Chúa Nhaät

Ngày 18/5: Thánh Felix (1513-1587)

Là tu sỉ ḍng Capuchin đầu tiên được phong thánh.

40 năm ăn xin ở thành phố Rôma.

Được hai Thánh Philiphê Nêri và Charles Borromeo coi trọng.

 

 

CHÚA NHẬT V PHỤC SINH


BÀI ĐỌC I: Act 9:26-31

“Ngài thuật lại cho các ông biết trên đường đă thấy Chúa thế nào”

Bài trích sách Tông đồ Công vụ.

Trong những ngày ấy, khi tới Giêrusalem, Saolô t́m cách tiếp xúc với các môn đệ; nhưng mọi người đều sợ ngài, không tin rằng ngài đă trở thành môn đệ. Barnaba dẫn ngài đến gặp các Tông đồ và ngài thuật lại cho các ông biết trên đường ngài đă thấy Chúa thế nào, đă được Chúa phán dạy, và tại Đamas ngài dạn dĩ xưng danh Đức Giêsu thế nào. Và từ đó, ngài ra vào Giêrusalem với các ông, và dạn dĩ xưng danh Chúa. Ngài cũng giảng dạy cho dân ngoại, và tranh luận với những người Hy Lạp; nên họ t́m cách giết ngài. Các anh em biết việc đó, nên đem ngài xuống Xêsarêa, rồi tiễn đưa ngài về Tarxê. Hội thánh được b́nh an trong miền Giuđêa, Galilêa và Samaria, sống trong sự kính sợ Chúa, được xây dựng và đầy ơn an ủi của Thánh Thần.

Lời của Chúa.

Đáp ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)

Lạy Chúa, bởi Chúa mà lời tôi ca ngợi vang lên trong đại hội.

1.      Bởi Chúa mà tôi ca ngợi vang lên trong đại hội, tôi sẽ làm trọn những lời khấn hứa của tôi, trước mặt những người tôn sợ Chúa. Bạn cơ bần sẽ ăn và được no nê, những kẻ t́m kiếm Chúa sẽ ca khen Chúa: “Tâm hồn các bạn hăy vui sống tới muôn đời”.

2.      Thiên hạ sẽ ghi ḷng và trở về với Chúa, khắp cùng bờ cơi địa cầu; và toàn thể bá tánh chư dân sẽ phủ phục trước thiên nhan Chúa. Bao người ngủ trong ḷng đất sẽ tôn thờ duy một Chúa, bao kẻ nằm xuống bụi tro sẽ sấp ḿnh trước thiên nhan. Và linh hồn tôi sẽ sống cho chính Chúa.

3.      Miêu duệ tôi sẽ phục vụ Ngài, sẽ tường thuật về Chúa cho thế hệ tương lai, và chúng kể cho dân hậu sinh biết đức công minh Chúa, rằng: “Điều đó Chúa đă làm”.

BÀI ĐỌC II: 1 Joan 3:18-25

“Đây là giới răn của Người; là chúng ta phải yêu thương nhau”

Bài trích thơ thứ nhất của Thánh Gioan Tông đồ.

Các con thân mến, chúng ta đừng yêu bằng lời nói và miệng lưỡi, nhưng bằng việc làm và chân thật. Do đó, chúng ta biết ḿnh thuộc về sự thật, và sẽ được vững ḷng trước mặt Chúa. V́ nếu ḷng chúng ta c̣n khiển trách chúng ta, th́ Thiên Chúa c̣n lớn hơn ḷng chúng ta và Người thông biết mọi sự. Các con thân mến, nếu ḷng chúng ta không khiển trách, th́ chúng ta tin tưởng nơi Thiên Chúa, và bất cứ điều ǵ chúng ta xin, th́ chúng ta cũng được Người ban cho, v́ chúng ta giữ giới răn Người và làm điều đẹp ḷng Người. Và đây là giới răn của người: Chúng ta phải tin vào thánh danh Con của Người là Chúa Giêsu Kitô, và phải thương yêu nhau, như Người đă ban giới răn cho chúng ta. Ai giữ các giới răn của Người, th́ ở trong Người và Người ở trong họ. Do điều nầy mà chúng ta biết Người ở trong chúng ta, đó là Thánh Thần mà Người đă ban cho chúng ta.

Lời của Chúa.

(Xin mời Cộng đoàn đứng)

Alleluia, alleluia. — Chúa phán: “Các con hăy ở trong Thầy, và Thầy ở trong các con; ai ở trong Thầy, kẻ ấy sẽ sinh nhiều trái”. — Alleluia.

PHÚC ÂM: Joan 15:1-8

“Ai ở trong Thầy, và Thầy ở trong người ấy, kẻ ấy sinh nhiều trái”

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Thầy là cây nho thật, và Cha Thầy là người trồng nho. Nhành nào trong Thầy không sinh trái th́ Người chặt đi, c̣n nhành nào sinh trái th́ Người tỉa sạch để nó sai trái hơn. Các con đă được tỉa sạch nhờ lời Thầy đă nói với các con. Các con ở trong Thầy, và Thầy ở trong các con. Cũng như nhành nho tự nó không thể sinh trái được, nếu không dính liền với cây nho, các con cũng vậy, nếu không ở trong Thầy. Thầy là cây nho, các con là nhành. Ai ở trong Thầy và Thầy ở trong người ấy, kẻ ấy sẽ sinh nhiều trái, v́ không có Thầy, các con không thể làm được ǵ. Ai không ở trong Thầy, th́ bị vứt ra ngoài như nhành nho, và sẽ khô héo, người ta sẽ thu lại, quăng vào lửa cho nó cháy đi. Nếu các con ở trong Thầy, và lời Thầy ở trong các con, th́ các con muốn ǵ, cứ xin, và sẽ được. Đây là điều làm Cha Thầy được vinh hiển là các con sinh nhiều trái, và như thế các con trở nên môn đệ của Thầy”

Phúc Âm của Chúa.

 

Suy Niệm

 

 

Thần linh sinh sản thần linh

hay quái thai kitô giả…
 


V́ vẫn c̣n trong Mùa Phục Sinh, bài Phúc Âm của tuần thứ năm Phục Sinh năm B tiếp tục chủ đề Mầu Nhiệm Chúa Kitô Phục Sinh là “Sự Sống” từ tuần trước. Nếu tuần thứ tư Phục Sinh Mầu Nhiệm Chúa Kitô Phục Sinh là “Sự Sống” được diễn tả qua h́nh ảnh “vị mục tử nhân lành hiến mạng sống ḿnh v́ chiên”, vị mục tử nhân lành biết chiên của ḿnh và được chiên của ḿnh biết đến, th́ tuần thứ năm Phục Sinh này Mầu Nhiệm Chúa Kitô Phục Sinh là “Sự Sống” được tiêu biểu qua h́nh ảnh “cây nho đích thực”, một cây nho tràn đầy Nhựa Sống Thần Linh trổ sinh muôn vàn hoa trái nơi các cành của ḿnh.

Tuy nhiên, ư nghĩa Mầu Nhiệm Chúa Kitô Phục Sinh là “Sự Sống” giữa tuần trước và tuần này khác nhau về đối tượng nhận lănh. Tuần trước, Lời Chúa trong bài Phúc Âm ngỏ với dân Do Thái, Chúa Kitô Phục Sinh, qua vai tṛ Chủ Chiên Nhân Lành, là “Sự Sống” đối với chung đàn chiên của Người, một đàn chiên có thể hiểu là cộng đồng Kitô hữu nói riêng và cộng đồng xă hội loài người nói chung, v́ Người nói đến cả những chiên chưa thuộc về đàn. Tuần này, Lời Chúa trong bài Phúc Âm ngỏ với các tông đồ trong Bữa Tiệc Ly, Chúa Kitô Phục Sinh, qua h́nh ảnh Cây Nho Đích Thực, là “Sự Sống” đối với chung Giáo Hội và đối với riêng thành phần giáo sĩ (kể cả tu sĩ) nhất là giáo phẩm, thành phần được Người tuyển chọn để làm bạn hữu với Người (x Jn 15:14-15), nhờ đó có thể cảm nghiệm Người (“ai sống trong Thày”), hầu làm chứng nhân cho Người (“Thày sống trong họ”), và chăn dắt đàn chiên của Người như Người chăn dắt chúng với tinh thần của một vị Mục Tử Nhân Lành hiến mạng sống ḿnh v́ chiên (“trổ sinh hoa trái”).

Nếu Chúa Kitô là Cây Nho Đích Thực, và chung Giáo Hội cũng như riêng đời tận hiến tu sĩ, đặc biệt hàng giáo sĩ, nhất là hàng giáo phẩm, là cành nho, th́ nhựa sống của Cây Nho Đích Thực thông sang cho các cành nho này là ǵ? Hoa trái nhờ nhựa sống này được trổ sinh ở các cành nho đây là chi? Tại sao những cành đă sinh trái lại c̣n bị cắt tỉa cho càng sinh nhiều hoa trái hơn?

Về vấn đề thứ nhất, vấn đề nhựa sống của cây nho, vấn đề liên quan đến bài Phúc Âm tuần tới, Chúa Nhật VI Phục Sinh, nên chúng ta để đến bài chia sẻ tuần tới hăy bàn tới. Bài Phúc Âm Chúa Nhật V Phục Sinh tuần này chỉ nói đến vấn đề tác dụng của “Sự Sống” nơi các cành nho, tức nhấn mạnh đến vai tṛ sinh hoa kết trái của cành nho mà thôi. Đối với khía cạnh cành nho sinh hoa kết trái cho Cây Nho Đích Thực là Chúa Kitô này, chúng ta thấy Giáo Hội Chúa Kitô thực sự là hiền thê của Người, một người nữ tự ḿnh không thể sinh sản con cái nếu không hiến thân cho chồng, kết hiệp với chồng và nhận được sinh lực từ chồng, như cành nho được Chúa Giêsu nói đến trong bài Phúc Âm không dính liền với thân nho chẳng những sẽ không sinh hoa trái c̣n bị khô héo, trở thành củi bị lửa thiêu rụi đi mất. Tuy nhiên, v́ là việc sinh sản thiêng liêng chứ không phải thể chất, sinh sản thần linh chứ không phải phàm nhân, mà Vị Hiền Thê Mẹ Giáo Hội này phải là một Trinh Nữ, Trinh Nữ Sinh Con, như mô phạm của ḿnh là Trinh Nữ Maria, Mẹ Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa. Đó là lư do ở phần đầu của bài Phúc Âm, Chúa Giêsu đă nói đến việc thanh sạch của thành phần sẽ sinh sản muôn vàn hoa trái cho Người: “Các con đă được thanh sạch nhờ lời Thày nói với các con”.


Nếu muốn sinh sản muôn vàn hoa trái thần linh, Giáo Hội cần phải thanh sạch, phải là một Trinh Nữ, mà yếu tố làm cho và giữ cho Giáo Hội luôn là một Trinh Nữ, tức luôn sinh hoa kết trái, đó là Lời Chúa. Như thế, dù chưa hoàn toàn cho thấy, như bài Phúc Âm Chúa Nhật Thứ Sáu Phục Sinh tuần tới, tất cả bản chất của nhựa sống của Cây Nho Đích Thực, nhựa sống có tác dụng làm cho các cành nho sinh muôn vàn hoa trái, bài Phúc Âm Chúa Nhật Thứ Năm Phục Sinh tuần này cũng cho thấy trước nhựa sống của Cây Nho Đích Thực đây trước hết là Lời Chúa. Bởi đó, cành nho dính liền với cây nho, ở chỗ, như Chúa Giêsu kêu gọi trong bài Phúc Âm, “hăy sống trong Thày như Thày sống trong các con”, để trổ sinh muôn vàn hoa trái đây không là ǵ khác ngoài việc tuân giữ Lời Chúa, như Chúa khẳng định trong bài Phúc Âm “nếu các con sống trong Thày và những lời của Thày ở với các con th́ các con xin bất cứ sự ǵ cũng được”, đến độ Lời Chúa hoàn toàn làm chủ con người tự nhiên của họ và chi phối cuộc đời sống đạo của họ, thành phần nhờ đó trở thành phản ảnh sáng ngời Lời Chúa, trở thành những chứng nhân trung thực cho Tin Mừng Sự Sống, cho Đấng “là Sự Sống Lại và là Sự Sống” (Jn 11:25). Cho tới khi được nên một với Chúa Kitô, được Chúa Kitô chiếm đoạt như thế, một t́nh trạng linh đạo được tu đức học gọi là Thần Hiệp, thành phần môn đệ đích thực của Người nói chung, nhất là thành phần đă được thụ phong để trở thành “alter Christus” nói riêng, mới có thể làm cho thế gian thấy được một Chúa Kitô sống động nơi Giáo Hội mà trở về với Người, hầu được thông phần vào sự sống thần linh với Giáo Hội (x 1Jn 1:1-3).

Vậy hoa trái thần linh được trổ sinh từ cành nho Giáo Hội đây là ǵ – Chúa Kitô được tái sinh trên thế gian nơi các linh hồn, hay là các linh hồn được tái sinh trong Chúa Kitô bởi nước và Thần Linh (x Jn 3:5)? Nếu hài nhi được sinh ra là tầm vóc h́nh thành sống động của mầm sống 9 tháng 10 ngày trong bụng mẹ thế nào, th́ hoa trái thần linh được Giáo Hội sinh ra cũng thế, cũng chính là Lời Chúa, song là Lời Chúa ở tầm vóc h́nh thành sống động như vậy, nghĩa là một Chúa Kitô h́nh thành nơi các linh hồn nhận biết Người (x Eph 4:13, 15; Col 1:28; Gal 4:19), tới độ thành phần nhận biết Chúa Kitô đă được hoàn toàn đồng hóa với Người, một cuộc đồng hóa đến nỗi ai xúc phạm đến họ là xúc phạm đến chính bản thân Người, như chính Người đă xác định với một Saolê ngă ngựa trên con đường đang hung hăng điên cuồng lùng bắt các Kitô hữu tiên khởi: “Saolê, Saolê, sao ngươi bách hại Ta?... Ta là Giêsu, người mà ngươi đang bách hại” (Acts 9:5-6). Như thế, hoa trái thần linh được cành nho Giáo Hội hay Kitô hữu trổ sinh đây chính là Chúa Kitô. Đó là lư do Chúa Kitô khẳng định với những ai báo cho Người biết về việc Mẹ Người và anh em Người đang chờ gặp Người (Lk 8:21) rằng Người có thể trở thành con cái của thành phần lắng nghe và tuân giữ Lời Thiên Chúa như Mẹ Maria, Người Mẹ đă được một phụ nữ khen tặng là có phúc v́ được diễm phúc cưu mang và cho Người bú về thể lư (x Lk 11:27-28).

Thế nhưng, cuộc sinh thể lư nào cũng quằn quại đớn đau ra sao, cuộc sinh sản thiêng liêng cũng thế. Đớn đau bao giờ cũng gắn liền với việc sinh sản, dù là sinh sản thể lư hay thiêng liêng. Đớn đau là dấu hiệu đi liền với việc sinh nở, đến nỗi không đau đớn cũng không có vấn đề sinh con. Đớn đau bởi thế c̣n là dấu hiệu cho thấy một nguồn sinh lực dồi dào phong phú, như dấu tích tử giá là dấu hiệu chứng thực Chúa Kitô Phục Sinh vậy. Nếu một Trinh Nữ Sinh Con Maria Vô Nhiễm Tội mà c̣n phải bị lưỡi đ̣ng đâm thâu qua dưới chân cây thập giá của Con ḿnh mới làm cho tư tưởng nhiều người tỏ lộ ra (x Jn 19:25; Lk 23:44-48), th́ Giáo Hội, cũng là một Trinh Nữ Sinh Con, làm sao có thể nào thoát được thân phận đớn đau này. Đó là lư do, ngay ở đầu bài Phúc Âm Chúa Nhật V Phục Sinh Năm B tuần này Chúa Giêsu đă xác quyết và tiên báo cho các tông đồ biết về t́nh trạng cần phải đớn đau mới có thể sinh muôn vàn hoa trái rằng: “Cha sẽ chặt đi các cành không sinh hoa kết trái, c̣n cành nào sai trái th́ Ngài cắt tỉa để càng sinh hoa kết trái hơn nữa”. Kinh nghiệm tu đức cho thấy không một vị thánh nào mà không có đau khổ. Không khổ không thánh. Càng khổ càng thánh. Thiên Chúa cũng sử dụng đau khổ để chẳng những thánh hóa linh hồn mà c̣n làm cho linh hồn có khả năng sinh sản thiêng liêng nữa. “Cành nho nào sai trái” sẽ được Vị Trồng Nho là Chúa Cha cắt tỉa đây phải chăng là cành nho đă được Lời Chúa thanh tẩy, cành nho thánh thiện, cành nho được thần hiệp với Chúa Kitô Tiệc Ly (x Jn 17:21), và cành nho sai trái này sẽ “càng sai trái hơn” c̣n cần phải trải qua đêm tối tăm với Chúa Kitô ở Vườn Cây Dầu (x Mt 26:38; Lk 22:44) cũng như trên Cây Thập Giá nữa (x Mt 27:46; Mk 15:34).


Tuy nhiên, theo nguyên tắc Lời Chúa trong bài Phúc Âm hôm nay, nếu phải dính liền với Cây Nho mới có thể sinh muôn vàn hoa trái, th́ một khi cần phải bị Vị Trồng Nho cắt tỉa như ĺa khỏi Cây Nho th́ làm sao lại có thể sinh nhiều hoa trái hơn được? Thế nhưng, đó lại là định luật sinh sản. Nếu thai nhi phải ĺa bỏ ḷng mẹ, ở chỗ cái nhau làm cho mẹ con dính liền với nhau cần phải cắt đứt khi thai nhi lọt ḷng mẹ thế nào th́ quả thực, chỉ có những ai liều mất mạng sống ḿnh mới giữ được nó cho sự sống đời đời mà thôi (x Jn 12:25). Nếu Chúa Kitô trước khi tắt thở trên Thập Giá đă phải kêu lên năo nuột “Lạy Cha, sao Cha nỡ bỏ rơi Con” (Mt 27:46; Mk 15:34), một tiếng kêu nói lên t́nh trạng và tâm trạng cho thấy cái cảm giác Người hoàn toàn bị cắt ĺa khỏi Cha thế nào, th́ thành phần môn đệ là “cành nho sai trái” cũng sẽ cảm thấy ḿnh bị tách ĺa khỏi Chúa Kitô như vậy, như trường hợp các tông đồ sau Bữa Tiệc Ly được Chúa Kitô tiên báo, nhưng lại là một t́nh trạng tách ĺa thiết yếu và quan trọng để thành phần cành nho bạn hữu của Cây Nho Chúa Kitô “càng sai trái hơn”: “Thày đi th́ có lợi cho các con… Các con sẽ khóc lóc than van… nhưng nỗi phiền muộn của các con sẽ trở thành niềm vui cho các con” (Jn 16:7,20).

Về vấn đề sống nội tâm thân mật với Chúa Kitô như cành nho với thân nho để có thể sinh nhiều hoa trái được bài Phúc Âm Chúa Nhật V Phục Sinh năm B nhắc đến, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă nhận định về t́nh trạng sống đạo hiện nay trong Giáo Hội và khuyên giục giới trẻ Tây Ban Nha trong chuyến tông du 99 (3-4/5/2003) của Ngài như sau:


“Thảm kịch của nền văn hóa hiện nay đó là thiếu đời sống nội tâm, thiếu việc chiêm niệm. Không có đời sống nội tâm th́ văn hóa chỉ là những ǵ rỗng ruột, nó như một cái xác nhưng chưa có hồn sống. Các bạn đừng bao giờ tách biệt hoạt động với chiêm niệm; nhờ đó các bạn mới có thể góp phần vào việc biến đổi giấc mơ cao cả trở thành thực tại; trở thành một cuộc hạ sinh cho một tân Âu Châu trong tinh thần. Một thứ Âu Châu trung thành với những cội nguồn Kitô Giáo của ḿnh, chứ không gắn bó với chính nó, song hướng tới việc trao đổi và hợp tác với các dân tộc khác trên thế giới… Các bạn cần đến sự trợ giúp của việc nguyện cầu cũng như cần đến sự an ủi phát xuất từ mối thân t́nh mật thiết với Chúa Kitô. Chỉ có thế, chỉ khi nào sống cái cảm nghiệm t́nh yêu Thiên Chúa và chiếu sáng t́nh huynh đệ Phúc Âm, các bạn mới có thể trở thành những tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, mới có thể trở thành những con người nam nữ chân chính của ḥa b́nh và là những con người đi xây dựng ḥa b́nh… Hăy tham dự vào ‘học đường của Trinh Nữ Maria’. Người là một mô phạm chiêm niệm siêu việt và là một mẫu gương tuyệt vời của đời sống nội tâm sinh hoa trái, hân hoan và phong phú”.

 

Tuy nhiên, vấn đề sống nội tâm đây không phải chỉ là vấn đề thi hành những việc đạo đức, nhất là cử hành những tác động phụng vụ, như thường xuyên xưng tội rước lễ, mà c̣n ở vấn đề sống tinh thần Chúa Kitô nữa. Đó là lư do kinh nghiệm sống đạo cho chúng ta thấy, có nhiều người rất đạo đức, xưng tội hằng tháng, rước lễ hằng tuần, đọc kinh hằng ngày, thế mà vẫn làm gương mù gương xấu, vẫn sống như người con cả ở gần cha mà chẳng hiểu cha ḿnh ǵ hết (x Lk 15:29,31), chẳng khác ǵ như những cây vả xum xuê hoa lá mà chẳng có trái, đáng bị rủa chết (x Mk 11:13-14). Nói như thế không có nghĩa là phụng vụ là đồ bỏ, trái lại, có đến với Chúa Kitô nơi các bí tích, Kitô hữu chúng ta mới được dồi dào Chúa Kitô, nhờ đó mới có thể thông Người ra qua đời sống chứng nhân cho tinh thần đức ái trọn hảo của Người: "Các bạn đừng bao giờ tách biệt hoạt động với chiêm niệm". Vấn đề quan trọng ở đây là chúng ta phải làm sao để tâm hồn chúng ta trở thành mảnh đất tốt cho mầm mống thần linh là Lời Chúa lớn lên trổ sinh gấp trăm (x Mt13:23), th́ chúng ta sẽ không bị xẩy thai, thậm chí không cưu mang và sinh ra những quái thai, những kitô giả…


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
 

 

 

MUỐN G̀ CỨ XIN

Trần Mỹ Duyệt



“Các con muốn ǵ, cứ xin, và sẽ được” (Gio 15:7). Nếu đây không phải là lời của Thiên Chúa, của Cha trên trời hằng yêu thương các con cái ḿnh, và của Đấng toàn năng, phép tắc, th́ quả thật là một câu nói vô lư và vô nghĩa hết sức. Làm ǵ có người cha nào có được mọi cái để hễ con ḿnh xin ǵ th́ cho. Và nếu cho như thế, e rằng hành động này sẽ phản giáo dục, v́ hành động muốn ǵ được nấy sẽ làm hư đứa trẻ. Cha mẹ nào hễ con muốn ǵ th́ cho ngay, là những cha mẹ không biết giáo dục và dậy dỗ con. Những trường hợp như vậy, kể cả cha mẹ lẫn con cái đều đáng trách.

Trong tâm lư giáo dục, khi đề cập đến mối liên hệ giữa cha mẹ và con cái, người ta phân biệt 3 loại cha mẹ và 3 loại con cái khác nhau: Một loại cha mẹ cưng chiều, và nhu nhược. Hễ con muốn ǵ, làm ǵ, và cần ǵ th́ chiều ngay, hoặc không bao giờ ngăn cản, không bao giờ sửa phạt. Kết quả, những đứa con này thường rất ươn lười, vô trách nhiệm, và thiếu trưởng thành. Ngược lại, có những cha mẹ ưa dùng quyền và ức chế con cái. Luôn luôn cứng cỏi, nghiêm khắc, hoặc lạnh lùng. Đối với những cha mẹ này, con cái không có quyền ư kiến, mà chỉ có quyền làm theo mệnh lệnh. Kết quả là những đứa trẻ trong các gia đ́nh này thường mang tư tưởng phản loạn và bướng bỉnh. Chúng lớn lên hung hăn, và độc ác.

Giữa hai loại cha mẹ trên là loại cha mẹ không chiều con, mà cũng không quá khe khắt với con. Có những lúc chiều chuộng, nhưng có những lúc nghiêm nghị. Có những cái con xin th́ cho, nhưng có những cái con xin không cho. Cho hay không cho, chiều hay không chiều đều nằm trong cách thức cha mẹ dùng để giáo dục và hướng dẫn con cái. Kết quả là con cái của những gia đ́nh này lớn lên tự lập, trưởng thành, và thực tế hơn với đời, và với cuộc sống.

Như vậy khi nói: “Các con muốn ǵ, cứ xin, và sẽ được” (Gio 15:7), Chúa Giêsu đứng vào loại cha mẹ nào trong ba loại cha mẹ nào? V́ không thấy nói đến việc từ chối con cái, hoặc nghiêm khắc với con cái; ngược lại, hễ con cái muốn ǵ th́ được nấy, do đó, Ngài thuộc loại cha mẹ chiều con. Và như vậy, chúng ta có lư do hoài nghi về thái độ nuông chiều ấy. Nhưng khoan hăy phê phán Chúa tôi cái đă. Đừng tưởng Ngài không phải là một nhà giáo dục, hoặc tâm lư gia khi nói những điều đó. Không. Ngài là một nhà giáo dục, một tâm lư gia vượt trên mọi nhà giáo dục, và mọi tâm lư gia. V́ những nguyên tắc giáo dục và nguyên tắc tâm lư đến từ Ngài. Ngài biết điều Ngài nói, và Ngài biết hậu quả của những lời “Các con muốn ǵ, cứ xin, và sẽ được”.

Đúng vậy, khi nói thế, Ngài có ư cho con người biết Ngài thật sự yêu thương và quan tâm đến họ. Ngài muốn họ hiểu rằng, với Thiên Chúa th́: “không ǵ là không có thể”. Do t́nh thương yêu ấy, và do sự săn sóc lo lắng ấy sẽ khiến cho con người được yên ḷng.

Về phía con người, ta cần đi ngược lại để t́m xem điều kiện câu nói của Chúa Giêsu như thế nào? Đây, trước khi nói: “Các con muốn ǵ, cứ xin, và sẽ được”, Chúa Giêsu đă nói: “Nếu các con ở trong Thầy, và lời Thầy ở trong các con” (Gio 15:7). Đó là điều kiện, là lư do để được mọi điều ḿnh muốn. Muốn được mọi sự như ư ḿnh, con người, trước hết phải ở trong Chúa, và phải được lời Chúa hướng dẫn.

Ai bảo muốn ǵ Chúa cũng cho là Ngài dễ dăi, và chiều chuộng làm hư con người? Ai bảo muốn ǵ Chúa cũng cho là làm cho con người ra ủy mỵ và thiếu trưởng thành. Không. Chúa không bao giờ làm hư con người, và không bao giờ nuông chiều con người. Trái lại, Ngài vừa chiều lại vừa hướng dẫn và giáo dục con người. Và do đó, Ngài muốn rằng con người – con của Chúa – lớn lên trong sự trưởng thành, và ư thức được ḿnh. Đối diện với sự thực về cuộc sống ḿnh, và có trách nhiệm với hành động, tư tưởng, và lời nói của ḿnh.

Một khi con người ở trong Chúa và có lời Chúa trong ḿnh, th́ cũng như h́nh ảnh mà Chúa đă diễn tả về cây nho và ngành nho. Ngành nho kết hợp với thân nho tượng trưng sự liên kết giữa Chúa và con người. Và nhựa sống là lời Chúa, tức thần linh Chúa trong ḿnh, th́ lo ǵ mà không sinh hoa trái. Lo ǵ mà không được như ư ḿnh muốn. V́ lúc đó, mọi ư muốn con người đều tùy thuộc và hướng trọn vẹn về Thánh Ư của Chúa Cha trên trời. Một người con ngoan thảo luôn luôn làm theo ư cha, mà cha lại đối xử tàn nhẫn, bất công th́ đó mới là chuyện lạ. C̣n như người con ấy được tất cả những ǵ ḿnh muốn, th́ đó là chuyện đương nhiên.

Tóm lại, để được mọi điều ḿnh muốn, trước hết con người phải ở trong Thiên Chúa, và có Lời Hằng Sống của Ngài trong ḿnh: “Nếu các con ở trong Thầy, và lời Thầy ở trong các con. Các con muốn ǵ, cứ xin, và sẽ được” (Gio 15:7). Hay ngược lại: “Các con muốn ǵ, cứ xin, và sẽ được. Nếu các con ở trong Thầy, và lời Thầy ở trong các con”. Coi vậy, mà không phải vậy. Ai bảo Chúa không chơi chữ với con người.