Chúa Nhật

27/6: Thánh Ferdinand III (1199-1252)

Vua nước Castille và León,

Hiệp nhất cá vương quốc lại với nhau,

Bắt sử dụng tiếng Castillian làm ngôn ngữ chính của Tây Ban Nha.

Quan thày của Nước Tây Ban Nha.

 


CHÚA NHẬT XIII QUANH NĂM



BÀI ĐỌC I: 1 Reg 19:16b, 19-21
“Êlisê đi theo Êlia”

Bài trích sách Các Vua quyển thứ nhất.

Trong những ngày ấy, Chúa phán cùng Êlia rằng: “Êlisê, con ông Saphát, người ở Abel-Mehula, ngươi hăy xức dầu phong y làm tiên tri thế ngươi”. Êlia ra đi t́m gặp Êlisê con ông Saphát, đang cày ruộng với mười hai cặp ḅ, chính ông đang dẫn cày cặp thứ mười hai. Khi Êlia đến trước ông, th́ đặt áo choàng ḿnh trên ông. Lập tức ông bỏ ḅ lại và chạy theo Êlia mà nói rằng: “Tôi xin đi hôn cha mẹ tôi, rồi tôi theo ngài”. Êlia nói với ông: “Ngươi đi đi, rồi trở lại, ta có làm ǵ ngươi đâu?” Êlisê rời Êlia, rồi bắt một đôi ḅ làm thịt, lấy cày làm củi đốt quay thịt cho dân ăn. Đoạn ông đi theo làm đầy tớ Êlia.

Lời của Chúa.


Đáp ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)
Lạy Chúa, Chúa là phần gia nghiệp của tôi.

1.      Xin bảo toàn tôi, lạy Chúa v́ tôi t́m nương tựa Chúa, tôi thưa cùng Chúa: “Ngài là Chúa tể tôi! Chúa là phần gia nghiệp và phần chén của tôi, chính Ngài nắm giữ vận mạng của tôi.

2.      Tôi chúc tụng Chúa v́ đă ban cho tôi lời khuyên bảo, đó là điều ḷng tôi tự nhủ, cả những lúc đêm khuya. Tôi luôn luôn đặt Chúa ở trước mặt tôi v́ Chúa ngự bên hữu tôi, tôi sẽ không nao núng.

3.      Bởi thế ḷng tôi vui mừng và linh hồn tôi hoan hỉ, ngay cả đến xác thịt của tôi cũng nằm nghỉ an toàn, v́ Chúa chẳng bỏ rơi linh hồn tôi trong Âm phủ, cũng không để thánh nhân của Ngài thấy điều hư nát.

4.      Chúa sẽ chỉ cho tôi biết đường lối trường sinh, sự no đầy hoan hỉ ở trước thiên nhan, sự khoái lạc bên tay hữu Chúa tới muôn đời.


BÀI ĐỌC II: Gal 4:31b — 5:1, 13-18
“Anh em được kêu gọi để được tự do”

Bài trích thơ Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Galata.

Anh em thân mến, chính để chúng ta được tự do mà Đức Kitô đă giải thoát chúng ta. Anh em hăy đứng vững, đừng để bị đặt dưới ách nô lệ một lần nữa. Hỡi anh em, anh em được tự do, nhưng đừng lấy nể tự do mà sống theo xác thịt, trái lại anh em hăy lấy bác ái của Thánh Thần mà phục vụ lẫn nhau. V́ chưng tất cả lề luật tóm lại trong lời nầy: “Ngươi hăy yêu mến tha nhân như chính ḿnh ngươi”. Nhưng nếu anh em cắn xé và phân thây nhau, anh em hăy coi chừng kẻo hủy diệt nhau. Tôi nói điều nầy là: Anh em hăy sống theo thần trí, và đừng t́m thỏa măn theo đam mê xác thịt nữa. V́ đam mê xác thịt th́ chống thần trí, và thần trí th́ chống lại xác thịt; giữa đôi bên có sự chống đối nhau, khiến anh em không thi hành được những điều anh em mong muốn. Nhưng nếu anh em được thần trí hướng dẫn, anh em không c̣n sống dưới lề luật nữa.

Lời của Chúa.


(Xin mời Cộng đoàn đứng)
Alleluia, alleluia. — Lạy Chúa, xin hăy phán, v́ tôi tớ Chúa đang lắng tai nghe; Chúa có lời ban sự sống đời đời. — Alleluia.


PHÚC ÂM: Lc 9:51-62
“Người cương quyết lên đường đi Giêrusalem. Dù Thầy đi đâu, tôi cũng sẽ theo Thầy”

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

V́ gần tới thời gian Chúa Giêsu phải cất khỏi đời nầy, Người cương quyết lên đường đi Giêrusalem, và sai những người đưa tin đi trước Người. Những người nầy lên đường vào một làng Samaria để chuẩn bị mọi sự cho Người. Nhưng ở đó người ta không đón tiếp Người, bởi Người đi lên Giêrusalem. Thấy vậy, hai môn đệ Giacôbê và Gioan thưa Người rằng: “Lạy Thầy, Thầy muốn chúng con khiến lửa bởi trời xuống thiêu hủy chúng không?” Nhưng Người quay lại quở trách các ông rằng: “Các con không biết thần trí nào xúi giục các con. Con Người đến không phải để giết, nhưng để cứu chữa người ta”. Và các ngài đi tới một làng khác. Đang khi đi đường có kẻ thưa Người rằng: “Dù Thầy đi đâu tôi cũng sẽ theo Thầy”. Chúa Giêsu bảo người ấy rằng: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, Con Người không có nơi gối đầu”. Người bảo một kẻ khác rằng: “Hăy theo Ta”. Người thưa: “Xin cho phép tôi đi chôn cha tôi trước đă”. Nhưng Người đáp: “Hăy để kẻ chết chôn kẻ chết; phần con, hăy đi rao giảng Nước Thiên Chúa”. Một người khác thưa Người rằng: “Lạy Thầy, tôi sẽ theo Thầy, nhưng cho phép tôi về từ giă gia đ́nh trước đă". Nhưng Chúa Giêsu đáp: “Ai đă tra tay vào cày mà c̣n ngó lại sau lưng, th́ không xứng đáng với Nước Thiên Chúa”.

Phúc Âm của Chúa.

 

SUY NIỆM


THẦN TRÍ ĐỨC KITÔ
 

Như Ngài đă hỏi các ông về cảm nghĩ người khác cũng như chính các ông về Ngài: “Người ta bảo Thầy là ai?” (Lk 9”18), và “C̣n các con, các con bảo Thầy là ai?” (Lk 9:20). Hôm nay, Chúa Giêsu muốn để các môn đệ tự khám phá thêm một điều trầm lắng hơn, quan trọng hơn; một điều mà những kẻ muốn theo Ngài phải khám và t́m gặp chính Đức Giêsu bằng cặp mắt tâm linh. Điều ấy tiềm ẩn trong câu Ngài nói với các ông: “Các con không biết thần trí nào xui dục các con” (Lk 9:55).

Theo Chúa bao lâu nay. Nghe Ngài giảng dậy. Chứng kiến bao phép lạ Ngài làm. Nghe người khác nói về Ngài. Vậy mà các ông vẫn không hiểu Thầy ḿnh lắm. Vẫn chưa thấm nhập được tinh thần của Ngài. Chưa biết thần trí nào đang hoạt động và thôi thúc Ngài. Chính v́ thế, Ngài đă phải dùng những thí dụ và h́nh ảnh cụ thể bên ngoài để gợi ư cho các ông t́m gặp chân lư này.

Việc đó xẩy ra khi Ngài bị dân Samaria từ chối không đón tiếp, mặc dù đă có người đi trước chuẩn bị: “Nhưng ở đó người ta không đón tiếp Người” (Lk 9:53). Trước hành động từ khước ấy, các ông đă tỏ ra rất bất măn và khó chịu: “Lậy Thầy, Thầy muốn chúng tôi khiến lửa bởi trời xuống thiêu hủy chúng không” (Lk 9:54).

Giacôbê và Gioan là ai mà có thể khiến lửa trời xuống thiêu hủy được những người này. Đó là thái độ lạm dụng quyền thế, mượn danh Thầy. Các ông muốn dựa vào ḷng sốt sắng che đậy cái tâm lư thích thống trị, thích được ca tụng. Các ông tưởng rằng dùng quyền uy có thể cưỡng đoạt được niềm tin của người khác. Các ông quên rằng quyền lực bên ngoài chỉ có thể cưỡng chiếm hoặc bắt người khác phục tùng ḿnh với cái vẻ bên ngoài. Chinh phục được tấm ḷng con người mới là điều quan trọng. Và điều này, Chúa Giêsu đă và đang làm mà các ông không biết: “Con Người đến không phải để giết, nhưng để cứu chữa người ta” (Lk 9:55).

“Các con không biết thần trí nào xúi giục các con”. Nói câu này, tức là Chúa Giêsu đă sửa nhẹ các ông. Chúa quá biết thần trí của Thiên Chúa chưa hoàn toàn chiếm ngự trong các ông; ngược lại thần trí con người nơi các ông vẫn c̣n mạnh mẽ. Và để các ông hiểu thêm điều này, Chúa Giêsu lại dùng hai h́nh ảnh kế tiếp để dậy các ông thế nào là thần trí của Ngài và thế nào là thần trí con người nơi các ông: H́nh ảnh con chim và con cáo. H́nh ảnh người thanh niên xin phép Ngài về chôn táng cha ḿnh trước khi theo Ngài.

Qua hai h́nh ảnh ấy và qua việc dân làng Samaria từ chối đón tiếp Ngài, Chúa Giêsu muốn cho các môn đệ hiểu rằng việc dùng sức mạnh và cậy dựa vào quyền lực; việc dùng mănh lực và giá trị của tiền bạc; hay ngay cả những lo toan vật chất về cuộc sống tự nhiên đều bị xui giục và thúc đẩy do thần khí Satan. Thần khí này hoàn toàn ngược lại với thần khí của Ngài. Thần khí của Ngài bao gồm trong câu nói mà Ngài đă có lần dậy các ông: “Hăy học cùng Ta, v́ Ta hiền lành và khiêm nhường trong ḷng” (Mt 11:29). Đó là thần khí của những kẻ theo Ngài, những kẻ muốn làm môn đệ Ngài. Ai đến với Ngài mà không thật sự khiêm nhường và hiền lành, chắc chắn không hợp với Ngài. Thần khí của họ sẽ xung khắc với thần khí Ngài, và sẽ đẩy họ cách xa Ngài.

Người đời tự nhiên sợ bị khinh chê, sợ bị người khác coi thường. C̣n Chúa Giêsu, Ngài sẵn sàng chấp nhận bị khinh bỉ, nhạo cười và coi thường. Ngài không giận hờn, không trả đũa trước bất cứ những hành động khinh thường hay lăng nhục ấy.

Người đời tự nhiên thích giầu sang, phú quí. Ai càng giầu có, càng uy quyền, càng được trọng vọng và kính nể. C̣n Chúa, Ngài nghèo nàn, đơn sơ đến tối thiểu: “Con cáo có hang, chim trời có tổ, Con Người không có nơi gối đầu” (Lk 9:58). Nếu người thường mà sống như vậy th́ c̣n có thể chấp nhận, nhưng Chúa là Vua Vũ Trụ, là Chủ muôn loài tạo vật mà nghèo đến thế, bần cùng đến thế th́ thật là khó hiểu.

Người đời cho rằng việc hiếu thảo với cha mẹ là một đạo sống: Đạo làm người. Thiên Chúa cũng truyền cho con người phải hiếu thảo với cha mẹ: “Hăy thảo kính cha mẹ” (Ex 20:12). Vậy mà hôm nay người thanh niên chỉ muốn xin phép về chôn táng cha ḿnh rồi sau đó theo Ngài, mà Đức Kitô cũng như muốn dỗi ra: “Hăy để kẻ chết chôn kẻ chết. Ai đă cầm cầy mà c̣n quay trở lại th́ không xứng đáng với Nước Trời” (Luca 9:59,62).

Nhưng một Thiên Chúa quyền uy khắp cơi thiên cung lại nhẫn nhục trước sự xua đuổi của con người. Hoặc như nếu con người không hiểu được tại sao một Thiên Chúa làm người lại sống nghèo hơn con chim, con cáo, th́ làm sao hiểu nổi rằng việc cần thiết nhất cho cuộc đời là t́m gặp được Chúa và bước theo chân Ngài. Đó mới là lẽ sống và mới sống thật. C̣n như được người ta đón tiếp, tâng bốc; được giầu sang, quyền uy, danh giá, hoặc ngay cả việc chôn cất một xác chết, dù là xác chết của cha ḿnh, th́ cũng không làm cho người ấy sống lại, hoặc làm cho ḿnh được hạnh phúc và sống đời đời.

Tóm lại tinh thần hay thần trí của Chúa Giêsu mà các môn đệ và tất cả chúng ta phải khám phá và đi theo là tinh thần Khiêm Nhường và Đơn Sơ. Nó ở ngay trong cuộc đời tuy nghèo nàn, đơn giản, nhưng lại mănh liệt và tràn sức sống nội tâm. Đó là tinh thần mà Chúa Giêsu muốn cho tất cả những ai theo Ngài cần phải t́m gặp mỗi khi nghĩ đến Ngài, và nhất là muốn làm môn đệ Ngài.

 

Trần Mỹ Duyệt
 

“Đi theo Con Chiên đến bất cứ nơi nào”


Theo phụng niên của Giáo Hội, nếu ư nghĩa của Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh là ở chỗ Giáo Hội tưởng kính Mầu Nhiệm Chúa Kitô đích thân tỏ ḿnh ra cho chung dân Do Thái, nhất là cho riêng các môn đệ, cho tới khi Ngụi tử giá trên đồi Canvê, một biến cố đuọc tưởng niệm trong Tuần Thánh, cũng như cho tới khi Người sống lại từ trong cơi chết, một biến cố được cử hành trong Tuần Bát Nhật Phục Sinh, th́ ư nghĩa của Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh là ở chỗ Giáo Hội cử hành Mầu Nhiệm Chúa Kitô tỏ ḿnh ra cho toàn thể nhân loại, qua Giáo Hội Nhiệm Thể Người, trong Thánh Thần Người đă thông cho các tông đồ khi Người sống lại từ trong cơi chết, cũng là Vị Thánh Thần Người đă từ Cha sai đến với Giáo Hội trong Ngày Lễ Ngũ Tuần ở Giêrusalem, Vị Thánh Thần dùng Giáo Hội để làm chứng về Chúa Kitô cho tới khi Người lại đến trong vinh quang.

Vậy, căn cứ vào ư nghĩa của Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh như vừa được phân biệt với Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh, chúng ta có thể hiểu được tại sao Giáo Hội bỏ các câu Phúc Âm của Thánh Luca đoạn 9 từ câu 25 đến 50 để nhẩy sang câu 51 đến 62 cùng đoạn. Chúng ta c̣n nhớ là bài Phúc Âm cho Chúa Nhật Thường Niên XII Năm C tuần trước được Giáo Hội trích cũng từ Phúc Âm Thánh Luca đoạn 9 từ câu 18 đến 24 về căn tính của Chúa Kitô liên quan đến sứ vụ chứng nhân của các tông đồ. Sở dĩ Giáo Hội không đọc tiếp Phúc Âm Thánh Luca mà lại nhẩy vọt như vậy, theo tôi, là v́ phần bỏ qua này không hợp với ư nghĩa của Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh, như về biến cố Chúa Biến H́nh trên núi từ câu 28 đến 36 đă được Giáo Hội tưởng kính vào Chúa Nhật Thứ Hai Mùa Chay, hay về việc Chúa trừ thần ô uế cho người con trai từ câu 37 đến 43, một việc Người đích thân tỏ ḿnh ra, hợp với ư nghĩa của Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh hơn là Hậu Phục Sinh. Đúng thế, ư nghĩa của bài Phúc Âm theo Thánh Luca Chúa Nhật tuần này, cùng đoạn 9, từ câu 51 đến 62, là tiếp tục ư nghĩa về vai tṛ môn đệ là chứng nhân cho Chúa Kitô của bài Phúc Âm tuần trước, một ư nghĩa hoàn toàn hợp với Mùa Thụng Niên Hậu Phục Sinh.

Vâng, so với bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này với bài Phúc Âm của Lễ Chúa Ba Ngôi ba tuần trước th́ bài Phúc Âm hôm nay tương đối dễ hiểu hơn. Nhưng dầu sao Lời Chúa tự bản chất vẫn chất chứa một sự thật siêu việt, một mầu nhiệm cao cả mà, nếu không có Thần Linh của Ngài, chúng ta sẽ không thể nào thấu triệt được, không thể nào hiểu được Chúa có ư muốn nói chi. Riêng bài Phúc Âm hôm nay, về phương diện bố cục văn từ, bài Phúc Âm đuợc chia làm hai phần, phần nhất về sự kiện Chúa Giêsu lên Giêrusalem nhưng dọc đường không được dân làng Samaritanô tiếp rước, và phần thứ hai về điều kiện cần có để theo Chúa của ba người khác trường hợp nhau. Mối liên hệ giữa hai phần của bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này như thế nào, nhất là câu “hăy để kẻ chết chôn cho kẻ chết” nghĩa là ǵ, chết rồi mà c̣n có thể chôn cất nhau được hay sao? Ở đây Chúa Giêsu có ư muốn nói ǵ vậy?

Căn cứ vào ư nghĩa của thời điểm Hậu Phục Sinh liên quan đến Mầu Nhiệm Chúa Kitô được tỏ hiện qua Giáo Hội là nhân chứng của Người, chúng ta chẳng những sẽ thấy đượỉc hai phần của bài Phúc Âm Chúa Nhật XIII Mùa Thường Niên Năm C tuần này rất ăn khớp với nhau, mà c̣n hiểu được cả ư nghĩa của câu “hăy để kẻ chết chôn cho kẻ chết nữa”. Ở phần kết thúc chia sẻ bài Phúc Âm Chúa Nhật XII Mùa Thường Niên Năm C tuần trước, tôi đă nhắc lại lời Sách Khải Huyền ở đoạn 14 câu 4 về tính cách chứng nhân của ngườụi môn đệ đích thực Chúa Kitô là “đi đến bất cứ nơi nào Con Chiên tới”, như Mẹ Maria là người môn đệ tiên khởi của Chúa Kitô đă đứng dưới chân thập giá của Người vậy. Trong bài Phúc Âm Chúa Nhật XIII Mùa Thường Niên Năm C Chúa Nhật tuần này, chúng ta thấy, là môn đệ của Chúa Kitô, môn đệ của “Con Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian”, một h́nh ảnh được vị tiền hô của Người xác nhận trong Phúc Âm Thánh Gioan đoạn 1, câu 29, các tông đồ cũng theo “đi theo Con Chiên đến bất cứ nơi nào”, tức nhất định theo Người lên Giêrusalem là nơi, như Ngườụi đă tiên báo cho các vị biết những ǵ bất hạnh nhất sẽ xẩy ra cho Người ở Phúc Âm Thánh Luca tuần trước, một lời tiên báo cũng được Người lập lại một lần nữa cho các vị hay ở các câu 43 và 44 trước bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này.

Tuy nhiên, dù có đi theo Thày và đồng hành với Thày lên Giêrusalem với tư cách là môn đệ của Người như thế, thực tế cho thấy, các vị cũng c̣n và vẫn c̣n cách xa Người lắm lắm. Đó là lư do Phúc Âm Chúa Nhật tuần này đă nhắc đến sự kiện “Người quay lại quở trách các vị”. Đúng thế, cho dù các tông đồ, qua Phêrô, có thực ḷng tin tưởng và tuyên nhận “Thày là Đấng Thiên Sai của Thiên Chúa”, như bài Phúc Âm tuần trước thuật lại, thế nhưng, v́ Thần Chân Lư chưa đến với các vị, do đó, các vị đă có những tác hành hoàn toàn tương khắc ngược phản với niềm tin của các vị. Điển h́nh nhất là sự kiện được Phúc Âm Chúa Nhật tuần này thuật lại là “Giacôbê và Gioan thưa cùng Người: ‘Lạy Thày, Thày có muốn chúng con khiến lửa từ trời xuống thiêu hủy đám dân này đi chăng?’” Tại sao? Tại sao các vị lại có một thái độ và phản ứng quá dữ dằn và độc ác như vậy? Nếu không phải tại v́ các vị cứ tưởng và mơ tưởng rằng “Đấng Thiên Sai của Thiên Chúa” chỉ được sai đến để giải phóng dân Do Thái mà thôi, như nội dung câu các vị hỏi Chúa Kitô trước khi Người thăng thiên về trời, “giờ đây có phải là lúc Thày sắp phục quốc cho dân Israel chăng?”, được Sách Tông Vụ ghi nhận ở đoạn 1 câu 6, cho thấy rơ điều ấy, hay ở Phúc Âm Thánh Luca từ câu 46 đến 50 ngay trước bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này cũng cho thấy như vậy, cho thấy các vị tranh luận với nhau về ngôi thứ của ḿnh trong nội bộ, cũng như đă tỏ ra thái độ bất măn đối với kẻ không thuộc về nhóm các vị lại dám nhân danh Thày các vị để trừ quỉ.

Bởi vậy, đối với một vị anh hùng cứu tinh dân tộc, được Thiên Chúa toàn năng sai đến là Thày ḿnh, mà đám dân Samaritanô ngoại lai lại dám phủ nhận, bằng cách không nghênh đón và tiếp đăi Người th́ thật t́nh đáng chết. Chúa Kitô đă lợi dụng cơ hội này để tỏ ḿnh ra cho thành phần chứng nhân tiên khởi là các tông đồ biết về Người hơn nữa, để sau này các vị không rao giảng về Người như một phản Kitô, tức rao giảng một Chúa Kitô khác, mà là một Chúa Kitô nhân ái xót thương, như Người minh định ngay trong bài Phúc Âm hôm nay: “Con Người đến không phải để sát hại mà là để cứu vớt”.

Đến đây chúng ta đă thấy được mối liên hệ giữa hai phần của bài Phúc Âm của Chúa Nhật tuần này. Ở chỗ, làm môn đệ của Chúa Kitô không phải chỉ là việc theo Người, như các tông đồ theo Người lên Giêrusalem, mà c̣n phải có tinh thần của Người nữa, nghĩa là phải làm sao để chúng ta có thể ở trong Người và Người ở trong chúng ta, sống trong chúng ta, Kitô hữu chúng ta mới có thể thực sự là những chứng nhân đích thực và sống động của Người!

Chính nhờ phần trên của bài Phúc Âm này mà chúng ta mới hiểu được ư nghĩa thâm sâu của phần dưới của bài Phúc Âm Chúa Nhật XIII Mùa Thường Niên Năm C tuần này. Thật vậy, nhờ phần trên của bài Phúc Âm, chúng ta chẳng những hiểu được ư nghĩa của câu “kẻ chết chôn cho kẻ chết” mà c̣n cả hai câu kia nữa, câu “Con Người không có chỗ dựa đầu” và câu “tra tay cầm cầy”. Theo tôi hiểu th́ như thế này, nếu muốn thực sự theo làm môn đệ của Chúa Kitô, Kitô hữu chúng ta cũng cần phải chịu thế gian hất hủi, bỏ rơi, khinh khi, quên lăng như Người, đúng như lời Người tiên báo cho các tông đồ trong Bữa Tiệc Ly, ở đoạn 16 câu 33: “Các con sẽ chịu khốn khó trên thế gian”, như chính trường hợp Ngươi khi c̣n sống trên đời cũng đă bị dân Samaritanô không tiếp đón trên đường lên Giêrusalem được nhắc đến trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này, nhất là bị chính dân Do Thái của Người hoàn toàn phủ nhận tại Giêrusalem, như Người loan báo cho các tông đồ trong bài Phúc Âm tuần trước. “Không có chỗ dựa đầu” ở đây là như vậy, là bị thế gian phủ nhận và hất hủi.

Thế nhưng, sở dĩ dân Samaritanô ngoại lai, nhất là dân Do Thái chính cống, đă thực sự phũ phàng phủ nhận “Đấng Thiên Sai của Thiên Chúa” như các tông đồ tin nhận trong bài Phúc Âm tuần trước, là v́ họ không nhận biết Thiên Chúa, đúng như lời Chúa Kitô cho biết trong Bữa Tiệc Ly được Phúc Âm Thánh Gioan ghi nhận ở đoạn 15 câu 21: “Họ sẽ làm cho các con tất cả những điều ấy v́ danh Thày, bởi họ không biết Đấng đă sai Thày”. Mà “sự sống đời đời”, cũng theo lời Chúa Kitô xác định trong Lời Nguyện Tiệc Ly ở Phúc Âm Thánh Gioan đoạn 17 câu 3, “là nhận biết Thiên Chúa chân thật duy nhất và Đức Giêsu Kitô, Đấng Ngài Sai”. Vậy nếu người Samaritanô trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này và người Do Thái không nhận biết Thiên Chúa cũng như không chấp nhận Đấng Thiên Sai th́ không phải là họ thực sự ở trong sự chết hay sao, tức là thành phần những kẻ chết về phương diện tâm linh hay sao? Như thế, “hăy mặc kẻ chết chôn cho kẻ chết” nghĩa là hăy cứ để cho “con người yêu chuộng tối tăm hơn ánh sáng”, như lời Chúa Kitô nói với Nicôđêmô về bản chất và khuynh hướng tự nhiên của thế gian, ở Phúc Âm Thánh Gioan đoạn 3 câu 19, hay nói đúng hơn, đừng v́ thế gian không nhận biết ḿnh, hất hủi ḿnh, xử tệ với ḿnh, mà nản chí bỏ cuộc theo Chúa, trái lại, Kitô hữu môn đệ đích thực của Chúa Kitô chúng ta lại càng v́ thế phải sống đúng thân phận và sứ vụ “là ánh sáng thế gian… soi sáng cho cả nhà” của ḿnh, như lời Chúa Kitô nói với các tông đồ ở bài Giảng Trên Núi trong Phúc Âm Thánh Mathêu đoạn 5 câu 14 và 15.

Đó là lư do, ngay sau khi nói: “hăy mặc kẻ chết chôn cho kẻ chết”, Chúa Kitô liền kêu gọi, “Phần anh hăy đi rao giảng Nước Thiên Chúa”. Bằng không, nếu không chấp nhận được t́nh trạng hay thân phận bị thế gian ghét bỏ, nghĩa là vẫn đi t́m an ủi cá nhân theo cảm t́nh cảm xúc tự nhiên, chắc chắn chúng ta sẽ không thể nào “đi rao giảng Nước Thiên Chúa” được, hay không thể nào “theo Con Chiên đi đến nơi nào Chiên đến”, tức sẽ ở vào t́nh trạng xẩy ra đúng như lời cuối cùng Chúa Giêsu nói trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này: “Ai đă cầm cầy mà c̣n quay trở lại th́ không xứng đáng với Nước Thiên Chúa”.

Những ǵ vừa chia sẻ chẳng những liên quan đến ư nghĩa huyền nhiệm của bài Phúc Âm, mà c̣n thấy liên quan đến cả ư nghĩa của bài đọc thứ hai nữa, hay nói cách khác, đến ư nghĩa của bài Phúc Âm được diễn giải nơi bài đọc thứ hai. Thật vậy, theo Phúc Âm, nếu thành phần môn đệ theo Chúa Kitô để làm chứng cho Người phải hiên ngang “đi rao giảng Nước Thiên Chúa” bất chấp thế gian chống đối để làm cho thế gian nhận biết chân lư, th́, theo bài đọc hai hôm nay, họ mới thực sự là thành phần tự do, thành phần sống theo thần trí vậy.

Đúng thế, khi lănh nhận Phép Rửa là chúng ta đă trở nên con cái Thiên Chúa, tức đă được giải thoát khỏi tội lỗi và sự chết, được tự do sống thân phận làm con cái Thiên Chúa, v́ Ngài đă ban cho chúng ta Thần Linh của Ngài. Đó là lư do trong bài đọc hai hôm nay Thánh Phaolô đă xác tín: “chính v́ để cho chúng ta được sống tự do mà Chúa Kitô đă giải thoát chúng ta… Nếu anh em được thần trí hướng dẫn, anh em không c̣n sống dưới lề luật nữa”. Thế nên, thánh nhân đă khuyên giục thành phần môn đệ theo Chúa Kitô rằng: “Anh em hăy sống theo thần trí, và đừng t́m thỏa măn đam mê xác thịt nữa”. “Bởi v́”, thánh nhân quả quyết: “Đam mê xác thịt th́ chống lại thần trí, và thần trí th́ ngược lại với xác thịt; đôi bên ḱnh chống nhau khiến anh em không thi hành được những ǵ anh em mong muốn”.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL