Chúa Nhật

Ngày 7/12: Thánh Ambrose (340-397)

Là một giám mục tiến sĩ và là Giáo Phụ của Hội Thánh.

Giúp cho Thánh Âu-Quốc-Tinh trở lại.

Bắt hoàng đế Theodosius phải đền tội công khai v́ đă sát hại cả một thành phố.

 


CN II MÙA VỌNG NĂM C

 

BÀI ĐỌC I: Bar 5:1-9
“Chúa sẽ tỏ bày huy hoàng của Chúa trong ngươi”

Bài trích sách Tiên tri Barúc.

Hỡi Giêrusalem, hăy cởi áo tang chế và sầu khổ của ngươi, hăy mặc lấy sự huy hoàng và vinh quang đời đời của Chúa mà Chúa ban cho ngươi. Chúa sẽ mặc cho ngươi áo công lư, và đặt vương miện vĩnh cửu trên đầu ngươi. V́ chưng, Chúa sẽ tỏ bày huy hoàng của Chúa trong ngươi cho mọi kẻ trần gian. V́ Thiên Chúa sẽ đời đời gọi tên ngươi là Ḥa b́nh trong công lư và Vinh dự trong hiếu nghĩa. Hỡi Giêrusalem, hăy chỗi dậy, đứng nơi cao và nh́n về hướng đông. Hăy nh́n con cái người từ đông sang tây họp lại theo lệnh của Đấng Thánh, họ hân hoan thấy Chúa nhớ đến họ. Họ bị quân thù dẫn đi xa ngươi, nhưng Chúa đă đem họ về cho ngươi trong vinh dự như các hoàng tử. V́ Chúa đă ra lệnh triệt hạ mọi núi cao và mọi đồi từ ngày xưa, lấp đầy những hố sâu, để trái đất được bằng phẳng, hầu Israel vững vàng bước đi cao rao vinh quang Thiên Chúa. Theo lệnh Chúa, những cánh rừng, những cây có hương thơm, đă cho Israel núp bóng v́ Chúa sẽ hân hoan lấy ḷng từ bi và công b́nh của Người dẫn dắt Israel đến ánh vinh quang.

Lời của Chúa.


Đáp ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)
Chúa đă đối xử đại lượng với chúng tôi nên chúng tôi mừng rỡ hân hoan.

1.      Khi Chúa đem những người Sion bị bắt trở về, chúng tôi dường như người đang mơ, bấy giờ miệng chúng tôi vui cười, lưỡi chúng tôi thốt lên những tiếng hân hoan.

2.      Bấy giờ dân thiên hạ nói với nhau rằng: Chúa đă đối xử với họ cách đại lượng. Chúa đă đối xử đại lượng với chúng tôi, nên chúng tôi mừng rỡ hân hoan.

3.      Lạy Chúa, xin hăy đổi số phận chúng tôi, như những ḍng suối miền nam. Ai gieo trong lệ sầu, sẽ gặt trong hân hoan.

4.      Thiên hạ vừa đi vừa khóc, tay mang thóc đi gieo. Họ trở về trong hân hoan, vai mang những bó lúa.


BÀI ĐỌC II: Phil 1:4-6, 8-11
“Anh em hăy ăn ở trong sạch và không đáng trách, cho đến ngày của Đức Kitô”

Bài trích thơ Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Philipphê.

Anh em thân mến, luôn luôn trong mọi lời cầu nguyện của tôi, tôi hân hoan khẩn cầu cho tất cả anh em, v́ anh em đă thông phần vào việc rao giảng Phúc Âm từ ngày đầu cho tới nay. Tôi tin tưởng rằng Đấng đă khởi đầu việc lành đó trong anh em, cũng sẽ hoàn tất cho đến ngày của Đức Giêsu Kitô. V́ Thiên Chúa làm chứng cho tôi rằng: tôi yêu mến tất cả anh em với tâm t́nh của Đức Giêsu Kitô. Điều tôi cầu nguyện bây giờ là ḷng bác ái của anh em ngày càng gia tăng trong sự thông biết và am hiểu, để anh em xác định những điều quan trọng hơn, để anh em được trong sạch và không đáng trách cho đến ngày của Đức Kitô, anh em được Đức Giêsu Kitô ban cho dư đầy hoa quả công chính, hầu tôn vinh và ngợi khen Thiên Chúa.

Lời của Chúa.


(Xin mời Cộng đoàn đứng)
Alleluia, alleluia. — Hăy dọn đường Chúa, hăy sửa đường Chúa cho ngay thẳng; và mọi người sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa. — Alleluia.


PHÚC ÂM: Lc 3:1-6
“Mọi người sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa”

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Đời Hoàng đế Tibêriô năm thứ mười lăm, Phongxiô Philatô làm toàn quyền xứ Giuđêa, Hêrôđê làm thủ hiến xứ Galilêa, c̣n em là Philipphê làm thủ hiến xứ Ituria và Tracônitiđê; Lysania làm thủ hiến xứ Abilêna; Anna và Caipha làm thượng tế; có lời Chúa đă kêu gọi Gioan, con Giacaria, trong hoang địa. Ông liền đi khắp miền sông Giođan, rao giảng phép rửa sám hối cầu ơn tha tội, như lời chép trong sách Tiên tri Isaia rằng: “Có tiếng kêu trong hoang địa: hăy dọn đường Chúa, hăy sửa đường Chúa cho ngay thẳng, hăy lấp mọi hố sâu và hăy bạt mọi núi đồi; con đường cong queo hăy làm cho ngay thẳng, con đường gồ ghề hăy san cho bằng. Và mọi người sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa”.

Phúc Âm của Chúa.

 

Suy Niệm

 

"Hăy dọn đường ngay thẳng cho Chúa”

 

Phụng Vụ là việc Giáo Hội cử hành Mầu Nhiệm Chúa Kitô, một Mầu Nhiệm được thực sự tái diễn và tiếp diễn một cách trọn vẹn qua Phụng Niên của Giáo Hội, một Năm Phụng Vụ được mở màn từ Mùa Vọng. Thế nhưng, theo Dự Án Cứu Độ của Thiên Chúa cũng như theo lịch sử, Chúa Kitô thực sự đă được sinh ra rồi, đúng 2000 năm trước đây, th́ Mùa Vọng chúng ta đang cùng Giáo Hội bước vào đây là ǵ, nếu không phải là việc Giáo Hội hướng về và mong đợi Chúa Kitô đến lần thứ hai. Đó là lư do bài Phúc Âm theo Thánh Luca của Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Vọng tuần trước đề cập tới việc Chúa Kitô đến lần sau hết: “Loài người sẽ thấy Con Người đầy uy quyền và vinh quang đến trên mây trời”. Nhưng vấn đề ở đây là, nếu Chúa Kitô đă thực sự đến rồi, th́ Kitô hữu chúng ta đă cảm nghiệm được Người chưa, hay Người vẫn ở trong t́nh trạng, như Thánh Gioan Tiền Hô đă nói thẳng với dân Do Thái là thành phần cũng trông đợi Vị Cứu Tinh của họ đến, trong Phúc Âm Thánh Gioan đoạn 1 câu 26 là: “có một Đấng ở giữa các người mà các người không biết”.

Đó là lư do tại sao, để nhận ra Đấng Thiên Sai đă đến với chúng ta từ gịng dơi Đavít như lời Chúa tiên báo qua miệng tiên tri Isaia ở bài đọc thứ nhất Mùa Vọng Năm A, Thánh Kư Luca, trong bài Phúc Âm hôm nay, cũng đă lập lại lời tiên tri Isaia về cách thức để có thể nghênh đón hay nhận ra Người như sau: "Có tiếng kêu trong sa mạc: 'Hăy dọn đường ngay thẳng cho Chúa. Mọi thung lũng phải lấp cho đầy và mọi núi đồi phải được san cho bằng. Những quanh co phải được uốn cho ngay và đường lối gồ ghề phải được san cho phẳng, th́ tất cả loài người sẽ được thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa'”. Đúng thế, để "thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa", loài người chúng ta nói chung và Kitô hữu chúng ta nói riêng phải "dọn đường ngay thẳng cho Chúa", bằng không, dù Thiên Chúa đă đến ở giữa chúng ta và hằng ở cùng chúng ta cho tới tận thế nơi Chúa Kitô, Ngài vẫn c̣n là một Đấng ở giữa chúng ta mà chúng ta không biết.

Thế nhưng, lời này chẳng những áp dụng cho dân Do Thái bấy giờ là thành phần đang trông đợi Đấng Thiên Sai mà c̣n cả cho chúng ta bây giờ nữa. Đúng thế, theo Dự Án Cứu Độ, Thiên Chúa muốn tỏ ḿnh cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, để có thể nhận ra Ngài, loài người nói chung và dân Do Thái nói riêng phải nhận biết hay chấp nhận Ngài, như lời mở đầu của Phúc Âm Thánh Gioan đă xác quyết, đó là: "Người đă ở trong thế gian, thế gian nhờ Người mà được tạo thành, song thế gian không nhận biết Người. Người đă đến với dân riêng của Người mà họ không chấp nhận Người. Nhưng những ai chấp nhận Người th́ Người ban cho họ quyền trở nên con cái Thiên Chúa". Thật vậy, trong khi dân Do Thái, cho tới nay, vẫn trông đợi một Đấng Thiên Sai theo Thánh Kinh, th́ Kitô Giáo lại chấp nhận một Đức Kitô đă bị họ hoàn toàn phủ nhận. Như thế, nếu "ai tin vào tin mừng và lănh nhận phép rửa", như lời Chúa Kitô xác quyết trong Phúc Âm Thánh Marcô, đoạn 16 câu 16, th́ Ơn Cứu Độ đă thực sự đến với thành phần Kitô Hữu rồi.

Tuy nhiên, Kitô hữu chúng ta có kiên tŕ "đứng vững trước Con Người", như Lời Chúa trong bài Phúc Âm Thánh Luca Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Vọng Năm C tuần trước, tức có "thẳng đứng và ngước đầu lên", Ơn Cứu Độ của Thiên Chúa mới c̣n tồn tại trong chúng ta cho tới khi Chúa lại đến trong vinh quang, nghĩa là cho tới khi Chúa Kitô hoàn toàn hiển linh trong chúng ta, hay cho đến khi Kitô hữu chúng ta đạt đến tầm vóc trọn vẹn của Chúa Kitô là đầu (xem Eph 4:13, 15). Đó là lư do, trong Phúc Âm Thánh Luca của Chúa Nhật Mùa Vọng Thứ Nhất tuần trước, sau khi đề cập đến những ǵ khủng khiếp liên quan đến đức tin xẩy ra vào ngày tận thế, Chúa Kitô mới căn dặn thành phần môn đệ của ḿnh rằng: "Khi những điều này xẩy ra, th́ các con hăy thẳng đứng và ngước đầu lên, v́ ơn cứu chuộc gần đến".

Trong bài Phúc Âm của Chúa Nhật II Mùa Vọng, Tiền Hô Gioan Tẩy Giả đă lập lại lời của tiên tri Isaia về việc làm sao để con người nói chung và dân Do Thái nói riêng có thể “thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa”, hay có thể nhận ra Chúa Kitô, Thiên Chúa Làm Người, nghĩa là có thể được sự sống đời đời, v́ sự sống đời đời là ở chỗ nhận biết Thiên Chúa. Thật vậy, như đă hứa với hai nguyên tổ sa phạm, và đă cho dân Do Thái thấy trước h́nh ảnh về Đấng Cứu Thế trong gịng Lịch Sử Cứu Độ của họ, “đến thời điểm ấn định, Thiên Chúa đă sai Con Một ḿnh sinh ra bởi một người nữ, sinh ra theo lề luật” (Gal 4:4). Thế nhưng, nếu con người không sẵn sàng chờ đón Người, như Mẹ Maria hay như Gioan Tẩy Giả, như tư tế Simêon và bà tiên tri Anna, như nhóm mục đồng vào đêm Giáng Sinh, thậm chí như ba nhà chiêm tinh vương Đông Phương, họ sẽ không thể nào nhận ra Người, trái lại, c̣n ra tay sát hại Người khi Người đến, như trường hợp của quận vương Hêrôđê khi Người mới ra đời, cũng như trường hợp của Hội Đồng Do Thái và của nhà cầm quyền Rôma Philatô vào lúc cuối đời của Người.

Đó là lư do, trong bài Phúc Âm, với vai tṛ Tiền Hô để dọn đường cho Người đến, tức để làm sao để dân chúng nhận ra Người khi Người xuất hiện, Thánh Gioan Tẩy Giả, vị cũng chưa từng thấy Đấng Thiên Sai, đă kêu gọi chẳng những bằng lời nói mà c̣n bằng cả đời sống của ḿnh nữa là hăy sống trong chân lư. Ở chỗ lấp đi mọi hố sâu tham vọng bất chính, bạt hết mọi núi đồi tự cao tự phụ, uốn thẳng những ǵ cong queo gian dối, và san bằng những gồ ghề tự ái bất tuân. Nhưng con người vốn “chuộng tối tăm hơn ánh sáng” (Jn 3:19) làm sao có thể sống trong chân lư nếu không được chân lư soi sáng cho. Về khía cạnh này, Thánh Kư Gioan thật sự có lư khi mở đầu Phúc Âm của ḿnh bằng cách so sánh việc “Lời hóa thành nhục thể” (Jn 1:14) như “ánh sáng chiếu trong tăm tối” (Jn 1:5), như “ánh sáng thật chiếu soi hết mọi người đă đến trong thế gian” (Jn 1:9). Tuy nhiên, theo Công Cuộc Cứu Độ, “ánh sáng thế gian” (Jn 8:12) này không đột nhiên xuất hiện vào ngay lúc chính ngọ chói chang ở Biến Cố Vượt Qua mà là hiện lên từ từ, từ lúc rạng đông qua Ơn Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria (một Lễ Trọng về Mẹ Maria bao giờ cũng được Giáo Hội cử hành vào đầu Mùa Vọng), tới khi ló rạng nơi hang lừa máng cỏ.

Bởi thế, đối với Kitô hữu, về phương diện tu đức, Nước Thiên Chúa hay Ơn Cứu Độ của Thiên Chúa ban cho con người mới giống như hạt cải được gieo trong ruộng và từ từ mọc lên cho tới khi thành một cây vĩ đại đến nỗi chim trời đến làm tổ ở các cành của nó, như Phúc Âm Thánh Mathêu đoạn 13, câu 31 và 32 diễn tả. Thánh Phaolô đă có lư nói đến sự kiện "ơn cứu độ gần hơn" khi khuyên nhủ Kitô hữu Rôma trong bức thư của ngài ở đoạn 13 câu 11 thế này: "Đây là lúc anh em phải thức giấc, v́ ơn cứu độ gần hơn là lúc anh em mới chấp nhận đức tin". Thánh Phaolô, qua Bức Thư gửi giáo đoàn Philiphê trong bài đọc thứ hai hôm nay, cũng đă giải thích sự kiện "ơn cứu độ gần hơn" như thế này: "Đấng đă bắt đầu việc lành nơi anh em cũng sẽ tiến hành nó tới khi hoàn thành cho đến trước ngày của Chúa Giêsu Kitô". Như thế, cuộc sống Kitô hữu của chúng ta không phải quả thực chính là một cuộc hành tŕnh đức tin cứu độ hay sao? Nói một cách phụng vụ hơn, đời sống Kitô hữu của chúng ta chính là một Mùa Vọng, một thời điểm chúng ta phải tỏ ra khát vọng Chúa, và phải làm hết sức để có thể hoàn toàn cảm nghiệm được Vị Thiên Chúa Làm Người đang thực sự ở cùng mỗi một người chúng ta vậy.

Mùa Vọng chẳng những là thời điểm Giáo Hội hướng về Chúa Kitô đến lần thứ hai, mà c̣n là thời điểm rất thích hợp để Kitô hữu chúng ta trở về nguồn nữa, tức trở về với Lịch Sử Cứu Độ của Thiên Chúa, để có thể cảm nhận được "Thiên Chúa là Thần Linh" (Jn 4:24) đă thực sự tỏ ḿnh ra cho loài người chúng ta, cho đến khi “Lời hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta” (Jn 1:14), nhờ đó chúng ta mới chẳng những “được sự sống", mà c̣n là "một sự sống viên măn hơn” (Jn 10:10). Thật ra, không phải Lịch Sử Cứu Độ đă được bắt đầu từ Adong, Abraham hay Moisen, mà là từ chính Thiên Chúa, chính Dự Án Cứu Độ của Ngài. Mà Dự Án Cứu Độ của Thiên Chúa là ǵ, nếu không phải, như Lời Chúa Kitô tuyên bố trong Phúc Âm Thánh Gioan, ở đoạn 10 câu 10, đó là "Tôi đến cho chiên được sống và được một sự sống viên măn hơn". Và Chúa Kitô đă làm ǵ cho chiên được sống, nếu không phải bằng việc, như Người cũng đă tỏ tường cho dân Do Thái bấy giờ đang nghe Người biết trong cùng đoạn Phúc Âm ở câu 11 ngay sau đó: "Tôi là vị mục tử tốt lành, một vị mục tử tốt lành hiến mạng sống ḿnh v́ chiên".

Thế nhưng, Chúa Kitô hiến mạng sống ḿnh không phải cho chúng ta được sống về thể lư mà là về tâm linh, tức là làm cho chúng ta nhận biết Thiên Chúa, như Người đă minh định trong cùng Phúc Âm ở đoạn 17, câu 19: "Giờ đây v́ họ mà Con tự hiến để họ được thánh hóa trong chân lư", tức được "sự sống đời đời là nhận biết Cha, Thiên Chúa chân thật duy nhất và Đức Giêsu Kitô, Đấng Cha sai", như Người đă nói đến ở câu 3 trong cùng đoạn Phúc Âm Thánh Gioan trên đây. Thánh Phaolô đă ư thức được chân lư này và đă nói lên trong thư thứ nhất gửi môn đệ Timôthêu, đoạn 2 câu 5, khi viết: "Thiên Chúa muốn mọi người được cứu rỗi và nhận biết chân lư". Như thế, nếu Dự Án Cứu Rỗi của Thiên Chúa là làm cho nhân loại chúng ta "được sự sống và được một sự sống viên măn hơn", tức là làm cho chúng ta nhận biết Ngài như Ngài đă tỏ Danh Ngài là hiện hữu cho Moisen (xem Ex 3:15), cũng như đă tỏ tất cả bản tính của ḿnh ra qua Chúa Kitô (xem Heb 1:1-3; Jn 14:11), th́ Mạc Khải Thần Linh cũng chính là chủ yếu của Lịch Sử Cứu Độ. Nói một cách xuôi chiều và dễ hiểu hơn, chủ yếu của Lịch Sử Cứu Độ là “tất cả sự thật” (Jn 16:13) Thiên Chúa muốn truyền đạt cho loài người biết để họ được thông phần Sự Sống Thần Linh.

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL

 

NH̀N THẤY ƠN CỨU ĐỘ  

 

“Và mọi người sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa” (Luc 3:16). Sao Isaia không nói “mọi người sẽ thấy Thiên Chúa”,  mà lại nói “mọi người sẽ thấy ơn cứu độ” của Ngài. Phải chăng ơn cứu độ của Thiên Chúa cũng chính là Ngài. Và Chúa Giêsu, Đấng Thiên Sai cũng là Thiên Chúa. Nếu vậy, việc con người đón nhận, khám phá ra ơn cứu độ trong cuộc đời ḿnh, là đă khám phá và tiếp đón Chúa Kitô.   

Trên màn ảnh TV, trên những tấm bích chương quảng cáo dọc theo các xa lộ hay vệ đường, h́nh ảnh những món quà Giáng Sinh được lập đi, lập lại với nhiều h́nh thức như gọi mời, như dụ dỗ và hấp dẫn thị hiếu mọi người. Hàng rừng cây Giáng Sinh bỗng mọc lên từ những vùng đất trống trước đây, với những ngọn đèn muôn màu tạo nên những khu rừng thần tiên về đêm. Nhạc Giáng Sinh đă reo vang, réo rắt trong các siêu thị, các nơi buôn bán, và ngay trong các gia đ́nh. Tất cả cho Giáng Sinh. Và mọi người đang nao nức đón mừng Giáng Sinh.    

Phụng niên của Giáo Hội cũng đang dẫn chúng ta vào Chúa Nhật thứ 2 Mùa Vọng. Càng ngày, lễ Giáng Sinh càng gần. H́nh ảnh một Con Thiên Chúa mà các tiên tri từ xa xưa loan báo đang từ từ xuất hiện.  

Nhưng cũng nhờ Thánh Kinh, chúng ta biết được rằng việc chuẩn bị chính là việc sửa sai lại mối giao hảo giữa Thiên Chúa và con người. Bởi v́ dù con người đón nhận hay từ chối, sẵn sàng hay chưa sẵn sàng, Chúa cũng đă đến. Ngài đă xuất hiện giữa con người hơn 2000 năm trước. Do đó, việc chuẩn bị hôm nay chẳng qua chỉ là hướng về biến cố ấy bằng tâm t́nh ước mong, tha thiết và biết ơn. Bằng việc t́m hiểu và sống điều mà Đấng Thiên Sai đă mang đến cơi trần và đă truyền rao cho nhân loại. Trong tâm t́nh ấy, Thánh Phaolô đă nhấn mạnh đến sự gia tăng đức bác ái. Với việc gia tăng sống bác ái, con người càng ngày càng khám phá thêm về kho tàng t́nh yêu Thiên Chúa, và mới thấy ḿnh hạnh phúc v́ gần được với Ngài. Do tâm t́nh chuẩn bị này, khi Chúa đến ḷng ta mới được an vui; và cũng nhờ vào sự đón tiếp ấy, chúng ta tôn vinh Thiên Chúa. Ngài viết cho tín hữu Philípphê: “Điều tôi cầu nguyện bây giờ là ḷng bác ái của anh em ngày càng gia tăng trong sự thông biết và am hiểu, để anh em xác định những điều quan trọng hơn, để anh em được trong sạch và không đáng trách cho đến ngày của Đức Kitô, anh em được Đức Giêsu Kitô ban cho dư đầy hoa quả công chính, hầu tôn vinh và ngợi khen Thiên Chúa” (Phil 1: 9-11). 

Những ǵ thánh Phaolô đă diễn tả trên phù hợp với điều mà tiên tri Barúc đă nh́n thấy vào ngày Thiên Chúa xuất hiện. Giêrusalem mà tên tri đề cập đến ở đây phải chăng là Giáo Hội, là đền thờ của Ngài là chính mỗi người chúng ta. Và việc Thiên Chúa khi đến sẽ mặc cho Giêrusalem sự huy hoàng và ánh hào quang, cũng có thể hiểu rằng Ngài chính là vinh quang, là niềm vui, và là phúc lộc cho mọi tâm hồn thiết tha đón chờ Ngài. Barúc và Phaolô, tuy cả hai đều sống rất xa nhau, nhưng đă cùng diễn tả một tư tưởng, và có cùng một nhăn quan về điều mà cả hai gọi là ḥa b́nh và công lư. Cả hai đều nói lên rằng Chúa của chúng ta là Thiên Chúa của b́nh an, là Thiên Chúa của ḥa b́nh. Ai đến với Ngài, đón tiếp Ngài đều phải chuẩn bị tâm hồn ḿnh để sẵn sàng đón nhận sự b́nh an ấy. Tiên tri đă nói: “Chúa sẽ mặc cho ngươi áo công lư, và đặt vương miện vĩnh cửu trên đầu ngươi. V́ chưng, Chúa sẽ tỏ bày huy hoàng của Chúa trong ngươi cho mọi kẻ trần gian. V́ Thiên Chúa sẽ đời đời gọi tên ngươi là Ḥa B́nh trong công lư và Vinh Dự trong hiếu nghĩa” (Bar 5: 2-4). 

“Và mọi người sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa” (Luc 3:16). Nhưng những ǵ tiên tri Barúc và thánh Phaolô đă diễn tả phải được nên trọn qua lời tiên tri mà thánh kư Luca đă ghi lạ. Đó là ư nghĩa sau cùng và là điều quan trọng hơn hết trong tiến tŕnh đón mừng ngày Chúa đến. V́ tất cả những chuẩn bị, hay tất cả vẻ huy hoang mà con người có thể lănh nhận từ Thiên Chúa, nếu không mang ư nghĩa cứu độ ở trong đó, th́ cũng trở thành vô ích. Đây là cốt lơi mà tiên tri Isaia đă nói khi đề cập đến những chuẩn bị bên ngoài.  

Tiên tri đă nói phải dọn đường nẻo Chúa rất công phu và vất vả. Thí dụ, hành động bạt núi, bạt đồi; lấp đầy các thung lũng sâu, sửa lại những chỗ thiếu ngay thẳng. Việc chuẩn bị như thế nếu chỉ nh́n bằng cặp mắt tự nhiên cũng đă thấy vất vả và tốn kém, huống chi nếu nó được áp dụng vào khía cạnh tâm linh, trong đó đ̣i hỏi con người phải bóc lột và từ bỏ cái tôi tự nhiên và đầy tự ái của ḿnh. Nhưng rồi kết quả thật lớn lao, đó là con người sẽ “thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa”. 

Thấy Chúa hay không thấy Chúa. Điều hiển nhiên là con người thời đại chúng ta không thể nào thấy Chúa bằng xương bằng thịt được. Sẽ chẳng bao giờ chúng ta được cái diễm phúc như các mục đồng ở Belem trong đêm Chúa Giáng Trần. Chúng ta cũng chẳng được cái diễm phúc bồng ẵm Chúa trên tay như cụ Simêon, và nh́n thấy Ngài như ba Vua. Nhưng chắc chắn chúng ta sẽ gặp Ngài và tiếp xúc được với Ngài bằng ơn sủng, bằng t́nh thương, và bằng ơn cứu độ. Và đây cũng là lư do tại sao Isaia không nói rằng, cứ chuẩn bị kỹ lưỡng đi, cứ sửa soạn nhà cửa, đường xá đi rồi mọi người sẽ thấy Đấng Cứu Thế. Trái lại, tiên tri nói “sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa”. Ơn cứu độ ấy đến từ Chúa Giêsu và nhờ Chúa Giêsu. Việc con người nh́n thấy Ngài hay đón nhận ơn cứu độ của Ngài cũng là gặp Ngài và thấy Ngài. Nhưng trước hết, con người phải sẵn sàng với tâm hồn bác ái, với tấm ḷng trong sạch, và với sự hiểu biết tâm linh để nh́n Ngài và khám phá sự có mặt của Ngài ngay trong cuộc đời của mỗi chúng ta.
 

Trần Mỹ Duyệt

 

“Dọn Đường Chúa Đến”

Lần Hạt Mân Côi Mùa Vọng và Giáng Sinh theo Phúc Âm Chúa Nhật I Mùa Vọng Năm C

 

Phúc Âm

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Đời Hoàng đế Tibêriô năm thứ mười lăm, Phongxiô Philatô làm toàn quyền xứ Giuđêa, Hêrôđê làm thuœ hiến xứ Galilêa, c̣n em là Philipphê làm thuœ hiến xứ Ituria và Tracônitiđê; Lysania làm thuœ hiến xứ Abilêna; Anna và Caipha làm thượng tế; có lời Chúa đă kêu gọi Gioan, con Giacaria, trong hoang địa. Ông liền đi khắp miền sông Giođan, rao giaœng phép rưœa sám hối cầu ơn tha tội, như lời chép trong sách Tiên tri Isaia rằng: “Có tiếng kêu trong hoang địa: hăy dọn đường Chúa, hăy sưœa đường Chúa cho ngay thẳng, hăy lấp mọi hố sâu và hăy bạt mọi núi đồi; con đường cong queo hăy làm cho ngay thẳng, con đường gồ ghề hăy san cho bằng. Và mọi người sẽ thấy ơn cứu độ cuœa Thiên Chúa”.

Nhận Thức Dẫn Nhập:

Qua lời của Tiên Tri Isaia trong Cựu Ước, những lời được vang vọng qua miệng vị đệ nhất tiên tri Tiền Hô Gioan Tẩy Giả, trước khi Nhập Thể Làm Người, Thiên Chúa muốn loài người phải sẵn sàng nghênh đón Ngài. Bằng không, họ sẽ không nhận ra Ngài, v́ Ngài không đến như họ tưởng. Tuy nhiên, cũng chính v́ thế gian sống trong tăm tối sự chết mà Ngài đă đến để chiếu giăi ánh sáng sự sống cứu độ thế gian, nơi Lời Nhập Thể đầy tràn Thần Linh.

Thứ nhất “Lấp đầy hố sâu”:

Chiêm Ngắm: Tuy là Thiên Chúa nhưng Chúa Kitô đă không tự coi ḿnh ngang hàng với Thiên Chúa, trái lại, Người đă trở nên như không, mặc lấy thân phận tôi tớ tạo vật của một con người được cưu mang trong ḷng của một người phụ nữ trinh nguyên vô danh tiểu tốt.

Ư Nguyện: Nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria đầy ơn phúc v́ được Thiên Chúa ở cùngỉ, xin Emmanuel Thai Nhi Thần Linh Giêsu, hăy lấp đầy những hố sâu tham vọng bất chính của chúng con, để tâm hồn chúng con được trở nên thanh sạch, nhờ đó có thể cảm nghiệm thấy ơn Chúa cứu độ chúng con. Amen.

Thứ hai “Bạt xuống núi đồi”:

Chiêm Ngắm: Thiên Chúa là Thần Linh vô cùng toàn hảo và toàn năng đă hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta, nơi một thơ nhi hết sức bé mọn và yếu đuối, được bọc trong khăn, nằm trong máng cỏ, vào một đêm đông giá buốt, tại một hang lừa máng cỏ vô cùng hèn hạ trên trần gian.

Ư Nguyện: Nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria đầy ơn phúc v́ đă tin, xin Emmanuel Hài Nhi Thần Linh Giêsu, hăy san bằng những núi đồi tự cao tự phụ của chúng con, để tâm hồn chúng con được trở nên thanh sạch hầu có thể cảm nghiệm thấy ơn Chúa cứu độ chúng con. Amen.

Thứ ba “Uốn thẳng quanh co”:

Chiêm Ngắm: Lời đă hóa thành nhục thể và ở giữa loài người như ánh sáng thật chiếu trong tăm tối, chiếu soi cho cả những tâm hồn thiện tâm từ Phương Đông đến bái thờ Người, nhưng lại bị chính dân Người phủ nhận, qua việc ra tay sát hại của quận vương Hêrôđê.

Ư Nguyện: Nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria đầy ơn phúc v́ đă tin, xin Emmanuel Thơ Nhi Thần Linh Giêsu, hăy uốn thẳng những quanh co gian dối nơi chúng con, để tâm hồn chúng con được trở nên thanh sạch hầu có thể cảm nghiệm thấy ơn Chúa cứu độ chúng con. Amen.

Thứ bốn “San bằng gồ ghề”:

Chiêm Ngắm: Lời đă hóa thành nhục thể là để tỏ Cha của Người ra, v́ không ai biết Cha trừ ra Con và những kẻ được Con tỏ ra cho. Thế mà Người đă sống 9 phần 10 cuộc đời trần gian của ḿnh nơi thôn nghèo Nazarét với thân phận làm con ngoan ngoăn tuân phục mẹ cha.

Ư Nguyện: Nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria đầy ơn phúc v́ đă tin, xin Emmanuel Thiếu Nhi Thần Linh Giêsu, hăy săn bằng những gồ ghề tự ái bất tuân nơi chúng con, để tâm hồn chúng con được trở nên thanh sạch hầu có thể cảm nghiệm thấy ơn Chúa cứu độ chúng con. Amen.

Thứ năm “Ơn Chúa cứu độ”:

Chiêm Ngắm: Tuy là Thiên Chúa nhưng Chúa Kitô đă không tự coi ḿnh ngang hàng với Thiên Chúa, trái lại, Người đă trở nên như không, mặc lấy thân phần tôi tớ và đă vâng lời cho đến chết và chết trên thập giá để thánh hóa Giáo Hội trong chân lư và cứu độ trần gian.

Ư Nguyện: Nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria đầy ơn phúc v́ đă tin, xin Emmanuel Thần Linh Giêsu đă Vượt Qua Tử Giá đến Vinh Quang Phục Sinh, hăy rửa chúng con trong Chúa Thánh Thần, để chúng con trở thành chứng nhân đích thực của Chúa cho tới tận cùng trái đất. Amen.

Tổng Nguyện:     Lạy Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống đă đến trong thế gian. Trong tất cả muôn loài tạo vật được Chúa dựng nên, Chúa đă chọn tỏ hết ḿnh ra nơi nhân tính bất toàn và thân phận vô cùng thấp hèn của chúng con, chứ không muốn tỏ ḿnh ra nơi bất cứ một loài nào, kể cả loài thần thiêng sáng láng, có bản tính hoàn hảo hơn bản tính loài người chúng con. Chúa đă yêu bằng con tim của chúng con, đă phán truyền Lời hằng sống bằng môi miệng chúng con, đă làm việc bằng đôi tay của chúng con. Ôi thân phận loài người của chúng con cao cả chừng nào! Ôi ơn gọi làm người của chúng con quí giá biết bao. Nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria đầy ơn phúc v́ được Chúa ở cùng và v́ đă tin, xin cho chúng con, như Mẹ Maria, sống trọn đặc ân được làm con của Thiên Chúa là Cha và Con và Thánh Thần. Amen.

Kết:     Tất cả cùng nhau hát bài một bài về Mùa Vọng hay Giáng Sinh.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh
Soạn dọn cho Thiếu Nhi Fatima TGP Los Angeles lần hạt Mân Côi Thứ Bảy Đầu Tháng 6/12/2003, Áp Chúa Nhật I Mùa Vọng