc trừ thần ô uế, hồi sinh kẻ chết và việc chữa lành các thứ tật nguyền bệnh hoạn, như việc chữa lành cho một người câm điếc trong bài Phúc Âm tuần này, chúng ta thấy Chúa Giêsu, đúng như lời Thánh Gioan xác tín: “Con Thiên Chúa tỏ ḿnh ra là để phá hủy các việc làm của ma quỉ” (1Jn 3:8), tức là Người đến để cứu con người khỏi tội lỗi và sự chết, đúng hơn Người đến là để tái sinh con người “bởi trên cao” (Jn 3:3), “bởi nước và Thần Linh” (Jn 3:5), nhất là bằng Cuộc Vượt Qua của Người, ở chỗ Người chết đi để tiêu diệt sự chết và sống lại để phục hồi sự sống. Như thế, nơi mỗi phép lạ, cách riêng phép lạ chữa lành, đều có hai phần, phần Chúa tỏ ḿnh ra và phần con người nhận biết, chẳng khác ǵ như việc ánh sáng chiếu trong tăm tối và xua tan tối tăm vậy. Nếu con người, nhất là thành phần nạn nhân của tật nguyền bệnh hoạn, như người câm điếc trong bài Phúc Âm tuần này, nhờ thân xác họ được chữa lành mà tâm linh họ nhận biết “Thiên Chúa, Đấng cứu chuộc tôi” (Lk 1:47), th́ không phải là họ được Lời Nhập Thể là Chúa Kitô tái sinh hay sao? V́ “sự sống đời đời” chính là ở chỗ nhận biết Chúa là Thiên Chúa của ḿnh (Jn 17:3), là trở về với nguyên lư hiện hữu tối cao của ḿnh.

Chưa hết, trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này, chúng ta c̣n thấy cách thức Chúa Giêsu chữa lành ngươiụi câm điếc nữa. Vẫn biết, với quyền năng vô hạn của ḿnh, Chúa Kitô có thể chữa lành bằng bất cứ cách nào dễ nhất và nhàn nhất, chẳng hạn phán một lời “Ephrata”, “hăy mở ra” cũng đủ, đằng này, trước khi phán lời quyết liệt đó, Người c̣n phải dẫn anh ta ra khỏi đám đông, rồi đặt các ngón tay vào lỗ tai của anh ta và bôi nước bọt lên miệng anh ta nữa mới được. Nếu từng tác động Chúa Giêsu làm đều không phải là vô nghĩa th́ những tác động Người chữa lành câm điếc cho nạn nhân của bài Phúc Âm Chúa Nhật này cũng phải có một ư nghĩa nào đó? Trước hết, Chúa Giêsu không chữa lành câm trước mà là điếc trước. Bởi v́, b́nh thường người bị điếc bẩm sinh sẽ là người cũng bị câm luôn, v́ một khi bộ phận tiếp nhận âm thanh của họ là đôi tai bị hỏng th́ bộ phận phát thanh của họ là miệng lưỡi của họ cũng bị tịt luôn. Đó là lư do Chúa Giêsu đă chữa thính giác của nạn nhân đă rồi mới tới khả năng phát ngôn của anh ta. Phúc Âm đă ghi lại rơ ràng thứ tự này như sau: “Tức th́ tai anh ta mở ra… và bắt đầu nói năng b́nh thường”. Ở đây chúng ta thấy rằng cần phải nhận được mạc khải đă mới có thể loan truyền mạc khải. Chắc hẳn người câm điếc được chữa lành này không hề nghe thấy lời Chúa Giêsu phán “hăy mở ra”, nhưng chính quyền năng của lời này đă làm cho tai anh ta mở ra và nghe thấy. Ở đây chúng ta c̣n thấy một điều quan trọng khác nữa, đó là không phải chúng ta tự ḿnh nghe được lời Chúa mà là chính Lời Chúa làm cho chúng ta nghe được Lời Người.

Sau nữa, ba cử chỉ Chúa Giêsu làm nơi nạn nhân trước khi Người phán lời “hăy mở ra” mang ư nghĩa ǵ, nếu không phải đều là những ǵ cần thiết để nạn nhân có thể được chữa lành sau lời truyền phán “hăy mở ra” của Người. Tự Người không cần phải làm thêm ba cử chỉ này, nhưng sở dĩ Người làm như thế là v́ để sửa soạn cho nạn nhân câm điếc, thành phần cần hội đủ ba điều thiết yếu ấy để có thể nghe thấy và nói được. Tu đức đă cho thấy rơ ba tác động cần thiết đối với một tâm hồn vốn bị câm điếc trước mạc khải thần linh, ba tác động có thể giúp họ chẳng những nghe được tiếng Chúa mà c̣n đáp ứng lời Chúa là ở chỗ, họ cần phải sống yên tĩnh, xa lánh t́nh trạng ồn ào của thế gian, để nhờ đó chuyên chú lắng nghe Chúa nói qua những ǵ Người đă dùng ngón tay của Người ghi khắc trong ḷng họ (x Rm 2:15), và sau đó sẵn sàng loan truyền những ǵ (như nước miếng chẳng hạn) “phát ra từ miệng Thiên Chúa” (Mt 4:4).
 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL