Chúa Nhật XX Thường Niên Năm C

15/8     Đức Mẹ Mông Triệu

Lễ này được bắt đầu từ thế kỷ thứ sáu ở Palestine.

Tín điều Thánh Mẫu Mông Triệu được ĐTC Piô XII công bố ngày 1/11/1950.

 


LỄ ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI



BÀI ĐỌC I: Kh 11, 19a; 12, 1-6a, 10ab
"Một người nữ mặc áo mặt trời, chân đạp mặt trăng".

Trích sách Khải Huyền của Thánh Gioan.

Đền thờ Thiên Chúa trên trời đă mở ra. Và một điềm lạ vĩ đại xuất hiện trên trời: một người nữ mặc áo mặt trời, chân đạp mặt trăng, đầu đội triều thiên mười hai ngôi sao: Bà đang mang thai, kêu la chuyển bụng, và đau đớn sinh con. Lại một điềm lạ khác xuất hiện trên trời: một con rồng đỏ khổng lồ, có bảy đầu, mười sừng, và trên bảy đầu, đội bảy triều thiên. Đuôi nó kéo đi một phần ba tinh tú trên trời mà ném xuống đất. Con rồng đứng trước mặt người nữ sắp sinh con, để khi Bà sinh con ra, th́ nuốt lấy đứa trẻ. Bà sinh được một con trai, Đấng sẽ dùng roi sắt mà cai trị muôn dân: Con Bà được mang về cùng Thiên Chúa, đến tận ngai của Người. C̣n Bà th́ trốn lên rừng vắng, ở đó Bà được Thiên Chúa dọn sẵn cho một nơi. Và tôi nghe có tiếng lớn trên trời phán rằng: "Nay sự cứu độ, quyền năng, vương quyền của Thiên Chúa chúng ta, và uy quyền của Đức Kitô của Người đă được thực hiện".

Đó là lời Chúa.


ĐÁP CA: Tv 44, 10bc. 11. 12ab. 16
Hoàng Hậu đứng bên hữu Đức Vua, mặc đồ trang điểm vàng ṛng (c. 10b).

1) Hoàng Hậu đứng bên hữu Đức Vua, mặc đồ trang điểm vàng ṛng lộng lẫy.

2) Xin hăy nghe, thưa Nương Tử, hăy coi và hăy lắng tai, hăy quên dân tộc và nhà thân phụ.

3) Để Đức Vua Người sủng ái dong nhan: chính Người là Chúa của Cô Nương, hăy phục vụ Người.

4) Họ bước đi trong niềm hân hoan vui vẻ, tiến vào trong cung điện Đức Vua.


BÀI ĐỌC II: 1 Cr 15, 20-26
"Hoa quả đầu mùa là Đức Kitô, đoạn đến những kẻ thuộc về Chúa".

Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.

Anh em thân mến, Đức Kitô đă từ cơi chết sống lại, là hoa quả đầu mùa của những kẻ yên giấc. Vậy sự chết bởi một người, th́ sự kẻ chết sống lại cũng bởi một người. Cũng như mọi người đều phải chết nơi Ađam thế nào, th́ mọi người cũng sẽ được tác sinh trong Đức Kitô như vậy. Nhưng ai nấy đều theo thứ tự của ḿnh, hoa quả đầu mùa là Đức Kitô, đoạn đến những kẻ thuộc về Đức Kitô, những kẻ đă tin Người xuống thế: rồi đến tận cùng, khi Người đă trao vương quốc lại cho Thiên Chúa Cha, và đă tiêu diệt mọi đầu mục, quyền năng và thế lực. Nhưng Người c̣n phải cai trị cho đến khi Người đặt mọi quân thù dưới chân Người. Kẻ thù cuối cùng sẽ bị tiêu diệt là sự chết, bởi Người đă bắt mọi sự quy phục dưới chân Người.

Đó là lời Chúa.


ALLELUIA:
Alleluia, alleluia! - Đức Maria được mời gọi lên trời; đạo binh các thiên thần mừng rỡ hân hoan. - Alleluia.


PHÚC ÂM: Lc 1, 39-56
"Đấng toàn năng đă làm cho tôi những sự trọng đại:
Người nâng cao những người phận nhỏ".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Trong những ngày ấy, Maria chỗi dậy, vội vă ra đi lên miền núi, đến một thành xứ Giuđêa. Bà vào nhà ông Dacaria và chào bà Elisabeth, và khi bà Elisabeth nghe lời chào của Maria, th́ hài nhi nhảy mừng trong ḷng bà, và bà Elisabeth được đầy Chúa Thánh Thần, bà kêu lớn tiếng rằng:
"Bà được chúc phúc giữa các người phụ nữ, và Con ḷng Bà được chúc phúc. Bởi đâu tôi được Mẹ Chúa tôi đến viếng thăm? V́ này tai tôi vừa nghe lời Bà chào, hài nhi liền nhảy mừng trong ḷng tôi. Phúc cho Bà là kẻ đă tin rằng lời Chúa phán cùng Bà sẽ được thực hiện".
Và Maria nói: "Linh hồn tôi ngợi khen Chúa, và thần trí tôi hoan hỉ trong Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ tôi, v́ Chúa đă đoái nh́n đến phận hèn tớ nữ của Chúa. Này từ nay muôn thế hệ sẽ khen tôi có phước, v́ Đấng toàn năng đă làm cho tôi những sự trọng đại, và Danh Ngài là thánh. Ḷng thương xót Chúa trải qua đời nọ đến đời kia dành cho những người kính sợ Chúa. Chúa đă vung cánh tay ra oai thần lực, dẹp tan những ai thần trí kiêu căng. Chúa lật đổ người quyền thế xuống khỏi ngai vàng và nâng cao những người phận nhỏ. Chúa đă cho người đói khát no đầy ơn phước, và để người giàu có trở về tay không. Chúa săn sóc Israel tôi tớ Chúa, bởi nhớ lại ḷng thương xót của Ngài. Như Chúa đă phán cùng các tổ phụ chúng tôi, cho Abraham và ḍng dơi người đến muôn đời". Maria ở lại với bà Elisabeth độ ba tháng, đoạn Người trở về nhà Ḿnh.

Phúc Âm Của Chúa.

 

SUY NIỆM

LINH HỒN TÔI NGỢI KHEN CHÚA


“Một điềm lạ xuất hiện trên trời, một người nữ mặc áo mặt trời, chân đạp mặt trăng, và đầu đội triều thiên mười hai ngôi sao” (Rev 12:1). H́nh ảnh Đức Trinh Nữ Maria xuất hiện rạng rỡ, được đưa về trời cả hồn lẫn xác là một h́nh ảnh mà tất cả con cái Mẹ đều sung sướng, hạnh phúc ngắm nh́n.

Nhưng khi chiêm ngắm Mẹ về trời, chúng ta không chỉ dừng lại ở những ǵ lộng lẫy, uy nghi và cao sang của Mẹ. Nếu chỉ dừng lại ở đó, th́ e rằng chúng ta sẽ không t́m được ư nghĩa của nó. Hơn thế nữa, nếu chúng ta để ḿnh bị choán ngợp bởi những vẻ cao sang ấy của Mẹ, chúng ta sẽ không t́m được ở Mẹ mẫu gương sống động và thực tế cho cuộc sống Kitô hữu của ḿnh. Đây cũng là tư tưởng của Thánh Tiến Sĩ Têrêsa Hài Đồng Giêsu khi tŕnh bày về sự đơn sơ, thân thiết, gần gũi và yêu thương của Mẹ Maria đối với mỗi Kitô hữu chúng ta.

Sự gần gũi, thân mật ấy chúng ta có thể t́m được trong Kinh Ngợi Khen – Magnificat – đă được thốt ra từ môi miệng Mẹ trước sự ngưỡng mộ và sững sờ của chị họ Isave. Thánh Luca đă kể lại câu truyện của lần gặp gỡ này, khi chị họ của Mẹ ngỏ lời thán phục và chúc tụng Mẹ: “Em được chúc phúc hơn mọi phụ nữ và con trong ḷng em cũng được chúc phúc. Nhưng bởi đâu tôi được mẹ Chúa đến viếng thăm” (Lc 1:42-43).

Được người bạn thân, được một công nương, công chúa hay hoàng hậu đến thăm cũng là một vinh dự quá sức lớn lao đối với phần đông chúng ta. Nhưng nay được Mẹ của Chúa đến thăm th́ làm sao bà Isave lại không cảm thấy vui mừng và hạnh phúc. Không những bà, mà đứa con trong bụng bà cũng nhẩy mừng v́ hạnh phúc ấy: “V́ tai tôi vừa nghe lời chào của em, hài nhi trong ḷng tôi cũng nhẩy mừng” (Lc 1:44). Đây là sự vui mừng và hạnh phúc của toàn gia đ́nh Giacaria, và hiểu rộng ra, là sự vui mừng của toàn thể gia đ́nh nhân loại, của cả đất trời.

Thực tế, Mẹ Maria đă không hề phủ nhận những ân huệ lớn lao ấy. Mẹ cũng không chối điều này viện lẽ là khiêm nhường. Nhưng Mẹ nhận rằng những điều ấy là có thật. Mẹ là Mẹ Thiên Chúa. Mẹ được Thiên Chúa chúc phúc. Hơn thế nữa, Mẹ c̣n xứng đáng với mọi lời ca tụng không những của Isave mà của mọi người, mọi dân nước, mọi thần thánh trải qua muôn thế hệ: “Muôn thế hệ sẽ khen rằng tôi có phúc” (Lc 1:48). Nhưng tất cả, theo Mẹ, chỉ v́ danh Chúa chí thánh, và v́ ḷng thương xót của Ngài: “Chúa đă làm cho tôi những sự trọng đại, và danh người chí thánh” (Luc 1:49). V́ “Chúa đă nh́n đến phận hèn nữ tỳ ngài” (Lc 1:48).

Tóm lại, nếu Kinh Lậy Cha là kinh nguyện duy nhất Chúa Giêsu đă dậy môn đệ của ngài, th́ Kinh Ngợi Khen chính là lời nguyện duy nhất của Mẹ Maria tán tụng Thiên Chúa mà con cái loài người được nghe và suy niệm. Một kinh nguyện Mẹ đă dùng để ca tụng Thiên Chúa, và cũng để chỉ cho nhân loại biết phải có thái độ nào trước ḷng nhân lành và t́nh thương của Ngài. Một kinh nguyện cho thấy con người thật của Mẹ: khiêm nhường nhưng rất trọng sự thật. Đơn sơ đón nhận mọi hồng ân Chúa để rồi qua đó ban phát lại cho con người, và từng người trong chúng ta.

Chúa Giêsu chẳng phải là quả phúc của ḷng mẹ đó sao. Và Ngài đă chẳng phải là của riêng mọi người chúng ta đó sao. Mẹ đă chẳng ra đi vội vă đến miền đồi núi xa xăm mà ban phát phúc lộc ấy cho chị họ ḿnh đó sao. Và trong vai tṛ làm mẹ nhân loại, Mẹ đă chẳng hăm hở đến gơ cửa từng tâm hồn chúng ta mà ban ơn, an ủi, và dẫn đưa chúng ta về với Chúa sao. Chính ở điểm này, Mẹ đă trở thành gần gũi, thân mật, và sát với cuộc sống của mỗi người chúng ta. Và qua đó, chúng ta có thể rờ được Mẹ, cảm được Mẹ, và nhận ra sự có mặt của Mẹ trong mọi biến cố của đời sống chúng ta. Chúng ta biết rơ điều này qua cuộc sống đơn sơ, cuộc đời âm thầm nhưng cũng nhiều sóng gió của Mẹ, đời sống gia đ́nh, trong vai tṛ làm vợ và làm mẹ, và trong cái nghèo khó, thiếu thốn của gia đ́nh trong đó Thánh Giuse chỉ sống bằng nghề thợ mộc. Tóm lại, cuộc sống con người như thế nào, phần đông nhân loại sống trong cảnh lầm than, nghèo túng ra sao, những khó khăn và thử thách, bị người thân hiểu lầm và phải chịu đựng như thế nào, tất cả Mẹ đă trải qua trong suốt hành tŕnh cuộc sống của Mẹ.

Như vậy trước khi được về trời cả hồn lẫn xác, Mẹ đă trải qua tất cả những đắng cay, chua chát, cũng như vui mừng và hạnh phúc của một đời làm con, làm vợ, và làm mẹ như mọi người. Và điều này đă hé mở cho chúng niềm hy vọng sau này trên quê trời cùng với mẹ, v́ tất cả chúng ta đều cũng đă phải trải qua những thử thách và đau khổ ấy. Nó cũng cho ta biết rằng, Mẹ được về trời không phải v́ những vẻ hào nhoáng, địa vị, và danh giá. Cũng không phải là v́ mẹ đă là ǵ trước đó, mà chỉ v́ ḷng nhân lành và t́nh thương của Thiên Chúa, cũng như sự đáp ứng và cộng tác tích cực của Mẹ vào chương tŕnh cứu rỗi của Ngài.

Mẹ Maria được đưa về trời cả hồn lẫn xác. Người nữ ḿnh mặc áo mặt trời, chân đạp mặt trăng, và đầu đội triều thiên 12 ngôi sao cũng chính là người nữ của thôn xóm nghèo nàn Nagiarét. Vợ của bác phó mộc nghèo Giuse, và mẹ của Giêsu. Nhưng trên tất cả, Mẹ đă vũng tin rằng “không ǵ mà Thiên Chúa không làm được” (Lc 1: 37), và v́ thế đă can đảm thưa tiếng xin vâng “Fiat” (Lc 1:38).

Lậy Mẹ Maria, hôm nay chúng con ngắm nh́n Mẹ được đưa về trời cả hồn lẫn xác. Chúng con cũng nh́n về quê hương vĩnh cửu của chúng con. Như Chúa Giêsu đă đi trước để dọn chỗ cho chúng con, Mẹ cũng đi trước để cùng với Chúa Giêsu dọn chỗ cho chúng con. Xin Mẹ giúp chúng con biết sống trọn và sống nên cuộc đời ḿnh trong ơn gọi và vài tṛ mà Chúa muốn chúng con hoàn thành nơi trần thế, để khi kết thúc cuộc đời này, chúng con cũng được về với Mẹ để muôn đời hưởng nhan Thiên Chúa và cùng với Mẹ cám tạ hồng ân ngài trên quê trời vĩnh cửu. Amen.

 

Trần Mỹ Duyệt

 

Chúa Nhật Thường Niên XX
 

Lửa được thắp lên là để thiêu hủy – chia rẽ...
 

Bài Phúc Âm Chúa Nhật XX Mùa Thường Niên Năm C Hậu Phục Sinh tuần này h́nh như không có liên hệ ǵ đến chủ đề chung của Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh là thời điểm Giáo Hội cử hành Mầu Nhiệm Chúa Kitô tiếp tục tỏ ḿnh trên thế gian cho đến tận thế ra qua chứng từ Giáo Hội của Người. Chắc có lẽ v́ thế, v́ không hợp với chủ đề chung của mùa phụng vụ như thế, nên bài Phúc Âm này cũng chẳng ăn khớp ǵ với các bài Phúc Âm trước hay sau tuần này, v́ bài Phúc Âm tuần trước nói về việc các môn đệ cần phải “thắt lưng” và “thắp đèn lên sẵn sàng”, và bài Phúc Âm tuần tới liên quan đến vấn nạn “Phải chăng chỉ có một số ít sẽ được cứu độ?”. C̣n đối với hai bài đọc trong phần Phụng Vụ Lời Chúa Năm C hôm nay, bài đọc một có hơi dính dáng với bài Phúc Âm một chút, về vụ tiên tri Giêrêmia bị thù địch âm mưu sát hại, và bài đọc hai cũng thế, có liên quan mờ mờ tới bài Phúc Âm, ở chỗ, bài đọc hai này huấn dụ Kitô hữu hăy vững mạnh trong Chúa Kitô.

Thật vậy, bài Phúc Âm theo Thánh Luca Chúa Nhật tuần này chỉ có 4 câu vắn vỏi song lại bao gồm những 3 ư tưởng rất mâu thuẫn nhau: thứ nhất là ước nguyện của Chúa Kitô muốn lửa Người mang xuống thế gian “được bùng cháy lên”; thứ hai là mục đích của Người khi đến thế gian Người lại không phải “để đem b́nh an” mà là “chia rẽ”; thứ ba là hậu quả tất yếu không thể tránh của việc Người gây chia rẽ là cảnh xă hội bị hỗn loạn “một nhà sẽ chia rẽ nhau”.

Bởi thế, để có thể đả thông vấn đề vừa có vẻ mâu thuẫn với sứ vụ của Chúa Kitô lại vừa có vẻ lạc đề phụng vụ của bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này, chúng ta cần phân tích kỹ các vấn đề sau đây: Thứ nhất, “lửa” Chúa Kitô mang xuống thế gian như Người nói thực sự là ǵ? Thứ hai, Chúa Kitô đă làm cách nào để thắp lên ngọn lửa này như ḷng Người mong ước? Thứ ba, Chúa Kitô có thắp lên được ngọn lửa này không, nếu có th́ lửa này tác dụng ra sao?

Để có thể hiểu được ư nghĩa đích thực về “lửa” Chúa Giêsu muốn nói đến ở đây, trước hết, chúng ta hăy nhớ hai điều liên quan đến “lửa” này: Thứ nhất, “lửa” này là “lửa” được Người mang xuống từ trời, chứ thế gian không thể nào tự ḿnh có sẵn thứ “lửa” trời này, và thứ hai, “lửa” này chỉ có một ḿnh Người là Đấng mang nó xuống thế gian mới có thể đốt nó lên được thôi, v́ “không ai đă lên trời, trừ một ḿnh Đấng từ trời xuống là Con Người” (Jn 3:13). Thật ra, con người đă được thấy trước h́nh ảnh của thứ “lửa” trời này trong Mạc Khải Cựu Ước, và trong Mạc Khải Tân Ước con người c̣n được chính “lửa” trời này thiêu đốt nữa. Trước hết, con người được thấy trước thứ “lửa” bởi trời này trong Mạc Khải Cựu Ước ở bụi gai cháy mà không bị thiêu rụi, qua thị kiến của Moisen, như được thuật lại trong Sách Xuất Hành ở đoạn 3 câu 2. Theo tôi, bụi gai bốc lửa mà không bị thiêu rụi này, và từ bụi gai bốc lửa ấy lại có tiếng Thiên Chúa phán, như câu 4 cùng đoạn sách này ghi nhận, là Mạc Khải về Thiên Chúa Ba Ngôi cũng là Mạc Khải về Bản Tính Hằng Hữu của Thiên Chúa, đúng như Danh Thánh Ngài đă tỏ cho Moisen biết ngay sau đó ỏ cùng đoạn 3, câu 14: “Ta là Đấng hiện hữu” .

H́nh ảnh bụi gai bốc lửa mà không bị thiêu rụi lại có tiếng Thiên Chúa phán ra từ đó thực sự là một cuộc Thần Hiển cho thấy Mạc Khải về Thiên Chúa Ba Ngôi. Ở chỗ, “bụi gai” là biểu hiệu cho “Lời đă hóa thành nhục thể” (Jn 1:14) và Vượt Qua nơi con người của Đức Giêsu Kitô; “lửa” bốc lên nơi bụi gai là biểu hiệu cho Thánh Linh, Đấng là Quyền Năng Đấng Tối Cao đă thực hiện việc Lời Nhập Thể, như Phúc Âm Thánh Luca ghi nhận ở đoạn 1 câu 35; và tiếng phán ra từ “bụi gai” biểu hiệu cho Chúa Cha, như Ngài thường tỏ ḿnh ra bằng tiếng phán từ trời trong trường hợp Chúa Giêsu lănh nhận phép rửa ở sông Dược Đăng, hay bằng tiếng phán ra từ đám mây trong trường hợp Chúa Giêsu biến h́nh trên núi (xem Mt 3:17; 17:5). H́nh ảnh bụi gai bốc lửa mà không bị thiêu rụi lại có tiếng Thiên Chúa phán ra từ đó thực sự là một cuộc Thần Hiển, chẳng những cho thấy Mạc Khải về Thiên Chúa Ba Ngôi, mà c̣n là Mạc Khải về cả Thiên Chúa Hằng Sống nữa, ở chỗ, “bụi gai bốc lửa mà không bị thiêu rụi” biểu hiệu Chúa Kitô tử giá được Thánh Linh làm cho sống lại từ trong cơi chết, như Thư Thánh Phaolô gửi Giáo Đoàn Rôma đoạn 8 câu 11 xác tín, Đấng Phục Sinh “được toàn quyền trên trời dưới đất” (Mt. 28:18), Đấng tông đồ Tôma chân nhận và tuyên xưng là “Chúa (và là) Thiên Chúa” (Jn 20:28), Thiên Chúa hằng sống.

Như thế, “lửa” được Chúa Kitô mang xuống từ trời đây là chính Thánh Linh, hay là “quyền lực từ trên cao” (Lk 24:49) các tông đồ lănh nhận trong Ngày Lễ Ngũ Tuần tại Giêrusalem.

Đúng vậy, như trên đă nhận định, “trong Mạc Khải Tân Ước con người c̣n được chính ‘lửa’ trời này thiêu đốt nữa”, vào chính lúc Thánh Thần hiện xuống dưới h́nh lưỡi lửa đậu trên đầu từng vị tông đồ sau tiếng động như gió thổi mạnh lùa vào đầy nhà nơi các tông đồ đang tụ họp, như Sách Tông Vụ thuật lại ở đoạn 1 câu 2 và 3. Chính v́ “lưỡi” biểu hiệu cho việc truyền thông hay truyền đạt là sứ vụ của Vị Thần Chân Lư được Chúa Kitô từ Cha sai đến với Giáo Hội để làm chứng cho Người (xem Jn 15:26), và “lửa” biểu hiệu cho “quyền lực từ trên cao” xuống bao phủ các tông đồ, như đă bao phủ Mẹ Maria trong ngày truyền tin để Mẹ có thể thụ thai và hạ sinh Con Đấng Tối Cao (xem Lk 1:35), mà các tông đồ cũng đă truyền đạt, tức hạ sinh Chúa Kitô nơi tâm hồn của “khoảng ba ngàn người” (Acts 2:41), nhờ bài giảng tiên khởi (như phương tiện truyền thông) của Vị Trưởng Tông Đồ Phêrô sau khi “được đầy Thánh Linh” (Acts 2:4).

Nếu “’lửa’ được Chúa Kitô mang xuống từ trời đây là chính Thánh Linh, hay là ‘quyền lực từ trên cao’ (Lk 24:49) các tông đồ lănh nhận trong Ngày Lễ Ngũ Tuần tại Giêrusalem”, như vừa nhận định, th́ Chúa Kitô đă làm cách nào để thắp lên ngọn lửa này như ḷng Người mong ước?

Chúa Kitô được Cha sai “đến thế gian là để làm chứng cho chân lư”, như Người tuyên bố với tổng trấn Philatô trong Phúc Âm Thánh Gioan đoạn 18 câu 37, bằng chính cuộc Vượt Qua của Người. Thế nhưng, nếu không có Thánh Linh được Người thông ban cho các tông đồ sau khi sống lại từ trong cơi chết (xem Jn 20::22), các vị sẽ không thể nào nhận biết Người, cũng như nếu không có “quyền lực từ trên cao” xuống chiếm đoạt các vị, các vị cũng sẽ vĩnh viễn không thể nào thông truyền Người ra cho nhân loại. Bởi thế, việc Chúa Kitô Vượt Qua, hay việc Người ra đi, chính là việc Người thắp lên “Lửa” Thánh Linh, đúng như lời Người minh phán với các tông đồ trong Bữa Tiệc Ly ở Phúc Âm Thánh Gioan đoạn 16 câu 7: “Thày nói thật với các con là: Thày đi th́ tốt hơn cho các con. Nếu Thày không đi, Đấng Phù Trợ sẽ không bao giờ đến với các con; bằng nếu Thày đi, Thày sẽ sai Ngài đến với các con”.

Đó là lư do, ngay trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này, sau khi nói đến việc mang lửa xuống thế gian và mong ước cho lửa ấy được thắp lên, Chúa Giêsu đă nói ngay đến cuộc tử giá của Người: “Thày phải chịu một phép rửa, và ḷng Thày nao nức biết bao cho đến khi hoàn tất”. Mà “phép rửa” Người phải chịu đây là ǵ, nếu không phải là việc chính Người sẽ được rửa trong Thánh Linh, như h́nh ảnh Thần Hiển trong Sách Xuất Hành đă cho thấy về bụi gai bốc lửa, trước khi “Người”, như Vị Tiền Hô Gioan tiên báo ở Phúc Âm Thánh Gioan đoạn 1 câu 34, “làm phép rửa trong Thánh Linh”.

Như thế, Chúa Kitô quả thực đă thắp lên được Lửa Thánh Linh do Người mang xuống từ trời bằng cuộc ra đi hay Vượt Qua của Người. Và Lửa Thánh Linh này, trước hết, được Chúa Kitô thắp lên nơi các tông đồ sau khi Người sống lại từ trong cơi chết và “làm phép rửa trong Thánh Linh” cho các vị qua hơi thở của Người, và sau đó, Lửa Thánh Linh này lại được chính các tông đồ là những chứng nhân tiên khởi của Người thắp lên trên “khắp thế gian” (Mk 16:15), “cho đến tận cùng trái đất” (Acts 1:8), sau khi các vị được “mặc lấy quyền lực từ trên cao”, ở Giêrusalem trong Ngày Lễ Ngũ Tuần.

Cũng chính v́ Lửa Thánh Linh đă thực sự được thắp lên trên thế gian mà thế gian mới xẩy ra t́nh trạng như Chúa Giêsu nói đến trong bài Phúc Âm hôm nay: “Từ nay, năm người trong một nhà chia rẽ nhau, ba chống lại hai, hai chống lại ba: cha nghịch với con trai, con trai nghịch với cha; mẹ nghịch với con gái, con gái nghịch với mẹ; mẹ chồng nghịch với nàng dâu và nàng dâu nghịch với mẹ chồng”. Thật vậy, hạnh các thánh đă cho chúng ta thấy điều này, điển h́nh là trường hợp Thánh Phanxicô khó khăn (1182-1226) đối với vị thân phụ của ḿnh, ông thương phú gia Pietro di Bernardone, khi thánh nhân trao trả cho ông mảnh vải cuối cùng trên thân thể của thánh nhân trước mặt Đức Giám Mục, để có thể hoàn toàn tự do theo Chúa Kitô; hay như trường hợp của Thánh Nữ Jeanne de Chantal (1572-1641) đă nhất quyết bước qua thân thể của Celse-Benigne, đứa con trai 15 tuổi của ḿnh, đứa con nhất định ngăn cản ư định của thánh nữ trong việc theo Chúa của thánh nữ v.v. Tại sao lại xẩy ra t́nh trạng gia đ́nh chia rẽ nhau v́ Chúa như vậy?

Chính Chúa Giêsu đă cho chúng ta thấy rơ lư do sâu xa của t́nh trạng không phải “b́nh an” mà là “chia rẽ” Người gây ra chỉ v́ Lửa Thánh Linh do Người từ trời mang xuống thắp lên trên thế gian này. Lư do đó là, như Người xác định trong Phúc Âm Thánh Gioan ở đoạn 16 từ câu 8 đến 11 về Đấng Phù Trợ sẽ đến khi Người ra đi: “Khi Ngài đến, Ngài sẽ chứng tỏ cho thế gian thấy rằng thế gian sai lầm về tội lỗi, về công chính và về luận phạt. Về tội lỗi ở chỗ họ đă không chịu tin vào Thày; về công chính, v́ Thày về cùng Cha nên các con không c̣n thấy Thày nữa; về luận phạt, v́ vương chủ thế gian này đă bị lên án”. Lịch sử Giáo Hội đă cho thấy hết sức hiển nhiên sự thật này, qua việc thế gian sai lầm về tội lỗi, ở chỗ, v́ không tin Người nên đă ra tay bách hại các chứng nhân của Chúa Kitô Phục Sinh, thành phần công chính ở chỗ, đă dám liều mạng sống ḿnh để làm chứng cho đức tin vào Đấng Vô H́nh, để rồi, máu chứng từ của các ngài đă hùng hồn lên án quyền lực sự dữ, tức càng ngày càng đẩy lui bóng tối tăm sự chết, bằng “ánh sáng thế gian” (Jn 8:12) là Chúa Kitô, cho đến khi Người lại đến trong vinh quang.

Như thế, qua những ǵ vừa được chia sẻ, nếu bài Phúc Âm Chúa Nhật XX Mùa Thường Niên Năm C tuần này nói về Lửa Thánh Linh th́ ư nghĩa của bài Phúc Âm vẫn hoàn toàn ăn khớp với chủ đề chung của Phụng Vụ Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh liên quan đến Thời Giáo Hội, Thời Giáo Hội là Chứng Từ của Chúa Kitô và làm Chứng Từ cho Chúa Kitô vậy.

Con Thiên Chúa Làm Người đă thực sự “Thắp Lên Ngọn Lửa trên Thế Gian” bằng cuộc Vượt Qua của Người, một ngọn lửa được Người mang xuống từ trời. Và “Lửa” Người thắp lên đây là Thánh Thần Người thông ban cho các tông đồ khi Người sống lại từ trong cơi chết, cũng là Vị Thánh Thần Người đă từ Cha sai xuống trên Giáo Hội vào Ngày Lễ Ngũ Tuần ở Giêrusalem sau khi Người Thăng Thiên về trời. “Lửa” Thánh Linh này từ đó đă được các Vị Tông Đồ Chứng Nhân Tiên Khởi cũng như các Vị Chứng Nhân Đức Tin Tông Truyền châm vào ḷng người trên khắp thế giới bằng việc truyền giáo của các vị. Được thắp lên “Lửa” Thánh Linh khi lănh nhận Bí Tích Rửa Tội, Kitô hữu chúng ta có “cảm thấy ḷng ḿnh nóng lên” (Lk 24:32) chưa? Nếu chưa, chúng ta phải làm sao để thực hiện đư ợc bản chất Kitô hữu của ḿnh “là ánh sáng thế gian” (Mt 5:14)?

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL