|
CHÚA NHẬT
XXVI QUANH NĂM
BÀI ĐỌC I: Am 6:1a, 4-7
“Các ngươi đă mê đắm và ca hát, giờ đây các ngươi bị lưu đày”
Bài trích sách Tiên tri
Amos.
Đây Chúa toàn năng phán: “Khốn cho các ngươi là
những kẻ phú quư ở Sion, và tự kiêu trên núi
Samaria. Các ngươi đă
nằm ngủ trên giường ngà, mê đắm trên ghế dài: ăn chiên non trong đoàn và bê béo
trong đàn: và ca hát theo tiếng đàn cầm thụ: người ta nghĩ ḿnh như Đavít, có
những nhạc khí, dùng chén lớn uống rượu, lấy dầu hảo hạng xức lên ḿnh, và chẳng
thương hại ǵ đến nỗi băng khoăn của Giuse: v́ thế giờ đây họ phải lưu đày và đi
đầu các kẻ lưu đày: những buổi yến tiệc của các kẻ buông tuồng sẽ không c̣n nữa.
Lời của Chúa.
Đáp ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)
Linh hồn tôi ơi, hăy ngợi khen Chúa.
1.
Chúa là Đấng trả lại quyền lợi cho người bị ức, và ban cho những người đói được
cơm ăn. Thiên Chúa cứu gỡ những người tù tội.
2.
Thiên Chúa mở mắt những kẻ đui mù, Thiên Chúa giải thoát những kẻ bị kḥm lưng
khuất phục, Thiên Chúa yêu quư các bậc hiền nhân. Thiên Chúa che chở những khách
kiều cư.
3.
Thiên Chúa nâng đỡ những người mồ côi quả phụ, và làm rối loạn đường nẻo đứa ác
nhân. Thiên Chúa sẽ làm vua tới muôn đời, Sion hỡi, Thiên Chúa của ngươi sẽ làm
vua tự đời nầy sang đời khác.
BÀI ĐỌC II: 1 Tim 6:11-16
“Con hăy ǵn giữ huấn lệnh cho tới ngày Chúa lại đến”
Bài trích thơ thứ nhất
của Thánh Phaolô Tông đồ gởi cho Timôthêô.
Hỡi người của Thiên Chúa, hăy theo đuổi đức công
chính, ḷng đạo hạnh, đức tin, đức ái, đức nhẫn nại, đức hiền lành. Con hăy
chiến đấu trong cuộc chiến đấu chính nghĩa của đức tin. Hăy cố đoạt lấy sự sống
đời đời mà con đă được kêu gọi tới và cũng v́ đó, con đă mạnh dạn tuyên xưng đức
tin trước mặt nhiều nhân chứng. Cha chỉ thị cho con trước mặt Thiên Chúa, Đấng
làm cho muôn vật được sống, và trước mặt Đức Giêsu Kitô, Đấng đă làm trước mặt
Phongxiô Philatô lời tuyên xưng thẳng thắn, con hăy giữ ǵn huấn lệnh đó cho
tinh tuyền và không thể trách được cho tới ngày Chúa chúng ta là Đức Giêsu Kitô
lại đến, mà đến thời đă định, Đấng phúc lộc và quyền năng duy nhất sẽ tỏ ra,
Người là Thiên Chúa, Vua các vua và Chúa các chúa, Đấng độc nhất trường sinh bất
tử, Người ngự trong ánh sáng siêu phàm, không một ai trong loài người đă xem
thấy hay có thể xem thấy: Vinh dự và quyền năng cho Người muôn đời. Amen.
Lời của Chúa.
(Xin mời Cộng đoàn đứng)
Alleluia, alleluia. — Lạy Chúa, xin hăy phán, v́ tôi tớ Chúa đang nghe,
Chúa có lời ban sự sống đời đời”. — Alleluia.
PHÚC ÂM: Lc 16:19-31
“Ngươi đă được sự lành, c̣n Lazarô gặp toàn sự khốn khổ”
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô
theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng những người Biệt phái
rằng: “Có một nhà phú hộ kia vận toàn gấm vóc, lụa là, ngày ngày yến tiệc linh
đ́nh. Lại có một người hành khất tên là Lazarô, nằm bên cổng nhà ông đó, ḿnh
đầy ghẻ chốc, ước được những mụn bánh từ bàn ăn rớt xuống để ăn cho đỡ đói,
nhưng không ai thèm cho. Những con chó đến liếm ghẻ chốc của người ấy. Nhưng xảy
ra là người hành khất đó chết và được các Thiên Thần đem lên nơi ḷng Abraham.
C̣n nhà phú hộ kia cũng chết và được đem chôn. Trong hỏa ngục, phải chịu cực
h́nh, nhà phú hộ ngước mắt lên th́ thấy đàng xa có Abraham và Lazarô trong ḷng
Ngài, liền cất tiếng kêu la rằng: “Lạy Cha Abraham, xin thương xót tôi và sai
Lazarô nhúng đầu ngón tay vào nước để làm mát lưỡi tôi, v́ tôi phải quằn quại
trong ngọn lửa nầy”. Abraham nói lại: “Hỡi con, suốt đời con, con được toàn sự
lành, c̣n Lazarô gặp toàn sự khốn khổ. Vậy bây giờ Lazarô được an ủi ở chốn nầy,
c̣n con th́ chịu khốn khổ. Vả chăng, giữa các ngươi và chúng tôi đây đă có sẵn
một vực thẳm, khiến những kẻ muốn từ đây qua đó, không thể qua được, cũng như
không thể từ bên đó qua đây được”. Người đó lại nói: “Đă vậy, tôi nài xin cha
sai Lazarô đến nhà cha tôi, v́ tôi c̣n năm người anh em nữa, để ông bảo họ, kẻo
họ cũng phải sa vào chốn cực h́nh nầy”. Abraham đáp rằng: “Chúng đă có Môisen và
các tiên tri, chúng hăy nghe các ngài”. Người đó thưa: “Không đâu, lạy cha
Abraham! Nhưng nếu có ai trong cơi chết hiện về với họ, th́ ắt họ sẽ hối cải”.
Nhưng Abraham bảo người ấy: “Nếu chúng không chịu nghe Abraham và các tiên tri,
th́ cho dù kẻ chết sống lại đi nữa, chúng cũng chẳng chịu nghe đâu”.
Phúc Âm của Chúa.
SUY NIỆM
CHÚA NÓI
TRONG TÂM HỒN
- Tôi mà nghe Chúa bảo tôi phải chết, tôi cũng sẵn ḷng chết.
- Tôi mà được Chúa gọi tôi, th́ chân trời, góc biển nào tôi cũng tới.
- Tôi mà được nghe Chúa gọi, th́ vợ con, nhà cửa, địa vị, và mọi thứ tôi cũng bỏ
hết.
Đó là những lời mà nếu thực hành cách đầy đủ có thể tạo nên những vĩ nhân, anh
hùng, và các vị thánh. C̣n ǵ cao quí và giá trị hơn được Chúa nói, được tâm sự
và đàm đạo với Ngài; nhất là hiểu được Ngài muốn ta làm ǵ, và thực hành những
điều Ngài muốn. Được một linh mục, Giám Mục, Hồng Y, nhất là Giáo Hoàng nói
truyện, và nhờ cậy đă là một vinh dự lớn lao, nói chi đến việc được nghe Chúa
nói và nói với Ngài. Những trường hợp ấy, dù có chết cũng vui ḷng.
Nhưng sự thật lại hoàn toàn khác. Trong đời sống tâm linh, trong cơi siêu h́nh,
sự tương phản ấy vẫn thường xuyên xẩy ra mọi ngày trong đời sống của nhiều người.
Thiên Chúa không những đă nói với họ không phải một lần, mà có khi ngàn lần, vạn
lần nhưng những người này vẫn coi thường, và vẫn xem như không hề có Ngài.
Nhà phú hộ được Thánh Luca ghi lại cách rất tỷ mỷ trong trích đoạn Tin Mừng, đă
cho chúng ta một h́nh ảnh về những con người tuy trong tâm hồn lời Chúa vẫn ẩm
ỷ, rên rỉ cảnh giác, mà bề ngoài họ vẫn cứ tỉnh bơ như không nghe, hoặc không
biết. Thánh Luca ghi lại mẩu đối thoại giữa nhà phú hộ đó trong hỏa ngục và Tổ
Phụ Abraham, một h́nh ảnh phản ảnh cuộc sống của nhiều người. Đó là, chúng ta
muốn thử thách Thiên Chúa, muốn Thiên Chúa phải đích thân hiện ra dậy dỗ th́
chúng ta mới nghe. Nhưng như Tổ Phụ Abraham đă trả lời cho nhà phú hộ, Thiên
Chúa cũng sẽ nói với chúng ta: “Nếu chúng không chịu nghe Maisen và các tiên
tri, th́ dù kẻ chết sống lại đi nữa, chúng cũng chẳng chịu nghe đâu” (Lc 16:31).
Và chúng ta có thể thêm vào mà không sợ phạm thượng câu này: “Cho dù cả Thiên
Chúa hiện ra bảo chúng, chúng vẫn không nghe”.
Trong khi kiểm điểm lương tâm và thái độ sống của ḿnh đối với việc lắng nghe
Lời Chúa, bất ngờ tôi nhận được thư của một người bạn từ Kentucky gửi qua, trong
đó cũng có những nhận xét hợp với những ǵ mà Thánh Luca đă kể lại, cũng như
phản ảnh lương tâm con người trước tiếng nói của Thiên Chúa:
“Cuộc sống trên đất Mỹ mới nh́n thấy đơn giản, nhưng càng đi sâu vào càng thấy
rắc rối và phức tạp. Về đời sống tâm linh, th́ sự phức tạp này lại càng rắc rối
hơn nữa. Thí dụ, một vấn đề khá nghiêm trọng đang âm ỷ trong các cộng đồng người
Việt nói chung và riêng cộng đồng Công Giáo Việt Nam, đó là “vấn đề thề gian”
trong việc vợ chồng giả, HO giả, con lai giả để được qua Mỹ. Bên cộng đoàn bên
này cũng có vài vụ. Tuy nhiên, các cha sở, quản nhiệm vẫn coi sự việc “gian dối”
này là do “hoàn cảnh” bất đắc dĩ.
Chúng ta phải nghĩ sao khi một cặp vợ chồng ghép hôn nhân giả ra trước phái đoàn
INS giơ tay thề “nói sự thật và chỉ sự thật” là họ là vợ chồng với nhau, nhưng
thực chất là không phải. Hai vợ chồng “xin” hay “mua” một đứa con lai, rồi ra
trước đại diện INS giơ tay thề rằng vợ ḿnh đă ngoại t́nh với một binh sĩ Hoa Kỳ
và đă sinh ra đứa trẻ này, nhưng sự thât cũng không phải là thế. Hoặc một người
chưa từng đi lính 1 ngày, nhưng đă mua tên, căn cước, lư lịch của một sĩ quan HO
đă chết, hay không muốn đi Mỹ. Người này “gian dối” 2 lần: Lúc giơ tay thề rằng
ḿnh đă có đi học cải tạo trên 3 năm, và thề gian rằng người góa phụ của ông HO
thật là vợ của ḿnh. Để rồi khi qua đến Mỹ, lĩnh tiền trợ cấp xă hội, trợ cấp
sức khỏe, tiền già cho đến chết.
Sự nghịch lư là ở chỗ nhiều người trong số họ lại được coi là gương mẫu, kính nể
trong các cộng đoàn, và cộng đồng. Họ là những thừa tác viên Thánh Thể, giảng
viên giáo lư, thừa tác viên lời Chúa. Họ ngày ngày lên bục giảng đọc Sách Thánh,
cầm chén Máu Thánh, đĩa đựng Ḿnh Thánh trao cho người khác. Nhưng điều khó hiểu
hơn nữa, là nhiều chủ chăn tuy biết nhưng v́ lư do nào đó vẫn “làm ngơ” không
nói.
Nếu cẩn thận xét lại thái độ của chúng ta đối với việc đáp trả tiếng phán dậy
của Chúa trong tâm hồn ḿnh, chúng ta phải thật sự cảm thấy sợ hăi. Nếu chúng ta
là những vị có trách nhiệm tinh thần kia, nhưng v́ quyền lợi riêng tư, v́ muốn
tránh né những va chạm đành nhắm mắt làm ngơ cho sự dữ xuất hiện, th́ chắc chắn
khó t́m được câu trả lời suông sẻ khi đến trước ṭa phán xét của Thiên Chúa. Làm
sao có câu trả lời hợp lư cho sự “im lặng” mang tính cách đồng lơa ấy? C̣n như
nếu chúng ta là những người thật sự nghe tiếng Chúa nói trong ḷng, nhưng lại cố
t́nh như không nghe và không biết, th́ liệu chúng ta có thể dùng của cải, tiền
bạc “phi nghĩa” kia để mua được Thiên Đàng hay không. Liệu chúng ta có thể “hối
lộ” được Thiên Chúa không?!”.
Chúa nói trong tôi và với tôi. Nhưng không phải bằng việc Ngài hiện ra với tôi.
Cũng không bằng cách Ngài sai những thiên thần, hoặc người chết về để nói. Ngài
nói với tôi trong tâm hồn bằng tiếng nói của Chúa Thánh Thần. Ngài nói với tôi
bằng tri thức và hiểu biết của tôi khi đọc và suy ngắm lời Ngài. Ngài nói với
tôi qua cặp mắt của chính tôi khi ngắm nh́n những kỳ công của Ngài, cũng như
gương sống đạo của những người công chính khác. Ngài nói với tôi bằng những âm
điệu và lời ca tiếng hát, bằng những tiếng cười đùa trong sạch của trẻ thơ, cũng
như những tiếng khóc thương nghẹn ngào của những người bất hạnh, nghèo khổ. Ngài
nói với tôi qua mọi cảnh ngộ và mọi khó khăn như những lời nhắc nhở về số phận
mỏng ḍn của thân phận con người. Và nhất là Ngài nói với tôi qua Thánh Kinh,
qua những lời giảng huấn của Giáo Hội, qua những người có trách nhiệm tinh thần.
Bằng ấy cách thức và chắc là c̣n nhiều hơn nữa, Ngài đă nói với tôi khiến tôi
thật khó ḷng mà chối bỏ rằng tôi không bao giờ được nghe tiếng Ngài. Nhưng điều
quan trọng nhất vẫn là tôi có sẵn sàng mở rộng ḷng ḿnh và trí khôn ḿnh để đón
nhận, yêu mến, và thực hành những ǵ Ngài nói: “Nếu hôm nay bạn nghe tiếng ngài.
Đừng cứng ḷng nữa” (Ps 95:7-8).
Trần Mỹ Duyệt
Không Bác Ái Không Được Cứu Độ
Nếu bài Phúc Âm Chúa Nhật XXV Mùa
Thường Niên Năm C tuần trước Chúa Giêsu nói với các môn đệ về việc các vị cần
phải có tinh thần trung tín như một người quản gia hết ḿnh phục vụ Nhà Chúa,
không làm tôi hai chủ, th́ bài Phúc Âm Chúa Nhật XXVI tuần này, Người nói với
nhóm Pharisiêu về dụ ngôn người phú hộ và Lazarô. Tại sao Chúa Giêsu không nói
dụ ngôn này với các môn đệ của Người, hay với chung dân chúng, hoặc với thành
phần thượng tế và kỳ lăo lănh đạo dân Do Thái, mà lại nói riêng với nhóm
Pharisiêu?
Để trả lời cho vấn đề vừa được đặt ra ở đây, cũng như nhờ đó để hiểu rơ hơn bài
Phúc Âm hôm nay, chúng ta cần đọc lại đoạn Phúc Âm Giáo Hội không muốn cho đọc,
đoạn Phúc Âm giữa bài Phúc Âm lần trước và lần này. Chúng ta nhớ lại là bài Phúc
Âm tuần trước được kết thúc ở câu Chúa Giêsu khuyên các môn đệ: “Không tôi tớ
nào có thể làm tôi hai chủ... Các con không thể làm tôi Thiên Chúa và làm tôi
cho tiền bạc được”. Bởi thế, ngay sau câu này, Phúc Âm Thánh Luca viết tiếp là:
“Những người Pharisiêu, thành phần tham lam, nghe thấy tất cả những điều ấy th́
cười nhạo Người”. Như thế, sở dĩ Chúa Giêsu nói dụ ngôn này cho riêng nhóm
Pharisiêu chẳng những v́ họ là “thành phần tham lam”, mà c̣n v́ họ đă “cười nhạo
Người”, nghĩa là không tin lời Người khẳng định “Không tôi tớ nào có thể làm tôi
hai chủ... Các con không thể làm tôi Thiên Chúa và làm tôi cho tiền bạc được”,
v́ họ cho rằng, dù cho họ có thực sự tham lam đi nữa, nhưng, như dụ ngôn hai
người lên đền thờ cầu nguyện trong Phúc Âm Thánh Luca cho thấy, họ vẫn giữ đủ
mọi luật lệ dâng cúng theo lề luật, tức là họ vẫn có thể được rỗi, được nên công
chính.
Như thế, nói với nhóm Pharisiêu dụ ngôn người phú hộ và Lazarô này, Chúa Giêsu
như muốn chỉnh lại cái ảo tưởng vô cùng nguy hại này của họ, Người như muốn ngầm
nói với họ rằng: Thế th́ các người hay nghe dụ ngôn sau đây và hăy suy nghĩ cho
kỹ, chứ đừng có mà tưởng bở, kẻo sẽ bị lănh số phận vô cùng bất hạnh như người
phú hộ trong dụ ngôn đó.
Vâng, nếu Chúa Giêsu nói với nhóm Pharisiêu dụ ngôn này th́ nhà phú hộ trong dụ
ngôn chính là h́nh ảnh sống động của họ, và Lazarô trong dụ ngôn c̣n ai hơn là
hạng người tội lỗi, được hiện thân nơi người thu thuế trong dụ ngôn hai người
lên đền thờ cầu nguyện, hạng người thu thuế đáng khinh bỉ dưới con mắt ngạo mạn
của người Pharisiêu cũng đang cầu nguyện trong đền thờ bấy giờ. Qua dụ ngôn của
bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này, chúng ta thấy hai cảnh hoàn toàn trái ngược nhau,
chẳng những ở đời này, một người giầu sang phú quí là người phú hộ, và một người
th́ cùng cực khổ đau là Lazarô, mà c̣n ở đời sau nữa, người phú hộ th́ bị muôn
đời trầm luân khốn nạn, c̣n Lazarô th́ được ngàn thu vinh phúc. Tại sao người
phú hộ trong dụ ngôn bị hư đi và Lazarô cùng khổ được cứu độ? Phải chăng chỉ v́
người phú hộ giầu sang phú quí đến nỗi đă phũ phàng hất hủi Lazarô khi c̣n sống?
Và phải chăng Lazarô được cứu độ chỉ v́ cảnh cùng khổ của Lazarô trên trần thế?
Về số phận
hư đi đời đời của người phú hộ đă được xác định rơ trong dụ ngôn, ở câu: “Người
phú hộ chịu cực h́nh trong chốn kẻ chết, ngước mắt lên thấy Abraham từ xa và
Lazarô đang nghỉ ngơi trong ḷng ông… Abraham đáp lời hắn: Giữa ngươi và chúng
ta có một vực sâu thăm thẳm ngăn cách, không ai có thể từ đây sang đó hay không
ai có thể từ đó sang đây”. Thế nhưng, số phận bị đời đời hư đi “trong chốn kẻ
chết” đây của người phú hộ chẳng lẽ, như lời Abraham nói với hắn, là v́ “hỡi
con, con hăy nhớ rằng con đă được may lành trong cuộc sống”. Như thế, số phận
“may lành trong cuộc sống” nói chung chẳng lẽ lại chính là cớ làm cho con người
hư đi đời đời hay sao?
Đúng thế, cũng chính v́ thế Chúa Giêsu đă khẳng định trong Phúc Âm Thánh Luca
đoạn 6 câu 24 về cái khốn đầu tiên trong tứ khốn là: “Khốn cho các người là
những kẻ giầu có, v́ giờ đây các người đă được an ủi rồi”. Như thế th́ đúng là
cái khốn của thành phần giầu có là ở chỗ “được an ủi”, “được may lành trong cuộc
sống”! Tại sao? Nếu không phải v́ t́nh trạng “được an ủi”, “được may lành trong
cuộc sống” này sẽ dễ làm cho ḷng tham vô đáy của con người nơi họ chỉ nghĩ đến
hưởng thụ mà thôi.
Thái độ “chỉ nghĩ đến hưởng thụ” này của thành phần tham lam giầu có cũng được
Chúa Giêsu đề cập đến ở một dụ ngôn Chúa Giêsu dạy trong bài Phúc Âm Thánh Luca
Chúa Nhật Thường Niên XVIII Năm C, cách đây 9 tuần, đó là trường hợp của “một
người giầu có được mùa” liền nghĩ cách tích chứa những ǵ thặng dư của ḿnh, sau
đó anh ta tự nhủ ḿnh như sau: “Hăy sống thoải mái! Ăn cho ngon, uống cho đă.
Hoan hưởng cuộc đời”. Người phú hộ “ăn mặc lụa là gấm vóc, hằng ngày yến tiệc
linh đ́nh” trong bài Phúc Âm Chúa Nhật XXVI Thường Niên tuần này cũng thế, chỉ
biết hưởng thụ, đến nỗi, như lời Chúa Giêsu diễn tả, không hề biết đến Lazarô là
một kẻ cùng khổ ngồi ngay “trước cổng nhà của ḿnh”, nghĩa là ở ngay trước mắt
người phú hộ. Bởi thế, cho dù người phú hộ chẳng hề ra mặt khinh khi và phũ
phàng hất hủi hay tống cổ Lazarô đi cho khuất mắt, trái lại, chỉ v́ ông đă
neglect, đă không để ư đến Lazarô thôi, ở chỗ ông đă không chịu ra tay giúp đỡ
khi có thể, mà bị đời đời hư đi vậy.
Như thế, số phận hư đi đời đời ở đây c̣n liên quan đến một vấn đề sâu xa hơn nữa,
hay nói cách khác, liên quan đến một nguyên nhân sâu xa khiến cho chung người
giầu có, điển h́nh là người phú hộ trong dụ ngôn Chúa Giêsu nói với nhóm
Pharisiêu ở bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này, chỉ biết sống hưởng thụ, ngoài ra
không c̣n biết đến, hay không hề nghĩ đến, tha nhân cùng khổ chung quanh ḿnh
nữa.
Vâng, nguyên nhân sâu xa khiến con người sống vị kỷ trên đời này, cũng là nguyên
nhân khiến họ hư đi đời đời đó là ǵ, nếu không phải chỉ v́ họ đă không sống đức
tin, hay có đức tin mà không áp dụng, một đức tin phải được thể hiện qua việc
thực thi bác ái, như nguyên tắc được Thánh Phaolô đề ra trong Thư gửi Giáo Đoàn
Galata đoạn 5 câu 6: “Đức tin hoạt động qua đức ái”. Đó là lư do, để trả lời cho
lời yêu cầu của người phú hộ xin cho người chết hiện về báo cho 5 người anh em
của hắn biết về số phận vô cùng khốn nạn để họ khỏi bị chung số phận đời đời
trầm luân như hắn, vị tổ phụ đă trả lời với hắn là: “Họ đă có Moisen và các tiên
tri… Nếu họ không nghe Moisen và các tiên tri th́ dù kẻ chết có hiện về họ cũng
không tin”. Mà toàn bộ luật Moisen và lời các tiên tri dạy ǵ, nếu không phải
được tóm gọn trong tinh thần mến Chúa yêu người, đúng như Chúa Giêsu đă xác nhận
trong Phúc Âm Thánh Mathêu đoạn 22 câu 40: “Toàn thể lề luật và lời các tiên tri
được dựa vào hai giới răn này”.
Vậy thành phần hư đi nói chung chính là thành phần không mến Chúa yêu người. Áp
dụng lời Chúa vào trường hợp người phú hộ trong dụ ngôn hôm nay th́ sở dĩ hắn có
bị vĩnh viễn hư đi cũng chỉ v́ hắn không mến Chúa yêu người. Mà ḷng mến Chúa
được thể hiện qua đức bác ái yêu thương, tức không biết yêu nhau th́ không thể
nào mến Chúa, trái lại, “họ chỉ là kẻ nói dối”, như Thánh Gioan xác nhận Thư Thứ
Nhất của ngài ở đoạn 4 câu 20. Vậy người phú hộ, hiện thân của nhóm Pharisiêu,
dù có giữ lề luật tỉ mỉ, những việc liên quan đến ḷng mến Chúa, song không tỏ
ḷng yêu thương tha nhân trong tầm tay của ḿnh, trái lại, c̣n ra mặt khinh bỉ
những người tội lỗi, th́ thực sự họ không sống trong chân lư, sống giả tạo trước
nhan Thiên Chúa.
Nếu người phú hộ bị muôn đời trầm luân v́ không sống đức tin, được thể hiện qua
việc mến Chúa yêu người, th́ Lazarô được rỗi chắc chắn cũng phải có đức tin,
cũng phải mến Chúa yêu người, chứ không phải chỉ ở trong cảnh cùng khổ là tự
nhiên hay tất nhiên sẽ được cứu độ.
Thật thế, h́nh ảnh Lazarô ngồi trong ḷng tổ phụ Abraham là cha của những kẻ tin
tưởng cũng đủ chứng tỏ Lazarô đă sống đức tin trên đời này rồi. Tuy Phúc Âm
không kể lại rơ ràng những cách thức Lazarô chứng tỏ đức tin của anh ta, chứng
tỏ ḷng mến Chúa yêu người của anh ta, ngoại trừ cho thấy h́nh ảnh của một
Lazarô âm thầm chịu đựng nỗi cùng cực khổ đau của anh ta về phần xác, như bị chó
đến liếm tấm thân ghẻ lở cùng ḿnh, mà c̣n chấp nhận cả những bất hạnh, nhục nhă
bởi cùng khổ mà ra, như bị đồng loại khinh bỉ, bỏ rơi, quên lăng, song anh vẫn
hoàn toàn không hề than thân, trách phận, oán trời, hận đời v.v.
Thế nhưng, trong bài Phúc Âm theo Thánh Luca Chúa Nhật XXVI Mùa Thường Niên Năm
C tuần này Chúa Giêsu không quan trọng hóa số phận của Lazarô cho bằng của người
phú hộ. V́ Người cố ư nói dụ ngôn này với thành phần Pharisiêu là thành phần
chẳng những tham lam, chỉ biết sống cho ḿnh, mà c̣n bị mù tối bởi ảo tưởng về
việc tự công chính hóa của họ, đến nỗi, đă tỏ ra không tin tưởng Người, ở chỗ,
cười nhạo lời Người khẳng định với các môn đệ trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần
trước, đó là: “Không tôi tớ nào có thể làm tôi hai chủ... Các con không thể làm
tôi Thiên Chúa và làm tôi cho tiền bạc được”. Phúc Âm Thánh Luca không thuật lại
cho chúng ta biết phản ứng của những người Pharisiêu sau khi nghe dụ ngôn người
phú hộ này ra sao, nhưng theo thực tế sống đời và kinh nghiệm sống đạo, ai trong
chúng ta dám phủ nhận lời Chúa Giêsu, hay dám chứng minh ngược lại những ǵ Chúa
nói không c̣n công hiệu hay giá trị nữa, như lời Người phán quyết: “Không tôi tớ
nào có thể làm tôi hai chủ... Các con không thể làm tôi Thiên Chúa và làm tôi
cho tiền bạc được”.
Nếu quả thực người phú hộ trong bài Phúc Âm Chúa Nhật XXVI Mùa Thường Niên theo
Thánh Luca Năm C hôm nay bị hư đi đời đời chỉ v́ ông ta không có đức ái với tha
nhân, ở chỗ, có khả năng mà không chịu ra tay giúp người, chứ không phải lỗi
phạm đức ái với tha nhân, như hiếp dâm, sát nhân hay trộm cắp v.v., th́ phải
chăng, chỉ cần loài người chúng ta nói chung, và Kitô hữu môn đệ Chúa Kitô chúng
ta nói riêng, không có bác ái, như không có hay không mặc áo cưới khi được mời
đến dự tiệc cưới Nước Trời (xem Mt 22:11-12), họ sẽ bị trầm luân muôn kiếp, như
thành phần dê không chịu phục vụ Chúa nơi đồng loại của ḿnh trong ngày chung
thẩm (xem Mt 25:42-43)?
Qua ư nghĩa sâu xa của dụ ngôn trong bài Phục Âm Chúa Nhật tuần này, Chúa Giêsu
muốn dạy con người ba điều rất quan hệ đến phần rỗi đời đời của mỗi người.
Điều thứ nhất, đó là phần rỗi đời đời không phải ở chỗ làm sao để đừng trực tiếp
phạm đến tha nhân, song ở chỗ phải tích cực tỏ ra yêu thương và giúp đỡ phục vụ
tha nhân theo nhu cầu của họ. Bởi thế mà người phú hộ không hề tỏ ra khinh bỉ
hay chửi rủa con người bần cùng khốn khổ Lazarô ngồi ở ngay cổng trước mắt ông,
song ông cũng vẫn bị sa phạt đời đời trong hỏa ngục, chỉ v́ đă không chịu ra tay
giúp đỡ khi có dư đủ phương tiện trong tay.
Điều thứ
hai, đó là phần rỗi đời đời ở tại đức tin của ḿnh chứ không phải ở tại những
dấu chứng và điềm lạ, v́ nếu không có đức tin th́ điềm lạ và dấu chứng chẳng
những không sinh lợi mà c̣n tác hại, khi làm cớ cho kẻ thiếu đức tin vấp phạm
nữa. Điển h́nh là có một số người Pharisiêu, khi chứng kiến thấy Chúa Giêsu trừ
quỉ, đă cho rằng Người lấy quyền của quỉ cả mà trừ quỉ con (x Mathêu 12:22-24).
Bởi thế mà người phú hộ trong hỏa ngục mới được nghe thấy tổ phụ Abraham cho
biết rằng: “Nếu chúng không chịu nghe Abraham và các tiên tri, th́ cho dù kẻ
chết có sống lại đi nữa, chúng cũng chẳng chịu nghe họ đâu”.
Điều thứ ba đó là mối liên hệ chặt chẽ giữa đức tin và đức mến, ở chỗ, ai có đức
tin nội tâm phải được tỏ ra bằng hoạt động bác ái, và những việc bác ái bề ngoài
là dấu chứng tỏ mức độ đức tin nội tâm của họ. Sở dĩ người phú hộ giầu sang phú
quí không làm việc bác ái giúp đỡ Lazarô vô cùng khốn khó là v́ ông không có đức
tin. Đó là lư do trong cuộc chung thẩm Vị Thẩm Phán Cánh Chung sẽ phán xét cả
đức tin của con người nữa, một đức tin được tỏ ra bằng những hành động bác ái
đối với thành phần anh em hèn mọn nhất của Người (x Mathêu 25:31-46).
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật 26
Thường Niên: Công Lư và T́nh Đoàn Kết là những ǵ bảo đảm cho việc xây dựng
ḥa b́nh
ĐTC GPII đă ban huấn từ truyền tin
tại nhà nghỉ mát của Ngài ở Castel Gandolfo trưa Chúa Nhật XXVI Thường Niên
Năm C liên quan đến bài Phúc Âm về người phú hộ và Lazarô.
1. Phúc Âm
của Chúa Nhật tuần này thuật lại dụ ngôn về người phú hộ và Lazarô nghèo (x Lk
16:19-31). Người phú hộ sống dồi dào và xa hoa, không quan tâm ǵ tới người
hành khất name đói ở cổng nhà của ḿnh. Thế nhưng, sau khi cheat, t́nh h́nh
lại đảo ngược, ở chỗ, Lazarô được vào thiên đàng, c̣n người phú hộ phải chịu
cực h́nh.
Giáo huấn từ dụ ngôn này là những ǵ hiển nhiên, ở chỗ, hết mọi người phải
thực hiện việc sử dụng các sản vật của ḿnh trong t́nh đoàn kết chứ không phải
cho cái tôi.
2. Bài phúc
âm nổi tiếng này lại càng thích hợp hơn bao giờ hết đối với vấn đề chênh lệch
giữa giầu nghèo trên thế giới ngày nay. Mới mấy ngày trước đây, một cuộc họp
quan trọng của các Vị Thủ Lănh Quốc Gia và Chính Quyền diễn ra ở Nữu Ước hướng
về hoạt động đoàn kết hơn và hiệu lực hơn trong việc “chống lại t́nh trạng đói
nghèo”. ĐHY Angelo Sodano, quốc vụ khanh của Ṭa Thánh, cũng ngỏ lời với cuộc
họp này khi bày tỏ việc Ṭa Thánh ủng hộ sáng kiến mới mẻ này.
Giáo Hội Công Giáo bảo đảm với tất cả
mọi người về việc Giáo Hội dấn thân nhổ tận gốc rễ cho khỏi trái đất này nạn
đói cùng các hậu quả khác của nghèo khổ. Về vấn đề này, Tôi lấy làm sung sướng
nhớ lại cuộc họp của tất cả mọi vị Khâm Sứ Ṭa Thánh ở Phi Châu mới diễn ra
cách đây mấy hôm ở Vatican.
3. Chúng ta
hăy cầu nguyện cùng Chúa cho việc bảo tŕ những nỗ lực của cộng đồng quốc tế
đối với công lư và việc phát triển t́nh đoàn kết. Thật vậy, đó là con đường
bảo đảm cho tương lai ḥa b́nh của thế giới.
Chúng ta xin điều này nhờ lời chuyển
cầu của Đức Trinh Nữ Maria, Đấng chúng ta đặc biệt kư thác các gia đ́nh và các
dân tộc hầu hết bị thử thách bởi việc phân phối bất công các sản vật được
Thiên Chúa có ư định ban cho tất cả mọi con cái của Ngài.
(Sau Kinh Truyền Tin)
Thứ Năm tới đây, ngày 30 tháng 9, chúng ta cử hành Ngày Hải Hồ Thế Giới được
Liên Hiệp Quốc rổ chức. Tôi nghĩ đến tất cả những ai làm việc ngoài biển khơi,
và Tôi nguyện cầu để họ có thể sống theo nhân phẩm và trong an ninh.
Tóm lại, trong huấn từ truyền tin Chúa Nhật XXVI thường niên Năm C 26/9/2004,
ĐTC đă nói đến 2 vấn đề, vấn đề thứ nhất (trước khi nguyện kinh truyền tin) là
công lư và t́nh đoàn kết để xây dựng ḥa b́nh, một vấn đề liên quan trực tiếp
đến ư nghĩa của bài Phúc Âm về dụ ngôn người phú hộ và Lazarô trong phụng vụ
Lời Chúa Chúa Nhật này, và vấn đề thứ hai (sau khi nguyện kinh truyền tin) là
Ngày Thủy Thủ Thế Giới do Liên Hiệp Quốc năm nay tổ chức.
Vế vấn đề công lư và t́nh đoàn kết để xây dựng ḥa b́nh, ĐTC đă đề cập tới
cuộc họp mới được tổ chức hôm Thứ Hai 20/9/2004 tại Tổng Hành Dinh Liên Hiệp
Quốc ở Nữu Ước Hoa Kỳ, một cuộc họp được triệu tập bởi tổng thống Batây Luiz
Inácio Lula da Silva với mục đích để cổ vơ “hoạt động đoàn kết và hiệu nghiệm
hơn trong việc chiến đấu chống lại t́nh trạng đói khổ và nghèo khổ”. Các vị
lănh đạo quốc gia và chính phủ đă kư vào Bản Tuyên Ngôn Nữu Ước về Hoạt Động
Chống Đói Khổ và Nghèo Khổ là văn kiện kêu gọi, trong số những vấn đề khác,
những đường lối đánh thuế trên vấn đề mua bán vũ khí và thương vụ.
Ngoài ra, ĐTC cũng c̣n nhắn đến cuộc họp của các vị khâm sứ ṭa thánh ở Phi
Châu họp tại Vatican hôm Thứ Năm 23/9/2004 về vấn đề t́m cách nhắc nhở thế
giới đừng bỏ quên lục địa Phi Châu và bày tỏ cho nhân dân Phi Châu thấy được
Đức Giáo Hoàng “gần gũi với họ về tinh thần và t́nh đoàn kết của Giáo Hội hoàn
vũ”.
Về vấn đề Ngày Hải Hành Thế Giới, ĐTC kêu gọi cầu nguyện cho thành phần liên
quan đến vấn đề hay sống đời hải hồ được sống đúng với nhân phẩm và trong an
ninh.
Ngày này được Tổ Chức Hải Hồ Thế Giới (IMO International Maritime
Organization) phát động, một tổ chức có 164 phần tử và thuộc về Liên Hiệp Quốc,
với mục đích phát động vấn đề an ninh trên biển cả và ngăn ngừa việc phóng uế
của các tầu bè.
Chủ đề của Ngày Hải Hồ Thế Giới năm 2004 này là “IMO: Focus on Maritime
Security”. Trong bài diễn văn của ḿnh cho ngày này năm nay, ông Tổng Thư Kư
của tổ chức ấy, Efthimios E. Mitropoulos, đă nói đến vấn đề an ninh trên biển
cả vào những thời điểm đang có nạn khủng bố hiện nay. Bài diễn văn của ông
được kết thúc bằng câu: “Chớ ǵ chúng ta không bao giờ phải hứng chịu cái kinh
nghiệm chua xót đớn đau của một cuộc khủng bố tấn công vào ngành hàng hải”.
Riêng với Ṭa Thánh Rôma, để giúp cho những ai sống đời hải hồ, làm nghề hàng
hải, đă thiết lập một Vai Tṛ Tông Đồ Biển Cả vào năm 1992, qua tông thư
“Stella Maris” của ĐTC GPII ban hành ngày 31/1/1997 để ấn định những điều
hướng và qui chuẩn liên quan đến vai tṛ này. Ngày nay cơ cấu này thuộc về Hội
Đồng Giáo Hoàng Đặc Trách Việc Chăm Sóc Mục Vụ Cho Những Người Di Dân Và Lưu
Động. Mục đích của vai tṛ tông đồ biển cả này, một vai tṛ có phần tử ở 98
quốc gia, đó là “đáp ứng việc phúc hạnh về thiêng liêng, xă hội và thể chất
của những con người đi biển thuộc ngành thương mại và cũng như trên các tầu bè
đánh cá. Việc trợ giúp này cũng bao gồm cả các gia đ́nh của họ không phân biệt
văn hóa, quốc tịnh hay tôn giáo”.
|