Chúa Nhật

30/11   Thánh Anrê

Một trong những tông đồ tiên khởi của Chúa Giêsu.

Anh em với tông đồ Phêrô.

Bị đóng đanh ở Patrassus trên một cây thập giá h́nh chữ X

 


CN I MÙA VỌNG NĂM C


BÀI ĐỌC I: Jer 33:14-16
“Ta sẽ làm nẩy sinh cho Đavít một chồi công chính”


Bài trích sách Tiên tri Giêrêmia.

Đây lời Chúa phán: “Đă đến ngày Ta sẽ thực hiện tin mừng Ta đă loan báo về nhà Israel và nhà Giuđa. Trong những ngày đó và trong thời gian đó, Ta sẽ làm nẩy sinh cho Đavít một chồi công chính, Ngài sẽ xét xử và thi hành công lư trong xứ sở. Trong những ngày đó, Giuđa sẽ được cứu thoát, Giêrusalem sẽ sống yên ổn. Và đây là tên người ta sẽ gọi Ngài: Thiên Chúa Đấng công chính của chúng tôi”.

Lời của Chúa.


Đáp ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)
Lạy Chúa, tôi vươn linh hồn lên tới Chúa.

1. Lạy Chúa, xin chỉ cho tôi đường đi của Chúa, xin dạy bảo tôi về lối bước của Ngài. Xin hướng dẫn tôi trong chân lư và dạy bảo tôi, v́ Chúa là Thiên Chúa cứu độ tôi.
2. Chúa nhân hậu và công minh, v́ thế Ngài sẽ dạy cho tội nhân hay đường lối. Ngài hướng dẫn kẻ khiêm cung đường lối của Ngài.
3. Tất cả đường nẻo Chúa là ân sủng và trung thành, dành cho những ai tôn sợ Chúa, và tỏ cho họ biết lời minh ước của Ngài.


BÀI ĐỌC II: 1 Thess 3:12 — 4:2
“Xin Chúa làm cho ḷng anh em nên dũng cảm khi Chúa Kitô đến”


Bài trích thơ Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Thessalonica.

Anh em thân mến, xin Chúa gia tăng và ban cho anh em tràn đầy ḷng thương yêu nhau, và thương yêu mọi người như chúng tôi đối với anh em, để ḷng anh em được bền vững trên đường thánh thiện, không có ǵ đáng trách trước mặt Thiên Chúa là Cha chúng ta, trong ngày Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta ngự đến cùng với tất cả các Thánh. Amen. Anh em thân mến, ngoài ra, tôi c̣n van nài anh em trong Chúa Giêsu điều này là như anh em được chúng tôi dạy cho biết phải sống thế nào cho đẹp ḷng Chúa, anh em đang sống như vậy, xin anh em cứ tiến thêm nửa. V́ anh em biết rơ huấn thị chúng tôi nhân danh Chúa Giêsu đă ban cho anh em.

Lời của Chúa.


(Xin mời Cộng đoàn đứng)
Alleluia, alleluia. — Lạy Chúa, xin tỏ ḷng từ bi Chúa cho chúng tôi, và ban ơn cứu rỗi cho chúng tôi. — Alleluia.


PHÚC ÂM: Lc 21:25-28, 34-36
“Giờ cứu rỗi chúng con đă gần đến”


Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Sẽ có những điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao: dưới đất, các dân tộc buồn sầu lo lắng, v́ biển gầm sóng vỗ. Người ta sợ hăi kinh hồn chờ đợi những ǵ sẽ xảy đến trong vũ trụ, v́ các tầng trời sẽ rung chuyển. Lúc đó, người ta sẽ thấy trên đám mây, Con Người hiện đến đầy quyền năng và uy nghi cao cả. Khi những điều đó bắt đầu xảy đến, chúng con hăy đứng dậy và ngẩng đầu lên, v́ giờ cứu rỗi chúng con đă gần đến. Chúng con hăy giữ ḿnh, kẻo ḷng chúng con ra nặng nề, v́ chè chén say sưa và lo lắng việc đời mà ngày đó th́nh ĺnh đến với chúng con như chiếc lưới chụp xuống mọi người sống trên mặt đất. Vậy chúng con hăy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, để có thể thoát khỏi những việc sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người.

Phúc Âm của Chúa.

“Thiên Chúa là Chúa của thời gian”

Tuần trước chúng ta vừa kết thúc phụng niên, với Lễ Chúa Kitô Vua, một lễ hướng chúng ta về mầu nhiệm cánh chung, tuần này chúng ta bắt đầu bước vào một phụng niên mới với Chúa Nhật Thứ Nhật Mùa Vọng, với bài Phúc Âm của Thánh Kư Luca cũng c̣n hướng chúng ta về Mầu Nhiệm Cánh Chung. Bởi vậy, chúng ta cũng nên lợi dụng bài Phúc Âm âm vang một cái ǵ cùng tận này, vào cuối tháng các linh hồn 11 liên quan đến sự chết đây, để cùng với Đức Thánh Cha suy tư về thời gian liên quan đến Biến Cố Nhập Thể của Con Thiên Chúa Làm Người, nhờ đó có thể sống trọn những tháng ngày vô cùng ngắn ngủi song hết sức quí giá qua đi sẽ không bao giờ trở lại với thân phận làm người cao cả của chúng ta. Thời gian không có nghĩa ǵ  với thiên nhiên tạo vật, ngoại trừ duy loài người “nhân linh ư vạn vật” là loài có khả năng t́m về nguồn gốc và hướng về cùng đích của ḿnh. Sau đây là những lời của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong bài giáo lư ngày 19/11/1997 về đề tài “Thiên Chúa là Chúa của thời gian”.

3-       Chân trời bao rộng của lịch sử đang chuyển dịch này gợi lên một số vấn đề căn bản: Thời gian là ǵ? Đâu là nguồn gốc của thời gian? Đâu là mục đích của thời gian?

Thật thế, khi chúng ta nh́n đến cuộc hạ sinh của Đức Kitô, tầm mắt của chúng ta chú trọng đến 2000 năm lịch sử phân cách chúng ta với biến cố này. Thế nhưng, cái nh́n của chúng ta cũng hướng về những ngàn năm trước biến cố này và đồng thời chúng ta cũng nh́n lại nguồn gốc của con người cũng như của thế giới. Khoa học đương thời đang xoay quanh việc h́nh thành những giả thuyết về nguồn gốc và phát triển của vũ trụ. Tuy nhiên, cái mà những dụng cụ cùng với tiêu chuẩn khoa học nắm được không phải là tất cả, và cái mà cả đức tin lẫn lư trí nắm được, ngoài cả những dữ kiện có thể chứng thực và đo lường được, th́ qui về trọng điểm của mầu nhiệm. Trọng điểm này được xác định ở ngay câu đầu tiên của Thánh Kinh: “Từ ban đầu Thiên Chúa đă dựng nên các tầng trời và đất” (Gn.1:1).

Mọi sự được Thiên Chúa tạo dựng. Bởi thế, không một sự ǵ đă hiện hữu trước công cuộc tạo dựng trừ Thiên Chúa. Ngài là một vị Thiên Chúa siêu việt, Đấng đă tác tạo nên mọi sự bằng quyền năng riêng của ḿnh, không bị chi phối bởi một thiết yếu nào, với một tác động tuyệt đối tự do và nhưng không, hoàn toàn do t́nh yêu thôi thúc. Ngài là Thiên Chúa Ba Ngôi, Đấng mạc khải ḿnh là Cha, Con và Thánh Thần.   

4-       Trong việc tạo dựng vũ trụ Thiên Chúa đă dựng nên thời gian. Từ Ngài mà thời gian bắt đầu có cùng với việc tỏ hiện sau đó của nó. Thánh Kinh nhấn mạnh đến việc các sinh vật lệ thuộc từng giây từng phút vào tác động thần linh: “Khi Ngài ẩn mặt đi chúng thất kinh; khi Ngài rút hơi thở chúng lại, chúng chết đi và trở về chỗ tro bụi của ḿnh. Khi Ngài gửi Thần Linh tới, chúng được tạo thành; và Ngài canh tân diện mạo trái đất” (Ps.104/103:29-30).

Do đó, thời gian là quà tặng của Thiên Chúa. Được liên tục tạo dựng bởi Thiên Chúa, nó ở trong tay Ngài. Ngài hướng dẫn việc tỏ hiện của nó hợp với ư định của Ngài. Từng ngày là một tặng ân của t́nh yêu thần linh dành cho chúng ta.        

5-       Thiên Chúa là Chúa của thời gian không những như đấng hoá công của thế giới, mà c̣n như tác giả của một cuộc tân tạo trong Đức Kitô nữa. Ngài nhúng tay vào việc chữa lành và cải hoá thân phận con người đă bị tội lỗi đả thương sâu nặng. Ngài đă dùng nhiều thời gian trong việc sửa soạn dân Ngài cho quang vinh của cuộc tân tạo này, đặc biệt qua lời của các vị tiên tri: “Này đây, Ta tác tạo trời mới và đất mới; rồi những cái trước kia sẽ không c̣n được tưởng nhớ hay gợi nhớ nữa. Hăy vui mừng và hoan hỉ luôn măi nơi cái mà Ta tạo dựng; này đây, Ta tạo cho Gialiêm niềm hoan lạc và dân thành niềm vui sướng” (Is.65:17-18).

Lời hứa của Ngài đă nên trọn 2000 năm trước đây qua việc hạ sinh của Đức Kitô. Theo ư nghĩa này, biến cố kỷ niệm mừng Năm Thánh 2000 là một lời mời gọi cử hành một kỷ nguyên Kitô giáo như là một giai đoạn canh tân đối với nhân loại cũng như đối với vũ trụ. Cho dù khó khăn và khổ đau, những năm qua đă là 2000 năm ân phúc.

Những năm tới đây, cũng thế, ở trong bàn tay của Thiên Chúa. Tương lai của con người, trước hết là tương lai của Thiên Chúa, theo nghĩa là chỉ có một ḿnh Ngài biết nó, sửa soạn cho nó và thực hiện nó. Dĩ nhiên, Ngài kêu gọi và mời con người cộng tác, thế nhưng, Ngài không ngừng là “vị chủ tŕ” siêu việt của lịch sử.

Chỉ một ḿnh Thiên Chúa biết tương lai sẽ ra sao. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng trong bất cứ một biến cố nào nó cũng sẽ là một tương lai ân phúc; nó sẽ là việc hoàn tất ư định yêu thương thần linh đối với toàn thể loài người cũng như đối với mỗi một người trong chúng ta. Đó là lư do tại sao, khi chúng ta nh́n về tương lai, chúng ta tràn đầy hy vọng và không sợ hăi.  

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 26/11/1997)

NIỀM VUI CỨU ĐỘ


“Hỡi các tầng trời, hăy đổ sương mai. Hỡi ngàn mây, hăy mưa Đấng Công Chính. Đất hăy mở ra và trổ sinh Đấng Cứu Độ” (Is 45:8). Đó là những tâm t́nh chờ mong mà Gíáo Hội dùng để nhắc nhở mọi Kitô hữu vào những ngày đầu của các tuần lễ Mùa Vọng. Mùa mong đợi, mùa hy vọng và tràn đầy thao thức. Nhưng nhân loại mong ǵ, đợi ǵ, và thao thức ǵ? Chúa Giêsu giáng trần.

Thật ra, Chúa Giêsu đă đến với nhân loại hơn hai ngàn năm trước rồi. Ngài đă lưu lại với nhân loại 33 năm trên trần thế. Ngài đă rao giảng Tin Mừng cứu độ và đă hoàn tất công cuộc cứu chuộc của Ngài. Người đương thời đă tẩy chay Ngài, và đă đóng đinh Ngài trên thập tự. Ngài chết, sống lại, và đă về trời. Vậy chúng ta mong ǵ? Không lẽ bắt chước người Do Thái, chúng ta giờ này vẫn c̣n than khóc và kêu cầu Đấng Thiên Sai.

Chúa đă đến để hoàn tất lời hứa của Chúa Cha, do đó, việc mong chờ Ngài tất nhiên phải mang tính cách thiêng liêng, và hoàn toàn thuộc lănh vực tâm linh. Với tinh thần Mùa Vọng như thế, có ít nhất 4 h́nh thức mong chờ, và 4 niềm vui mà Kitô hữu đang t́m kiếm và hân hoan đón nhận mỗi ngày và từng ngày: Chúa đến với nhân loại qua Mầu Nhiệm Nhập Thể. Chúa đến với con người qua các Bí Tích. Chúa đến với mỗi người qua giờ chết. Và Chúa đến với toàn thể nhân loại trong ngày chung thẩm.

Đời sống con người, nhất là Kitô hữu là một chuỗi ngày trên hành tŕnh về với vĩnh hằng. Từng ngày và từng giờ, người Kitô hữu băng qua những chặng đường khác nhau của kiếp người, và của những khó khăn trong cuộc sống. Niềm vui mừng và hy vọng chính là nh́n về t́nh thương Thiên Chúa, biết rằng ḿnh được Chúa yêu thương; nhất là biết rằng, dù ǵ đi nữa, mỗi người chúng ta là một tâm điểm của t́nh thương ấy. Hiểu và ư thức như vậy, chúng ta sẽ vui mừng, hân hoan, và phấn khởi. Chúng ta sẽ thấy hài ḷng về cuộc đời của ḿnh, và nh́n nhận qua ư nghĩa cứu độ mọi góc cạnh của cuộc sống bằng cặp mắt yêu thương. Đó là một mùa vọng nối dài từ lúc con người hiện hữu cho đến khi trở về với Thiên Chúa.

Chúa đă đến. Điều này không c̣n là một hy vọng nữa, nhưng việc kỷ niệm biến cố ấy vẫn là một niềm vui lớn lao cho mọi người, v́ biết rằng chúng ta được Thiên Chúa yêu thương. Sự xuất hiện của Đức Kitô đem lại niềm hy vọng và tia sáng chiếu vào miền tăm tối cuộc đời, biến những vất vả, cực nhọc thành những giá trị cứu độ. Trong niềm hy vọng ấy và trong ư nghĩa cao cả ấy, chúng ta thật sự thấy ḿnh cần phải nôn nóng, chờ đợi để ôn lại biến cố Giáng Sinh của Ngài.

Chúa đến với từng người qua các Bí Tích mà Ngài đă thiết lập. Hằng ngày và trong mọi hoàn cảnh, Chúa vẫn đến với con người qua những mầu nhiệm bí tích. Ơn gọi làm con cái Chúa. Ơn gọi phục vụ và dấn thân trong nhiều môi trường và ơn gọi khác nhau. Ngài sẵn sàng ở đó để tha thứ, giảng ḥa, và nâng đỡ. Tất cả 7 Bí Tích là những dấu chỉ thời gian và hoàn cảnh để Thiên Chúa tiếp cận với con người. Và như vậy, mỗi lần chúng ta chuẩn bị cho việc tham dự một bí tích nào, là chúng ta đang đi vào mùa vọng tinh thần và hiểu rằng việc chuẩn bị ấy sẽ đem lại cho chúng ta có cơ hội gặp gỡ chính Đức Kitô.

Chúa đến thăm chúng ta qua ngả sự chết. Ngài đến để đem chúng ta về với Ngài. Đây là một biến cố rất trọng đại, đặc biệt nhất của mỗi người, phải được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng bằng một mùa vọng kéo dài trong suốt cuộc đời người Kitô hữu. Giây phút ấy, khi Ngài đến chắc chắn sẽ là một giây phút hân hoan, sung sướng, và hạnh phúc cho những ai đă sốt sắng chuẩn bị và thiết tha mong đợi Ngài.

Và Chúa đến với nhân loại một lần nữa trong ngày chung thẩm. Đây là lần xuất hiện cuối cùng mà Thiên Chúa muốn dùng để thăm viếng một cách công khai mọi thụ tạo do chính Ngài sáng tạo – thiên thần, quỉ thần, con người - từ b́nh minh sáng tạo đến tận thế. Đây là đại hội lớn lao nhất của toàn thể vũ trụ, trong đó những kẻ lành được tuyên dương và kẻ dữ phải luận phạt. Tuy nhiên, việc Ngài thăm viếng lần này uy nghi trên mây trời có các thiên thần hầu cận vẫn không làm hoảng sợ đối với những tâm hồn mà từng ngày đă đón tiếp Ngài, gặp gỡ Ngài qua các Bí Tích, qua sự chết.

Mùa Vọng. Chúa đến. Niềm vui. Sự chờ mong và niềm thao thức là tâm thức khát khao của con người và của từng người. Do tâm t́nh khao khát này nẩy sinh niềm vui và hy vọng. Mùa Vọng đến với chu kỳ phụng niên, hay mùa vọng trong cuộc đời người Kitô hữu chính là những tâm t́nh chuẩn bị, sẵn sàng, và mong chờ. Và Chúa đến. Ngài đến qua biến cố Giáng Sinh, qua những Bí Tích, qua ngả sự chết, và qua cuộc phán xét toàn thể nhân loại. Tất cả những h́nh thức thăm viếng ấy đều là những giây phút gặp gỡ, tiếp cận và hạnh phúc cho chúng ta, bởi v́ Ngài là Thiên Chúa t́nh thương, là Cha nhân từ.

Mùa Vọng. Mùa mong chờ. Không phải là mong chờ bằng những h́nh thức, nghi lễ và phụng vụ. Không phải là hy vọng mong chờ những ǵ đă xẩy ra hay sẽ xẩy ra cho mỗi người và cho nhân loại bằng một thái độ héo hắt, mỏi ṃn, nhưng bằng tâm trạng vui mừng chờ đợi của một người con: “Phúc cho tất cả những ai mong đợi Chúa” (Is 30:18).

 

Trần Mỹ Duyệt

 

“Đứng vững trước Con Người”

 

Phụng Vụ là việc Giáo Hội cử hành Mầu Nhiệm Chúa Kitô, một Mầu Nhiệm được thực sự tái diễn và tiếp diễn một cách trọn vẹn qua Phụng Niên của Giáo Hội, một Năm Phụng Vụ được mở màn từ Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Vọng như hôm nay đây. Thế nhưng, theo Dự Án Cứu Độ của Thiên Chúa cũng như theo lịch sử, Chúa Kitô thực sự đă được sinh ra rồi, hơn 2000 năm trước đây, th́ Mùa Vọng chúng ta đang cùng Giáo Hội bước vào đây là ǵ, nếu không phải là việc Giáo Hội hướng về và mong đợi Chúa Kitô đến lần thứ hai. Đó là lư do bài Phúc Âm Thánh Luca Năm C hôm nay ở đoạn 21 và câu 27 đề cập tới việc Chúa Kitô đến lần sau hết: “Loài người sẽ thấy Con Người đầy uy quyền và vinh quang đến trên mây trời”.

Nhưng vấn đề ở đây là, nếu Chúa Kitô đă thực sự đến rồi, th́ Kitô hữu chúng ta đă cảm nghiệm được Người chưa, hay Người vẫn ở trong t́nh trạng, như Thánh Gioan Tiền Hô đă nói thẳng với dân Do Thái là thành phần cũng trông đợi Vị Cứu Tinh của họ đến, trong Phúc Âm Thánh Gioan đoạn 1 câu 26 là: “có một Đấng ở giữa các người mà các người không biết”. Đó là lư do tại sao, để nhận ra Đấng Thiên Sai đă đến với Dân Do Thái, như lời Chúa hứa với họ qua tiên tri Giêrêmia trong bài đọc thứ nhất hôm nay, cũng là Đấng đă ở giữa loài người chúng ta, Chúa Giêsu đă nói với chúng ta trong bài Phúc Âm hôm nay, là chúng ta phải “đứng vững trước Con Người”. Thế nhưng, tại sao Kitô hữu chúng ta cần phải “đứng vững trước Con Người” và nhất là làm thế nào để có thể “đứng vững trước con người”? Nếu Kitô hữu chúng ta không ư thức được vấn đề “đứng trước Con Người” bằng đời sống của ḿnh, th́ chúng ta chưa thực sự Sống Mầu Nhiệm Nhập Thể và Giáng Sinh trong Mùa Vọng của Giáo Hội, nghĩa là Chúa Kitô vẫn c̣n là một Đấng ở giữa chúng ta mà chúng ta không biết!

Đúng thế, Mùa Vọng tới, chẳng những Kitô hữu mà cả trần gian, bao gồm tất cả mọi tín đồ thuộc tất cả mọi tôn giáo khác, không nhiều th́ ít, đang sửa soạn đón mừng Giáng Sinh, ít là bề ngoài với những cánh thiệp chúc mừng nhau hay mua bán quà tặng trao cho nhau. Tuy nhiên, nếu không ư tứ, chúng ta đang sửa soạn dọn mừng Lễ Giáng Sinh hơn là dọn ḷng để gặp được chính Vị Chúa Giáng Sinh. Những mầu sắc tưng bừng vui nhộn bề ngoài bắt đầu xuất hiện ở các khu thương mại, hay ở trước nhà của một số gia đ́nh, liên quan đến việc mua sắm, trưng bày và tặng quà cho nhau, có thể làm cho chúng ta bị chi phối và quên đi chính cái ư nghĩa linh thiêng cao cả của Mầu Nhiệm Nhập Thể và Giáng Sinh. Từ đó, đối với không ít người, Lễ Giáng Sinh đă bị tục hóa, trở thành một dịp nghỉ ngơi vui chơi như tất cả mọi cuộc lễ khác.

Đó là lư do vấn đề tại sao Kitô hữu chúng ta cần phải “đứng vững trước Con Người” là vấn đề có liên quan hết sức mật thiết đến đức tin của Kitô hữu chúng ta. Thật vậy, tất cả Kitô hữu chúng ta đều đă được lănh nhận Bí Tích Rửa Tội, tức đă được trở nên con cái Thiên Chúa. Thế nhưng, biến cố chúng ta được trở nên con cái Thiên Chúa không phải chỉ là đặc ân Thiên Chúa ban cho chúng ta thôi, mà c̣n là việc chúng ta đáp ứng ân huệ Ngài ban nữa. Đúng thế, việc Con Thiên Chúa Làm Người là để loài người chúng ta được làm con Thiên Chúa, như Thánh Phaolô đă minh định trong Bức Thư gửi cho giáo đoàn Galata ở đoạn 3, câu 4 và 5 như sau: “Đến thời gian ấn định, Thiên Chúa đă sai Con Ḿnh đến, sinh hạ bởi một người nữ, sinh ra theo lề luật để giải cứu những ai bị lụy thuộc lề luật, để chúng ta được hưởng địa vị làm thành phần dưỡng tử”. Tuy nhiên, một khi được Thiên Chúa kêu gọi làm dưỡng từ của Ngài trong Chúa Kitô, loài người chúng ta cũng cần phải x̣e tay mở ḷng đón nhận nữa, ở chỗ tỏ ra tin tưởng nhận biết Con Thiên Chúa được hạ sinh bỡi người nữ. Đó là lư do Phúc Âm Thánh Gioan, đoạn 1, từ câu 10 đến câu 12, đă xác nhận như sau: “Người đă ở trong thế gian, nhờ Người thế gian đă được tạo thành, song thế gian lại không nhận biết Người. Người đă đến với dân riêng của Người, song họ không chấp nhận Người. Bất cứ ai chấp nhận Người th́ Người ban cho họ quyền trở nên con cái Thiên Chúa”.

Như thế, việc “đứng vững trước Con Người” đây chính là việc chúng ta tỏ ra hết sức trung thành với đức tin của ḿnh, ở chỗ, không bao giờ chối bỏ hay dám chối bỏ Vị Thiên Chúa Làm Người, trái lại, hoàn toàn và liên lỉ tin tưởng chấp nhận Người, Đấng được Bức Thư gửi Giáo Đoàn Do Thái ở đoạn 9 câu 28 xác định là “sẽ đến lần thứ hai không phải để xóa bỏ tội lỗi mà là để mang ơn cứu độ đến cho những ai thiết tha trông đợi Người”, tức cho thành phần “bền đỗ đến cùng sẽ được cứu độ”, như Chúa đă khẳng định trong Phúc Âm Thánh Mathêu đoạn 24, câu 13. Chi tiết vùa đề cập đến trên đây có thể se ơ làm cho một số người trong chúng ta tự nhiên nhớ lại lời Chúa Kitô tiên báo trong Phúc Âm Thánh Luca ở đoạn 9 câu 27 tuần trước, đó là câu “trong những kẻ đang đứng đây có một số sẽ không nếm cái chết cho đến khi họ thấy triều đại Thiên Chúa”. Chúa Giêsu ám chỉ về ai khi Người nói “có một số sẽ không nếm cái chết cho đến khi họ thấy triều đại Thiên Chúa”?

Về lời Chúa Giêsu nói “có một số sẽ không nếm cái chết cho đến khi họ thấy triều đại Thiên Chúa”, theo suy diễn của người chia sẻ đây th́ đó là môn đệ Stêphanô và tông đồ Gioan. Trước hết, đó là Stêphanô, vị tử đạo tiên khởi của Kitô Giáo, bởi v́, ngay trước khi chết, Sách Tông Vụ ở đoạn 7 câu 56 đă thuật lại rằng “Người kêu lên ‘Ḱa, tôi thấy trời mở ra, và Con Người đang đứng bên hữu Thiên Chúa’”, một thị kiến rất ăn khớp với lời Chúa Giêsu nói trong Phúc Âm Thánh Mathêu, đoạn 16, câu 28: “có một số sẽ không nếm cái chết trước khi họ thấy Con Người đến trong vương quyền”. Sau nữa, trong số này c̣n có tông đồ Gioan, bởi v́, theo Phúc Âm Thánh Marcô đoạn 9 câu 1 ghi là “có một số sẽ không nếm cái chết cho đến khi họ thấy triều đại Thiên Chúa được thiết lập trong quyền năng”, th́ trong Tông Đồ đoàn chỉ có một ḿnh Thánh Gioan cùng với Mẹ Maria đứng dưới chân thập giá Chúa Kitô (xem Jn 19:25), để chứng kiến giây phút Nước Cha bắt đầu trị đến, giây phút vương quốc Satan bị tiêu diệt, cũng là giây phút thiên đàng mở ra cho tội nhân vào, mà người đầu tiên bước vào lại là người tử tội bị đóng đanh bên hữu Chúa Giêsu (xem Lk 23:43). Ngoài ra, cũng chỉ có một ḿnh vị tông đồ Gioan này, trước khi chết, như ngài đă cho biết trong Sách Khải Huyền của ngài, ở đoạn 21, câu 2, thế này: “Tôi cũng thấy một tân Giêrusalem từ trời nơi Thiên Chúa mà xuống, diễm lệ như cô dâu sửa soạn nghênh đón lang quân của ḿnh”, nghĩa là thánh nhân được thị kiến “thấy triều đại Thiên Chúa được thiết lập trong quyền năng”.

V́ vấn đề “đứng vững trước Con Người”, như đă diễn giải trên đây, mật thiết liên quan đến đức tin, do đó, để có thể “đứng vững trước Con Người”, Kitô hữu chúng ta cần phải giữ vững đức tin của ḿnh, thế thôi, nói cách khác, giữ vững đức tin của ḿnh là “đứng vững trước Con Người”, nhất là vào những lúc đêm tối đức tin, bị thử thách, chịu khổ đau, bị bách hại chống đối, đặc biệt vào những ngày cuối thời, những ngày khủng khiếp chưa từng thấy từ tạo thiên lập địa, như Chúa Giêsu báo trước trong Phúc Âm Thánh Mathêu đoạn 24, câu 21, thời điểm mà, trong bài Phúc Âm Thánh Luca hôm nay, Chúa Kitô cũng căn dặn các môn đệ rằng: “Khi những điều này bắt đầu xẩy ra th́ các con hăy thẳng đứng và ngước đầu lên, v́ việc cứu chuộc các con gần đến rồi”.

Đúng vậy, cách duy nhất để chúng ta có thể “đứng vững trước Con Người”, tức để chúng ta tỏ ḷng ḿnh kiên trung với Chúa Kitô cho đến cùng, nhất là trong thời đại văn hóa sự chết của chúng ta ngày nay đây, đó là thái độ chúng ta “thẳng đứng và ngước đầu lên”. “Thẳng đứng và ngước đầu lên” như thế nào, Chúa Giêsu cũng đă cắt nghĩa rơ ràng trong bài Phúc Âm hôm nay ngay sau đó thế này, “các con hăy coi chừng kẻo tâm thần các con bị tŕ trệ bởi lạc thú, chè chén và lo toan thế gian”. “Thẳng đứng và ngước đầu lên”, về phương diện tiêu cực, chẳng những liên quan đến việc sống tu đức, mà c̣n, về phương diện tích cực, cho thấy cả cử chỉ cử hành Mầu Nhiệm Đức Tin nữa. Đó là cử chỉ Đức Tin của Mẹ Maria “thẳng đứng và ngước đầu lên” nh́n Con Ḿnh treo trên thập giá trên đồi Canvê, một cử chỉ phụng vụ long trọng tế lễ Thiên Chúa. Đúng thế, nếu Chúa Kitô vẫn tiếp tục hiện diện và sống động với Giáo Hội cho đến tận thế, th́ việc Giáo Hội cử hành Phụng Vụ “mà nhớ đến Thày” (Lk 22:19) chính là việc Giáo Hội cử hành Mầu Nhiệm Chúa Kitô, cử hành Mầu Nhiệm Đức Tin của ḿnh. Để rồi, nhờ tham dự Phụng Vụ một cách ư thức, chủ động và tích cực, Kitô hữu chúng ta được sống Mầu Nhiệm Chúa Kitô, hay Chúa Kitô tỏ hiện nơi Đức Tin của chúng ta và tỏ ḿnh cùng ban ḿnh cho ḷng khao khát và trông mong của chúng ta. Tóm lại, Mùa Vọng là thời điểm Kitô hữu chúng ta phải làm sao cảm nghiệm được Thiên Chúa Làm Người đang thực sự ở cùng mỗi người chúng ta.

Mùa Vọng chẳng những là thời điểm Giáo Hội hướng về Chúa Kitô đến lần thứ hai, mà c̣n là thời điểm rất thích hợp để Kitô hữu chúng ta trở về nguồn nữa, tức trở về với Lịch Sử Cứu Độ của Thiên Chúa, để có thể cảm nhận được Thiên Chúa là Thần Linh đă thực sự tỏ ḿnh ra cho loài người chúng ta, cho đến khi “Lời hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta” (Jn 1:14), để chúng ta “được sự sống và là một sự sống viên măn hơn” (Jn 10:10). Thế nhưng, Lịch Sử Cứu Độ đă được bắt đầu từ khi nào, từ Adong, Abraham hay Moisen, anh Trần Mỹ Duyệt có thể cho quí vị thính giả biết không?

Về thời điểm Lịch Sử Cứu Độ được bắt đầu từ lúc nào, chúng ta có thể căn cứ vào những yếu tố sau đây để có thể đi đến kết luận thế này. Trước hết, nếu “v́ một người mà tội lỗi cùng với sự chết đă đột nhập thế gian”, như Thánh Phaolô xác nhận trong Thư gửi Giáo Đoàn Rôma, đoạn 5 câu 12, th́ Lịch Sử Cứu Độ được bắt đầu từ Adong, từ lời Thiên Chúa hứa với ông ngay trong bản án nguyên tội, như được Sách Khởi Nguyên ghi lại ở đoạn 3 câu 15 như sau: “Ta sẽ gây mối thù giữa ngươi và người nữ, giữa gịng dơi ngươi và gịng dơi người nữ, người miêu duệ này sẽ đạp nát đầu ngươi”. Sau nữa, nếu việc Thiên Chúa cứu độ con người cần con người phải đáp ứng bằng đức tin, nghĩa là phải có đức tin con người mới được cứu độ, th́ Lịch Sử Cứu Độ được bắt đầu từ Abraham là cha những kẻ tin (xem Rm 4:16-22; Gal 3:29), người đă bỏ quê cha đất tổ đi theo tiếng Chúa gọi đến nơi không biết ḿnh sẽ đi về đâu (Gen 12:1-4; Heb 11:8), và nhất là đă không tiếc đứa con trai duy nhất của ḿnh (Gen 22:16), một mầm mống theo lời Chúa hứa sẽ phát sinh một dân tộc đông như sao trời cát biển (Gen 15:1-6). Sau hết, nếu Dự Án Cứu Độ của Thiên Chúa được thực sự tỏ hiện trong lịch sử loài người, chứ không phải là một chuyện hoang đường và mộng tưởng, th́ Lịch Sử Cứu Độ được bắt đầu từ Moisen, người được Thiên Chúa thực sự sai đến cứu dân Ngài cho khỏi cảnh làm tôi người Ai Cập mà đưa họ vào mảnh đất Ngài đă hứa với cha ông tổ phụ của họ (xem Ex 3:10).

Trong 4 tuần lễ Mùa Vọng tuần cuối bao giờ cũng đọc bài Phúc Âm trực tiếp liên quan đến biến cố Giáng Sinh của Chúa Kitô, hai tuần giữa liên quan đến vai tṛ Tiền Hô Gioan Tẩy Giả trong việc dọn đường cho Người đến. Và tuần đầu tiên với bài Phúc Âm được Giáo Hội chọn để nhắc nhở con cái ḿnh hăy tỉnh thức đón chờ Chúa Kitô tới. Riêng chu kỳ năm C, Phúc Âm Thánh Kư Luca ghi lại lời Chúa Giêsu cảnh giác chúng ta và căn dặn chúng ta phải làm sao khi ơn cứu độ đến: Người bảo là phải tỉnh thức đừng chè chén say sưa với đam mê nhục dục và những vui thú trần thế, trái lại, phải đứng dậy và ngước đầu lên.

Lạy Chúa Giêsu Kitô là Lời đă hóa thành nhục thể và ở giữa loài người chúng con bằng xương bằng thịt hơn hai ngàn năm trước đây. Nhưng Chúa vẫn hiện diện với Giáo Hội cho đến tận thế qua Thánh Thể và Quyền Linh Giáo Hội. Nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria, xin cho chúng con được cảm nghiệm thần linh về sự hiện diện của Chúa là Đấng Emmanuel. Amen


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL