Chúa Nhật

25/7: Thánh Giacôbê

Một trong 12 vị tông đồ.

Vào Phục Sinh năm 44, bị lính Hêrôđê bắt giết ở Giêrusalem.

Ngài là vị tông đồ tử đạo đầu tiên.

 


CHÚA NHẬT XVII QUANH NĂM



BÀI ĐỌC I: Gen 18:20-32
“Lạy Chúa, nếu tôi nói, xin Chúa đừng nổi giận”

Bài trích sách Sáng Thế.

Trong những ngày ấy, Chúa phán: “Tiếng kêu là của dân Sôđôma và Gômôra đă gia tăng, và tội lỗi chúng quá nặng nề! Ta sẽ xuống coi việc chúng làm có như tiếng kêu thấu đến tai Ta hay không, để Ta sẽ biết rơ”. Các vị ấy bỏ nơi đó, đi về hướng thành Sôđôma. Nhưng Abraham vẫn c̣n đứng trước mặt Chúa. Ông tiến lại gần Người và thưa: Chớ th́ Chúa sắp tiêu diệt người công chính cùng với kẻ tội lỗi sao? Nếu có năm mươi người công chính trong thành, họ cũng chết chung hay sao? Chúa không tha thứ cho cả thành v́ năm chục người công chính đang ở trong đó sao? Xin Chúa đừng làm như vậy, đừng sát hại người công chính cùng với kẻ dữ! Xin đừng làm thế! Chúa phán xét thế giới. Chúa không xét đoán như thế đâu”. Chúa phán cùng Abraham rằng: “Nếu Ta t́m thấy trong thành Sôđôma năm mươi người công chính, Ta sẽ v́ họ mà tha thứ cho cả thành”. Abraham thưa lại: “Dù tôi chỉ là tro bụi, tôi đă bắt đầu nói, nên tôi xin thưa cùng Chúa tôi. Nếu trong số năm mươi người công chính đó c̣n thiếu năm người th́ sao? V́ bốn mươi lăm người công chính Chúa có tàn phá cả thành không”? Chúa phán: “Nếu Ta t́m thấy bốn mươi lăm người công chính, Ta sẽ không phá hủy cả thành”. Abraham lại thưa cùng Chúa rằng: “Nhưng nếu có bốn mươi người th́ Chúa sẽ làm ǵ?” Chúa phán: “Ta sẽ v́ bốn mươi người đó mà không trừng phạt cả thành”. Abraham thưa: “Lạy Chúa, nếu tôi lên tiếng, xin Chúa đừng nổi giận. Nếu ở đây t́m được ba mươi người công chính th́ sao?”. Chúa phán: “Nếu Ta t́m được ba mươi người, Ta sẽ không phạt”. Abraham nói: “Và tôi đă trót nói th́ tôi sẽ thưa cùng Chúa: Nếu trong thành t́m được hai mươi người công chính th́ sao?” Chúa phán: “V́ hai mươi người đó Ta sẽ không tàn sát”. Abraham thưa: “Lạy Chúa, xin đừng nổi giận, tôi chỉ xin thưa lần nầy nữa thôi: Nếu t́m được mười người công chính ở đó th́ sao?”. Chúa phán: “V́ mười người đó, Ta sẽ không tàn phá”.

Lời của Chúa.


Đáp ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)
Lạy Chúa, khi tôi kêu cầu, Chúa đă nhậm lời tôi.

1.      Lạy Chúa, tôi sẽ ca tụng Chúa hết ḷng, v́ Chúa đă nghe lời miệng tôi xin: trước mặt các Thiên Thần, tôi đàn ca mừng Chúa, tôi sấp ḿnh thờ lạy bên thánh điện Ngài.

2.      Và tôi sẽ ca tụng uy danh Chúa, v́ ḷng nhân hậu và trung thành của Chúa. Khi tôi kêu cầu, Chúa đă nhậm lời tôi, Chúa đă ban cho tâm hồn tôi nhiều sức mạnh.

3.      Quả thật Chúa cao cả và thương nh́n kẻ khiêm cung, c̣n người kiêu ngạo th́ Ngài ngó tự đàng xa. Nếu tôi đi giữa cảnh gian truân, Chúa giữ ǵn tôi sống, Chúa ra tay phản đối quân thù tôi giận dữ.

4.      Tay hữu Chúa khiến tôi được sống an lành. Chúa sẽ hoàn tất cho tôi những điều đă khởi sự, lạy Chúa, ḷng nhân hậu Chúa tồn tại muôn đời, xin đừng bỏ rơi công cuộc tay Ngài.


BÀI ĐỌC II: Col 2:12-14
“Người đă khiến anh em chung sống với Người và tha thứ mọi tội lỗi”

Bài trích thơ Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Côlôssê.

Anh em thân mến, nhờ phép rửa tội, anh em đă được mai táng làm một với Đức Kitô, anh em cũng được sống lại với Người, bởi đă tin vào quyền năng Thiên Chúa, Đấng đă cho Người từ cơi chết sống lại. Anh em vốn đă chết v́ tội lỗi anh em và bởi không cắt b́ tính xác thịt của anh em như Thiên Chúa đă cho anh em được chung sống với Người, Người đă ân xá mọi tội lỗi chúng ta, đă hủy bỏ văn tự bất lợi cho chúng ta, v́ làm cho chúng ta bị kết án; Người đă hủy bỏ bản văn tự đó bằng cách đóng đinh nó vào thập giá.

Lời của Chúa.

(Xin mời Cộng đoàn đứng)
Alleluia, alleluia. — Chúc tụng Đức Vua, Đấng nhân danh Chúa mà đến, b́nh an trên trời, và vinh quang trên các tầng trời. — Alleluia.


PHÚC ÂM: Lc 11:1-13
“Các ngươi hăy xin th́ sẽ được”

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Ngày kia, Chúa Giêsu cầu nguyện ở một nơi kia. Khi Người cầu nguyện xong, có một môn đệ thưa Người rằng: “Lạy Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện như Gioan đă dạy môn đệ ông”. Người nói với các ông: “Khi các con cầu nguyện, hăy nói: “Lạy Cha, nguyện xin danh Cha cả sáng. Nước Cha trị đến. Xin Cha cho chúng tôi hôm nay lương thực hằng ngày. Và tha nợ chúng tôi, như chúng tôi cũng tha mọi kẻ có nợ chúng tôi. Xin chớ để chúng tôi sa chước cám dỗ”. Và Người c̣n bảo các ông rằng: Nếu ai trong các con có người bạn, giữa đêm khuya đến nói với người ấy rằng: “Anh ơi, xin cho tôi vay ba chiếc bánh, v́ tôi có anh bạn đi đường ghé lại nhà tôi, mà tôi không có ǵ thiết đăi anh ấy”. Và từ trong nhà có tiếng người ấy đáp: “Xin đừng quấy rầy tôi, v́ cửa đă đóng, các con tôi và tôi đă lên giường nằm rồi, tôi không thể chỗi dậy lấy bánh cho anh được”. Thầy bảo các con, dù người đó không dậy v́ t́nh bạn để lấy bánh cho người bạn, người đó cũng sẽ dậy, ít nữa là v́ sự quấy rầy của người kia, mà cho anh ta tất cả những ǵ anh ta cần. Và Thầy bảo các con: Các con hăy xin th́ sẽ được, hăy t́m sẽ gặp, hăy gơ th́ sẽ mở cho. V́ hễ ai xin th́ được, ai t́m th́ sẽ gặp, ai gơ th́ sẽ mở cho. Người cha nào trong các con có đứa con xin bánh mà lại cho nó ḥn đá ư? Hay nó xin cá, lại cho nó con rắn thay v́ cá sao? Hay nó xin quả trứng, lại cho nó con bọ cạp ư? Vậy nếu các con là những kẻ gian ác, c̣n biết cho con cái ḿnh những của tốt, phương chi Cha các con trên trời sẽ ban Thánh Thần cho những kẻ xin Người”.

Phúc Âm của Chúa.

 

SUY NIỆM

 

CHA TÔI Ở TRÊN TRỜI

 

Có bao giờ bạn đă đếm được trên đầu ḿnh có bao nhiêu sợi tóc? Hoặc trên đầu người yêu, người thân, hay con cháu ḿnh có bao nhiêu tóc? Có lẽ trên đời này chưa ai làm được chuyện ấy. Nhưng nếu có ai đó đă hoặc sẽ làm được, th́ một điều chắc chắn là người đó cũng không thể biết được khi nào sợi tóc nào đang đen hóa trắng, hoặc sợi nào rụng xuống v́ lư do ǵ? Vậy mà Đấng Tự Hữu, Đấng Tạo Hóa đă làm điều đó cho con người: “Tóc trên đầu các ngươi đă được đếm hết” (Mt 10:30). Có nghĩa là cuộc đời con người từ khi được hoài thai trong ḷng thân mẫu cho đến lúc trở về với cát bụi, nó hoàn toàn nằm trong bàn tay quan pḥng và thương yêu của Thiên Chúa. Qua Chúa Giêsu, Thiên Chúa đă mặc khải cho nhân loại biết lư do hành động của Ngài, đó là v́ Ngài là Cha của chúng ta.

Tin hay không tin, con người cũng không thể chối bỏ được sự thật rơ ràng này. Và tin hay không tin, con người cũng không thể sống được ngoài sự săn sóc thương yêu của Thiên Chúa. Tâm lư tự nhiên cho biết rằng những lúc con người nhận ra sự có mặt của Ngài dễ dàng nhất, thường là những lúc họ gặp gian nan, đau khổ. Đối với những ai đă từng sống trong cảnh tù ngục sau 1975 tại Việt Nam. Hoặc đối với những ai đă từng hốt hoảng, sợ hăi trên những con thuyền nhỏ bé, mong manh trên đại dương trong những ngày tháng t́m đường vượt biên. Hay những ai đang phải chiến đấu với thần chết trên giường bệnh, th́ sự có mặt của Thượng Đế là điều như nắm được trong tầm tay. Những lúc như thế, khi mà khả năng con người không c̣n làm được ǵ, th́ h́nh ảnh của một Thượng Đế toàn năng, Thiên Chúa đầy quyền uy lại bừng sáng trong tâm trí con người.

Nhưng Thiên Chúa không chỉ là một Thượng Đế với đầy uy quyền và sẵn sàng xử dụng quyền năng ấy để đè bẹp con người, hoặc cứu vớt con người. Trong các tôn giáo, thần linh luôn luôn được biểu tượng bằng những h́nh ảnh siêu phàm, cách biệt với con người, hoặc thẳng tay với những yếu đuối hay lầm lỡ của con người. Tóm lại, không có sự cảm thông, và cũng không có sự gần gũi thân mật giữa thần linh và con người.

Thiên Chúa, Thượng Đế, Đấng Tạo Hóa của người Kitô Giáo, ngược lại, là một người Cha rất mực nhân từ, rất mực thương yêu và luôn luôn có mặt trong cuộc đời của con người và từng người. Trời cao, biển rộng, sông dài, núi đồi trùng điệp. Hoa cỏ đồng nội. Cây cối, thảo mộc. Chim trời, cá biển, muông thú rừng hoang. Tài nguyên trên mặt đất, dưới ḷng đất. Tài nguyên trong biển và dưới ḷng biển. Trài nguyên trên các tầng trời. Gió mát, hơi ấm và không khí trong lành. Tất cả đều được dựng nên để phục vụ con người và cho con người. Tất cả đều được tạo dựng từ bàn tay nhân lành của Thiên Chúa. Nhưng sự kỳ diệu nhất và cũng lạ lùng nhất là sự sống. Khi Thiên Chúa ban cho con người sự sống, là Ngài chia sẻ sự hiện hữu của Ngài với con người. Khi Ngài ban cho con người được cộng tác với Ngài trong việc tạo dựng sự sống, là Ngài đă cho con người dự phần vào quyền sáng tạo toàn năng của Ngài.

Tiếp theo sự sống là trí khôn, ḷng muốn, tài năng, và vẻ đẹp của thân xác con người; nhất là t́nh yêu. Ôi! T́nh yêu lạ lùng của con người. Nếu Thiên Chúa không mặc khải cho biết Ngài là T́nh Yêu: “Thiên Chúa là t́nh yêu” (1 Gn 4:8), th́ con người sẽ không biết phải nói ǵ về cái thiêng liêng, cao cả và tuyệt vời của t́nh yêu. Con người trải qua muôn thế hệ phải cảm ơn Thánh Gioan về định nghĩa này, v́ chỉ có Ông mới là người đă khám phá và thấu triệt được thế nào là một Thiên Chúa đầy yêu thương khi khẳng định Ngài là “T́nh Yêu”.

Và hôm nay, T́nh Yêu ấy được hiện thực và sống động giữa những cảm nhận của con người khi Chúa Giêsu dậy các môn đệ Ngài – và cũng dậy chúng ta – kinh Lậy Cha, một kinh nguyện tóm lược t́nh yêu hành động của Thiên Chúa. Đó là mặc khải về một Thiên Chúa không xa vời, không vô cảm, và không lạnh lùng. Ngài gần kề với nỗi lo âu và những thao thức của con người. Ngài hiểu được những dằn vặt, những thao thức của con người và từng người: “Xin Cha cho chúng con hằng ngày dùng đủ, và tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ” (Lc 11: 3-4). Qua những nhu cầu thường ngày như cơm áo, và qua những khó khăn trăn trở của kiếp người mà t́nh yêu Thiên Chúa được tỏ hiện.

Con người nghĩ ǵ và cảm ǵ khi thấy Thiên Chúa của ḿnh cầm những chiếc bánh và những mẩu cá đưa cho ḿnh ăn. Nếu không phải là Ngài, th́ ai dám nghĩ và h́nh dung ra một Thiên Chúa tự nguyện qùi xuống rửa chân cho các môn đệ. Một Thiên Chúa đồng hành và đồng bàn với những người bị coi là tội lỗi. Nhất là một Thiên Chúa chia sẻ đến tận cùng cái nghèo mạt rệp và cuộc sống lầm than của con người trong suốt 30 năm dưới mái nhà Nagiarét. T́nh yêu! T́nh yêu hy hiến. T́nh yêu đă khiến Ngài luôn luôn có mặt trong các nhà chầu trên khắp thế giới. Trong các bí tích, và trong Thánh Thể để làm của nuôi linh hồn con người. Và cũng chính t́nh yêu đă cho phép con người được gọi Ngài là Cha: “Lậy Cha chúng con ở trên trời” (Mt 6:9). Điều này hẳn làm cho các thiên thần phải sửng sốt, các quỉ thần phải ghen tương và bực tức. Tội lỗi đă lọt vào thế gian cũng v́ sự căm thù và ghen tương ấy. Satan đă không muốn có sự thân mật này khi nh́n thấy Thiên Chúa chiều chiều tản bộ với con người trong vườn Diệu Quang.

“Cha chúng con ở trên trời”. Đây là một mặc khải đem lại niềm vui, hạnh phúc và b́nh an cho con người. Qua đó con người biết rằng từ trên cao thẳm, Cha ḿnh luôn luôn để mắt nh́n xem, hướng dẫn, và quan pḥng mọi ngả đường ḿnh đi. Và nếu như con người gặp phải những thử thách, những lỗi lầm trên đường đi, th́ Ngài đă có đó để an ủi, chữa lành và tha thứ. Tuy nhiên, nếu con người đă có Thiên Chúa ở cùng mà vẫn lo lắng, băn khoăn, sợ hăi th́ đó là v́ con người đă không thật ḷng tin nhận và tín thác nơi Ngài. Con người đă không mở rộng ḷng ḿnh để đón nhận t́nh thương yêu quan pḥng của Ngài. Và bằng cách này hay cách khác, con người không muốn làm con của Ngài, không muốn nh́n nhận Ngài là Cha.

Mỗi sáng khi nh́n ánh b́nh minh lên cao. Chiều về khi nh́n ánh tà dương khuất dần sao chân trời. Hay khi màn đêm buông xuống, ngước mắt nh́n lên trời với muôn v́ tinh tú lấp lánh, ai mà không cảm thấy ḷng ḿnh chùng xuống khi nghĩ rằng từ nơi cao thẳm ấy, một người Cha rất mực thương yêu đang mỉm cười nh́n ḿnh, và để ḷng thổn thức với Ngài: “Cha ơi! Cha ở trên trời”.

 

Trần Mỹ Duyệt

 

 

 

Xin ǵ được nấy là tuyệt đỉnh của đời cầu nguyện

 

Bài Phúc Âm Chúa Nhật XVII Mùa Thường Niên Năm C Chúa Nhật tuần này, về tinh thần, tiếp tục bài Phúc Âm của Chúa Nhật XVI cũng Năm C tuần trước. Thật vậy, bài Phúc Âm tuần trước Chúa Giêsu đă đề cao việc làm của Maria là người đă “ngồi bên chân Chúa mà nghe lời Người”, và trách Matta “lo lắng bối rối về nhiều chuyện”. Đúng thế, Matta đă không giữ được b́nh an nội tâm đến nỗi đă phải bật miệng trách móc: “Lạy Thày, em con để con hầu hạ một ḿnh mà Thày không quan tâm đến hay sao. Xin Thày bảo em con giúp con với”. Chính v́ thế Chúa Giêsu mới thức tỉnh Matta bằng cách mời gọi Matta hăy trở về với nguồn mạch là đời sống nội tâm, đời sống gắn bó với Người như Maria em chị: “Chỉ có một điều cần mà thôi. Maria đă chọn phần tốt hơn và nó sẽ không bị mất đi phần tốt hơn này”. Bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này tiếp ngay sau bài Phúc Âm tuần trước, trong đó, như Thánh Kư Luca thuật lại, Chúa Giêsu dạy các môn đệ cầu nguyện để đáp lời một trong các vị ngỏ ư: “Lạy Thày, xin dạy chúng con cầu nguyện như Gioan đă dạy các môn đệ của ông ấy”.

Đúng thế, qua bài Phúc Âm Chúa Nhật Chúa Nhật XVII tuần này, chúng ta thấy Chúa Giêsu chẳng những đă dạy cho các môn đệ mẫu thức cầu nguyện mà c̣n cả tinh thần cầu nguyện nữa, một mẫu thức cầu nguyện và tinh thần cầu nguyện chắc chắn sẽ mang lại thành quả cầu nguyện như ḷng ước vọng. Mẫu thức cầu nguyện Chúa Giêsu dạy đây chính là lời Kinh Lạy Cha, tinh thần Người dạy cầu nguyện đây chính là ḷng tin tưởng, và thành quả cầu nguyện phát sinh từ mẫu thức cầu nguyện và tinh thần cầu nguyện đây, như lời Người bảo đảm, đó là “xin sẽ được, t́m sẽ thấy, gơ sẽ mở. V́ ai xin sẽ được, ai t́m sẽ thấy, và ai gơ sẽ mở cho... Cha trên trời sẽ ban Thánh Thần cho những ai xin Ngài”.

Trước hết, về mẫu thức cầu nguyện là Kinh Lạy Cha. Nếu so sánh với Kinh Lạy Cha trong Phúc Âm Thánh Mathêu ở Bài Giảng Trên Núi của Chúa Giêsu, th́ Kinh Lạy Cha trong bài Phúc Âm Thánh Luca Chúa Nhật tuần này ngắn hơn 2 ước nguyện, đó là không có hai ước nguyện “ư Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”, và ước nguyện “xin cứu chúng con cho khỏi sự dữ”. Ngoài ra, ngay ở lời mở đầu, chỉ có lời xưng tụng vỏn vẹn “Lạy Cha” mà thôi, chứ không có hai chi tiết “của chúng con” và “ở trên trời”, như trong Phúc Âm Thánh Mathêu “Lạy Cha chúng con ở trên trời”. Tuy Kinh Lạy Cha trong Phúc Âm Thánh Luca ngắn hơn Kinh Lạy Cha trong Phúc Âm Thánh Mathêu như thế, song không phải v́ vậy mà Kinh Lạy Cha ngắn này bị thiếu hụt những ǵ quan trọng, trái lại, phải hiểu là Kinh Lạy Cha ngắn này đă chất chứa đủ những ǵ tối thiểu cần thiết cho một mẫu thức cầu nguyện theo Chúa dạy. Cũng như lời tuyên xưng của Thánh Phêrô trong Phúc Âm Thánh Luca của Chúa Nhật XII Thường Niên “Thày là Đức Kitô của Thiên Chúa”, tuy ngắn nhưng vẫn không thiếu những yếu tố căn bản cho niềm tin làm nên Giáo Hội của Người này, so với cũng lời tuyên xưng ấy ở Phúc Âm Thánh Mathêu trong Lễ Trọng Kính Hai Thánh Phêrô và Phaolô 29/6 hằng năm: “Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”.

Ở đây chúng ta nên để ư đến một yếu tố khác liên quan đến hai Kinh Lạy Cha ngắn và dài này. Đó là, Kinh Lạy Cha dài ở Phúc Âm Thánh Mathêu được lồng trong Bài Giảng Trên Núi, khi Chúa Giêsu dạy về việc cầu nguyện, và sau khi Người nói đến cách thức cầu nguyện cần phải kín đáo và ngắn gọn; c̣n Kinh Lạy Cha ngắn ở Phúc Âm Thánh Luca hôm nay lại được xuất hiện trong trường hợp môn đệ yêu cầu Chúa Giêsu dạy các vị cầu nguyện, và Chúa đă dạy các vị mẫu thức cầu nguyện này trước khi nói đến tinh thần cầu nguyện và thành quả cầu nguyện.

Vậy tại sao Chúa Giêsu không dạy các môn đệ tinh thần cầu nguyện trước khi dạy cho các vị biết mẫu thức cầu nguyện? Phải chăng Người muốn dạy cho các môn đệ biết bản chất cầu nguyện ngay trong chính mẫu thức cầu nguyện, một bản chất mà thiếu nó hay không có nó th́ chỉ là một việc bôi bác bề ngoài, như Người đă dùng lời tiên tri Isaia đoạn 29 câu 13 mà nói: “Dân này thờ kính Ta ngoài môi mép, c̣n ḷng chúng th́ xa Ta” (Mt 15:8)?

Đúng thế, bản chất làm nên việc cầu nguyện đây chính là ḷng muốn của con người. Đó là lư do Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo số 2562 mới ư thức và xác nhận: “Chính con tim cầu nguyện. Nếu ḷng chúng ta xa cách Thiên Chúa th́ những lời cầu nguyện chẳng là ǵ ”. Căn cứ vào bản chất làm nên cầu nguyện là tấm ḷng của con người này chúng ta mới thấy được nguyên nhân thường làm và dễ làm cho chúng ta chia trí khi đọc kinh cầu nguyện, đó là tại ḷng chúng ta chưa hoàn toàn gắn bó với Thiên Chúa, tức ḷng chúng ta c̣n bị các tạo vật lôi kéo hay bị ngoại cảnh chi phối, không thể nào liên lỉ và hoàn toàn cầm trí được. Bởi thế mà chúng ta mới hay nghe nói chia ḷng trước rồi mới chia trí sau, tức là “chia ḷng chia trí” vậy. Và v́ bản chất làm nên việc cầu nguyện là ḷng muốn như thế, mà trong mẫu thức cầu nguyện Chúa dạy ở Phúc Âm Thánh Luca Chúa Nhật tuần này mới có 5 ước nguyện: thứ nhất là ước nguyện cho danh Cha cả sáng nơi niềm tin tưởng nhận biết Thiên Chúa thực sự là Cha trên trời của ḿnh; thứ hai là ước nguyện mong cho nước Cha trị đến trên thế gian bằng đời sống hay công cuộc tông đồ làm chứng nhân cho Chúa Kitô của ḿnh; thứ ba là ước nguyện được có lương thực hằng ngày là chu toàn ư muốn của Cha (xem Jn 4:34); thứ bốn là ước nguyện được Cha thứ tha tội lỗi của ḿnh trong việc ḿnh sống theo ư riêng của ḿnh hơn là làm theo ư Cha; và thứ năm là ước nguyện được Cha cứu khỏi các chước cám dỗ có thể làm mất ḷng Cha của ḿnh.

Sau khi dạy cho các môn đệ mẫu thức cầu nguyện là Kinh Lạy Cha, Chúa Giêsu liền dạy các vị về tinh thần cầu nguyện là ḷng tin tưởng, tin tưởng những ǵ ḿnh xin chắc chắn sẽ được. Đó là lư do trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này Người đă dùng dụ ngôn có người đi vay bánh đăi khách giữa lúc đêm khuya và thực sự đă được toại nguyện, dù người đi vay mượn bất ngờ này ngỏ lời xin vào giờ bất tiện nhất và làm phiền người cho nhất.

Thật vậy, việc cầu xin cũng là tác động cầu nguyện. Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo số 2559 đă lập lại định nghĩa của Thánh Gioan Đamascênô như sau: “Cầu nguyện là nâng ḷng trí lên cùng Thiên Chúa hay xin Thiên Chúa những điều tốt lành”. Đúng thế, nếu bản chất của cầu nguyện là ḷng muốn, được tỏ ra bằng những ước nguyện, như trong mẫu thức cầu nguyện là Kinh Lạy Cha, th́ cầu xin với một ḷng tin tưởng tuyệt đối chứng tỏ con người cầu xin đă lên đến tuyệt đỉnh của đời sống cầu nguyện, nếu không muốn nói đă được thần hiệp với Thiên Chúa, đến nỗi, ư của họ là ư của Chúa và ư của Chúa là ư của họ rồi vậy.

Điển h́nh là lời Mẹ Maria cầu xin Con Mẹ ra tay cứu văn t́nh trạng thiếu rượu của tiệc cưới Cana, và dù chưa tới giờ của ḿnh, Chúa Giêsu cũng đă làm phép lạ như lời Mẹ cầu xin. Trường hợp Mẹ Maria cầu xin Con Mẹ cho tiệc cưới Cana đây cũng tương tự như trường hợp người kia đi vay bánh đăi khách giữa lúc đêm khuya ở bốn điều sau đây. Thứ nhất, Mẹ Maria xin cho người khác, người cầu xin trong dụ ngôn cũng xin cho người khác; thứ hai, Mẹ Maria xin vào lúc chưa tới giờ của Con Mẹ, c̣n người cầu xin trong dụ ngôn th́ vào nửa đêm là giờ bất tiện nhất; thứ ba, Mẹ Maria làm phiền Con Mẹ: “Việc này có can chi tới Tôi và bà” (Jn 2:4), người cầu xin trong dụ ngôn cũng làm người cho bị phiền toái: “Xin đừng quấy rầy tôi, v́ cửa đă đóng, các con tôi và tôi đă lên giường nằm rồi, tôi không thể chỗi dậy lấy bánh cho anh đâu”; thứ bốn, Mẹ Maria được Con Mẹ thỏa nguyện, người cầu xin trong dụ ngôn cũng được toại nguyện.


Trường hợp người xin bánh đăi khách giữa đêm khuya trong dụ ngôn Chúa dạy trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này được hiện thân sống động nơi hành động Mẹ Maria cầu xin Con Mẹ cho tiệc cưới Cana như thế cho chúng ta thấy rằng, nếu thực sự cầu xin với ḷng tin tưởng vững vàng th́ thành quả cầu nguyện chắc chắn sẽ xẩy ra đúng như lời Chúa Giêsu quả quyết trong bài Phúc Âm hôm nay: “xin sẽ được, t́m sẽ thấy, gơ sẽ mở. V́ ai xin sẽ được, ai t́m sẽ thấy, và ai gơ sẽ mở cho”!

Bởi v́, trong khi người cầu xin Chúa với ḷng tin tưởng mănh liệt hoàn toàn thú nhận trước nhan Ngài rằng họ là người bần cùng thiếu thốn, hoàn toàn trông đợi mọi sự ở nơi Ngài, đến nỗi, không có Ngài họ không thể làm ǵ được, mà Thiên Chúa lại là Đấng vô cùng viên măn và tốt lành, Đấng chỉ muốn ban phát, thậm chí “đă không dung tha cho Con riêng ḿnh th́ Ngài c̣n tiếc bất cứ điều ǵ nữa”, như Thánh Phaolô cảm nhận trong Thư gửi Giáo Đoàn Rôma đoạn 8 câu 32, th́ điều tuyệt nhất Ngài ban cho họ đó là Thánh Thần của Ngài, như chính lời Chúa Giêsu cuối bài Phúc Âm hôm nay khẳng định: “Cha trên trời sẽ ban Thánh Thần cho những ai xin Ngài”.

Đúng thế, chỉ khi nào nhận được Vị Thánh Thần này, con người cầu nguyện mới có thể được hoàn toàn thông hiệp với Thiên Chúa Ba Ngôi để nhờ đó họ cũng mới có thể thông ban Sự Sống Thần Linh là Chúa Kitô (xem Jn 14:6, 11:25; 1Jn 5:11-12) cho những ai họ được sai đến như một Chứng Tá Thần Linh. Nếu tinh thần cầu nguyện là tin tưởng, mà “ai xin sẽ được” và được “Cha trên trời sẽ ban Thánh Thần cho”, th́ quả thực, đúng như lời Chúa Kitô xác quyết trong Phúc Âm Thánh Gioan đoạn 7 câu 39: “Ai tin tưởng nơi Tôi th́ hăy uống. Thánh Kinh đă viết: ‘Từ nơi họ tuôn ra những gịng sông chảy nước hằng sống’. (Ở đây Người có ư nói đến Thần Linh mà những ai tin vào Người được lănh nhận)”.

Như thế, con người cầu nguyện sâu xa chính là nhà truyền giáo đích thực, và ngược lại, vị thừa sai thành đạt phải là con người cầu nguyện sâu xa vậy. Đó là ư nghĩa của việc cầu nguyện theo bài Phúc Âm cho Chúa Nhật XVII Mùa Thường Niên Năm C Hậu Phục Sinh, một thời điểm Giáo Hội cử hành Mầu Nhiệm Chúa Kitô tiếp tục tỏ ḿnh ra trên thế gian qua chứng từ Giáo Hội cho đến khi Người lại đến trong vinh quang.

Nếu con người cầu nguyện thực sự cũng là một con người truyền giáo, th́ ngược lại con người truyền giáo trước hết và trên hết phải là một con người cầu nguyện. Thế nhưng, thực tế cho thấy, không phải ai cũng biết cầu nguyện và có thể cầu nguyện. Do đó, các môn đệ mới xin Chúa Giêsu dạy cho ḿnh biết cầu nguyện. Và cũng chính v́ thế có nhiều tâm hồn đă chán và bỏ đời sống cầu nguyện. Tuy nhiên, chính khi con người ngày nay đang sống trong một thế giới đầy năng động và theo xu hướng hưởng thụ này, lại xuất hiện trào lưu t́m kiếm tĩnh lặng, như trong việc thực hành phương pháp Thiền hay Zoga. Thế nhưng, kinh nghiệm cũng cho thấy, khi con người bắt đầu cầm trí và thinh lặng cũng là lúc con người bắt đầu chia trí. Bởi v́, như đă nhận định, v́ con người c̣n dính bén với tạo vật, mà cốt lơi của tác động cầu nguyện lại phát xuất từ chính cơi ḷng Ước Vọng Thần Linh của con người, nên con người không thể cầu nguyện, hay cầu nguyện không trọn, hoặc cầu nguyện chưa đạt đến bậc thần hiệp. Thế nhưng, v́ cầu nguyện là một tiến tŕnh Giao Tiếp Thần Linh trong tinh thần và chân lư mà con người cần phải bắt đầu cầu nguyện bằng nỗ lực lắng nghe tiếng Chúa, để một lúc nào đó có thể “vang lên những lời than khôn tả” (Rm 8:26).

Nếu nguyên nhân chính yếu và sâu xa của t́nh trạng dễ chia trí, nhiều chia trí và luôn chia trí là do tại “chia ḷng”, tức tại tâm hồn con người chúng ta chưa thực sự hay không hoàn toàn gắn bó với Thiên Chúa, th́ để sốt sắng cầu nguyện hay cầu nguyện một cách say mê, cầu nguyện một cách liên lỉ, cầu nguyện ở mọi nơi, trong mọi hoạt động, đến nỗi có thể biến tất cả mọi hoạt động thành cầu nguyện, Kitô hữu Công Giáo chúng ta cần phải thực sự và hết sức Khao Khát Thần Linh, đến độ không c̣n thiết một sự ǵ trên thế gian này nữa, tức đến độ yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự, bằng cả tấm ḷng của ḿnh. Thế nhưng, lên tới mức độ này là tâm hồn đạt tới mức độ thần hiệp về cầu nguyện, mức độ cao nhất về cầu nguyện, mức độ trọn lành trong đời sống siêu nhiên.

Thế nhưng, làm sao để có thể đạt tới mức độ trọn lành về nhân đức và mức độ cầu nguyện kiểu thần hiệp này, nếu không phải con người Kitô hữu Công Giáo chúng ta cần phải được ban cho Thánh Linh, Đấng như mạch nước sự sống vọt lên từ ḷng họ (x Jn 4:14; 7:37-39), Đấng chuyển cầu cho họ bằng những lời than khôn tả (x Rm 8:26), những lời than không phải là những tiếng lạ không ai hiểu ǵ, kể cả chính đương sự, mà là những Cảm Thức Thần Linh, những Chất Ngất Thần Linh, hoàn toàn vượt trên giới hạn của tri thức tự nhiên và ngôn ngữ phàm trần, chất ngất đến nỗi, như đă từng xẩy ra ở một số các thánh nhân, tâm hồn các ngài được ngất trí hay xác được nâng lên khỏi mặt đất, (chứ không phải bị ngă lăn đùng ra, choáng váng mặt mũi lại, chẳng c̣n biết ǵ nữa), hay chất ngất đến nỗi, đă thoát ra “những lời than khôn tả” là những Ước Nguyện Thần Linh, đúng như những lời than khôn tả trong Kinh Lạy Cha Chúa dạy.

Tuy nhiên, nếu Thiên Chúa chỉ ban Thánh Linh và chỉ mạc khải những sự cao siêu huyền diệu về Ngài cũng như về Nước Trời là Chúa Giêsu Kitô Con Ngài cho những ai bé mọn nhất (x Lk 10:21), th́ “hoán cải và trở nên như trẻ nhỏ” (x Mt 18:3) chính là đường lối duy nhất, là Linh Đạo Nước Trời, và là điều kiện bất khả châm chước để Kitô hữu Công Giáo chúng ta nên trọn lành, cũng như để chúng ta có thể sống một cuộc đời cầu nguyện là Giao Tiếp với “Thiên Chúa là Thần Linh … trong tinh thần và chân lư” (x Jn 4:24) vậy.


 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL