Chuùa Nhaät

Ngày 1/12: Thánh Eligius of Noyon (? –660)
Rành nghề làm vàng và là một nông gia.
Thành lập các đan viện.
Dấn thân cứu với thành phần nô lệ.

 

 

CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG NĂM B


 

 

Phụng Vụ Lời Chúa

 


BÀI ĐỌC I: Is 63:16b-17; 64:1, 3b-8
“Xin Chúa băng qua các tầng trời mà ngự xuống”


Bài trích sách Tiên tri Isaia.

Lạy Chúa, Chúa là Cha và là Đấng Cứu chuộc chúng tôi: danh Chúa đã có từ muôn đời. Lạy Chúa, tại sao Chúa để chúng tôi đi lạc xa đường Chúa, và làm cho tâm hồn chúng tôi trở nên chai đá không còn biết kính sợ Chúa nữa. Vì các tôi tớ Chúa, các chi tộc thừa hưởng gia nghiệp Chúa, xin hãy đoái nhìn lại. Xin Chúa băng qua các tầng trời mà ngự xuống: các núi đồi rung chuyển trước tôn nhan Chúa. Chúa đã ngự xuống và các núi đồi rung chuyển trước tôn nhan Chúa. Đó là việc từ xưa đến nay chưa từng có ai nghe thấy; lạy Chúa, không mắt nào nhìn thấy một Chúa nào khác ngoài Chúa đã dành những hồng ân cho những ai trông đợi Chúa. Chúa đã đón tiếp kẻ hân hoan thi hành công lý, và nhớ đến Chúa khi đi trong đường lối Chúa. Nầy Chúa thịnh nộ, vì chúng tôi đã phạm tội. Chúng tôi đã luôn luôn ở trong tình trạng tội lỗi, thì làm sao sẽ được cứu rỗi. Tất cả chúng tôi đều đầy vết nhơ và công nghiệp chúng tôi đều như chiếc áo dơ bẩn. Và không còn ai kêu cầu thánh danh Chúa, không còn ai tỉnh thức để bám lấy Chúa. Chúa đã ẩn nấp không cho chúng tôi nhìn thấy nữa, và Chúa đã phó mặc chúng tôi cho quyền lực tội lỗi. Tuy nhiên, lạy Chúa, Chúa là Cha chúng tôi, chúng tôi là đất sét, còn Chúa là người thợ gốm, tất cả chúng tôi đều do tay Chúa làm nên.

Lời của Chúa.


Đáp ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)
Lạy Chúa là Thiên Chúa chúng tôi, xin cho chúng tôi được phục hồi, xin tỏ thiên nhan hiền từ Chúa ra, hầu cho chúng tôi được ơn cứu sống.

1. Lạy Đấng chăn dắt Israel, xin hãy lắng tai! Chúa ngự trên các Vệ binh thần, xin hiện ra trong sáng láng. Xin thức tỉnh quyền năng của Chúa và ngự tới để cứu độ chúng tôi.
2. Lạy Chúa thiên binh, xin thương trở lại, tự trời cao xin nhìn coi và thăm viếng vườn nho nầy. Xin bảo vệ vườn nho mà tay hữu Ngài đã cấy, bảo vệ ngành nho mà Ngài đã củng cố cho mình.
3. Xin Chúa ra tay bang trợ người ở bên tay hữu Chúa, con người mà Chúa đã củng cố cho mình. Chúng tôi sẽ không còn rời xa Chúa nữa, Chúa cho chúng tôi được sống và chúng tôi ca tụng danh Ngài.


BÀI ĐỌC II: 1 Cor 1:3-9
“Chúng ta mong chờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, tỏ mình ra”.


Bài trích thơ Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Côrintô.

Anh em thân mến, chúc cho anh em đầy ân sủng và bình an của Thiên Chúa là Cha chúng ta, và của Đức Giêsu Kitô. Tôi hằng cảm tạ Chúa thay cho anh em, vì ơn đã ban cho anh em trong Chúa Giêsu Kitô. Vì chưng, trong Ngài, anh em được tràn đầy mọi ơn: ơn ngôn ngữ và ơn hiểu biết, đúng như Chúa Kitô đã minh chứng nơi anh em, khiến anh em không còn thiếu ơn nào nữa trong khi mong chờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta tỏ mình ra. Cũng chính Ngài sẽ ban cho anh em bền vững đến cùng, không có gì đáng khiển trách trong ngày Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta ngự đến. Thiên Chúa là Đấng Trung Tín, đã kêu mời anh em hiệp nhất với Con của Người, là Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.

Lời của Chúa.


(Xin mời Cộng đoàn đứng)
Alleluia, alleluia. — Lạy Chúa, xin tỏ lòng từ bi Chúa cho chúng tôi, và ban ơn cứu rỗi cho chúng tôi. — Alleluia.


PHÚC ÂM: Mc 13:33-37
“Chúng con hãy tỉnh thức, vì chúng con không biết lúc nào chủ nhà trở về”


Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Chúng con hãy coi chừng, hãy tỉnh thức và cầu nguyện, vì chúng con không biết lúc đó là lúc nào. Ví như người đi phương xa, để nhà cửa lại, trao quyền hành cho các đầy tớ, mỗi người một việc, và căn dặn người giữ cửa lo tỉnh thức. Vậy chúng con hãy tỉnh thức, vì chúng con không biết lúc nào chủ nhà trở về, hoặc là chiều tối, hoặc là nửa đêm, hoặc là lúc gà gáy, hay ban sáng, kẻo khi ông trở về thình lình, bắt gặp chúng con đang ngủ. Điều Ta bảo cho chúng con, thì Ta bảo cho tất cả mọi người là hãy tỉnh thức.

Phúc Âm của Chúa.

 

 

Chia Sẻ Lời Chúa

 

 


Làm Sao Có Thể Nhận Ra Chúa Kitô Khi Người Đến?

 



Thế là chúng ta bắt đầu vào một năm phụng vụ mới, mở đầu là Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Vọng tuần này. Nếu hai tuần cuối cùng của Phụng Niên trước Lễ Chúa Kitô Vua, Giáo Hội đã hướng con cái mình về Chúa Kitô đến lần thứ hai trong vinh quang, với những bài Phúc Âm theo Thánh Mathêu, để kêu gọi thành phần môn đệ Chúa Kitô hãy tỉnh thức chờ Người đến vào lúc không ai ngờ nhất, thì tuần này, để dọn mừng, đúng hơn để cử hành biến cố Chúa Kitô đến thế gian lần thứ nhất, Giáo Hội đã chọn bài Phúc Âm theo Thánh Marcô, cũng nhắm đến chủ đề hãy tỉnh thức chờ đợi, để nhờ đó có thể nhận ra Người, đúng hơn có thể cảm nghiệm được Người, Đấng thực sự đã đến rồi và đang là Emmanuel ở giữa chúng ta trong Bí Tích Thánh Thể, như lời Người hứa trước khi về trời: “Thày sẽ luôn mãi ở cùng các con cho đến tận thế” (Mt 28:20).

Tỉnh Thức: Chân Dung Chúa Kitô

Nếu Chúa Kitô đến lần thứ nhất hay thứ hai, con người đều được kêu gọi tỉnh thức trong khi mong chờ Người đến để có thể nhận ra Người, thì vấn đề đầu tiên ở đây không phải là thời điểm lúc nào Người đến cho bằng khi Người đến con người có nhận ra Người hay chăng? Bởi vì, nếu con người thực sự nhận biết Người đúng như Người là, tức như Người đã tỏ mình ra, thì bất cứ lúc nào Người đến họ cũng nhận ra Người và gặp được Người. Như thế, vấn đề thứ hai, vấn đề chính yếu trong việc tỉnh thức chờ đợi Người được đặt ra ở đây chính là dung nhan của Người, một dung nhan nếu không quen, không biết, sẽ cho là người lạ, là một người nào đó. Tôi đã có kinh nghiệm này khi đi đón đứa em trai của tôi từ Việt Nam sang ở phi trường quốc tế Los Angeles. Vì khi tôi đi sang Mỹ năm 1975 nó mới được 9 tuổi, vả lại từ khi nó sinh ra tôi mới gặp nó hai ba lần; có xem hình ảnh của nó do gia đình gửi cho sau khi sang Mỹ thì cũng đã lâu. Bởi thế, khi qua Mỹ vào năm 1991 nó đã thành một thanh niên 25 tuổi. Hôm đó tôi đứng chờ nó và đã mừng hụt khi chạy đến đón nhầm một người tôi cứ tưởng là nó. Không ngờ nó lại là người xuất hiện sau cùng, với một dung mạo và hình hài ngoài những gì tôi mường tượng. Tương tự như thế, về phương diện siêu nhiên, cho dù có được thông báo trước ngày giờ Chúa Kitô đến thế gian lần thứ hai, tại một địa điểm ấn định nào đó, và dù con người bấy giờ có hết sức háo hức đến nỗi không thể nào ngủ được cho đến khi gặp được Người, họ cũng chưa chắc đã nhận ra Người, nếu họ không có một đức tin vững chắc, nghĩa là, họ có thể sẽ nghênh đón và chạy theo một tên kitô giả nào đó, như Chúa Kitô đã tiên báo về thời tận thế (x Mt 24:5,24).

Điển hình nhất là trường hợp của dân Do Thái, dù đã biết được chính xác địa điểm “ở Bêlem xứ Giuđêa”, nơi “hài vương của người Do Thái” “được sinh ra” (Mt 2:5,2,4), một vị mà cả dân tộc họ bao năm hằng trông chờ, thế mà, sau khi được ba vua Đông Phương gián tiếp loan báo cho biết, nhất là sau khi đã đọc thấy được trong chính Sách Thánh của mình, chẳng những họ không vui mừng hớn hở đổ xô nhau đi đến bái thờ Người, tôn vương Người, như ba vị vua xa lạ chưa hề được biết đến Mạc Khải Thần Linh về Người như họ, trái lại, còn hùng hổ ùa đến sát hại Người nữa (x Mt 2:16). Chưa hết, ngay cả lúc Chúa Kitô tỏ mình ra cho dân Do Thái biết Người thực sự là Đức Kitô Thiên Sai của Thiên Chúa, trước hết, qua chứng từ của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả, một vị được toàn dân tín phục, nhất là sau đó bằng những dấu kỳ phép lạ Người làm, bằng những giáo huấn siêu việt đầy uy thế thần linh của Người, thế mà, dân Do Thái nói chung, nhất là thành phần trí thức và lãnh đạo dân chúng bấy giờ, chẳng những nhất định không nhìn nhận Người, trái lại, còn bất chấp thủ đoạn trong việc dùng tay dân ngoại Rôma sát hại Người trên cây thập giá. Thậm chí cả khi Người đã sống lại thật đúng như lời Người tiên báo, những lời chính tai họ nghe thấy và bởi thế họ đã phải cho người canh gác để đề phòng trò ảo thuật man trá có thể xẩy ra cho ngôi mộ kinh hoàng của Người, họ vẫn không chịu tin nhận Người, đến nỗi, cho tới ngày nay, 2000 năm sau, họ vẫn cứ chờ đợi một Đức Kitô Thiên Sai theo ý muốn và ý nghĩ riêng của họ, hơn là theo Mạc Khải Thần Linh, đúng hơn, theo Mạc Khải Thần Linh song như họ hiểu biết và dẫn giải chứ không theo Thần Linh dẫn dắt.

Tỉnh Thức: Đức Tin Thần Linh

Bởi thế, vấn đề thứ ba cần phải nói đến ở đây không phải là dung nhan của Chúa Kitô cho bằng con mắt đức tin, một tài năng thần linh để có thể nhận ra Người, nhận ra chân dung của Người. Tuy nhiên, vấn đề thứ ba về cặp mắt thần linh này không có nghĩa là hễ vị nào con người nhận biết và chấp nhận là Đức Kitô thì nhân vật ấy chính là Đức Kitô, bằng không thì chỉ là kitô giả. Đó là lý do mới có vấn đề thứ bốn, đó là vấn đề tác động của Đức Tin Thần Linh. Nếu Đức Tin Thần Linh là phản ảnh Mạc Khải Thần Linh, là hạt giống chất chứa nhân mạc Khải Thần Linh, thì Mạc Khải Thần Linh đóng vai chủ động và tác động còn Đức Tin Thần Linh đóng vai chấp nhận, đáp ứng và tuân hợp. Như thế, một Đức Tin Thần Linh thực sự và trọn hảo phải trở thành và phải là tài năng siêu nhiên giúp con người có thể, như Mẹ Maria “đầy ơn phúc” (Lk 1:28), lúc nào cũng nhận biết Chúa Kitô, theo Chúa Kitô và sống Chúa Kitô, nhất là lúc được Người tỏ mình ra cho. Trái lại, nếu Chúa Kitô tỏ mình ra cho mà con người thành phần môn đệ của Người vẫn không nhận ra Người, như trường hợp dân Do Thái (x Jn 1:11,26), hay nhận ra mà không dám đi theo Người, như trường hợp người thanh niên giầu có bỏ đi (x Mt 19:16,21), hoặc đi theo Người mà lại không sống theo tinh thần của Người, như trường một số môn đệ sau khi nghe bài giảng về Bánh Hằng Sống (x Jn 6:60,66), hay như trường hợp của vị tông đồ phản nộp Người (x Mk 14:10,43-46), nhất là trường hợp của vị thủ lãnh tông đồ phũ phàng chối bỏ Người ba lần (x Mk 14:66-72), thì kể như họ chưa có Đức Tin Thần Linh, hay có song còn rất yếu kém.

Trường hợp điển hình cho thấy Đức Tin Thần Linh thực sự chỉ là phản ảnh Mạc Khải Thần Linh, và tác động của Đức Tin Thần Linh chính là và chỉ là ở chỗ nhận biết, đáp ứng và tuân hợp Mạc Khải Thần Linh, chứ không phải Đức Tin Thần Linh chủ động làm nên Mạc Khải Thần Linh, hay sáng tạo Mạc Khải Thần Linh, đó là trường hợp của Mai Đệ Liên bên ngôi mộ trống (x Jn 20:11-16). Thật vậy, theo đoạn trình thuật rất lý thú này của Thánh Ký Gioan, cho dù Mai Đệ Liên hết sức tin Chúa Kitô, đến nỗi đã theo Người cho đến khi đứng bên thập giá của Người với Mẹ Maria, một đức tin đã thúc đẩy chị đến mồ của Người vào tảng sáng Ngày Thứ Nhất trong tuần, trong khi thành phần môn đệ của Người đang ru rú ở trong nhà vì sợ người Do Thái, thế nhưng, dù chị rất thân tình với Người, đã nghe tiếng Ngài rất quen, nhất là lúc chị quay lại rõ ràng đã trông thấy được Người rồi, chị vẫn không thể nhận ra Người, cho đến khi Người chính thức tỏ mình ra cho chị, bằng cách lên tiếng lần thứ hai gọi chính tên của chị.

Tỉnh Thức: Cảm Nghiệm Thần Linh

Bởi vậy, vấn đề cuối cùng liên quan đến bài Phúc Âm về việc tỉnh thức chờ đón Chúa Kitô của Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Vọng tuần này, cũng như của các bài Phúc Âm về việc đón chờ Người đến lần thứ hai trước khi kết Năm Phụng Vụ, đó là vấn đề Cảm Nghiệm Thần Linh. Cảm Nghiệm Thần Linh đây chẳng những là tác động tối hậu của Đức Tin Thần Linh mà còn là tác động nhân bản của lòng con người luôn khao khát Thần Linh, hướng về Thần Linh và tìm kiếm Thần Linh cho đến khi Hội Ngộ Thần Linh, như trường hợp của Mai Đệ Liên bên ngôi mộ trống trên đây. Tóm lại, con người sống Cảm Nghiệm Thần Linh là con người luôn tỉnh thức ở lòng họ hết sức khát khao Thần Linh và họ chắc chắn sẽ gặp được thực tại họ khát khao (x Mt 5:6) là Chúa Kitô bằng Đức Tin Thần Linh của họ.

Về phương diện tu đức, Cảm Nghiệm Thần Linh đây chính là tình trạng cầu nguyện chiêm niệm, một tầm mức cầu nguyện siêu đẳng nơi các thánh, một tầm mức chiêm niệm của những tâm hồn sống Phúc Thứ Sáu, phúc “trong sạch sẽ được thấy Thiên Chúa” (Mt 5:8). Đúng thế, nếu bản chất đích thực của việc cầu nguyện là khao khát Thần Linh, đúng như nội dung và mẫu thức ước nguyện nơi Kinh Chúa Dạy, thì mục đích và tột đỉnh của việc cầu nguyện là tình trạng linh hồn được hiệp nhất nên một với Thần Linh, đến nỗi, như hạnh các thánh kể lại, có những vị đã được Thần Linh thu hút đến xuất thần ngất trí hay bay bổng trên mặt đất. Tuy nhiên, vấn đề hiệp nhất nên một với Thần Linh đây không phải là hiện tượng ngất trí xuất thần này, mà là thực tại con người hoàn toàn phó mình cho Thần Linh và tuyệt đối tuân hợp Thần Linh trong tất cả mọi sự. Nghĩa là con người thực sự được Thần Linh chiếm đoạt: ở chỗ, linh hồn của họ trở thành một Đền Thờ Thần Linh cho Thiên Chúa ngự trị (x Jn 14:23), thân xác và tác hành của họ trở thành một Bí Tích Thần Linh để Thiên Chúa thông mình (x Jn 15:5), và Nhân Tính của họ trở thành mạc khải của Ngài, như nhân tính của Chúa Kitô đã được Thần Linh tác động để “tỏ Cha ra” (Jn 1:18).

Một khi được hiệp nhất nên một với Thần Linh, con người sẽ đươc biến đổi, sẽ sống như Chúa Kitô, sẽ cảm nghiệm như Chúa Kitô, sẽ phán đoán như Chúa Kitô, sẽ tác hành như Chúa Kitô, Vị Thiên Chúa Làm Người. Thật vậy, “Thiên Chúa là Thần Linh” (Jn 4:24) đã tỏ mình cho con người nói chung và dân Ngài nói riêng trong giòng Lịch Sử Cứu Độ được Cựu Ước ghi nhận “bằng nhiều thể nhiều cách” (Heb 1:1). Chẳng hạn ở bụi gai cháy mà không bị thiêu rụi như Moisen chứng kiến thấy (x Ex 3:2), hay qua hiện tượng thiên nhiên (gió hiu hiu thổi) xẩy ra ngoài hang động tiên tri Êlia trú ngụ (x 1Kgs 19:11-13), nhất là qua hòm bia được đặt ở trong nơi cực thánh của đền thờ Giêrusalem (x 1Kgs 8:6-7), hay trong giấc mộng với vua Solomon (x 1Kgs 3:5).

Tuy nhiên, Thiên Chúa chỉ tỏ hết mình ra nơi Lời Nhập Thể là Chúa Giêsu Kitô, đến nỗi, nơi Thực Tại Thần Nhân là Chúa Giêsu Kitô này, Thiên Chúa thực sự là một Con Người và Con Người là một Vị Thiên Chúa. So với tất cả những gì được Thiên Chúa dùng để tỏ mình ra qua những cuộc thần hiển (theophany) thì nhân tính của con người là tuyệt đỉnh của những gì Ngài mạc khải. Đến nỗi con người được thần linh hóa, được trở thành Thiên Chúa nơi Vị Thiên Chúa Làm Người. Nơi Chúa Kitô, Thiên Chúa “đã yêu thương đến cùng” (Jn 13:1) con người bằng chính con tim của con người, và con người nhờ đó cũng có thể yêu Ngài một cách trọn hảo là Đấng vô cùng toàn ái bằng chính con tim nhân loại của Ngài nơi Chúa Kitô. Nơi Chúa Kitô con người đã trở thành Thiên Chúa. Nơi Chúa Kitô con người đã thực sự thấy Thiên Chúa (x 1Jn 1:1-2). Nếu nơi Chúa Kitô, Thiên Chúa có được một cảm nghiệm nhân sinh thế nào thì cũng với Chúa Kitô con người có được một Cảm Nghiệm Thần Linh như vậy. Con người chỉ có thể Cảm Nghiệm Thần Linh trong Chúa Kitô và với Chúa Kitô là “Lời đã hóa thành nhục thể” (Jn 1:14) 2000 năm trước đây, cũng là Đấng ở cùng Giáo Hội Nhiệm Thể của Người trong Bí Tích Thánh Thể cho đến tận thế. Chúa Kitô thật sự đã đến rồi, đến lần thứ nhất rồi, chúng ta không cần phải chờ đón Người như dân Do Thái xưa và nay nữa, vấn đề quan trọng ở đây là cuộc đời chúng ta, nhất là trong Mùa Vọng, có cảm nhận được Người hay chăng, và làm sao để chúng ta có thể thực sự cảm nghiệm được Đấng Emmanuel ở giữa chúng ta!?!


Thứ Năm Ngày Thanksgiving 28/11/2002,

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
 

 

VEÀ HAI LAÀN ÑEÁN CUÛA CHUÙA KITOÂ

 

 (Thaùnh Cyril of Jerusalem, giaùm muïc: Cat. 15:1-3: PG 33, 870-874)

 

Chuùng toâi khoâng rao giaûng Chuùa Kitoâ chæ ñeán coù moät laàn duy nhaát maø laø Ngöôøi ñeán laàn thöù hai nöõa, laàn ñeán coøn vinh quang hôn caû laàn thöù nhaát. Laàn ñeán thöù nhaát mang daáu veát nhaãn nhuïc; laàn ñeán thöù hai seõ chieáu toûa vinh hieån cuûa vöông quoác thaàn linh.

 

Noùi chung, nhöõng gì lieân heä vôùi Chuùa Gieâsu Kitoâ ñeàu coù hai khía caïnh. Khía caïnh Ngöôøi ñöôïc nhieäm sinh bôûi Thieân Chuùa töø tröôùc muoân ñôøi, cuõng nhö khía caïnh Ngöôøi ñöôïc haï sinh bôûi moät vò trinh nöõ vaøo luùc thôøi gian vieân troïn. Khía caïnh Ngöôøi aâm thaàm ñeán nhö möa rôi treân loâng cöøu, vaø khía caïnh Ngöôøi ñeán tröôùc maét moïi ngöôøi, coøn trong töông lai chöa xaåy ñeán.

 

Vaøo laàn ñeán laàn thöù nhaát, Ngöôøi ñöôïc boïc trong khaên naèm trong maùng coû. Vaøo laàn ñeán thöù hai, Ngöôøi seõ maëc aùo saùng laùng. Vaøo laàn ñeán thöù nhaát, Ngöôøi ñaõ vaùc thaäp giaù baát chaáp nhuïc nhaõ; vaøo laàn ñeán thöù hai, Ngöôøi seõ ôû trong vinh quang, ñöôïc ñaïo binh caùc thieân thaàn haàu caän. Bôûi theá chuùng ta môùi nhìn xuyeân qua laàn ñeán thöù nhaát vaø chôø ñôïi laàn ñeán thöù hai. Vaøo laàn ñeán thöù nhaát chuùng ta noùi: Chuùc tuïng Ñaáng nhaân danh Chuùa maø ñeán. Vaøo laàn ñeán thöù hai, chuùng ta seõ laäp laïi lôøi naøy moät laàn nöõa; chuùng ta seõ cuøng vôùi caùc thieân thaàn tieán leân ngheânh ñoùn Chuùa maø thôø kính keâu leân: Chuùc tuïng Ñaáng nhaân danh Chuùa maø ñeán.

 

Ñaáng Cöùu Theá seõ khoâng ñeán ñeå bò phaân xöû moät laàn nöõa, maø laø ñeå phaân xöû nhöõng ai ñaõ phaân xöû Ngöôøi. Ngöôøi ñaõ thinh laëng tröôùc baûn aùn xöû Ngöôøi; baáy giôø Ngöôøi seõ noùi vôùi nhöõng keû noåi giaän vôùi Ngöôøi khi hoï ñoùng ñanh Ngöôøi vaø nhaéc nhôû hoï raèng: Caùc ngöôøi ñaõ laøm nhöõng ñieàu aáy song Ta ñaõ laëng thinh.

 

Vaøo laàn ñeán thöù nhaát, Ngöôøi ñaõ hoaøn taát döï aùn yeâu thöông cuûa Ngöôøi, ñaõ daïy doã con ngöôøi baèng moät ñöôøng loái thuyeát phuïc dòu daøng. Laàn ñeán thöù hai naøy, duø con ngöôøi thích hay khoâng thích, hoï vaãn phaûi luïy thuoäc vaøo vöông quoác cuûa Ngöôøi. Tieân tri Malachi ñaõ noùi veà hai laàn ñeán aáy. Vaø Chuùa, Ñaáng caùc ngöôøi tìm kieám thình lình seõ ñeán vôùi ñeàn thôø cuûa Ngöôøi: ñoù laø moät laàn ñeán.

 

Roài tieân tri noùi veà laàn ñeán khaùc laø: Naøy, Chuùa toaøn naêng seõ ñeán, vaø ai coù theå chòu noåi ngaøy Ngöôøi ñeán, hay ai coù theå ñöùng vöõng tröôùc nhan Ngöôøi? Vì Ngöôøi ñeán nhö löûa cuûa thôï luyeän kim, nhö thuoác taåy cuûa thôï giaët, vaø Ngöôøi seõ ngoài maø luyeän loïc vaø taåy saïch.

 

Hai laàn ñeán naøy cuõng ñöôïc Thaùnh Phaoloâ nhaéc tôùi trong thö göûi cho Titoâ nhö sau: AÂn suûng cuûa Thieân Chuùa Ñaáng Cöùu Ñoä ñaõ toû hieän cho taát caû moïi ngöôøi, khi huaán duï chuùng ta haõy boû con ñöôøng voâ ñaïo, boû nhöõng öôùc muoán traàn theá vaø haõy soáng tieát ñoä, ngay chính vaø ñaïo haïnh treân ñôøi naøy, trong khi mong chôø nieàm hy voïng haân hoan, mong chôø vieäc xuaát hieän hieån vinh cuûa Chuùa Gieâsu Kitoâ, Thieân Chuùa cao caû vaø laø Ñaáng Cöùu Ñoä. Haõy chuù yù ñeán caùch thaùnh nhaân noùi veà laàn ñeán thöù nhaát, laàn thaùnh nhaân ñaõ daâng lôøi caûm taï, vaø laàn ñeán thöù hai, laàn chuùng ta vaãn coøn ñang ñôïi chôø.

 

Ñoù laø lyù do taïi sao ñöùc tin chuùng ta tuyeân xöng ñaõ ñöôïc truyeàn laïi cho anh em nôi nhöõng lôøi sau ñaây: Ngöôøi leân trôøi ngöï beân höõu Chuùa Cha, vaø Ngöôøi seõ trôû laïi trong vinh quang ñeå phaùn xeùt keû soáng vaø keû cheát, nöôùc Ngöôøi seõ khoâng bao giôø cuøng.

 

Theá neân, Chuùa Gieâsu Kitoâ cuûa chuùng ta seõ töø trôøi maø ñeán. Ngöôøi seõ ñeán khi taän theá, trong vinh quang, vaøo ngaøy sau heát. Vì theá giôùi naøy seõ keát thuùc, ñeå theá giôùi taïo thaønh ñaây ñöôïc canh taân ñoåi môùi.

 

(Ñaminh Maria Cao Taán Tónh, BVL, dòch töø The Office of Readings, Saint Paul Editions, 1983, trang 4-6)