Thứ 7
|
31/7: Thánh Ignatiô Loyola (1491-1556) Sáng lập Ḍng Chúa Giêsu. Tác giả cuốn “Linh Thao”. Dấn thân giảng dạy sống theo luân lư ngặt nghèo, tuyệt đối trung thành với Giáo Hội và Đức Thánh Cha. |
|
Thứ Bảy
Tóm Lời Chúa
Bài Sách Thánh
năm 2 (năm chẵn): Jer.26:11-16,24 11
Bấy giờ, các tư tế và ngôn sứ nói với các thủ lănh và toàn dân rằng: "Con
người này đáng lănh án tử, v́ ông ta đă tuyên sấm chống lại thành này, như
chính tai các ông đă nghe! "12 Nhưng ông Giê-rê-mi-a đă trả lời tất
cả các thủ lănh và toàn dân như sau: "Chính ĐỨC CHÚA đă sai tôi tuyên sấm mọi
lời liên quan đến Nhà này cũng như thành này mà các người đă nghe.13
Vậy giờ đây, các người hăy cải thiện đường lối và hành vi của các người và hăy
nghe tiếng ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của các người; bấy giờ ĐỨC CHÚA sẽ hối tiếc về
tai hoạ Người đă quyết định để lên án các người.14 C̣n tôi, này tôi
ở trong tay các người, các người cứ xử với tôi thế nào như các người coi là
tốt đẹp và chính đáng.15 Có điều xin các người biết rơ cho rằng:
Nếu các người giết tôi, th́ chính các người sẽ phải chuốc lấy máu vô tội cho
ḿnh, cho thành này và dân cư trong thành. V́ quả thật là ĐỨC CHÚA đă sai tôi
đến với các người để công bố cho các người nghe tất cả những điều trên đây."16
Bấy giờ, các thủ lănh và toàn dân nói với các tư tế và ngôn sứ: "Con người này
không đáng lănh án tử, v́ ông ta đă nói với chúng ta nhân danh ĐỨC CHÚA, Thiên
Chúa chúng ta."
Suy Lời Chúa Ư chính của Lời Chúa qua các bài Thánh Kinh do Giáo Hội cố ư chọn lựa và sắp xếp cho phụng vụ Thánh Lễ của riêng ngày hôm nay được chứa đựng trong nội dung của Bài Phúc Aâm. Đó là danh tiếng của Chúa Giêsu gắn liền với con người của Gioan Tẩy Giả. Thật vậy, “danh tiếng của Chúa Giêsu” (trong bài Phúc Aâm hôm nay) đă vang đến tai Hêrôđê, người đă “kêu lên cùng quần thần của ḿnh rằng: ‘Người này là Gioan Tẩy Giả đă sống lại từ cơi chết; nên người này mới có những quyền năng lạ lùng như vậy’”. Và sở dĩ Gioan Tẩy Giả chết đi là v́, (như Phúc Aâm hôm nay cho biết), Gioan đă không sợ chết để bảo vệ lề luật của Thiên Chúa được ghi khắc trong tâm khảm của con người, điển h́nh là trường hợp của Hêrôđê: “Vua sống với nàng (người vợ của anh em vua) là không đúng”. Thực tế cho thấy, để chứng tỏ chân lư, vị sứ giả rao truyền lời Chúa nhiều lúc phải hy sinh cả mạng sống của ḿnh. Tiên tri Giêrêmia (trong bài đọc năm 2 hôm nay đă cho thấy rơ điều này), khi bị đe dọa tới mạng sống: “Người này đáng chết, hắn đă nói tiên tri chống lại thành này...”, đă thành thực khẳng khái đáp: “Tôi ở trong tay anh em; hăy đối xử với tôi tùy anh em nghĩ là tốt và đúng. Nhưng anh em hăy lưu ư là... thực sự Chúa đă sai tôi đến với anh em để nói với anh em tất cả những điều này”, nên “toàn dân nói cùng các tư tế và các tiên tri rằng: ‘Người này không đáng chết; chính v́ danh Chúa là Thiên Chúa của chúng ta mà ông nói với chúng ta’”. Qua việc làm chứng nơi vị sứ giả thừa sai, lời Chúa đă có sức “giải thoát” (Jn.8:32) con người, một việc “giải thoát” là chính mục tiêu cứu độ mà dân Ngài phải mừng định kỳ 50 năm một lần (trong bài đọc năm 1 hôm nay): “Năm thứ năm mươi này, ngươi sẽ thánh hóa bằng việc công bố giải thoát cho tất cả mọi kiều cư ở trong mảnh đất”.
Nguyện Lời Chúa Lạy Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống, được xức dầu Thần Linh, đă đến trong thế gian để tỏ Cha ra cho nhân loại. Kitô hữu chúng con đă chấp nhận Chúa là Đấng Thiên Sai khi chịu Bí Tích Rửa Tội. Thế nhưng, c̣n sống trong xác thịt, chúng con vẫn có thể thờ Chúa giả tạo. Bởi thế, xin Mẹ Maria luôn luôn ngợi khen Chúa giúp chúng con biết tôn thờ Chúa là Thần Linh trong tinh thần và chân lư. Amen.
|